Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.54 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, hành vi cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, nhà kinh tế đồng thời cũng
là mối tâm lớn đối với việc xây dựng pháp luật cạnh tranh, để làm cho việc cạnh tranh
giữa các đối thủ kinh doanh trên thị trường được xảy ra một cách công bằng, hiệu quả.
Việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật mới về cạnh tranh là vô cùng cần thiết để
đáp ứng với sự phát triển từng ngày ngày từng giờ của thị trường.
Bài viết dưới đây là sự so sánh giữa Luật Cạnh tranh 2004 với văn bản quy phạm
pháp luật mới sắp có hiệu lực đó là Luật Cạnh tranh 2018 với tiêu đề: “Phân tích những
điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền”
NỘI DUNG
I.
1.

Khái quát về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
Khái niệm lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động

hạn chế cạnh tranh, tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch
hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền là một trong những hành vi làm
hạn chế cạnh tranh được Luật cạnh tranh 2018 quy định, ngoài ra còn có hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh cũng là một trong những hành vi gây ra hạn chế cạnh tranh
Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về khái niệm lạm dụng vị trí
thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền như sau: “Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,
lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị
trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.”
Có thể hiểu là đây là hành vi của cách tổ chức kinh doanh lớn lợi dụng khả năng tài
chính, kinh tế, xã hội để đàn áp các tổ chứ kinh doanh nhỏ hoặc mới được thành lập làm
giảm khả năng phát triển của các doanh nghiệp này, và thậm chí là tìm cách loại bỏ các
doanh nghiệp này khỏi thị trường kinh doanh.




Vậy thế nào là doanh nghiệp lớn? để có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thì doanh
nghiệp cần đạt những điều kiện gì?
1.1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống
1.1.1. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

lĩnh thị trường

Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị
trường đáng kể hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
Như vậy, để một doanh nghiệp có khả năng thống lĩnh thị trường khi một trong hai đặc
điểm sau:
Một là, Doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể, không tính đến thị phần
doanh nghiệp chiếm trên thị trường, là những lợi thế trong chính nội tại của công ty được
đánh giá bởi các tiêu chí sau:
-

Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa,

-

dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên


-

quan khác;
Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh
doanh.
Hai là, Doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan, trong đó

Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau
về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh
tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
Để xác định thị trường liên quan có thể Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị
trường liên quan, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo
một trong các phương pháp sau đây:


-

Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu

-

bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số
mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý,

-

năm;
Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với

tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường

-

liên quan theo tháng, quý, năm;
Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này
với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị

trường liên quan theo tháng, quý, năm.
1.1.2. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động
gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể này hoặc có tổng thị
phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-

Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên
quan.
Và trong nhóm doanh nghiệp đó không có doanh nghiệp nào có thị phần ít hơn

10% trên thị trường liên quan.
Như vậy để xác định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì phải xác
định đủ hai yếu tố là có cùng hành động gây hạn chế cạnh tranh và thuộc các loại nhóm
doanh nghiệp trên.
1.2. Doanh

nghiệp có vị trí độc quyền


Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy
nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Như
vậy, Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh


tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan 1.
Hay có thể hiểu là doanh nghiệp chiếm 100% thị phần trên thị trường liên quan
2.

Đặc điểm lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độ quyền
Từ những phân tích về khái niệm lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc

quyền trên có thể rút ra các đặc điểm của lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc
quyền như sau:
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hành vi. Đó là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh thị trường hoặc có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan. Đặc điểm
xác định chủ thể đó được phân tích tại mục trên.
Thứ hai, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc doanh nghiệp có vị trí độc
quyền đã thực hiện những hành vi mà pháp luật quy định là hạn chế cạnh tranh trên thị
trường.
Đối với doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường được pháp luật
quy định về những hành vi bị cấm nhau sau:
-

Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng

-

dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối


-

thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát

-

triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến
hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị

-

trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa,
dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng
dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ
doanh nghiệp khác;

1 />

-

Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác; ngoài ra
còn những hành vi bị cấm khác nếu gây ra sự hạn chế cạnh tranh trên thị trường
liên quan
Đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì ngoài những hành vi bị cấm


của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường còn các hành vi bị
cấm sau:
-

Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao
kết mà không có lý do chính đáng;
Thứ ba, về hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh

tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Luật cạnh tranh coi hậu quả là
một trong các yếu tố cấu thành hành vi lạm dụng. Do hành vi vi phạm được liệt kê rất đa
dạng (các hành vi về định giá bán, giá mua sản phẩm, hành vi hạn chế số lượng sản xuất,
phân phối hạn chế thị trường; hành vi phân biệt đối xử…), mỗi hành vi có đối tượng xâm
hại khác nhau và mức độ thiệt hại có thể gây ra không giống nhau nên không thể đưa ra
một tiêu chuẩn chung để xác định hậu quả mà phải phân tích từng hành vi vi phạm để đưa
ra kết luận cụ thể.
Trên đây là toàn bộ những phân tích về khái niệm, đặc điểm của hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền. Hiên nay, văn bản quy phạm pháp luật mới
được quốc hội ban hành đó là Luật Cạnh tranh 2018 sắp có hiệu lực, dưới đây sẽ là phần
so sánh, phân tích sự khác nhau, điểm mới của hành vi trên đối với Luật Cạnh tranh 2004.
II.

Phân tích những điểm mới của luật cạnh tranh 2018 về lạm dụng vị trí
thống lĩnh, vị trí độc quyền
Sự ra đời của Văn băn quy phạm pháp luật mới, Luật cạnh tranh 2018, về cạnh

tranh trên thị trường kinh tế hiện nay là bước tiến mới trong sự pháp triển ngày càng lớn
mạnh của nền kinh tế nước ta hiện nay xuất hiện liên tục những hành vi cạnh tranh của
các tổ chức kinh tế với nhau ngày càng tinh vi nhằm mục đích hạn chế, xóa bỏ khả năng



kinh doanh của doanh nghiệp khác, nắm lợi thế trước người tiêu dùng. Nhận ra được vấn
đề đó, Luật cạnh canh 2018 đã có những điểm mới sau về quy định các hành vi làm hạn
chế cạnh tranh, trong đó có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền
sau:
1.

Chủ thể của hành vi Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
Theo quy định của luật Cạnh tranh 2004 quy định thì chủ thể là doanh nghiệp
và nhóm doanh nghiệp đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp đối

với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, theo luật 2018 cũng vậy. Tuy nhiên, so với luật
cạnh tranh 2004 thì Luật cạnh tranh 2018 có sự khác nhau về nội dung quy định về chủ
thể của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh sau:
Một là, Chủ thể của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là doanh nghiệp được
quy định khác nhau về câu chữ trong điều kiện của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, cụ
thể là thay “có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” bằng “có sức mạnh
thị trường đáng kể”. Thay đổi này tuy không thay đổi nhiều về nghĩa nhưng đã cho thấy
sự thay đổi về tư duy trong nền kinh tế thị trường của các nhà làm luật, thêm vào đó thay
vì phải giải thích thế nào là “có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” thì
nhà làm luật giải thích luôn thế nào là “có sức mạnh thị trường” bằng quy định tại Điều
26 Luật Cạnh tranh 2018.
Hai là, Chủ thể của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là nhóm doanh
nghiệp được mở rộng phạm vi hơn so với quy định cũ tại Khoản 2 Điều 11 Luật Cạnh
tranh 2004 về số lượng doanh nghiệp trong một nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
thị trường, cụ thể là từ 3 loại nhóm doanh nghiệp:
-

Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.
Thì Luật Cạnh tranh 2018 quy định thêm một loại nhóm doanh nghiệp nữa tại

Điểm d Khoản 2 Điều 24 như sau: Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở
lên trên thị trường liên quan.


Đây là một điểm mới quan trọng trong việc xác định nhóm doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường. Theo cách xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp như vậy có
thể suy ra rằng nếu số lượng trong nhóm doanh nghiệp là năm doanh nghiệp thì con số thị
phần sẽ lên đến hơn 85% có thể là 100% như vậy là bao quát cả thị trường liên quan,
chính vì thế mà nhà làm luật chỉ dừng lại tại con số là bốn doanh nghiệp trong một nhóm,
thể hiện sự hợp lý trong quy định và thực tiễn. So với quy định của luật cũ thì quy định
của Luật Cạnh tranh 2018 bao quát được hết các chủ thể có khả năng thực hiện hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh, ngăn chặn được việc lách luật của các nhóm doanh nghiệp,
làm tăng hiệu xuất phát hiện xử phạt được rất nhiều nhóm doanh nghiệp có hành vi câu
kết lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
2.

Hành vi Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền bị cấm
Trong Luật Cạnh tranh 2018 quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm

dụng vị trí độc quyền bị cấm trong một điều luật (Điều 27) thay vì quy định thành hai
điều riêng biệt trong Luật Cạnh tranh 2004 (Điều 13 và Điều 14). Tuy nhiên, những hành
vi bị cấm được quy định trong Luật Cạnh tranh 2018 lại có nhiều hành vi bị cấm hơn và
rõ ràng hơn so với Luật Cạnh tranh 2004 cụ thể là thay vì chỉ quy định sáu hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh và tổng hợp cùng với hai hành vi khác về lạm dụng vị trí thống
lĩnh, thì Luật Cạnh tranh 2018 quy định bảy hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và tổng
hợp cùng với hai hành vi khác về lạm dụng vị trí độc quyền trong đó có một hành vi là
quy định mở.

Từ đó càng thể hiện rõ hơn vai trò của Luật Cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay
là để bảo vệ đại đa số các chủ thể trong kinh doanh và người tiêu dùng bảo vệ cho hành
vi cạnh tranh giữa cách chủ thể một cách công bằng, khách quan. Và làm rõ hơn đặc điểm
của Luật Cạnh tranh là quy định phần lớn là các điều cấm.
3.

Thời hạn điều tra hành vi Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
Thời hạn điều tra vụ việc cạch tranh đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm

dụng vị trí độc quyền của Luật Cạnh tranh 2018 được quy định ngắn gọn cụ thể và thời
hạn điều tra được kéo dài hơn so với quy định về thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh của


Luật Cạnh tranh 2004. Cụ thể là, đối với quy định tại Khoản 2 Điều 90 Luật Cạnh tranh
2004: “Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, thời hạn điều tra chính thức là
một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra; trường hợp cần thiết, thời
hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá
hai lần, mỗi lần không quá sáu mươi ngày;” Còn đối với quy định tại Khoản 1 Điều 81
Luật Cạnh tranh 2018 thì: “Thời hạn điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh là 09 tháng kể
từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng
không quá 03 tháng.”
Từ sự so sánh hai quy định này ta có thể thấy rằng điều luật quy định tại Luật Cạnh
tranh 2018 phù hợp với thực tiễn nền kinh tế thị trường hiện nay hơn, với sự tinh vi, xảo
quyệt cùng với quy mô lớn của hầu hết các hành vi gây ra sự bất bình đăng trong cạnh
tranh trên thị trường cụ thể là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc
quyền. Để có thể phát hiện và điều tra hành vi này thì cơ quan chức năng có thẩm quyền
cần nhiều hơn thế so với thời gian mà pháp luật quy định. Từ đó cho thấy sự tiến bộ của
luật pháp, cách nhìn ngày càng cụ thể và đi sát vào thực tiễn.
4.


Xử lý hành vi Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
Về biện pháp xử lý đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thì

theo quy định mới của Luật Cạnh tranh 2018 không những phải cơ cấu lại doanh nghiệp
do hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mà còn phải cơ cấu lại doanh nghiệp do
hành vi lạm dụng vị trí độc quyền (Tại Điểm a Khoản 4 Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018)
so với Luật Cạnh tranh 2004.
Đây là một trong những điểm mới quan trong của Luật Cạnh tranh năm 2018 với
mục đích không để lọt hành vi, không để lọt chủ thể vi phạm. Đối với doanh nghiệp có vị
trí độc quyền thì việc phạt bằng tiền thì chưa đủ để doanh nghiệp này ngừng thực hiện
hành cấm đối với vị trí độc quyền của mình.
Ngoài ra, Luật Cạnh tranh 2018 còn quy định rõ ràng hơn về mức phạt tiền là 10%
tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm


tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp
nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Có thể thấy, theo
quy định này Luật Cạnh tranh 2018 quy định rõ ràng hơn về ranh giới giữa vi phạm hành
chính và tội phạm.
5.

Nhận xét những điểm mới của luật cạnh tranh 2018 về lạm dụng vị trí thống
lĩnh, vị trí độc quyền
Trên đây là toàn bộ những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 quy định về Hành

vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền có thể thấy đây là bước phát triển
lớn trong lĩnh vực làm luật tuy nhiên để gắn với thực tế thì vẫn còn một số điểm chưa hợp
lý, từ những phân tích trên em xin đưa ra một số nhận xét sau:
Một là, để có thể áp dụng một cách dễ dàng Luật Cạnh tranh 2018 vào thực tiễn thì

cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để tránh các trường hợp doanh nghiệp lợi dụng
điều luật quy định chưa rõ ràng để lách luật.
Hai là, để quy định về thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể ở đây là hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền một cách rõ ràng hơn, cần có văn
bản hướng dẫn thế nào là “Vụ việc phức tạp” vì quy định này còn chưa cụ thể để có thể
áp dụng được.
Ba là, về quy định xử lý cơ cấu lại doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí độc
quyền chưa được thực tế bởi vì khi doanh nghiệp đã có vị trí độc quyền thì việc cơ cấu lại
là rất khó khăn thậm chí là không thể thực hiện được.
Ngoài ra, còn nhiều những điểm chưa rõ nữa vẫn chưa được tìm ra và cần phải có
sự kết hợp với thực tiễn.


KẾT LUẬN
Luật Cạnh tranh 2018 sắp có hiệu lực và mang rất nhiều điểm mới tích cực hơn so
với Luật Cạnh tranh 2004 tuy nhiên để có thể phát huy được sự tích cực đó không thì câu
trả lời nằm thực tiễn văn bản pháp luật mới này được thi hành, áp dụng như thế nào.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Luật Cạnh tranh 2018
Luật Canh tranh 2004
/>%81n_(kinh_t%E1%BA%BF)


Ảnh minh họa hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền




×