Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Ứng Dụng Nấm Trichoderma Trong Quản Lý Nấm Gây Bệnh Đốm Trắng Trên Thanh Long Tại Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG NẤM TRICHODERMA TRONG
QUẢN LÝ NẤM GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG
TRÊN THANH LONG TẠI BÌNH THUẬN
Ngành:

Công nghệ sinh học

Chuyên ngành:

Công nghệ sinh học

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hai
Sinh viên thực hiện:

Huỳnh Lê Trúc Giang

MSSV: 1151110109

Lớp: 11DSH04

TP. Hồ Chí Minh, 2015


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm đề tài tại Phòng thí nghiệm, khoa Công nghệ sinh học –
Thực phẩm – Môi trường, dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo và dìu dắt tận tình của thầy cô, sự


hổ trợ của gia đình, bạn bè cùng với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em đã hoàn đề
tài tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hai đã tận
tình hướng dẫn và truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quan trọng, quý báu
trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô
trong khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới sinh viên Lê Huỳnh Hoài Thương, sinh viên khoa
Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thu
thập mẫu Thanh long tại Bình Thuận cũng như hổ trợ em trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Cuối cùng, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn tới Bố,
Mẹ, người thân và bạn bè, những người luôn bên cạnh động viên, hết lòng giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
TP.HCM, Ngày 20 tháng 08 năm 2015
Sinh viên

Huỳnh Lê Trúc Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoán:
-

Những nội dung trong đề tài này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của TS. Nguyễn Thị Hai.

-

Các só liệu phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng , được công bố theo

đúng quy định.

-

Mọi tham khảo trong đề tài được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình,
thời gian nghiên cứu.

-

Các kết quả được thể hiện trong đề tài cho tôi tự nghiên cứu, phân tích một cách
trung thực, khách quan.

-

Nếu có sự sao chép, vi phạm qui định hay gian trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.

Sinh viên

Huỳnh Lê Trúc Giang


MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu: ................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu:.................................................................................................... 2
5. Các kết quả đạt được của đề tài: ................................................................................... 3
6. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp: ....................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 4
1.1. Giới thiệu về thanh long: .......................................................................................... 4
1.1.1. Tình hình thanh long ở trong nước: ....................................................................... 5
1.1.2. Tình hình thanh long ngoài nước: .......................................................................... 5
1.1.3. Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long: ......................................................... 6
1.1.4. Phân loại: ................................................................................................................ 7
1.1.5. Thanh long tại Bình Thuận: ................................................................................... 9
1.1.5.1. Đặc điểm của thanh long tại Bình Thuận: ........................................................... 9
1.1.5.2. Diện tích phân bố và năng suất của thanh long tại Bình thuận: ........................ 10
1.1.5.3. Tình hình xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận:............................................... 10


1.2. Giới thiệu về bệnh đốm trắng hại thanh long và biện pháp phòng trừ: ................. 11
1.2.1. Sâu bệnh hại thanh long và biện pháp phòng trừ: ............................................... 11
1.2.1.1 . Côn trùng: ......................................................................................................... 11
1.2.1.2. Bệnh, dịch hại:.................................................................................................... 13
1.2.1.3. Các hiện tượng sinh lý ....................................................................................... 15
1.2.2. Bệnh đốm trắng hại thanh long: ........................................................................... 15
1.2.2.1. Tác nhân gây bệnh: ............................................................................................ 15
1.2.2.2. Thiệt hại do bệnh đốm trắng gây ra: .................................................................. 17
1.2.3. Biện pháp phòng trừ: ............................................................................................ 18
1.3. Giới thiệu về nấm Trichoderma: ............................................................................ 19
1.4. Cơ chế đối kháng nấm gây bệnh của nấm Trichoderma: ...................................... 22
1.4.2. Hiện tượng “giao thoa sợi nấm”: ......................................................................... 22
1.4.3. Cơ chế tiết kháng sinh: ......................................................................................... 23

1.4.4. Cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống: ....................................................... 25
1.4.5. Khả năng kích thích sinh trưởng thực vật:........................................................... 26
1.5. Giới thiệu về thuốc bảo vệ thực vật: ...................................................................... 26
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 30
2.1. Địa điểm và thời gian: ............................................................................................ 30
2.1.1. Địa điểm: .............................................................................................................. 30
2.1.2. Thời gian:.............................................................................................................. 30
2.2. Vật liệu:................................................................................................................... 30
2.2.1. Nguyên liệu: ......................................................................................................... 30
2.2.1.1. Cành thanh long: ................................................................................................ 30


2.2.1.2. Chủng nấm Trichoderma: .................................................................................. 30
2.2.2. Hóa chất: ............................................................................................................... 30
2.2.3. Dụng cụ và thiết bị: .............................................................................................. 30
2.2.3.1. Dụng cụ: ............................................................................................................. 30
2.2.3.2. Thiết bị: .............................................................................................................. 31
2.2.3.3. Môi trường phân lập và nuôi cấy nấm: .............................................................. 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 32
2.3.1

Xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng: ............................................................ 32

2.3.2

Chọn lọc chủng Trichoderma theo phương pháp đối kháng trực tiếp trong đĩa

petri (in vitro): ................................................................................................................. 35
2.3.3.


Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh đốm trắng của các chủng Trichoderma có

triển vọng trong điều kiện in vivo: .................................................................................. 36
2.3.4.
2.4.

Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ nấm: ............................................................. 39
Phương pháp xử lí số liệu: ................................................................................... 41

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 42
3.1. Xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng: ................................................................. 42
3.1.1. Kết quả phân lập: .................................................................................................. 42
3.1.2. Đặc điểm đặc trưng của nấm N1:......................................................................... 43
3.1.2.1. Đặc điểm đại thể: ............................................................................................... 43
3.1.2.2. Đặc điểm vi thể: ................................................................................................. 45
3.1.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo theo quy tắc Koch: .................................................... 46
3.2. Chọc lọc chủng nấm Trichoderma đối kháng với nấm Neoscytalidium dimidiatum
trong đĩa petri (in vitro): .................................................................................................. 48


3.3. Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh đốm trắng của các chủng Trichoderma có triển
vọng ở điều kiện in vivo: ................................................................................................. 54
3.4. Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ nấm: ................................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 66


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
Ctv: Cộng tác viên
PDA: Potato D – Glucose Agar


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần sinh hóa của 100g thịt quả thanh long.......................................... 6
Bảng 1.2. Các loại thuốc tham gia thí nghiệm và hoạt chất ........................................... 27
Bảng 2.1. Số cành và số vết bệnh lây nhiễm trên cây thanh long khỏe ......................... 38
Bảng 2.2. Liều lượng thuốc BVTV sử dụng cho 100ml môi trường ............................. 40
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái và đường kính trung bình của nấm N1 nuôi cấy trên môi
trường PDA. .................................................................................................................... 43
Bảng 3.2. So sánh nấm N1 với nấm Neoscytalidium dimidiatum .................................. 46
Bảng 3.3. Kết quả lây nhiễm bệnh trên thanh long khỏe theo quy tắc Koch ................. 47
Bảng 3.4. Đường kính trung bình tản nấm và phần trăm ức chế của 7 chủng nấm
Trichoderma với nấm Neoscytalidium dimidiatum: ....................................................... 49
Bảng 3.5. Phần trăm ức chế của 7 chủng nấm Trichoderma với nấm gây bệnh: ......... 52
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm bệnh trên thanh long sau khi xử lí đối kháng ............................ 54
Bảng 3.7. Chỉ số bệnh đốm trắng xuất hiện trên cành thanh long sau khi xử lí đối
kháng .................................................................................................................................................. 56
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các loại thuốc đến sự phát triển của nấm Trichoderma ở 2
ngày sau cấy..................................................................................................................... 60
Bảng 3.9. Tỷ lệ ức chế của thuốc đối với nấm Trichoderma trong điều kiện invitro ... 61


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Cây thanh long và trái thanh long ..................................................................... 4
Hình 1.2. Trái thanh long vỏ hồng, ruột trắng .................................................................. 7
Hình 1.3. Trái thanh long vỏ hồng, ruột đỏ ...................................................................... 8
Hình 1.4. Trái thanh long vỏ vàng, ruột trắng .................................................................. 8
Hình 1.5. Nấm Neoscytalidium dimidiatum.................................................................... 16
Hình 1.6. Khuẩn ty và bào tử của một số loài nấm Trichoderma .................................. 20
Hình 1.7. Hiện tượng giao thoa sợi nấm (Agrios, 2005) ................................................ 23
Hình 2.1. Thanh long được ươm trồng trong chậu ......................................................... 37
Hình 3.1. Cành thanh long bệnh thu tại vườn thanh long ở Bình Thuận ....................... 42
Hình 3.2. Cành thanh long bị bệnh trước và sau khi lây nhiễm theo quy tắc Koch ...... 47
Hình 3.3. Nấm phân lập từ cành thanh long nhiễm bệnh theo quy tắc Koch ................ 48
Hình 3.4. Kết quả đối kháng của 7 chủng Trichoderma với nấm gây bệnh
Neoscytalidium dimidiatum ............................................................................................. 53
Hình 3.5. Mẫu thanh long đối chứng khi phun nấm N1 ................................................. 57
Hình 3.6. Mẫu thanh long thí nghiệm khi phun nấm N1 và phun thuốc BVTV
Dipomate 80WP .............................................................................................................. 58
Hình 3.7. Mẫu thanh long thí nghiệm khi phun nấm N1 và phun bào tử Trichoderma
T5 ..................................................................................................................................... 58
Hình 3.8. Mẫu thanh long thí nghiệm khi phun nấm N1 và phun bào tử Trichoderma
T6 ..................................................................................................................................... 59
Hình 3.9. Mẫu thanh long thí nghiệm khi phun nấm N1 và phun bào tử Trichoderma
T7 ..................................................................................................................................... 59
Hình 3.10. Ảnh hưởng của thuốc đối với chủng Trichoderma T5 ................................. 62
Hình 3.11. Ảnh hưởng của thuốc đối với chủng Trichoderma T6 ................................. 63
Hình 3.12. Ảnh hưởng của thuốc đối với chủng Trichoderma T7 ................................. 64


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, thanh long là một trong những cây ăn quả có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất so với các loại cây ăn quả khác và trở thành cây có giá trị
kinh tế cao. Quả thanh long hiện nay được xem là một loại “siêu thực phẩm”, vì không
chỉ ăn ngon mà còn rất bổ dưỡng. Giá trị dinh dưỡng của thanh long khá cao, một quả
thanh long chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi như: calo, natri, canxi, sắt, đường,
chất xơ, vitamin, chất béo không bão hòa và protein. Với các thành phần dinh dưỡng
phong phú như: tốt cho hệ tim mạch, hổ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt cơ thể, làm đẹp da,
chữa bỏng nhẹ…. quả thanh long có những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con
người. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam và tăng cường xuất khẩu ra các nước
trên Thế giới, diện tích trồng cây thanh long ngày càng được mở rộng ở nước ta, nhiều
nhất là ở Bình Thuận (22.000 ha), Long An (3.000 ha), Tiền Giang (2.500 ha) và rải
rác ở các nơi khác.
Trước kia, thanh long được xem là một loại cây dễ trồng và ít sâu bệnh hại,
nhưng hiện nay, với những điều kiện thâm canh, sâu bệnh hại xuất hiện ngày càng
nhiều gây những ảnh hưởng tiêu cực đến cây thanh long. Có thể kể đến bệnh thối đầu
cành, thán thư, nám cành,… Đặc biệt là bệnh đốm trắng (hay còn gọi là bệnh “đốm
nâu”, “tắc kè”, bệnh ma) đã gây những hậu quả nghiêm trọng và hiện nay, biện pháp
phòng và chữa trị bệnh đốm trắng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Theo báo cáo
của Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận và Long An, bệnh đốm trắng bắt đầu xuất
hiện rải rác từ năm 2009 – 2011, bệnh xuất hiện với tỷ lệ rất thấp. Nhưng đến đầu mùa
mưa năm 2012, bệnh bắt đầu phát sinh trên diện rộng và gây hại nặng ở nhiều vùng
trồng thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Cho đến nay, bệnh đốm trắng
vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, vì vậy việc nghiên cứu tác nhân gây
bệnh cũng như các đặc điểm sinh học để làm cơ sở đưa ra hướng phòng trừ hiệu quả
căn bệnh này là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Đặc biệt là tại Bình Thuận


Đồ án tốt nghiệp


– vùng trọng điểm trồng cây thanh long của nước ta, bệnh đốm trắng thanh long đã gây
ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng suất, dẫn đến thanh long không thể xuất khẩu và
tồn đọng quá nhiều. Vì lí do trên, sinh viên tiến hành thực hiện đề tài “Ứng dụng nấm
Trichoderma trong quản lý nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long tại Bình Thuận”
nhằm góp phần hạn chế được căn bệnh đã gây những thiệt hại lớn lao cho người nông
dân và cho cả nước.
2. Tình hình nghiên cứu:
Tại Việt Nam mặc dù cũng có vài báo cáo công bố sơ lược về tác nhân gây bệnh
đốm trắng trên thanh long nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nghiên cứu cần làm sáng
tỏ thêm (Nguyễn Thành Hiếu và ctv., 2011).
Theo báo điện tử nông nghiệp Việt Nam 28/11/2013, Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Phi
Long, người phụ trách kỹ thuật của công ty Điền Trang cho biết đã phân lập và nhân
nuôi thành công bào tử của nấm gây nên bệnh đốm trắng. Mặc dù chưa khẳng định
100% nhưng có thể chắc chắn đến 90% rằng đấy là nấm Neoscytalidium dimidiatum.
Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Nguyễn Văn Hòa, Viện cây ăn
quả miền Nam đã nghiên cứu xác định tác nhân, đặc điểm hình thái và sinh học của
nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng trên thanh long. Nguyễn Thành
Hiếu và ctv, 2014 cũng nghiên cứu Biện pháp quản lý tạm thời bệnh đốm trắng trên
cây thanh long.
Phan Thị Thu Hiền & cvt, Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II đã
nghiên cứu định danh và khảo sát đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh đốm trắng
hại thanh long.
3. Mục đích nghiên cứu:
Xác định được tác nhân gây bệnh đốm trắng trên thanh long tại Bình Thuận, từ đó
xây dựng nên các biện pháp phòng trừ loại bệnh này.
4. Nội dung nghiên cứu:
-

Xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên thanh long tại Bình Thuận.


-

Chọn lọc các chủng Trichoderma có khả năng đối kháng với tác nhân gây


Đồ án tốt nghiệp

bệnh đốm trắng trong điều kiện in vitro.
-

Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh đốm trắng của các chủng Trichoderma có triển

vọng.
-

Ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV trừ nấm đến các chủng nấm Trichoderma.

5. Các kết quả đạt được của đề tài:
-

Phân lập được tác nhân chính gây bệnh đốm trắng trên thanh long.

-

Chọn lọc được chủng Trichoderma có khả năng đối kháng mạnh trong điều kiện in
vitro và in vivo.

-

Khảo sát ảnh hưởng các loại thuốc trừ nấm đối với Trichoderma.


6. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp:
Đồ án tốt nghiệp gồm có:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về thanh long:
Cây Thanh long (Hylocereus undulatus Haw.) có tên tiếng Anh là Pitahaya hay
còn gọi là Dragon fruit, là một thành viên của gia đình xương rồng (Cactaceae), có
nguồn gốc từ các nước Trung - Nam Mỹ, Mexico. Tên của loại quả này là thanh long có nghĩa là "rồng xanh". Sở dĩ chúng có tên như vậy là bởi nhiều người liên tưởng đến
hình ảnh những chiếc "vảy" màu xanh bao bọc phía bên ngoài quả, trông giống vảy của
loài rồng. Không chỉ vậy, có nhiều tài liệu cũng ghi lại truyền thuyết khá thú vị về loại
quả này. Hiện nay, thanh long cũng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia... Cách đây trên 100 năm, thanh long được người Pháp
du nhập vào Việt Nam nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ những năm

1980. Đến thập kỉ 80, cùng với sự phát triển của nước nhà, đời sống nhân dân được
nâng cao, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước được mở rộng, thanh long trở thành
loại trái cây mới, có giá trị và có hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 1988 – 1990, nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng, thanh long bắt đầu phát triển mạnh ở Bình Thuận, Nha
Trang, Long An, Tiền Giang.

Hình 1.1. Cây thanh long và trái thanh long



Đồ án tốt nghiệp

1.1.1. Tình hình thanh long ở trong nước:
Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á trồng thanh long tương đối
tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước lượng 4.000 hectare (1998), tập
trung tại Bình Thuận 2.716 hectare, phần còn lại là Long An, Tiền Giang, TP. HCM,
Khánh Hòa và rải rác ở một số nơi khác. Thanh long được trồng đầu tiên ở Nha Trang
và Phan Thiết từ thời Pháp thuộc. Sau khi thanh long trở thành hàng hóa thương mại và
xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, phong trào trồng thanh long phát triển mạnh ở
Phan Rang, Phan Thiết, Bình Thuận, Buôn Ma Thuộc và các tỉnh ở đồng bằng sông
Cửu Long như: Tiền Giang, Long An….
Thanh long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những
vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 500C tới 550C nhưng nó không chịu được
giá lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế khi bị
che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác
nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Long
Khánh)… Cây thanh long có khả năng thích ứng với các độ chua (pH) của đất rất khác
nhau. Khi trồng thanh long nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 - 50
cm và để có năng suất cao, nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa nắng. Cây thuộc họ
xương rồng chịu hạn giỏi nhưng chịu độ mặn kém, dù vậy đã có một số hộ ở Cần Giờ
trồng thử thanh long trên đất bị nhiễm mặn (0,8%) đã được lên liếp và cải tạo tầng mặt,
mùa khô không tưới. Lượng mưa hằng năm từ 500 – 1500 mm thích hợp nhất cho sự
phát triển của cây thanh long.
1.1.2. Tình hình thanh long ngoài nước:
Trên thế giới Thanh long là cây ăn quả lâu năm được trồng nhiều ở Mỹ, Nhật,
Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan. Vài năm gần đây Thái Lan, Taiwan và cả
Trung Quốc cũng đã bắt đầu nghiên cứu trồng và phát triển loại cây này. Hiện nay,
thanh long đang được trồng ở ít nhất 22 nước nhiệt đới như: Australia, Cambodia,

China, Colombia, Ecuador, Guatemala, Indonesia, Israel, Philippines, Tây Ban Nha,
Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, miền Nam nước Mỹ và Việt Nam.


Đồ án tốt nghiệp

Thanh long là cây ăn quả phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Vì
vậy, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đang được quan tâm, đã có rất
nhiều nghiên cứu về tình hình bệnh hại trên thanh long. Thanh long bị gây hại bởi một
số bệnh như bệnh thối đầu cành (Alternaria sp.), bệnh đốm nâu trên cành
(Gleosporium agaves), bệnh đốm xám hay còn gọi là nám cành (Sphaceloma sp.). Tuy
nhiên những năm gần đây thanh long lại bị gây hại nặng bởi nấm Neoscytalidium.
dimidiatum, đây là một bệnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất và chất lượng sản
phẩm, gây thiệt hại lớn cho người trồng thanh long
1.1.3. Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long:
Thanh long là một loại quả có thành phần dinh dưỡng rất phong phú và vô cùng
có lợi cho sức khỏe con người. Theo phân tích tại Bộ môn Sinh lý - Sinh hóa và Bộ
môn Thủy Nông thuộc Đại học Nông Lâm TP. HCM, thành phần sinh hóa của 100g
thịt quả được thể hiện ở bảng 1.1:
Bảng 1.1. Thành phần sinh hóa của 100g thịt quả thanh long
Thành phần
Brix (tổng số chất hòa tan)

Hàm lượng
13

Đường khử (g)

6.1


Đường tổng số (g)

11.5

Acid hữu cơ (g)

0.13

Protein (g)

0.53

K (mg)

212.2

P2O5 (mg)

8.7

Ca (mg)

134.5

Mg (mg)

60.4

Vitamin C (mg)


9.4

Xơ (g)

0.71


Đồ án tốt nghiệp

1.1.4. Phân loại:
Quả của thanh long có ba loại, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá.
❖ Thanh long ruột trắng, vỏ hồng hoặc đỏ:
Tên khoa học là Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus. Quả có màu cơm
trắng, hạt đen đậm, có thịt khá chắc, giòn, ngọt, rất ngon. Bên ngoài thanh long đỏ có
vỏ cứng, màu đỏ đậm tươi sáng.

Hình 1.2. Trái thanh long vỏ hồng, ruột trắng
❖ Thanh long ruột đỏ, vỏ hồng hoặc đỏ:
Hay được gọi là thanh long “Nữ hoàng”, tên khoa học là Hylocereus
polyrhizus thuộc chi Hylocereus. Đặc điểm của loại thanh long này nhìn quả không to
nhưng nặng cân, ruột đỏ tươi, cơm giòn, thơm, đặc biệt rất ngon. Thanh long ruột đỏ có
vỏ cứng, màu đỏ đậm tươi sáng, tai quả xanh, bên trong màu đỏ thắm như son, hạt
đen nhỏ, hương vị nhẹ hơn.


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.3. Trái thanh long vỏ hồng, ruột đỏ
❖ Thanh long ruột trắng với vỏ vàng:
Giống thanh long vỏ vàng có tên khoa học là Hylocereus megalanthus, trước

đây được coi là thuộc chi Selenicereus, có dạng trái tựa các giống thanh long thông
thường nhưng thay cho các tai trái là những cục gù có gai, ruột màu trắng, hạt to nhỏ
không đều.

Hình 1.4. Trái thanh long vỏ vàng, ruột trắng


Đồ án tốt nghiệp

1.1.5. Thanh long tại Bình Thuận:
Bình Thuận là một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ Việt Nam, diện tích đất tự
nhiên là 782.846 ha, trong đó 219.741 ha đất nông nghiệp. Điều kiện thời tiết tại Bình
Thuận hầu như nóng nhất cả nước, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, khô nắng,
nhiệt độ cao. Bình Thuận có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 – 10, và mùa
nắng từ tháng 11 – 4. Lượng mưa ít, trung bình 1,000 đến 1,600 mm/ năm (bằng ½
lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Độ ẩm trung bình hàng năm là 79%. Nhiệt độ trung
bình của tỉnh Bình Thuận khoảng 270C, vào tháng giêng hoặc tháng 2, nhiệt độ thấp
nhất từ 240C - 250C. Mặt khác, vào tháng 5 và tháng 6, nhiệt độ cao nhất có thể tới
280C – 28.50C. Số ngày nắng : 2,556 – 2,924 giờ. Trong đó tháng 7,8,9 là những tháng
ít ánh nắng mặt trời nhất trong năm. Vì vậy, với điều kiện thời tiết tại Bình Thuận rất
phù hợp cho việc canh tác cây thanh long.
1.1.5.1. Đặc điểm của thanh long tại Bình Thuận:
-

Cành phát triển mạnh, cành to và dài

-

Trái có dạng hơi tròn, dày vỏ (2 – 2.5 cm), gai nở to, vỏ có màu đẹp


-

Tỷ lệ trái: 68 – 72%

-

Chắc thịt, vị ngọt

-

Độ brix 13 – 14%

-

Độ chua (pH/ep): 4.8 – 5.0

-

Hạt nhỏ, trọng lượng 1000 hạt: 1.1 – 1.2g

- Về cảm quan: thanh long Bình Thuận đẹp, vỏ dày nên thời gian bảo quản và giữ
màu sắc kéo dài hơn, thuận lợi trong vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
- Về chỉ tiêu hóa học: thanh long Bình Thuận được bán ra cao hơn các loại thanh long
khác do mẫu mã và hình thức của thanh long Bình Thuận đẹp hơn. Ngoài ra do thanh
long trồng tại Bình Thuận nổi tiếng nhất cả nước, sản lượng cũng cao nhất nên là lợi
thế cạnh tranh quan trọng cho thanh long Bình Thuận trên thị trường tiêu thụ.


Đồ án tốt nghiệp


1.1.5.2. Diện tích phân bố và năng suất của thanh long tại Bình thuận:
Theo số liệu thống kê vào năm 1991, diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận
khi đó rất khiêm tốn, độ khoảng 750 ha. Nhưng nhờ những đặc điểm nổi trội nên loại
trái cây này ngày càng được thị trường ưa chuộng. Nhờ đó giá cả tiêu thụ không ngừng
tăng lên và thúc đẩy diện tích cây thanh long trên địa bàn tỉnh mở rộng đáng kể. Đến
năm 2000, diện tích cây thanh long tại Bình Thuận tăng khoảng 3.220 ha và trong
mười năm sau đó (năm 2010) đã phát triển lên hơn 13.400 ha. Trong khi UBND tỉnh
phê duyệt quy hoạch thanh long đến năm 2015 “đóng khung” ở con số 15.000 ha, thì
đến cuối năm 2011 diện tích loại cây này tại Bình Thuận đã vượt 18.600 ha.
Từ cây “xóa đói giảm nghèo”, thanh long nay đã trở thành loại cây trồng có hiệu
quả kinh tế cáo, trung bình mỗi hecta đem lại thu nhập 80 – 100 triệu đồng/năm, lãi
bình quân hơn 40 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất thanh long đạt 800 – 900 tỷ đồng/năm,
chiếm 20% giá trị sản xuất nông nghiệp và 25% giá trị sản xuất ngành trồng trọt; xuất
khẩu thanh long đóng góp trên 10% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình
Thuận.
1.1.5.3. Tình hình xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận:
Đây là mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Thuận, các năm trước
đây đạt mức tăng trưởng tương đối ổn định. Riêng năm 2008 lượng xuất khẩu giảm
6.4% so với năm 2007, ước đạt 29.250 tấn, chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu và thay đổi quy định nhập khẩu của một số thị trường. Tuy lượng xuất
khẩu giảm nhưng do giá xuất khẩu bình quân tăng 20 USD/tấn nên kim ngạch xuất
khẩu thanh long năm 2008 chỉ giảm nhẹ so với năm trước, đạt khoảng 16.63 triệu
USD.
Hồng Kông và Đài Loan là các thị trường chủ lực trong xuất khẩu chính ngạch
của thanh long Bình Thuận, trong khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu biên mậu
chính. Tuy nhiên thời gian gần đây phía Đài Loan, Trung Quốc đang thắt chặt các quy
định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trái cây nhập khẩu từ Việt Nam nên lượng
xuất khẩu sang các thị trường này giảm.



Đồ án tốt nghiệp

Sản phẩm thanh long đạt tiêu chuẩn EurepGAP đang từng bước tiếp cận các thị
trường Hà Lan, Đức, Pháp và một số nước châu Âu khác. Tỉnh Bình Thuận đã tổ chức
các chuyến đi khảo sát thị trường Đức và Hà Lan nhằm duy trì và mở rộng thị trường.
Riêng đối với thị trường Mỹ, thanh long muốn xâm nhập thị trường cần hội đủ
các yếu tố: nhà vườn sản xuất theo hướng GAP, xưởng đóng gói đủ điền kiện và quy
chuẩn xuất khẩu qua Mỹ, sản phẩm phải được chiếu xạ theo tiêu chuẩn Mỹ. Đến nay,
phía Mỹ đã cấp giấy chứng nhận cho ba cơ sở chế biến của Bình Thuận có nhà đóng
gói đạt tiêu chuẩn sản xuất thanh long qua Mỹ là HTX Thanh long Hàm Minh. Công ty
TNHH Thanh long Hoàng Hậu và Công ty Bảo Thanh, với tổng diện tích là 560.2 hs
có đủ điều kiện cung ứng thanh long qua Mỹ. Tính đến năm 2013 có 65.5 tấn thanh
long Bình Thuận xuất khẩu qua Mỹ.
1.2. Giới thiệu về bệnh đốm trắng hại thanh long và biện pháp phòng trừ:
1.2.1. Sâu bệnh hại thanh long và biện pháp phòng trừ:
1.2.1.1. Côn trùng:
a. Kiến:
Kiến cắn, đục khoét làm hư hom giống và các cành thanh long non, cắn mất tai
lá trên trái, gây tổn thương vỏ trái, đây là loại côn trùng dễ phòng trừ. Để phòng trị
dùng Basudin (Diazinon) 10H, Padan 4G, 10G trộn đều với cát 2/1000 rải đều quanh
gốc hoặc những nơi làm tổ. Khi tấn công vào các ổ kiến thì dùng Bi 58, Diazinon. ..
b. Bọ xít:
Bọ xít hại thanh long từ khi có nụ hoa đến khi trái hình thành, chúng hại bằng
cách chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ nhưng đến khi quả chín nơi các vết
chích sẽ xuất hiện một chấm đen, mất giá trị xuất khẩu. Phòng trừ bọ xít dùng Trebon,
Applaud Mipc, Bassa... nồng độ 0,2% phun lên khu vườn có chúng xuất hiện.
c. Ruồi vàng hay ruồi trái cây (Dacus dorsalis):
Ruồi vàng là đối tượng nguy hiểm đang được báo động hiện nay. Ruồi trưởng
thành chích và đẻ trứng vào quả gây thoái hóa phần thịt quả và phần nhựa chảy ra
ngoài vỏ làm quả thanh long bị hư, không xuất vườn được. Đây là đối tượng mới xuất



Đồ án tốt nghiệp

hiện trên thanh long nhưng ruồi trái cây đã phá rất nhiều loại quả ở nước ta vì vậy cần
chú ý phòng trừ. Việc vệ sinh đồng ruộng như thu dọn và hủy các quả rụng, rải thuốc
diệt nhộng dưới đất, đặt bả có chứa chất dẫn dụ trích từ cây é tía trộn với thuốc trừ sâu
có thể diệt ruồi. Hiện nay các thuốc như Ruvacon 90L và Vizubon D đã có chứa sẵn
chất dẫn dụ là Metyl eugenol 75% nên tiện cho nhà vườn hơn.
d. Ngâu (Bọ cánh cứng):
Ngâu là loài bọ cánh cứng màu nâu đen, rất bóng, trên cánh có những mảng màu
trắng rất đặc trưng. Chúng gây hại bằng cách đục phá cành non, cành già và cả nụ hoa
làm ảnh huởng đến tỷ lệ đậu trái.
e. Rệp sáp:
Rệp sáp chích hút nhựa ở tất cả các bộ phận của cây: cành non, nụ hoa, trái, làm
ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ đậu trái. Chất thải của rệp tạo điền kiện cho nấm bồ
hóng phát triển. Rệp tấn công dưới rễ làm cho cây bị vàng, còi cọc, trái nhỏ, giảm năng
suất.
f. Bọ trĩ:
Bọ trĩ thường tấn công trên hoa và trái non. Chúng gây hại bằng cách chích hút
nhựa cây làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái và giảm giá trị thương phẩm.
g. Rầy mềm:
Rầy mềm có nhiều loại gây hại trên hoa và trái chích hút nhựa làm hoa bị rụng.
Trên trái để lại những vết chích nhỏ, khi chín bị mất màu đỏ tự nhiên, giảm giá trị
thương phẩm. Khí hậu khô nóng làm gia tăng mật số gây hại của rầy mềm.
h. Tuyến trùng:
Tuyến trùng chích hút hoặc chui vào trong rễ làm cho rễ cây phình ra tạo thành
các khối u (bướu rễ), làm cho cây chậm phát triển, còi cọc. Những vết chích tạo điều
kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào trong cây.
i. Ốc sên, ốc bươu:

Ốc sên và ốc bươu tập trung nhiều ở phần gốc cây, cạp vỏ cây, leo lên thân và
cạp thân, trái làm giảm năng suất, giá trị thương phẩm.


Đồ án tốt nghiệp

1.2.1.2. Bệnh, dịch hại:
a. Bệnh thối đầu cành:
- Triệu chứng: ngọn cành thanh long chuyển màu vàng, rồi mềm, sau đó thối, cây tăng
trưởng chậm, số cành giảm hẳn. Bệnh hay xảy ra vào cuối mùa nắng. Bệnh xảy ra
không những trên đất phèn (đất thấp) mà còn cả trên đất cao.
- Nguyên nhân chính: là do nấm Alternaria sp. gây ra.
- Biện pháp phòng trị: bằng cách phun Rovral 2 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần.
b. Bệnh đốm nâu trên cành:
- Triệu chứng: thân cành thanh long có những đốm tròn như mắt của màu nâu. Vết
bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành. Có
nhiều vết acervulus tròn đen nằm rải rác.
-

Tác nhân: là do nấm Gloeosporium agaves, thuộc họ Nectrioidaceae, bộ

Melanconialea, lớp Deuteromycetes.
c. Bệnh nám cành:
- Triệu chứng: trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám.
- Tác nhân: là do nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp, họ Nectrioidaceae,
bộ Melanconiales, lớp Deuteromycetes.
- Biện pháp phòng trị chung cho các bệnh thanh long: vệ sinh đồng ruộng, chống úng
và chống hạn cho cây. Khi tới mức độ phải trị thì dùng thuốc Rovral, hoặc Anvil 5sc
(30 - 100 g a.i./ha) phối hợp với Topas (10 - 50 g a.i./ha). Ngoài sâu bệnh kể trên thanh
long còn bị dơi, chim, chuột phá hoại quả nữa.

d. Bệnh thán thư:
❖ Tác nhân gây hại: do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
❖ Triệu chứng bệnh:
- Trên cành: thân cành thối mềm có màu vàng sáng sau đó chuyền sang nâu, vết thối
từ phần ngọn vào trong.
- Trên hoa: Bệnh tấn công cả phần nụ hoa, làm cho nụ hoa bị biến màu nâu, sau đó
rụng rất nhanh.


Đồ án tốt nghiệp

- Trên trái: Ở điều kiện ngoài đồng bệnh ít khi tấn công trên trái, tuy nhiên ở giai đoạn
trái lớn sắp thu hoạch hoặc đã thu hoạch và tồn trữ. Vết bệnh là những đốm tròn hoặc
gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, xung quanh có những vòng đồng tâm nâu
sậm, sau đó phát triển nhanh thành những mãng thối lõm vào vỏ, gây thất thoát lớn
trong quá trình vận chuyển, tồn trữ.
❖ Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh:
- Bệnh thán thư phát triển mạnh ở điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ không khí cao. Nấm
có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 40C, nhưng thích hợp là 25 – 290C. Bề mặt mô bệnh ẩm
ướt kéo dài có ảnh hưởng đến sự xâm nhiễm và sinh trưởng của nấm Colletotrichum
gloeosporioides.
- Trong điều kiện ngoài đồng: Bệnh bình thường tồn tại trong xác bã thực vật có trong
vườn hoặc trên cành, trái bệnh. Bệnh phát triển mạnh và bộc phát ở điều kiện ẩm độ
cao nhất là vào mùa mưa. Bệnh phát triển và gây hại nặng ở giai đoạn ra hoa, trái sắp
thu hoạch và sau thu hoạch.
❖ Nguồn bệnh và sự lây lan:
- Nấm bệnh thường tồn tại trong xác bã thực vật có trên vườn hoặc trên cành, trái
nhiễm bệnh, trên cây trồng khác như xoài, ớt, …
- Bệnh có thể lây lan qua gió, nước,...
❖ Biện pháp quản lý:

- Đối với những vườn trồng mới, nên thiết kế vườn, đắp mô cao đảm bảo tránh bị
ngập úng trong mùa mưa.
- Sau thu hoạch nên tỉa cành (cành sâu bệnh, cành vô hiệu,…) và tiêu huỷ triệt để
nguồn bệnh nhằm tạo thông thoáng và hạn chế mầm bệnh lây lan cho vườn cây. Nên
phun thuốc trừ nấm gốc đồng sau khi cắt tỉa để sát trùng vết thương và làm giảm áp lực
mầm bệnh.
- Tăng cường bón vôi cho cây thanh long 1-2 lần/năm (vào đầu và cuối mùa mưa).
- Bón phân cân đối và hợp lý. Nên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục và nấm đối
kháng Trichoderma nhằm giúp cây sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với bệnh.


Đồ án tốt nghiệp

- Có thể phun thuốc kích kháng như Salicylic acid (Bion, Exin,…) 15 ngày trước khi
thu hoạch.
- Sử dụng thuốc trừ nấm gốc đồng để phun ngừa và phun luân phiên thuốc Propined
(Antracol,…), Difenoconazole + Propiconazole (Score, Tilt super,…), Azoxystrobin +
Difenoconazole (Amistar top,…), Diniconazole (Sumi eight,…) định kỳ 7 – 10
ngày/lần tùy theo áp lực bệnh.
- Phòng trừ trên diện rộng: đây là loại nấm đa ký chủ và gây hại quan trọng, khó
quản lý, để phòng trị hiệu quả nên thực hiện phòng trị đồng loạt trên diện rộng sẽ mang
lại hiệu quả cao.
1.2.1.3.

Các hiện tượng sinh lý

a. Hiện tượng rụng nụ:
Xuất hiện khi số nụ trên cành nhiều. Sau khi nụ xuất hiện 5 - 7 ngày thì nụ
không phát triển nữa, vàng rồi rụng. Tỷ lệ rụng từ 10% đến 20%. Cây tự quân bình
sinh lý để nuôi quả còn lại trên cây. Để hạn chế sự rụng quả sinh lý cần bón phân tưới

nước đầy đủ và quân bình.
b. Hiện tượng nứt vỏ trái:
Do thời tiết, trời hạn ở giai đoạn vỏ quả phát triển, sau đó mưa nhiều hoặc tưới
nhiều vào lúc ruột quả phát triển nên quả nứt. Mặt khác do nhà vườn treo quả lâu đợi
dịp có giá mới bán. Để hạn chế nên kiểm soát độ ẩm đất, không để vườn khô hạn trong
thời kỳ cây nuôi quả.
1.2.2. Bệnh đốm trắng hại thanh long:
Bệnh đốm trắng trên thanh long khi mới xuất hiện có triệu chứng ban đầu là các
vết lõm màu trắng (nên một số nông dân còn gọi là bệnh đốm trắng), sau đó vết bệnh
nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như mắt cua. Trong điều kiện thuận lợi bệnh
phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây
thối khô từng mảng..
1.2.2.1. Tác nhân gây bệnh:


×