Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài KT chuyên đề QLGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.79 KB, 6 trang )

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC II
LỚP BỒI DƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÍ TIỂU HỌC
BÀI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ
KIỂM TRA NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG
Đề ra: Liệt kê những công việc và yêu cầu đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ :
Kiểm tra đánh giá , tư vấn , thúc đẩy trong kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo
viên Theo anh ( chò ) để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra có những thuận lợi , khó
khăn gì? Đề xuất các biện pháp khắc phục những khó khăn đó.
BÀI LÀM
Chúng ta đã biết , Lê- nin đã từng nói : “ Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi
như không lãnh đạo” . Trong bất kì một hoạt động cụ thể nào cũng đều phải có sự kiểm
tra. Bởi qua kiểm tra có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng được
kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn . Đặc biệt trong giáo dục không như các ngành
nghề khác , sản phẩm của giáo dục phải là những con người có đức, có tài, “ vừa hồng
vừa chuyên” nhằm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Đáp ứng được yêu
cầu chấn hưng nền giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì hội nhập.
Trong những năm qua, hưởng ứng tích cực cuộc vận động “ HAI KHÔNG” của
Bộ giáo dục . Toàn ngành đã có những bước chuyển mình đáng kể , từng bước khẳng đònh
lại vò trí của nghề “ cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Tại đơn vò nơi tôi đang
công tác luôn chú trọng đến công tác kiểm tra nội bộ, từng bước nâng dần cả về số lượng
và chất lượng hoạt động .
Với mục đích là giúp đỡ và giữ gìn kỉ luật , hoạt động kiểm tra nội bộ trường học
phải đảm bảo công việc và yêu cầu như sau :
1) KIỂM TRA
Kiểm tra là xem xét, cụ thể việc chấp hành chính sách pháp luật và kết quả thực
hiện của giáo viên , đối với những yêu cầu, tiêu chuẩn , những quy đònh để xem giáo
viên đạt hay chưa đạt , làm tốt hay chưa tốt các nhiệm vụ được giao. Kết quả kiểm tra là
cơ sở chủ yếu cho việc đánh giá , tư vấn và thúc đẩy.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên : Qua kiểm tra hồ sơ đánh giá việc
thực hiện quy chế chuyên môn và nắm rõ về trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên .
Xem giáo viên soạn bài như thế nào , có đủ về số lượng , đảm bảo vêø chất lượng hay


không , nội dung kiến thức có đảm bảo mục tiêu hay không , việc vận dụng phương pháp
và các hình thức tổ chức dạy học cũng như chuẩn bò đồ dùng dạy học như thế nào? Xem
các loại sổ như sổ đánh giá học sinh, một số bài kiểm tra đã chấm để biết giáo viên
chấm bài có chính xác không , có khách quan không , việc học sinh nắm kiến thức và vận
dụng như thế nào , sổ học tập bồi dưỡng và thu thập thông tin để biết giáo viên đã tham
gia lớp bồi dưỡng nào , kết quả ra sao?
- Dự giờ : Là phương pháp đặc trưng để kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên
, xem xét việc nắm mục đích ,yêu cầu , chương trình ,nội dung giảng dạy, vò trí của bài
giảng trong hệ thống chương trình . Mức độ nắm vững kiến thức , kó năng của bài dạy ,
xác đònh trọng tâm, yêu cầu tối thiểu cho cả lớp và những vấn đề có thể mở rộng , nâng
cao cho học sinh khá giỏi. Việc giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh thông qua bài dạy
. Cấu trúc của bài dạy có hợp lí không? Mục tiêu của bài dạy có đạt được không ?
Mặt khác xem xét kó năng sư phạm của giáo viên, đây là nội dung quan trọng nhất
vì giáo viên chỉ nắm chắc kiến thức thì chưa đủ để làm cho học sinh nắm bài tốt. Cần
giúp gíáo viên nắm vững và thực hiện hai hướng đổi mới sư phạm quan trọng đó là:
+ Phát huy tính tích cực, tự giác của học sònh , làm cho học sinh chủ động tìm
kiếm, chiếm lónh kiến thức, rèn luyện kó năng, tránh làm cho học sinh học tập một cách
thụ động .
+ Giảng dạy theo phương pháp cá thể hóa, quan tâm đến đặc thù của các đối
tượng học sinh. Trên cơ sở nắm được năng lực, nhòp độ làm việc, thói quen làm việc của
từng học sinh, phát hiện những lỗ hổng kiến thức, hiểu được những khó khăn của từng đối
tượng trong học tập để giúp đỡ một cách có hiệu quả . Cần xem xét hoạt động của giáo
viên như vận dụng các phương pháp giảng dạy có phù hợp với đặc trưng của bộ môn, với
đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh không , việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên có
trong sáng, dễ hiểu hay không? Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh
với học sinh như thếâ nào. Việc vận dụng kiến thức kó năng để làm bài tập ra sao, các biện
pháp của giáo viên tổ chức có tính đến các nhóm đối tượng học sinh trong lớp không?
Thời gian phân bổ cho từng phần kiến thức, không khí lớp học , ý thức học tập của học
sinh …
- Kiểm tra chất lượng học sinh: Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm

đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. Đây chỉ là nội dung tham khảo , vì giáo viên
không thể quyết đònh toàn bộ kết quả học tập mà còn phụ thuộc trình độ “đầu vào” của
học sinh khi mới nhận lớp . Cần phải đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh so với khi
giáo viên mới nhận lớp, chứ không thể hoàn toàn căn cứ vào kết quả hiện tại. Việc đánh
giá kết quả của học sinh là phải đánh giá cả một quá trình. Dựa vào kết quả giảng dạy
của giáo viên trong các năm học trước, như tỷ lệ học sinh lên lớp; dựa trên kết quả việc
kiểm tra chung của toàn trường, có sự so sánh kết quả các lớp của giáo viên dạy với
những lớp khác. Dựa trên kết quả học tập thông qua sổ đánh giá học sinh tại thời điểm
kiểm tra, kết quả khảo sát chất lượng của cán bộ kiểm tra.
Yêu cầu : Cán bộ làm công tác kiểm tra phải tỷ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ điều làm được
và chưa làm được của giáo viên với thái độ thân thiện , cởi mở . Về phía giáo viên
( người được kiểm tra) cần phải cảm thông , hợp tác, chia sẻ , chấp nhận việc làm của cán
bộ kiểm tra, tạo điều kiện để người kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ .
2) ĐÁNH GIÁ
- Nghiên cứu hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên, cụ thể hóa tiêu chí đánh giá giờ
dạy.
- Nghiên cứu hồ sơ kiểm tra trước đây đặc biệt là lần gần nhất xem họ có tiến bộ hay
không
- Phân tích đònh tính, đònh lượng các dữ kiện quan sát được các thông tin thu được khi
kiểm tra để xác đònh mức độ đạt được giáo viên, đối chiếu vơí chuẩn để dự kiến xếp loại.
Thực hiện đánh giá bằng hai hình thức: Nhận xét ưu điểm và nhược điểm, thiếu sót của
giáo viên khi trao đổi và ghi tóm tắt vào hồ sơ kiểm tra.
- Xếp loại từng mặt và xếp loại chung: Chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên được
xếp vào một trong bốn loại: Tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. Xếp loại chung
trên cơ sở xếp loại của từng nội dung.
* Một là: Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm
- Trình độ nắm chương trình
-Vận dụng phương pháp giảng dạy
-Hiệu quả tiết dạy thông quakết quả học tập của học sinh
- Đánh giá phân loại một tiết dạy

-Đánh giá chung về trình độ nghiệp vụ sư phạm
* Hai là:Đánh giá việt thực hiện quy chế, quy đònh chuyên môn
-Đánh giá việc thực hiện quy chế và việc dạy thêm
- Việc soạn giáo án, chuẩn bò bài
- Đánh giá việc kiểm tra học sinh chấm chữa bài, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng
học sinh giỏi
-Đánh giá công tác thực hành, thí nghiệm, sử dụng dồ dùng
- Công tác bồi dưỡng
- Đánh giá chung việc thực hiện quy chế, quy đònh chuyên môn
* Ba là:Đánh giá kết quả giảng dạy
* Bốn là: Việc thực hiện các nhiệm vụ khác của giáo viên: công tác chủ nhiệm, tham
gia các phong trào, hoạt động bề nổi của ngành và nhà trường.
* Năm là: Đánh giá chung
Thông báo với giáo viên về những nhận xét và đánh giá của ban kiểm tra khi kết
thúc thanh tra.
Lưu ý: Khi xếp loại dựa trên nguyên tắc tổng hợp, không lấy mặt này bù mặt kia.
Nếu có mặt đạt tốt thì được ghi nhận và biểu dương ,không lấy kết quả đó bù vào những
mặt còn yếu khác .
Yêu cầu: Cán bộ kiểm tra phải đánh giá khách quan, chính xác công bằng, tránh
tư thù cá nhân. Phải đònh hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của giáo viên.
3) TƯ VẤN: Là chỉ ra cho đối tượng được kiểm tra các biện pháp để cải thiện
chất lượng giảng dạy. Cần chỉ ra những gì mà giáo viên hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ
trong nội dung giảng dạy, trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo; chỉ ra những chỗ
chưa hợp lí trong việc dạy học và giáo dục, sự vận dụng phương pháp chưa sát với hoàn
cảnh của lớp học và đưa ra những lời khuyên từ những kinh nghiệm của mình đã tích lũy
được. Tư vấn nhằm giúp giáo viên phân tích các hoạt động sư phạm của mình, tự đánh
giá được khoảng cách giữa yêu cầu đạt ra đối với bài dạy với kết quả đạt được , từ đó rút
ra những bài học để cải thiện năng lực sư phạm.
Yêu cầu: Các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi, góp phần năng cao chất lượng
lao động của giáo viên. Để đạt được kết quả khi trao đổi phải trên tinh thần đồng nghiệp,

chân tình ,phải trân trọng những thành tích , sáng kiến của giáo viên, những nội dung góp
y ùđể giải quyết những khó khăn, tồn tại phải khả thi không mang tính áp đặt, phù hợp với
hoàn cảnh công tác của giáo viên, giải đáp được những băn khoăn của giáo viên, trong
quá trình tư vấn tránh xúc phạm giáo viên hay làm nảy sinh tự vệ. Hãy cố gắng thảo luận
để hiểu nhau (nếu có) .
4) THÚC ĐẨY : Nhằm giúp giáo viên phát huy nội lực, tạo điều kiện và đònh
hướng cho giáo viên, phát hiện những kinh nghiệm tốt của giáo viên, động viên , khuyến
khích giáo viên phát huy những ưu thế đó(có khi chính họ cũng không biết mình đã làm
rất tốt vấn đề đó). Lựa chọn những kinh nghiệm có giá trò của các giáo viên khác và của
người kiểm tra viên đã tích lũy được phổ biến kinh nghiệm cho giáo viên. Đồng thời kiến
nghò với các cấp quản lí (có những lí do thuộc về tổ chuyên môn, về trường chứ không
phải thuộc giáo viên) tạo tiềm lực cho giáo viên làm tốt tất cả công việc.
Yêu cầu: Các kiến nghò đưa ra phải cụ thể, xuất phát từ thực tế đã quan sát được
trong quá trình kiểm tra và trao đổi với giáo viên, không đưa ra những kiến nghò có tính
chất phương hướng lâu dài. Kiến nghò phải khả thi sao cho đối tượng có thể thực hiện
được sau một thời gian nhất đònh, góp phần hoàn thiện khả năng sư phạm của giáo viên.
Căn cứ vào nội dung công việc và yêu cầu cần đạt khi thực hiện các nhiệm
vụ kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Bản thân tôi rút ra những thuận lợi
và khó khăn như sau:
1)Về thuận lợi
- Sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng , toàn dân và toàn xã hội. Vì vậy sự nghiệp
giáo dục luôn được Đảng và nhà nướcquan tâm đầu tư thỏa đáng.
- Đội ngũ nhà giáo luôn xác đònh được vò trí và nhiện vụ của mình là lực lượng nòng
cốt có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục, có ý thức bồi dưỡng và tự
bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Các cấp quản lí luôn ý thức được vai trò của kiểm tra nội bộ trong nhà trường, xây
dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể hàng tháng, kì, năm học và thực hiện nghiêm túc theo kế
hoạch đã đề ra.
- Đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn vững vàng được bội dưỡng về công

tác thanh , kiểm tra nội bộ, nghiệp vụ về quản lí nhà trường.
- Cơ sở vật chất trang thiết bò phục vụ cho hoạt động dạy học được tăng cường.
- Các văn bản pháp quy, hướng dẫn về công tác thanh, kiểm tra đầy đủ, cụ thể, rõ
ràng, dễ thực hiện .
2)Về khó khăn
- Giáo viên : Trình độ đào tạo chưa đồng đều dẫn đến năng lực sư phạm còn hạn chế,
việc vận dụng phương pháp và sử dụng các công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa linh
hoạt, chưa có hiệu quả. Việc cập nhật lượng thông tin về pháp luật, văn hóa, xã hội còn
rất khiên tốn. Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng tình cảm còn gượng gạo. Một số ít giáo
viên không có tinh thần cầu tiến, ù lì, chấp hành quy chế chuyên môn không nghiêm túc
có tư tưởng “an phận thủ thường”, không tham gia bồi dưỡng, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ không đáp ứng được nhu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. - Cán bộ quản
lí : Một số cán bộ chưa tâm huyết với công tác giáo dục, chưa nhận thức được tầm quan
trong của công tác thanh kiểm tra. Năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa qua lớp bồi
dưỡng cán bộ quản lí, chưa được bồi dường nghiệp vụ thanh kiểm tra nhà trường cũng như
kiểm tra nội bộ. Vì vậy khi làm công tác kiểm tra chưa làm tốt việc tư vấn cho giáo viên,
góp ý còn chung chung, sơ sài,cả nể. Không thúc đẩy khả năng hoàn thiện sư phạm của
giáo viên dẫn đến việc kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao .
- Hồ sơ kiểm tra : Việc hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra một giáo viên tốn rất nhiều
thời gian. Trong hồ sơ kiểm tra có những nội dung trùng lặp nhau ( viết thì thừa mà
không viết thì thiếu) . Trong một ngày tiến hành kiểm tra một giáo viên , cán bộ kiểm tra
phải làm nhiều việc :Dự giờ, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra chất lượng học sinh …
Từ những thuận lợi và khó khăn trên . Tôi đề xuất những biện pháp khắc
phục khó khăn như sau
1. Nâng cao nhận thứ đúng đắn về tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ
trong nhà trường. Quan tâm đến công tác bồi dưỡng giáo viên để nâng cao châùt lượng
giảng dạy của giáo viên . Đặc biệt là số giáo viên chưa đạt chuẩn .Bổ sung, điều chỉnh
quy đònh về chuyên môn để bảo đảm quản lí chặt chẽ và giảm nhẹ công việc cho giáo
viên.
2. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bò phục

vụ cho công tác dạy – học .
3. Tạo điều kện cho các cán bộ quản lí được bồi dưỡng về công tác thanh, kiểm
tra hàng năm. Thực hiện chế độ bồi dưỡng quản lí trước khi bổ nhiệm .
4. Cải tiến hồ sơ kiểm tra theo hướng cô đọng , xúc tích, giảm nhẹ thủ tục hồ sơ
cho cán bộ kiểm tra.
5. Bản thân các cán bộ quản lí phải trau dồi đạo đức ,lối sống , tích cực tự học
nâng cao trình độ chuyên môn , thấm nhuần nguyên lí giáo dục của Đảng; rèn luyện giao
tiếp ứng xử. Nắm vững yêu cầu, nộiä dung , phương pháp, quy trình của công tác kiểm tra.
Tóm lại : Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong nhà trường có
vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần đònh hướng cho đối tượng tiến lên và chỉ ra cho
họ “Tiến lên như thế nào” tạo tiềm lực cho họ tiếp tục phát triển, cán bộ quản lí phải
nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ . Kiểm tra không phải là “bới
lông tìm vết” mà phải như Lê- nin đã nói: “Kiểm tra với mục đích giữ gìn kỉ cương , phát
huy sự lớn mạnh của nước nhà không phải để “lật tẩy”, để “chộp”, để “bắt quả tang” để
lên án mà là để giúp đỡ người được kiểm tra”. Có thể khẳng đònh kiểm tra nội bộ trường
học là một trong các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường . Một
nhà trường chú trọng làm tốt công tác kiểm tra nội bộ chắc chắn sẽ phát triển được nhà
trường , phát triển đội ngũ, đảm bảo mục tiêu giáo dục quốc dân . / .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×