Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận về nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được đảm bảo như thế nào trong pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.19 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường
quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách. Hôn nhân là mối quan
hệ đặc biệt trong quan hệ gia đình. Hiện nay, ở Việt Nam, nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng được xem là nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện trong xã hội dân chủ,
nam nữ bình quyền, xã hội dân chủ xuất hiện từ thời kỳ cận đại. Trong khuôn
khổ của bài tiểu luận, tôi xin trình bày “Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng
được đảm bảo như thế nào trong pháp luật Việt Nam”

I. NỘI DUNG
1. Khái niệm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
1.1. Khái niệm hôn nhân
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình Năm 2014 “Hôn nhân là
quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.”
Theo đó có thể hiểu là hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một
người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự
nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc
và hòa thuận.
1.2. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo
xuyên suốt các quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, thể hiện quan điểm
của đang và nhà nước: Quan hệ hôn nhân tồn tại giữa chỉ một người nam và chỉ
một người nữ. Người đang có vợ, có chồng không được phép kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác (đang có vợ, có chồng hay không có
vợ, có chồng) và ngược lại. Khái niệm này cũng phần nào cho thấy nguyên tắc


bao gồm hai nội dung chính: Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ giữa một
nam và một nữ: bất kì người nào, dù có vợ, có chồng hay không cũng không
được kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng đối với người có vợ, có chồng và


ngược lại.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ và nam nữ bình đẳng xóa bỏ chế độ nhiều vợ trong hôn
nhân phong kiên, coi rẻ phụ nữ, gây phiền đau khổ cho phụ nữ.
Bản chất hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tình yêu nam nữ là hôn nhân một vợ
một chồng. Mặt khác, chế độ một vợ một chồng đảm bảo tình yêu giữa họ thực
sự bền vững, duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình. Hôn nhân một vợ một
chồng là điều quan trọng là cho cuộc sống chung vợ chồng lâu dài, bền vững và
thực sự hạnh phúc.
Luật hôn nhân gia đình quy định “cấm người đang có vợ, có chồng mà kết
hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa
có chồng mà kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người đang có chồng
hoặc có vợ” Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Điều
đó được khẳng định lại trong Điều 8 khi quy định các điều kiện kết hôn.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong luật hôn nhân gia đình năm
2014 là sự kế thừa phát triển nguyên tắc trong luật 2000. Để đảm bảo chế độ
một vợ một chồng được thực hiện trong thực tế cuộc sống, như đã nêu trên. Luật
hôn nhân gia đình 2014 còn quy định cấm những người đang có vợ, có chồng
chung sống với người khác như vợ chồng. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định đó
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là các điều kiện kinh tế - xã hội, tư tưởng
và nhận thức của mỗi người. Việc thực hiện chế độ một vợ một chồng gắn liền
với quyền bình đẳng giữa nam và nữ do đó chỉ đến lúc quyền bình đẳng được
xác lập hoàn toàn thì mới xác lập vững chắc chế độ một vợ một chồng.
Chế độ một vợ một chồng ngày nay khác với chế độ một vợ một chồng cổ
điển, lúc mà nó vừa ra đời và tồn tại trong các chế độ xã hội có giai cấp đối


kháng. Nếu nguồn gốc của chế độ một vợ một chồng là do điều kiện kinh tế (chế
độ tư hữu) mà mục đích của nó là để đảm bảo con cái do người vợ đẻ ra phải là
người con của chính người chồng, được thừa kế tài sản mà thực chất là duy trì

chế độ tư hữu bóc lột, thì chế độ một vợ một chồng xã hội chủ nghĩa lấy tình yêu
chân chính giữa nam và nữ làm cơ sở và với mục đích xây dựng gia đình hạnh
phúc, dân chủ, hòa thuận, bền vững.
Trong xã hội theo chế độ phụ quyền cần phải có chế độ một vợ một chồng
về phía người vợ, chứ không phải về phía người chồng, thành thử chế độ một vợ
một chồng về phía người đàn bà ấy không hề làm chở ngại chút nào cho chế độ
nhiều vợ công khai hay bí mật của người đàn ông. Chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất - nguồn gốc của sự bóc lột. Khi các tư liệu sản xuất biến
thành tài sản xã hội, thì chế độ lao động làm thuê sẽ mất đi và tình trạng một số
phụ nữ cần phải bán mình vì đồng tiễn sẽ mất đi. Tệ mại dâm sẽ mất đi và chế
độ một vợ một chồng không những không bị suy tàn mà cuối cùng trở thành
hiện thực, ngay cả đối với đàn ông.
Những tiên đoán trên đây của Ph. Angghen đã được thực tiễn của cuộc sống
trong chế độ xã hội chủ nghĩa chứng minh. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng là nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa cả
trên văn bản pháp luật, cả trong lĩnh vực cuộc sống.
2. Pháp luật Việt Nam với việc bảo đảm nguyên tắc một vợ, một chồng
Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp 2013 Quy định: “Nam nữ có quyền kết hôn, ly
hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.” Theo đó, nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng là nguyên tắc hiến định, được cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 tại Điều 2, Điều 5, Điều 8. Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc còn
được thể hiện trong các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và
chồng. Để đam bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, bên cạnh những
quy định của luật hôn nhân và gia đình, pháp luật Việt Nam còn quy định chế tài


sử lý việc vi phạm nguyên tắc này trong các văn bản luật hành chính và luật hình
sự.
2.1. Đảm bảo bằng quy định về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng tại
Khoản 1 Điều 19: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng,
quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc
trong gia đình.” Việc quy định nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng góp phần đảm
bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thực hiện trên thực tế. Bởi nếu
nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng được thực hiện một cách tuyệt đối thì nguyên
tắc hôn nhân một vợ một chồng sẽ không vi phạm.
Trong tiếng Việt, chung thủy là vẫn một lòng trước sau như một, vẫn có tình
cảm gắn bó không thay đổi. Trong quan hệ vợ chồng thì chung thủy được hiểu là
vợ chồng phải luôn chung tình, gắn bó tình cảm yêu thương chỉ với nhau mà
thôi. Trong quan hệ vợ chồng cả hai bên đều mong muốn được thể hiện tình yêu
và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhau, điều đó thể hiện sự chung thủy.
Nếu một trong hai bên vợ, chồng hoăc cả hai bên lại thể hiện tình yêu với người
khác, thực hiện nghĩa vụ với người khác thì đó là biểu hiện của sự không chung
thủy.
Có một số dạng vi phạm nghĩa vụ chung thủy:
+ Vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhan những vẫn thực hiện
đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với gia đình. Dạng vi phạm này thường không gây
ra hậu quả nghiêm trọng về vật chất, bạo lực đối với gia đình. Tuy vậy, có thể
gây ra sự tổn thất về mặt tinh thần khá nặng nề. Sự vi phạm này có thể kéo dài
liên tục, có thể công khai hoặc bí mật.
+ Vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân và không thực hiền
đẩy đủ quyền và nghĩa vụ với gia đình. Quan hệ này có thể công khai hoặc bí
mật và có thể kéo dài hoặc nhất thời. Trường hợp này rõ ràng là có thể có nguy
cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đối với gia đình


Cả hai trường hợp trên đều dẫn đên việc bị xử lý về hành vi vi phạm nguyên
tặc hôn nhân một vợ một chồng khi quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân đạt đến
những điều kiện để được coi là chung sống như vợ chồng, hoặc người có quan

hệ tình cảm ngoài hôn nhân tiếp tục kết hôn với người thứ ba. Vì vậy, đảm bảo
nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng rất có ý nghĩa trong việc thực hiện nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng trên thực tế.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ quy định vợ chông có nghĩa vụ chung
thủy và chỉ đưa ra chế tài xử phạt khi việc không thực hiện nghĩa vụ được xác
định rõ là hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Những hành
vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy nhưng chưa đủ điều kiện để chứng minh là vi
phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng hiện chưa cơ chế tài sử lý. Vì vậy
trên thực tế có nhiều trường hợp vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng dẫn
đến vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhưng không bị phát hiện
và sử lý theo pháp luật.
Bên cạnh nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 còn đảm bảo thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng một cách
gián tiếp thông qua quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản
chung tại Điều 29: “1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong
việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa
lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi
thường”.
Việc quy định tài sản chung chỉ được dùng để thực hiện nghĩa vụ chung của
vợ chồng, đảm bảo nhu cầu của gia đình, vợ chồng phải bàn bạc, thỏa thuận khi
xác lập giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn… góp phần nâng cao sự gắn


kết của mối quan hệ giữa vợ và chồng. Tài sản chung của vợ chồng không được
sử dụng vào mục đích riêng của người vợ hay mục đích riêng của người chồng
đồng nghĩa với việc tài sản chung đó không thể phục vụ cho mục đích chung

sống như vợ chồng với người thứ ba. Vì vậy, quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ đối với tài sản chung của vợ chồng cũng góp phần đảm bảo thực hiện
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
2.2. Đảm bảo bằng quy định hủy việc kết hông trái pháp luật hoặc buộc
chấm dứt quan hệ kế hôn trái pháp luật
Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trên thực tế,
pháp luật quy định các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng phải được giải quyết theo hướng hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc
buộc chám dứt kết hôn trái pháp luật, cụ thể sau:
- Trường hợp người đang có vợ, có chồng (kết hôn theo đúng quy định của
pháp luật) lại tiếp tục kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó là trái pháp luật
và phải bị xử hủy. Việc kết hôn này trái pháp luật bởi thuộc trường hợp cấm kết
hôn quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trường
hợp này, tòa án sẽ xem xét và ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật trên
cơ sở yêu cầu của người có quyền yêu cầu theo quy định tại điều 10 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014. khi toàn án ra quyết định tuyên bố hủy việc kết hôn
trái pháp luật thì quan hệ vợ chồng giữa hai bên kết hôn trái pháp luật phải hoàn
toàn chấm dứt theo Khoản 1 Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình: “Khi việc kết
hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ
chồng”.
- Trường hợp người đang có vợ, có chồng (kết hôn theo đúng quy định của
pháp luật) mà lại chung sống như vợ chồng với người khác là vi phạm Điều 5
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có
vợ;” Đối với trường hợp này, căn cứ Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP, việc


chung sống như vợ chồng đối với người đang có vợ, có chồng là hành vi trái
pháp luật, cùng với biện pháp xử phạt là phạt tiền, quan hệ sông nhu vợ chồng bị

buộc phải chấm dứt.
- Người nam, người nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
13/1/1960 (Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực) đến trước ngày
03/1/1987 (Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực), được pháp luật
thừa nhận quan hệ hôn nhân (mà không có đăng ký kết hôn) lại kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác: Việc người nam và người nữ chung
sống với nhau như vợ chồng trong trường hợp này tuy không có đăng ký kết hôn
nhưng được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng hợp pháp, nên họ cũng được
coi là người đang có vợ, đang có chồng. Việc họ tiếp tục kết hôn hay chung sống
như vợ chồng với người khác (từ ngày 03/1/1987 trở đi) được giải quyết như
trường hợp người đang có vợ, đang có chồng lại kết hôn hoặc chung sống nhu
vợ chồng với người khác nêu trên.
- Một số trường hợp cần lưu ý khi giải quyết:
+ Trường hợp thứ nhất, người nam và người nữ chung sống như vợ chồng
trong khoảng thời gian từ ngày 03/1987 đến trước ngày 01/1/2001 và việc đăng
ký kết hôn được thực hiện trước ngày 01/01/2003 (mộ số trường hợp đặc biệt
được kéo dài thời hạn đăng ký kết hôn đến trước ngày 01/08/2004 - Chỉ thị 2/2003/CT-BTP) lại kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác.
Trong trường hợp này, thời điểm quan hệ hôn nhân trước được công nhận là kể
từ ngày họ bắt đầu chung sống. Đây là căn cứ để xác định quan hệ hôn nhân nào
là quan hệ hôn nhân hợp pháp và là căn cứ để giải quyết tranh chấp liên quan
đến chia tài sản, xác định tư cách thừa kế… Quan hệ kết hôn hoặc sống chung
như vợ chồng xảy ra sau có thể được xác lập trước ngày quan hệ chung sống
như vợ chồng trước được đăng ký nhưng vẫn không được thừa nhận, bởi thời
điểm hôn nhân hợp pháp được thừa nhận trong trường hợp này không phải là
ngày họ đăng ký kết hôn, mà là ngày quan hệ chung sống như vợ chồng trược
bắt đầu xảy ra.


+ Trường hợp thứ hai, một người chung sống nhu vợ chồng với nhiều người
đều không đăng ký kết hôn và đểu trong khoảng thời gian từ ngày 03/01/1987

đên trước ngày 01/01/2001, không đăng ký kết hôn mà lại kết hôn (có đăng ký
kết hôn) với người khác trước ngày 01/01/2003. đối với trường hợp này, theo
nghị quyết 35/2000/QH10 và thông tư liên tịch số 01/TTLT/TANDTC VKSNDTC - BTP ngày 3/1/2001 (hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35) Hướng
dẫn giải quyết như sau:
Nếu việc kết hôn với người thứ 3 bị phát hiện trước ngày 01/01/2003, pháp
luật vẫn bảo vệ và thừa nhận qua hệ hôn nhân hợp pháp giữa người nam và
người nữ đang chung sống với nhau như vợ chồng. Vì vậy, hành vi kết hôn với
người thứ ba trong khoảng thời gian này là hành vi của một người đang có vợ,
có chồng và sẽ bị xử hủy.
Nếu việc kết hôn với người thứ ba bị phát hiên sau ngày 01/1/2003, pháp
luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa người nam và người nữ
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn: “…kể từ ngày
01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại Điểm b Khoản 3
Nghị quyêt số 35 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng…” (Điều
2 Thông tư liên tịch số 01). Do đó, việc kết hôn ( có đăng ký kết hôn) không bị
coi là trái với nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và được pháp luật thừa
nhận bảo vệ. Quan hệ chung sống như vợ chồng nếu còn tiếp tục duy trì sẽ bị coi
là trái pháp luật và bị buộc phải chấm dứt.
+ Trường hợp thứ tư, người bị tòa án tuyên bố là đã chết lại trở về sau khi vợ
hay chồng kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác. Khi người bị
tuyên bố là đã chết trở về, quan hệ nhân thân của họ được khôi phục, tức là quan
hệ vợ chồng vẫn tiếp tục được pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Nếu người vợ hay
người chồng của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết chung sống như vợ chồng
với người khác thì sau khi người đó trở về, hành vi chung sống như vợ chồng
này nếu còn tiếp tục được duy trì sẽ bị coi là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng và buộc phải chấm dứt. Tuy nhiên, khi vợ hay chồng của họ kết


hôn theo đúng pháp luật với người khác thì trong trường hợp này, pháp luật quy
định quy hệ hôn nhân với người khác bị tòa án tuyên bố đã chết bị chấm dứt:

“Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì
việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật” (Điểm b Khoản 2 Điều 73 Bộ luật
dân sự 2015). Mặt khác, trường hợp quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt nhưng
người bị tòa án tuyên bố là đã chết sau khi trở về không muốn tiếp tục quan hệ
hôn nhân cũ, lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác cũng bị
coi là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
+ Trường hợp thứ năm, vợ hay chồng của người bị tòa án tuyến bố mất tích
lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Pháp luật quy định
“khi một người biệt tích hai năm trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện
pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn
không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn hai năm tính từ ngày biết được tin tức cưới cùng về người đó: nếu
không xác định được ngày biết được tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính
từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng: nếu không xác
định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày
đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng” (Khoản 1 Điều 68 Bộ luật
dân sự năm 2015). Tuy nhiên, việc người đo mất tích không làm quan hệ vợ
chồng hợp pháp đương nhiên chấm dứt như trường hợp người đó bị tuyên bố là
đã chết. Vì vậy, người vợ hay chồng của người bị tuyên bố mất tích nếu chưa xin
được ly hôn và chưa được tòa án xử cho ly hôn mà kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người khác là vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng. Trường hợp
này được coi là trường hợp người đang có vợ, có chồng mà lại kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác, hướng giải quyết tương tự như hướng
giải quyết trường hợp trước đó.
+ Trường hợp thứ sau, liên quan đến ngoại lệ của nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng: cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ, có chồng tập kết ra Bắc lại


lấy thêm vợ, chồng nhưng người vợ, người chồng sau có chứng cứ rõ ràng về

việc cán bộ, bộ đội này lừa dối, che dấu sự thật là đã có vợ, có chồng ở miền
Nam và lấy người vợ, người chồng bị lừa dối có yêu cầu hủy việc kết hôn trái
pháp luật. Pháp luật quy định đây là trường hợp ngoại lệ, không bị coi là vi
phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, tức là cả hai quan hệ hôn nhân
đều được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp này người vợ, người
chồng sau có chứng cứ rõ ràng về việc bị lừa dối yêu cầu hủy việc kết hôn thì
tòa án sẽ xử hủy việc kết hôn đó
Cùng với những biện pháp giải quyết nêu trên, tùy vài mức độ nghiêm trọng
mà hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng này gây ra, người vi
phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, hình thức xử lý là phạt cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ đến một hoặc phạt tù từ ba tháng đén một năm, mức độ nghiêm trọng
thì có thể phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2.3. Đảm bảo bằng quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định 110/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bổ trợ tư pháp,hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,
phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1
Điều 48 như sau: “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc
chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc
đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người
khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà
mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.”


Như vậy, hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mà chưa
gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 1.000.000

đồng đến 3.000.000 đồng và buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật
bằng cách hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc không công nhận quan hệ vợ
chồng.
Các nhà làm luật đã rất quan tâm đến sự đảm bảo thực hiện nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng bằng việc đưa ra hình thức xử phạt hành chính những
người có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, mức xử phạt còn thiếu tính răn đe, việc
phát hiện hành vi vi phạm còn nhiều vướng mắc nên thực tế áp dụng những quy
định này còn nhiều bất cập.
2.4. Đảm bảo bằng quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh biện pháp xử phạt hành chính, pháp luật Việt Nam còn quy định
khi hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng gây ra hậu quả
nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 182 Bộ luật hình sự
2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng như sau: “1. Người nào
đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;


b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc
chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì
quan hệ đó.”
Như vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm nguyên
tắc hôn nhân một vợ một chồng chỉ có thể được thực hiện nếu hành vi đó gây ra

hậu quả nghiêm trọng như làm tan vỡ gia đình của một hoặc hai bên, vợ hoặc
chồng, con vì thế mà tự sát… hoặc người đó đã bị xử phạt hành chính về vi
phạm này mà còn tiếp tục vi phạm. Trên thực tế, việc xác định “hậu quả nghiêm
trọng” do hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng gây ra gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc, do đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có
hành vi vi phạm thường ít được thực hiện.
Ví dụ: A đi công tác xa đã chung sống với chị B như vợ chồng, nên đã tìm
cách giết vợ để được chung sống với B một cách trọn vẹn. Hành vi của A bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về hai tội là tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
và tội giết người.
Tuy nhiên, thực tế việc xác định dấu hiệu nàv không dễ dàng vì phần đông
việc chung sống ở dạng này thường diễn ra một cách lén lút, bí mật, trừ một số
trường hợp khá đặc biệt có sự đồng ý của vợ hoặc chồng cho lấy thêm vợ hoặc
chồng khác.
Có thể kết luật rằng, việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng được các nhà làm luật hết sức quan tâm bằng cách quy định khá
nhiều các điều luật trong nhiều ngành luật khác nhau như luật hôn nhân gia đình,
luật hành chính, luật hình sự… Những quy định đó của pháp luật là căn cứ để xử
lý việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong thực tế. Qua đó,
có thể nhân thấy vị trí của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là rất quan
trọng đối với hành phúc gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Vì vậy, việc tìm
hiểu thực trạng của nguyên tắc này, những khó khăn, hạnh chế trong việc đảm
bảo thực hiện nguyên tắc để từ đó tìm kiếm những giải pháp nhằm đảm bảo thực
hiện nguyên tắc này một cách nghiêm túc là hết sức thiết thực.


KẾT LUẬN
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơ
bản của Luật hôn nhân và gia đình, có vị trí, vai trò và ý nghĩa rất quan trọng
trong việc xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc, xã hội lành mạnh, tiến bộ.

Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc Hôn nhân một vợ một chồng một cách
triệt để trên thực tế là hết sức thiết thực. Tuy nhiên, hiện nay việc đảm bảo thực
hiện nguyên tắc cũng như xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc đang là công
tác kém hiệu quả do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, vi phạm nguyên
tắc hôn nhân một vợ một chồng đang là thực trạng nhức nhối của xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, 2009,
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Hiến pháp năm 2013
3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
4. Bộ Luật dân sự năm 2015
5. Bộ luật hình sự năm 2015
6. Nghị định 110/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bổ trợ tư pháp,hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án
dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
7. nghị quyết 35/2000/QH10
8. Nghị định 87/2001/NĐ-CP
9. thông tư liên tịch số 01/TTLT/TANDTC - VKSNDTC - BTP ngày

3/1/2001 (hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35)



×