Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo " Khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam và những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.46 KB, 4 trang )


40 - T ạp chí luật học
nghiên cứu - trao đổi


PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà*
au bốn lần sửa đổi, bổ sung, Bộ luật
hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1985
đ đợc thay thế bởi BLHS năm 1999.
So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999
có nhiều điểm mới. Trong đó, điểm mới
nổi bật là sự phân hoá trách nhiệm hình
sự ở mức độ cao hơn. Điều này thể hiện
cả ở Phần chung và cả ở Phần các tội
phạm của Bộ luật.
Phân hoá trách nhiệm hình sự trong
luật và cá thể hoá trách nhiệm hình sự
trong áp dụng là hai phần không tách rời
nhau. Phân hoá trách nhiệm hình sự trong
luật là cơ sở của cá thể hoá trách nhiệm
hình sự trong áp dụng. Ngợc lại, mục
đích của phân hoá trách nhiệm hình sự
trong luật cũng chính nhằm để cá thể hoá
trách nhiệm hình sự trong áp dụng. Trách
nhiệm hình sự càng đợc phân hoá trong
luật thì càng tạo điều kiện cho cá thể hoá
trách nhiệm hình sự trong áp dụng. Với ý
nghĩa nh vậy, vấn đề phân hoá trách
nhiệm hình sự đ đợc đặc biệt quan tâm
trong khi xây dựng BLHS năm 1985 trớc
đây và BLHS năm 1999 vừa qua. Kế thừa


kết quả của BLHS năm 1985 trong việc
phân hoá trách nhiệm hình sự, BLHS năm
1999 đ tiếp tục phân hoá trách nhiệm
hình sự ở mức cao hơn. Có thể nêu ra
dới đây những biểu hiện chủ yếu của sự
phân hoá này
(1)
.
1. Biểu hiện đầu tiên của sự phân hoá
trách nhiệm hình sự trong luật là sự phân
loại tội phạm theo mức độ của tính nguy
hiểm cho x hội. Sự phân loại này không
chỉ là biểu hiện cơ bản của sự phân hoá
trách nhiệm hình sự trong luật mà còn là
cơ sở pháp lí thống nhất cho sự phân hoá
trách nhiệm hình sự trong các chế định
của Phần chung cũng nh ở các tội phạm
cụ thể và ở cả các quy định của ngành
luật có liên quan trực tiếp với luật hình sự
là luật tố tụng hình sự. BLHS năm 1985
đ phân tội phạm thành 2 loại. Đó là tội
phạm nghiêm trọng và tội phạm ít nghiêm
trọng. Tội phạm nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại lớn cho x hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là trên 5 năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình. Những tội phạm khác là tội
phạm ít nghiêm trọng (khoản 2 Điều 8
BLHS năm 1985). Sự phân loại này đ
phát huy tác dụng là cơ sở cho việc phân

hoá trách nhiệm hình sự trong Bộ luật
cũng nh trong thực tiễn áp dụng. Tuy
nhiên, tính đa dạng và phức tạp của tội
S

* Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 41

phạm trong thực tế đòi hỏi sự phân loại
này phải đợc cụ thể hoá hơn nữa. Trên
tinh thần này, BLHS năm 1999 đ phân
tội phạm thành 4 loại: Tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội
phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng
(2)
. Theo định nghĩa
đợc ghi nhận tại khoản 3 Điều 8 BLHS,
các loại tội phạm này đợc phân biệt với
nhau bởi cả dấu hiệu về mặt nội dung
chính trị, x hội và cả dấu hiệu về mặt
hậu quả pháp lí. Nếu tội phạm nói chung
có dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, x
hội là tính nguy hiểm cho x hội và có
dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí là tính
chịu hình phạt thì tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm

rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng cũng có những dấu hiệu đó
nhng với những nội dung cụ thể khác
nhau. Tính nguy hiểm cho x hội đợc cụ
thể hóa ở tội phạm ít nghiêm trọng là tính
nguy hại không lớn cho x hội; ở tội
nghiêm trọng là tính gây nguy hại lớn cho
x hội; ở tội rất nghiêm trọng là tính nguy
hại rất lớn cho x hội và ở tội đặc biệt
nghiêm trọng là tính nguy hại đặc biệt lớn
cho x hội. Tơng ứng và phù hợp với
bốn mức độ của tính nguy hiểm cho x
hội đ đợc phân hóa nh vậy cũng có
bốn mức độ của tính chịu hình phạt, thể
hiện ở bốn mức cao nhất của khung hình
phạt: Đến 3 năm tù, đến 7 năm tù, đến 15
năm tù và trên 15 năm tù. Từ sự phân hóa
khái niệm tội phạm nh vậy đ dẫn đến
sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong
các chế định khác của Phần chung. Các
chế định này trong BLHS năm 1999 có
thể đợc quy định không khác về hình
thức so với trong BLHS năm 1985 nhng
thực ra đ có sự thay đổi về mức độ phân
hoá trách nhiệm hình sự do có sự thay đổi
về mức độ phân loại tội phạm. Cụ thể:
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong
BLHS năm 1999 đợc phân hoá hơn so
với BLHS năm 1985
(3)

. Về hình thức,
trong cả hai bộ luật, tuổi chịu trách nhiệm
hình sự đều đợc chia thành hai mức: Đủ
16 tuổi trở lên và từ đủ 14 tuổi đến dới
16 tuổi tròn. Nhng vấn đề trách nhiệm
hình sự ở độ tuổi thứ hai (đủ 14 nhng
cha đủ 16 tuổi) đ đợc phân hoá hơn
trong BLHS năm 1999. Theo BLHS năm
1985 có 1/4 loại trờng hợp chủ thể phải
chịu trách nhiệm hình sự ở độ tuổi này
(phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
nghiêm trọng do cố ý; không phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội nghiêm trọng
do vô ý và tội ít nghiêm trọng). Trong khi
đó, theo BLHS năm 1999 có 3/8 loại
trờng hợp chủ thể phải chịu trách nhiệm
hình sự ở độ tuổi này (phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do
cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng; không
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất
nghiêm trọng do vô ý, tội nghiêm trọng
và tội ít nghiêm trọng).
- Trách nhiệm hình sự của ngời có
hành vi chuẩn bị phạm tội trong BLHS
năm 1999 đợc phân hoá hơn so với
BLHS năm 1985
(4)
. Theo BLHS năm 1985
có 1/2 loại trờng hợp chủ thể phải chịu


42 - T ạp chí luật học
nghiên cứu - trao đổi
trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị
phạm tội còn theo BLHS năm 1999 có 2/4
loại trờng hợp.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự trong BLHS năm 1999 đợc phân hoá
hơn so với BLHS năm 1985
(5)
. Theo
BLHS năm 1985 có 3 mức thời hiệu khác
nhau còn theo BLHS năm 1999 có 4 mức
thời hiệu khác nhau.
2. Biểu hiện thứ hai của sự phân hoá
trách nhiệm hình sự trong luật là việc
tách tội danh. Từ một tội danh trong
BLHS năm 1985, nhà làm luật đ tách
thành nhiều tội danh khác nhau để quy
định trong BLHS năm 1999. Những
trờng hợp đợc tách đó thuộc các loại
sau:
- Tách các tội danh đợc quy định
ghép trong cùng điều luật thành các tội
danh độc lập và quy định vào các điều
luật riêng. Trong BLHS năm 1985, có
nhiều trờng hợp các hành vi gần tính
chất với nhau đợc quy định ghép vào
cùng điều luật với tội danh chung hoặc
riêng nhng cùng các khung hình phạt.
BLHS năm 1999 đ tách nhiều điều luật

nh vậy thành các điều luật khác nhau với
tội danh riêng nhằm tạo điều kiện quy
định đợc các khung hình phạt riêng phù
hợp với từng loại hành vi. Ví dụ: Tội cớp
giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản
đợc tách thành 2 tội và đợc quy định ở
2 điều luật khác nhau với các khung hình
phạt khác nhau là tội cớp giật tài sản và
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Điều
227 BLHS năm 1985 quy định tội đa hối
lộ, tội làm môi giới hối lộ với cùng các
khung hình phạt đợc tách thành 2 điều
luật với các khung hình phạt riêng - một
điều luật quy định về tội đa hối lộ và
một điều luật quy định về tội làm môi
giới hối lộ
(6)
.
- Tách từ một tội danh thành nhiều tội
danh khác nhau với các khung hình phạt
khác nhau trên cơ sở cụ thể hoá hành vi
phạm tội. Ví dụ: Tội vi phạm các quy
định về quản lí và bảo vệ đất đai (Điều
180 BLHS năm 1985) đợc tách thành tội
vi phạm các quy định về sử dụng đất đai
(Điều 173 BLHS năm 1999) và tội vi
phạm các quy định về quản lí đất đai
(Điều 174 BLHS năm 1999); tội vi phạm
các quy định về an toàn giao thông vận
tải (Điều 186 BLHS năm 1985) đợc tách

thành 4 tội khác nhau (thuộc 4 lĩnh vực
giao thông vận tải: Đờng bộ, đờng sắt,
đờng thuỷ và đờng không) quy định tại
các điều 202, 208, 212 và 216 BLHS năm
1999
(7)

- Tách trờng hợp phạm tội có tình
tiết định khung tăng nặng của một số tội
thành tội danh độc lập để có thể quy định
các khung hình phạt khác nhau cho
những trờng hợp này thay vì chỉ có một
khung hình phạt khi cha đợc tách ra. Ví
dụ: Hai trờng hợp giết ngời có tình tiết
định khung giảm nhẹ của tội giết ngời
(Điều 101 BLHS năm 1985) đợc tách
thành hai tội danh riêng là tội giết con
mới đẻ (Điều 94 BLHS năm 1999) và tội
giết ngời trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh (Điều 95 BLHS năm


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 43

1999); hoặc hai trờng hợp có tình tiết
định khung tăng nặng của tội làm hàng
giả, tội buôn bán hàng giả (Điều 167
BLHS năm 1985) đợc tách thành hai tội
danh riêng quy định tại các điều 157, 158

BLHS năm 1999
(8)
.
3. Biểu hiện thứ ba của việc phân hoá
trách nhiệm hình sự trong luật là việc
khắc phục tình trạng điều luật chỉ có một
khung hình phạt duy nhất. Trong BLHS
năm 1985, hầu hết các tội phạm đều có
nhiều khung hình phạt khác nhau. Bên
cạnh đó, vẫn còn một số tội phạm chỉ có
một khung hình phạt duy nhất. Đây là
một trong những hạn chế của BLHS năm
1985 đ đợc bộc lộ trong thực tiễn áp
dụng. Trong BLHS năm 1999 hầu nh
các tội này đ đợc xây dựng với 2 khung
hình phạt khác nhau.Ví dụ: Trong chơng
các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
nhân phẩm danh dự của con ngời của
BLHS năm 1985 có 5 tội chỉ có 1 khung
hình phạt. Đó là các tội: Giết ngời do
vợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
bức tử; xúi giục hoặc giúp ngời khác tự
sát; đe doạ giết ngời và tội hành hạ
ngời khác. Trong BLHS năm 1999, tất
cả các tội này đều đợc xây dựng với 2
khung hình phạt khác nhau
(9)
.
4. Biểu hiện thứ t của việc phân hoá
trách nhiệm hình sự trong luật là sự cụ

thể hoá ở mức tối đa các tình tiết định
khung của từng tội phạm. Cùng với việc
tách tội danh, tách khung hình phạt,
nhiều loại tình tiết định khung hình phạt
mới đ đợc quy định bổ sung vào trong
BLHS năm 1999. Đó là những tình tiết
định khung tăng nặng hình phạt cha
đợc quy định trong BLHS năm 1985.
Những tình tiết này có thể đợc quy định
ở một tội danh hoặc ở nhiều tội danh
khác nhau. Ví dụ: Tình tiết giết trẻ em;
giết ông, bà, cha, mẹ, ngời nuôi dỡng,
thầy giáo, cô giáo của mình; giết ngời
để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thuê
giết hoặc giết thuê (tội giết ngời - Điều
93 BLHS);

(1). Chúng tôi không có ý định trình bày tất cả các
biểu hiện của sự phân hoá trách nhiệm hình sự nói
chung mà chỉ giới hạn trình bày những điểm mới của
sự phân hoá này trong BLHS năm 1999 so với BLHS
năm 1985.
(2). Hiện có ý kiến cho rằng, phân thành 4 loại nh
vậy không cần thiết mà chỉ nên phân thành 3 loại: Tội
phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thực tiễn sẽ kiểm
nghiệm vấn đề này.
(3).Xem: Điều 58 BLHS năm 1985 và Điều 12 BLHS
năm 1999.
(4).Xem Điều 15 BLHS năm 1985 và Điều 17 BLHS

năm 1999.
(5).Xem Điều 45 BLHS năm 1985 và Điều 23 BLHS
năm 1999.
(6).Xem các điều 131, 154, 200, 202, 227 BLHS năm
1985 và các điều 136, 137, 248, 249, 254, 255, 289,
290 BLHS năm 1999.
(7).Xem các điều 181, 187 BLHS năm 1985 và các
điều 175, 176, 203, 209, 213, 217 BLHS năm 1999
v.v
(8).Xem các điều 104, 109 BLHS năm 1985 và các
điều 99, 105. 106 BLHS năm 1999 v.v
(9).Xem các điều 102, 105, 106, 108 và 111 BLHS
năm 1985 và các điều 96, 100, 101, 103 và 110 BLHS
năm 1999.

×