Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận phân tích các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước về thu, chi không công bằng và liên hệ với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.09 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và
là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Nó là nguồn
cung cấp về tài chính cho sự hoạt động và phát triển của một đất nước cụ thể là
của Việt Nam hiện nay. Với tầm quan trọng như vậy, việc lập và chấp hành dự
toán ngân sách phải hết sức cẩn trọng và tỷ mỉ và được thống nhất từ trên xuống
dưới và được quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước đó là
Quốc hội. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp khó đoán trước được để
có thể dự toán chính xác được lượng ngân sách thu và chi để đưa vào chấp hành,
chính vì thế mà Luật ngân sách Nhà nước đã tiên đoán trước các trường hợp đó
và quy định các cách xử lý đối với từng trường hợp đó.
Để nghiên cứu rõ hơn em xin được tìm hiểu về đề tài: “Trong quá trình
chấp hành ngân sách Nhà nước của mỗi cấp ngân sách, có thể có tình trạng thu
và chi không cân bằng. phân tích các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước về
các trường hợp này và liên hệ với thực tiễn. tại sao trên thực tế các cấp ngân
sách địa phương lại có khuynh hướng vượt thu so với dự toán?”
NỘI DUNG
I.

Quy định của luật ngân sách nhà nước về tình trạng thu và chi
không cân bằng
Hiện nay tình trang trong quá trình chấp hành ngân sách Nhà nước của

mỗi cấp ngân sách, có thể có tình trạng thu và chi không cân bằng là rất phổ
biến do sự biến động khách quan của xã hội xảy ra một cách nhanh chóng và
khó có thể lường trước được cho nên nhà nước đã đưa ra những quy định để đối
phó kịp thời tình trạng trên. theo đó tình trạng thu và chi không cân bằng thì sẽ
xảy ra các trường hợp được luật ngân sách Nhà nước quy định trong các điều
luật.
1. Chi lớn hơn thu



Với trường hợp này, thể hiện rõ ở tình trạng bội chi, thiếu hụt tạm thời ngân
sách nhà nước, mức ngân sách đưa ra trong dự toán không đủ để sử dụng do một
số nguyên nhân khách quan không lường trước được ví dụ như: do thiên tai,địch
họa, dịch bệnh.
Theo Khoản 1 Điều 4 Lngân sách Nhà nước quy định: “Bội chi ngân sách
Nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa
phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch
lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và
tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng
hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh
lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và
tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.”
Đề giải quyết được trường hợp chi nhiều hơn so với thu này thì Lngân sách
Nhà nước đã dự tính và quy định cách giải quyết theo nguyên tắc cân đối ngân
sách Nhà nước tại Điều 7 luật này. Ngân sách Nhà nước được cân đối theo
nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên
và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội
chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi
ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Trường hợp trong quá trình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các
dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn
nguồn ngân sách Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Ngân sách
trung ương, ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện được ứng trước dự toán
ngân sách năm sau để thực hiện. Nhưng phải trong giới hạn cho phép đó là mức
ứng trước không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện
của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân
sách Nhà nước đã được phê duyệt. và phải có sự tính toán kĩ lướng khi phân bổ
dự toán ngân sách năm sau, phải bố trí đủ dự toán để thu hồi hết số đã ứng trước.
Để không xảy ra tình trạng thiếu hút nghiêm trọng ngân sách vào năm sau và các



năm tiếp theo thì nhà làm luật quy định thêm là không được ứng trước dự toán
năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước. (Khoản 1 Điều 57).
Chính phủ quy định chi tiết các nguyên tắc, tiêu chí và điều kiện ứng trước dự
toán ngân sách năm sau.
Trong trường hợp thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách Nhà nước trong quá
trình sự dụng ngân sách và chưa có khả năng chi trả cho phần thiếu hụt đó thì
tùy vào mức độ, cấp bậc thì phải xử lý như sau:
Khác với bội chi trường hợp thiếu hụt tạm thời ngân sách nhà nước Chỉ diễn
ra tại một thời điểm trong năm ngân sách mà tại thời điểm đó nhà nước cần tiền
chi nhưng không có tiền để chi. Trường hợp quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt
tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương, quỹ dự trữ tài
chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn
trả trong năm ngân sách.
Trường hợp quỹ ngân sách cấp huyện và cấp xã thiếu hụt tạm thời thì được
tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp
khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Theo các đó thì việc xử lý các trường hợp của sự thiếu hụt ngân sách nhà
nước tạm thời ở các cấp địa phương sẽ là được hỗ trợ tạm ứng từ cấp trên cụ thể
là quỹ dự trữ cấp trên, quỹ dự trử của chính mình và các nguồn hợp pháp khác.
Và việc tạm ứng như vậy phải được hoàn trả trong năm ngân sách.
Trong khi đó thì việc xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước ở
trung ương thì lại khác, vì không còn cấp nào lớn hơn để có thể dựa vào sự hỗ
trợ bằng việc tạm ứng được, nên không thể xử lý như ở cấp địa phương được.
Trường hợp quỹ ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ
quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý
và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Tuy nhiên, nếu quỹ dự trữ tài chính và các
nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được thì Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng



Chính phủ. Việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải được hoàn trả
trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội
quyết định.
2. Thu không đủ so với dự toán
Trên thực tế việc lập dự toán đôi khi xảy ra trường hợp không thể tính
toán trước được dẫn đến việc chấp hành dự toán ngân sách xảy ra một số sai sót,
bất cập. Sai só bất cập lớn nhất đó chính là việc chấp hành thu ngân sách không
đủ so với chỉ tiêu đề ra trong dự toán. Vấn đề này cũng đã được Lngân sách Nhà
nước dự đoán trước và quy định trong Khoản 1 và khoản 3 Điều 59 Lngân sách
Nhà nước được xử lý như sau:
Trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân
dân quyết định, thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại
điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 52 của Luật này.
Cụ thể là đối với cấp trung ương sẽ do Chính phủ trình Ủy ban thường vụ
Quốc hội quyết định điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và một số tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Theo đó thì
nếu dự kiến không đạt dự toán thì Quốc hội quyết định phải điều chỉnh giảm
một số khoản chi.
Đối với cấp Địa phương thì sẽ do Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và
báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Theo đó thì nếu dự kiến không
đạt dự toán thì Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số
khoản chi.
Tuy nhiên kết thúc năm ngân sách, trường hợp ngân sách địa
phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan, sau khi đã
thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại khoản 1
Điều 59 Lngân sách Nhà nước và sử dụng các nguồn lực tài chính hợp



pháp khác của địa phương mà chưa bảo đảm được cân đối ngân sách địa
phương thì ngân sách cấp trên hỗ trợ ngân sách cấp dưới theo khả năng
của ngân sách cấp trên.
3. Thu vượt chi.
Hiện nay thì ngoài các trường hợp bất cập trong việc lập và chấp hành dự toán
ngân sách nhà nước ra thì vẫn còn một số trường hợp là việc chấp hành dự toán
thu vượt mức so với kế hoạch đề ra và cũng đã được Lngân sách Nhà nước quy
định cách xử lý trường hợp này tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 59 luật này.
Trường hợp số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh
nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải
nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử
dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ
gốc và lãi; Bổ sung quỹ dự trữ tài chính; Bổ sung nguồn thực hiện chính sách
tiền lương; Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội; Tăng chi đầu tư một số
dự án quan trọng; Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 59
luật này.
Chính phủ lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách
trung ương, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc
hội tại kỳ họp gần nhất. Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu và
tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân
dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với số
tăng thu ngân sách địa phương do có phát sinh nguồn thu mới trong thời kỳ ổn
định ngân sách thực hiện theo phương án đưa cho các địa phương được sử dụng
nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp
để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh.
Ngoài ra, còn được số tăng thu còn được xử lý một phần vào việc thưởng
vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách. Cụ thể là đối với



trường hợp ngân sách trung ương tăng thu so với dự toán từ các khoản thu phân
chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, ngân sách trung ương
trích một phần theo tỷ lệ không quá 30% của số tăng thu thưởng cho các địa
phương có tăng thu, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện
năm trước. Căn cứ vào mức thưởng do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định
sử dụng số thưởng vượt thu được hưởng để đầu tư xây dựng các chương trình,
dự án kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách
cấp dưới. Ở địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quy định về việc thưởng vượt thu so với dự toán từ các khoản thu phân
chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
II.

Liên hệ với thực tiễn, nâng cao hiệu quả của hoạt động thu, chi
ngân sách
Thu và chi ngân sách là những hoạt động quan trọng cơ bản của quản lý

Nhà nước về ngân sách. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về ngân
sách chúng ta phải có những biện pháp cần thiết để bảo đảm nâng cao hiệu quả
hoạt động thu - chi ngân sách Nhà nước.
Về thu ngân sách Nhà nước, mặc dù trong những năm gần đây thungaan
sách Nhà nước có tăng nhưn vẫn nổi lên một số vấn đề cần quan tâm như sau:
Trong thu thuế vẫn tồn tại hiện tượng vừa thất thu vừa lạm thu. Theo báo
cáo của Tổng cục thuế năm 2000, các đội chống thất thu của toàn ngành đã thực
hiện 132.434 lươt kiểm tra các đơn vị kinh doanh, phát hiện 724,3 tỷ đồng tiền
thuế chưa nộp ngân sách. Trong đó, số tiền tồn đọng 480,7 tỷ đồng, số thuế ẩn
lậu là 243,8 tỷ đồng có thể nói kiểm tra đơn vị nào cũng có thể phát hiện thuế ẩn
lậu và tồn đọng. Bên cạnh thất thu là lạm thu, đó không phải là việc thu bừa, thu

ẩn mà là số thu vượt quá khả năng đóng góp của doanh nghiệp. Nguyên nhân
sau xa của hiện tượng này là do chúng ta quy định diện miễn, giảm thuế quá
nhiều, quá rộng (tuy được về mặt chính trị nhưng không thực chất, không hiệu
quả về mặt kinh tế) cho nên để đặt yêu cầu động viên đã đề ra thì không có cách


nào khác là phải quy định thuế suất cao đánh vào diện không được miễn giảm.
Thuế suất cao bao giờ cũn kèm theo hậu quả trốn, lậu thuế. Đặc biệt, trong điều
kiện quản lý lỏng lẻo như hiện nay, điều kiện để xét doanh nghiệp phải nộp thuế
cao hay được miễn giảm thuế còn chưa rõ ràng, do vậy không chánh khỏi hiện
tượng các doanh nghiệp cố tình chạy chọt để được xếp vào diện miễn, giảm
thuế, gây thất thu lớn cho ngân sách. Vì thế, thiết nghĩ chúng ta nên trở về với
nguyên lý phổ biến thông thường là mở rộng diện thu thuế và hạ thấp thuế suất
xuống. Giải pháp này có thể khắc phục được khuyết tật nói trên. Về lý thuyết,
giải pháp này không có gì mới nhưng đối với tình hình nước ta hiện nay thì đó là
giải pháp hữu hiệu, thực tế nhất. Tuy nhiên, việc thực hiện lại không đơn giản vì
lâu nay việc miễn, giảm thuế đã trở thành thói quen, thành giải pháp ưu đãi mỗi
khi muốn khắc phục một khó khăn nào đó hay khi môi trường đầu tư kém hấp
dẫn. Nhưng nếu không kiên quyết thực hiện giải pháp này thì chúng ta mãi mãi
vẫn ở trong vòng luẩn quẩn của tình trạng vừa thất thu, vừa lạm thu rồi lại tiêu
cự, tham nhũng.
Tình hình thu phí hiện nay còn rất tùy tiện, Nghị định 04 của Chính phủ
và Thông tư 54 của Bộ tài chính quy định tùy theo tình hình thực tế mà đơn vị
thi phí được để lại 10% - 40% - 90% số phí thu được, số còn lại phải nộp vào
ngân sách Nhà nước, đồng thời số tiền phí giữ lại nếu sử dụng không hết thì cuối
năm phải nộp hết số tiền còn lại và ngân sách Nhà nước. Thực tế, không có đơn
vị nào lại không tìm cách sử dụng cho hết để khỏi phải nộp ngân sách. Việc thu
phí cũng tạo thêm nguồn bổ sung thu nhập cho cán bộ trong đơn vị.Vì lẽ đó mà
các đơn vị, các ngành, các cấp đưa nhau thu phí. Trước thực trạng trên chỉ nên
cho các đơn vị được phép thu phí theo quy định của Nhà nước cũng chỉ được

hưởng kinh phí hành chính từ ngân sách Nhà nước, hằng năm phải lập dự toán,
được các cấp phê duyệt và cấp phát theo hạn mức như các đơn vị dự toán khác.
Xóa bỏ việc để lại số phí thu được như hiện nay, tiền phí thu được phải nộp lại
100% vào ngân sách Nhà nước.


Theo các quy định hiện hành về thuế nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp
công ích thì được hưởng quy chế ưu đãi hơn, như được cấp bổ sung vốn, được
cấp lại một phần số thuế phải nộp, thậm chí được ưu đãi về thuế. Những tiêu
thức đề xác định doanh nghiệp là doanh nghiệp công ích thì chưa quy định rõ và
thống nhất, dẫn đến có nhiều doanh nghiệp tìm cách chạy chọt để được công
nhận là doanh nghiệp công ích, còn doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì dù có
kinh doanh cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ công nghiệp, vệ sinh môi trường,…
cũng không được hưởng quy chế là doanh nghiệp công ích. Chính vì thế, nên bãi
bỏ quy định này để mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật. Những mặt
hàng, dịch vụ nào cần quy định giá thấp để phục vụ nhân dân như xe buýt, thuốc
đặc trị, chân tay giả,… thì nhà nước bù giá cho doanh nghiệp hoặc cấp tiền cho
đối tượng mua hàng như vậy sẽ hợp lý hơn.
Với các đơn vị sự nghiệp có thu, đang tồn tại một thực tế đó là, phần chi
cho đơn vị từ ngân sách Nhà nước bao gồm cả tiền lương, chi phí mua sắm, sửa
chữa,… đều theo chế độ hành chính rất hạn hẹp và cứng nhắc; phần thu của đơn
vị thì nửa bảo cấp nửa thị trường (giá bán vacxin, giá khám chữa bệnh, giá học
phí về danh nghĩa do nhà nước quy định nhưng với lý do là tận dụng cơ sở vật
chất sẵn có để đáp ứng yêu cầu của dân nên hầu hết các đơn vị, cơ sở đều mở
thêm dịch vụ theo giá thỏa thuận để tăng thu nhập). Hệ quả tất yếu là phần thu
cho ngân sách thì không đáng kể, không ai theo dõi được trong khi ngân sách
vẫn phải chi sửa chữa, mua sắm mãy móc, cơ sở vật chất, thiết bị,… để các đơn
vị này làm dịch vụ, tăng thu nhập nhưng không nộp khấu hao cho nhà nước.
Như vậy, ngân sách không có nguồn thu mà các hoạt động sự nghiệp ngày càng
một kém hiệu quả, nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng. Vì thế để quản lý một các

có hiệu quả nguồn thu ngân sách từ các đơn vị này, chúng ta cần cho phép các
đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động theo cơ chế thi trường. Các tài sản, máy móc
được sử dụng để làm ra tài sản bán trên thị trường phải tính khấu hao. Nhà nước
không thi khoản này mà để lại cho các đơn vị dùng vào đầu tư trang thiết bị, cơ
sở hạ tầng. Ngân sách Nhà nước chỉ đầu tư thêm khi cần thiết. Thực hiện như


vậy, các đơn vị sẽ tăng thêm trách nhiệm, tránh được tình trạng sử dụng lãng phí
nguồn ngân sách Nhà nước.
Về chi ngân sách Nhà nước, chi là nguyên nhân và cũng là mục đích của
thu ngân sách Nhà nước. Tiết kiệm chi là giảm bớt gánh nặng thu đối với dân cư
và xã hội. Chi tiêu có hiệu quả cũng góp phần tạo ra nguồn thu ngày càng lớn.
Do đó, chúng ta cần áp dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước về chi ngân sách nhà nhu sau:
Một là, cần cơ cấu lại các khoản chi Ngân sách Nhà nước vì trong những
năm gần đây chi cho đầu tư phát triển có xu hướng tăng. Tuy nhiên, chi cho đầu
tư phát triển nền kinh tế phải là số chi huy động trong toàn xã hội chứ không thể
chỉ lấy từ ngân sách Nhà nước. Nếu chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước thì
nguồn chi vừa kém hiệu quả vừa rất hạn hẹp. Nhưng thực tế lại cho thấy, ngân
sách Nhà nước đã dành 1/3 tổng số chi hàng năm cho đầu tư phát triển. Chi ngân
sách cần thực hiện theo quan điểm là chi ngân sách Nhà nước phải gắn liền với
việc xác định đúng đắn cơ cấu chi tối ưu, có tỷ trọng hợp lý giữa chi thường
xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi dự trữ, dự phòng và tích lũy, bảo dảm
vừa hoàn thiện nhiệm vụ chi thường xuyên duy trì bộ máy quản lý Nhà nước,
vừa có ưu tiên chi thích đáng cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa có tỉ lệ chi
hợp lý cho dự trữ và trả nợ. Cũng cần phải kiên quyết chuyển các nội dung
không thuộc chức năng nhiệm vụ của Nhà nước hoặc nội dung mà xã hội có thể
đảm nhận được sang cho các thành phần kinh tế khác và dân cư đảm nhiệm. Với
chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng phải xác định rõ
các trọng điểm, thứ tự ưu tiên, chỉ tập trung ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng

cơ sở không có khả năng thu hồi vốn, thuộc khu vực ít có tính cạnh tranh nhưng
có tầm quan trọng đối với các hoạt động kinh tế và thị trường, ưu tiên cho các
công trình trọng điểm về giao thông thủy lợi và các kết cấu hạ tầng quan trọng
của Nhà nước.
Cần cải cách tiền lương, vì trong chi thường xuyên, các khoản chi cho con
người nhất là chi lương cho cán bộ công chức có vị chí quan trọng, chiếm tỉ


trọng lớn (trên một nửa tổng chi thường xuyên). Nếu không cải cách tiền lương
thì không chống được lãng phí và tham nhũng. Bởi lẽ, dó thu nhập không đủ
trang trải cho những khoản sinh hoạt tối thiểu nên cán bộ công chức không thể
toàn tâm toàn ý với công việc, nảy sinh tâm lý bất ổn dễ dẫn đến tiêu cực. Ai
cũng biết đến nguyên lý khách quan của hoạt động ngân sách Nhà nước, đó là
thu thuế để “nuôi” bộ máy Nhà nước, làm công buộc cho dân. Do vậy, để bộ
máy này hoạt động và phục vụ một cách tốt nhất cho nhân dân, chúng ta phải
đảm bảo cho sự vận hành của nó. Chính sách tiền lương, tiền thưởng phải tạo
động lực và gắn bó công chức, viên chức với nhiệm vụ để tạo điều kiện cung
cấp dịch vụ công cộng có chất lượng tốt dần, thực hiện mục tiêu lương công
chức đảm bảo cuộc sống của gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội và có
tương quan thích hợp với các khu vực khác. Mặt khác, khi chính sách tiền lương
được điều chỉnh hợp lý thì các chế độ chính sách khác về trợ cấp, trợ giá cũng sẽ
đơn giản hơn, ngắn gọn hơn và cũng ít tiêu cực hơn.
Cơ chế kiểm soát các khoản chi tiêu thường xuyên của ngân sách Nhà
nước cũng cần được đổi mới. Chúng ta cần chuyển đổi cơ chế kiểm soát trước
khi chi sang cơ chế kiểm soát trước khi chuẩn chi. Bởi vì, Nếu muốn hạn chế
một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu sai mục đích, chế độ, định mức thì cần
phải ngăn chặn ngay từ giai đoạn phát sinh khoản chi, chứ không nên đến giai
đoạn thực hiện khoản chi (lúc thanh toán, chi trả) mới tổ chức kiểm soát. Việc
kiểm soát các khoản chi tiêu thường xuyên của ngân sách Nhà nước cần được
thực hiện trước khi thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách ký lệnh chuẩn chi.

Trong những năm tới đây của thế kỷ mới, mục tiêu về hiệu quả thu, chi
ngân sách Nhà nước cần được coi trọng đúng mức. Nhà nước cần thiết lập hệ
thống kiểm soát thu, kểm soát chi có hiệu quả, không cản chở đến hoạt động thu
và sử dụng ngân sách tạo tiền đề cho việc nâng cao tỷ suất thu, giảm bớt các
khoản chi cần thiết, không dúng chức năng nhiệm vụ của Nhà nước và ngân
sách Nhà nước.


III.

Tại sao trên thực tế các cấp ngân sách địa phương lại có khuynh
hướng vượt thu so với dự toán?
Trên thực tế hiện nay các cấp ngân sách địa phương lại có khuynh

hướng vượt thu so với dự toán vơi các lý do sau đây:
Một là, Luật ngân sách Nhà nước mới quy định nguồn thu ngân
sách địa phương được hương 100% rộng hơn so với luật cũ. Theo đó thì
khiến cho nguồn thu của ngân sách địa phương có xu hướng tăng nhiều
hơn và dẫn đến vượt thu so với dự toán, trong số các loại nguồn thu được
thêm vào danh sách nguồn thu ngân sách địa phương được hương 100%
của luật ngân sách Nhà nước mới thì có các nguồn như sau: Phí thu từ các
hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường
hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ
các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà
nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích
lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy
định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên
quan; Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo
quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;…
Đặc điểm của các nguồn thu này rất khó có thể dự đoán, tính toán trước

được và thường thì nó xu hướng tăng trong thời kì hiện nay.
Hai là, với cơ chế thị trường hiện nay thì việc có thể dự toán được
một cách chính xác ngân sách ở các địa phương là rất khó. Tuy nhiên, với
cơ chế đó thì rất phù hợp cho việc gia tăng, phát triển kinh tế ở các đia
phương một cách dễ ràng, công nghệ thông tin phát triển nâng cao trình
độ chuyên môn của địa phương, cơ sở máy móc thì được nâng cấp liên tục
săn xuất ra sản phẩm chất lượng cao phù hợp giá thành làm cho kinh tế ở
địa phương tăng nhanh đồng thời cũng được sự mở rộng nguồn thu 100%
cho địa phương của Luật ngân sách Nhà nước tạo điều kiện cho các cấp
địa phương có nguồn thu dồi dào.


Ba là, các địa phương có khuynh hướng vượt thu so với dự toán là
do xu hướng không muốn chịu sự ràng buộc về mặt kinh tế đối với cấp
trung ương, mong muốn không phải chịu sự dựa dẫm vào phía trung ương
theo đó thì các địa phương có thể chủ động thực hiện các chính sách để
nâng cao cơ sở hạ tầng ở địa phương mình.
Bằng những lý do trên đã tạo cho các cấp địa phương thế và lực để
phát triển cở sở hạ tầng đồng thời làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà
nước ở địa phương một cách đáng kể.

KẾT LUẬN
Luật Ngân sách nhà nước 2015 tiếp tục kế thừa các quy định của Luật
Ngân sách nhà nước năm 2002 hiện hành bảo đảm tính thống nhất của ngân sách
Nhà nước và là hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến
trình cải cách tài chính công theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, với cơ chế thị trường trong thời đại hiện này thì có rất nhiều
những vấn đề mới xảy ra và khó đoán trước được cho nên vẫn cần sự xem xét,
điều chỉnh kĩ lướng để có thể tạo sự phù hợp giữa việc thi hành luật pháp vào

thực tế, đặc biệt là việc lập và chấp hành ngân sách nhà nước hiện nay. “Việc
Lập ngân sách đã khó nhưng việc chấp hành một cách chính xác còn khó hơn”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />

2. />%C6%B0%E1%BB%9Bc
3. TS.Cao Tấn Khổng (2009), “Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn vay đầu tư
xây dựng ở các địa phương”, Tạp chí Kiểm toán số 5 (102), tháng 5/2009.
4. Luật ngân sách Nhà nước năm 2002
5. Luật ngân sách Nhà nước năm 2015
6. Quyết định 59/2010/QĐ-TTg.


MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
I. Quy định của luật ngân sách nhà nước về tình trạng thu và chi không
cân bằng..........................................................................................................1
1. Chi lớn hơn thu....................................................................................1
2. Thu không đủ so với dự toán..............................................................4
3. Thu vượt chi.........................................................................................5
II. Liên hệ với thực tiễn, nâng cao hiệu quả của hoạt động thu, chi ngân
sách..................................................................................................................6
III. Tại sao trên thực tế các cấp ngân sách địa phương lại có khuynh
hướng vượt thu so với dự toán?.................................................................10
KẾT LUẬN........................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................13




×