Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

V18 rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.13 KB, 50 trang )

RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
MỤC LỤC
NỘI DUNG
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
B. NỘI DUNG
I. DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Bài Nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn
2. Dẫn chứng và vai trò của dẫn chứng trong bài Nghị luận văn học
3. Phân loại dẫn chứng
II. KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NLVH
1. Những yêu cầu của việc chọn dẫn chứng
2. Cách chọn dẫn chứng
2.1. Dạng bài không có yêu cầu cụ thể về phạm vi dẫn chứng
2.2. Dạng bài có yêu cầu cụ thể về phạm vi dẫn chứng
III. KĨ NĂNG PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NLVH
1. Mục đích, yêu cầu của việc phân tích dẫn chứng:
2. Cách phân tích dẫn chứng:
2.1.Phân tích lướt nhanh nhiều dẫn chứng:
2.2.Phân tích cụ thể, đi sâu vào dẫn chứng tiêu biểu:
2.3.Phân tích dẫn chứng đặt trong sự so sánh với các dẫn chứng
cùng loại
IV. MỐT SỐ ĐỀ THAM KHẢO:
C. KẾT LUẬN

TRANG
2
2
3


4
4
4
4
5
6
6
11
11
13
16
16
18
18
25
32
36
50

1


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Quá trình giáo dục đào tạo học sinh giỏi là một quá trình lâu dài, đòi hỏi
người giáo viên không chỉ có nền tảng kiến thức vững vàng mà còn cần có kĩ năng,
phương pháp tốt để hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức và kĩ năng một cách hiệu
quả nhất. Yêu cầu của việc dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn là phải đồng
thời cung cấp, củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. Kiến thức là
nền tảng, kĩ năng là yếu tố quyết định giúp các em học sinh có thể thành công trong

các bài văn nghị luận của mình.
2. Trong những năm gần đây, đề thi học sinh giỏi Ngữ văn luôn kiểm tra học
sinh phần văn nghị luận, bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Muốn làm
tốt bài nghị luận văn học, bên cạnh việc nắm vững kiến thức về lí luận, về tác giả,
tác phẩm, bên cạnh việc có năng lực cảm thụ văn chương, học sinh cũng rất cần
phải có kĩ năng làm bài như kĩ năng giải thích, kĩ năng chứng minh, kĩ năng bình
luận, kĩ năng phản biện... Bởi những kĩ năng này được hình thành từ tư duy của
người học. Đặc biệt nghị luận văn học đòi hỏi cao ở phần chứng minh, yêu cầu học
sinh lựa chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, sắc nét, toàn diện. Có thể khẳng định,
việc lựa chọn và phân tích dẫn chứng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bài viết
của học sinh, giúp người viết đạt được hay không đạt được những hiệu quả nghị
luận.
3. Thực tế giảng dạy, tham gia làm đề thi học sinh giỏi và chấm thi học sinh
giỏi cho thấy kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng của học sinh giỏi môn Ngữ
Văn còn rất nhiều hạn chế. Việc xử lí, sắp xếp và phân tích dẫn chứng sao cho bám
sát yêu cầu của đề bài và làm nổi bật vấn đề cần nghị luận là vấn đề còn tồn tại ở
nhiều bài viết, ở tất cả các cấp độ thi khác nhau.
Vì vậy, theo chúng tôi, việc RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN
CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI
2


NGỮ VĂN là hết sức cần thiết trong quá trình ôn luyện, đào tạo học sinh giỏi Ngữ
văn các cấp.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được viết và thực hiện nhằm những mục đích cơ bản như sau:
1. Giúp học sinh thấy được vai trò của dẫn chứng, việc lựa chọn và phân tích
dẫn chứng trong bài nghị luận văn học là hết sức cần thiết, quyết định sự thành bại
của một bài thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn.
2. Rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng cho học sinh

- Hướng dẫn học sinh chọn dẫn chứng phù hợp với từng dạng bài nghị luận văn học,
biết cách chọn những dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, toàn diện, phù hợp; sắp xếp
dẫn chứng theo một trình tự hợp lí, góp phần làm nổi bật vấn đề cần nghị luận.
- Hướng dẫn học sinh cách phân tích dẫn chứng, nắm được những yêu cầu khi phân
tích dẫn chứng, biết cách phân tích lướt nhanh dẫn chứng, biết cách đào sâu vào
những dẫn chứng tiêu biểu, biết cách so sánh, liên hệ để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị
luận.
3. Cung cấp hệ thống các ví dụ và các đề minh họa nhằm giúp học sinh nắm
vững các kĩ năng, biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tế xử lí các đề bài trong kì
thi học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao.

3


B. NỘI DUNG
I. DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Bài Nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn
Nghị luận văn học là dùng những lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người
khác về vấn đề người viết nói tới (thuộc về lĩnh vực văn học). Để làm được điều đó,
yêu cầu đặt ra với người viết là phải có những luận điểm rõ ràng, lập luận sắc bén,
dẫn chứng hợp lí, thái độ phù hợp... Có như vậy, người đọc mới cảm thấy bị thuyết
phục, đồng ý với quan điểm của người viết đưa ra.
Nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn thường bao gồm nhiều
dạng thức khác nhau, có thể là bàn bạc về một hay hai ý kiến (nhưng tựu trung lại
vẫn phải xoay quanh một vấn đề nào đó), có thể giới hạn hay không giới hạn phạm
vi dẫn chứng để chứng minh. Điều này đòi hỏi người viết phải chắc kiến thức, vững
kĩ năng thì quá trình nghị luận mới hiệu quả, đạt kết quả tốt. Các thao tác cơ bản
nhất của một bài văn nghị luận văn học là giải thích, chứng minh và bình luận.
2. Dẫn chứng và vai trò của dẫn chứng trong bài Nghị luận văn học
Dẫn chứng là cái được đưa ra để làm cơ sở thuyết phục người khác về điều

mình vừa nói hoặc viết. Đi cùng những lí lẽ, dẫn chứng là yếu tố không thể thiếu làm
nên đặc trưng, bản chất của văn nghị luận.
Dẫn chứng trong bài văn nghị luận để phục vụ cho cả ba thao tác nghị luận:
giải thích, chứng minh, bình luận; trong đó người viết thường sử dụng dẫn chứng
nhiều nhất trong thao tác lập luận chứng minh.
Việc lấy dẫn chứng đối với một bài văn nghị luận văn học có vai trò đặc biệt
quan trọng. Không có dẫn chứng phù hợp bài văn sẽ thiếu “chất sống”, thiếu sự sinh
động, hấp dẫn. Quan trọng hơn, nếu thiếu dẫn chứng thuyết phục, những lý lẽ đưa ra
cũng đương nhiên không còn sức thuyết phục, người viết sẽ không làm rõ được vấn
đề nghị luận. Việc chọn và phân tích dẫn chứng trong bài thi học sinh giỏi văn cho
thấy học sinh ấy có hiểu vấn đề nghị luận không, hiểu đến đâu, ở "tầm" nào. Vì thế,
bên cạnh việc đầu tiên là xác định đúng vấn đề nghị luận, thì có thể khẳng định, việc
4


chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, thuyết phục của học sinh là yếu tố quyết định
đến chất lượng của bài viết.
3. Phân loại dẫn chứng
a. Tích lũy, phân loại dẫn chứng trước khi viết bài:
Tích lũy và phân loại dẫn chứng là một việc làm cần thiết giúp học sinh
chuyên văn có được kiến văn phong phú, nâng cao tầm hiểu biết, có “đủ vốn” để xử
lí các đề thi. Việc thu thập và phân loại dẫn chứng là việc làm thường xuyên, cần trở
thành một nhu cầu không thể thiếu đối với học sinh giỏi văn. Dẫn chứng có thể thu
thập, tích lũy từ nhiều nguồn và cách phân loại dẫn chứng cũng rất phong phú, đa
dang, phụ thuộc vào tư duy, vốn sống, sở thích… của mỗi học sinh. Tuy nhiên, bằng
kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi thường hướng dẫn học sinh phân loại dẫn
chứng theo một số tiêu chí sau:
- Phân loại dẫn chứng theo chủ đề: Việc thu thập và phân loại dẫn chứng theo chủ đề
sẽ giúp học sinh liên hệ, so sánh một cách hiệu quả trong bài viết đối với cùng một
đề tài, cùng một nội dung nghị luận nào đó

- Phân loại dẫn chứng theo tiến trình văn học: Cách sắp xếp dẫn chứng này sẽ giúp
học sinh nắm chắc diện mạo của từng giai đoạn, từng thời kì văn học…
- Phân loại dẫn chứng theo từng tác giả cụ thể: cách sắp xếp này sẽ giúp học sinh
nắm chắc từng tác giả, thấy được rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn đó qua việc
sưu tầm tác phẩm của họ…
b. Phân loại, sắp xếp dẫn chứng trong quá trình thực hiện bài viết:
Trong quá trình viết bài, học sinh cần đọc kĩ đề, xác định đúng nội dung cần
nghị luận và phạm vi dẫn chứng để huy động dẫn chứng cho phù hợp và đạt hiệu
quả. Trong vô vàn dẫn chứng có thể dùng, người viết cần phân loại, lựa chọn dần
chứng nào nên dùng, và dùng vào lúc nào. Vì vậy, việc phân loại và sắp xếp dẫn
chứng trong quá trình viết bài sẽ quyết định sự thành công của bài viết.

5


Học sinh cần phân loại dẫn chứng nào sẽ dùng ở phần phân tích, bàn luận, dẫn
chứng nào sẽ là quan trọng nhất để phân tích sâu ở phần chứng minh. Có thể tạm
phân loại dẫn chứng như sau:
- Dẫn chứng diện: Là những dẫn chứng đưa ra để cho người đọc thấy được
tính toàn diện của vấn đề. Người viết có thể lấy nhiều dẫn chứng, mỗi dẫn chứng
làm rõ cho một lí lẽ, một lập luận nào đó. Ở những dẫn chứng này, học sinh không
cần phân tích quá kĩ, chỉ cần chỉ ra một hoặc một vài yếu tố liên quan đến vấn đề
nghị luận.
- Dẫn chứng điểm: Là những dẫn chứng trọng tâm để làm rõ vấn đề nghị luận.
Trong bài viết, học sinh có thể chỉ lấy từ một đến hai dẫn chứng điểm, nhưng yêu
cầu phải có phân tích, bình giảng, để qua dẫn chứng, vấn đề cần bàn bạc có thể được
sáng tỏ trên nhiều góc độ, nội dung. Dẫn chứng điểm có thể được sử dụng để chứng
minh cho nhiều luận điểm của bài viết.
II. KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Việc chọn dẫn chứng tùy thuộc vào năng lực nhận thức và năng khiếu thẩm mĩ

của mỗi học sinh giỏi văn nhằm đáp ứng các yêu cầu nghị luận của đề bài đặt ra.
Trong quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi văn, việc chọn dẫn chứng có thể
được hình thành thành kĩ năng, giúp các em có tư duy nhạy bén, sắc sảo, linh hoạt
khi đối diện với những vấn đề nghị luận. Việc lựa chọn dẫn chứng ở đây bao gồm
việc lựa chọn tác giả, tác phẩm, hay lựa chọn một yếu tố (chi tiết, hình ảnh, nhân vật,
câu văn, câu thơ...) của tác phẩm.
1. Những yêu cầu của việc chọn dẫn chứng
Là học sinh giỏi văn, các em học sinh được học kĩ các tác giả, tác phẩm trong
chương trình, được trang bị kĩ năng đọc hiểu các tác phẩm văn học ngoài chương
trình, tức là phạm vi dẫn chứng trong bài viết của các em được mở rất rộng. Nhưng
cũng bởi thế, việc chọn dẫn chứng của các em cũng dễ rơi vào sa đà, tham lam,

6


không có chọn lọc. Đứng trước bất cứ một vấn đề nghị luận nào cũng cần đặt ra yêu
cầu đối với việc chọn dẫn chứng như sau:
- Dẫn chứng cần chính xác, chân thực, cụ thể
- Dẫn chứng cần phù hợp, tiêu biểu
- Dẫn chứng cần toàn diện
Yêu cầu dẫn chứng phải chính xác được đặt ra đầu tiên, vì trong khoa học đây
là điều kiện tiên quyết. Học sinh cần nắm vững, chính xác về dẫn chứng mình sử
dụng thì việc chứng minh mới có thể thành công, càng chân thực, cụ thể thì tính
thuyết phục càng cao. Dẫn chứng phải phù hợp, tiêu biểu thì vấn đề bàn bạc mới có
thể làm sáng tỏ; toàn diện để bao quát được vấn đề (tùy thuộc vào vấn đề, song
thông thường học sinh cần có ý thức lựa chọn dẫn chứng bao quát về thời đại, khu
vực, thể loại...), nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, thậm chí mở rộng được vấn đề
nghị luận.
Chúng tôi minh họa qua việc khảo sát một số đề thi Học sinh giỏi quốc gia và
thực tế lựa chọn dẫn chứng trong các bài làm của học sinh đạt giải cao:

Năm

Đề thi

2010 Tác phẩm văn học
chân chính bao giờ
cũng là sự tôn vinh
con người qua các
hình thức nghệ
thuật độc đáo.
Bằng việc phân
tích một tác phẩm
đã học, anh (chị)
hãy bình luận nhân
định trên.

Yêu cầu dẫn chứng
- Người viết có
quyền tự do trong
việc lựa chọn tác
phẩm để phân tích.
Không hạn định về
thể loại, về thời đại,
trong nước hay
nước ngoài...miễn
là tác phẩm đã được
học trong chương
trình.
- Dẫn chứng phải
tập trung làm rõ

vấn đề: tính chỉnh
thể của một tác
phẩm văn học chân

Lựa chọn dẫn chứng của HS
Dẫn
chứng Dẫn
chứng
diện
điểm
Anna - Chí Phèo
Karenina
(Nam Cao)
- Những người
khốn khổ (V.
Huy gô)
- Bài ca nhà
tranh bị gió
thu phá (Đỗ
Phủ)
- Truyện Kiều
(Nguyễn Du)

7


2012 Các nhà văn, nhà
thơ nhân đạo lớn
thường gửi vào
sáng tác một cách

nhìn sâu sắc về con
người, cách nhìn
này hướng đến đời
sống nội tâm và
cảm xúc.
Bằng việc phân
tích một vài tác
phẩm trung đại và
hiện đại đã học,
anh (chị) hãy bình
luận ý kiến trên.

2013 Trong tác phẩm
văn học, sáng tạo
nghệ thuật quan
trọng, đặc sắc nhất,
nhiều khi không
phải ở hình tượng
con người mà ở
hình tượng đồ vật,
sự vật: một thứ
thuốc chữa bệnh
quái lạ (Thuốc - Lỗ
Tấn), một bức thư
pháp đẹp và quý

chính. Trong đó,
nội dung và hình
thức hòa hợp với
nhau để tạo nên

một chỉnh thể sống
động. (Điểm nhấn
của nhận định ở vế
thứ nhất, chú ý mối
quan hệ biện chứng
giữa hai vế)
- Cần lựa chọn
được một số tác
phẩm văn, thơ tiêu
biểu của văn học
trung đại và hiện
đại, không hạn định
về thể loại, tác
phẩm trong nước
hay nước ngoài.
- Dẫn chứng phù
hợp để làm rõ vấn
đề nghị luận: một
cách nhìn về con
người của các nhà
văn, nhà thơ, bao
hàm việc đặc biệt
chú trọng đến đời
sống nội tâm và
cảm xúc.
- Cần lựa chọn hai
trong số những dẫn
chứng được nhắc
đến ở đề bài
- Phân tích dẫn

chứng để là sáng tỏ
về giá trị biểu trưng
trong mỗi hình
tượng đồ vật, sự vật
- Có cái nhìn so
sánh, đánh giá, tổng
hợp

*Bài 1:
- Văn học trung đại: Nguyễn
Du và Đọc Tiểu Thanh kí
- Văn học hiện đại: Nguyễn
Khải và Một người Hà Nội
*Bài 2:
- Bút pháp nghệ thuật của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều
trong tương quan với thi pháp
văn học trung đại
- Bút pháp miêu tả nội tâm của
Nam Cao trong Chí Phèo.

- Tất cả các
hình
tượng
được nhắc đến
ở nhận định
trong đề bài

- Chữ người tử


(Nguyễn
Tuân)
- Đàn ghi ta
của Lor ca
(Thanh Thảo)

8


(Chữ người tử tù Nguyễn Tuân), một
công trình kiến trúc
kì vĩ, tinh xảo (Vũ
Như Tô - Nguyễn
Huy Tưởng), một
cây đàn huyền
thoại (Đàn ghi ta
của Lorca - Thanh
Thảo),... Đó là
những đồ vật, sự
vật mang ý nghĩa
biểu trưng cho
nhận thức, nhân
cách, ý chí, khát
vọng, số phận,...
của con người.
Ý kiến của anh
(chị) về nhận định
trên? Hãy phân tích
hai trong số những
hình tượng đồ vật,

sự vật đã nêu để
làm sáng tỏ ý kiến
của mình.
2014 Văn học chân
chính ngay cả khi
nói về cái xấu, cái
ác cũng chỉ nhằm
thể hiện khát vọng
về cái đẹp, cái
thiện.
Suy nghĩ của anh
(chị) về ý kiến trên.

- Cần lựa chọn
được một số tác
phẩm tiêu biểu
(trong nước hay
nước ngoài) và
phân tích được
những biểu hiện cụ
thể của cái xấu, cái
ác trong mỗi tác
phẩm.
- Dẫn chứng cần
sâu sắc, toàn diện,
chứng minh được
mối quan hệ biện
chứng giữa đối
tượng được phản
ánh (cái ác, cái xấu)


- Thần thoại
Hy Lạp
- Truyện cổ
tích Việt Nam
- Bình Ngô đại
cáo (Nguyễn
Trãi)
- Vịnh khoa
thi Hương (Tú
Xương)
- Số đỏ (Vũ
Trọng Phụng)
- liên hệ Tấn
trò đời (Ban
dắc)
9


và mục đích hướng
tới của văn học
chân chính (cái đẹp,
cái thiện).
2. Cách chọn dẫn chứng
Từ những yêu cầu đặt ra với việc lựa chọn dẫn chứng, người viết cần phải lựa
chọn dẫn chứng sao cho thật xác đáng, phù hợp với yêu cầu của đề bài, dẫn chứng
phải phục vụ tốt cho quá trình nghị luận. Chúng tôi tạm chia thành hai dạng bài thi
học sinh giỏi phần nghị luận văn học như sau: dạng bài không có yêu cầu cụ thể về
phạm vi dẫn chứng và dạng bài có yêu cầu cụ thể về phạm vi dẫn chứng. Ứng với
mỗi dạng bài, học sinh nên có những cách chọn dẫn chứng khác nhau.

2.1. Chọn dẫn chứng với dạng bài không có yêu cầu cụ thể về phạm vi dẫn chứng
Dạng bài này thường gặp trong đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần
đây. Với dạng bài này, điều quan trọng là học sinh xác định được vấn đề nghị luận,
sau đó tùy theo sự nhạy bén, năng lực tư duy, năng khiếu thẩm mĩ mà mỗi người viết
có thể lựa chọn những dẫn chứng khác nhau. Nhưng để dẫn chứng hợp lí, thuyết
phục, người viết cần xác định được một số vấn đề như sau:
- Xác định mục đích, yêu cầu của đề bài: Để đảm bảo bài viết đi đúng hướng,
không lạc đề, xa đề, người viết cần đọc kĩ yêu cầu của đề, xác định đúng vấn đề nghị
luận, từ đó cũng xác định được mục đích chứng minh. Khi chọn dẫn chứng, người
viết luôn cần đặt câu hỏi: Mình phải chứng minh cho điều gì? Dẫn chứng này cần để
làm sáng tỏ cho vấn đề nào? Chẳng hạn với đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2014,
học sinh cần xác định đề bài hỏi về một vấn đề quan trọng trong chức năng của văn
học chân chính (hướng thiện và hướng mĩ), do đó dẫn chứng phải chứng minh, làm
rõ được khát vọng hướng về cái đẹp, cái thiện thể hiện ở việc phản ánh cái xấu, cái
ác trong một số tác phẩm văn học.
- Xác định phạm vi dẫn chứng của bài viết: Đọc kĩ và hiểu đề để thấy dẫn
chứng của bài viết nên được đặt trong phạm vi nào. Có thể là số lượng (nhiều hay ít),
10


giới hạn (trong chương trình hay lựa chọn tự do), thời gian (nên lựa chọn dẫn chứng
tác giả, tác phẩm trong khoảng thời gian nào là hợp lí), không gian (văn học Việt
Nam hay văn học nước ngoài), thể loại (tự sự, trữ tình...)... Với đề thi năm 2014, đề
bài không giới hạn phạm vi dẫn chứng, học sinh có thể lựa chọn tùy theo quan điểm
của mình. Tuy nhiên, với dạng đề này, dẫn chứng nên cần có một hệ thống, bao quát
cả không - thời gian, bao trùm các thể loại... sẽ làm tăng tính toàn diện, thuyết phục
cho vấn đề cần làm sáng tỏ.
- Sắp xếp dẫn chứng theo một trình tự hợp lí: trong hệ thống dẫn chứng đã
được lựa chọn, việc sắp xếp các dẫn chứng theo một trình tự như thế nào cũng đòi
hỏi sự dụng công của người viết và làm tăng hiệu quả nghị luận. Thông thường có

thể là trình tự thời gian, quan hệ chính - phụ, diện - điểm, liền mạch hay xen kẽ qua
các luận điểm... Để được điểm cao với đề thi học sinh giỏi kể trên, việc sắp xếp các
dẫn chứng theo trình tự: Thần thoại Hy Lạp, cổ tích Việt Nam, Bình Ngô đại cáo
(Nguyễn Trãi), Vịnh khoa thi hương (Tú Xương), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Tấn trò
đời (Ban dắc) có lẽ cũng là một yếu tố quan trọng giúp bài viết khoa học, mạch lạc,
sáng rõ, có sức thuyết phục người đọc.
- Lựa chọn yếu tố cần phân tích trong dẫn chứng: Ngay trong quá trình lựa
chọn dẫn chứng, người viết cũng đã đồng thời lựa chọn yếu tố cần phân tích trong
dẫn chứng. Với đề thi đã nói ở trên, chọn Thần thoại Hy Lạp, người viết đã nghĩ đến
những thói tật, những khiếm khuyết của các vị thần mà thực chất là những khiếm
khuyết của con người trần gian, nhưng quau đó lại nói nên những khát khao cái đẹp
muôn thuở của con người; chọn Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, người viết cũng đã nghĩ
đến diện mạo của một xã hội "chó đểu" với những nhân cách tồi tàn, nhưng ở đó lại
chứa đựng những khát khao của nhà văn về một xã hội tốt lành, nơi người ta sống
với nhau bằng chân giá trị và tình yêu thương. Vậy thì, tiêu chí khi lựa chọn dẫn
chứng, là người viết phải xác định rõ ràng những yếu tố mình sẽ phân tích để làm
sáng rõ vấn đề nghị luận.

11


Trong quá trình ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi, ở bước đầu tiên của phần
chứng minh, chúng tôi cho học sinh lựa chọn dẫn chứng và đưa ra những lí giải của
riêng mình về sự lựa chọn đấy. Các em học sinh lắng nghe, tham khảo ý kiến của
nhau, và cũng dần hình thành cho mình thói quen suy nghĩ, suy xét thấu đáo trước
bất cứ một vấn đề nào được đưa ra, cũng như trước bất cứ một sự lựa chọn nào của
bản thân. Học sinh thường xuyên luyện tập bằng các sơ đồ, bảng biểu.
2.2. Chọn dẫn chứng với dạng bài có yêu cầu cụ thể về phạm vi dẫn chứng
Đối với dạng bài này, phạm vi dẫn chứng đã được chỉ ra cụ thể. Lợi thế của
học sinh là đã được đề định hướng cho các dẫn chứng phù hợp để chứng minh làm

rõ luận đề. Nhưng khó khăn đặt ra là khi giới hạn trong một phạm vi dẫn chứng cụ
thể, học sinh có thể rơi vào thế bị động, lúng túng khi xác định phải chứng minh như
thế nào cho thỏa đáng, lựa chọn những yếu tố nào trong giới hạn làm dẫn chứng... Vì
thế, cách chọn dẫn chứng với dạng bài này cũng cần một số lưu ý sau
- Xác định mục đích, yêu cầu của đề bài: Ở bất cứ dạng bài nghị luận nào,
việc xác định vấn đề nghị luận phải được đặt lên hàng đầu. Xác định mục đích, yêu
cầu của đề bài là căn cứ để lựa chọn hướng chứng minh. Với đề thi học sinh giỏi
quốc gia năm 2013, nhận định của đề vừa có vấn đề nghị luận, vừa chứa đựng một
hệ thống dẫn chứng. Mục đích của đề là làm rõ một kiến thức lí luận văn học về hình
tượng nghệ thuật - cụ thể là hình tượng những đồ vật, sự vật nhưng biểu trưng cho
con người. Chính ý đồ sáng tạo, tài năng nghệ thuật của tác giả sẽ quyết định tầm
vóc, chất lượng của các hình tượng nghệ thuật ấy. Tuy nhiên, đề chỉ rõ yêu cầu
chứng minh: phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật (đã nêu ở đề bài)
để làm sáng tỏ. Vậy học sinh phải dùng các hình tượng có sẵn để chứng minh làm rõ
vấn đề nghị luận: một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư
pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kì vĩ,
tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta
của Lorca - Thanh Thảo). Với đề này, ngoài hai hình tượng phải sử dụng để chứng
12


minh, người viết cũng có thể minh họa bằng dẫn chứng khác, tuy nhiên chỉ nên dừng
ở mức độ vừa phải.
- Lựa chọn yếu tố cần phân tích trong phạm vi giới hạn: Trong phạm vi dẫn
chứng đã được giới hạn, lựa chọn yếu tố cần phân tích (hình tượng, hình ảnh, chi
tiết, câu văn, câu thơ...) đòi hỏi người viết độ hiểu biết, tinh nhạy. Với đề trên, nếu
lựa chọn hình tượng bức thư pháp (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), người viết cũng
cần hình dung, lựa chọn ngay yếu tố cần phân tích, có thể là bức thư pháp gắn liền
với vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao, bức thư pháp gắn liền với cảnh cho chữ..; từ đó thấy
giá trị biểu trưng của hình tượng, thấy vẻ đẹp nhân cách của người tử tù Huấn Cao,

thấy được sức mạnh bất diệt của nghệ thuật...
- Sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Tất cả các dẫn chứng và việc phân tích các
yếu tố của dẫn chứng đều phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: trước - sau,
khái quát - cụ thể,chính - phụ, diện - điểm... để vấn đề được làm nổi bật. Chẳng hạn
với đề thi kể trên, học sinh có thể khái quát các dẫn chứng đã nêu trong đề bài trước,
sau đó đi vào phân tích hai dẫn chứng mà mình lựa chọn; hoặc học sinh chọn cách
sắp xếp phân tích cụ thể hai dẫn chứng trước, sau đó khái quát các dẫn chứng về
hình tượng đồ vật, sự vật có giá trị biểu trưng trong văn học... Sắp xếp các dẫn
chứng phải theo trật tự logic của tư duy, làm nổi bật ý đồ của người viết, phục vụ
mục đích nghị luận. Tránh việc đưa ra hay phân tích các dẫn chứng một cách tùy
tiện, lộn xộn.
Một số đề minh họa:
Đề 1: Nhà thơ Thanh Thảo từng viết:
"Thơ chẳng ai giống ai, chẳng ai mong muốn giống ai, và không có lối đi nào chung
cho hai nhà thơ cả." ( Mười năm cõng thơ leo núi).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết về Thơ mới Việt
Nam (1932-1945) hãy làm sáng tỏ.
Đề 2: Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng:

13


"Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân
lí giản dị của mọi thời."
Qua phân tích các truyện ngắn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chí Phèo (Nam
Cao), anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Tham khảo về cách chọn dẫn chứng:
Đề 1
Xác định mục đích, yêu - Làm rõ ý kiến của
cầu của đề

Thanh Thảo, bàn về vấn
đề phong cách của mỗi
nhà thơ
- Yêu cầu làm sáng tỏ qua
các tác phẩm Thơ mới
Việt Nam (1932 - 1945)

Đề 2
- Làm rõ ý kiến của
Nguyễn Kiên, bàn về yêu
cầu đối với một truyện
ngắn hay
- Yêu cầu làm sáng tỏ qua
truyện ngắn: Hai đứa trẻ
(Thạch Lam) và Chí Phèo
(Nam Cao)
- Làm sáng tỏ nhận định
qua các dẫn chứng diện
và điểm, trong đó đi sâu
phân tích cụ thể hai
truyện ngắn được nêu ở
đề bài

Lựa chọn dẫn chứng và - Dẫn chứng diện: các tác
các yếu tố của dẫn chứng giả thơ có phong cách, có
theo định hướng của đề
quan điểm nghệ thuật rõ
ràng
- Dẫn chứng điểm: tác giả
tác phẩm Thơ mới Việt

Nam đã học và đọc thêm
trong chương trình, nên
chọn ít nhất 2 tác giả, tác
phẩm (Ví dụ Xuân Diệu
và Nguyễn Bính)
Trật tự sắp xếp dẫn chứng - Theo diện - điểm
- Theo diện - điểm
- Phân tích dẫn chứng - Theo trật tự: cụ thể - so
theo trật tự: khái quát về sánh đối chiếu - khái quát
các phong cách của tác
giả Thơ mới - phân tích
một số tác phẩm cụ thể so sánh đối chiếu - đánh
giá tổng hợp.

*Tiểu kết: Như vậy, về cơ bản, với cả hai dạng đề, cách lựa chọn dẫn chứng
đều cần người viết phải hiểu đề, có kiến thức phong phú, có kĩ năng nhuần nhuyễn,
linh hoạt. Lựa chọn dẫn chứng là một thao tác của tư duy, biểu hiện trình độ của
14


người viết bài, vì thế, rèn luyện kĩ năng này cho học sinh là một điều không thể coi
nhẹ trong quá trình dạy và học môn ngữ văn nói chung, quá trình bồi dưỡng học sinh
giỏi ngữ văn nói riêng.
III. KĨ NĂNG PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
1. Mục đích, yêu cầu của việc phân tích dẫn chứng:
Mục đích:

1.1.

Trong bài thi học sinh giỏi môn văn, lựa chọn được dẫn chứng đã khó nhưng

phân tích dẫn chứng đáp ứng yêu cầu nghị luận còn khó hơn. Việc phân tích dẫn
chứng nhằm mục đích đầu tiên là khai thác dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị
luận. Có phân tích được dẫn chứng mới chứng tỏ được khả năng hiểu đề, bám đề của
người viết.
Mục đích quan trọng nhất của việc phân tích dẫn chứng là góp phần thể hiện
năng lực ngôn ngữ, bộc lộ vốn kiến thức và chất văn của học trò. Qua việc phân tích
dẫn chứng, giáo viên có thể phát hiện ra những học sinh có năng khiếu, đánh giá
được tư duy, khả năng cảm thụ văn bản của học trò. Đây là kĩ năng cơ bản nhất mỗi
học sinh cần rèn luyện để tạo lập văn bản, đáp ứng yêu cầu của các kì thi học sinh
giỏi.
1.2.

Yêu cầu:

Trong quá trình phân tích dẫn chứng, cần lưu ý một số yêu cầu sau:
a.

Phân tích dẫn chứng cần bám sát yêu cầu của đề bài:

Để việc phân tích đãn chứng đạt hiệu quả tối ưu, người viêt chỉ phân tích
những ngữ liệu phục vụ cho yêu cầu của đề bài, tập trung làm nổi bật vấn đề cần
nghị luận, tránh tình trạng phân tích hết cả bài, phân tích dàn đều tất cả các đơn vị
kiến thức của bài. Việc phân tích dàn trải, không tập trung vào vấn đề nghị luận sẽ
dẫn đến tình trang lan man, xa đề, đầu voi đuôi chuột, không hoàn thiện được bài
viết.

15


b.


Phân tích dẫn chứng cần linh hoạt, chú ý khai thác cả giá trị nội dung và
nghệ thuật của nó

Khi phân tích ngữ liệu cần khai thác cả đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của
ngữ liệu được chọn, viết văn một cách linh hoạt, hướng nội dung phân tích vào vấn
đề chính của đề bài; tránh tình trạng chỉ tập trung vào nội dung của ngữ liệu mà quên
đi giá trị nghệ thuật của nó
Khi phân tích dẫn chứng có thể thay đổi trật tự, bố cục của ngữ liệu để phù
hợp với từng luận điểm của bài viết, tránh tình trạng học sinh cứ phân tích một văn
bản từ đầu đến cuối, không quan tâm đến mục đích phân tích để làm gì và điều tiết,
sắp xếp phân tích dẫn chứng cho hài hòa, phù hợp.
c.

Kết hợp nhiều thao tác lập luận khi phân tích dẫn chứng

Khi phân tích dẫn chứng có thể kết hợp với nhiều thao tác lập luận khác để
làm nổi bật dẫn chứng đã sử dụng. Người viết có thể vận dụng kết hợp phân tích với
so sánh, bác bỏ… để khai thác dẫn chứng một cách triệt để, góp phần làm sáng tỏ
luận điểm.
d.

Cách dùng từ, diễn dạt, hành văn

Cần chú ý cách hành văn, diễn đạt, dùng từ, đặt câu khi phân tích: tránh cách
viết giản đơn, copy cách diễn đạt của người khác; ngôn ngữ cần trau chuốt, giàu
hình ảnh, cần sáng tạo trong cách viết, có những cách diễn đạt độc đáo, mới lạ…
Người viết cũng cần lưu ý kĩ năng liên kết câu, liên kết đoạn, cần chuyển ý
giữa các luận điểm một cách linh hoạt, hợp lí, tạo nên những trang viết mạch lạc,
giàu chất văn.

2. Cách phân tích dẫn chứng:
2.1.

Phân tích lướt nhanh nhiều dẫn chứng:
a. Thao tác phân tích lướt nhanh nhiều dẫn chứng là thao tác cần thiết đối với

kiểu bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến lí luận văn học. Trong phân bàn
luận về cơ sở lý luận, cơ sở thực tê, muốn trình bày thuyết phục một sơ sở lý thuyết
nào đó buộc người viết phải huy động một lượng lớn dẫn chững thực tế để làm sáng
16


tỏ. Thao tác này đòi hỏi người viết phải có dẫn chứng sâu rộng, có kiến văn phong
phú. Nếu không có kiến thức văn chương phong phú và biết cách xử lí, phân tích
trên diện rộng sẽ không bàn luận vấn đề một cách thấu đáo và thuyết phục được.
Muốn phân tích lướt nhanh nhiều dẫn chứng, trước hết người viết cần huy
động tối đa những dẫn chứng phù hợp với luận điểm cần làm sáng tỏ, sắp xếp dẫn
chứng theo một trình tự hợp lí, có thể theo trình tự thời gian, không gian; hoặc bổ
sung, tương phản; hoặc từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp. Học sinh cần đưa được
những dẫn chứng ngoài chương trình, bao gồm cả văn học Việt Nam, văn học nước
ngoài, chọn dẫn chứng trên nhiều thể loại…
Ví dụ:
Trong Diễn từ nhận giải Nonel văn học năm 1949, nhà văn William Faulkner đã viết:
“Tác phẩm của nhà văn không phải là một bản ghi chép về nhân loại mà nó là một chỗ
dựa đề nhân loại sinh tồn và vượt qua tất cả”
Bằng hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên
Với đề bài này, ở phần bàn luận cơ sở lí luận và thực tiễn, học sinh có thể triển
khai các ý và phân tích lươt nhanh các dẫn chứng như sau:
- Tác phẩm văn học không phải là bản ghi chép về nhân loại, nó là một sản phẩm
nghệ thuật có tính tư tưởng, đó là cơ sở để tác phẩm văn học trở thành chỗ dựa tinh

thần cho nhân loại.
- Sứ mệnh cao cả của văn học là đưa con người đến với cái Đẹp, đem đến cho con
người những giá trị tốt đẹp thông qua các hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ.
Những giá trị tốt đẹp ấy thấm dần vào tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ, tinh thần… của
con người qua bao đời, giúp cho con người có tình yêu và niềm tin vào cuộc sống,
từ đó có động lực và sức mạnh vượt qua mọi gian nan thử thách để tồn tại và ngày
càng phát triển.
- Văn học trở thành chỗ dựa cho nhân loại ở nhiều phương diện quan trọng từ nhận
thức cho đến tâm hồn, tình cảm, ý chí…, những yếu tố không thể thiếu để con người
sinh tồn và vượt qua tất cả.

17


(HS lựa chọn, phân tích một số tác phẩm văn học, chỉ rõ những biểu hiện cụ thể
của giá trị là chỗ dựa tinh thần của tác phẩm văn học đối với nhân loại, lưu ý đến
yêu cầu toàn diện, tiêu biểu của các dẫn chứng. Ví dụ:
+ Những tác phẩm văn học lớn (đặc biệt là tác phẩm được giải Nobel Văn học như
Ông già và biển cả…) đã trở thành tài sản chung của nhân loại, đem đến nguồn cổ
vũ lớn lao, tiếp thêm sức mạnh cho con người trong cuộc chinh phục thiên nhiên,
đấu tranh với những thế lực bạo tàn…
+ Những tác phẩm văn học Việt Nam qua các thời đại có giá trị lớn lao trong việc
khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, khích lệ con người Việt Nam trong công
cuộc dựng nước và giữ nước, bồi dưỡng tâm hồn và làm giàu trí tuệ cho con người
Việt Nam, để hình thành bản sắc một dân tộc kiên cường, một đất nước phát triển
mạnh mẽ như ngày nay..
+ Những tác phẩm văn học của các quốc gia khác có sức mạnh thức tỉnh dân tộc
vươn lên tự cường, hoặc tạo nên những giá trị nhân văn riêng cho dân tộc mình như
Thuốc, Người trong bao, Những người khốn khổ, thơ Puskin, Tagore…
b. Phân tích lướt nhanh nhiều dẫn chứng cũng cần chú ý lựa chọn, sắp xếp dẫn

chứng cho phù hợp với từng luận điểm. Với những bài viết có nhiều luận điểm, việc
lựa chọn, phân tích nhiều dẫn chứng cũng cần phải tính đến sự lô gic, hợp lí trong
việc phân chia dẫn chứng; cùng một dẫn chứng nhưng có thể khai thác ở phương
diện này để làm sáng tỏ luận điểm này, khai thác ở phương diện khác để làm sáng tỏ
luận điểm kia
Ví dụ:
Đề bài: “…Văn học thức tỉnh con người trước cái trăm năm, văn học đặt con
người đối diện với cái nghìn năm, văn học cho con người một thoáng nhìn lại chính
mình một cách bình thản"
(Nhiều tác giả - Chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng Ngữ Văn 10 – NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2015, trang 11)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, anh /chị hãy
làm sáng tỏ ý kiên trên.

18


Với đề bài này, ở phần bàn luận cơ sở lí luận và thực tiễn, học sinh có thể huy
động dẫn chứng, sắp xếp và phân tích lướt nhanh nhiều dẫn chứng để làm sáng tỏ
hai luận điểm như sau:
- Luận điểm 1: “Văn học thức tỉnh con người trước cái trăm năm, văn học
đặt con người đối diện với nghìn năm”, bởi:
Văn học bắt nguồn từ hiện thực đời sống, phản ánh, lí giải hiện thực nên nó
có khả năng nhận thức vô cùng to lớn trên nhiều bình diện của hiện thực đời sống,
mở rộng biên độ tri thức cho con người cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tác động đến
tâm tư, tình cảm, lẽ sống của con người.
Chức năng nhận thức và chức năng giáo dục là những chức năng cơ bản của
văn học. Đến với một tác phẩm chân chính, người đọc sẽ được thức tỉnh, được đối
diện với hiện thực lớn lao, với lịch sử dài lâu, với nhân sinh phong phú… để nhận ra
cái hữu hạn của đời người, để trân trọng hơn cuộc sống và sống có ý nghĩa hơn…

Đến với những tác phẩm thần thoại, truyền thuyết, bạn đọc sẽ được trở về với
thời hồng hoang của lịch sử, từ thuở sơ khai hình thành vũ trụ, tìm về với bốn nghìn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông,
Đến với những bài thơ Đường cách chúng ta hàng nghìn năm, hàng trăm năm
chúng ta sẽ được thức tỉnh trước cái vô cùng vô tận của không gian, trước cái vô
thủy vô chung của thời gian, sẽ thực sự thấm thía cái cảm giác được đối diện với với
cái trăm, nghìn năm qua những ý thơ đầy triết lí Trần Tử Ngang :
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
19


Độc sảng nhiên nhi thế hạ
(Người trước chưa thấy ai
Người sau thì chưa thấy
Ngẫm trời đất thật vô cùng
Riêng lòng đau mà lệ chảy)
Hay những ý thơ đầy hoài cổ của Bà huyện thanh quan:
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đến với bộ sử thi, tiểu thuyết đồ sộ, ta sẽ bắt gặp hiện thực vô cùng to lớn
được khái quát một cách chân thực, sinh động : đưa ta về những trận chiến oanh
liệt để hiểu về chiến tranh giữa các bộ tộc, để thấy được quá trình đấu tranh vì
chính nghĩa, thấy lại những trang sử vàng son của mỗi một quốc gia dân tộc. Những
Iliat, Oodixe, Tam quốc diễn nghĩa, Chiến tranh và hòa bình vẫn mài thức tỉnh
chúng ta về cái trăm năm, giúp ta đối diện với cái ngàn năm như thế…
Không những thế, văn học còn giúp ta thức tỉnh trước những giá trị vĩnh
hằng, những chân lí muôn đời của sự sống. Qua một câu ca dao, một câu tục ngữ
bình dị mà gói ghém trong đó cả triết lí sống và những quy luật của sự sống được

cha ông ta đúc kết từ bao đời: ở hiền gặp lành, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, trăm năm
bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Qua một câu chuyện, một tình
huống được nhà văn sáng tạo, người đọc bắt gặp những nhân sinh quan sâu sắc tiến
bộ, được thức tỉnh trước cái trăm năm cái nghìn năm như khi nhìn vào lát cắt của
một thân cây gỗ ta thấy được cả cuộc đời của thảo mộc.
20


- Luận điểm 2: “Văn học cho con người một thoáng nhìn lại chính mình
một cách bình thản", bởi:
Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực qua lăng kính chủ quan của
người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm ra đời đôi khi là kết quả của những rung động thoáng
qua nhưng mãnh liệt trong tâm hồn của những người nghệ sĩ. Vì vậy, dù chỉ là một
thoáng nhìn lại những văn chương vẫn đủ sức khiến chúng ta giật mình để nhận
thức lại chính mình, để thức tỉnh con người, để thanh lọc tâm hồn, để đồng cảm chia
sẻ, để bình thản bước tiếp trên hành trình cuộc đời đầy chông gai thử thách...
Suy cho cùng, đối tượng trung tâm và cũng là đích đến cuối cùng của văn học
vẫn là con người và cuộc sống của con người. Vì vậy, văn học dù có thức tỉnh con
người cái trăm năm hay giúp con người đối diện với cái ngàn năm thì cuối cùng vẫn
là để con người nhìn lại chính mình, tự đối diện đàm tâm, tự thức tỉnh và đi tới sự
hoàn thiện.
Qua hình ảnh một cánh cò thoáng bay trong ca dao, ta giật mình nhận ra
những năm tháng tuổi thơ mình đã được nuôi dưỡng tâm hồn trong những câu ca
dao ấy. Rồi từ cánh cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của
Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân , có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và
của hai thế giới
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
(Xuân Diệu)
Và:


Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc
21


(Chiếc cò cùng với ráng sa/Sông thu cùng với trời xa một màu)
(Vương Bột)
Chỉ là một thoáng ẩn hiện cho ta một thoáng nhìn nhưng lại khiến ta giật mình nhận
ra sự chảy trôi của thời gian để ý thức sâu sắc hơn về sự sống của chính mình
Qua hình ảnh một ánh trăng trong thơ Nguyễn Duy khiến con người thấm thía
về sự bội bạc vô tình mà nhiều khi chính ta cũng mắc phải trong cuộc sống
Trăng cứ tròn vành vạnh…Đủ cho ta giật mình
Qua một làn hương của hoa hồng mà người tù cộng sản Hồ Chí Minh chợt
cảm nhận được ở trong tù (Cảnh chiều hôm) cũng khiến ta giật mình nhận ra bi kịch
của cái đẹp và khao khát muốn bất tử hóa cái đẹp
Qua hình ảnh một cái bến quê, một bức tranh, Nguyễn Minh Châu cho ta một
thoáng nhìn lại chính mình trong những trang văn để thấy mình còn nhiều khiếm
khuyết, còn nhiều điều tiếc nuối trong cuộc sống, nhiều khi ta không tránh khỏi
những cái chùng chình hoặc vòng vèo để rồi tuột mất khỏi tầm tay những giá trị nhỏ
bé mà thiêng liêng…

c. Phân tích lướt nhanh nhiều dẫn chứng tưởng đơn giản nhưng để thực hiện
một cách hiệu quả đòi hỏi học sinh phải có cách viết sáng tạo, linh hoạt, biết liên kết,
xâu chuỗi dẫn chứng, biết liên hệ, so sánh; sử dụng nhiều kiểu câu hoặc hình thức
trùng điệp để làm tăng tính sinh động hấp dẫn cho bài viết.
Ví dụ:
Đề bài: Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua
những hình thức nghệ thuật độc đáo.
Bằng việc phân tích một tác phẩm văn học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên

(Đề thi HSG Quốc gia năm 2010)
22


Với đề bài này, học sinh đã phân tích lướt nhanh qua nhiều dẫn chứng nhưng
vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi cách viết sáng tạo, giàu cảm
xúc, lối hành văn linh hoạt, giàu hình ảnh. Cụ thể như sau:
Một tác phẩm văn học có thể nói về núi sông, cây cỏ, ca ngợi vẻ đẹp của đám
mây hay bầu trời nhưng một tác phẩm chỉ được coi là chân chính khi người nghệ sĩ
biết lấy núi sông cây cỏ kia làm đẹp cho không gian sống của con người, biết lấy
trái tim yêu thương của mình nâng đỡ lên bao số phận trong cuộc sống…Ta thấy
“Những người khốn khổ” của V.Huy-gô vượt qua sự che phủ của thời gian vẫn đầy
giá trị vì thiên tác phẩm vĩ đại ấy đã cho người đọc biết rằng: bao nhiêu con người
khốn khổ kia đang kêu đòi một cuộc sống tốt đẹp hơn, dù khốn khổ nhưng họ vẫn
khát khao được sống lương thiện, được cứu giúp người khác. Chẳng phải V.Huy-gô
đã nâng con người lên khỏi những đói nghèo, tăm tối để thắp sáng cho họ tình yêu
thương cao cả hay sao? Đến với văn học phương Đông, ta đau cùng Thánh thơ Đỗ
Phủ trong “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Tuy có nỗi đau riêng mình vì nhà mình
bị gió thu tốc mái, mình cũng vợ con phái chịu cảnh mưa lạnh suốt đêm trường
nhưng trên tất cả là nỗi đau vì người khác. Nhà thơ dân đen ấy từ nỗi đau riêng đã
đau niềm đau chung, quên đi nỗi đau riêng mình để chia sẻ với nỗi đau của muôn
người thời đói khổ. Và chính trái tim đồng cảm vĩ đại ấy đã làm nên một ao ước vĩ
đại mà ngàn đời trân trọng: ước có ngôi nhà chắc chắn ngàn vạn gian để không chỉ
cho riêng ta mà cho tất cả người dân đều không phải chịu cảnh đói rét… Trở về Việt
Nam, ta thêm một lầm kính yêu Nguyễn Du, người đã bằng kiệt tác Truyện Kiều
nâng con người khỏi những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, khỏi những
dây trói vô hình đang ngăn cản con người vượt qua bao đau khổ để làm chói ngời
lên trang văn vẻ đẹp của chữ tình, chữ nghĩa, chữ hiếu, chữ nhân, vẻ đẹp của một
trái tim nhân đạo lớn, một nghệ sĩ lớn…
(Trích bài viết đạt giải nhất – 18/20 điểm)


23


2.2.

Phân tích cụ thể, đi sâu vào dẫn chứng tiêu biểu:
a. Đây là thao tác quan trọng nhất của một bài nghị luận văn học. Đối với một

bài thi học sinh giỏi, nếu học sinh khai thác quá nhiều dẫn chứng mà không tập
trung đi sâu phân tích dẫn chứng tiêu biểu thì bài viết sẽ không đạt yêu cầu, có diện
mà không có điểm. Việc phân tích sâu vào một vài dẫn chứng tiêu biểu sẽ làm cho
luận điểm của bài được khắc sâu thêm, khẳng định được khẳ năng cảm thụ văn
chương và kĩ năng bám đề của học sinh qua từng tác phẩm cụ thể. Phân tích sâu vào
dẫn chứng tiêu biểu còn cho thấy sự sâu sắc, tri âm của người viết đối với những đứa
con tinh thần của người nghệ sĩ. Chỉ có đi sâu vào phân tích tác phẩm cụ thể mới
chứng tỏ được sự nhạy cảm trong tâm hồn, sự sắc sảo trong tiếp nhận và mới đánh
giá được chất văn của học trò.
Để phân tích, đi sâu vào dẫn chứng tiêu biểu đòi hỏi người viết phải có sự
hiểu biết sâu sắc về tác phẩm đó. Muốn phân tích ngọn ngành một ngữ liệu yêu cầu
người viết phải nắm được đầy đủ các kiến thức ngoài văn bản về tác giả, thời đại,
hoàn cảnh sáng tác…, đồng thời cần hiểu thấu đáo văn bản ngôn từ, thế giới hình
tượng, các lớp nội dung ý nghĩa và cả giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Tuy nhiên, việc phân tích dẫn chứng trong một bài thi học sinh giỏi không
giống với việc phân tích tác phẩm hay đoạn trích thông thường. Bởi trong một bài
thi học sinh giỏi, việc phân tích dẫn chứng bao giờ cùng nhằm làm nổi bật một luận
điểm nào đó, phục vụ cho một nội dung nghị luận nào đó. Vì vậy, nếu học sinh sa đà
vào việc phân tích tác phẩm, quên đi định hướng, yêu cầu của đề bài thì coi như thất
bại. Việc phân tích dàn trải tác phẩm cho thấy học sinh chưa có kĩ năng bám đề, điều
này đồng nghĩa với việc bài viết không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, lan man, không

cần thiết. Phân tích dẫn chứng tiêu biểu đòi hỏi người viết biết lựa chọn ngữ liệu, chi
tiết, hành ảnh, câu văn phù hợp nhất với luận điểm cần làm sáng tỏ, không cần phân
tích theo bố cục hay kết cấu tác phẩm, không cần phân tích tất cả các câu, các nhân
vật. Tiêu chí quan trong nhất khi xử lí dẫn chứng là sự phù hợp của dẫn chứng được
lựa chọn với yêu cầu nghị luận đặt ra ở đề bài
24


Ví dụ:
Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng:
"Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một
chân lí giản dị của mọi thời."
Qua phân tích các truyện ngắn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chí Phèo (Nam
Cao), anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Với đề bài này, học sinh không được phân tích toàn bộ tác phẩm mà chỉ lựa
chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong hai tác phẩm Hai đứa trẻ và Chí Phèo để làm
nổi bật hai luận điểm nêu ra ở để bài.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích dẫn chứng theo hướng sau:
* Truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Tác phẩm là chứng tích của một thời:
+ Truyện kể, tả về diễn biến tâm trạng hai đứa trẻ trong một buổi chiều tàn đến đêm
xuống và về khuya trên một phố huyện nhỏ, từ đó mở ra bức tranh cuộc sống triền
miên trong đói nghèo, tăm tối, quẩn quanh của phố huyện nói riêng, xã hội Việt Nam
nói chung những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
+ Truyện làm hiện lên những mảnh đời nơi phố huyện, tuy mỗi nhân vật một vài nét
chấm phá nhưng đủ cho người đọc hình dung những cuộc đời chìm trong đói nghèo,
tăm tối, những kiếp sống mờ mờ nhân ảnh, đơn điệu, buồn chán, quẩn quanh..
+ Qua đó, nhà văn Thạch Lam vừa bộc lộ niềm thương cảm, xót xa vừa gửi gắm sự
trân trọng, nâng niu với những con người tuy chìm trong đói nghèo, tăm tối, quẩn
quanh nhưng tâm hồn luôn nhạy cảm, nhân ái và chưa bao giờ nguôi hi vọng về một

thế giới tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. Tinh thần nhân đạo này là kết quả của sự thức
tỉnh của ý thức cá nhân, về ý nghĩa sự sống của con người trong đời sống và văn
học những năm đầu thế kỷ XX.
- Tác phẩm còn là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: học sinh có thể
chọn phân tích một trong những vấn đề mang giá trị chân lí giản dị của mọi thời
trong thiên truyện:
25


×