Tải bản đầy đủ (.doc) (193 trang)

Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông hồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 193 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÙNG THỊ LÝ

HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH
NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÙNG THỊ LÝ

HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH
NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. BÙI THỊ NGỌC LAN
2. TS. NGUYỄN THỊ HÀ


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án

Phùng Thị Lý


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

9

LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan các công trình nước ngoài liên quan đến luận án
1.2. Tổng quan các công trình trong nước liên quan đến luận án
1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần
làm rõ


9
16
28

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

2.1. Lý luận về đào tạo nguồn nhân lực; về hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
2.2. Những yếu tố cơ bản tác động đến hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

33

33
67

Chương 3: THỰC TRẠNG HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH
NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

78


78
113

Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC
ĐẨY MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH
NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG HIỆN NAY

4.1. Những quan điểm cơ bản về hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
4.2. Một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác
giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng
bằng sông Hồng hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

121

121

130
149
151
152
166



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Mỗi quốc gia muốn phát triển cần nhiều nguồn lực như vốn, tài nguyên
thiên nhiên, khoa học công nghệ, con người,… trong đó nguồn lực con người
(nguồn nhân lực) được coi là yếu tố quyết định nhất. Đối với Việt Nam đang
trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc đòi hỏi nguồn
nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có khả năng làm việc trong môi
trường công nghệ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có niềm tin và phấn đấu cho
mục tiêu chung, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của đất nước ngày
càng trở nên quan trọng. Chỉ có như vậy, nguồn nhân lực này mới thực sự trở
thành yếu tố then chốt và là động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển
hiện đại, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Song để có được chất
lượng đó, người lao động phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện nghiêm
túc. Vì vậy, hoạt động đào tạo trong nhà trường được xác định là hoạt động cơ
bản, cốt lõi nhất làm lên chất lượng nguồn nhân lực.
Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung các cơ quan đầu não chính trị, kinh
tế, văn hóa của cả nước, là khu vực tập trung nhiều nhất các cơ sở đào tạo nghề
nghiệp và là địa bàn đóng chân của rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ của các tổ
chức kinh tế lớn trong cả nước. Theo đó, đây là khu vực có nguồn cung và nhu
cầu rất lớn về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Với
đặc điểm kinh tế - chính trị này, đồng bằng sông Hồng là vùng có vị trí chiến
lược quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, đào tạo nguồn nhân lực của vùng trong những
năm gần đây vẫn còn nặng về lý thuyết. Việc đào tạo kỹ năng, nhất là kỹ năng
thực hành, kỹ năng xã hội và các kỹ năng nghề nghiệp khác chưa được đầu tư
thỏa đáng. Một bộ phận không nhỏ nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở khu vực



2
này hiện nay vẫn đang trong tình trạng yếu về chuyên môn, thiếu các kỹ năng
và tác phong làm việc…, chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực của thị trường
lao động, của doanh nghiệp, của xã hội, lạc hậu so với thời đại... Về phía
doanh nghiệp, khi khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp thì yêu cầu về trình độ, chất lượng nguồn nhân lực với đầy đủ kiến thức
chuyên môn, kỹ năng, ý thức trách nhiệm được các doanh nghiệp đặt lên hàng
đầu. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp khẳng định vai trò, vị thế của mình
trong kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thực tế này cho thấy:
Muốn nâng cao chất lượng đào tạo để những nhân lực này khi tham gia vào
thị trường lao động, các doanh nghiệp không phải mất thời gian, chi phí đào
tạo lại thì việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ngay từ trong quá
trình đào tạo được coi là vấn đề cấp thiết đặt ra. Mối quan hệ này không phải
chỉ nhằm mục đích tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội mà còn
bắt nguồn từ quan hệ lợi ích của chính bản thân nhà trường và doanh nghiệp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo
hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”
với định hướng “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo
dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập
nghiệp”, “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao
động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã
hội”, “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho
phát triển kinh tế tri thức” [32, tr.130]. Đó cũng là con đường tất yếu để nước ta
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định
đường lối “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn
diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp

luật và trách nhiệm công dân”, “Nâng cao kiến thức chuyên sâu và tác phong


3
công nghiệp trong đào tạo nghề; phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên
cứu ở bậc đại học….”, “gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ và thu hút các nhà khoa học tham gia giảng dạy”, “Khuyến khích
xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và
trình độ đào tạo. Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là
các trường đại học, trường dạy nghề”, “Khuyến khích và tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển và ứng dụng
khoa học, công nghệ. Tăng cường hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học”
[36, tr.296-298]. Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước là cơ
sở pháp lý quan trọng có giá trị định hướng cho việc đổi mới nội dung,
phương thức giáo dục hiện nay.
Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy: mối liên hệ giữa nhà trường và
doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Hồng còn rất lỏng lẻo, chủ yếu mới
dừng ở việc hỗ trợ cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức
một vài hoạt động thực tế, thực tập, giao lưu, tọa đàm, hội nghị việc làm hoặc
tham gia góp ý cho nội dung chương trình đào tạo. Các hoạt động khác doanh
nghiệp gần như đứng ngoài cuộc. Không ít doanh nghiệp vẫn quan niệm rằng
đào tạo là việc của nhà trường, do vậy dẫn đến tình trạng cơ sở đào tạo cứ đào
tạo nhưng không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp cần; những cái doanh
nghiệp cần thì nhà trường chưa đủ điều kiện để đào tạo hoặc đào tạo không
chuyên sâu. Hệ quả là nguồn nhân lực sau đào tạo không tìm được việc làm,
hoặc tìm được việc làm nhưng không đúng chuyên môn đào tạo, hoặc làm
việc nhưng chưa tương xứng với trình độ chuyên môn được đào tạo mà doanh
nghiệp cần. Doanh nghiệp phải đào tạo lại, gây tốn kém về kinh tế, ức chế về
tâm lý. Nhìn ở góc độ chính trị - xã hội, những bất cập này chính là một trong
những nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội, làm gia tăng

các tệ nạn xã hội, hình thành những điểm nóng chính trị, gây mất niềm tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và làm giảm tính
ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.


4
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và những bất cập nêu trên, tác giả
chọn vấn đề “Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn

nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ với
mong muốn tìm ra những giải pháp mang tính khả thi để góp phần thúc đẩy
việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, những yếu tố cơ bản
tác động đến hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng, luận án đánh giá thực trạng hợp tác giữa
nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng
sông Hồng và đề xuất những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm thúc
đẩy quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận
án, từ đó chỉ ra khoảng trống và những vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.

- Phân tích thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào

tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay và những vấn đề đặt ra.

- Đề xuất những quan điểm cơ bản và một số giải pháp, kiến nghị nhằm
thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo
nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.


5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học
(khối kỹ thuật) và các doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình
đào tạo cho đối tượng sinh viên các ngành kỹ thuật ở 3 nội dung: (i) Hợp tác
giữa nhà trường và doanh nghiệp trong thực hiện công tác tuyển sinh; (ii) hợp tác
giữa nhà trường và doanh nghiệp trong thực hiện các hoạt động đào tạo;

(iii) hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong giải quyết việc làm cho
nguồn nhân lực sau đào tạo.
- Về không gian:
Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái
Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu hoạt
động hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học khối kỹ thuật và
các doanh nghiệp ở các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh,
Quảng Ninh. Đây là các tỉnh tập trung nhiều doanh nghiệp và các trường đại
học khối kỹ thuật của vùng.

- Về thời gian:
Luận án nghiên cứu hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào
tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng từ đại hội XI (2011) đến nay.
Đây là đại hội đưa ra mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo: Thực hiện liên kết
chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn
nhân lực theo nhu cầu xã hội.


6
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện trên cơ sở:
- Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, về nguồn nhân
lực, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực.
- Tham khảo và kế thừa quan điểm của các học giả đi trước về giáo dục,
đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành
như: Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các
phương pháp logic - lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp. Đặc biệt,
trong luận án tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và điều tra xã
hội học.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện như sau: Qua các văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc, văn kiện các hội nghị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, các tỉnh vùng đồng bằng sông
Hồng về nhà trường, doanh nghiệp, hợp tác nhà trường và doanh nghiệp; đề tài,
luận án, sách, báo, tạp chí, báo cáo, niên giám thống kê của Tổng cục thống kê
và các nguồn tài liệu tham khảo khác có liên quan, tác giả khái quát những cơ sở

lý luận, thực tiễn; phân tích thực trạng; nêu ra một số quan điểm và giải pháp
nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào
tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện qua các bước:
-

Xây dựng bảng hỏi: Xây dựng bảng hỏi cho các đối tượng là cán bộ

quản lý, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp; cán bộ, giảng viên, sinh viên
của các trường đại học khối kỹ thuật về mức độ, hiệu quả thực hiện hợp tác


7
giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực. Để
đảm bảo tính sát thực của thông tin cần thu thập, sau khi xây dựng mẫu phiếu,
tác giả đã tiến hành test thử ở mỗi đối tượng 10 phiếu. Bằng kết quả thu được,
tác giả hoàn thiện phiếu để thực hiện khảo sát.
- Chọn mẫu và tiến hành khảo sát: Với tổng số 600 phiếu tham gia điều
tra, trong đó 95 phiếu dành cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của doanh
nghiệp, 125 phiếu dành cho cán bộ, giảng viên, 380 phiếu dành cho sinh viên
các trường đại học. Sau khi xây dựng xong bảng hỏi, tác giả tiến hành khảo
sát và thu thập thông tin.
Đối với doanh nghiệp: Tác giả lựa chọn đối tượng cán bộ quản lý, cán bộ
kỹ thuật của 10 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành phố
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, bao gồm: Công ty cổ
phần thiết bị điện Việt Nam - Gelex (Hà Nội), Công ty trách nhiệm hữu hạn
Nissan Việt Nam (Hà Nội); Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Display
(Bắc Ninh), Công ty trách nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam (Bắc Ninh), Công
ty cổ phần Lilama 69 - 2 (Hải Phòng), Công ty trách nhiệm hữu hạn LG

Display Việt Nam (Hải Phòng), Công ty trách nhiệm hữu hạn Regina Miracle
International Việt Nam (Hải Phòng), Công ty trách nhiệm hữu hạn May Tinh
Lợi (Hải Dương), Công ty trách nhiệm hữu hạn Toyota Việt Nam (Hải
Dương), Công ty Than Vàng Danh (Quảng Ninh).
Đối với nhà trường: Tác giả lựa chọn đối tượng cán bộ, giảng viên, sinh
viên ở 05 trường đại học (thuộc khối kỹ thuật) vùng đồng bằng sông Hồng:
Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Đại học Hải
Phòng, Đại học Sao Đỏ (Hải Dương), Đại học Hải Dương.
-

Xử lý thông tin: Sau khi thu thập được thông tin đã khảo sát, tác giả tiến

hành tính toán, phân tích, tổng hợp số liệu trên phần mềm excel. Kết quả dữ liệu
thu thập được chính là một trong những bằng chứng khách quan để tác giả


8
sử dụng đánh giá thực trạng hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận án đã chỉ ra những vấn đề bất cập
khi xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào
tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy mối
quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân
lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần bổ sung một số căn cứ lý luận và thực tiễn để đề xuất quan
điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.


- Luận án có thể được tham khảo làm cơ sở thực tiễn cho công tác đào
tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa
các trường chuyên nghiệp với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ở
vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, ở nước ta nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả
đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 9 tiết


9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lợi ích và những yếu tố tác động
đến hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực

Australian Council for Educational Research, The benefits of schoolbusiness relationships (Những lợi ích của quan hệ giữa nhà trường và doanh
nghiệp) [127]. Qua bài viết, tác giả cho rằng mối liên hệ giữa các trường học
và doanh nghiệp là một trong những phương thức quan trọng để cải thiện kết
quả giáo dục. Bằng các phương pháp nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phỏng
vấn, tác giả đã chỉ ra lợi ích của các bên khi xây dựng mối quan hệ hợp tác
giữa nhà trường và doanh nghiệp; đưa ra những bằng chứng cho thấy học
sinh, giáo viên, phụ huynh, doanh nghiệp, trường học và cộng đồng xã hội
đều có thể được hưởng lợi từ mối quan hệ này. Những lợi ích này được thể
hiện cụ thể nhất là: Sinh viên có cơ hội được rèn luyện, trưởng thành trong

môi trường thực tiễn của doanh nghiệp. Giáo viên có cơ hội học tập và đào
tạo chuyên nghiệp đi kèm với sự tăng cường tiếp xúc với giới kinh doanh. Các
trường học nói chung có thể hưởng lợi từ nguồn nhân lực, tài chính và vật
chất do doanh nghiệp đóng góp, học cách tiếp thị sáng tạo và cách thức quản
lý nhân lực. Cộng đồng được hưởng lợi từ các sản phẩm hữu hình có liên
quan đến một số chương trình hợp tác. Các doanh nghiệp cũng được hưởng
lợi theo nhiều cách: Nhân viên của doanh nghiệp có cơ hội được học tập ở các
trường. Đồng thời thông qua các chương trình hợp tác, doanh nghiệp yên tâm
hơn về sự trưởng thành của nguồn nhân lực tương lai.


10
José

Guimón,

Promoting

University-Industry

Collaboration

in

Developing Countries (Hợp tác đại học - doanh nghiệp cùng phát triển) [132].
Trong bài viết, tác giả khẳng định: những lợi ích của sự hợp tác giữa các
trường đại học và doanh nghiệp là điều các quốc gia phát triển đều nhận thấy.
Sự hợp tác này đóng vai trò rất quan trọng để phát triển các kỹ năng nghề
nghiệp cần thiết cho nhân viên của doanh nghiệp. Thông qua hợp tác nghiên
cứu và phát triển, doanh nghiệp cùng nhà trường tạo ra, mua lại, sử dụng kiến

thức và quảng bá tinh thần khởi nghiệp. Đồng thời, qua mối quan hệ hợp tác,
doanh nghiệp giúp nhà trường điều phối các chương trình nghiên cứu và phát
triển, tránh trùng lặp, kích thích cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường đầu
tư nghiên cứu. Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp còn mang lại lợi ích cho các tổ chức xã hội trong việc nuôi dưỡng,
thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển.
Dr. Dinah W. Tumuti, Prof. Peter M. Wanderi, Prof. Caroline Lang’at Thoruwa, Benefits of University-Industry Partnerships: The Case of Kenyatta
University and Equity Bank (Lợi ích của quan hệ đối tác giữa các trường đại
học và doanh nghiệp: Trường hợp của Đại học Kenyatta và Ngân hàng cổ
phần) [130]. Theo tác giả bài báo, sự hợp tác giữa các trường đại học và các
doanh nghiệp đang nhanh chóng trở thành một xu thế trên toàn thế giới. Do
đó, quan hệ đối tác này đang trở thành một đặc điểm của việc học tập suốt đời
trong các trường đại học. Qua bài viết, tác giả đã nêu bật tầm quan trọng của
quan hệ đối tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ
mang tính cộng sinh và có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của
một quốc gia. Do sự cạnh tranh gia tăng, do kết quả của toàn cầu hoá và
những tiến bộ của khoa học công nghệ, bắt buộc các trường đại học phải hợp
tác với doanh nghiệp để tăng cường quảng bá kiến thức, nghiên cứu và phát
triển, đổi mới bằng sáng chế và xây dựng quốc gia. Quan hệ đối tác ngân


11
hàng và Đại học Kenyatta - Equity đã mang lại lợi ích to lớn cho các bên liên
quan, cho người học và cho cả xã hội. Thông qua mối quan hệ này, sinh viên
có thêm kinh nghiệm và được trang bị các kỹ năng cần thiết. Các kỹ năng này
sẽ có ích khi họ tham gia vào thị trường lao động.
Kurtuluş Kaymaz, Kadir Yasin Eryiğit, Determining Factors Hindering
University-Industry Collaboration: An Analysis from the Perspective of
Academicians in the Context of Entrepreneurial Science Paradigm (Nhận diện
các yếu tố cản trở hợp tác Đại học - Công nghiệp: Phân tích từ góc nhìn của

học giả trong bối cảnh kinh doanh) [133]. Tác giả bài báo đã đưa ra mô hình
hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó chú
ý nhấn mạnh đến hợp tác trong nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh việc
nghiên cứu mô hình hợp tác, tác giả cũng đi sâu phân tích các yếu tố cản trở
quá trình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, chỉ ra nguồn gốc của
những rào cản này là do thiếu sự quan tâm từ cả doanh nghiệp và nhà trường,
địa bàn nhà trường và doanh nghiệp không ở gần nhau, thiếu công khai, thiếu
thông tin liên lạc, quy định pháp luật chưa cụ thể, các trung tâm cộng tác giữa
các trường đại học và doanh nghiệp không hiệu quả.
Mihaela-Cornelia Dan, Why Should University and Business Cooperate?
A Discussion of Advantages and Disadvantages (Tại sao trường đại học và
các nhà kinh doanh cần hợp tác? Lợi thế và bất lợi) [134]. Trong bài báo này,
tác giả đã trình bày quan điểm về sự hợp tác của các ngành và các trường đại
học, trong đó tập trung phân tích những lợi thế và bất lợi cho cả hai bên. Qua
bài viết, nhìn từ quan điểm của trường đại học, hợp tác với các doanh nghiệp
trong nghiên cứu dự án là cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ của các trường đại
học. Đối với một doanh nghiệp, nghiên cứu và phát triển là các hoạt động trên
một chuỗi giá trị, được thực hiện bởi một kế hoạch đầu tư, mang lại lợi thế
cạnh tranh, trong khi đó ở các trường đại học, nghiên


12
cứu chỉ là làm tròn công việc, nó không được định hướng chuyển giao công
nghệ trên thị trường.
Renato Garcia, Veneziano Araujo, Suelene Mascarini, Emerson Gomes
dos Santos, Ariana Ribeiro Costa - Escola, The academic benefits of longterm university-industry collaborations: a comprehensive analysis (Những lợi
ích học thuật của sự hợp tác lâu dài giữa các trường đại học và doanh nghiệp:
phân tích toàn diện) [137]. Theo tác giả bài viết, hợp tác với doanh nghiệp có
thể mang lại lợi ích về nghiên cứu học thuật theo nhiều cách cho nhà trường.
Về kinh tế, hợp tác với doanh nghiệp tạo điều kiện nguồn lực tài chính cho

nhóm nghiên cứu được tiếp cận với các phòng thí nghiệm và các vật liệu hiện
đại. Bên cạnh đó, hợp tác lâu dài giữa nhà trường với doanh nghiệp còn giúp
các nhà nghiên cứu và các nhà công nghiệp trao đổi thông tin và chia sẻ kiến
thức. Hợp tác với doanh nghiệp cũng góp phần xây dựng được mối liên hệ
gần gũi hơn giữa các nhà khoa học công nghiệp, các nhà nghiên cứu học thuật
để từ đó có thể là khởi nguồn quan trọng cho những ý tưởng mới sáng tạo. Do
đó, sự hợp tác giữa các nhà khoa học công nghiệp và các nhà nghiên cứu học
thuật đã góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
European Commission, Directorate-General for Research, Improving
knowledge transfer between research institutions and industry across Europe
-

Voluntary guidelines for universities and other research institutions to

improve their links with industry across Europe (Cải thiện chuyển giao kiến
thức giữa các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp - Hướng dẫn cho các
trường đại học và các tổ chức nghiên cứu khác để cải thiện liên kết của họ với
doanh nghiệp trên khắp châu Âu) [131]. Truyền thông này kêu gọi các nhà


13
nghiên cứu nhận ra những lợi thế khi làm việc chặt chẽ hơn với doanh nghiệp
và ngược lại. Để đánh giá kết quả nghiên cứu đối với sự trưởng thành của
người nghiên cứu trong quá trình học tập, doanh nghiệp cần tăng đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển, các cơ quan hành chính nhà nước cần đảm bảo sự
linh hoạt cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp hướng nghiên
cứu về quản lý và khai thác tài sản trí tuệ, đặc biệt trong bối cảnh cộng tác với
ngành, đảm bảo rằng nghiên cứu là một nguồn sáng tạo và cải thiện sự phát

triển của châu Âu.
Chana Kasipar, Mac van Tien, Se-Yung LIM, Pham Le Phuong, Phung
Quang Huy, Alexander Schnarr, Wu Quanquan, Xu Ying, Frank Bunning,
Linking Vocational Training with the Enterprises - Asian Perspectives (Liên
kết đào tạo nghề với doanh nghiệp - quan điểm châu Á) [128]. Bài viết đã đề
cập tới nhiều giải pháp liên kết mang lại hiệu quả tích cực như đào tạo tại xí
nghiệp, đào tạo tại nơi sản xuất với vai trò chủ đạo thuộc về cơ sở sử dụng
nhân lực. Theo Frank Bunning và Alexander Schnarr, cần chú ý đến chiến
dịch hợp tác giữa các thành viên như: Các cá nhân, cộng đồng và gia đình, các
tổ chức tình nguyện, cơ sở đào tạo tư nhân, cơ sở đào tạo công lập, công nhân
và tổ chức...
Yao Wei, Chen Jin and SI Yaqi, Research on the knowledge creation
process of the university-Industry collaboration: A case from China (Hợp tác
giữa trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ - trường hợp Trung Quốc) [138]. Bài viết khẳng định: Trong
nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI, khoa học và công nghệ đã trở thành
nguồn lực chính mang lại lợi nhuận và là cơ sở đánh giá lợi thế cạnh tranh bền
vững của doanh nghiệp. Qua bài báo, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để
thực hiện chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học Trung Quốc và các
doanh nghiệp.


14
Yaqing Tu, Huiyue Yang, Li Shu, Wangshu Tu, Baoxin Chen, A Mode of
Government - Enterprise - University - Institute - Employer Cooperation for
Innovative Postgraduate Cultivation (Hợp tác đại học - doanh nghiệp - viện
nghiên cứu - cơ chế của Chính Phủ) [139]. Qua bài viết các tác giả nhấn
mạnh, việc đào tạo sinh viên sau đại học trong nghiên cứu sáng tạo nhằm
nâng cao trình độ học vấn là hoạt động lâu dài, phức tạp và có hệ thống. Bài
viết đã đề xuất những giải pháp cơ bản để xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa

các bên: Chính phủ - Doanh nghiệp - Đại học - Học viện - Nhà tuyển dụng
như: Cần có cơ chế rõ ràng dành cho giáo dục, cải thiện điều kiện nghiên cứu
và thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ, đẩy mạnh hơn
nữa những hoạt động thực tế, thực tập và thực hiện học tập suốt đời.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về mô hình hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
McGill University and École de technologie supérieure, UniversityIndustry partnerships, An emerging model efficiently supporting and
enhancing participation in R&D in Canada (Quan hệ đối tác giữa trường đại
học và doanh nghiệp: một mô hình mới hỗ trợ và nâng cao hiệu quả tham gia
nghiên cứu và phát triển ở Canada) [136]. Đây là bản phản hồi ý kiến của Đại
học McGill và trường đại học công nghệ về sáng kiến hỗ trợ nghiên cứu và
phát triển. Theo bài viết, các trường đại học đóng một vai trò quan trọng trong
chuỗi đổi mới thông qua việc thực hiện nghiên cứu và phát triển, đào tạo thế
hệ lao động tiếp theo thành những người có kỹ năng nên nhà trường cần liên
kết với các doanh nghiệp để hỗ trợ nhu cầu nghiên cứu và phát triển. Sự hợp
tác của các trường đại học với cộng đồng doanh nghiệp là chìa khóa giúp
Canada cạnh tranh hiệu quả hơn trong tương lai. Trên cơ sở đó, đại học
McGill và đại học công nghệ đã đưa ra mô hình về việc hợp tác giữa trường
đại học với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nghiên cứu, phát


15
triển. Trong mối quan hệ này, chính phủ có thể đóng một vai trò quan trọng
trong việc tăng cường tác động nghiên cứu và phát triển bằng cách không chỉ
cung cấp tài trợ cho nghiên cứu và phát triển mà còn là khách hàng đầu tiên
của các kết quả đầu ra thương mại đại học và công nghiệp thông qua các
chính sách mua sắm.
M.S. Salleh, M.Z.Omar, University - Industry Collaboration Models in
Malaysia (Mô hình hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp ở
Malaysia) [135]. Bài viết đề xuất mô hình hợp tác giữa các trường đại học và

doanh nghiệp ở Malaysia theo hướng tập trung vào sự tương tác giữa đại học,
chính phủ và ngành công nghiệp, trong đó nhấn mạnh vai trò của chính phủ
với việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa hai bên. Nhà trường có
thể bổ nhiệm trợ giảng và chuyên gia từ các ngành công nghiệp để theo dõi
yêu cầu của họ đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp. Các công ty lớn đa quốc
gia cũng có thể tham gia vào quá trình hợp tác thông qua các chương trình đào
tạo sinh viên, chuyển giao tri thức, tư vấn việc làm và thương mại hóa các kết
quả nghiên cứu, trong đó khuyến khích các công ty lớn thiết lập phòng nghiên
cứu tại trường đại học và tài trợ cho hoạt động nghiên cứu.
Çetin Bektas, Gulzhanat Tayauova, A Model Suggestion for Improving
the Efficiency of Higher Education: University-Industry Cooperation (Đề xuất
mô hình hợp tác đại học - doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo)
[129]. Qua quá trình nghiên cứu mô hình hợp tác trường đại học và doanh
nghiệp ở các nước công nghiệp phát triển, tác giả đã đề xuất mô hình hợp tác
giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua các tổ chức phi chính phủ và
thương mại, các hiệp hội trong hệ thống, vì các quyết định chỉ được thực hiện
bởi chính quyền trung ương. Do đó, các bên của mô hình được đề xuất là:
Chính phủ, Đại học, Các nhà công nghiệp, hiệp hội thương mại và các tổ chức
phi chính phủ.


16
Yuan-jian Qin, Davit Mkhittaryan and Miraj Ahmed Bhuiyan,
University-Industry Collaboration in Armenia (Hợp tác giữa trường đại học
và doanh nghiệp ở Acmenia) [140]. Bài viết nhấn mạnh quan hệ hợp tác giữa
Synopsys Armenia - ngành công nghiệp công nghệ thông tin và Đại học Bách
khoa, Đại học Armenia, khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả đào tạo cho sinh viên đại học. Sự hợp tác này nhằm mục đích cung
cấp cho thị trường lao động của Armenia những chuyên gia công nghệ thông
tin có tay nghề cao. Bài viết còn nhấn mạnh: Để nâng cao hiệu quả đào tạo,

nhà trường cần thúc đẩy sinh viên nghiên cứu và chuyển giao kiến thức cho
các ngành có liên quan để sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế; đặt vấn đề xây
dựng mô hình hợp tác giữa trường đại học và các doanh nghiệp ở Acmenia,
trong đó đi sâu xây dựng mô hình hợp tác trong nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ.
Tóm lại, qua tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài về hợp tác
giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực cho thấy: Các
công trình đã chỉ ra những lợi ích, rào cản cho các bên khi tham gia hợp tác,
đưa ra một số giải pháp tổng thể, mô hình để xây dựng và phát triển mối quan
hệ hợp tác. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu nghiên cứu về mối quan hệ
giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về lợi ích và những yếu tố ảnh hưởng
đến hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực

Trịnh Thị Hoa Mai, Liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh
nghiệp ở Việt Nam [71]. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra liên kết đào tạo giữa
trường đại học và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của
cả hai phía. Trong mối quan hệ này, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là


17
những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị
trường lao động. Vì lợi ích của chính mình, các trường đại học luôn có nhu
cầu phải được gắn kết với doanh nghiệp. Mặt khác, nếu cơ sở đào tạo đảm bảo
cung cấp những lao động đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp thì đối với
doanh nghiệp đó là điều lý tưởng nhất. Được hợp tác với cơ sở đào tạo đại học
cũng là nhu cầu thiết thực của chính doanh nghiệp. Do đó, mối liên kết này

vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động
cho doanh nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các
trường đại học ở Việt Nam [5]. Qua kết quả báo cáo, nhóm nghiên cứu cho rằng
quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp mới chỉ đang trong giai
đoạn đầu với những hình thức mang tính truyền thống. Hai đối tác quan trọng và
chủ yếu trong hợp tác là doanh nghiệp và trường đại học đang có một khoảng
trống. Khoảng trống này không có ý nghĩa về mặt địa lý mà chính là các rào cản
về tính chủ động trong hợp tác, thiếu thông tin lẫn nhau. Để lấp đầy khoảng
trống đó, các bên tham gia trực tiếp cần tích cực thể hiện rõ vai trò của mình.
Theo nhóm nghiên cứu, xét về chức năng, nhiệm vụ, trường đại học có sứ mệnh
“trồng người”, phải gắn chất lượng đầu ra của sinh viên với yêu cầu và nhu cầu
của xã hội nói chung, doanh nghiệp nói riêng. Trong hoàn cảnh này, bên có lợi
nhất là trường đại học nên trường đại học phải là đối tác khởi xướng việc hợp
tác. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy: Các trường chưa thể hiện được vai trò
của mình về vấn đề này. Về phía doanh nghiệp, sứ mệnh của họ là sản xuất kinh doanh. Việc hợp tác với các trường đại học không phải là điều tất yếu và bắt
buộc phải làm. Do vậy, doanh nghiệp cần được tạo niềm tin vào sự hợp tác qua
những lợi ích mà họ đạt được sau hợp tác.
Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Thụy Thùy Dung, Mối liên kết giữa doanh nghiệp
và trường đại học: So sánh nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh


18
Lâm Đồng [47]. Tác giả đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ
liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học. Qua so sánh kết quả nghiên cứu tại
Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng, dựa trên quan điểm của các nhà
doanh nghiệp, tác giả bài báo cho rằng có 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc xây
dựng mối quan hệ hợp tác, trong đó có hai nhóm nhân tố tác động tích cực là
hoàn cảnh và tổ chức; hai nhóm còn lại là những khác biệt trong đặc điểm hoạt
động và nhận thức của doanh nghiệp về nhà trường gây cản trở, kìm hãm sự hợp

tác. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở định hướng cho các doanh nghiệp

ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng trong việc xây dựng kế hoạch,
chiến lược liên kết với nhà trường.
Nguyễn Đức Trọng, Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại
học khối kỹ thuật với doanh nghiệp tại Việt Nam [109]. Ở công trình này, tác
giả đã khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về liên kết
trường đại học và doanh nghiệp; trình bày cơ sở lý luận về liên kết trường đại
học và doanh nghiệp; giới thiệu quy trình, các bước thực hiện quy trình, kết
hợp với phương pháp định tính, định lượng cho sự phát triển mô hình liên kết
trong bối cảnh mới; đồng thời chỉ ra những yếu tố động cơ thúc đẩy và những
yếu tố rào cản trong quá trình liên kết. Đây sẽ là căn cứ, tín hiệu để tác giả
thiết kế, nghiên cứu, thiết lập mô hình đánh giá ảnh hưởng của những nhân tố
động cơ và rào cản đến mức độ thực hiện các hoạt động liên kết đại học doanh nghiệp. Từ những căn cứ đó, tác giả đã tiến hành thực nghiệm tại các
trường đại học kỹ thuật và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy
hoạt động liên kết giữa các trường đại học khối kỹ thuật và doanh nghiệp.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Trần Khắc Hoàn, Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [50]. Công


19
trình đã khái quát những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp đào tạo tại
trường và doanh nghiệp sản xuất. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã nêu ra một
số định hướng nhằm phát triển đào tạo nghề trong bối cảnh nền kinh tế
chuyển đổi và hội nhập; đề xuất phương thức tổng quát về kết hợp đào tạo tại
trường và doanh nghiệp sản xuất; Xây dựng các giải pháp quản lý cụ thể để
thực hiện kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp sản xuất nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo nghề.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp [3]. Báo cáo hội thảo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá một cách toàn diện những ưu điểm,
tồn tại, định hướng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, người sử dụng nguồn nhân lực. Trong số
27 báo cáo của hội thảo, có nhiều báo cáo đi sâu về liên kết giữa nhà trường
và doanh nghiệp. Có thể nói: đây là một trong những kết quả đánh giá, nghiên
cứu, đề xuất có tính hệ thống, đồng bộ của các nhà quản lý cơ sở đào tạo và
quản lý doanh nghiệp nhằm xây dựng quan hệ liên kết giữa nhà trường và nhà
sản xuất.
Trần Anh Tài, Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp
[88]. Bài viết làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, nhà
đào tạo và nhà sử dụng trong đào tạo đại học ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở
làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm làm cho sản phẩm đào tạo của các trường đại học đáp
ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ
cấu. Bài viết cũng nhấn mạnh rằng nguyên nhân của việc nhà đào tạo chưa
gắn kết được với nhà sử dụng không phải chỉ ở mỗi nhà trường mà thậm chí
còn ở góc nhìn từ phía các nhà doanh nghiệp và xã hội.


20
Trần Anh Tài, Trần Văn Tùng, Liên kết giữa trường đại học và doanh
nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu [89]. Trong cuốn sách này, các
tác giả đã đề cập đến quan điểm, chính sách về mối liên kết giữa các trường
đại học và doanh nghiệp; chính sách quốc gia của châu Âu trong việc tạo lập
mối liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp; vai trò của các trường đại
học, các viện nghiên cứu nhà nước đối với tăng trưởng tại Đông Á; việc liên
kết, hợp tác trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa các trường đại
học của Mỹ với các ngành công nghiệp như: liên kết Đại học California với

các doanh nghiệp tại thung lũng Silicon; các tác giả đã tìm hiểu mối quan hệ
giữa nhà trường và doanh nghiệp ở các nước Châu Á như: Nhật Bản (liên kết
giữa đại học Kyoto với tập đoàn Canon, tập đoàn Fujitsu), Trung Quốc,
Singapore (với việc xây dựng doanh nghiệp trong trường đại học để thực hiện
sử dụng nhân lực và hiện thực hóa kết quả nghiên cứu của trường đại học
thành sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu xã hội). Việc nêu kinh nghiệm của
các nước được coi như giải pháp mang tính định hướng cho việc xây dựng mô
hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó tác giả
đưa ra một số lưu ý cho các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam khi áp dụng
những mô hình này.
Đỗ Diên, Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo qua kết quả khảo sát sinh viên cuối khóa, cựu sinh viên và nhà
tuyển dụng [17]. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa sự
đánh giá và yêu cầu của nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp; ý
kiến của sinh viên cuối khóa và cựu sinh viên về chất lượng chương trình đào
tạo. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo, trong đó tác giả nhấn mạnh đến giải pháp về tăng cường sự gắn
kết giữa nhà trường và nhà tuyển dụng trong quá trình đào tạo, coi đây là một


21
trong những giải pháp cơ bản nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Phan Hòa, Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với
doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh [49]. Bằng các số liệu khảo sát, tác
giả đã phân tích làm rõ thực trạng hoạt động quản lý liên kết đào tạo giữa cơ
sở dạy nghề và doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra những giải
pháp quản lý các hoạt động này, trong đó nhấn mạnh định hướng và những
vấn đề có tính nguyên tắc khi xây dựng, thực hiện các giải pháp trên. Đó là
nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp giữa đào tạo nghề và nhu cầu doanh nghiệp,

nguyên tắc đảm bảo các quy luật cung - cầu, bình đẳng, lợi ích, tự nguyện.
Nguyễn Tuyết Lan, Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề
với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực [60].
Ở công trình này, tác giả đã đề xuất những giải pháp quản lý hoạt động liên
kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đáp
ứng nhu cầu phát triển nhân lực. Đặc biệt, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm,
thử nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đưa ra.
Nguyễn Đình Luận, Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng
và khuyến nghị [69]. Tác giả làm rõ thực trạng sự gắn kết giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Từ thực trạng
này, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà nước, nhà trường, doanh
nghiệp và người học nhằm tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Theo đó, cần đổi mới và tăng
cường công tác quản lý của nhà nước trong việc xây dựng mối gắn kết bền vững
giữa nhà trường và doanh nghiệp; nhà trường gắn kết với doanh nghiệp trong
việc xây dựng chương trình đào tạo. Doanh nghiệp cần có


×