HỒI SỨC SƠ SINH TẠI PHÒNG ĐẺ
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
Resuscitation là từ xuất phát từ tiếng Latin “resuscitare” có nghĩa là “làm hồi
tỉnh lại”. Trong sơ sinh thuật ngữ này được sử dụng ở cả 2 khu vực lâm sàng là
đơn vị điều trị tích cực sơ sinh (NICU- Neonatal Intensive Care Unit) và tại
phòng đẻ. Bài này chủ yếu đề cập đến các biện pháp cấp cứu hồi sức cho trẻ sơ
sinh bị ngạt ngay tại phòng đẻ hoặc phòng mổ đẻ.
1. MỤC ĐÍCH HỒI SỨC SAU ĐẺ
Hồi sức sau đẻ nhằm giúp bộ máy hô hấp và tuần hoàn của trẻ sơ sinh nhanh
chóng thích nghi một cách có hiệu quả với hoàn cảnh môi trường bên ngoài tử
cung. Để đạt được mục đích trên cần
- Giảm tới mức tối thiểu hiện tượng mất nhiệt
- Tạo được nhịp thở và giãn nở phổi bình thường
- Tăng áp lực riêng phần oxygen máu động mạch (PaO
2
)
- Duy trì lưu lượng tim thích hợp
2. THAY ĐỔI SINH LÝ TRONG NGẠT VÀ HỒI SỨC TIM PHỔI SƠ SINH
Dawes; Adamsons và cs đã tiến hành thực nghiệm trên khỉ bằng cách mổ đẻ
khỉ sau đó bịt kín đầu bằng bóng có nước muối để ngăn không cho khí lọt vào
trong quá trình thở và kẹp dây rốn. Quá trình ngạt thực nghiệm này trải qua các
giai đoạn sau
6;16
- Thở ngáp ban đầu: Xảy ra sau khoảng 30 giây
- Ngừng thở tiên phát: Xảy ra sau khoảng 1 phút.
Trong giai đoạn này có thể tạo ra nhịp thở tự nhiên bằng kích thích xúc giác.
Nhịp tim sẽ giảm từ 180-220 nhịp/phút xuống khoảng 100 nhịp/phút, đồng thời
huyết áp tăng lên
- Thở ngáp sâu: Kéo dài 4-5 phút, sau đó thở ngáp ngày một yếu dần và
ngừng hẳn sau khoảng 8 phút.
- Ngừng thở thứ phát:
Sau nhịp thở ngáp cuối cùng, nhịp tim và huyết áp giảm xuống và rất khó
hồi phục trở lại. Lúc này các thay đổi pH, PCO
2
, PaO
2
rất mạnh vào phút thứ 10.
Chẳng hạn như:
+ pH giảm từ 7,3 xuống 6,8
+ PCO
2
tăng từ 45 đến 150mmHg
+ PaO
2
có thể giảm xuống 25mmHg hoặc gần bằng 0
+ Lactate huyết thanh tăng lên rất nhanh và tử vong có thể xảy ra khoảng vài
phút sau đó nếu không được hồi sức cấp cứu.
1
Trong giai đoạn ngừng thở thứ phát này thì kích thích bằng xúc giác không
còn tạo ra được nhịp thở tự nhiên nữa
Kể từ giai đoạn này trở đi, khi có nhịp thở ngáp cuối cùng nếu thời gian cấp
cứu càng chậm thì thời gian để đưa khỉ thực nghiệm trở lại giai đoạn thở ngáp đầu
tiên càng dài. Người ta ước tính rằng: Nếu chậm cấp cứu 1 phút thì thời gian đưa
khỉ trở lại giai đoạn thở ngáp đầu tiên sẽ kéo dài thêm 2 phút và thời gian để có
được nhịp thở tự nhiên kéo dài thêm 4 phút.
Các kết quả nghiên cứu trên đây đã giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình
đề ra các biện pháp cấp cứu hồi sức ở người. Tuy nhiên khi áp dụng các kết quả
này, cần lưu ý rằng, các nghiên cứu này thường chỉ tiến hành được trên các trường
hợp ngạt cấp ở thai nhi của động vật thực nghiệm mà trước đó hoàn toàn khỏe
mạnh. Ngược lại ở người thì ngạt ở các thai nhi thường xảy ra bán cấp hoặc mãn
tính, có thể xảy ra ở thai nhi trước đó khỏe mạnh hoặc thai nhi bệnh có hoặc không
có kết hợp với bệnh của mẹ. Vì lẽ đó mà thời gian ngừng thở thứ phát, thời gian
gây tổn thương não và các cơ quan khác ở người có thể kéo dài hơn ở khỉ thực
nghiệm
3. XÁC ĐỊNH TRẺ CẦN HỒI SỨC
3.1. Đánh giá nhanh
Có khoảng xấp xỉ 10% trẻ khi sinh ra cần phải được hỗ trợ hô hấp ngay sau
khi sinh để giúp trẻ có được nhịp thở đầu tiên. Khoảng 1% trẻ cần phải hồi sức tích
cực hơn bao gồm cả thông khí áp lực dương.
Để xác định xem một trẻ ngay sau đẻ có cần phải hồi sức hay không thì việc
đánh giá nhanh 4 điểm sau rất cần thiết:
- Trẻ có đủ tháng không?
- Nước ối không có phân su?
- Trẻ có thở tốt hoặc khó thở không?
- Trương lực cơ có tốt không?
Nếu tất cả 4 điểm trên đều có thì trẻ không cần phải hồi sức và không cần phải tách
mẹ. Các trẻ này chỉ cần chăm sóc thường quy đó là lau khô trẻ, ủ ấm, đặt trẻ nằm
cạnh mẹ và theo dõi trẻ thở, cử động và màu sắc da.
Nếu trẻ không có một trong 4 điểm trên thì trẻ sẽ cần 1 hoặc nhiều biện pháp hồi
sức lần lượt theo thứ tự sau đây:
A. Các bước ổn định trẻ ban đầu:
Bao gồm giữ ấm, đặt tư thế thông đường thở, lau khô, kích thích và đặt lại tư
thế thông đường thở.
B. Thông khí nhân tạo.
C. Ép tim
D. Tiêm truyền adrenalin và/hoặc một số thuốc hồi phục thể tích tuần hoàn.
Để quyết định thực hiện các bước hồi sức tiếp theo thứ tự A,B,C,D cần đánh giá 3
dấu hiệu sinh tồn đó là:
• Hô hấp
• Nhịp tim
2
• Màu sắc da
Thời gian thực hiện mỗi bước hồi sức nên tiến hành trong khoảng 30 giây, sau đó
cần đánh giá lại để quyết định thực hiện các bước hồi sức tiếp theo (hình 4.1)
3
Kiểm tra 4 điểm sau sinh:
- Nước ối có phân su?
- Trẻ non tháng ?
- Thở/ khóc kém?
- Trương lực cơ giảm?
* Trẻ “Khoẻ”
* Khóc to
* Trương lực cơ tốt
* Nhịp tim ≥ 100lần/phút
Chăm sóc thường quy
*Ủ ấm
*Thiết lập đường thở
*Lau khô da
*Kiểm tra màu sắc da
Hút miệng
Hút qua NKQ
Hút trong miệng
Ủ ấm, thiết lập đường thở và kích thích
Kiểm tra hô hấp, nhịp tim và màu sắc da
Bóp bóng (*)
Kiểm tra nhịp tim
Bóp bóng ép tim (1:3)(**)
Tím trung tâm
Thở oxygen
Tím trung tâm
Bóp bóng và theo dõi
Nếu còn tím, kiểm tra bệnh tim bẩm sinh
Kiểm tra nhịp tim
Tự thở và
Tim ≥ 100lần/phút
Theo dõi
-Adrenalin
-Natricloride 0,9%”10ml/kg
-Tìm nguyên nhân
Nếu nhịp tim ≥ 60lần/phút
Trở lại bóp bóng(*)
Nước ối có phân xu
Không
Nước ối không phân su
Có 1 trong 3 điểm còn
lại ở trên
Không Có
60-100
≥60
<60
≥100
(*) Bóp bóng : không cần đặt NKQ ngay vì trên 90%
trẻ ngạt có thể cải thiện chỉ bằng bóp bóng qua mask
(**)Bóp bóng và ép tim: 30 nhịp bóng và 90 nhịp ép
tim trong 1 phút
Hình 4.1. Sơ đồ hồi sức cấp cứu tim phổi ở trẻ sơ sinh sau đẻ
4
3.2. Chỉ số Apgar
Bảng 4.1: Chỉ số Apgar
Dấu hiệu 0 1 2
Nhịp tim 0 <100
>= 100
Nhịp thở 0 Khóc yếu, giảm
thông khí
Khóc to, thông
khí tốt
Trương lực cơ Nằm duỗi thẳng Nằm hơi co chi Tốt
Phản xạ (khi
hút đờm dãi)
Không đáp ứng Có cử động Khóc
Màu sắc da Tím toàn thân
hoặc trắng nhợt
Tím đầu chi Hồng hào
Chỉ số apgar được đánh giá trong 1 phút và 5 phút đầu tiên. Mặc dù hiện nay nó
không còn được dùng để quyết đinh xem một trẻ có phải hồi sức ngay sau đẻ
hay không nhưng nó rất có ích trong đánh giá quá trình hồi sức
4. KỸ THUẬT HỒI SỨC
4.1. Chuẩn bị hồi sức
- Tại các cuộc đẻ, cần ít nhất có một người biết cách hồi sức sơ sinh sau đẻ có
mặt, người này cần phải thành thạo các biện pháp hồi sức như bóp bóng và ép
tim và nếu có thể biết được cả cách đặt nội khí quản, đặt catheter tĩnh mạch rốn
để bơm thuốc thì càng tốt. Nếu không thì phải mời thêm người khác để có thể
làm được các thủ thuật này.
- Các trẻ đẻ có nguy cơ cần được thông báo trước cho bác sỹ nhi khoa để có thể
có mặt tại phòng đẻ hoặc phòng mổ đẻ để sẵn sàng cấp cứu hồi sức các trẻ này.
- Cần phải liệt kê và chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu cần có tại phòng
đẻ
4.2. Các bước hồi sức ban đầu
- Giữ ấm cho trẻ bằng giường sưởi hoặc các thiết bị làm ấm khác trong phòng
đẻ
- Đặt trẻ ở tư thế làm thông đường hô hấp
- Hút dịch từ miệng và mũi bằng quả bóng cao su hoặc catheter nối với máy
hút dịch
- Lau khô trẻ và kích thích trẻ thở
5