Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.52 KB, 4 trang )

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN KINH DOANH
Đánh giá nhân viên là một việc quan trọng và thiết yếu của một người làm quản trị. Đánh giá  
nhân viên để  xem xét kết quả  các công việc mỗi cá nhân đã được thực hiện và đưa ra phê  
bình, nhận xét. Điều này không chỉ giúp theo sát tiến độ công việc mà còn giúp các nhân nhân 
viên phát triển hơn. Đặc biệt đối với nhân viên kinh doanh thì điều đó phải được thực hiện 
liên tục và thường xuyên.
Mỗi một công ty, một doanh nghiệp đều có một bộ tiêu chuẩn làm việc riêng. Tuy nhiên, có 
những tiêu chí là cố định, bắt buộc khi thực hiện đánh giá một nhân viên kinh doanh. Cụ thể 
như sau:
1. Thái độ làm việc
1.1: Tính trung thực
Một nhân viên trung thực với công việc, cấp trên, doanh nghiệp là nhân viên luôn được mọi  
người tin tưởng trao phó những việc lớn bởi vì họ luôn nói đúng, phân biệt được đúng sai.
1.2: Sự nhiệt tình
Một nhân viên nhiệt tình là luôn hăng say, tận tụy trong công việc. Họ  không lười biếng, 
ngại khó, ngại khổ.


1.3: Tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng
Người làm kinh doanh phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người. Không thể  cư 
xử hay nói chuyện xa xả, cắt lớn thiếu lịch sự với người đối diện. 
1.4: Kỷ luật
Chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các nguyên tắc của công ty đề ra: 
­ Đi làm đúng giờ, đầy đủ. Nếu nghỉ thì phải báo cáo lại cho người quản lý.
­ Cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm trong công việc.
1.5: Tính cầu tiến
Người có ý chí cầu tiến luôn chủ động tiếp thu, học hỏi mọi người xung quanh để nâng cao 
kiến thức chuyên môn cũng như  kỹ  năng làm việc. Họ  luôn cố  gắng đạt được những mục  
tiêu lớn hơn đã đề ra.
Ý chí cầu tiến vừa giúp chính bản thân họ tốt hơn vừa mang lại hiệu quả tích cực trong công 
việc chung.




1.6: Sự lạc quan
Người lạc quan luôn tích cực trong công việc, mang lại bầu không khí vui vẻ, tạo động lực  
làm việc cho những người xung quanh. 
2. Năng lực làm việc của nhân viên
2.1: Mức độ làm việc
Đánh giá mức độ làm việc dựa trên công việc và thời gian làm việc của nhân viên. 
Ví dụ, đánh giá xem số  giờ  đi làm của nhân viên có đủ  so với quy định không? Để  từ  đó,  
nhận xét về sự chăm chỉ và kỉ luật của nhân viên.

2.2: Mức độ hoàn thành công việc
Đây là tiêu chí chuẩn nhất để đánh giá năng lực của một nhân viên. Cùng một nhiệm vụ, một  
người hoàn thành đúng và chất lượng 80% công việc chắc chắn sẽ khác người chỉ làm được 
bằng một nửa lượng công việc đó. Dựa trên hiệu quả như thế, người quản trị cần nhìn nhận  
khái quát để  phân chia lại các công việc phù hợp với từng nhân sự. Đồng thời, nhà quản trị 
cũng cần lập kế hoạch đào tạo những thứ còn yếu và thiếu sót trong nhân viên của mình. Ví  


dụ như: kiến thức chuyên môn: Cách tăng tỷ lệ chốt đơn, giảm chi phí tiếp cận khách hàng…  
hay kỹ năng làm việc: teamwork…
2.3: Phát triển trong công việc
­ Dựa trên hệ thống KPI mà doanh nghiệp đã đề  ra để  nắm rõ mục tiêu phát triển ngắn/dài  
hạn của nhân viên, nắm được nguyện vọng của họ khi gắn bó với Công ty, các khó khăn gặp 
phải trong quá trình hoàn thành công việc, giúp công việc đạt năng suất cao nhất. Không chỉ 
vậy, nhờ đó nhà lãnh đạo có chiến lược đào tạo và  nâng cao chất lượng nhân viên hiệu quả 
nhất. 
­ Sự phát triển của một nhân viên là sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đào  
tạo được nhiều nhân viên giỏi, dựa vào những chuyên môn giỏi của nhân viên thì doanh 
nghiệp đó sẽ là một doanh nghiệp phát triển.




×