Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

V09 rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.51 KB, 48 trang )

Chuyên đề:
RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
MỤC LỤC

Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
a. Chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho
học sinh giỏi Ngữ văn
b. Rèn kĩ năng
2. Cơ sở thực tế
a. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn
b. Khả năng chọn và phân tích dẫn chứng của học sinh
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
2. Nâng cao chất lượng dạy và học
PHẦN NỘI DUNG
I. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HSG NGỮ VĂN
1. Dạng 1: Nghị luận về vấn đề lí luận văn học
2. Dạng 2: Tổng hợp - So sánh
II. RÈN KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ
LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HSG NGỮ VĂN
1. Trang bị dẫn chứng
a. Phạm vi
b. Mức độ cần đạt
2. Rèn kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành
cho học sinh giỏi Ngữ văn
a. Những căn cứ chọn dẫn chứng
b. Các tiêu chí chọn dẫn chứng


c. Kĩ năng nhấn - lướt - bỏ qua
III. RÈN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HSG NGỮ VĂN
1. Xác định điểm đến của dẫn chứng và cách thức triển khai
2. Bắc những nhịp cầu kết nối
a. Những nhịp cầu chắc, bền
b. Những nhịp cầu đẹp, mới
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC (Bài viết của học sinh)

Trang
2
2
2
2
3
3
3
4
4
5
5
5
5
8
10
10
10
10
13

13
14
24
25
25
26
26
30
33
34

PHẦN MỞ ĐẦU
1


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
a. Chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học
sinh giỏi Ngữ văn
Trên cánh đồng tri thức văn học mênh mông, thiết nghĩ mỗi trò giỏi phải
giống như người nông dân kia, có được trong tay mình những hạt giống mẩy,
chắc nhất để ươm trồng, chăm sóc làm nên những mùa màng bội thu. Một bông
lúa có nhiều hạt, mà bao nhiêu bông lúa đếm không xuể. Nhưng nếu người nông
dân khoanh tay ngồi nhìn cánh đồng lúa của mình thì cuối cùng anh ta không thể
lấy được một hạt lúa nào. Lúa cần phải gặt và sau đó phải đập. Tuy nhiên đập
rồi cũng chỉ mới làm xong một nửa công việc. Còn phải quạt sạch, sàng sẩy loại
bỏ hạt cỏ dại lẫn vào. Sau đó phải xay thành bột, nhào nặn nó rồi mới cho vào lò
nướng (Đaghextan của tôi, Raxun Gamzatốp, quyển 1, trang 96-97). Học sinh
nếu chỉ khoanh tay ngồi nhìn sao có được kiến thức. Phải đọc, phải học, phải tìm
tòi… để tích lũy rồi biết nhào nặn thành của mình. Vốn kiến thức văn học được

trang bị bao năm không bao giờ sử dụng hết trong một bài viết như người nông
dân dù cần phải làm bánh nhiều đến đâu cũng không thể sử dụng hết các hạt đem
về. Những hạt mẩy chắc nhất được để dành lại làm giống. Mấu chốt là ở chỗ phải
biết huy động tối đa kiến thức khi cần. Với đề này phải chọn và phân tích dẫn
chứng này còn với đề kia lại chọn và phân tích dẫn chứng khác. Chọn là bước
đầu của một chặng đường. Chọn được là hiểu đề, bắt trúng nhịp; là nhanh nhạy,
tư duy tốt; là tinh… Chọn được hứa hẹn sẽ thành công. Dẫn chứng có mênh
mông như biển cả mà không biết chọn cũng chẳng khác nào bao thửa ruộng, bao
bông lúa, bao hạt thóc mà vẫn bị đói. Chọn được rồi còn phải biết phân tích. Hạt
giống tốt nhất đã có phải đem gieo trồng xuống đất cho nó mọc thành cây mới,
phải chăm sóc, vun xới từng ngày, phải dứt lá để có nhành mai. Nếu có dẫn
chứng tốt mà không biết phân tích để làm nổi bật vấn đề sẽ như hạt giống để ủng,
bao công đoạn phía trước đành bỏ đi. Phân tích cho ra, cho sáng, cho nét vấn đề
không dễ, đòi hỏi nhiều khả năng. Bài viết có thành công hay không quá nửa
phần trăm phụ thuộc vào phân tích. Đẳng cấp, cái tầm của học sinh cũng do phân
tích dẫn chứng định. Muốn chọn tốt; phân tích trúng, hay, hấp dẫn, độc đáo cần
có kĩ năng và những kĩ năng đó phải được rèn giũa từng ngày.
b. Rèn kĩ năng
Khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào
đó vào thực tế rất quan trọng. Có một công thức bất biến từ lâu đã được thừa
nhận: Kiến thức (tốt) + Kĩ năng (tốt) = Kết quả (tốt). Kiến thức và kĩ năng tỉ lệ
2


thuận với kết quả. Kĩ năng làm bài càng tốt, kết quả càng tuyệt vời. Quyết định
thành hay bại là ở kĩ năng. Với kiến thức dày, rộng, sâu cùng kĩ năng chọn và
phân tích dẫn chứng tốt, bài viết của học sinh sẽ đạt kết quả cao. Mỗi bài viết ấy
đích thực là một sản phẩm sáng tạo kết tinh cả tri thức, tình cảm, tâm hồn và kĩ
năng. Người giáo viên giỏi không phải chỉ biết cung cấp kiến thức mà còn phải
biết dạy kĩ năng và rèn kĩ năng. Dạy kĩ năng không dễ, rèn kĩ năng còn khó hơn

rất nhiều.
Knowledge is gained by learning, trust by doubt, skill by practice - Tri
thức đạt được qua học hỏi, sự tin tưởng đạt được qua nghi ngờ, kĩ năng đạt được
qua rèn luyện (Thomas Szacz). Đó là chân lí. Kĩ năng là thứ cần phải luyện tập
rất lâu mới có thể thuần thục. Khi kĩ năng thuần thục đồng nghĩa với kiến thức
vững vàng và biết giải quyết tốt đề bài. Với học sinh giỏi môn Ngữ văn cũng thế.
Các em cần được thày cô rèn kĩ năng. Rèn đi rèn lại để thành thạo. Cách thức
hiệu quả nhất vẫn là luyện đề. Qua các dạng đề cả quen cả lạ, khả năng chọn và
phân tích dẫn chứng của học sinh sẽ được nâng cao. Nhờ vậy mà viết văn cao tay
hơn. Chặng đường này đòi hỏi cả thày và trò phải luôn luôn kiên trì và nỗ lực hết
sức.
2. Cơ sở thực tế
a. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn theo đúng nghĩa không đánh đố học sinh
nhưng cố nhiên là không dễ. Có những đề phải nghĩ, phải ngẫm lâu lâu mới ra
vấn đề cần nghị luận. Dù dạng đề nào, cách hỏi ra sao, khó dễ đến đâu, mới hay
cũ… học sinh vẫn phải thực hiện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng. Nếu lấy
tiêu chí dẫn chứng để phân loại, trên thực tế câu nghị luận văn học trong các đề
thi chọn học sinh giỏi từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia có hai dạng cơ bản: dạng đề
học sinh tự chọn tác phẩm để phân tích và dạng đề hạn định tác phẩm. Đối với
dạng thứ nhất, học sinh phải thực hiện hai khâu. Trước hết là khâu chọn tác phẩm
rồi sau đó là chọn những dẫn chứng trong tác phẩm ấy để phân tích làm nổi bật
vấn đề theo yêu cầu của đề bài. Còn với dạng đề thứ hai sẽ bớt được khâu đầu.
Học sinh nào cũng phải phân tích tác phẩm như nhau nhưng vấn đề là ở chỗ chọn
cái gì để phân tích, viết phân tích thế nào để văn tỏa sáng. Đề tài được lựa chọn
hội thảo lần này rất thiết thực, đáp ứng được yêu cầu thực tế thi cử của chúng ta
hiện nay.
b. Khả năng chọn và phân tích dẫn chứng của học sinh
Lâu nay người ta vẫn phân biệt hai thuật ngữ: năng khiếu văn chương và
năng lực văn học. Theo PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, năng khiếu văn chương là loại

3


tài năng thiên bẩm, trời cho, trời phú, muốn có cũng không được, không thể đem
sức ra mà có, học mãi mà thành. Còn năng lực văn học lại có thể đào tạo được,
rèn luyện và cố gắng là có được. Năng lực văn học là khả năng chiếm lĩnh khoa
học về văn, khả năng diễn đạt và trình bày, thể hiện cho người khác cùng hiểu
như mình. Năng khiếu văn chương thuộc phạm trù nghệ thuật còn năng lực văn
học thuộc phạm trù khoa học. Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn đối với học
sinh giỏi phải dựa vào cả năng khiếu văn chương và năng lực văn học. Thế
nhưng có một sự thật đáng buồn là học sinh có năng khiếu văn chương - nguồn
chất lượng cao không dồi dào thậm chí như sao buổi sớm, như lá mùa thu. Một
học sinh có năng khiếu văn chương sẽ trở thành của hiếm, là niềm vui của cả tỉnh
nhà. Đại đa số học sinh giỏi môn Ngữ văn có năng lực học văn. Như thế cũng đã
là niềm hạnh phúc. Không cứ học sinh có năng lực văn học mà cả học sinh có
năng khiếu văn chương cũng không tránh được mắc lỗi. Trong bài viết của học
sinh không phải lúc nào kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng cũng được nắm dây
cương. Từ thực tế giảng dạy và qua nhiều lần trao đổi, chia sẻ với các thày cô
đồng môn trong trường cùng trường bạn, chúng tôi phải thừa nhận những sự thật
dù không mong muốn. Do nhiều yếu tố trong đó có khả năng, tâm lí thi cử, quên,
vội, cuống, mải phiêu.. học sinh thường mắc phải các lỗi sau trong quá trình chọn
và phân tích dẫn chứng:
- Chọn dẫn chứng: chưa trúng, chưa tinh, chưa tiêu biểu; chưa có tính hệ
thống, bao quát; chưa phong phú, đa dạng. Dẫn chứng vẫn chỉ nằm trong đường
biên của thày cô, cứ quanh đi quanh lại…
- Phân tích dẫn chứng: chưa biết nhấn, biết xoáy để làm nổi bật vấn đề; viết
văn không có men say. Có những học sinh đủ khả năng đáp tốt vào đề nhưng văn
kém hấp dẫn, đơn điệu đến nhàm chán. Ngược lại, có những học sinh viết văn
hình ảnh, bay bổng, có sức hút nhưng lại chệch hồng tâm, chuồn chuồn chấm
nước hay văn phủ một lớp phấn son dày...

Nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang của các trường chuyên trên toàn quốc là
phải làm cho năng khiếu đáng quý ở học sinh phát triển mạnh mẽ và nâng cao
năng lực học văn. Khi năng khiếu văn chương được kết hợp với năng lực văn học
ngành giáo dục sẽ được đón tin vui. Chuyên đề này đáp ứng được mong muốn
của các thày cô trong hội về tin vui hằng ao ước.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
Kinh: trải qua, từng qua; nghiệm: ngẫm, suy xét hay chứng thực; kinh
nghiệm: đã nghiệm qua. Người ta vẫn hiểu kinh nghiệm là điều hiểu biết có được
4


do tiếp xúc với thực tế, do từng trải. Khi những điều hiểu biết quý giá tuyệt vời
ấy được truyền đi như hương hoa mùa xuân chúng ta sẽ có những quả ngọt chín
mọng. Vì thế mà việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm luôn rất cần thiết. Thực hiện
chuyên đề này, chúng tôi chân thành mong muốn được chia sẻ, trao đổi với quý
thày cô, bạn bè đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nho nhỏ từ thực tế bồi dưỡng
học sinh giỏi.
2. Nâng cao chất lượng dạy và học
Bên cạnh tiếng nói chung, đích đến giống nhau mỗi thày cô sẽ có tiếng nói
riêng. Lắng nghe kinh nghiệm quý báu từ đồng nghiệp, đến lượt mình thày cô lại
thực hiện công việc giống như người nông dân kia: lựa chọn được những hạt
giống chắc mẩy nhất để gieo trồng trên mảnh đất năng khiếu văn chương và
năng lực văn học của học sinh. Những tuyệt chiêu, bí kíp có được ấy sẽ làm giàu
năng lực chuyên môn cho thày cô. Và điều cần thực hiện tiếp theo là thày cô chắt
lọc, sử dụng sao cho phù hợp, hiệu quả nhất. Nhờ đó nâng cao được hơn nữa chất
lượng dạy. Từ chất lượng giảng dạy hi vọng nâng cao được chất lượng học. Chất
lượng học tốt dẫn đến một kết quả viên mãn nhất theo ý mình và nằm trong tầm
của học sinh hoặc chí ít cũng chắp cánh để các em tỏa sáng theo cách riêng của
mình…

PHẦN NỘI DUNG
I. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
Nhiều năm trở lại đây, đề thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu
vực DH và ĐBBB và đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Ngữ văn của
chúng ta đều gồm hai câu. Câu 1 yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận xã hội
còn câu 2 là nghị luận văn học. Trong đó, nghị luận văn học chiếm tỉ lệ 60% số
điểm. Khảo sát đề thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực DH và
ĐBBB trong 5 năm và đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT trong 10 năm gần đây
nhất, chúng tôi nhận thấy có hai dạng đề chính. Tuy nhiên sự phân loại chỉ có tính
tương đối vì một số đề có sự giao thoa.
1. Dạng 1: Nghị luận về vấn đề lí luận văn học
a. Đề thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực DH và ĐBBB trong
5 năm gần đây
* Khối 10. Có 03/05 đề. Cụ thể:
- Đề thi năm 2015:
Trong Đaghextan của tôi, nhà thơ Nga Raxun Gamzatôp đã viết:
Những chiếc bình đẹp nhất
Nặn từ đất bình thường
5


Như câu thơ đẹp nhất
Từ những chữ bình thường…
Ý kiến trên đã gợi cho anh/chị suy nghĩ như thế nào về vẻ đẹp của ca dao?
- Đề thi năm 2017:
Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người
(George Sand)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ ánh sáng mà Nguyễn Du
muốn đưa vào trái tim con người qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (SGK Ngữ văn
10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

- Đề thi năm 2019:
Bàn về văn học, nhà thơ Thanh Thảo cho rằng: Văn chương giúp ta trải
nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó
giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn.
(Theo Nhà văn nói về môn Văn - Văn học và tuổi trẻ, NXB Giáo dục, 2015)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
* Khối 11. Cả 05 đề đều thuộc dạng này.
- Đề thi năm 2015:
Trong Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định: Làm thơ, ấy là
dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ - để thể hiện một trạng
thái tâm lí đang rung chuyển khác thường.
Anh/Chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy phân tích một vài bài thơ đã học
trong chương trình Ngữ văn 11, Nâng cao để làm sáng tỏ.
- Đề thi năm 2016:
Nhà văn lớn là người có khả năng khám phá, miêu tả tinh tế; đồng thời có
thể lí giải sâu sắc thế giới nội tâm con người
Anh/Chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Bằng những hiểu biết về truyện ngắn
Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao hãy làm rõ quan điểm của mình.
- Đề thi năm 2017:
Trong diễn từ nhận giải Nobel văn học 2016, Bob Dylan cho rằng: Bất cứ ai
viết một cuốn sách, một bài thơ hay một vở kịch ở bất cứ đâu trên thế giới đều có
thể nuôi dưỡng giấc mơ bí mật từ trong sâu thẳm. Có thể nó được chôn sâu đến
mức chính họ cũng không nhận ra.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận về giấc mơ của Thạch
Lam trong Hai đứa trẻ và giấc mơ của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù.
- Đề thi năm 2018:

6



Bàn về thơ ca, nhà thơ Tố Hữu cho rằng: Thơ là cái đó: Sự im lặng giữa các
từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa
dạng và tinh tế.
(Lý luận văn học, Trần Đình Sử, trang 168)
Bình luận ý kiến trên.
- Đề thi năm 2019:
Trong bài Truyện ngắn đầu tiên, K.Pauxtopxki cho rằng: Chỉ có người nào
nói được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy
những gì mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể là nhà văn.
Anh/Chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
b. Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT trong 10 năm gần đây
Chủ yếu là dạng đề này, chiếm tới 90%.
- Đề thi năm 2010:
Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua
những hình thức nghệ thuật độc đáo.
Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, anh/chị hãy bình luận nhận định
trên.
- Đề thi năm 2012:
Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn
sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc
Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học, anh (chị)
hãy bình luận ý kiến trên.
- Đề thi năm 2013:
Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất,
nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật:
một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (“Thuốc” - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và
quý (“Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo
(“Vũ Như Tô” - Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (“Đàn ghi ta của
Lor-ca” - Thanh Thảo),... Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng
cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận... của con người.

Ý kiến của anh/chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình
tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
- Đề thi năm 2014:
Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể
hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
7


- Đề thi năm 2015:
Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực
sự sống bằng tâm trí của người đọc.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến
trên.
- Đề thi năm 2016:
Marcel Proust quan niệm: Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà
mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập. Tô
Hoài cho rằng: Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận
định trên.
- Đề thi năm 2017:
Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng
bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải
nghiệm sâu sắc trong trường đời.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
- Đề thi năm 2018:
Chế Lan Viên viết trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?: Hãy
biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!
Trong bài Làm thế nào để có tác phẩm tốt? Lưu Trọng Lư cho rằng: Sự sống
phải được chắt lọc, phải được trau chuốt, phải được nâng lên, phải được tập

trung cao độ, nó mới biến thành nghệ thuật, cũng như dâu xanh phải biến thành
kén vàng, gạo trắng phải bốc thành men rượu. sự thực phải được sáng tạo, phải
được nâng cao lên đôi cánh của tư tưởng để lại tác động vào lòng người còn sâu
mạnh hơn cả sự sống.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận những quan niệm
trên.
- Đề thi năm 2019:
Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó,
sáng tạo văn học có còn là độc quyền của con người?
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.
2. Dạng 2: Tổng hợp - So sánh
a. Đề thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực DH và ĐBBB trong
5 năm gần đây
* Khối 10. Có 02/05 đề.
- Đề thi năm 2016:
8


Đánh giá về thơ văn Nguyễn Trãi, Ngô Thế Vinh (Thế kỉ XIX) cho rằng:
Văn chương có đủ sức sửa sang cuộc đời mới đáng lưu truyền ở đời. Trong nền
văn hiến nước ta, Ưc Trai tiên sinh chính là người có thứ văn chương ấy.
Bằng những hiểu biết về thơ văn Nguyễn Trãi, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.
- Đề thi năm 2018:
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Truyện Kiều” là tiếng nói thương thân
vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua hai đoạn
trích Trao duyên và Nỗi thương mình (SGK Ngữ văn 10, Nâng cao, Tập hai)
* Khối 11. Trong 05 năm liền không có đề thi dạng này.
b. Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT trong 10 năm gần đây

Chỉ có một đề thi năm 2011 thuộc dạng đề này:
Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả
của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính.
Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm đã
học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.
Từ sự thống kê, chúng ta dễ dàng nhận thấy:
- Dạng đề: Dạng đề xuất hiện nhiều hơn là nghị luận về vấn đề lí luận văn
học. Dạng đề này có nhiều kiểu, quen thuộc nhất là kiểu trích dẫn một ý kiến
hoặc hai ý kiến. Còn dạng đề tổng hợp - so sánh rất khiêm tốn. Có khi đề yêu cầu
tổng hợp - so sánh về một hay một vài vấn đề trong sáng tác của tác giả hoặc tác
phẩm lớn hoặc kiểu hình tượng nhân vật…
- Yêu cầu về dẫn chứng: Đa số là dẫn chứng mở nghĩa là đề bài không hạn
định, không cộp dẫn chứng, không đóng khung vào một tác phẩm bắt buộc nhất
là dạng đề lí luận văn học lại càng mở. Riêng đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT
những năm gần đây, ai cũng nhìn ra quan điểm thống nhất xuyên suốt cả 10 năm
là để học sinh được thỏa sức sáng tạo, phát huy tối đa bản thân bằng chính trải
nghiệm văn học của mình. Hướng này được nhiều thày cô và học sinh vui mừng
đón nhận. Phân tích dẫn chứng bắt buộc hay tự do chọn lựa khó hơn? Câu trả lời
có lẽ tùy thuộc vào từng trò. Nhiều khi làm mới được những gì vốn đã quen
không dễ thậm chí khó hơn rất nhiều so với việc cày xới trên một thửa ruộng mới
chưa có ai canh tác…Nhưng rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải, chọn dẫn chứng
số đông người không đầu tư hoặc ngoài chương trình đòi hỏi phải thật bản lĩnh để
đi trên con đường riêng đã chọn.
9


Nghị luận về vấn đề lí luận văn học hay tổng hợp - so sánh rõ ràng là hai
dạng đề khác nhau. Song chọn và phân tích dẫn chứng ở cả hai dạng đề đều phải
đạt được yêu cầu giống nhau: làm nổi bật vấn đề, khiến cho yêu cầu của đề bài

được nổi hình nổi sắc, rõ như ban ngày. Đây là điều không dẽ dàng vươn tới. Cả
thày và trò cần phải đầu tư.
II. RÈN KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN
HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
1. Trang bị dẫn chứng
Học sinh chỉ có quyền lựa chọn dẫn chứng khi có kho dẫn chứng giàu có,
phong phú, chắc chắn. Muốn vậy, phải được trang bị. Sự chuẩn bị chu đáo, kĩ
lưỡng trước khi hành động bao giờ cũng quan trọng nên thiết nghĩ, trước hết giáo
viên phải trang bị thật tốt dẫn chứng cho học sinh theo cái cách mà tổng thống
Abraham Lincoln đã nói: Nếu cho tôi sáu giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành
bốn tiếng để mài rìu.
a. Phạm vi
Kiến thức nhất là kiến thức dành cho học sinh giỏi luôn là biển cả. Học
vấn không có quê hương, kiến thức không có đường biên, đường viền giới hạn,
cần được mở ra đến vô cùng. Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học cũng thế.
Giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng dẫn chứng cho học sinh ở cả hai phạm vi:
- Trong chương trình: Thày cô trang bị dẫn chứng cho học sinh theo đúng
phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Đây là bước
đầu tiên, nền tảng, đảm bảo tính chuẩn, độ an toàn.
- Ngoài chương trình: Trang bị dẫn chứng ngoài chương trình là rất cần thiết
nhất là đối với học sinh giỏi Quốc gia. Bởi lẽ đề hầu như không giới hạn phải
trong chương trình SGK. Hơn nữa trên thực tế có những bài viết đoạt giải cao
nhờ phiêu với dẫn chứng ngoài chương trình. Đây cũng là đất để học sinh được
tự do sáng tạo và có khả năng tạo ra những bức tranh nhiều sắc màu. Tuy nhiên
không thể ôm đồm, phải có trọng tâm, phải cân nhắc trang bị dẫn chứng nào dựa
trên tính thực tế, khả năng tiêu hóa của học sinh và thời gian... Có thể mở rộng
theo tác giả, theo giai đoạn, theo đề tài…Và cần chú ý đến những tác giả, tác
phẩm đang là hiện tượng của thời đại.
b. Mức độ cần đạt
Kỹ, sâu, rộng và cao là bốn chữ vàng cho việc dạy kiến thức. Kỹ, sâu để

học sinh am tường triệt để, đi đến tận gốc rễ. Rộng và cao giúp học sinh có cái
nhìn vươn ra bể, biết khái quát vấn đề, nâng tầm tri thức… Giáo viên từng bước

10


cùng học sinh tìm hiểu tường tận, cày sâu cuốc bẫm, mở rộng, nâng cao vấn đề
chứ tuyệt nhiên không bày sẵn
b.1. Kĩ, sâu
Với thơ cần hướng dẫn học sinh cắt nghĩa từng từ, từng chữ, từng cách
hiểu…; với truyện không thể bỏ qua những chi tiết, từng sự việc, cách kết thúc…;
với chuyên đề phải đảm bảo các yêu cầu cần đạt ở mức hơn đủ để vận dụng…
* Ví dụ 1: Ý thơ áo bào thay chiếu trong Tây Tiến của Quang Dũng. Giáo viên
hướng dẫn học sinh cắt nghĩa, phân tích theo cả hai cách hiểu: áo bào được thay
bằng chiếu và áo bào thay cho chiếu. Từ đó hướng học sinh nên đi đúng với ý của
Quang Dũng. Áo bào thay chiếu là cách nói của người lính, cách nói ước lệ của
thơ trước đây để an ủi những đồng chí của mình đã ngã xuống giữa đường. Nhờ
cách nói này, người lính Tây Tiến hiện lên như những chiến tướng thuở xưa rực
rỡ với chiếc áo bào đỏ thắm. Bi mà thật tráng!.. Với một vốn kiến thức nhất định
như vậy, khi bàn về vấn đề tiếp nhận văn học hoặc ý nghĩa của thơ ca… học sinh
sẽ có của để dành mà huy động.
* Ví dụ 2: Hai chữ hoa em trong câu thơ khép lại bài Tình ca ban mai của Chế
Lan Viên. Đọc hiểu hai chữ này, học sinh phải thấu và cảm sâu sắc sự kết hợp từ
rất ý nghĩa của Chế Lan Viên. Quen đấy mà lạ. Lạ mà hóa quen. Cả hai chữ thật
đẹp. Hoa là đẹp. Em lại là sự kết tinh của cái đẹp, sự sống. Em là bông hoa đẹp
giữa cuộc đời thực, luôn thắm tươi, nở rộ. Niềm tin chất chứa nơi anh lại càng
làm đẹp ý thơ, lời thơ. Từ thực tế sáng tác này, giáo viên phải giúp học sinh đi
sâu vào thế giới hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên…
* Ví dụ 3: Chi tiết chiếc bàn thờ nhỏ bé bỏng xuất hiện trên máy bay được bày từ
hai bàn tay gầy guộc của người mẹ già trong Mây trắng còn bay (Bảo Ninh) quả

là độc đáo. Nó cứ bám đậu trong ta với biết bao xúc cảm nghẹn ngào. Trên chiếc
bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang
cắm trong chiếc cốc thủy tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn
tay để dựng vào thành cốc. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng
người phi công trong ảnh còn rất trẻ. Học sinh cần lí giải được chi tiết này rất
đặc biệt dựa vào sự xuất hiện, vị trí, hoàn cảnh… Và nhất là ý nghĩa của chi tiết.
Một chiếc bàn thờ trong máy bay trên không trung ngang qua vùng trời vĩ tuyến
17 nói được thật thấm thía và sâu sắc về chiến tranh với mất mát, về nỗi lòng của
một bà cụ già non ba chục năm rồi mới lên được đến miền con khuất, về tư
tưởng, tình cảm của tác giả nỗi buồn chiến tranh...
b.2. Rộng, cao
* Rộng:
11


Giáo viên cần phải thạo cách mở rộng đường biên kiến thức khi cần thiết.
- Ví dụ 1: Dạy Sóng (Xuân Quỳnh), giáo viên cần phải mở rộng biên giới
sang một số bài thơ khác của Xuân Quỳnh như Tự hát, Nói cùng anh, Hoa cỏ
may…; của Xuân Diệu như Bài thơ tuổi nhỏ, Đôi mắt xanh non…Và ngược thời
gian xa hơn về với Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương để lắng nghe tiếng nói từ
trái tim người phụ nữ xưa so với nay…
- Ví dụ 2: Học truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân), học sinh cần biết đến bài thơ
Đói (Bàng Bá Lân), Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc (Văn Cao), cuốn Chuyện
cũ Hà Nội (Tô Hoài), cảnh cái Dần về nhà chồng trong Một đám cưới (Nam Cao)

- Ví dụ 3: Khi tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng
sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) cần liên hệ với một số bài thơ viết về vẻ đẹp của
xứ Huế và sông Hương: Trong đôi mắt Huế (Đông Hồ), Tạm biệt Huế (Thu Bồn),
Con sông huyền thoại (Nguyễn Trọng Tạo)…; Đọc Kiều (Chế Lan Viên) để thấy
được dòng sông trong sâu thẳm của nó mang vè đẹp tâm hồn dân tộc…

* Cao:
Với từng tác phẩm, từng chuyên đề giáo viên phải định hướng được nâng
cao cái gì, nâng cao chỗ nào cho hợp lí, vừa sức. Kiến thức nâng cao thường đáp
đến một vấn đề lí luận văn học hay một đặc trưng của giai đoạn văn học, một trào
lưu...
- Ví dụ 1: Từ dòng cảm xúc của Xuân Diệu trong đoạn cuối bài Vội vàng ta
có thể nâng lên vấn đề về người cầm bút làm thơ: khi viết không thể lạnh lùng,
máu phải sôi lên; còn về giọng điệu là một minh chứng cho vấn đề hình thức phải
phù hợp với nội dung. Nội dung cảm xúc nào hình thức ấy…
- Ví dụ 2: Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) rất tiêu biểu cho vấn đề tiếp
nhận văn học. Thật thiếu sót nếu dạy bài thơ này mà giáo viên không nhấn mạnh
đến vai trò đồng sáng tạo của độc giả trong quá trình tiếp nhận.
- Ví dụ 3: Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) được sáng tác
sau Cách mạng tháng Tám nên hướng vận động của cốt truyện và cách kết thúc
tác phẩm khác với Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công
Hoan), Chí Phèo (Nam Cao)… Học sinh phải thấy được sự khác biệt giữa hai
giai đoạn văn học này.
Trang bị kiến thức xong cũng mới chỉ đi được một chặng đường. Chặng
đường quan trọng tiếp theo là chuyển hóa để tạo ra sản phẩm. Sau khi thực hiện
các bước làm theo từng dạng đề, kiểu đề, học sinh phải biết lựa chọn và phân tích
dẫn chứng.
12


2. Rèn kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học
sinh giỏi Ngữ văn
a. Những căn cứ chọn dẫn chứng
Căn cứ chọn dẫn chứng được hiểu đơn giản là chỗ dựa, cơ sở, tiền đề để lấy
dẫn chứng phân tích. Gốc rễ cố nhiên là đề bài. Mà đứng đầu là vấn đề cần nghị
luận. Muốn chọn tốt dẫn chứng, trước tiên học sinh phải đọc kĩ đề bài, tìm và

phân tích những từ khóa… Thông thường dẫn chứng được chọn phải dựa vào cả
hai căn cứ chủ yếu sau:
- Vấn đề cần nghị luận: Vấn đề cần nghị luận và dẫn chứng có thể ví như
gió với cánh buồm. Gió đẩy buồm đi. Đề yêu cầu làm nổi bật vấn đề gì thì dẫn
chứng phải tương ứng để làm nổi bật vấn đề đó. Đề nhận định về thơ sẽ chọn thơ,
nói về truyện ngắn sẽ phải lấy truyện ngắn... Điều này đồng nghĩa với việc nếu
xác định lạc đề hoặc không trúng, dẫn chứng cũng sẽ hỏng theo.
+ Ví dụ 1: Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT 2014: Vấn đề cần nghị luận
nằm trong ý kiến được đề trích dẫn trực tiếp: Văn học chân chính ngay cả khi nói
về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện.
→ Vấn đề được đặt ra là đích đến của việc phản ánh, miêu tả cái xấu, cái ác
trong tác phẩm văn học chân chính. Học sinh phải chọn được tác phẩm nào đáp
ứng được hai vế của vấn đề:
/ Nói về cái ác, cái xấu
/ Thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện
Có thể chọn một trích đoạn trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của
Victor Hugo, Oliver Twist của Charles Dickens, Chí Phèo của Nam Cao, Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu… Tùy vào năng lực mà chọn đâu là dẫn
chứng điểm để phân tích kĩ còn dẫn chứng nào là diện.
+ Ví dụ 2: Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT 2015: Vấn đề cần nghị luận
cũng nằm trong ý kiến được đề trích dẫn trực tiếp: Hình tượng nhân vật được
sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người
đọc.
→ Vấn đề cần nghị luận là về hình tượng nhân vật với hai luận điểm rõ
ràng:
/ Sinh ra từ tâm trí của nhà văn
/ Chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc
Hầu hết các hình tượng nhân vật trung tâm, chính trong các tác phẩm lớn
đều đáp ứng được yêu cầu của đề này. Học sinh chọn lựa nhân vật nào cần tiếp
tục căn cứ vào các yếu tố khác.

13


- Câu văn nêu lệnh: Câu này thường sẽ rất nét yêu cầu về phạm vi dẫn
chứng.
+ Ví dụ 1: Câu văn nêu lệnh trong đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT năm
2009:
Hãy phân tích, so sánh bài thơ “Tự tình” (Bài II) của Hồ Xuân Hương và
“Sóng” của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu
của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau.
→ Dẫn chứng bắt buộc. Học sinh phải phân tích và so sánh hai bài thơ Tự
tình của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh để làm nổi bật vấn đề. Chỉ có
dẫn chứng mở rộng và phân tích chỗ nào, phân tích cái gì trong hai bài thơ là học
sinh tự chọn.
+ Ví dụ 2 : Câu văn nêu lệnh trong đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT năm
2018:
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận những quan niệm
trên.
→ Tác phẩm văn học không bắt buộc, học sinh được tự do lựa chọn sao cho
phù hợp với nội dung kiến thức. Trong những tác phẩm tự chọn ấy, học sinh tiếp
tục chọn dẫn chứng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề.
Như vậy, chọn tác phẩm nào để phân tích là tùy vào vấn đề cần nghị luận và
câu văn nêu lệnh của đề. Hai căn cứ này là điều kiện cần và đủ. Không thể
khuyết một trong hai. Nhưng dù bàn về vấn đề gì, câu lệnh thế nào, đã và sẽ
không có bất cứ đề nào chọn sẵn dẫn chứng trong tác phẩm cho học sinh phân
tích. Phải là học sinh cân nhắc để chọn lựa.
b. Các tiêu chí chọn dẫn chứng
Có rất nhiều các tiêu chí để chọn dẫn chứng. Tiêu chí nào cũng quan trọng
nhưng giáo viên phải hướng học sinh đặt được các tiêu chí ấy theo thứ tự bắt đầu
từ một đến một con số nhất định cần thiết nào đó. Khi dẫn chứng được chọn đáp

ứng hầu hết các tiêu chí sẽ đạt đến mức chuẩn, đắt, tinh. Trên thực tế, học sinh dù
được nhắc đi nhắc lại, luyện tái luyện hồi nhưng vẫn xảy ra sơ suất trong quá
trình làm bài. Có khi diện hẹp tức là mất một tiêu chí - phong phú, đa dạng. Tác
phẩm thích lại không ngấm. Rõ ràng không đảm bảo tiêu chí ngấm. Ngấm nhưng
lại không hứng thú đồng nghĩa với việc bỏ qua tiêu chí thích, tâm đắc…
b.1. Trúng
b.1.1. Thế nào là trúng?

14


Trúng là vào đúng trọng tâm, hồng tâm như cung thủ thiện xạ bắn mũi tên
vào điểm tròn ở giữa bia. Dẫn chứng được chọn phải nhắm thẳng vào bản chất
của vấn đề như mũi tên hút vào tâm.
b.1.2. Vì sao phải chọn trúng?
Đây là tiêu chí cần được đặt lên đầu tiên khi lựa chọn dẫn chứng. Phải
đúng, phải trúng mới ghi điểm, mới làm nổi bật được yêu cầu của đề bài, không
bị lạc, bị xa, chưa tới. Nếu lệch hồng tâm, chỉ ở vòng ngoài, loanh quanh chẳng
bao giờ đến đích. Chọn được dẫn chứng trúng sẽ đánh giá chính xác khả năng
hiểu và giải quyết đề bài, khả năng tư duy, năng lực cảm nhận… của học sinh.
Chọn không trúng sao có thể thuyết phục được người khác, có cố ép cũng không
vào đề.
b.1.3. Điều kiện để chọn trúng
Ngoài việc bắt đúng, trúng vấn đề cần nghị luận, học sinh phải nắm vững
tác phẩm. Có hiểu được đề bài yêu cầu gì, có tường tận đến chân tơ kẽ tóc tác
phẩm mới thấy dẫn chứng này phù hợp hay dẫn chứng kia. Không thấu tỏ tác
phẩm không thể thực hiện tốt bất cứ thao tác nào.
b.1.4. Ví dụ
Trăm hay không bằng tay quen, học sinh được dạy cách chọn dẫn chứng và
điều quan trọng là các em phải được thực hành bằng hình thức luyện đề. Giáo

viên từng bước hướng dẫn với các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp rồi
nhận xét, phân tích, rút kinh nghiệm, nhắc nhở, dặn dò. Khi tập huấn học sinh
giỏi Quốc gia chúng tôi cũng thường luyện cho học sinh hai dạng đề chủ yếu như
đã phân loại. Bên cạnh việc sử dụng đề đã thi, đã có để học sinh làm quen, thấy
mức độ và được tự thử sức, chúng tôi phải cố gắng biên soạn đề mới. Công nghệ
thông tin đang ngày càng phát triển, chúng ta không thiếu đề. Nhưng đề và đáp
án ai cũng dễ dàng để biết. Chỉ cần một cái click chuột là có hết nên mới với
người này lại thành cũ với người kia. Để có được đề mới, không sao chép ở bất
cứ đâu, người thày phải cất công đọc, tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo. Những đề mới,
nhỉnh về tư duy sẽ tạo được hứng thú, rất tốt để rèn kĩ năng cho học sinh, giúp
thày cô đánh giá trò nhanh hơn, chuẩn hơn. Cả năng khiếu văn chương và năng
lực văn học chắc chắn sẽ tốt lên qua trui rèn.
Sau khi hướng dẫn học sinh giải thích để chốt được vấn đề cần nghị luận,
trình bày cơ sở lí luận văn học để thuyết phục người đọc; giáo viên định hướng
học sinh chọn dẫn chứng. Phương pháp chung là giáo viên yêu cầu học sinh chọn
rồi cùng học sinh nhận xét, phân tích để tìm ra những dẫn chứng tốt nhất.
* Đề:
15


Một tác phẩm hay làm cho người ta rung động. Nhưng một tác phẩm chỉ có
thể trở nên bất tử khi nó đạt đến tầm sâu triết lí nhân sinh (Maurice Barres)
Bằng hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
* Chọn dẫn chứng:
- Căn cứ chọn dẫn chứng:
+ Vấn đề cần nghị luận: hay - rung động, bất tử - tầm sâu triết lí nhân sinh
→ Dẫn chứng đáp ứng được hai luận điểm, trong đó luận điểm hai là chính.
+ Câu văn nêu lệnh: Bằng hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến
trên (Căn cứ thêm vào hai chữ tác phẩm trong ý kiến được trích dẫn) → Dẫn
chứng tự chọn, không yêu cầu bắt buộc về thể loại, giai đoạn…

- Tiêu chí chọn dẫn chứng: Đặt tiêu chí trúng lên hàng đầu để chọn. Trúng
vào hai nội dung kiến thức cần làm sáng tỏ: rung động, đạt tới tầm sâu triết lí
nhân sinh.
- Những dẫn chứng nên chọn:
+ Chọn tác phẩm
/ Tác phẩm điểm qua: Học sinh có thể chọn một số trong những tác phẩm
sau: Bài thơ số 28 (Tago), Ông già và biển cả (Hê-minh-uê), Suối nguồn (Ayn
Rand), bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, Đò Lèn (Nguyễn Duy)…
/ Tác phẩm phân tích kĩ: Vội vàng (Xuân Diệu), Tiếng hát con tàu (Chế
Lan Viên), Chí Phèo (Nam Cao) hoặc Đời thừa, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn
Minh Châu)…
+ Chọn dẫn chứng trong tác phẩm: Nếu chọn Chiếc thuyền ngoài xa là tác
phẩm phân tích kĩ, học sinh phải định hình được khi phân tích tác phẩm này cần
chọn dẫn chứng cụ thể như thế nào để đáp vào được hai ý.
/ Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm hay vì làm cho người ta rung
động. Rung động rất nghệ sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên toàn bích - chọn dẫn chứng
cảnh đắt trời cho; phẫn nộ trước cái ác, cái xấu - chọn cảnh người đàn ông đánh
vợ; nỗi băn khoăn, xót xa, trăn trở đến day dứt về sự phát triển của những đứa trẻ
khi phải sống trong nạn bạo lực gia đình - chọn thằng bé Phác; cảm thương trước
những số phận bất hạnh - chọn cuộc đời người đàn bà hàng chài; trân trọng, ngợi
ca vẻ đẹp - chọn vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài…
/ Chiếc thuyền ngoài xa trở nên bất tử vì đạt đến tầm sâu triết lí nhân sinh.
Triết lí về cuộc đời và đôi mắt chọn hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, hình ảnh
người đàn bà hàng chài; về phẩm chất, nhiệm vụ của người nghệ sĩ chọn
Phùng…
b.2. Tiêu biểu
16


b.2.1. Thế nào là tiêu biểu?

Dẫn chứng được coi là tiêu biểu khi nó nổi bật nhất, điển hình nhất, nét nhất.
Lúc này dẫn chứng với vấn đề cần làm sáng tỏ như một cặp tiền định, như có mối
lương duyên từ trước, chúng sinh ra là để dành cho nhau. Nó phải là cái tên đầu
tiên mà đa số mọi người đều nghĩ đến ngay khi bàn về vấn đề ấy. Kiểu như có
nhiều tay cung nhưng không phải ai cũng trở thành cung thủ giỏi bậc nhất lưu
danh thiên hạ, được nhiều người biết đến như Triết Biệt, Jumong, Lã Bố…
b.2.2. Vì sao phải tiêu biểu?
Ngay sau tiêu chí trúng cần phải là tiêu biểu. Có nhiều dẫn chứng đúng và
trúng nhưng trong số đó sẽ có tác phẩm; có đoạn thơ, phần truyện, sự việc... nổi
bật hơn. Nếu nó tiêu biểu phải giữ lấy mà chọn. Khi đã trúng lại nổi bật nhất, dẫn
chứng ấy sẽ là ứng cử số một, giúp học sinh dễ viết, dễ xoáy hơn vào đề, từ đó
làm nổi bật được yêu cầu.
b.2.3. Đặc điểm của dẫn chứng tiêu biểu
Tiêu biểu hay không tiêu biểu ở đây là xét ở góc độ làm nổi bật vấn đề.
Nhưng thông thường đã được coi là tiêu biểu phải hay, phải tầm cỡ, phải lớn,
phải kết tụ cả tư tưởng, tình cảm và tài năng của người cầm bút, dễ để lại ấn
tượng, dễ được độc giả yêu thích.
b.2.4. Ví dụ
* Đề:
Khi được hỏi: Viết truyện ngắn, cái gì là khó nhất đối với chị?, nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ: Tôi sợ viết phần vào đầu, bởi vì lối viết truyện của tôi
phần vào đầu rất quan trọng, diễn biến toàn bộ câu chuyện hoàn toàn ảnh hưởng
và bị chi phối ở cái phần mào đầu ấy. Đặc biệt tôi thích viết kết và muốn sáng
tạo, thêm hay dừng ở đâu cũng được.
Anh/Chị có đồng ý với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư rằng phần vào đầu rất
quan trọng? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ vấn đề.
* Chọn dẫn chứng:
- Căn cứ chọn dẫn chứng:
+ Vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của phần vào đầu truyện ngắn →
Dẫn chứng phải có phần mở đầu đặc sắc.

+ Câu văn nêu lệnh: Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ vấn đề (Căn
cứ thêm vào từ truyện ngắn, truyện trong câu nói được trích dẫn) → Dẫn chứng
phải là truyện ngắn nhưng không bắt buộc truyện nào miễn là đáp ứng được yêu
cầu của đề bài và đảm bảo các tiêu chí.

17


- Tiêu chí chọn dẫn chứng: Đặt tiêu chí trúng lên hàng đầu để chọn và tiếp
sau là tiêu chí tiêu biểu. Những truyện ngắn nổi tiếng đều có thể chứng minh
phần vào đầu rất quan trọng nhưng cần phải chọn được những tác phẩm có phần
vào đầu thật đặc sắc mà diễn biến toàn bộ câu chuyện hoàn toàn ảnh hưởng và bị
chi phối ở cái phần mào đầu ấy. Tiêu biểu nhất có thể chọn:
+ Truyện ngắn điểm qua: Chọn cách vào đầu một truyện của chính Nguyễn
Ngọc Tư trong tập truyện ngắn cố định một đám mây, Thuốc (Lỗ Tấn)…
+ Truyện ngắn phân tích kĩ: Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn
Tuân), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Rừng xà nu
(Nguyễn Trung Thành)…
b.3. Ngấm
b.3.1. Thế nào là ngấm?
Ngấm là thấm sâu vào tâm não học sinh. Ngấm là kết quả của hiểu thấu đáo,
kĩ lưỡng, sâu sắc, am tường triệt để.
b.3.2. Vì sao phải ngấm?
Dẫn chứng có trúng, có tiêu biểu mà học sinh không ngấm cũng không giải
quyết được vấn đề. Phải trúng, phải tiêu biểu trước đã nhưng học sinh phải
ngấm. Có ngấm, có thấu, học sinh mới viết được; viết mới đúng, mới sâu, mới
sắc, mới hay. Cùng đảm bảo tiêu chí trúng, tiêu biểu nhưng tác phẩm nào học
sinh nắm vững hơn cố nhiên học sinh cần phải chọn. Nếu chọn viết về một dẫn
chứng còn lơ mơ, lờ mờ chẳng khác nào một anh chàng đãng trí lao xuống dòng
sông cuồn cuộn mà không biết bơi.

b.3.3. Làm thế nào để ngấm được dẫn chứng?
Kết quả này đến từ hai phía. Về phía mình, giáo viên dạy, rèn, trang bị cho
học sinh thật tốt. Còn về phía học sinh, các trò phải đọc, phải học, phải tìm tòi,
phải văn ôn võ luyện, biết chuyển hóa kiến thức vào bên trong thành của mình.
Tiêu chí này huy động nhiều năng lực từ đọc hiểu đến khả năng ghi nhớ, nhận
thức, cảm nhận... Bởi vậy độ ngấm ở mỗi học sinh, độ ngấm của mỗi em về mỗi
dẫn chứng là khác nhau.
b.3.4. Ví dụ
* Đề:
Tư tưởng không phải là dòng nước đổ ầm ầm xuống qua các tảng đá, chỉ
tung bọt trắng xóa, mà là mạch nước ngầm thấm nhuần lòng đất và nuôi sống
muôn cây. (Raxun Gamzatốp)
Qua một số tác phẩm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
* Chọn dẫn chứng:
18


- Căn cứ chọn dẫn chứng:
+ Vấn đề cần nghị luận: Cách thể hiện và vai trò của tư tưởng trong tác
phẩm văn học → Dẫn chứng phải có tư tưởng ở mạch ngầm.
+ Câu văn nêu lệnh: Qua một số tác phẩm văn học, anh/chị hãy bình luận ý
kiến trên → Dẫn chứng không bắt buộc.
- Tiêu chí chọn dẫn chứng: Đã chọn được các dẫn chứng đảm bảo hai tiêu
chí trúng và tiêu biểu. Nhưng trong số các dẫn chứng đó dẫn chứng nào bản thân
ngấm nhất thì nên chọn. Cả Vội vàng (Xuân Diệu) và Đàn ghi ta của Lorca
(Thanh Thảo) đều trúng và tiêu biểu nhưng nếu Vội vàng (Xuân Diệu) ngấm hơn
thì nên chọn hoặc Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) vững hơn thì nên lấy. Với
truyện cũng vậy, hoặc Chí Phèo (Nam Cao), hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn
Tuân), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)… Trong Đàn ghi ta của
Lorca (Thanh Thảo) nên chọn ba đoạn đầu và dòng cuối nhưng phải biết nhấn lướt - bỏ qua khi cần để xoáy vào đề. Với Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) tư

tưởng kết tụ và tỏa sáng trong cảnh cho chữ đêm hôm ấy nên đây sẽ là điểm
nhấn…
b.4. Phong phú, đa dạng
b.4.1. Thế nào là phong phú, đa dạng?
Nhiều và lắm màu vẻ dẫn chứng sẽ được coi là phong phú, đa dạng. Có
thơ, có truyện; có cổ, có kim; có trung đại, có hiện đại; có Đông, có Tây; có văn
học nước nhà, có văn học nước bạn; có trong chương tŕnh, có ngoài chương trình;
có chi tiết miêu tả hành động, chi tiết miêu tả nội tâm, ngoại hình; có câu thơ này,
có câu thơ kia...
b.4.2. Vì sao phải phong phú, đa dạng?
Chọn dẫn chứng sao cho phong phú, đa dạng với mục đích số một là để
thấy vấn đề đúng ở diện rộng, trải ra ở cả tác phẩm chứ không phải là cá biệt, đơn
lẻ, độc quyền. Nếu dẫn chứng không phong phú, đa dạng bài viết sẽ nghèo nàn,
đơn điệu, loanh quanh, luẩn quẩn, kém đi màu sắc và vì vậy kém hấp dẫn, không
khiến người ta tâm phục khẩu phục. Phong phú, đa dạng cũng là đất để học sinh
được phô diễn kiến thức. Tuy nhiên sự phong phú, đa dạng phải được sắp xếp
theo trình tự hợp lí, logic. Có thể theo trật tự không gian và thời gian. Tuy nhiên
chọn dẫn chứng phong phú, ða dạng không có nghĩa là ðể bài viết chỉ ði vào
chiều rộng mà thiếu vắng chiều sâu.
b.4.3. Điều kiện để có được dẫn chứng phong phú, đa dạng

19


Học sinh có thực hiện được tiêu chí này hay không là phụ thuộc vào kho
kiến thức của chính mình đã được trang bị. Và phải biết cân nhắc loại hay lấy để
không bị trùng, lặp, rơi vào đơn điệu.
b.4.4. Ví dụ
* Đề:
Không ít những tác phẩm văn học quan tâm đến trạng thái thức tỉnh của

con người. Đó là một trạng thái ở bên trong đánh dấu khoảnh khắc đặc biệt. Viết
về trạng thái này, người cầm bút muốn đối thoại với bạn đọc về nhiều vấn đề
trong cuộc sống.
Bằng hiểu biết văn học của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ điều này.
* Chọn dẫn chứng:
- Căn cứ chọn dẫn chứng:
+ Vấn đề cần nghị luận: trạng thái thức tỉnh của con người đánh dấu khoảnh
khắc đặc biệt, những vấn đề được đặt ra → Dẫn chứng bắt buộc phải nói đến
trạng thái thức tỉnh.
+ Câu văn nêu lệnh: Bằng hiểu biết văn học của mình, anh/chị hãy làm sáng
tỏ điều này (Căn cứ thêm vào cụm từ tác phẩm văn học ở câu nêu vấn đề) → Dẫn
chứng được tự chọn.
- Tiêu chí chọn dẫn chứng: Sau khi đã chọn được các dẫn chứng đảm bảo ba
tiêu chí trúng, tiêu biểu, ngấm; học sinh chọn lọc dựa trên các yếu tố: tác giả, giai
đoạn, thể loại, quốc gia…để có được sự phong phú, đa dạng về mọi mặt mà vẫn
đảm bảo yêu cầu và có độ sâu. Nguyên tắc là tránh lặp lại. Giáo viên có thể định
hướng:
+ Tác phẩm điểm qua: sự thức tỉnh cùng quá trình chuyển biến tâm trạng
của người thiếu phụ phòng khuê trong Khuê oán (Vương Xương Linh), sự thức
tỉnh của Scarlet sau bao sóng gió, bao lần đương đầu với nghịch cảnh trong phần
cuối tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió (M.Mitchell), Trương Sinh thức tỉnh sau cái
chết oan uổng của vợ nhờ chiếc bóng của chính mình trong Chuyện người con
gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), sự thức tỉnh của nhân vật trữ tình trong Ánh trăng
(Nguyễn Duy)…
+ Tác phẩm phân tích: Chí Phèo hoặc Đời thừa (Nam Cao), Vợ chồng A
Phủ (Tô Hoài), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu); Đò Lèn (Nguyễn
Duy)… Nếu chọn Chí Phèo (Nam Cao), dẫn chứng phân tích sẽ bắt đầu từ phần
truyện miêu tả Chí Phèo tỉnh dậy vào buổi sáng hôm sau ngày gặp thị Nở…
b.5. Yêu thích, tâm đắc
b.5.1. Thế nào là yêu thích, tâm đắc?

20


Yêu thích, tâm đắc thuộc về con tim chứ không phải khối óc. Học sinh thấy
thích thú, yêu mến, vấn vương, neo đậu. Đây là chỗ học văn, viết văn bằng cả trái
tim.
b.5.2. Vì sao phải yêu thích, tâm đắc?
Bài viết của học sinh giỏi theo đúng nghĩa cũng là một sáng tạo nghệ thuật.
Mà phàm đã là tác phẩm nghệ thuật, người viết không thể dửng dưng, lạnh lùng.
Khi viết, cảm xúc phải mạnh, hơi thở phải nồng. Yêu thích, tâm đắc viết văn mới
có cảm xúc, có hồn, mới lôi cuốn người đọc. Yêu thích, tâm đắc là một yếu tố
quyết định để phiêu được, lên đồng thành công, viết say sưa, liền mạch. Viết như
rút lòng rút ruột để viết. Nhờ đó có cơ hội tỏa sáng. Nếu không yêu thích, tâm
đắc mà vẫn lấy chỉ sợ rơi vào thứ văn cứng đơ, thấp khớp, lo rằng kết quả chỉ
như của mối duyên bị ép...
b.5.3. Làm thế nào để học sinh yêu thích, tâm đắc?
Người thắp sáng niềm yêu thích, say mê chính là thày cô chúng ta. Người
thày, người cô bằng cả tài và tâm của mình khơi dạy và truyền cảm hứng, truyền
lửa cho các trò để thắp lên ngọn lửa ham mê, yêu thích. Có những tình yêu văn
chương nảy sinh ngay từ thuở ban đầu nhưng cũng có những tình yêu đến tự
nhiên theo tháng ngày. Dẫu biết đây là câu chuyện của trái tim, rất khó khăn
nhưng chúng ta vẫn phải nỗ lực không ngừng...
b.5.4. Ví dụ
* Đề:
Cảm thức về thời gian trong thơ ca thường gắn liền với ý thức về sự hữu
hạn của đời người và những niềm khát khao cao đẹp.
Anh/Chị hãy làm nổi bật vấn đề này qua một số bài thơ của Xuân Diệu và
Xuân Quỳnh.
* Chọn dẫn chứng:
- Căn cứ chọn dẫn chứng:

+ Vấn đề cần nghị luận: cảm thức về thời gian và chủ yếu nhấn vào hai ý: ý
thức về sự hữu hạn của đời người và những niềm khát khao cao đẹp → Dẫn
chứng phải đáp vào được yêu cầu này của đề.
+ Câu văn nêu lệnh: Anh/Chị hãy làm nổi bật vấn đề này qua một số bài thơ
của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh → Dẫn chứng bắt buộc phải lấy thơ Xuân Diệu
và Xuân Quỳnh. Nhưng lấy bài nào là tùy học sinh lựa chọn miễn là trúng yêu
cầu của đề.
- Tiêu chí chọn dẫn chứng:

21


+ Tác phẩm điểm qua: Ngoài một số bài thơ của các nhà thơ khác, học sinh
có thể chọn điểm qua một số thi phẩm của hai tác giả mà mình yêu thích như: Đi
thuyền, Thời gian, Thanh niên, Giục giã, Hết ngày hết tháng, Giờ tàn,… của
Xuân Diệu; Hoa cúc, Thời gian trắng… của Xuân Quỳnh.
+ Tác phẩm phân tích: Nên chọn Vội vàng (Xuân Diệu) nhất là hai đoạn thơ
sau, Sóng (Xuân Quỳnh) nhất là hai khổ cuối. Nếu vững và thích có thể chọn
phân tích thêm bài Thời gian trắng của Xuân Quỳnh…
b.6. Tổng hợp các tiêu chí
b.6.1. Sự cần thiết phải tổng hợp
Con số các tiêu chí có thể không chỉ dừng ở năm mà hơn nữa hoặc ít hơn
đối với từng học sinh. Trong điều kiện và khuôn khổ của chuyên đề này, chúng
tôi mới chỉ đề cập đến năm tiêu chí trên và sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Năm tiêu chí này phải được kết hợp với nhau mới có được sản phẩm lựa chọn tốt
nhất. Trúng, tiêu biểu rồi nhưng xem xem có ngấm dẫn chứng không. Ngấm rồi
lại phải để ý có trùng nhau về thể loại, tác giả, giai đoạn, phần truyện, câu thơ…
hay không. Nếu khi đã tương đối ngang nhau về các tiêu chí, tác phẩm nào thích
hơn, tâm đắc hơn thì nên chọn. Chọn cũng là cả một nghệ thuật. Trên thực tế học
sinh không có nhiều thời gian để do dự. Cần nhanh, quyết đoán nhưng phải

chuẩn. Giáo viên dạy, rèn, nỗ lực hết sức nhưng không phải lúc nào kết quả cũng
như ý muốn. Song càng trui rèn chí ít sẽ càng tốt hơn.
b.6.2. Ví dụ
* Đề:
Trong Lời giới thiệu cho lễ kỉ niệm 25 năm ngày xuất bản “Suối nguồn”,
nữ văn sĩ Ayn Rand đã trích một câu nói của Victor Hugo để diễn tả thái độ với
công việc viết lách của nhà văn và cũng là của người cầm bút nói chung: Nếu
một nhà văn chỉ viết cho thời đại của mình thì tôi sẽ phải bẻ bút và vứt nó đi.
Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm trên? Bằng trải nghiệm văn học
của mình, hãy làm sáng tỏ ý kiến.
* Các bước thực hiện:
- Rèn kĩ năng giải thích để rút ra vấn đề cần nghị luận. Sau khi yêu cầu học
sinh thực hiện bước giải thích, giáo viên nhận xét và định hướng.
+ Nhà văn và người cầm bút nói chung: Chủ thể của những sáng tạo văn
chương, người dùng chất liệu ngôn từ, thông qua thế giới hình tượng nghệ thuật
để phản ánh, miêu tả thế giới và bộc lộ tư tưởng, tình cảm.

22


+ Chỉ viết cho thời đại của mình: Chỉ hướng tới một thời điểm - đương
thời. Nói theo ngôn ngữ của Aristotle nghĩa là chỉ biết quan tâm tới những vấn đề
của thế giới như nó đang là (Things as they are)
+ Bẻ bút và vứt nó đi: Từ bỏ nghiệp viết, đoạn tuyệt với sáng tác, không
xứng đáng làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp…
→ Victor Hugo đã đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ và tác phẩm văn học: Phải
biết hướng tới những gì lớn lao, cao cả có ý nghĩa nhiều thời, muôn đời.
- Rèn kĩ năng trình bày cơ sở lí luận văn học
+ Người cầm bút trước hết phải viết cho thời đại của mình
/ Đối tượng của văn học: Đối tượng trung tâm của văn học là con người với

muôn mặt đời sống.
/ Mối quan hệ giữa văn học với hiện thực, thời đại: Văn học được sinh ra,
nuôi dưỡng, đơm hoa kết trái từ mảnh đất hiện thực ngay trong lòng thời đại. Cây
văn học phải bám vào mảnh đất hiện thực ấy mà sống và phải vì hiện thực.
/ Người cầm bút: Nghệ sĩ không thể đứng ngoài mà phải bước vào bên trong
(Vương Quốc Duy) thời đại, hướng ngòi bút vào thời ðại mình. Bằng tầm nhìn,
khả năng phát hiện vấn đề, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế người cầm bút phải giải
phẫu được vấn đề của thời đại đặt ra...
+ Người cầm bút không thể chỉ viết cho thời đại mình:
/ Văn học không giải quyết những vấn đề vụn vặt hàng ngày của đời sống
mà thường hướng tới những vấn đề và giá trị vĩnh hằng, cơ bản, chung nhất của
đời sống con người như: quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc, trách nhiệm của
mỗi công dân đối với giang sơn, tổ quốc... Tài nghệ của người cầm bút là phải đặt
ra được những vấn đề là mối quan tâm chung của mọi thời đại thậm chí của toàn
nhân loại.
/ Khi người nghệ sĩ phản ánh, miêu tả chân thực bức tranh cuộc sống, con
người của thời đại mình rồi cất tiếng nói vang vọng đến mai sau sẽ tạo được chỗ
đứng, sức sống lâu bền cho tác phẩm, có tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới độc giả.
/ Sáng tác là sáng tạo và định hướng. Con người luôn cần một sự định
hướng về cái thế giới như nó có thể là và phải là (Things as they might be and
ought to be) – Aristotle.
/ Nếu chỉ viết cho một thời điểm, người cầm bút cùng tác phẩm của anh ta sẽ
biến mất trong một tháng hay một năm, rơi vào thứ chủ nghĩa hiện thực tủn mủn,
mang tính báo chí vốn đang đi vào ngõ cụt trong sự hoảng loạn không lời (Ayn
Rand)...
- Rèn kĩ năng chọn dẫn chứng
23


+ Tìm dẫn chứng theo trình tự các tiêu chí đã sắp xếp từ trúng → tiêu biểu

→ ngấm → phong phú, đa dạng → yêu thích, tâm đắc để có được dẫn chứng tốt
nhất.
+ Kết quả kiếm tìm và chọn lựa. Sau quá trình hướng dẫn, nhận xét, phân
tích, giáo viên có thể định hướng:
/ Tác phẩm chọn
. Tác phẩm điểm qua: Số phận con người (Sô-lô-khôp), Đại gia Gatsby với
lời cảnh tỉnh để đời của Scott Fitzgerald về cái gọi là Giấc mơ Mỹ, Cảm hoài
(Đặng Dung)…
. Tác phẩm phân tích: Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Độc Tiểu Thanh kí
(Nguyễn Du), Chí Phèo (Nam Cao), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân), Vợ nhặt (Kim Lân), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

/ Dẫn chứng chọn trong tác phẩm: Nếu lấy Hai đứa trẻ của Thạch Lam, học
sinh phải định hướng được:
. Thạch Lam trước hết viết cho thời đại mình: xã hội Việt Nam thời Pháp
thuộc qua bức tranh cuộc sống của con người nơi phố huyện nghèo với những
kiếp sống đáng thương…
. Thạch Lam không chỉ viết cho thời đại mình: tác giả đặt ra được những vấn
đề của nhiều thời: cuộc sống của con người nhất là những đứa trẻ, ước mơ và
khát khao đừng bao giờ để lụi tắt. Trong tâm hồn con người luôn cần có ánh sáng,
có cánh buồm đỏ thắm…
c. Kĩ năng nhấn - lướt - bỏ qua
Chúng tôi vẫn thường nhắc nhở học sinh ghi nhớ ba từ quan trọng này
trong quá trình chọn và cả phân tích dẫn chứng. Cố nhiên phải nhấn vào dẫn
chứng trung tâm. Đó là những tác phẩm điểm được chọn phân tích kĩ và những
dẫn chứng tiêu biểu, nổi bật trong tác phẩm ấy để làm sáng nét vấn đề. Thông
thường học sinh phải phân tích kĩ hai tác phẩm trong câu nghị luận văn học dù ở
dạng nào mà thời gian có hạn nên không cần và không thể ôm hết kiến thức. Bao
câu thơ, bao sự việc, bao chi tiết, bao tình ý được gửi gắm... Nếu không biết lướt
hoặc bỏ qua sao viết trúng và viết nổi. Dẫn chứng nào có liên quan, buộc phải

nhắc đến để dẫn hoặc làm nền phải lướt còn dẫn chứng nào không liên quan đến
đề bài dù có nắm vững, có tiếc cũng phải bỏ qua. Nhấn là tài nghệ. Lướt qua hay
buông bỏ cũng lại là một tài nghệ của người viết. Tất cả phụ thuộc vào khả năng
của học sinh. Để các em ngấm và thạo kĩ năng này, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh cụ thể và yêu cầu các em thực hiện thường xuyên qua đề.
24


III. RÈN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN
VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
Dẫn chứng đã chọn lựa được rồi, học sinh cần phải phân tích thật tốt bài
viết mới thành công. Khâu nào cũng quan trọng, cũng không dễ nhưng phân tích
cho ra có tính quyết định và khó khăn hơn rất nhiều. Bước này đòi hỏi phát huy
mọi tố chất: tư duy, cảm nhận, diễn đạt… Có nhiều điều khi phân tích học sinh
cần phải luôn luôn tâm niệm.
1. Xác định điểm đến của dẫn chứng và cách thức triển khai
a. Xác định điểm đến của dẫn chứng
Phân tích phải có đích đến rõ ràng. Trước và trong quá trình phân tích học
sinh phải ghi nhớ câu hỏi: phân tích để làm gì? (mục đích dùng dẫn chứng). Cùng
một dẫn chứng nhưng điểm đến khác nhau, phân tích sẽ không giống nhau. Xác
định được điểm đến của dẫn chứng tựa như người sống có lí tưởng vậy. Có được
ngọn đèn chỉ đường.
b. Xác định cách thức triển khai
Tác phẩm chọn có thể trùng nhau, đích đến hệt nhau nhưng mỗi học sinh
lại triển khai khác nhau. Có bạn chia luận điểm theo cách này, có bạn chia theo
cách khác. Tuy nhiên trong số đó bao giờ cũng có cách tối ưu nhất. Đa số triển
khai ý dựa vào vấn đề cần nghị luận. Thường thường không ai cứng nhắc bắt
buộc học sinh phải theo cách của mình nhất là đối với học sinh giỏi nhưng phải
khoa học, hợp lí. Chọn triển khai theo cách nào dẫn chứng sẽ được huy động theo
hướng đó. Giáo viên giúp học sinh khắc ghi câu hỏi Viết như thế nào? (cách viết).

c. Ví dụ
c.1. Ví dụ 1
* Đề:
Jérome và Jean Thorand cho rằng: Viết ra không phải là việc khó, cái khó
là có câu chuyện gì đáng kể để kể, có tư tưởng gì đáng ghi để ghi
Ý kiến khác lại khẳng định: Với người cầm bút, viết cho hay, thể hiện cho
thật ấn tượng những gì muốn nói là cả vấn đề.
Anh/Chị hãy bình luận những ý kiến trên.
* Xác định điểm đến của dẫn chứng và cách thức triển khai:
- Xác định điểm đến của dẫn chứng: Chọn tác phẩm nào cũng phải hướng
đến ba điểm: câu chuyện đáng kể, tư tưởng đáng ghi và nghệ thuật viết.
- Xác định cách thức triển khai: Cách tốt nhất là triển khai theo câu chuyện
đáng kể. Có mấy câu chuyện đáng kể sẽ chia thành mấy ý tương ứng. Trong mỗi
câu chuyện được kể học sinh phải đáp vào ba điểm đến:
25


×