Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.68 KB, 23 trang )

SỬ DỤNG NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRÊN BÁO BẮC GIANG ĐIỆN TỬ
Đỗ Thành Nam

I. MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm, quan hệ, qui phạm riêng của nó phục vụ cho
cách thức tiếp cận hiện thực của báo chí. Việc khảo sát ngôn ngữ báo chí cần đặt cái
khung của những tính chất đặc thù của báo chí để từ đó tìm ra cách viết rất riêng của
báo chí trong việc chiếm lĩnh thực tại, trong kiểu tổ chức tác phẩm.
Ngôn ngữ báo chí là một khái niệm nghiệp vụ tương đương với khái niệm tin, phóng
sự, phỏng vấn. Ngôn ngữ báo chí phải đáp ứng những đòi hỏi của nghiệp vụ về phẩm
chất, về hiểu biết mà ở những ngành khác không cần thiết như vậy. Để nắm bắt được
đặc điểm ngôn ngữ trong báo chí đòi hỏi chúng ta phải có sự đào sâu tìm hiểu vấn đề
này.
Những năm gần đây, báo mạng điện tử phát triển mạnh mẽ, kéo theo cách thức thể
hiện ngôn ngữ trên loại hình này cũng có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng tốt hơn những
nhu cầu được cung cấp thông tin của công chúng. Với đặc thù của báo mạng điện tử là
sự hội tụ của nhiều loại hình báo chí khác nhau, từ báo in, báo nói đến báo hình... nên
ngôn ngữ được sử dụng trên báo mạng điện tử cũng phong phú, đa dạng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử nói chung, báo mạng điện tử ở
các địa phương cũng đang từng ngày cải thiến, thay đổi cách thức thể hiện tác phẩm báo
chí của mình sao cho phù hợp nhất. Từ những đòi hỏi trên, việc nghiên cứu, đánh giá về
việc sử dụng ngôn ngữ báo chí ở một báo điện tử địa phương là rất cần thiết. Bởi vậy,
em đã chọn đề tài nghiên cứu "Sử dụng ngôn ngữ báo chí trên báo Bắc Giang điện
tử" cho tiểu luận này.
II. NỘI DUNG

1


1. Khái niệm
1.1. Sự hình thành ngôn ngữ


Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu diễn, phép ẩn
dụ, và một loại ngữ pháp theo lôgic, mỗi cái đó bao hàm một tiêu chuẩn hay sự thật
thuộc lịch sử và siêu việt. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, hay chữ
viết, và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa, và ý nghĩ, nhưng mà nhiều khi những khía
cạnh này nằm sát quá, cho nên khó phân biệt nó.
Không ai biết chính xác ngôn ngữ ra đời từ kia nào chỉ biết con người đã sử dụng các
công cụ ngôn ngữ như ký tự, tiếng nói, kình vẽ, âm thanh, hình ảnh…Từ khi có chữ viết
con người bắt đầu sử dụng văn bản và đến thế kỷ XV báo chí mới chình thức ra đời.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người các hình thức ngôn ngữ cũng trở nên đa
dạng và phong phú, phương thức truyền tải ngôn ngữ dần vượt ra khỏi giới hạn của thời
gian, không gian. Con người có thể tiếp cận ngôn ngữ từ bốn phương, từ nhiều nguồn
văn hóa khác nhau.
Mục đích của ngôn ngữ là truyền tải thông tin, cảm xúc của con người, sự vật, sự
kiện từ người này đến người khác. Cho nên ngôn ngữ được dùng ở tất cả các mặt, các
lĩnh vực trong đời sống.
Trên báo chí, ngôn ngữ được dùng cho việc thông tin và giải trí là chủ yếu, cho nên
ngôn ngữ mang màu sắc sự kiện và có tính chất của ngôn ngữ văn hoạc nghệ thuật

1.2. Ngôn ngữ báo chí

2


Ngôn ngữ báo chí phục vụ cho cách thức tiếp cận hiện thực của báo chí. Cần đặt
ngôn ngữ báo chí dưới cái khung đặc thù của báo chí để từ đó tìm ra cách viết riêng của
báo chí trong việc chiếm lĩnh thực tại, trong kiểu tổ chức tác phẩm.
Ngôn ngữ báo chí phải đáp ứng những đòi hỏi nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu biết
mà ở những ngành khác không cần thiết như vậy. Để đáp ứng được những đòi hỏi đó,
ngôn ngữ báo chí dựa trên những nhận thức cơ sở sau đây:
Nhận thức về chính trị: Làm báo là trực tiếp tham gia vào hoạt động chính trị xã hội.

Nhà báo hoạt động không khác gì nha fchính trị, nhà ngoại giao trong cách ứng sử,
trong cách đối phó với tình hình. Trong nhận thức chính trị của nhà báo, điều quan trọng
nhất là sự thừa nhận sự lãnh đạo của chính trị. Sự thừa nhận này là một nhận thức khoa
học chưa không phải là sự ép buộc.
Nhận thức tiếng mẹ đẻ: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống của quốc gia; các tác
phẩm báo chí đều thể hiện qua ngôn ngữ này vì vậy báo chí góp phần tích cực hơn trong
việc phản ánh, duy trì sự sinh động và tính hấp dẫn của tiếng Việt đến các đối tượng
công chúng.
Nhận thức về vốn kiến thức: Làm báo đòi hỏi một vốn kiến thức vừa sâu vừa rộng,
ngoài kiến thức sách vở còn đòi hỏi kiến thức cuộc sống đa dạng. Vốn kiến thức ngôn
ngữ phong phú sẽ làm cho ngòi bút và moik việc từ khâu chọn lọc thông tin đến sử lý
thông tinh diễn ra hết sức nhanh chóng và xác đáng.
Ngôn ngữ báo chí là một lĩnh vực chuyên nghiệp của báo chí. Tuy chất liệu chủ yếu
của nó là ngôn ngữ và có mối liên hệ mật thiết với ngôn ngữ báo nhưng không vì thế mà
xem hai cái là một. Vì vậy, không phải cứ biết dùng từ chính xác, biết viết câu dung qui
tắc, biết vận dụng phép tu từ.. là có thể viết báo được.
Ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ là hai lĩnh vực khác nhau.

2. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí
3


2.1. Đặc điểm loại hình
a. Ngôn ngữ sự kiện
Ngôn ngữ sự kiện là là phương tiện duy nhất để phản ánh của báo chí, đồng thời là
tiêu chí khu biệt với các ngôn ngữ khác.
- Ngôn ngữ sự kiện bao giờ cũng được nhìn nhận trong qui trình vận động của sự
kiện, do đó cần chú ý tới mối quan hệ tương tác giữa ba nội dung của ngôn ngữ sự kiện.
Sự kiện có thật và nguyên dạng phải là sự kiện hiện hữu thì mới có giá trị thời sự. Có
những phản ánh mới nhìn thì đúng là có thật, nguyên dạng và hiện hữu vì không đặt

trong qui trình vận động mà cái có thật thành cái không thật, cái nguyên dạng thành cái
biến dạng, cái hiện hữu thành cái xa lạ.
- Chú ý tới sự vận động thì sẽ nhìn ra cái mới, cái thật của cuộc sống và đem lại sự
sáng tạo cho nhà báo.
b. Ngôn ngữ định lượng
Ngôn ngữ báo chí coi trọng lượng sự kiện; ngôn ngữ chỉ được khẳng định ở lượng sự
kiện, tính chất, bản chất, khuynh hướng của sự kiện. Những cách diễn đạt theo ngôn
ngữ định tính tỏ ra khồn phù hợp với nhà báo vì đó là ngôn ngữ của các nhà chính trị,
nhà tư tưởng.
Vì vậy, ngôn ngữ định lượng là cái phái sinh, sự cụ thể hóa của ngôn ngữ sự kiện.
Chính vì đòi hỏi phản ánh cụ thể chính xác về sự kiện có thật, nguyên dạng đã dẫn đến
việc đòi hỏi phải coi trọng số lượng.
c. Ngôn ngữ của độ không xác định
- Cách diễn đạt gợi lên sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và tạo ra sự
suy nghĩ không dứt trong lòng người đọc, người xem.
- Cách diến đạt hạn chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc nhờ đó làm bùng
phát cái bất ngờ của thông tin.
4


- Cấu trúc mở tạo cho tác phẩm báo chí có sức sống vượt thời gian. Ngôn ngữ của
độ không xác định là sự đồng hành của cấu trúc mở.
2.2. Những mối quan hệ của ngôn ngữ báo chí
a. Quan hệ phản ánh
Đây là quan hệ tạo ra được sự trùng khớp giữa mô hình hiện thực với mã ngon ngữ
trong tác phẩm báo chí. Quan hệ phản ánh đòi hỏi tin, bài bao giờ cũng phải trung thực,
chính xác, không mâu thuẫn.
b. Quan hệ đôi xứng
Quan hệ đối xứng là quan hệ tạo ra sự hài hòa, đối xứng hoặc đối lập giữa mô hình
hiên thực với mã ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí. Đây là một sự cụ thể hóa quan hệ

phản ánh. Thông thương, người ta vi phạm quan hệ phản ánh dưới dạng quan hệ đối
xứng. Chẳng hạn trong truyền hình ta thường gặp sự vênh nhau giữa hình và lời bình.
c. Quan hệ liên tưởng
Quan hệ liên tưởng tùy thuộc vào hai quan hệ trên. Nếu phản ánh đúng, đối xứng
đúng thì liên tưởng đúng và ngược lại.
Quan hệ liên tưởng là quan hệ tác động hai chiều: chiều nhà báo và chiều người nhận
thông tin. Đối với nhà báo thì đây là chuẩn mực giúp cho mình lựa chọn câu chữ, cách
diễn đạt, cấu trúc tin, bài như thế nào để hướng sự liên tưởng của độc giả, khan giả,
thính giả theo chủ đích của mình, không tạo ra những liên tưởng có hại cho bài báo. Đối
với người nhận tin, quan hệ này có tác động như một người kiểm tra bài báo. Bằng vốn
kiến thức, vốn sống của mình người nhận tin bao giờ bao giờ cũng có khát vọng hiện
diện trong bài báo.

3. Đặc điểm ngôn ngữ trên báo mạng điện tử

5


Tất cả các loại hình báo chí đều sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nội dung thông tin để
truyền tải đến công chúng .Nó phải đảm bảo những tính chất như tính chính xác ,đầy
đủ ,ngắn gọn,tính đại chúng.Nhưng ngôn ngữ ở các loại hình báo chí khác nhau lại
mang một số đặc điểm riêng biệt .Đối với báo mạng nói riêng ,ngôn ngữ của nó luôn
mang nhũng đặc điểm sau:
Thứ nhất,báo mạng sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện.điều này có thể dễ dàng nhận
thấy khi người đọc tìm đến báo mạng không chỉ dừng lại ở việc đọc thông tin như trên
báo in,chỉ nghe như trên phát thanh ,hay xem và nghe như trên truyền hình ..mà ngôn
ngữ của báo mạng điện tử là kết hợp của tất cả những thứ đó –là loại ngôn ngữ da
phương tiện ,công chúng đến với nó có thể sử dụng hầu hết các giác quan của mình .Và
như thế tất nhiên việc cảm nhận và chiếm lĩnh thông tin sẽ trở nên thuận tiện ,dễ dàng
và khắc sâu hơn. Đó là điều mà cho đến nay không một loại hình báo chí nào chiếm vị

trí của nó được .
Thứ hai,ngôn ngữ báo mạng có sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông
tin.Cụ thể trong tiếp nhận thông tin báo mạng ,người ta không chỉ dừng lại ở việc tiếp
nhận thông tin ở một tờ báo mà còn có thể liên kết với nhiều tờ báo ,trang báo khác với
lượng thông tin khổng lồ hơn ,đồng thời còn có thể được minh họa sinh động bằng các
các tệp âm thanh hay các clip truyền hình mà công chúng chỉ cần nhấp chuột là họ sẽ
hoàn toàn làm chủ mọi thông tin liên quan đến sự việc mà họ quan tâm.
Thứ ba,ngôn ngữ báo mạng ít mang dấu ấn cá nhân .Bởi lẽ nó là loại ngôn ngữ đa
phương tiện sử dụng rất nhiều phương tiện truyền tải như chữ viết ,hình ảnh ,âm
thanh,..và có thể do nhiều người thể hiện.Thêm vào đó là trong một văn bản còn có
nhiều lớp thông tin được chứa đựng với nhiều phong cách thể khác nhau ,hòa quện vào
nhau nên phong cách riêng của nhà báo khó lòng được thể hiện rõ nét.

6


Thứ tư,cũng giống như các loại hình báo chí khác ,ngôn ngữ báo mạng cũng giàu bản
sắc dân tộc và có tính quốc tế.Bởi lẽ nó được viết ra nhằm phục vụ tất cả công chúng
,ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu ,đại chúng để hiện tinh thần dân tộc cũng là một yêu cầu
của nó ngoài ra báo mạng cũng là nơi có sự giao lưu thông tin với các nước khác ,các
nền văn hóa khác trên thế giới vì thế nó cũng được thiệ trên tinh thần quốc tế ,sao cho
khi đọc báo mạng Việt Nam bạn bè quốc tế lại có thêm cơ hội để thêm văn hóa và con
người Việt Nam,đất nước Việt Nam.
Như vậy, ngôn ngữ có vai trò to lớn với con người ,và vai trò to lớn này nó thể hiện
trong từng lĩnh vực của cuộc sống xã hội trong đó có lĩnh vực báo chí.Ngôn ngữ trong
báo chí nói chung và báo mạng nói riêng luôn có cách thể hiện riêng của mình và điều
quan trọng là các nhà báo trong đó có các nhà báo mạng phải biết lựa chọn nó để sử
dụng một cách phù hợp ,hiệu quả,thực hiện chức năng báo chí của mình.
2. Thực trạng sử dụng ngôn ngữ trên báo Bắc Giang điện tử
2.1. Khái quát về Báo Bắc Giang

2.1.1 Chức năng
Tổ chức bộ máy của Báo Bắc Giang gồm Ban Biên tập và 08 đơn vị trực thuộc:
Phòng Hành chính - Trị sự, phòng Thư ký toà soạn, phòng Kinh tế, phòng Văn hoá - xã
hội, phòng Xây dựng Đảng - Nội chính, phòng Báo điện tử, phòng Bạn đọc - Tư liệu và
Nhà in báo.
Báo Bắc Giang là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân
tộc tỉnh Bắc Giang, đồng thời là cầu nối thông tin giữa Đảng bộ, chính quyền với nhân
dân các dân tộc trong tỉnh; là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động báo chí theo quy định
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2.1.2. Nhiệm vụ
Thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng bộ, chính quyền
7


địa phương; giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lối
sống lành mạnh, truyền thống tốt đẹp, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh
tế- xã hội của tỉnh.
Tham gia phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, nêu
gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Tham gia tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh
nghiệm, góp phần bổ sung, hoàn thiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và các quy định của tỉnh; đưa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết, chỉ thị, quy định của tỉnh vào cuộc
sống.
Tổ chức tiếp nhận, xử lý, đăng tải thông tin kịp thời, chính xác; thực hiện là diễn đàn
của nhân dân theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng Đảng bộ và các tổ chức
trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh.
Chủ động đấu tranh kiên quyết, sắc bén với những âm mưu và hoạt động phá hoại
của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực giám sát, phát

hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực, góp
phần định hướng tư tưởng và dư luận xã hội.
Xuất bản báo đúng định kỳ với 4 ấn phẩm: báo thường kỳ (phát hành vào các ngày
thứ hai, ba, tư, năm), tăng thêm 1 kỳ thứ sáu vào quý III/2013, xuất bản tất cả các ngày
trong tuần vào cuối năm 2014; báo cuối tuần, báo cuối tháng và báo điện tử; bảo đảm
đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh trong từng thời kỳ.
Xây dựng Báo Bắc Giang vững mạnh; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức và
người lao động trong Báo Bắc Giang có lập trường, quan điểm vững vàng, giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp.

8


Có trách nhiệm quản lý, sử dụng khai thác có hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật, nguồn
vốn, bảo đảm đúng chế độ tài chính theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cơ quan
chức năng có thẩm quyền của Trung ương, địa phương. Phối hợp với các cơ quan báo chí
Trung ương, tỉnh bạn để tuyên truyền về Bắc Giang.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác do Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao.
2.2. Khái quát về báo Bắc Giang điện tử
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và thế mạnh của báo điện tử là một loại hình
báo chí hiện đại mới phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây, với nhiều ưu thế
nổi trội: Thông tin cập nhật, hấp dẫn, đối tượng bạn đọc phong phú đặc trưng diện tích,
dung lượng đăng tải thông tin lớn không phụ thuộc vào khuôn khổ, số trang, đặc biệt là
số lượng phát hành không hạn chế về không gian và thời gian. Chính vì những tính
năng, ưu điểm nổi trội như vậy mà báo điện tử đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng thu hút
nhiều độc giả và là xu thế phát triển tất yếu của báo chí hiện đại, báo điện tử nói chung,
tháng 10 - 2006, được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy, Báo Bắc Giang đã triển khai
thực hiện Đề án Báo Bắc Giang điện tử và triển khai phiên bản thử nghiệm. Khi hình

thành Báo Bắc Giang điện tử chỉ có 3 người trong đó có 1 cán bộ quản lý, 1 biên tập
viên và 1 kỹ thuật viên. Đến nay, Bắc Giang điện tử hoạt động dưới hình thức một
phòng chức năng của báo mang tên gọi Phòng báo điện tử với 8 thành viên gồm trưởng
phòng, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên.

9


Giao diện của báo Bắc Giang điện tử chụp lúc 11h 38' ngày 22/5/2014
Thời gian qua, với tinh thần quyết tâm cao, giải quyết đồng bộ nhiều công đoạn, từ
bảo đảm hoạt động vận hành ổn định kỹ thuật, hình thức, tổ chức nội dung, Bắc Giang
điện tử từng bước phát triển và đạt được hiệu quả trong tuyên truyền.
Nội dung của Bắc Giang điện tử được biên tập rút gọn dựa trên cơ sở chọn lọc
những thông tin trên báo giấy và các nguồn chính thống khác, được định hướng theo
nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn. Với hơn 40 chuyên mục, chuyên đề nội dung
tuyên truyền phong phú, hấp dẫn phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau được
cập nhật liên tục trong ngày. Báo Bắc Giang điện tử đã góp phần tuyên truyền có hiệu
quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị,
nghị quyết của cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng các thành tựu của sự nghiệp đổi
mới, quảng bá, thu hút đầu tư, giới thiệu vùng đất, con người cũng như truyền thống,
văn hóa của các dân tộc trên quê hương Bắc Giang với độc giả trong tỉnh, trong nước
và quốc tế.
10


Với chức năng tuyên truyền định hướng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, Bắc Giang điện tử đã tập trung tuyên truyền bảo đảm nội dung phong phú,
chính xác, kịp thời, đúng chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà
nước. Tuyên truyền, phát hiện và biểu dương các điển hình tiên tiến, nhân tố mới; đấu

tranh phê phán những hành vi vi phạm chính sách pháp luật và các biểu hiện tiêu cực
trong đời sống xã hội. Cùng với các nội dung trên, Bắc Giang điện tử đã tuyên truyền
đậm nét các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, như: Công tác xây dựng Đảng, thực hiện Cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đánh giá kết quả
thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII... Đồng thời, nhiều vấn đề nóng, đột xuất được tuyên truyền kịp thời, như: Nâng
cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; bảo vệ môi trường; tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực
tài chính- ngân hàng; vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân; giải quyết việc làm, xoá
đói giảm nghèo, cải cách hành chính, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân, bảo đảm công tác quốc phòng - an ninh, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Bắc Giang điện tử thường xuyên đổi mới giao diện, cập nhật liên tục các thông tin
thời sự trong tỉnh trong nước và quốc tế. Thực hiện tốt quy trình xuất bản liên tục trong
ngày. Trung bình mỗi ngày Bắc Giang điện tử có hơn 10.000 người ở 140 quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới truy cập tìm hiểu thông tin đã thực sự là kênh tuyên truyền
đối ngoại quan trọng của tỉnh…

11


Giao diện trang trong của báo Bắc Giang điện tử chụp lúc 11h45' ngày 22/5/2014
Các nội dung tuyên truyền của Bắc Giang điện tử luôn bảo đảm đúng định hướng,
không sai sót về chính trị, đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao của bạn đọc. Địa
chỉ: đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người. Măng
séc của Bắc Giang điện tử đã được hiện diện ở nhiều tờ báo điện tử trong nước. Hình
ảnh giao diện trang chủ của báo Bắc Giang điện tử đã có mặt trong nhiều công cụ tìm
kiếm như: Google. Nhiều tin, bài, ảnh của Bắc Giang điện tử trên các lĩnh vực như:
chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, diễn đàn công luận… đã là nguồn tin của các cơ quan
báo chí, thông tấn khác; đồng thời là thông tin cần biết tin cậy của các doanh nhân,
khách du lịch và những người con ở xa Tổ quốc…
Để từng bước đáp ứng yêu cầu của báo chí hiện đại, hiện nay Bắc Giang điện tử

tiếp tục tích cực đầu tư, nâng cấp một số trang thiết bị hiện đại và được bổ sung phóng
viên, biên tập viên.
Với mục tiêu ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu thông tin của độc
giả, hiện nay Bắc Giang điện tử góp phần tích cực trong việc tuyên truyền thực hiện các
12


nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trở thành kênh thông tin quan
trọng đối với độc giả với giao diện đẹp, phong phú, tích hợp truyền hình Internet, một
kênh thông tin quan trọng đối ngoại của tỉnh Bắc Giang và được nhiều công chúng quan
tâm, ưa thích.
2.3. Việc sử dụng ngôn ngữ trên báo Bắc Giang điện tử
Việc sử dụng ngôn ngữ trên báo Bắc Giang điện tử trong thời gian gần đây đã có sự
thay đổi rõ rệt. Cách thức diễn đạt, trình bày câu chữ dùng trong tin, bài theo hướng
ngắn gọn, trong sáng, đi thẳng vào vấn đề cần đề cập, và đan xen nhiều ảnh kèm theo.
Thông tin trên báo Bắc Giang điện tử cũng đa dạng phong phú với nhiều loại hình
ngôn ngữ khác nhau, phù hợp với từ chuyên mục. Trong đó, có cả ngôn ngữ bẵng chữ
viết, ảnh tĩnh, đồ hoạ, lại vừa có cả bằng hình ảnh video- clip và audio với các chuyên
mục tiêu biểu như: Truyền hình Internet, Hình ảnh, Phim tài liệu, Băcgiang Media...
Cập nhật: 18/5/2014 | 3:28:31 PM (GMT + 7)

Khánh thành cầu Mai Đình-Đông Xuyên
(BGĐT)- Sáng 18-5, UBND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh tổ chức lễ khánh thành cầu Mai Đình- Đông
Xuyên. Dự lễ khánh thành có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND và một
số ban, ngành, đoàn thể hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh cùng đông đảo nhân dân ...

Các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Mai Đình- Đông Xuyên

Xem clip trên TRUYỀN HÌNH INTERNET

Cầu Mai Đình-Đông Xuyên bắc qua sông Cầu nối giữa huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) và huyện Yên
Phong (Bắc Ninh), thuộc dự án xây dựng cầu Đông Xuyên và đường dẫn lên cầu được UBND tỉnh Bắc
Giang phê duyệt với kinh phí 316 tỷ đồng và được khởi công từ ngày 19-5-2012. Cầu được xây dựng

13


với quy mô vĩnh cửu bằng kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 643,4 m, chiều rộng lòng cầu
11m. Nhà thầu liên danh là Công ty TNHH MTV Xây dựng cầu 75 và Công ty Cổ phần Quốc tế Đông
Á. Sau 24 tháng thi công, đến nay cây cầu đã hoàn thành.
Cùng với việc xây dựng cầu, Sở GTVT hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến
độ thi công phần đường dẫn phía Bắc Giang nối từ thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa đến cầu Mai ĐìnhĐông Xuyên với chiều dài 15km, rộng 8m (theo quy mô đường cấp IV đồng bằng), kinh phí xây dựng
121 tỷ đồng. Đường dẫn phía Bắc Ninh dài hơn 3,1 km, rộng 11m (theo quy mô đường cấp III đồng
bằng), kinh phí đầu tư 107 tỷ đồng nối từ cầu Mai Đình-Đông Xuyên đến đường tỉnh 295 thuộc huyện
Yên Phong (Bắc Ninh). Đến nay, cơ bản các phần việc đã hoàn thành.

Cầu Mai Đình- Đông Xuyên trong ngày khánh thành.
Việc xây dựng công trình cầu Mai Đình-Đông Xuyên không chỉ giải quyết vấn đề bảo đảm an toàn
giao thông mà còn thúc đẩy phát triển KT-XH cho hai địa phương bên bờ sông Cầu nói riêng và hai
tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh nói chung, tạo sự kết nối lưu thông giữa hai tỉnh. Đồng thời, đánh dấu bước
chuyển biến tích cực trong hệ thống đường giao thông của tỉnh Bắc Giang- Bắc Ninh với hệ thống giao
thông của cả nước, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng trong khu vực.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nam và đồng chí Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh: Mặc dù trong bối cảnh
nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cao của lãnh đạo UBND hai tỉnh Bắc Giang và
Bắc Ninh đã bố trí ngân sách kịp thời, đôn đốc triển khai xây dựng theo đúng tiến độ, đặc biệt là sự ủng
hộ cao của nhân dân hai địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng. Đồng thời, hoan nghênh nhà
thầu đã thực hiện đúng cam kết, thi công đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị chính quyền và nhân
dân Bắc Giang, Bắc Ninh rà soát quy hoạch dân cư và kinh tế 2 huyện Hiệp Hòa và Yên Phong, đồng

thời chung tay giữ gìn, quản lý, duy tu, bảo trì thường xuyên đúng quy trình nhằm khai thác cầu Mai
Đình- Đông Xuyên có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế-xã hội hai tỉnh ngày càng phát triển.
Công Doanh-Quang Ngọc

Cập nhật: 14/5/2014 | 9:03:28 PM (GMT + 7)

14


TP Bắc Giang: Một nam thanh niên bị sát hại tại quán Internet
(BGĐT)- Khoảng 14h 30' ngày 14-5, Công an xã Song Mai, TP Bắc Giang (Bắc Giang) nhận được tin báo
tại một ngôi nhà ở đường Hoàng Hoa Thám, tổ 1, khu 34, xã Song Mai phát hiện một người tử vong tại
tầng 1. Nạn nhân được xác định là anh Phạm Ngọc Lượng (SN 1983) ở địa chỉ trên.

(Ảnh minh hoạ)

Hàng xóm của anh Lượng cho biết, khoảng 23h đêm ngày 13-5, có nghe thấy tiếng xe máy rú ga, tiếp
theo là tiếng hô "cướp, cướp, cướp”.
Theo trình báo của gia đình nạn nhân, khoảng 14h ngày 14-5, em gái anh Lượng đến mở cửa hàng
Internet phát hiện thi thể nạn nhân nằm ở tầng 1, có nhiều vết máu xung quanh. Tại hiện trường có
nhiều dấu vết nghi bị cướp.
Được biết, anh Lượng mở quán Internet được vài tháng nay và sống một mình tại đây.
Lực lượng chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi và hiện trường để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Ngọc Anh

Gần đây, báo Bắc Giang điện tử còn chú trọng thể hiện tác phẩm dưới dạng "thông
tin nhiều cửa". Một số tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” có thể bao gồm các yếu
tố hấp dẫn bạn đọc như video, audio. Như vậy, bạn đọc có thể cùng lúc xem lướt các
đoạn text trong tác phẩm nhưng đồng thời có thể xem trực tiếp thông tin sự, kiện qua
hình ảnh hoặc các đoạn âm thanh hoặc có thể đối chiếu với những tin tức sự kiện khác

cùng chủ đề đó qua yếu tố đường Link...
Khảo sát tổ chức “thông tin nhiều cửa” trong tác phẩm báo chí. Tần suất và số
lượng xuất hiện trong tác phẩm ở báo Bắc Giang điện tử từ tháng 10/2013 đến tháng
15


4/2014 có hơn 18.500 tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa”; trong đó có 7.400 tác
phẩm thông tin nội dung sự kiện diễn ra tại địa phương do Báo tổ chức, 11.000 tác
phẩm khai thác từ các nguồn khác. Gần 17.400 tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa”
với với 4 yếu tố gồm tít, text, sapo, ảnh; chiếm 94% tổng số tác phẩm xuất bản trên
mạng. Các tác phẩm bên cạnh 4 yếu tố trên có thêm yếu tố box là 3480 tác phẩm; có
thêm yếu tố video là 120 tác phẩm, chiếm 0,64%, có thêm yếu tố đường link là 370 tác
phẩm, chiếm 2%, có thêm yếu tố video và box là 55 tác phẩm, chiếm 0,3%; có thêm yếu
tố đồ họa mới chỉ có 2 tác phẩm đăng vào khoảng thời gian tháng 5 và 6 - 2013.
Biểu đồ minh họa tần suất và số lượng xuất hiện tác phẩm tổ chức “thông tin
nhiều cửa” trên Bắc Giang điện tử:

Cập nhật: 7/5/2014 | 3:49:40 PM (GMT + 7)
Trồng cây có chất gây nghiện

Thiếu hiểu biết, vi phạm pháp luật
(BGĐT)- Thời gian gần đây, cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang đã phát hiện liên tiếp hai vụ người

16


dân tự ý trồng cây cần xa và cây anh túc (những cây có chất gây nghiện). Làm việc với cơ quan công an,
những người dân này đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình song nguyên do của tình trạng trên
là họ thiếu hiểu biết pháp luật.


Những cây cần sa trồng ở nhà ông An bị lực lượng chức năng thu giữ.

Không biết trồng và biết vẫn trồng
Mới đây, nhận được thông tin từ người dân địa phương, Công an huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã
tiến hành kiểm tra và xác định loại cây được trồng trên thửa ruộng rộng khoảng 360m2 của gia đình
ông Lưu Công An (SN 1956), thôn Tân Mới, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang là cây cần sa.

Những cây anh túc trong vườn nhà bà Bộ trước khi bị thu giữ.
Cơ quan công an đã tiến hành nhổ và thu giữ 500 cây cần sa có chiều cao từ 1- 1,2m, đang trong thời
kỳ ra hoa, kết quả và chuẩn bị thu hoạch với tổng trọng lượng gần 300kg. Khi bị cơ quan công an thu
giữ, ông An cho rằng ông không hề hay biết đây là cây cần sa.

17


Khai báo với cơ quan điều tra, ông An cho biết toàn bộ số cây
này là do một người lạ ở TP.Bắc Giang đến thuê trồng. Nghe
người ta bảo là cây thuốc và thuê ông trồng, chăm sóc với giá
mỗi vụ 5 triệu đồng/sào.
Khác với trường hợp của gia đình ông An, mới đây khi bị lực
lượng Công an TP Bắc Giang phát hiện lập biên bản, bà Đỗ Thị
Bộ (SN 1953) ở tổ Mai Đọ, phường Đa Mai biết rõ 24 cây mà
công an thu giữ của gia đình mình là cây anh túc hay còn gọi gọi
là cây thuốc phiện.
Bà Bộ khai nhận: Khoảng tháng 10-2013, bà xin được của một
người không quen biết ở huyện Lục Ngạn số cây trên về trồng để
ngâm rượu chữa bệnh đau lưng. Đến khi bị công an phát hiện,
cây anh túc của nhà bà đã cao khoảng 1,2m có đầy đủ hoa lá, quả
và chừng khoảng 1 tháng nữa là cho thu hoạch.


Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác
có chứa chất ma túy, cùng với biện pháp xử lý
hình sự, còn có thể bị xử phạt hành chính từ 1
đến 50 triệu đồng theo Điều 192 Bộ luật hình sự”.
Thượng tá Bùi Huy Nam, Phó Trưởng Công an
huyện Lạng Giang.

Nâng cao nhận thức, cảnh giác với cây lạ
Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, ông An và bà Bộ đã nhận thức thấy hành vi vi phạm pháp
luật của mình. Đây là bài học đắt giá chỉ vì nhẹ dạ tin người lạ hay suy nghĩ đơn thuần là xin cây chữa
bệnh mà mình đã phạm tội.
Nhiều người cho hay dù thấy đây là loại cây rất lạ nhưng không ai
biết là cây cần sa nên không báo tới cơ quan chức năng. Thực tế,
một số người đã nghe tuyên truyền và biết tác hại của cần sa nhưng
ít ai biết cách nhận biết cây cần sa.

Cần sa là loại ma túy được chế từ hoa và lá
khô của cây cần sa. Cần sa nhìn giống như
thảo cỏ, lá chè khô và có thể còn hạt hoặc
còn các cành nhỏ.

Theo Đại úy Đinh Việt Thắng, Đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội
phạm về ma túy, Công an huyện Lạng Giang, khi lực lượng tới làm
việc, biết tin vườn cây trên ruộng nhà ông An là cây cần sa, nhiều
người dân địa phương đã kéo đến xem và tỏ ra rất ngạc nhiên.

Khác với cây anh túc (cây thuốc phiện), cây cần sa còn có tên gọi là
cây tai mèo, gai dầu, đại ma, bồ
đà…là loại cây có chất gây
nghiện mới du nhập vào Việt Nam nên nhiều người chưa biết rõ và

rất có thể bị kẻ xấu lợi dụng dưới danh nghĩa thuê đất trồng cây
thuốc nam.
Từ thực tế trên, sau vụ việc tại gia đình ông An, hiện nay thông qua
mạng lưới công an các xã, thị trấn, Công an huyện Lạng Giang đã in
những hình ảnh trực quan để tuyên truyền tới người dân không
trồng các loại cây này. Đồng thời, thông qua đó để người dân nhận
biết được cây trồng này và phản ánh đến cơ quan công an có biện
pháp xử lý kịp thời.

Anh túc có hoa khá đặc biệt cùng một thân
cây nhưng lại có bông hoa với các màu khác
nhau, bông màu vàng tím và bông màu tím.

Theo Trung tá Ngô Cảnh Thi, Trưởng Công an phường Đa Mai, TP Bắc Giang, dù biết hay không biết
khi trồng các loại cây có chứa chất gây nghiện này đều vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, mọi người
dân cần nâng cao nhận thức, tìm hiểu kỹ khi đưa giống cây mới vào trồng nhằm tránh bị kẻ xấu lợi
dụng.

18


Ngọc Hân

3. Những hạn chế, bất cập
Qua khảo sát thực tế báo Bắc Giang điện tử, số lượng tác phẩm do các phóng
viên tự tổ chức “thông tin nhiều cửa” về các nội dung sự kiện diễn ra ở địa phương chưa
có nhiều tác phẩm thật sự hấp dẫn được công chúng địa phương đánh giá cao. Các tác
phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” về nội dung chủ yếu tập trung vào các sự kiện, hoạt
động truyền thống của địa phương mang tính chất lễ tân, nhằm mục đích tuyên truyền
thành tích của các ban, ngành, đoàn thể địa phương, các nét đẹp văn hóa, lễ hội tại địa

phương...Khảo sát các tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” có các yếu tố video và
box thông tin trên báo Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 10-2013 đến tháng 4 2014 chủ yếu có nội dung đưa sự kiện về văn hóa đặc biệt là chùa chiền, miếu mạo,
cảnh đẹp du lịch...
Số lượng tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” thật sự hấp dẫn về nội dung
thông tin, tập trung vào các vấn đề nóng, đặc sắc, vấn đề dư luận quan tâm... chưa
nhiều. Trong khi những nội dung thông tin này mới thực sự là vấn đề công chúng địa
phương mong đợi. Qua khảo sát công chúng báo Bắc Giang, gần 40% số công chúng
cho rằng họ thích tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” tập trung vào các vấn đề mới,
lại, nóng, hấp dẫn, dư luận quan tâm. Phần lớn các tác phẩm được cắt gọt từ nội dung
báo giấy để upload trên báo điện tử. Do vậy, nhiều độc giả cho rằng khi đọc các tác
phẩm về sự kiện này trên Báo điện tử không hấp dẫn, cuốn hút bằng một số báo điện tử
chuyên nghiệp của Trung ương.
Một số tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” do lấy lại từ các nguồn khác nội
dung chủ yếu là các thông tin giải trí về sao, nghệ sỹ, khoa học công nghệ...Bởi vậy, nội
dung thông tin này khó gây được sự quan tâm, chú ý của độc giả địa phương vì thực tế
khi muốn tiếp cận các tác phẩm lấy lại từ nguồn khác, tâm lý độc giả địa phương không
muốn xem trực tiếp trên tờ báo Bắc Giang, một phần do thói quen, một phần do tâm lý
cho rằng họ muốn xem các tác phẩm đó từ nguồn gốc là các báo điện tử chuyên nghiệp
như Dân trí, VnExpress, Vnn...
So sánh cách tổ chức thể hiện các loại hình ngôn ngữ trên báo Bắc Giang điện tử
với các yếu tố hấp dẫn, đặc sắc như video, audio, link,box thông tin... trên một số tờ báo
19


điện tử chuyên nghiệp như VNN, Dân trí, VnExpress...cho thấy nội dung tác phẩm tổ
chức “thông tin nhiều cửa” thường là các vấn đề nóng, dư luận quan tâm như hiện
tượng phao thi tràn lan, đinh tặc trên đường, sập hố tử thần...Với cách tổ chức “thông tin
nhiều cửa” với các yếu tố hấp dẫn, chân thực như video, audio, các tác phẩm tổ chức
“thông tin nhiều cửa” trên các báo này thường được công chúng quan tâm bởi tính chân
thực của sự kiện khi được nghe đoạn âm thanh của sự kiện từ yếu tố audio hay những

hình ảnh chân thực ghi lại từ hiện trường của đoạn video...
4. Giải pháp, kiến nghị
Báo mạng điện tử – kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ưu thế của
các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và
tiếp nhận thông tin, nhanh chóng trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa
chọn. Do đó để có viết được tốt cho báo mạng điện tử chứng ta cần tìm hiểu kĩ càng về
loại hình báo chí để này. Cụ thể như sau:
Đặc điểm ngôn ngữ của báo mạng điện tử: ngoài những tính chất của ngôn ngữ báo
chí nói chung như: tính chính xác, thời sự, tính ngắn gọn, tính đại chúng… thì bên cạnh
đó báo mạng điện tử còn có những nét đặc trưng riêng biệt. Đó là : ngôn ngữ đa phương
tiện; có sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông tin; ngôn ngữ báo mạng điện
tử ít mang dấu ấn cá nhân của tác giả.
Một số đề xuất trong cách viết cho báo mạng điện tử:
Viết ngắn gọn, đúng trọng tâm: “báo điện tử cần phải sử dụng tối thiểu con chữ để
thể hiện tối đa lượng thông tin” ( Thang Đức Thắng – Vnexpress) tránh lối diễn đạt gián
tiếp, lòng vòng, phức tạp. Viết để thỏa mãn thông tin, ý thích của người đọc chứ không
phải thỏa mãn ý thích của bản thân với những câu dài lê thê, tràng giang đại hải.
Nên sử dụng nhiều bài ngắn, đoạn ngắn, câu đơn giản: thay vì viết 1 bài báo dài thì
trong báo mạng điện tử nên viết thành nhiều bài báo nhỏ có độ dài chỉ khoảng 1 đến 2
trang màn hình, lượng từ tối đa nên là 800 từ. Các tít phụ cũng rất quan trọng đặc biệt
đối với các bài báo dài trên mạng điện tử. Lưu ý khi viết cho báo mạng điện tử nên cắt
20


thông tin làm nhiều khối hoặc đoạn ngắn và thêm tít con. Mỗi đoạn không nên quá dài,
chỉ cần 4 đến 5 dòng diễn đạt được 1 ý trọn vẹn và nằm gọn trên màn hình. Việc sử
dụng kiểu câu nên tránh sự nhàm chán đối với người đọc, không nên dùng câu phức tạp
dài dòng.
Tăng cường thông tin lý giải và định hướng.
Không được quên viết sapo: sapo là phần bắt buộc của 1 tác phẩm báo mạng điện tử.

Nếu coi bài viết trên báo mạng điện tử là theo mô hình chữ T , thì sapo là phần gạch
ngang trên có nhiệm vụ tóm tắt hoặc cho biết những thông tin quan trọng, cần thiết của
sự kiện hoặc vấn đề.
Tăng cường tạo lập các lớp thông tin qua siêu liên kết: ngoài những thông tin chính,
còn có các thông tin bổ sung... Những thông tin này được xây dựng dưới hình thức như
các hồ sơ, "cửa thông tin" mỗi hồ sơ chứa đựng nhiều thông tin về 1 chủ đề nhất định.
Ngoài số thông tin được cập nhật hàng ngày nó còn xâu chuỗi những bài báo xung
quanh vấn đề đó ở nhiều tờ báo khác thông qua các đường dẫn siêu văn bản (đường
link). Cần lựa chọn những liên kết giúp làm tăng giá trị của câu chuyện hoặc làm chi tiết
hơn câu chuyện, tuyệt đối tránh những liên kết đến những trang mà nhà báo chưa chắc
độ tin cậy.
Tăng cường kết hợp đa phương tiện trong chuyển tải thông tin.
Hạn chế sử dụng các từ địa phương.
Hạn chế sử dụng dạng bị động và thời quá khứ.
II. KẾT LUẬN
Ngôn ngữ báo chí là một lĩnh vực nghiên cứu rộng. Sự thay đổi phong cách ngôn
ngữ báo chí cho phù hợp với từng ấn phẩm báo chí, phục vụ cho từng lớp công chúng
chuyên biệt dù là lĩnh vực nghiên cứu hẹp hơn nhưng cũng đòi hỏi một quá trình nghiên
cứu công phu. Cho dù, phần nghiên cứu của em chỉ giới hạn trong một ấn phẩm báo Bắc

21



×