Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học NTT đến sinh trưởng và năng suất rau cải ngọt tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

MA THỊ HÀ THU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ
SINH HỌC NTT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT RAU CẢI NGỌT TẠI HUYỆN SAPA
TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

MA THỊ HÀ THU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ
SINH HỌC NTT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT RAU CẢI NGỌT TẠI HUYỆN SAPA
TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Ngọc

Thái Nguyên – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả công bố trong luận văn hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Ma Thị Hà Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Văn Ngọc là
người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Nông
học, Phòng Đào tạo cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trình
cao học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, toàn thể gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thànhluận
vănnày, xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Ma Thị Hà Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ............................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................. 3
3. Yêu cầu đề tài ................................................................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................... 5
1.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 6
1.3. Tổng quanvề phân bón ............................................................................... 8
1.3.1 Khái niệm ................................................................................................. 8
1.3.2 Phân loại .................................................................................................. 8
1.4. Tình hình sử dụng và nghiên cứu phân bón cho rau cải trên thế giới và
trong nước ....................................................................................................... 23
1.4.1 Kết quả nghiên cứu về liều lượng đạm và thời gian bón ....................... 23
1.4.2 Kết quả nghiên cứu về phân bón sinh học ............................................. 24
1.4.3Kết quả nghiên cứu về phân bón sinh học NTT ..................................... 24
1.5Giới thiệu về phân hữu cơ sinh học NTT................................................... 24
1.5.1Thành phần và nguyên liệu ..................................................................... 24
1.5.2 Quy trình sản xuất phân bón NTT ......................................................... 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

1.6Giới thiệu về cây rau cải ngọt ................................................................... 13
1.6.1 Vị trí phân loại ....................................................................................... 13
1.6.2 Đặc điểm sinh học của cây rau cải ngọt ................................................. 18

1.6.3Vai trò của cải ngọt trong thực phẩm ...................................................... 22
1.7. Tình hình sản suất và sử dụng rau và phân bón tại Lào Cai. ................... 28
1.7.1 Đặc điểm tình hình sản xuất trồng trọt ở Lào Cai.................................. 28
1.7.2. Tình hình sản xuất rau tại tỉnh Lào Cai .................................................. 29
1.7.3. Thực trạng sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh Lào Cai ............................. 31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 33
2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 33
2.3. Địa điểm nghiên cứu .. ............................................................................. 33
2.4. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 33
2.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 33
2.5.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 33
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 33
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 36
2.7. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán.................................................... 40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 41
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân NTT và các loại hình sử dụng đất
đến sinh trưởng cây cải ngọt ........................................................................... 41
3.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân NTT và các loại hình sử dụng
đấtđến tỷ lệ nảy mầmcây cải ngọt ................................................................... 41
3.1.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân NTT và các loại hình sử dụng
đất đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây cải ngọt .............................. 42
3.1.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân NTT và các loại hình sử dụng
đất đến động thái ra lá của cây rau cải ngọt .................................................... 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





v

3.1.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân NTT và các loại hình sử dụng
đất đến hàm lượng diệp lục trong lá rau cải ngọt............................................ 45
3.2. Ảnh hưởng của phân NTT và các loại hình sử dụng đất đến mức độ biểu
hiện sâu bệnh hại cây cải ngọt......................................................................... 50
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTT và các loại hình sử dụng đất đến năng
suất, hàm lượng nitrat và hiệu quả kinh tếcây cải ngọt................................... 52
3.3.1.Ảnh hưởng của liều lượng phân NTT và các loại hình sử dụng đất đếnnăng
suất cây cải ngọt .............................................................................................. 52
3.3.2.Ảnh hưởng của liều lượng phân NTT và các loại hình sử dụng đất đến
hàm lượng NO3-cây rau cải ngọt ..................................................................... 56
3.3.3.Ảnh hưởng của liều lượng phânNTT và các loại hình sử dụng đất đến hiệu
quả kinh tế cây rau cải ngọt............................................................................. 57
3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng phân NTT đến một số chỉ tiêu dinh dưỡng
trong đất trước và sau khi sử dụng .................................................................. 59
3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh hóa trong đất trước và sau khi làm thí nghiệm ..... 59
3.4.2.Các chỉ tiêu về lý tính trong đất trước và sau khi làm thí nghiệm ......... 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 65
1.Kết luận ........................................................................................................ 65
2. Đề nghị ........................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng chính của phân hữu cơ sinh học NTT .... 23
Bảng 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phân NTT .............................. 25
Bảng 3.1. Tỷ lệ nảy mầm của các mức phân bón ........................................... 41
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây cải ngọt ................................ 43
Bảng 3.3.Động thái ra lá của cây rau cải ngọt ................................................ 46
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của phân NTT và các loại hình sử dụng đất đến chỉ số
diệp lục ............................................................................................................ 51
Bảng 3.5. Tình hình sâu bệnh hạitrên cây cải ngọt ......................................... 49
Bảng 3.6. Năng suất cá thể của rau cải ngọt ................................................... 53
Bảng 3.7 Năng suấtlý thuyết và năng suất thực thu ........................................ 54
Bảng 3.8 Ảnh hưởng sử dụng phân NTT và loại hình sử dụng đất đến hàm
lượng nitrat ...................................................................................................... 57
Bảng 3.9a. Hiệu quả kinh tế trên đất chuyên canh.......................................... 58
Bảng 3.9b Hiệu quả kinh tế trên đất lúa 1 vụ.................................................. 59
Bảng 3.10aCác chỉ tiêu về sinh hóa trong đất trước và sau khi sử dụng phân
bón NTT cho cây rau cải ngọt trên đất chuyên canh ...................................... 60
Bảng 3.10bCác chỉ tiêu về sinh hóa trong đất trước và sau làm thí nghiệm trên
đất lúa 1 vụ lúa ................................................................................................ 60
Bảng 3.11Các chỉ tiêu về lý tính đất trước và sau khi làm thí nghiệm ........... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CV%

Hệ số biến động

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

CCC

Chiều cao cây

ĐTRL

Động thái ra lá

NSG

Ngày sau gieo

NSTT


Năng suất thực thu

NSLT

Năng suất lý thuyết

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là cây trồng có vai trò rất quan trọng trong đời sống, kinh tế, xã
hội. Rau cung cấp phần lớn các khoáng chất, vitamin đặc biệt là vitamin C, tiền
vitamin A (Caroten) và các chất dinh dưỡng như gluxit, lipit, protein. Năng
lượng trong rau xanh thường không cao, nhưng hàm lượng vitamin, chất xơ,
khoáng có ý nghĩa rất to lớn đối với cơ thể con người. Rau cũng có vai trò lớn
trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế. Vai trò của rau xanh ngày
càng được khẳng định trong cuộc sống của con người, theo kinh nghiệm cổ
truyền của ông cha ta, rau xanh ngoài giá trị làm thức ăn trong bữa ăn hàng
ngày (cơm không rau như đau không thuốc), việc sử dụng các loại rau kết hợp
trong món ăn đã có tác dụng như vị thuốc điều tiết, tăng cường sức đề kháng

của cơ thể với điều kiện ngoại cảnh, thời tiết. Ngày nay rau xanh và các sản
phẩm chế biến từ rau xanh nói riêng và từ thực vật nói chung được sử dụng
rộng rãi. Sản lượng rau tăng theo hàng năm và loại rau cũng phong phú, đa
dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Cùng với một số loại rau thông dụng khác cải ngọt là loại rau được
trồng ở hầu hết tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là loại rau có
thể sản xuất quanh năm và thích hợp với vùng ôn đới lạnh như một số huyện
Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai... Nhiều năm nay rau cải ngọt đã
trở thành một giống rau chủ yếu trong cơ cấu giống rau của tỉnh Lào Cai vì đây
là loại raukhông chỉ giàu Vitamin bổ dưỡng, mà còn có khả năng để lâu hơn
một số loại rau khác trong quá trình vận chuyển và đặc biệtcó thể bao gói rất
đơn giản phù hợp với điều kiện địa hình vùng núi cao thuận tiện cho người dân
địa phương trong sử dụng cũng như sản xuất.
Tại các huyện có nhiều tiềm năng về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai
như Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát… nhu cầu sử dụng rau xanh để phục
vụ thị trường trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận và xuất khẩu ngày càng cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

nhưng diện tích rau trồng chuyên canh không thể mở rộng do quá trình đô thị
hóa diễn ra nhanh chóng. Vì vậy người dân đã mở rộng diện tích sản xuất rau
bằng cách tăng vụ mùa trên đất lúa 1 vụ. Điều đó đã làm tăng nhanh tổng lượng
phân bón vô cơ sử dụng cho các vùng rau, hậu quả là đất canh tác bị nén chặt,
mất cấu trúc, ẩm độ trong đất giảm, một số vi sinh vật có hại gia tăng ảnh hưởng
đến quá trình khoáng hóa chất hữu cơ, khoáng hóa chất đạm làm cho đất ngày
càng bạc màu.Mặt khác, người dân địa phương vẫn có thói quen sử dụng các

loại phân chuồngtrong canh tác rau. Đây là nguồn nguyên liệu hữu hiệu cho
việc canh tác rau màu theo hướng hữu cơ. Phân chuồng cung cấp chất dinh
dưỡng, chất mùn hữu cơ và kích thích các hoạt động của vi sinh vật trong đất
để tạo nên độ phì nhiêu. Tuy nhiên, phần lớn phân chuồng được sử dụng là chất
thải của gia súc gia cầm (trâu, bò, gà) có khối lượng lớn, vận chuyển cồng kềnh,
tốn kém nhân lực. Một số khu vực trên địa bàn, nông dân không tuân thủ đúng
kỹ thuật của quy trình ủ hoai mục, phân chuồngsẽ là môi trường thuận lợi cho
việc lây lan và gây bệnh ở cây trồng vì trong phân chuồng có chứa nhiều hạt cỏ
dại, kén nhộng côn trùng, nấm bệnh gây hại. Phân chuồng chưa qua xử lý hoặc
xử lý không triệt để còn tiềm ẩn các vi sinh vật gây hại như E. coli, Salmonella,
Coliform – là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm hoặc ô nhiễm
thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức
quy định.
Phân hữu cơ sinh học là một loại phân được chế biến từ các nguyên liệu
có nguồn gốc hữu cơ với quy trình chế biến được áp dụng bằng ác tác nhận
hoặc bằng các kỹ thuật công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
lực của phân thương phầm. Phân hữu cơ sinh học có chức năng cải tạo hóa tính,
lý tính của đất, có tác động đến sinh tính của đất và đặc biệt là giải quyết vấn
nạn ô nhiễm môi trường do sử dụng triệt để các nguyên liệu từ rác thải sinh
hoạt, phân gia súc. (Lê Thị Thu Trà, 2016)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

Hiện nay, việc sử dụng các biện pháp cải tạo đất như bón phân hữu cơ
sinh học tại địa phương vẫn chưa được phổ biến khiến cho đất nông nghiệp

ngày càng suy thoái mất cân đối dinh dưỡng dẫn đến chất lượng rau giảm sút
ảnh hưởng vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng. Từ tình hình thực tế
của các vùng trồng rau trên địa bàn tỉnh Lào Cai,nhu cầu sử dụng rau xanh an
toàn nhằm bảo vệ sức khoẻ của con người, môi trường sinh thái và những đặc
điểm nổi bật của phân hữu cơ sinh học, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học NTT đến sinh trưởng và
năng suất rau cải ngọt tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai’’
2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Xác định lượng phân hữu cơ sinh học NTT thích hợp cho từng loại hình
sử dụng đất để cây rau cải ngọt đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
cao tại huyện Sa Patỉnh Lào Cai.
3. Yêu cầu đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học NTT và các
loại hình sử dụng đất đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh
tế của cây rau cải ngọt tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học NTT đến các
chỉ tiêu dinh dưỡng của hai loại hình sử dụng đất trồng rau tại huyện Sa Pa tỉnh
Lào Cai.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân NTT cho
cây cải ngọt trong sản xuất nông nghiệp.
- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung cơ sở nền tảng sản xuất nông nghiệp
hữu cơ có tính bền vững. Giúp ngành Nông nghiệp địa phương cân đối qui mô
vùng trồng rau gắn với ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và đưa ra các giải pháp
quản lý vùng sản xuất các loại rau an toàn cho địa bàn tỉnh Lào Cai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4

4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao nhận thức của người sản xuất đối với việc ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp bền vững, cụ thể là sử dụng phân
bón hữu cơ sinh học. Kỹ thuật áp dụng đơn giản, phù hợp với trình độ canh tác
ở địa phương, mức đầu tư thấp hơn phương pháp truyền thống, giảm chi phí,
sản phẩm được thị trường tiêu thụ chấp nhận, vì vậy mô hình dễ dàng được
nhân dân đồng tình áp dụng và nhân rộng trong vùng sản xuất rau sạch của
tỉnhLào Cai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Trong mấy thập kỉ qua, năng suất cây trồng không ngừng tăng lên, ngoài
vai trò của giống mới, phân bón cũng đang đóng vai trò quyết định. Giống mới
chỉ có thể phát huy được tiềm năng, cho năng suất cao nhất khi được cung cấp
đầy đủ và hợp lí các chất dinh dưỡng. FAO đã tổng kết sử dụng phân không
cân đối làm giảm hiệu suất sử dụng 20-50% (Nguyễn Ngọc Nông,1999). Khi
bón phân phải kết hợp giữa phân vô cơ và phân hữu cơ thì mới phát huy được
hiệu quả cao và bền vững.
Các công trình nghiên cứu của FAO và WHO cho biết các loại phân bón

hóa học dùng đúng liều lượng trong nông nghiệp vẫn gây độc hại cho con
người, ô nhiễm môi trường. Nhiều loại cây bị đột biến gen, làm thay đổi cơ chế
di truyền, làm giảm phẩm chất độ thơm ngon của nông sản, đối với con người
gây đột biến nhiễm sắc thể và nhiều bệnh khác (Nguyễn Đình Hạc Thúy, 2019)
Việc sử dụng phân hóa học liên tục còn làm ô nhiễm môi trường, làm
cho đất bị bạc màu suy thoái và phèn chua, làm giảm vai trò của vi sinh vật
trong đất đẫn đến sự thay đổi các quá trình sinh hóa diễn ra trong đất. Các
nguyên tố trên là tác nhân làm thoái hóa thực trạng thảm thực vật tự nhiên của
đất.Qua nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy phân bón hữu cơ vừa cung cấp
các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, vừa cung cấp cho đất
một lượng mùn lớn để duy trì sự hoạt động của sinh vật và vi sinh vật. Các chất
dinh dưỡng trong phân hữu cơ được chuyển đổi từ những thành phần dễ phân
hủy trong nguyên liệu hữu cơ như chất xơ, tinh bột, protein, amino acid... từ đó
phân hữu cơ cấu trúc phát triển chất lượng sản phẩm các nông sản. Bên cạnh
đó, phân hữu cơ còn góp phần quan trọng cải tạo và trả lại thảm thực vật của
đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Các kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học cho thấyviệc sử
dụng các chế phẩm vi sinh và phân bón tạo bởi chế phẩm vi sinh đã giúp giảm
được từ 30% đến 50% lượng phân bón hoá học, sản lượng rau tăng từ 15- 20%,
hàm lượng nitơrat trong rau giảm 10 lần, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn
cho phép. Ngay sau lần trồng thí điểm đầu tiên, chất lượng đất trồng đã được
nâng lên đáng kể.

Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thấy được vai trò quan trọng này của
phân bón sinh học, vì vậy từ năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số
644/TTg ngày 5 tháng 11 năm 1994 chỉ đạo việc quản lý sản xuất, kinh doanh
và chất lượng phân bón sinh học, trong đó đã nhấn mạnh: “ Để tiến tới một nền
Nông nghiệp sạch, giữ cho đất trồng màu mỡ, cần phải sử dụng hợp lý các loại
phân và thuốc hoá học trừ sâu. Dựa trên nguồn tài nguyên dồi dào về than bùn
và phosphorit ở nước ta, cần khuyến khích sử dụng các nguyên liệu này làm
chất nền và chất phụ gia để phát triển phân bón vi sinh, chế phẩm vi sinh, dùng
chúng thay thế dần các loại phân hoá học trong nông nghiệp theo xu hướng
chung của thế giới....”
1.2 Cơ sở thực tiễn
Thế giới ngày càng quan tâm tới an toàn thực phẩm và chất lượng nông
sản, nhiều quốc gia đã quan tâm phát triển và chuyển hướng sang sản xuất nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Nhiều siêu thị xuất hiện, các mặt hàng
nông sản hữu cơ có giá bán cao hơn các loại nông sản canh tác truyền thống.
Trên thế giới, các nước nhập khẩu nông sản đã bắt đầu kiểm tra nghiêm ngặt
đến chất lượng mặt hàng nông sản. Vấn đề tồn dư chất kháng sinh, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng và hàm lượng các kim loại nặng trong
nông sản được đặc biệt quan tâm. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia WHO vấn
đề thuế quan không còn là trở ngại mà trở ngại chính là hàng rào kỹ thuật khi
xuất khẩu nông sản ra thế giới. Vì vậy, chuyển hướng theo xu thế nông nghiệp
hữu cơ đang được chú trọng trong thời đại hiện nay nhằm đảm bảo cho một nền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

nông nghiệp bền vững đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng động thì

tất yếu phải phát triển một nền phân bón hữu cơ đi trước.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong những định hướng quan trọng
của ngành nông nghiệp Lào Cai nhưng với quan điểm phát triển không ồ ạt mà
chỉ tập trung tại những vùng thực sự có thế mạnh như cây chè, cây rau, cây
dược liệu... Trong thời gian qua, sản xuất rau đã khẳng định được vị trí trong
sự phát triển chung của lĩnh vực trồng trọt nói riêng và ngành Nông nghiệp nói
chung. Với địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn, chia cắt mạnh, hình thành
nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, từ nhiệt đới đến á nhiệt đới, tạo nên hệ sinh
thái thực vật đa dạng, phong phú tỉnh Lào Cai có nhiều điều kiện tự nhiên khá
thuận lợi để phát triển sản xuất rau phong phú về chủng loại cũng như sản lượng
hàng năm.
Những năm gần đây tỉnh Lào Cai đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao. Tính đến hết năm 2018 diện tích trồng trọt ứng dụng
CNC đạt 1.229,7 ha, trong đó cây rau là một trong những cây chủ lực được lựa
chọn để đưa vào ứng dụng CNC. Bên cạnh những thành tựu như trên, ngành
hàng sản xuất rau của Lào Cai cũng gặp rất nhiều khó khăn như: Quá trình thâm
canh rau với sự có mặt tràn lan, mất cân đối của các chất hóa học như phân hóa
học, phân chuồng tươi, thuốc bảo vệ thực vật đã làm tăng lượng Nitrat và các
chất độc hại dư thừa trong rau, tạo ra sự mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gây hại
cho sức khỏe người sử dụng. Đất càng ngày càng bị chai cứng hơn do dùng
nhiều phân hóa học, tính đệm của đất giảm nhiều do thiếu mùn, sự ô nhiễm
nặng nề về môi trường sản xuất đã dẫn đến hệ sinh vật đất và thiên địch có lợi
cho cây trồng bị tiêu diệt. Mặt khác, do nhu cầu sử dụng rau xanh ngày càng
nhiều, đất sản xuất nông nghiệp lại càng bị thu vì vậy việc sử dụng phân hữu
cơ sinh học bón cho rau hiện nay đang được coi là biện pháp có hiệu quả nhất
để bổ sung chất hữu cơ cho đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng
cường hoạt động của các chủng vi sinh vật hữu ích, thúc đẩy nhanh quá trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





8

phân giải chất hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp, cung cấp mùn cho đất, cải
tạo và bồi dưỡng đất, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng rau.
1.3. Tổng quanvề phân bón
1.3.1 Khái niệm
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suẩt, chất lượng cây trồng.
1.3.2 Phân loại
- Phân nhóm phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất:
+ Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân
bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp;
được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản.
+ Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên
liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng
hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn,
làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết).
+ Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông
qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa
một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin
hoặc các chất sinh học khác.
- Phân loại phân bón hóa học theo thành phần hoặc chức năng của các
chất chính trong phân bón đối với cây trồng.
+ Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít
nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức
hợp, phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học.
+ Phân bón trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất chính

chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi, thạch
cao, đá mácnơ, đá dolomite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

sản xuất thành phân bón.
+ Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất
01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng.
+ Phân bón đất hiếm là phân bón có chứa nguyên tố Scandium (Số thứ
tự 21) hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy
Lathanides (Số thứ tự từ số 57 – 71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium,
Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium,
Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng
tuần hoàn nguyên tố hóa học (Bảng tuần hoàn Mendeleev).
+ Phân bón cải tạo đất vô cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất
lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng,
phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ
tổng hợp.
- Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần chất chính hoặc liên kết
hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón:
+ Phân bón đơn là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có 01 nguyên
tố dinh dưỡng đa lượng.
+ Phân bón phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít
nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng hoặc được liên kết với nhau bằng các
liên kết hóa học.
+ Phân bón hỗn hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít

nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phối trộn từ
các loại phân bón khác nhau.
+ Phân bón khoáng sinh học là phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân
bón hỗn hợp được bổ sung ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít
amin, vitamin,...)
- Phân loại phân bón hữu cơ theo thành phần, chức năng của các chất
chính hoặc quá trình sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

+ Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất
hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ.
+ Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón trong thành phần chất chính gồm
có chất hữu cơ và ít nhất 01 loài vi sinh vật có ích.
+ Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm
có chất hữu cơ và ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin,
vitamin,...).
+ Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón trong thành phần chất chính gồm
có chất hữu cơ và ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng.
+ Phân bón cải tạo đất hữu cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất
lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng,
phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên
(không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp).
+ Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải
động vật, phụ phẩm cây trồng, các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt
khác được chế biến theo phương pháp ủ truyển thống.

- Phân loại phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của chất
chính trong phân bón:
+ Phân bón sinh học là loại phân bón sản xuất thông qua quá trình sinh
học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất
sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học
khác.
+ Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng
tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong
đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác
dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cho cây trồng.
+ Phân bón cải tạo đất sinh học là phân bón có tác dụng cải thiện tính
chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn
gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất sinh học.
- Phân bón có chất điều hòa sinh trưởng là phân bón được bổ sung một
hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh
trưởng nhỏ hơn 0,5% khối lượng.
- Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là phân bón được phối trộn với
các chất làm tăng hiệu suất sử dụng.
- Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là phân bón có chứa
chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất
thuận hoặc với các loại sâu bệnh.
- Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng:

+ Phân bón rễ là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây trồng thông qua bộ rễ.
+ Phân bón lá là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng
cho qua trồng thông qua thân, lá.
1.3.3. Vai trò của phân bón
+ Phân bón ảnh hưởng tới năng suất cây trồng:
- Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng,
phát triển. Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy trong số các
biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón phân luôn là biện pháp có ảnh hưởng lớn nhất
đến năng suất, sản lượng cây trồng.
- Ở nước ta, năm 1997, tính trung bình phân bón làm tăng 38 – 40% tổng
sản lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng suất lúa và bón 1 tấn dinh
dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn ngũ cốc (Nguyễn Như Hàvà Lê Thị Bích
Đào, 2010).
- Năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân bón được
bón vào. Việc sử dụng phân bón không cân đối không những không làm tăng
năng suất mà còn có thể làm giảm năng suất cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

+ Phân bón ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm nông sản
- Chất lượng nông sản do đặc điểm của cây, giống cây trồng và nhiều
loại hợp chất hữu cơ chi phối. Sự hình thành những hợp chất hữu cơ đó là kết
quả của những quá trình sinh hóa do nhiều loại men điều khiển. Phân bón tác
động lên tính chất và hàm lượng của các loại men đó sẽ ảnh hưởng tới chất
lượng nông sản.

- Phân kali có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, đặc biệt có ảnh
hưởng tới hàm lượng đường, bột và chất lượng sợi. Theo kết quả nghiên cứu ở
Việt Nam cho thấy, bón phân kali làm tăng tỷ lệ bột, giảm mạnh hàm lượng
đường HCN (axit xianhidric) trong củ sắn; tăng hàm lượng và năng suất protein,
năng suất dầu trong các hạt cây đậu đỗ; tỷ lệ đường trong mía, cam, dứa; tăng
tỷ lệ tananh và chất hòa tan trong chè; tăng tỷ lệ đường và nhựa hơm trong lá
thuốc lá; giảm chất xơ trong cải bắp;.... (Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào,
2010).
- Phân lân: tham gia vào quá trình hình thành mầm non, đẻ nhánh, ra hoa
kết quả, đồng thời làm tăng cường sự vận chuyển đường và bột tích lũy về dạng
hoạt động. Lân tăng cường khả năng chống lạnh, chịu nóng cho cây trồng, giúp
cây chịu được đất chua hoặc kiềm. Lân làm tăng rõ phẩm chất các loại rau, cỏ
làm thức ăn gia súc, và chất lượng hạt giống (Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích
Đào, 2010).
- Phâm đạm: làm tăng hàm lượng protein và caroten trong sản phẩm và
làm hàm lượng xenlulozơ giảm xuống (Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào,
2010).
- Vi lượng: có vai trò chủ yếu là hình thành và kích thích hoạt động của
các hệ thống men trong cây, xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống trong
cây như: quang hợp, hô hấp, hút khoáng, hình thành, chuyển hóa và vận chuyển
các hợp chất hữu cơ trong cây (Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào, 2010).
+ Phân bón ảnh hưởng tới môi trường:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

- Trong trồng trọt, cần bón phân cho cây trồng nhằm đạt năng suất cao,

chất lượng tốt. Bên cạnh đó, bón phân có thể làm tăng độ che phủ đất, bảo vệ
đất trồng khỏi quá trình xói mòn, rửa trôi, làm đất tốt hơn.
- Bón phân bón hữu cơ và vôi giúp cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học
của đất, tạo môi trường pH thích hợp cho cây trồng, đồng thời đất tích lũy thêm
mùn và các chất dinh dưỡng, nâng cao độ phì cho đất. Đây là phương tiện cải
tạo đất toàn diện và hiệu quả cao.
- Bón phân bón vô cơ với lượng hợp lý có tác dụng tăng cường hoạt động
của vi sinh vật có ích, tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ có sẵn trong đất,
chuyển độ phì tự nhiên sang độ phì thực tế. Bón phân lân giữ đất khỏi bị chua
hóa do trong phân lân còn chứa một lượng canxi cao (Nguyễn Như Hà và Lê
Thị Bích Đào, 2010).
+ Phân bón ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp:
- Phân bón là một vật tư sản xuất thường chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí
vật tư và tổng chi phí của trồng trọt. Việc sử dụng phân bón hiệu quả sẽ làm
tăng nhiều thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất. Theo Andre Gros, một
trong những điều kiện cơ bản lợi nhuận của nông nghiệp là tận dụng được vốn
kinh doanh, trong đó, vốn dùng cho phân bón có tác dụng kích thích lãi và
không nên hà tiện. Kinh nghiệp ở Pháp cho thấy việc tăng chi phí về phân bón
thường đi đôi với việc tăng thu nhập và lãi thuần. Bón phân cân đối trong trồng
trọt có thể giải quyết được mẫu thuẫn giữa việc đạt năng suất cây trồng cao và
chất lượng sản phẩm để đảm bảo thu nhập cho người nông dân (Nguyễn Như
Hà và Lê Thị Bích Đào, 2010).
1.4. Tình hình sử dụng và nghiên cứu phân bón cho rau cải trên thế thới
và trong nước
1.4.1. Kết quả nghiên cứu về liều lượng đạm và thời gian bón
Nitơ là một trong những nhân tố cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển
của cây trồng (Maryam, 2007). Đồng thời cũng là một trong những dinh dưỡng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





14

quan trọng nhất hạn chế năng suất cây trồng. Tuy nhiên thừa đạm có thể làm
giảm năng suất và chất lượng giống đáng kể (Fathy, 2009). Bón quá nhiều đạm
cũng là nguyên nhân làm cho thân cây mềm, thành tế bào mỏng làm cho sâu
bệnh dễ dàng tấn công (Tshikalange, 2006).
Cây trồng hấp thụ nitơ từ đất dưới dạng nitrat, sau đó được biến đổi thành
các protein và các ch ất chứa nitơ khác. Nitrat chứa trong cây trồng là kết quả
của sự cân bằng động giữa tốc độ hấp thu, đồng hóa, di chuyển. Trong điều
kiện nhất định sự cân bằng này có thể bị gián đoạn dẫn đến việc rễ tích lũy
nitrat nhanh hơn so với cây trồng chuyển đổi nitrat thành protein (Maryam,
2007).
Nhu cầu bón đạm của các loại rau được phân thành 4 nhóm sau:
- Rất cao (200 - 400 kg N/ha): súp lơ, cải bắp đỏ, cải bắp sớm.
- Cao (150 - 180 kg N/ha): cải thìa, bíđỏ, cà rốt muộn, cải bắp.
-Trung bình (80 - 100 kg N/ha): cải bao, dưa chuột, su hào, đậu rau, cà
rốt sớm, cải bẹ xanh.
- Thấp (40 - 80 kg N/ha): đậu trắng, đậu Hà Lan, hành ta (Nguyễn Như
Hà, 2006).
Khi nghiên cứu mức đạm từ 0 - 300 kg N/ha trên giống cải Brassica
chinensis L(Tshikalange, 2006) nhận thấy rằng khi bón 50 kg N/harau cải phát
triển tốt hơn so với không bón tuy nhiên không bằng các công thức 100 kg N 250 kg N/ha. Nhưng khi bón với lượng 300kg N/ha thì chiều cao phát triển
kém hơn so với lượng bón từ 100 kg N - 250 kg N/ha, lá có màu xanh tối
hơn.
Nhiều nghiên cứu ngoài nước đã cho thấy phân đạm đã làm tăng NO 3trong nông sản. Theo WangZHao - Hui (2004) trong một giới hạn nhất định
năng suất rau tăng tỷ lệ thuận với lượng phân đạm. Tuy nhiên, hàm lượng nitrat
trong rau cũng tăng theo lượng phân đạm bón hay nói cách khác bón phân đạm
cho cây là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng nitrat trong rau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

Theo Maereka và cộng sự (2007) khi nghiên cứu 4 mức đạm 0 kg N, 34,5
kg N, 69 kg N và 103,5 kg N/ha trên giống cải xanh đã nhận thấy kích thước
và năng suất lá tăng lên khi tăng liều lượng đạm trong cả 2 vụ. Mức đạm từ
34,5 - 103,5 kg N/ha làm tăng số lá khi thu hoạch so với đối chứng. Nitrat trong
lá cũng tăng từ 0,42 mg/kg ở đối chứng đến 0,575 mg/kg đối với lượng bón
103,5 kg N/ha. Vị đắng cũng tăng lên với việc bón nhiều phân đạm.
Tại Iranian khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức bón đạm khác nhau
tới năng suất, sự tích lũy nitrat và chất lượng của cây rau cải bó xôi, Hemmat
Ahmadi và cộng sự (2010) nhận thấy: Khi bón đạm cho cây ở các mức 0, 50,
100, 150, 200 kg N/ha thì mức bón 200 kg N/ha cho năng suất cao nhất 2299,3
g/m2 nhưng sự tích lũy hàm lượng nitrat lại vượt quá mức cho phép (5353,3
mg/kg rau tươi), công thức bón 150 kg N/ha cho năng suất 2066 g/m2 và hàm
lượng nitrat tích lũy trong cây là 2183,3 mg/kg rau tươi, đảm bảo năng suất và
dư lượng nitrat ở ngưỡng an toàn.
M.E. Yarvan (1980) đã tiến hành nghiên cứu tăng lượng đạm bón từ 30 180 kg N/ha làm tăng tương ứng hàm lượng NO3- trong củ cà rốt và cải củ từ
21,7 lên 40,6 mg/kg và 263 lên 473 mg/kg (Bùi Quang Xuân, 1998 ).
Các nghiên cứu ngoài nước cũng cho thấy: khi các dạng phân đạm (NH4+,
NO3) được bón ở thời kỳ bón thúc lần cuối cũng làm ảnh hưởng lớn đến tích
lũy NO3- trong cây. Để hạn chế hàm lượng NO3- trong rau, trong cỏ chăn nuôi,
sau bón ít nhất 3 tuần mới được thu hoạch (Đặng Thu Hòa, 2002).
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng đạm
và thời gian bón đến năng suất và hàm lượng nitrat.
Do nitơ là thành phần quan trọng của axít nucleic ADN và ARN, ADP,

ATP, diệp lục…Nitơ giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển của mô sống,
quyết định phẩm chất nông sản. Thiếu N cây cằn cỗi, không hình thành protein
và diệp lục, lá bé màu xanh nhạt, hoa hay rụng và ít quả, quả bé và phẩm chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16

kém vì vậy trong sản xuất người nông dân thường chú trọng đến phân đạm hơn
(Lê Thanh Bồn, 2012).
Tuy nhiên việc bón thừa đạm cũng không có lợi cho cây trồng. Người ta
nhận thấy năng suất và phẩm chất không đồng hành mà nhiều trường hợp là
nghịch biến, năng suất tăng, phẩm chất giảm, hiện tượng thường thấy khi sử
dụng phân đạm (Võ Minh Kha, 1998)
Bùi Quang Xuân và Bùi Đình Dinh (1999) khi nghiên cứu sử dụng hợp lý
phân bón cho rau đã cho rằng việc bón quá liều lượng, bón quá muộn gây tích
lũy NO3- trong rau thương phẩm. Trong các loại rau, rau ăn lá có hàm lượng
NO3- trong rau cao nhất vì vậy cần chú ý đến liều lượng bón và thời kỳ bón.
Lê Văn Tán, Lê Khắc Huy và cs (1998) cho thấy: khi tăng lượng phân
đạm bón sẽ dẫn đến tăng tích lũy NO3- trong rau. Điều đáng chú ý ở đây là nếu
bón dưới mức 160 kg N/ha đối với bắp cải và dưới 80 kg N/ha đối với cải xanh
thì lượng NO3- trong cải bắp dưới 430 mg/kg tươi (mức cho phép 500 mg/kg).
Các kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Xuân (1999).
Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đối với sự tích lũy
nitrat trong rau cải bẹ xanh trên nền đất xám tại thành phố Hồ Chí Minh, Phạm
Minh Tâm (2001) cho thấy năng suất cải bẹ xanh tăng dần khi tăng lượng đạm
bón, cao nhất ở mức 150 kg N/ha, tuy vậy thì hàm lượng NO3- trong rau khi thu

hoạch quan hệ chặt với lượng đạm bón, từ 3,17mg NO3-/kg rau tươi ở mức 0
kg N/ha lên 524,9 mg NO3-/kg ở mức 180 kg N/ha. Liều lượng đạm thích hợp
nhất để đạt năng suất cao (15,60 tấn/ha) và tồn dư NO3-đạt tiêu chuẩn cho phép
là 90 kg N/ha trên nền bón 15 tấn phân chuồng + 30 kg P205 + 30 kg K20/ha.
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa (2009) cho thấy khi bón liều
lượng đạm từ 0 - 120 kg N/ha trên nền bón 15 tấn phân chuồng + 30 kg P 205 +
60 kg K20/ha thì liều lượng đạm 60 kg N/ha đối với cải xanh đã hạn chế được
sự gây hại của sâu bệnh, cho hiệu quả kinh tế và phẩm chất đạt cao nhất trong
các công thức bón. Khi lượng phân đạm tăng thì hàm lượng nitrat cũng tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×