Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

V20 rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.79 KB, 36 trang )

CHUYÊN ĐỀ
RÈN KỸ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN

Tháng 8 - 2019


A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Vận mệnh của tiếng Việt và nền quốc văn gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Vị
trí quan trọng của môn Ngữ Văn được chứng minh trong thực tế cuộc sống và qua tỉ
lệ thời gian dành cho môn học ở cả ba cấp học. Trong nhiều văn kiện, Đảng ta đã
nói đến vai trò rất quan trọng của văn học nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Với đặc trưng riêng của những hình tượng nghệ thuật được các nhà văn
sáng tạo nên, văn học có khả năng tác động sâu xa và lâu bền trong đời sống tâm hồn
và trí tuệ của con người. Văn học giúp con người củng cố lòng tự hào dân tộc chân
chính cùng với hoài bão nối bước người xưa, khai thác và làm giàu thêm di sản ông
cha, đưa xã hội đi lên. Tuy nhiên, đã từ lâu, với đa số học sinh ở tất cả các cấp học,
việc làm văn được coi là một loại lao động học tập khó khăn và cực nhọc. Thực tế là
ngay đối với học sinh giỏi văn thì việc làm một bài văn vẫn chưa bao giờ dễ dàng.
Điều đó đặt ra thử thách lớn lao đối với công việc rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi
văn. Lí giải hiện tượng này có nhiều nguyên nhân nhưng không thể phủ nhận một sự
thực là học sinh đang thiếu kĩ năng xử lí vấn đề cụ thể. Theo B.X.Naiđinxôp trong
cuốn “ Phương pháp đọc diễn cảm” thì: “ Dấu hiệu của sự nắm vững thật sự bất cứ
một môn học nào là kĩ năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được vào thực
tiễn”. Đối với học sinh THPT, nghị luận là kiểu bài chủ yếu, quan trọng, có mặt
trong tất cả các kì thi. Để làm tốt văn nghị luận chắc chắn không thể bỏ qua việc lựa
chọn và phân tích dẫn chứng. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi mong muốn
trang bị cho học sinh giỏi văn kĩ năng chọn và đưa dẫn chứng vào bài nghị luận văn
học.
II. Mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng áp dụng của đề tài


1. Mục tiêu nghiên cứu
Với chuyên đề Rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị
luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn, chúng tôi mong muốn:
- Trang bị cho học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi văn những kĩ năng cơ bản
khi chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học, giúp các em tự tin
và đạt kết quả cao hơn khi làm bài.
- Đóng góp những ý kiến hữu ích vào công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi
văn các cấp học, giao lưu học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp để nâng cao
chất lượng giảng dạy.
2. Phạm vi đề tài:
2


Chúng tôi nghiên cứu, khảo sát cách thức, kĩ năng chọn và phân tích dẫn
chứng trong bài nghị luận văn học.
3. Đối tượng áp dụng:
Học sinh THPT đặc biệt là học sinh giỏi văn, học sinh chuẩn bị tham dự kì thi
chọn HSG các cấp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp mô tả
5. Nhiệm vụ khoa học và những đóng góp mới của chuyên đề
5.1 Nhiệm vụ: Tạo nên một chuyên đề nghiên cứu có giá trị thực tiễn, giúp học sinh giỏi
văn giải quyết những vướng mắc khi chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn
học.
5.2 Đóng góp mới của đề tài: Không dừng lại ở lí thuyết mà đi sâu phân loại, hướng
dẫn, trao cho học sinh những cách thức cụ thể để có thể giải quyết vấn đề một cách dễ
dàng và đạt hiệu quả cao hơn.


3


B/ PHẦN NỘI DUNG
I. Tìm hiểu chung về văn nghị luận và vai trò của dẫn chứng trong văn nghị luận
1. Văn nghị luận
1.1 Khái niệm và phân loại văn nghị luận
Nghị luận là bàn bạc, tranh luận, là dùng lí lẽ và dẫn chứng xác thực cùng lập luận lô-gic
chặt chẽ thuyết phục người đọc người nghe. Văn nghị luận chủ yếu dựa vào tư duy, dùng
khái niệm phán đoán suy luận để thuyết minh, lí giải các vấn đề. Để thuyết phục được
người khác thì ý kiến nêu ra phải chính xác và thái độ cũng phải đúng mực. Có thể coi ý
là lí còn thái độ là tình trong văn nghị luận. Sức mạnh và hấp dẫn của văn nghị luận là sự
sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, sự thuyết phục của lập luận, sự đặc sắc của các dẫn chứng,
tất cả lại được trình bày bằng lời văn lưu loát, được đẽo gọt cẩn thận. Như vậy, nghị luận
là thể văn đòi hỏi ở học sinh khả năng tư duy tổng hợp, lập luận chặt chẽ và biết bày tỏ
thái độ, lập trường riêng. Căn cứ vào đối tượng nghị luận, người ta chia thành hai loại:
nghị luận văn học và nghị luận xã hôi. Nghị luận văn học là kiểu bài yêu cầu người viết
thể hiện sự hiểu biết, năng lực cảm thụ, thẩm bình, đánh giá về các vấn đề văn học như tác
phẩm, tác giả, phong cách, trào lưu... Nghị luận xã hội lại quan tâm bàn luận về các vấn
đề của đời sống như tư tưởng đạo lí, hiện tượng, trào lưu trong xã hội. Đây là hai kiểu bài
đã trở nên quen thuộc đối với học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi văn. Tuy nhiên,
để làm tốt văn nghị luận vẫn luôn là điều băn khoăn của cả người học và người dạy.
1.2 Đặc điểm của văn nghị luận
Như trên đã nói, văn nghị luận dùng lí lẽ và dẫn chứng cùng lập luận lô-gic để thuyết
phục người đọc người nghe. Để tăng tính thuyết phục, người viết văn nghị luận cần xây
dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng mạch lạc, khoa học, đáp ứng yêu cầu
cụ thể của luận đề.
- Luận đề là vấn đề cần nghị luận được đặt ra trong đề bài. Cả bài văn sẽ hướng tới giải
quyết yêu cầu của luận đề đó.

- Luận điểm là sự cụ thể hóa các yêu cầu của luận đề. Mỗi luận điểm hướng tới giải quyết
một ý trong luận đề.
- Luận cứ là hệ thống lí lẽ và dẫn chứng làm minh xác cho luận điểm. Một luận điểm có
thể có nhiều luận cứ. Bài viết càng tạo được nhiều luận cứ thì vần đề nghị luận càng được
xem xét, đánh giá kĩ lưỡng, toàn diện.
- Để các yếu tố của luận điểm, luận cứ đến với người đọc một cách thuyết phục thì rất
cần chú ý vai trò của lập luận. Lập luận là cách trình bày và triển khai luận điểm, là biết
dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ điều mình muốn nói.
4


Từ những đặc điểm cơ bản trên, có thể thấy cùng với lí lẽ thì dẫn chứng là yếu tố rất
quan trọng làm nên thành công hay thất bại của một bài văn nghị luận.
2. Dẫn chứng trong văn nghị luận
2.1 Khái niệm dẫn chứng
Dẫn chứng là cái được đưa ra làm cơ sở cho điều nói ra, viết ra. Trong văn nghị luận,
dẫn chứng là hệ thống ngữ liệu được người viết lựa chọn để làm sáng tỏ luận điểm. Nó có
thể là những số liệu thống kê, sự việc, hiện tượng, lời nói... đối với nghị luận xã hội và tác
phẩm văn, thơ, hình tượng nhân vật, chi tiết hay một phương diện nghệ thuật nào đó trong
văn học đối với nghị luận văn học.
2.2 Vai trò của dẫn chứng
Dẫn chứng có vai trò rất quan trọng, là yếu tố sống còn đối với văn nghị luận. Không
có dẫn chứng, bài văn sẽ thiếu đi chất sống và sức thuyết phục. Nói như Goethe : “ Lí
thuyết thì màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”. Khi đó, những lí lẽ đưa ra sẽ không
có cơ sở thực tế, không được chứng minh, đồng nghĩa với việc vấn đề nghị luận chưa
được giải quyết thấu đáo. Mặt khác, dẫn chứng cũng tạo nên yếu tố sáng tạo trong từng
bài viết, tránh cảm giác nhàm chán ở người chấm bài. Trong khuôn khổ chuyên đề này,
chúng tôi xin phép bàn sâu về dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
2.3 Một số sai lầm khi đưa dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
Mặc dù học sinh đã quen với văn nghị luận từ cấp học dưới, đã biết nghị luận văn học

cần kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. Nhưng thực tế dạy và chấm bài cho thấy nhiều học sinh
còn lúng túng khi chọn và nêu dẫn chứng. Ngay cả học sinh giỏi văn cũng chưa phải đã
thành thục trong kĩ năng này. Các em vẫn mắc một số sai lầm ngỡ ngẩn, đáng tiếc:
- Trích dẫn sai nguồn dẫn chứng hoặc câu chữ trong dẫn chứng làm ảnh hưởng đến tính
chính xác của văn nghị luận.
- Đưa dẫn chứng không kết hợp với việc phân tích, đánh giá dẫn chứng. Như thế, dẫn
chứng không bám sát luận điểm, không có giá trị làm minh xác cho luận điểm.
- Chọn dẫn chứng không tiêu biểu nên không làm sáng tỏ được vấn đề cần chứng minh.
- Nêu những dẫn chứng quá quen thuộc, nhàm chán, trùng lặp, không mới mẻ, làm giảm
đi tính hấp dẫn của bài văn.
- Số lượng dẫn chứng đưa ra không hợp lí. Quá ít dẫn chứng, không đủ sức chứng minh
cho luận điểm. Hoặc liệt kê nhiều dẫn chứng khiến bài viết thành ra dài dòng, lan man,
sáo rỗng.
- Không xác định được vai trò của từng loại dẫn chứng trong bài, dẫn đến tình trạng bài
viết chung chung, không có nhấn lướt, đậm nhạt rõ ràng.
2.4 Những lưu ý khi đưa dẫn chứng vào bài nghị luận văn học
5


2.4.1 Dẫn chứng phải chính xác
Sự chính xác là một yêu cầu quan trọng đối với văn nghị luận. Chính xác mới thuyết
phục được lí chí con người. Muốn vậy thì dẫn chứng đưa ra cũng phải đảm bảo tính chính
xác.
- Thứ nhất là sự chính xác về câu chữ trong diễn đạt. Trích dẫn trực tiếp cần đảm bảo độ
chính xác tuyệt đối của văn bản. Ví dụ câu thơ của Huy Cận: “Nắng xuống trời lên sâu
chót vót” mà viết thành “Nắng xuống trời lên sầu chót vót” là sai. Còn trích dẫn gián tiếp
phải đảm bảo giữ đúng ý của tác giả, chủ đề của tác phẩm, không được làm thay đổi.
Muốn vậy, cần giữ nguyên một số từ ngữ then chốt trong văn bản được chọn làm dẫn
chứng. Ví dụ, bà cụ Tứ mặc dù không được chuẩn bị tâm lí trước cuộc hôn nhân của
Tràng nhưng ngoại trừ ít phút “cúi đầu nín lặng” thì bà “mừng lòng” rộng mở vòng tay

đón người “vợ nhặt” của con về nhà.
- Thứ hai, chính xác về nguồn gốc trích dẫn như tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác,
vị trí đoạn thơ hay chi tiết trong tác phẩm...
2.4.2 Dẫn chứng cần và đủ
Mặc dù dẫn chứng có vai trò quan trọng nhưng không phải cứ nhiều dẫn chứng là tốt.
Người viết cần xác định về chất lượng, dẫn chứng nào cần, về số lượng bao nhiêu là đủ?
- Dẫn chứng cần là dẫn chứng đáp ứng đúng yêu cầu của đề, có khả năng làm sáng tỏ vấn
đề nêu trong luận điểm. Ví dụ luận điểm “Văn học nhân đạo hóa con người” thì lấy dẫn
chứng về Truyện Kiều của Nguyễn Du là cần thiết. Nhưng với luận điểm “Tinh thần yêu
nước của dân tộc Việt Nam” mà chọn Truyện Kiều thì lại sai lầm.
- Dẫn chứng đủ là số lượng bao nhiêu trong bài cho hợp lí. Thực tế mỗi bài văn đòi hỏi số
lượng dẫn chứng khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì mỗi luận điểm cần được soi sáng bởi
ít nhất một dẫn chứng. Tùy vào số luận điểm trong bài mà người viết lựa chọn dẫn chứng
cho phù hợp. Cũng có trường hợp, một luận điểm nhưng cần làm rõ bởi vài dẫn chứng.
2.4.3 Dẫn chứng phải điển hình, tiêu biểu, mới mẻ và hấp dẫn
Trong thực tế khi làm bài, một số học sinh có thói quen “tủ” dẫn chứng. Các em thường
học kĩ một vài dẫn chứng sau đó dùng trong các đề khác nhau. Dẫn chứng như thế có thể
không sai nhưng không thể tiêu biểu, điển hình. Bởi vì dẫn chứng vốn rất phong phú, sinh
động. Việc lựa chọn dẫn chứng nào rất cần năng lực và sự thông minh nhanh nhạy của
người viết. Làm thế nào để trong nhiều khả năng có thể, người viết chọn được khả năng
đắc dụng nhất. Ví dụ với luận điểm “Nỗi buồn trong Thơ mới” học sinh có thể chọn dẫn
chứng trong các bài thơ của các tác giả Thơ mới nhưng nếu chọn thơ Nguyễn Bính hoặc
Xuân Diệu thì là dẫn chứng chưa điển hình.
6


Cùng với yêu cầu về tính điển hình thì dẫn chứng còn cần mới mẻ, hấp dẫn. Có như vậy
mới thuyết phục và truyền cảm hứng cho người đọc và tạo tính hấp dẫn cho bài viết.
2.4.4 Dẫn chứng phải được phân tích, đánh giá thấu đáo
Việc chọn dẫn chứng đã khó nhưng phân tích, thuyết minh dẫn chứng một cách thấu

đáo còn khó hơn nhiều. Thực tế, bài văn nghị luận không thể dừng lại ở việc liệt kê dẫn
chứng theo kiểu phô trương hiểu biết của người viết. Muốn dẫn chứng soi sáng cho luận
điểm thì rất cần quá trình thuyết minh, phân tích, bình giá... Và sự phân tích đó lại phải
bám sát luận điểm, hướng vào luận đề chứ không phải phân tích chung chung.
2.4.5 Dẫn chứng đảm bảo tính lô-gic và hệ thống
Khi đưa dẫn chứng vào bài nghị luận văn học, người viết cần chú ý đến tính hệ thống.
Nghĩa là dẫn chứng phải được sàng lọc, sắp xếp theo một trình tự lô- gic nào đó phù hợp
với yêu cầu cụ thể của luận đề. Ví dụ dẫn chứng sắp xếp theo trình tự thời gian, không
gian, thể loại hoặc mức độ nhận thức...
Trên đây là những vấn đề chung nhất về văn nghị luận và dẫn chứng trong văn nghị
luận. Có thể nhận thấy việc lựa chọn và phân tích dẫn chứng quyết định lớn đến thành
bại của bài văn nghị luận. Nhưng các bài học thuộc phân môn Làm văn trong chương
trình Ngữ văn vẫn chưa chú ý hướng dẫn học sinh một cách chi tiết, tỉ mỉ kĩ năng quan
trọng này. Thực tế học sinh vẫn lung túng khi chọn dẫn chứng để phân tích. Đối với học
sinh giỏi, kĩ năng này càng cần thiết.
II. Chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi
Ngữ văn.
1. Yêu cầu về dẫn chứng trong các đề thi chọn HSG Quốc gia
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không thể tách rời yêu cầu và xu hướng thi cử trong
những năm gần đây. Trước khi tìm hiểu cách chọn và phân tích dẫn chứng, thiết nghĩ cần
khảo sát yêu cầu về dẫn chứng trong các đề thi chọn HSG Quốc gia.
Theo khảo sát trong những năm gần đây, đề thi chọn HSG Quốc gia câu nghị luận văn
học thường có xu hướng mở về phạm vi dẫn chứng:
- Đề thi năm 2010:
“Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người
qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”.
Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, anh/chị hãy bình luận nhận
định trên.
- Đề thi năm 2011:
Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả của

sự phát hiện sâu sắc về nữ tính.
7


Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm đã học từ
văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
- Đề thi năm 2012:
Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu
sắc về con người, cách nhìn này hướng đén đời sống nội tâm và cảm xúc.
Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học, anh/chị hãy
bình luận ý kiến trên
- Đề thi năm 2013:
Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không
phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: một thứ thuốc chữa bệnh
quái lạ (Thuốc – Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù – Nguyễn
Tuân), một công trình kiến trúc kì vĩ tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây
đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)... Đó là những đồ vật, sự vật
mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận... của con
người.
Ý kiến của anh/chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật,
sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình
- Đề thi năm 2014:
Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể
hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện.
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
- Đề thi năm 2015:
Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực
sự sống bằng tâm trí của người đọc.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến
trên.

- Đề thi năm 2016:
Marcel Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà
mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”.
Tô Hoài cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận
định trên.
- Đề thi năm 2017:

8


Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng
bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải
nghiệm sâu sắc trong trường đời.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
- Đề thi năm 2018:
Chế Lan Viên viết trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?: “Hãy biết
ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!”
Trong bài Làm thế nào để có tác phẩm tốt? Lưu Trọng Lư cho rằng: “sự
sống phải được chắt lọc, phải được trau chuốt, phỉa được nâng lên, phải được
tập trung cao độ, nó mới biến thành nghệ thuật, cũng như dâu xanh phải biến
thành kén vàng, gạo trắng phải bốc thành men rượu. sự thực phải được sáng
tạo, phỉa được nâng cao lên đôi cánh của tư tưởng để lại tác động vào lòng
người còn sâu mạnh hơn cả sự sống”
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/ chị hãy bình luận những quan
niệm trên.
- Đề thi năm 2019:
“Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó,
sáng tạo văn học có còn là độc quyền của con người"?
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.

Qua khảo sát một số đề thi nói trên, có thể thấy các đề đều hướng đến yêu cầu
học sinh bằng trải nghiệm văn học, sự hiểu biết về các tác phẩm văn học chọn
dẫn chứng là các tác phẩm nhằm làm sáng tỏ vấn đề lí luận nào đó. Đây là xu
hướng ra đề giúp phát huy sự sáng tạo, năng lực cảm thụ của học sinh, tạo màu
sắc riêng cho bài làm. Muốn giải quyết yêu cầu của đề, học sinh ngoài việc vận
dụng tốt các thao tác lập luận thì việc lựa chọn đúng, hợp lí dẫn chứng chứng
minh là điều vô cùng cần thiết. Phần phân tích và chứng minh trong bài văn nghị
luận chiếm một vị trí quan trọng quyết định việc bài văn có được triển khai đúng
hướng, luận đề có được làm sáng rõ hay không và khả năng cảm thụ văn
chương của học sinh như thế nào. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa
chọn dẫn chứng phân tích, chứng minh trong bài văn sẽ khiến cả giáo viên và
học sinh có thái độ đúng đắn và dành thời gian thích đáng để rèn luyện kĩ năng
này.
2. Cách chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
2.1 Căn cứ vào một số hạn định nêu trong đề bài
9


Tuy đề mở, không giới hạn phạm vi dẫn chứng, không bắt buộc chọn dẫn
chứng nào nhưng vẫn có những câu lệnh có ý nghĩa gợi ý, định hướng cho người
viết lựa chọn dẫn chứng. Trong trường hợp này, học sinh nên chú ý đọc kĩ những
thông tin quý giá đó để việc lựa chon dẫn chứng được chính xác hơn.
Ví dụ:
“Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ
hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm
nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một
lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ
tàn tạ như thi ca của sự thật.” (Aimatop)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến nhận định trên
qua một vài tác phẩm truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945.

Với đề trên, vấn đề lí luận là sức sống của tác phẩm trong quá trình tiếp
nhận văn học. Ngữ liệu dẫn chứng thuộc thể loại truyện ngắn giai đoạn 19301945. Học sinh có thể chọn các tác phẩm của Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn
Tuân…để phân tích chứng minh.
2.2 Căn cứ vào nội dung, kiến thức, vấn đề lí luận văn học nêu trong đề bài
Trong ý kiến nhận định được trích dẫn sẽ là những vấn đề lí luận như đặc
trưng, chức năng của văn học, phong cách tác giả, đặc trưng thể loại (tự sự, trữ
tình), mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nhà văn và quá trình sáng
tác…Học sinh phải xác định chính xác vấn đề lí luận đó, xem đâu là nội dung
chính cần làm sáng tỏ. Từ đó mà định hướng cho việc lựa chọn dẫn chứng.
Ví dụ:
Ngoài việc phản ánh đầy đủ sự thật đời sống, văn học còn có nhiệm vụ
buộc người đọc nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình, từ đó
hiểu sâu sắc hơn sự thật của bản thân mình. (Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học
văn)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một vài tác
phẩm trong chương trình Ngữ văn 11.
Vấn đề lí luận: chức năng nhận thức và giáo dục của văn học. Vì vấn đề lí
luận rộng, không hạn định thể loại nên dẫn chứng phải bao quát được cả thể loại
cơ bản và các giai đoạn văn học. Học sinh có thể chọn một tác phẩm thơ, một
văn xuôi thuộc các giai đoạn trung đại và hiện đại để chứng minh.
2.3 Căn cứ vào hiểu biết của bản thân, sở trường của người viết
10


Việc đề mở phần dẫn chứng là một cách khuyến khích sự sáng tạo và cảm
hứng của học sinh, tránh tình trạng gò ép theo một khuôn mẫu cố định. Đây là
hướng ra đề nhận được nhiều phản hồi tích cực của học sinh giỏi văn. Mặt khác,
do đặc trưng bộ môn, văn học là môn khoa học-nghệ thuật nên yếu tố cảm hứng
chủ quan rất có ý nghĩa quyết định thành bại của bài viết. Khi xác định đúng vấn
đề lí luận cần chứng minh, học sinh sẽ rà soát kiến thức về văn bản, lựa chọn tác

phẩm mà bản thân yêu thích hoặc hiểu biết sâu sắc về nó làm dẫn chứng. Thực
tế là người học văn rồi dạy văn, chúng ta phải thừa nhận không phải tác phẩm
nào được học cũng gây hứng thú cho mình. Học sinh cũng vậy, mỗi em có cảm
hứng đặc biệt với một số tác phẩm. Khi đó, các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn, khắc ghi
sâu hơn. Chọn những tác phẩm như thế làm dẫn chứng, bài viết có khả năng
thành công cao hơn.
Ví dụ:
Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi
không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: một thứ thuốc chữa
bệnh quái lạ (Thuốc – Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù – Nguyễn
Tuân), một công trình kiến trúc kì vĩ tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây
đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)... Đó là những đồ vật, sự vật
mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận... của con
người.
Ý kiến của anh/chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ
vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình
(Đề thi chọn HSG Quốc gia năm 2013)
Vấn đề lí luận là sức sống, giá trị của hình tượng nghệ thuật (đồ vật) trong tác
phẩm văn học. Đề có gợi ý cho học sinh chọn hai trong số bốn hình tượng đồ vật
để phân tích-chứng minh. Đội tuyển năm đó có 6 học sinh thì 5 em chọn phân
tích hình tượng Chữ (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) và Đàn ghi-ta (Đàn ghi-ta
của Lor-ca – Thanh Thảo), chỉ 1 em chọn phân tích hình tượng “Chiếc bánh bao
tẩm máu người” (Thuốc – Lỗ Tấn) và Cửu Trùng Đài ( Vũ Như Tô – Nguyễn
Huy Tưởng). Khi được hỏi vì sao chọn như thế, em học sinh đó trả lời: “Em
thích”. Kết quả là em học sinh đó đoạt giải cao nhất trong đội tuyển. Một ví dụ
cụ thể để thấy tầm quan trọng của hiểu biết và sở trường người viết trong việc
chọn dẫn chứng phân tích, chứng minh luận đề.
2.4 Chọn dẫn chứng mới mẻ, phát huy cá tính sáng tạo
11



Với đề không hạn định dẫn chứng là cơ hội cho học sinh thể hiện cá tính sáng
tạo và phát huy khả năng tự học, tự tìm hiểu những văn bản ngoài chương trình.
Có một điều mà không phải học sinh nào cũng chú ý khi làm văn đó là nhiệm vụ
cùng lúc tương tác với nhiều đối tượng. Thứ nhất là tương tác với đề, hỏi gì trả
lời nấy. Thứ hai, tương tác với giám khảo, thể hiện trong hình thức trình bày,
cách lập luận, diễn đạt, bảo vệ ý… Cuối cùng, rất đáng lưu tâm là yêu cầu tương
tác với những bài thi khác. Học sinh cần hình dung được là bài của mình phải có
yếu tố vượt trội, khác biệt với các bài khác thì mới dễ thành công. Có nhiều yếu
tố làm nên sự khác biệt, độc đáo nhưng trong phạm vi chuyên đề này chỉ bàn
đến sự khác biệt trong cách chọn dẫn chứng phân tích. Cùng một vấn đề lí luận
sau khi sàng lọc các điều kiện bắt buộc, chúng ta vẫn có nhiều cơ hội để lựa
chọn. Lúc này, hãy nghĩ đến khả năng một loạt bài thi cùng chọn một vài dẫn
chứng là những ngữ liệu quen thuộc trong sách giáo khoa. Điều đó chắc chắn sẽ
tạo cảm giác nhàm chán đối với giám khảo.Vậy tại sao mình không chọn một
dẫn chứng hoàn toàn mới? Dẫn chứng có thể là các văn bản đọc thêm ngoài
chương trình, các tác phẩm văn học đương đại, tác phẩm văn học kinh điển cổ
kim Đông Tây… Việc chọn dẫn chứng là những ngữ liệu ngoài nội dung chương
trình sách giáo khoa sẽ đem lại màu sắc mới lạ, độc đáo cho bài viết mà vẫn đạt
mục đích chứng minh cho luận đề.
Ví dụ: Chứng minh cho luận điểm về sự sáng tạo hình ảnh trong thơ. Thay vì
chọn những hình ảnh trong các bài Thơ mới đã trở nên quen thuộc như “Vội
vàng” (Xuân Diệu), “Tràng giang” (Huy Cận), “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
… học sinh có thể chọn thơ hiện đại ngoài chương trình như bài “Át cơ” của Lê
Đạt: “Hình ảnh “lá trầu”, “quả cau” đã rất quen thuộc trong đời sống văn hóa
người Việt Nam, gợi nhắc chuyện nhân duyên, đến sự gắn bó trong tình yêu đôi
lứa. Nhưng trong bài “Át cơ” của Lê Đạt, những hình ảnh quen thuộc đó lại
hiện ra qua cái nhìn độc đáo, hiện đại:
Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ
Nhà số lẻ

phố trò chơi bỏ dở
Mộng anh hường
tim môi em bói đỏ
Giàn trầu già
khua
những át cơ rơi…
12


Lá trầu được so sánh với những con át cơ trong bộ bài Tây. Cách ví von này kết
hợp với những từ “trò chơi”, “mộng”, “bói”, “anh”, “em” khiến người đọc
liên tưởng đến trò chơi bói tú cầu duyên. Mặt khác, những từ “lẻ”, “bỏ dở”,
“rơi” nằm trong cùng hệ thống biểu đạt cho sự dở dang, hao hụt. Từ đó, có thể
“đọc”được ý nghĩa của hình ảnh “giàn trầu già, khua, những át cơ rơi” biểu
thị cho sự rơi rụng, trôi mất những cơ may tình duyên thuở nhỏ. Lối viết xuống
dòng kiểu bậc thang cùng dấu chấm lửng của câu kết góp phần đắc lực thể hiện
tâm trạng khắc khoải, thất vọng của nhân vật trữ tình”.
Trên đây là một số cách chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học đối với
đề thi không giới hạn dẫn chứng. Mỗi cách chọn đều có mặt mạnh và hạn chế
riêng nên người học cần tinh tế suy xét để lựa chọn cách thức phù hợp nhất. Và
dù bằng cách nào cũng luôn phải đảm bảo một nguyên tắc là dẫn chứng đáp ứng
đúng yêu cầu của đề, soi sáng cho luận điểm.
3. Cách sắp xếp dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
Sau khi chọn được dẫn chứng, người viết cần biết cách sắp xếp dẫn chứng
theo một trình tự hợp lí để phân tích. Việc sắp xếp này đảm bảo tính khoa học,
mạch lạc ý và tạo tâm lí dễ dàng cho người tiếp nhận. Ngoài ra trong một số
trường hợp, trình tự xuất hiện của dẫn chứng cũng là một minh chứng cho tính
đúng đắn, toàn diện của luận đề đang được chứng minh.
3.1 Đối với đề có giới hạn giai đoạn, trào lưu văn học trong dẫn chứng
Trong trường hợp đề có giới hạn vùng dẫn chứng thì học sinh có thể sắp xếp

theo thời gian, thể loại, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm chọn làm dẫn chứng.
Ví dụ :
“Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ
hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm
nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một
lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ
tàn tạ như thi ca của sự thật.” (Aimatop)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến nhận định trên
qua một vài tác phẩm truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945.
Với đề trên, giới hạn dẫn chứng là một vài truyện ngắn giai đoạn 1930 –
1945. Học sinh có thể liệt kê tên những tác phẩm lựa chọn như: “Chí Phèo”
(Nam Cao), “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân), “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)…
Tiếp đó, nếu căn cứ vào thời gian sáng tác thì nên sắp xếp theo trình tự phân tích
là : “Hai đứa trẻ”, “Chữ người tử tù”, “Chí Phèo”. Nếu dựa vào trào lưu văn học
13


thì có thể chia ra hai tác phẩm lãng mạn là “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”,
một tác phẩm hiện thực là “Chí Phèo”…
3.2 Đối với đề không giới hạn nguồn dẫn chứng
Trong trường hợp đề chỉ hỏi chung chung, không giới hạn nguồn dẫn chứng
thì học sinh phải nghĩ đến trình tự thời gian, thể loại ngay từ khi chọn dẫn
chứng. Sau đó sắp xếp chúng theo trình tự thời gian, không gian để tiện cho việc
tiếp nhận.
Ví dụ
Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng
bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải
nghiệm sâu sắc trong trường đời.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Với đề trên, dẫn chứng có thể được chọn rất rộng, bao gồm tác phẩm văn học cổ

kim, Đông Tây thuộc các trường phái, trào lưu, giai đoạn khác nhau… Khi đó,
học sinh lựa chọn dẫn chứng nên chú ý đến trình tự thời gian. Ví dụ chọn một
tác phẩm văn học Trung đại (Việt Nam hoặc nước ngoài), một tác phẩm văn học
giai đoạn 1930 – 1945, một tác phẩm văn học hiện đại hoặc đương đại.
4. Cách phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
4.1 Phân tích dẫn chứng để liên hệ so sánh.
So sánh là một thao tác lập luận gắn với tư duy của con người. So sánh giúp
nhận thức rõ hơn về đối tượng, phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt
nhằm khắc sâu ấn tượng. Khái niệm so sánh văn học được hiểu theo ba lớp
nghĩa: một biện pháp tu từ, một thao tác lập luận, một phương pháp trình bày ý
trong văn nghị luận. Ở đây, chúng ta nhìn nhận so sánh ở góc độ thứ ba. So sánh
là lấy dẫn chứng tương đồng hoặc dị biệt để làm nổi bật đặc điểm nào đó của đối
tượng chính đang được phân tích. Nghĩa là trong trường hợp này, dẫn chứng so
sánh phải có tác dụng làm nổi bật ngữ liệu chính. Muốn làm tốt, học sinh phải có
vốn hiểu biết rộng, khả năng làm chủ kiến thức và lập luận sắc sảo. Khi đưa dẫn
chứng so sánh vào bài cần ý thức được vai trò, mức độ của nó để không đi lạc
hướng. Phân tích dẫn chứng so sánh phải trên cơ sở đối sánh với ngữ liệu chính
và hướng vào làm sáng tỏ luận đề chứ không cần làm rõ tất cả các khía cạnh của
nó. Sau khi so sánh xong phải rút ra được kết luận về giá trị, đặc điểm của đối
tượng phân tích.

14


Ví dụ: Để chứng minh luận điểm “Thơ mới phảng phất nỗi buồn thời thế”, học
sinh chọn phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận trong đó có đoạn liên hệ
so sánh với thơ Nguyễn Trãi như sau:
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
Câu thơ gợi ra dấu hiệu về sự hiện diện của con người nhưng mơ hồ không
rõ nét. ‘Tiếng làng xa” là tiếng người vọng lại từ một ngôi làng xa xôi nào đó

vào buổi chiều tà khi vãn chợ. Từ “đâu” diễn tả cái mơ hồ, dường có lại dường
không của âm thanh đó. Nhưng mơ hồ mà để lại nhiều xao động trong hồn
người, gợi nhớ tới nỗi niềm của Nguyễn Trãi năm xưa:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”
(Cảnh ngày hè)
Cũng vẫn cảm xúc về một thanh âm vọng lại từ phiên chợ buổi chiều quê
nhưng ngẫm ra mới thấy sự khác biệt của hai tâm hồn, hai thời đại. Trong thơ
Nguyễn Trãi âm thanh tuy xa nhưng hiển hiện rõ nét, được hữu hình hóa bằng
từ láy “lao xao”. Còn trong thơ Huy Cận, âm thanh mơ hồ chỉ góp phần tô đậm
cái vắng lặng tịch mịch của không gian. Có thể nói khi lắng nghe những âm
thanh của cuộc sống là nhà thơ khao khát được hòa nhập, giao cảm. Nhưng kết
quả của sự đón nhận ấy là không gian vắng lặng, âm thanh mơ hồ. Điều này tạo
cảm giác hụt hẫng buồn trong lòng người. Con người hiện đại khác người trung
đại ở nỗi cô đơn và khao khát hòa nhập. Nỗi buồn trong “Tràng giang” là nỗi
buồn không được hòa nhập chứ không phải vì xa lìa cõi nhân sinh. Nguyễn Trãi
xưa về Côn Sơn cư ẩn nhưng lòng vẫn tha thiết với thế sự, vẫn nghe được trong
chiều muộn những tín hiệu của một cuộc sống ấm no sung túc. Huy Cận nay
đứng giữa cuộc đời mà khao khát một âm thanh chứng tỏ sự hiện diện của con
người. Có thể thấy cùng với nỗi buồn không gian, bài thơ còn mang nỗi buồn
thời thế, nỗi sầu vạn kỉ.

4.2 Phân tích dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm
Đây là phần nội dung chính của chuyên đề. Từ thực tế dạy và bồi dưỡng học
sinh chuyên, trải qua các kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, chúng tôi nhận thấy
học sinh của mình có kiến thức nhưng khâu xử lí kiến thức còn hạn chế. Cụ thể,
các em vẫn lúng túng khi phân tích dẫn chứng chứng minh cho luận điểm, luận
đề. Sai lầm phổ biến của học sinh là phân tích dẫn chứng chung chung theo công
thức làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật, nội dung của ngữ liệu chứ không bám
15



sát vấn đề cần nghị luận. Vì vậy, bài viết lan man dàn trải, phô diễn kiến thức
một cách vụng về, không đọng lại ấn tượng gì và đương nhiên không thể đạt
điểm cao. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Sau nhiều năm đứng
lớp và trăn trở, chúng tôi nhận thấy cần phải trang bị cho các em những cách
thức đơn giản ngắn gọn dễ nhớ, dễ thực hiện. Cụ thể, từ luận điểm phân tích,
chọn dẫn chứng phù hợp sau đó phân tích dẫn chứng cần trải qua ba bước sau
đây:
4.2.1 Bước thứ nhất: Giới thiệu dẫn chứng
Bài văn của chúng ta là bài nghị luận về một vấn đề thuộc lí luận văn học.
Vấn đề đó rất rộng, có thể nhận định về tác phẩm, tác giả, đặc trưng văn học,
ngôn từ hay mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống… Để giải quyết trọn vẹn
yêu cầu của đề, học sinh cần trải qua các thao tác giải thích, lí luận rồi mới đến
phần chứng minh. Vì thế giới thiệu dẫn chứng là một kỹ năng cần chú ý. Giới
thiệu thế nào để ăn khớp nhịp nhàng với mạch văn, tạo sự liền mạch trong lập
luận. Muốn vậy, câu mở đoạn trong phần phân tích dẫn chứng phải nêu được hai
nội dung: một phần vấn đề lí luận cần chứng minh và một phần nêu dẫn chứng.
Ví dụ:
"Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự giãi
bày và gửi gắm tâm tư" .
( Lê Ngọc Trà)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một vài tác
phẩm trong chương trình Ngữ văn 11.
Gợi ý:
Vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm nghệ thuật là nơi bày tỏ và trao gửi những điều
thầm kín trong đời sống tâm hồn con người.
Câu giới thiệu dẫn chứng: Những điều thầm kín trong đời sống tâm hồn con
người đã được Thạch Lam thể hiện một cách sinh động, tinh tế qua truyện ngắn
“Hai đứa trẻ”.
4.2.2 Bước thứ hai: Tái hiện dẫn chứng

Đây là bước quan trọng nhất. Học sinh sau khi giới thiệu dẫn chứng thì phải
phân tích, thuyết minh, bình giá để dẫn chứng phát huy giá trị làm minh xác cho
luận điểm. Công đoạn này đòi hỏi ở học sinh khả năng cảm thụ, phân tích hình
tượng, bình giá câu chữ nhưng lại phải tinh tế để hướng dẫn chứng tới vấn đề
cần chứng minh. Tùy theo luận điểm cần chứng minh mà chia tách dẫn chứng
thành các ý cho phù hợp.Trong khi phân tích, có thể trích dẫn trực tiếp, gián
16


tiếp, nêu đại ý của dẫn chứng cũng được miễn người viết thể hiện được sự am
hiểu sâu sắc vấn đề và khả năng làm chủ ngòi bút của mình.
Ví dụ:
Với đề đã dẫn ở trên, phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” để chứng minh cho
luận điểm: Tác phẩm nghệ thuật là nơi bày tỏ và trao gửi những điều thầm kín
trong đời sống tâm hồn con người. Chúng ta có thể viết phần phân tích theo các
ý sau:
- Truyện thể hiện những rung cảm tinh tế, sâu lắng của tác giả về thiên nhiên,
cảnh vật và cuộc sống con người. Điều đó được gửi gắm qua cái nhìn và sự cảm
nhận của nhân vật Liên: bức tranh thiên nhiên phố huyện khi chiều về, mùi ẩm
mốc của rác sau phiên chợ nghèo, hoa bàng từng đợt rụng xuống, bầu trời ngàn
sao lấp lánh, ngọn đèn con nơi quán hàng của chị Tí...
- Niềm thương cảm với những phận người nhỏ bé sống mòn mỏi, lay lắt, buồn
thương: mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi...
- Nâng niu, trân trọng những ước mơ, khát vọng của con người: hình ảnh ngọn
đèn con của chị Tí, những hoài niệm về quá khứ của chị em Liên, giấc mơ và
niềm hi vọng về tương lai của những người dân phố huyện, hình ảnh chuyến tàu
đêm...
4.2.3 Bước thứ ba: Từ dẫn chứng khẳng định tính đúng đắn của luận điểm
Đây là công đoạn cuối cùng. Sau khi hoàn tất quá trình phân tích dẫn chứng
thì cần chốt ý, bám sát luận điểm, chỉ ra rằng dẫn chứng đã soi sáng cho luận

điểm, nhờ dẫn chứng mà vấn đề nghị luận được làm sáng tỏ. Nếu coi luận điểm
là lí thuyết thì dẫn chứng là thực tế sinh động, phong phú. Chỉ khi được sàng lọc
bởi thực tế thì lí thuyết mới phát huy hết giá trị của nó, mới trở thành chân lí.
Xét ở khía cạnh lập luận, việc chốt ý này còn có ý nghĩa tạo sự liền mạch nhất
quán trong bài văn để người đọc nhận ra chúng ta vẫn đang đi rất đúng hướng,
không vì phân tích dẫn chứng mà lầm đường, lạc lối.
Ví dụ:
Sau khi phân tích dẫn chứng về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” nói trên, cần chốt ý
bám sát luận đề như sau:
Như vậy, thông qua truyện ngắn "Hai đứa trẻ", Thạch Lam đã giãi bày và gửi
gắm tình cảm gắn bó, yêu thương với những điều bình dị, thân thuộc xung
quanh và niềm thiết tha với những vẻ đẹp "tiềm tàng, khuất lấp" trong thiên
nhiên cũng như tâm hồn con người. Điều đó góp phần làm nên tư tưởng nhân
đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
17


III. Rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
dành cho học sinh giỏi Ngữ văn.
1. Rèn kỹ năng thu thập dẫn chứng.
Học tập là một quá trình tích lũy lâu dài trong đó vai trò tự học có ý nghĩa
quyết định thành công của mỗi người. Với học sinh chuyên văn, việc tự học, tự
đọc tác phẩm lại càng quan trọng. Lượng kiến thức lớn, số tác phẩm nhiều,
không phải tác phẩm nào cũng được học trong chương trình. Vì thế, học sinh
cần tự giác tích lũy kiến thức song song với quá trình học trên lớp. Nhưng trên
thực tế, không phải học sinh nào cũng tự biết tìm đọc văn bản làm nguồn dẫn
chứng. Giáo viên cần định hướng quá trình đọc tư liệu từ những ngày đầu các
em vào lớp. Kinh nghiệm của bản thân là yêu cầu học sinh thực hiện các việc
sau:
1.1 Sổ tay Văn học

Mỗi học sinh chuyên Văn nên có một cuốn sổ tay ghi chép, lưu giữ những
điều các em tâm đắc trong quá trình học tập. Đó có thể là những bài thơ, câu
văn, những thông tin bổ ích về một tác giả, tác phẩm nào đó. Mặc dù thời đại
công nghệ số nhưng việc tự tay các em nắn nót, chi chép lại những điều tâm đắc
trong cuốn sổ nhỏ xinh đó vẫn tạo nên nét riêng cho khối chuyên. Tình yêu môn
học được tạo dựng từ những cái nhỏ nhặt như thế.
1.2 Review về tác phẩm Văn học
Mỗi tuần giáo viên yêu cầu học sinh viết lời nhận xét, đánh giá về một tác
phẩm tùy chọn mà các em đã đọc, đã tìm hiểu. Tất nhiên, giáo viên cần có định
hướng về tác phẩm theo kế hoạch giáo dục hoặc tiến độ chương trình. Ví như
khi học về tác giả Nam Cao, ngoài truyện ngắn “Chí Phèo” và “Đời thừa”, giáo
viên có thể yêu cầu học sinh tìm đọc các tác phẩm khác như: tiểu thuyết “Sống
mòn”, truyện ngắn “Trăng sáng”, “Nước mắt”, “Tư cách mõ”, “Đòn chồng”, “Ở
hiền”… Như thế, học sinh vẫn được tự do trong phạm vi giới hạn cho phép. Sau
khi kiểm tra, đánh giá các bài review của học sinh, giáo viên có thể chỉnh sửa và
tập hợp lại, cho các học sinh khác tham khảo. Như vậy, mỗi học sinh chỉ tìm
hiểu một vài tác phẩm nhưng lại có những thông tin bổ ích về nhiều tác phẩm
khác học được từ các bạn.
2. Rèn kỹ năng sắp xếp, phân loại dẫn chứng
Sau khi đã thu thập được dẫn chứng, học sinh cần biết phân loại dẫn chứng
một cách khoa học. Sự phân loại này có thể được ghi chép lại hoặc khắc sâu
trong tâm trí. Miễn sao, học sinh nhớ được những gì mình đã có. Thường thì
18


chúng ta nên phân loại dẫn chứng theo trào lưu, dân tộc, giai đoạn văn học…
Cũng có thể phân loại theo tiêu chí khác như tác giả, vấn đề lí luận, chủ đề, đề
tài… Nhưng dù theo cách thức nào thì học sinh cũng cần có tư duy hệ thống để
liên hệ, vận dụng một cách linh hoạt nhất. Ví dụ chúng ta có hệ thống các tác
phẩm cùng viết về đề tài người phụ nữ: ca dao, Chinh phụ ngâm. Truyện Kiều,

thơ Hồ Xuân Hương, Sóng (Xuân Quỳnh)… Như thế, đến khi viết văn, học sinh
sẽ chủ động, tự tin hơn với nguồn dẫn chứng phong phú đã được chuẩn bị trước.
3. Rèn kỹ năng trình bày ý trong đoạn văn
Trình bày ý là cách sắp xếp các ý trong đoạn văn theo một trình tự nào đó phù
hợp mục đích lập luận. Thông thường chúng ta có 5 cách trình bày phổ biến là
diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xích, tổng – phân - hợp. Mỗi cách trình bày ý
có thế mạnh riêng của nó. Tuy nhiên, đối với đoạn văn phân tích dẫn chứng thì
nên trình bày theo lối tổng – phân – hợp. Đoạn văn tổng - phân- hợp là đoạn văn
phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu
tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính
chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải
thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó
đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn
đề. Như vậy, đoạn tổng – phân – hợp sẽ có 2 câu chủ đề đứng ở vị trí mở và kết
đoạn. Câu chủ đề mở đoạn chính là luận điểm cần chứng minh. Câu chủ đề cuối
đoạn là sự tổng kết, khắc sâu ý và gợi mở một phần vấn đề sẽ được trình bày ở
đoạn kế tiếp. Cách trình bày ý như thế này khá dễ thực hiện với học sinh và phù
hợp với quá trình tiếp nhận.
Ví dụ: Chứng minh luận điểm chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam.
Trước hết, chất thơ được gợi ra từ bức tranh thiên nhiên bình dị, êm đềm
của một buổi chiều quê. Đó là bức họa mà gam màu lạnh giữ vị trí chủ đạo
trong nét vẽ, làm thành những đường nét u hoài. Một buổi chiều với “phương
tây đỏ rực như lủa cháy”, những âm thanh tế vi như bản hòa ca của đồng quê
cũng điểm vào không gian chút xao động của sự sống âm thầm: “tiếng ếch nhái
kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào… tiếng muỗi vo ve…” Thiên
nhiên bình lặng mà nên thơ còn hiện ra qua những chuyển động khẽ khàng
trong không gian: bầu trời êm như nhung và thoảng qua gió mát, bầu trời ngàn
sao lấp lánh, đom đóm bay là là, hoa bang từng đợt rụng xuống… Những hình
ảnh đã quen thuộc trong tâm thức con người nhưng bỗng trở nên thật gợi cảm

19


qua ngòi bút Thạch Lam. Bởi vì mỗi hình ảnh dường như mang chứa một trạng
thái của sự sống đang xao động. Thậm chí ngay cả rác rưởi của phiên chợ quê
cũng gợi nhớ bao điều thân thuộc: “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày
lẫn với mùi cát quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất,
của quê hương này”. Chất thơ của thiên truyện cứ thế lan tỏa thấm sâu bằng
lời văn chất chứa nhiều cảm xúc.
4. Rèn kỹ năng trích dẫn dẫn chứng
4.1 Trích dẫn trực tiếp
Đây là cách thức sử dụng trong trường hợp học sinh nhớ được chính xác từng
câu chữ và cả nguồn dẫn chứng. Khi đó, câu văn, đoạn văn trích dẫn cần được
đặt trong dấu ngoặc kép.
4.2 Trích dẫn gián tiếp
Cách này dùng trong trường hợp học sinh không nhớ chính xác dẫn chứng
hoặc không chắc chắn về nguồn dẫn chứng, cũng có thể do dẫn chứng quá dài
mà dung lượng đoạn văn không cho phép trích dẫn chi tiết. Nếu gặp một trong
các trường hợp nêu trên, học sinh có thể thực hiện theo các cách thức sau đây:
- Nêu đại ý dẫn chứng: Thay vì trích dẫn nguyên văn, học sinh chỉ cần nhớ ý
chính của dẫn chứng bằng một vài từ khóa rồi đưa vào mạch diễn đạt của mình
sao cho tự nhiên. Ví dụ khi phân tích ý nghĩa của cụm từ “đời xanh” trong câu “
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” (Tây Tiến – Quang Dũng), học sinh so
sánh với quan niệm của Xuân Diệu: Đời xanh là phần đời tươi đẹp một đi không
trở lại, là phần “ngon nhất” của đời người theo cách nói của Xuân Diệu. Vậy
mà người lính sẵn sàng buông hai tiếng “chẳng tiếc”.
- Diễn xuôi dẫn chứng: Đối với những dẫn chứng dài, học sinh có thể dẫn ý theo
kiểu tóm lược lại. Nhưng cần đảm bảo giữ nguyên chủ đề và phải hiểu đúng ý
nghĩa của nó, không được thay đổi theo ý chủ quan.
5. Rèn kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận

Diễn đạt, trình bày, hoàn thiện đoạn văn là bước thực thi kế hoạch làm bài
đã được vạch ra từ dàn ý; cũng là chỗ thể hiện rõ nhất năng lực ngôn ngữ của
học sinh, quyết định chất lượng của bài viết. Với bất kì dạng đề văn nào, giáo
viên cũng cần chú ý đến khâu rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày cho học sinh. Trong
phạm vi chuyên đề này, chúng tôi chỉ nêu lên một số kinh nghiệm rèn diễn đạt
có ý nghĩa thiết thực với kiểu bài phân tích dẫn chứng trong văn nghị luận.
5.1 Rèn kỹ năng dùng từ trong văn nghị luận
20


Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ. Việc dùng từ có ý nghĩa quan trọng, thể
hiện đặc thù của văn phong, quyết định thành bại trong diễn đạt. Nói đúng hơn,
không có từ thì không có sự diễn đạt nào hết. Đối với bài văn nghị luận, từ cần
đảm bảo theo các yêu cầu sau:
- Dùng từ đúng nghĩa: Muốn dùng từ đúng nghĩa phải hiểu tất cả ý nghĩa của từ
và các cách dùng từ. Không nên vì chuộng lạ mà dùng tùy tiện những từ chưa
hiểu hết nghĩa của nó. Có trường hợp học sinh thích dùng từ Hán Việt nghe có
vẻ trang trọng mà không chú ý đến ý nghĩa biểu đạt của nó có phù hợp với văn
cảnh không. Ví dụ: Nam Cao là một nhà văn vĩ đại.
- Dùng từ đúng cấu tạo: Hai phương thức cấu tạo từ phổ biến trong tiếng Việt là
láy và ghép. Học sinh thường dùng sai từ ghép hoặc tách những từ vốn bắt buộc
phải đứng trong cụm thì mới có nghĩa. Ví dụ: Tính hiện thực và nhân đạo là
những tính phổ biến trong văn học. Tính là một yếu tố để cấu tạo từ. Nó không
thể đứng độc lập mà phải ghép với một số yếu tố khác mới có ý nghĩa. Khi cần
phát huy hiệu quả diễn đạt, tạo âm điệu cho câu văn, có thể thay đổi trật tự các
yếu tố nhưng phải đảm bảo giữ nguyên nghĩa. Ví dụ: dào dạt – dạt dào, tha thiết
– thiết tha, hờ hững – hững hờ…
- Dùng từ không thừa không thiếu: Từ chỉ cần đủ. Thừa hay thiếu đều có hại cho
diễn đạt. “Từ ngữ thừa, không chính xác trong tác phẩm chẳng khác nào như
nốt ruồi và hạt cơm trên mặt” (M. Gorki).

- Dùng từ có hình ảnh: Từ có hình ảnh sẽ làm cho tư tưởng được thể hiện rõ ràng
hơn, ngắn gọn hơn, dễ đi vào lòng người. Ví dụ: “Thơ Tố Hữu là bó hoa lửa
lộng lẫy nồng nàn kết tinh trên cơ sở của một hiện thực vĩ đại” (Đặng Thai
Mai). Tuy nhiên việc dùng hình ảnh phải có chừng mực, lạm dụng quá sẽ thành
sáo rỗng vô nghĩa. Và hình ảnh phải được dùng tự nhiên, phù hợp với lô gic câu
văn. Ví dụ: Trên bầu trời văn học Việt Nam, Nguyễn Du là một ngôi sao sáng.
- Dùng từ linh hoạt: Là huy động nhiều từ dồng nghĩa để việc diễn đạt được trôi
chảy, tránh lặp đi lặp lại một số từ dễ gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu.
Tóm lại, từ cần được dùng chính xác, phù hợp với vấn đề nghị luận, tránh
dùng từ khẩu ngữ hoặc sáo rỗng, cầu kì. Căn cứ vào đối tượng phân tích, học
sinh cần biết lựa chọn hệ thống từ ngữ phù hợp với văn phong của tác giả hoặc
thời đại, giai đoạn văn học. Ví dụ khi phân tích để chứng minh luận điểm
“Nguyễn Tuân đã phục chế lại không khí cổ xưa trong truyện ngắn Chữ người
tử tù”, học sinh đã dùng những từ ngữ gợi âm hưởng cổ xưa: Nguyễn Tuân đã
làm sống dậy không khí cổ xưa của một thời đã xa mà dư âm còn vọng lại. Điều
21


đó được gợi ra từ chính nhan đề “Chữ người tử tù”. Là vì, nhan đề nhắc nhớ
đến nét đẹp truyền thống văn hóa phương Đông trong tâm thức chúng ta. Bắt
nguồn từ truyền thống trọng đạo, người xưa rất quý “chữ”, coi đó là nơi kí
thác nhứng tâm tư, hoài bão của một đời. Những con chữ đẹp không chỉ bởi
hình dáng kí tự bay bổng mà còn vì nhân cách, tài năng người cầm bút.
5.2 Rèn kỹ năng viết câu trong văn nghị luận
Sau từ, câu là yếu tố làm nên sự thành công trong diễn đạt. Giáo viên cần chú
ý luyện cách viết câu cho học sinh dựa trên một số yêu cầu sau:
- Câu đúng ngữ pháp là yêu cầu đầu tiên. Câu đúng ngữ pháp là có chủ ngữ, vị
ngữ. Đôi khi học sinh mải chạy theo những cách diễn đạt cầu kì hoa mĩ mà quên
đi yêu cầu đúng ngữ pháp thành ra viết câu sai.
- Câu đúng lô gic: Là câu phù hợp với các quy tắc, quy luật của sự suy nghĩ, các

ý được phân chia theo trật tự, không mâu thuẫn với nhau. Trên thực tế học sinh
thường mắc các lỗi diễn đạt như:
+ Phân chia lộn xộn các khái niệm. Ví dụ: Bài thơ hay trên hai mặt: nội dung và
đề tài.
+ Dùng sai khái niệm. Ví dụ: L. Tonxtoi là nhà văn vĩ đại của Liên Xô
+ Diễn đạt thiếu chặt chẽ. Ví dụ: Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc.
- Kết hợp các kiểu câu trong diễn đạt như câu dài, ngắn, câu mở rộng thành
phần… tạo tầng bậc trong diễn đạt, tránh cảm giác đơn điệu.
- Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh cảm xúc, thái
độ như: lặp cú pháp, liệt kê, song hành, câu hỏi tu từ…
- Tạo âm điệu trong câu: Âm điệu của câu văn được làm nên bởi sự kết hợp các
từ ngữ và các thanh bằng trắc. “Nên chú ý đến âm điệu trong câu và không được
dùng từ trúc trắc khó phát âm kề liền nhau trong một câu” (Sê – khốp).
- Dấu câu trong diễn đạt: Dấu câu là sự ghi lại hệ thống ngữ pháp trên chữ viết.
Dấu câu có vai trò quan trọng “làm cho các ý được tách bạch, chữ nghĩa đâu
vào đó, làm cho các câu văn nhẹ nhàng và có âm điệu. Những dấu ngắt câu
cũng chẳng khác gì những nốt nhạc. Nó giữ bài văn cho chặt, không để nó rữa
ra” (Pautopxki – Bông hồng vàng)
Khi viết một bài văn nghị luận văn học, yêu cầu đặt ra không chỉ ở chỗ viết cái
gì mà quan trọng còn là viết như thế nào, bằng thái độ, tình cảm ra sao. Cần cân
nhắc từ cách dùng từ đến cách đặt câu, dựng đoạn. Ngôn từ, giọng văn phải làm
sao vừa phù hợp với thể văn nghị luận, vừa diễn tả được các cung bậc cảm xúc
của người viết. Cần lưu ý rằng cách thể hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ diễn
22


đạt trong nghị luận văn học không giống với văn miêu tả, văn biểu cảm (với các
câu cảm thán kiểu “Chao ôi!”, “Đẹp làm sao!”,…) mà phải là những rung cảm
trong tâm hồn người viết, được hình thành trong quá trình người viết tiếp xúc và
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.


C/ PHẦN KẾT LUẬN
Viết văn là công việc thường xuyên nhưng cũng đầy khó khăn đối với ngay cả học sinh
giỏi văn. Trong văn nghị luận, ngoài việc dành tâm huyết cho phần giải thích, luận bàn
vấn đề thì chọn và phân tích dẫn chứng là kỹ năng rất quan trọng. Với học sinh giỏi, điều
đó vẫn luôn là một thách thức nhưng cũng đấy hấp dẫn. Tuy nhiên để chọn và phân tích
dẫn chứng đúng rồi hay chưa bao giờ là đơn giản. Lựa chọn dẫn chứng không khéo sẽ
kéo cả bài văn đi lạc hướng hoặc kém hấp dẫn. Nhiều trường hợp học sinh xuất sắc trong
Đội tuyển của chúng ta thất bại ở một bài văn bắt đầu từ chính kỹ năng chọn dẫn chứng
này. Vì vậy, đề tài của chúng tôi được xây dựng với mong muốn khẳng định vai trò quan
trọng của việc chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận cho đối tượng là học sinh
giỏi văn.
Chúng tôi bắt đầu từ đặc trưng kiểu bài nghị luận, vai trò không thể thiếu của việc chọn
và phân tích dẫn chứng đến những kĩ năng cần thiết khi xử lí thao tác nghị luận này.
Chuyên đề cũng đi sâu phân tích chỉ ra những phương pháp chọn dẫn chứng, kĩ năng viết
câu, dựng đoạn phân tích dẫn chứng trong bài văn. Cuối cùng là một vài bài viết của học
sinh minh họa cho kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng.
Một vài suy nghĩ, đề xuất có thể còn phiến diện vẫn xin mạnh dạn trình bày trong
khuôn khổ một chuyên đề nhỏ. Rất mong nhận được những lời góp ý xây dựng của các
bạn đồng nghiệp.
23


D / PHẦN PHỤ LỤC
Một số bài văn của học sinh có sử sụng kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng
Đề bài 1
“Bài thơ anh anh làm một nửa thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không phải là anh nhưng nó là mùa”

(Chế Lan Viên)
Anh/chị hiểu thế nào về đoạn thơ trên? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy làm
sáng tỏ thông điệp mà tác giả gửi gắm.
Bài làm
Bông hoa đẹp vì có hương có sắc. Nghệ thuật chính là hương sắc của cuộc đời này.
Người nghệ sĩ sở dĩ cần có mặt trên đời để ca ngợi. khám phá “vàng mà đời mang lại”
qua những trang viết. Đi gần hết cuộc đời cầm bút, Chế Lan Viên đã chiêm nghiệm ra
một chân lí:
“Bài thơ anh anh làm một nửa thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không phải là anh nhưng nó là mùa”
24


Bài thơ là lời phát ngôn về một chân lí vĩnh cửu: mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc
sống. “Bài thơ” là tác phẩm nghệ thuật, là sản phẩm tinh thần mang dấu ấn cá nhân người
nghệ sĩ. Tuy nhiên, tác giả không đóng vai trò tuyệt đối bởi còn một nửa bài thơ do “mùa
thu làm lấy”. Hình ảnh mùa thu là biểu tượng cho cuộc đời muôn màu vẻ luôn tác động
đến nghệ thuật. Thơ tuy bước ra từ thế giới chủ quan của nghệ sĩ nhưng không bám rễ vào
cuộc đời thì chẳng thể trường tồn. “Cái xào xạc hồn anh” Trong cách diễn đạt của Chế
Lan Viên nên được hiểu là những rung động nghệ sĩ cần thiết cho sự khai sinh của nghệ
thuật. Điều đó tưởng chỉ diễn ra trong âm thầm thế giới chủ quan của tác giả, nhưng
không nó chính là “xào xạc lá”. Những tiếng lòng đã lan truyền qua những đường tơ vang
động trong không gian. Giai điệu tâm hồn đã bắt gặp và hòa nhịp với giai điệu cuộc sống
để tấu lên trong sự thăng hoa của nghệ thuật. Và khi tác phẩm nghệ thuật ra đời nó mang
một sinh mệnh riêng không hoàn toàn phụ thuộc vào “anh” bởi nó chính là cuộc đời. Tóm
lại, những rung động trong quá trình thai nghén tạo ra tác phẩm nghệ thuật có liên quan
mật thiết với những vang động của đời. Tác phẩm chỉ ra đời khi người nghệ sĩ có khả
năng hòa điệu hồn mình với cuộc sống”

“Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”
(Chế Lan Viên- Tiếng hát con tàu)
Thật vậy, cuộc đời phong phú đã sinh ra cả chủ thể sáng tạo và đối tượng tiếp nhận nghệ
thuật. Trước khi là người nghệ sĩ biết rung động với cái đẹp thì phải là con người biết
buồn vui, yêu ghét trước mỗi lẽ đời thường tình. Người nghệ sĩ không chỉ đào sâu vào bản
thể, tìm tòi phát hiện những điều tưởng tượng mà còn phải đặt bàn viết giữa cuộc đời.
Tâm hồn nghệ sĩ phải như sợi tơ đàn sẵn sàng rung lên những giai âm khi chạm vào cuộc
sống. Văn học trung đại ra đời trong cảm hứng chính sự nhiều hơn thế sự. Tuy nhiên
những tư tưởng “an bần lạc đạo”, “lánh đục về trong” vẫn có bóng dáng của thời đại.
Cuộc đời cũng sinh ra độc giả với thị hiếu thẩm mỹ cụ thể có tác động đến sự ra đời của
một trào lưu hay trường phái văn học. Xã hội chuyển mình từ phong kiến sang thực dân
nửa phong kiến tất yếu sinh ra lớp người mang tư tưởng canh tân. Họ đòi hỏi ở văn học
thay vì nói “chí” thì hãy ghi lại tiếng nói thành thật của trái tim con người: “Em cầu xin
giời phật/ Cho em được lấy chàng” (Nguyễn Nhược Pháp).
Nghệ thuật được sinh ra từ cuộc sống bởi cuộc sống đã cung cấp đề tài, chất liệu hiện
thực cho người nghệ sĩ kiến tạo nên tác phẩm. Thời đại bao giờ cũng soi bóng của nó trên
từng trang sách. Nếu văn học trung đại chú ý đến thế giới tinh thần thanh cao thì khát
vọng hạnh phúc, tình yêu lứa đôi là mảnh đất màu mỡ cho những cây bút Thơ mới khám
phá. Hiện thực không chỉ tác động đến nội dung mà còn ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn
25


×