VIÊM PHẾ QUẢN CẤP
VIÊM PHẾ QUẢN CẤP
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nắm được tổng quan về GP học và sinh lý phổi.
2. Định nghĩa được bệnh viêm phế quản cấp.
3. Trình bày được nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp.
4. Trình bày được triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp.
5. Trình bày được nguyên tắc điều trị bệnh viêm phế quản cấp.
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
1.1. Giải phẫu học Phổi
Phổi là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp, hai phổi nằm trong lồng
ngực, ngăn cách nhau bởi 1 khoang gọi là trung thất. Mỗi phổi
được bao bọc trong một bao thanh mạc gồm 2 lá: lá thành & lá
tạng.
1.1.1. Hình thể ngoài
Phổi có hình nón, gồm 1 đáy, 1 đỉnh, 2 mặt và 2 bờ:
Đáy phổi
Đỉnh phổi: ngang mức đầu sau xương sườn I
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
Mặt sườn: Có khe chếch, riêng phổi phải có thêm khe ngang chia
phổi phải làm 3 thùy: trên, giữa & dưới. Phổi (T) chỉ có 2 thùy:
trên & dưới
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
Mặt trong: Có rốn phổi, hình chiếc vợt bóng bàn chứa các thành
phần của cuống phổi: PQ chính, ĐM phổi ở phía trước PQ chính
(đối với phổi phải), hoặc trên PQ chính (đối với phổi trái), 2 TM
phổi nằm trước & dưới PQ chính. Ngoài ra còn có ĐM, TM PQ,
hạch bạch huyết.
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
Bờ trước: là ranh giới giữa mặt sườn & mặt trong
Bờ dưới: gồm 2 đoạn
+Đoạn thẳng: ngăn cách mặt hoành với mặt trong
+Đoạn cong: ngăn cách mặt hoành với mặt sườn
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
1.1.2. Hình thể trong
Cây PQ:
+Mỗi PQ chính qua rốn phổi PQ thùy dẫn khí cho 1 thùy phổi
PQ phân thùy PQ hạ phân thùy PQ tiểu thùy.
+Tiểu thùy phổi là đơn vị cơ sở của phổi, gồm các tiểu PQ dẫn khí
qua ống phế nang vào phế nang
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
1.1.3. Mạch máu & TK Phổi
•ĐM phổi trái & phải tách ra từ thân ĐM phổi xuất phát từ tâm
thất (P)
•TM phổi bắt đầu từ các lưới mao mạch phế nang rồi lớn dần để
đổ về tâm nhĩ (T)
•ĐM & TM phế quản: thành phần dinh dưỡng của phổi, thường
tách ra từ ĐM chủ đối với bên (T) & ĐM gian sườn đối với bên
(P)
•TK của phổi: do đám rối phổi tạo nên bởi các sợi giao cảm & các
nhánh của TK lang thang
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
1.2. Sinh lý hệ hô hấp:
1.2.1. Khái niệm về hô hấp: Đem O2 từ khí trời vào tế bào và đem khí CO2 của
TB ra ngoài khí trời.
Hô hấp gồm 4 giai đoạn:
+Thông khí ở phổi để trao đổi khí giữa phế nang và khí trời.
+Khuếch tán khí Oxy và khí Cacbonic giữa phế nang và máu tại phổi.
+Chuyên chở O2 và CO2 trong máu và dịch cơ thể đến hoặc rời khỏi tế bào.
+Trao đổi khí giữa dịch cơ thể và TB
Các giai đoạn trên được điều hòa bởi trung tâm hô hấp
Mục đích chính của hô hấp là dùng O2 hấp thụ được đốt các thực phẩm trong
TB để sinh năng lượng, khí CO2 sinh ra sẽ được thải ra ngoài.
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
1.2.2. Cơ chế hô hấp
•Sau khi có sự vận động của các cơ hô hấp, nhờ tính đàn hồi của
phổi và lồng ngực, áp suất âm trong phế nang sẽ làm khí đi vào
phổi thông qua đường dẫn khí.
•Sau khi hệ thống cơ học hô hấp đã thực hiện sự thông khí phế
nang, bước thứ 2 của hô hấp là khuếch tán O2 từ phế nang vào
mao mạch phổi và khí CO2 theo chiều ngược lại. Đây là giai đoạn
quan trọng nhất và cũng là mục đích của sự thông khí tại phổi
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
•Sau khi đã trao đổi khí ở PN, máu đỏ sẽ được chuyên chở đến
các mô. Tại mô máu đỏ giao O2 cho mô, lấy khí CO2 về lại phế
nang, tiếp tục quá trình trao đổi khí.
•Việc chuyên chở O2 & CO2 được thực hiện chủ yếu bởi
Hemoglobin (Hb) trong máu, do đó khi thiếu Hb sự chuyên chở
O2 & CO2 sẽ không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan.
•Như thế hệ hô hấp phải nhờ hệ tuần hoàn để thỏa mãn nhu cầu
nhận khí O2, thải khí CO2 cho từng TB và hệ tuần hoàn phải nhờ
đến những chất đặc biệt trong máu để chuyên chở đủ lượng O2,
CO2 cần thiết.
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
* Cấu trúc hóa học của Hemoglobin:
•Hb là 1 Protein, gồm Globin quyết định loại Hb đó là: A, F, E và
một nhóm 4 nhân Heme kết hợp với globin để tạo thành Hb.
•Nhân Heme gồm 1 nhân Porphyrin có nguyên tử Fe++ ở giữa,
mỗi nhân heme gắn với một phân tử O2.
•Chỉ ở dạng Fe++ nguyên tử Fe mới gắn được với O2. Khi bị Oxy
hóa thành Fe+++ nguyên tử Fe sẽ mất khả năng này gọi là
Methemoglobin
•Phân tử O2 gắn một cách lỏng lẻo với nguyên tử Fe++ chứ không
bị Oxy hóa nhờ vậy Hb gắn và nhả O2 rất dễ dàng.
• Hb gắn được bốn phân tử O2 nên viết Hb (O2)4 thì đúng hơn
là Hb O2.
1. TỔNG QUAN VỀ GP HỌC VÀ SINH LÝ
•Sự điều hòa hô hấp chủ yếu là của trung tâm hô hấp nằm ở
hành não & cầu não lên các cơ hô hấp.
•Hô hấp phải được điều chỉnh cho thích hợp để giữ pO2, pCO2, và
pH máu ở trị số tối ưu, ít bị dao động nhất. Có 2 cơ chế chính
giúp trung tâm hô hấp điều chỉnh kịp thời với từng tình trạng:
+ Yếu tố thể dịch: CO2, H+ và O2
+Thần kinh: từ vỏ não, phổi, thụ thể thân thể, thụ thể áp
suất, các luồng TK hướng tâm gây hắt hơi, ho, ngáp, nôn…cũng
gây ảnh hưởng lên sự hô hấp
2. BỆNH HỌC
2.1. ĐỊNH NGHĨA
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc cây
phế quản. Bệnh lành tính, có thể khỏi và phục hồi chức năng
hoàn toàn không để lại di chứng.
2. BỆNH HỌC
2. BỆNH HỌC
2. BỆNH HỌC
2.2. NGUYÊN NHÂN:
• Nguyên nhân thường do nhiễm vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, H.
influenza, M. catarrhalis), do virus (adenovirus, parainfluenzae
virus) gây nhiễm trùng đường hô hấp trên như: viêm mũi,
viêm V.A, viêm amidan, viêm xoang, viêm họng…
• Sau khi mắc các bệnh: cúm, sởi, ho gà.
• Hít phải khí độc: chlor, ammoniac, khói thuốc lá….
2. BỆNH HỌC
2.3. ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI
• Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột.
• Môi trường ẩm thấp, nhiều khói bụi.
• Thể trạng suy kiệt, còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn
dịch
• Ứ đọng phổi do suy tim.
2. BỆNH HỌC
2.4. LÂM SÀNG
• Khởi đầu là triệu chứng viêm đường hô hấp trên: sổ mũi, hắt
hơi, ho khan, rát bỏng vùng họng. Khi viêm lan xuống đường
hô hấp dưới là bắt đầu thời kỳ toàn phát.
2. BỆNH HỌC
2.4.1. Giai đoạn khô: kéo dài 3 – 4 ngày (sau đó chuyển sang giai đoạn
ướt) với các triệu chứng:
•Sốt 39 – 400C, mệt mỏi, nhức đầu, kém ăn.
•Cảm giác rát bỏng sau xương ức, tăng lên khi ho.
•Ho khan từng cơn
•Lồng ngực giãn, có thể hình thùng
•Gõ đục
•Khám phổi có ran rít, ran ngáy rải rác.
Note: Tiếng ran:
Là những tạp âm bệnh lý sinh ra khi có luồng không khí đi qua phế
quản, phế nang có nhiều dịch tiết hoặc bị hẹp lại. Các tiếng ran có thể
bị thay đổi theo thì hô hấp hoặc sau khi ho.
2. BỆNH HỌC
2.4.2. Giai đoạn ướt: kéo dài 5 – 7 ngày với các triệu chứng:
• Sốt cao
• Ho nhiều, có đờm, số lượng đờm tăng dần, đờm nhầy hoặc
mủ xanh, vàng.
• Cảm giác rát bỏng sau xương ức giảm dần rồi mất hẳn.
• Khó thở nhẹ
• Nghe phổi có nhiều ran ngáy và ran ẩm.