Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sử dụng mô hình thế giới nhỏ trong truyền hình mạng ngang hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Vũ Việt Dũng

SỬ DỤNG MÔ HÌNH THẾ GIỚI NHỎ
TRONG TRUYỀN HÌNH MẠNG NGANG HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội - 2012

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Vũ Việt Dũng

SỬ DỤNG MÔ HÌNH THẾ GIỚI NHỎ
TRONG TRUYỀN HÌNH MẠNG NGANG HÀNG

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính
Mã số: 60.48.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Đại Thọ


HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .......................................................................................4
1.1. Khái niệm mạng ngang hàng ...........................................................................4
1.2. Phân loại mạng ngang hàng .............................................................................5
1.2.1. Hệ thống ngang hàng lai ghép ...............................................................5
1.2.2. Mạng ngang hàng thuần túy (Pure Peer-to-peer System) ......................7
1.2.2.1. Khái niệm về lớp mạng phủ ............................................................................. 8
1.2.2.2. Mạng ngang hàng thuần túy không có cấu trúc................................................ 8
1.2.2.3. Mạng ngang hàng có cấu trúc........................................................................... 9

1.3. Phƣơng pháp truyền thông mạng ngang hàng ...............................................10
1.3.1. Đẩy (Push)............................................................................................11
1.3.2. Kéo (Pull) .............................................................................................11
1.3.3. Kéo đẩy xen kẽ .....................................................................................11
1.3.4. Phƣơng pháp truyền thông lan tỏa (gossip protocol) ...........................13
1.4. Giới thiệu về trình giả lập iGridMedia ..........................................................14
1.4.1. Giới thiệu chung iGridMedia ...............................................................14
1.4.2. Mô hình hoạt động ...............................................................................15
1.4.3. Kiến trúc chung của trình mô phỏng....................................................16
1.4.3.1. Cách thức hoạt động ....................................................................................... 16
1.4.3.2. Kiến trúc lớp mạng phủ .................................................................................. 17

Chƣơng 2. TRUYỀN HÌNH NGANG HÀNG TRÊN MẠNG THẾ GIỚI NHỎ .19
2.1. Ứng dụng chia sẻ video, truyền hình trên mạng ngang hàng ........................19
2.2. Các loại mô hình lớp mạng phủ - Overlay Network......................................22
2.2.1. Khái niệm lớp mạng phủ ......................................................................22

2.2.2. Mạng ngẫu nhiên - Random graphs .....................................................23
2.2.2.1. Định Nghĩa ..................................................................................................... 23
2.2.2.2. Tính chất ......................................................................................................... 24


2.2.3. Mạng bao đóng – Scale free .................................................................25
2.2.3.1. Định nghĩa: ..................................................................................................... 25
2.2.3.2. Tính chất ......................................................................................................... 27
2.2.3.3. Xây dựng đồ thị bao đóng .............................................................................. 27

2.2.4. Mạng thế giới nhỏ ................................................................................29
2.2.4.1. Mô tả mạng thế giới nhỏ. ............................................................................... 29
2.2.4.2. Tính chất của mạng thế giới nhỏ .................................................................... 31

2.3. Ứng dụng mạng thế giới nhỏ .........................................................................33
2.3.1. Đánh giá về các lớp mạng phủ .............................................................33
2.3.2. Truyền dữ liệu trong mạng thế giới nhỏ ..............................................34
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MẠNG THẾ GIỚI NHỎ .........................37
3.1. Xây dựng mô hình lý thuyết ..........................................................................37
3.2. Giải thuật xây dựng mô hình thế giới nhỏ dựa vào xây dựng nhóm .............38
3.3. Giải thuật xây dựng mạng thế giới nhỏ dựa trên độ trễ liên kết của các nút
mạng. 43
3.4. Đề xuất giải thuật cải tiến. .............................................................................47
3.4.1. Giải thuật GoCast: ................................................................................47
3.4.2. Đề xuất .................................................................................................49
Chƣơng 4. MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG .....................................51
4.1. Phƣơng thức mô phỏng ..................................................................................51
4.2. Kết quả ...........................................................................................................54
4.2.1. Đánh giá về số lƣợng gói tin điều khiển mạng ....................................54
4.2.2. Đánh giá về tốc độ truyền nhận thông tin ............................................55

4.2.3. Đánh giá về thời gian trễ giữa nguồn và các nút trong mạng ..............56
4.2.4. Đánh giá khoảng cách trung bình trong mạng .....................................56
Chƣơng 5. KẾT LUẬN & PHƢƠNG HƢỚNG MỞ RỘNG ...............................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................59


TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU
Luận văn tập trung nghiên cứu về lớp mạng phủ trong mạng ngang hàng.
Để đảm bảo tốc độ truyền tin thì lớp mạng ngang hàng cần có các tính chất: Có cấu trúc,
Đáng tin tưởng trước biến động mạng, và có khả năng mở rộng.
Để khắc phục vấn đề về thông lượng yêu cầu duy trì mạng thế giới nhỏ, luận văn
nghiên cứu giải thuật kết hợp giữa Gocast và thế giới nhỏ. Giải pháp đã được thử nhiệm trên
môi trường mô phỏng iGridMedia với các tham số thời gian trễ gần giống Internet.
Luận văn gồm 5 chương
Chƣơng 1: Các kiến thức cơ sở
Chƣơng 2: Các kiến thức truyền hình ngang hàng, lớp mạng phủ, và các đặc điểm của
mô hình thế giới nhỏ.
Chƣơng 3: Các giải thuật xây dựng mạng thế giới nhỏ. Trình bầy giải thuật cải tiến, kết
hợp mạng thế giới nhỏ với giải thuật Gocast nhằm khắc phục điểm yếu về yêu cầu lượng
thông tin lớn để duy trì mạng thế giới nhỏ theo phương thức truyền thống.
Chƣơng 4: Mô phỏng đánh giá kết quả
Chƣơng 5: Kết luận và các phương hướng nghiên cứu trong tương lai.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm mạng ngang hàng

Mạng ngang hàng (Peer-To-Peer network) là cấu trúc mạng máy tính trong đó hoạt
động của mạng chủ yếu dựa vào khả năng tính toán và băng thông của các máy tham gia chứ
không tập trung vào một số nhỏ các máy trung tâm.
1.2. Phân loại mạng ngang hàng
Theo mức độ tập trung của mạng ngang hàng, chúng ta có thể phân loại các mạng
ngang hàng như sau.
1.2.1. Hệ thống ngang hàng lai ghép

Hình 1. Mạng ngang hàng lai ghép
Đây là mạng ngang hàng thế hệ thứ nhất. Trong mạng vẫn có một hay một số máy chủ
trung tâm dùng để lưu trữ thông tin của các máy trạm thành viên. Các đại diện tiêu biểu cho
loại mạng này là Napster và BitTorrent.
1.2.2. Mạng ngang hàng thuần túy (Pure Peer-to-peer System)
Mạng ngang hàng thuần túy là một mạng ngang không có máy chủ trung tâm. Các máy
trạm tham gia mạng có vai trò như nhau.

Hình 2. Mạng ngang hàng thuần túy
1.2.2.1. Khái niệm về lớp mạng phủ
Lớp mạng phủ là mạng được xây dựng bên trên một hoặc nhiều mạng vật lý khác

3


1.2.2.2. Mạng ngang hàng thuần túy không có cấu trúc
Mạng ngang hàng là thuần túy không có cấu trúc khi các liên kết giữa các nút mạng
trong mạng được thiết lập một cách ngẫu nhiên, không theo qui luật.
1.2.2.3. Mạng ngang hàng có cấu trúc
Mạng ngang hàng có cấu trúc được xây dựng bằng cách sử dụng hệ thống DHT
(Distributed Hash Table - Bảng Băm Phân Tán). Hệ thống này định nghĩa liên kết giữa các
nút mạng trong mạng phủ theo một thuật toán cụ thể.


Hình 3. Cơ chế của bảng băm phân tán (DHT)
1.3. Phƣơng pháp truyền thông mạng ngang hàng
1.3.1. Đẩy (Push)
Các mảnh dữ liệu được chuyển xuống từ một máy trạm (máy cha) xuống máy trạm
khác (máy con) mà không cần thông báo trước.
1.3.2. Kéo (Pull)
Ngược lại với phương thức đẩy, trong phương thức kéo, các máy con đóng vai trò chủ
động yêu cầu dữ liệu từ máy cha mà không cần biết máy cha có chứa dữ liệu hay không.
1.3.3. Kéo đẩy xen kẽ
Giao thức kéo đẩy xen kẽ là giao thức kết hợp hai phương thức kéo và đẩy xen kẽ với
nhau, thông qua một chính sách lựa chọn các máy trạm mà không cần phải duy trì việc trao
đổi thông tin về trạng thái download các mảnh dữ liệu giữa các máy tính.
1.3.4. Phƣơng pháp truyền thông lan tỏa (gossip protocol)
Giao thức truyền thông lan tỏa là giao thức truyền thông được xây dựng như nguyên
tắc lan truyền các tin đồn phổ biến trong xã hội.
1.4. Giới thiệu về trình giả lập iGridMedia
1.4.1. Giới thiệu chung iGridMedia
Dự án GridMedia được phát triển bởi tiến sĩ Meng Zhang, Đại học Tsinghua, Bắc Kinh,
Trung Quốc.
iGridMedia là dự án mở rộng của GridMedia, cho phép mô phỏng ứng dụng truyền đa
phương tiện trên diện rộng.

4


1.4.2. Mô hình hoạt động

Hình 4. Ứng dụng truyền dữ liệu đa phương tiện trên iGridMedia
1.4.3. Kiến trúc chung của trình mô phỏng

1.4.3.1. Cách thức hoạt động

Hình 5. Cách thức hoạt động của trình mô phỏng iGridMedia
Trình mô phỏng bao gồm ba thành phần, thành phần tạo topo mạng, thành phần tạo kế
hoạch mô phỏng và engine thực hiện các event mô phỏng..
1.4.3.2. Kiến trúc lớp mạng phủ
iGridMedia sử dụng lớp mạng phủ đồ thị ngẫu nhiên.

Hình 6. Xây dựng lớp mạng phủ trong iGridMedia

5


Chƣơng 2. TRUYỀN HÌNH NGANG HÀNG TRÊN MẠNG THẾ GIỚI NHỎ
2.1. Ứng dụng chia sẻ video, truyền hình trên mạng ngang hàng
Chia sẻ video qua mạng ngang hàng là một trong những hoạt động phổ biến nhất trên
mạng Internet.

Hình 7. Phân loại ứng dụng chia sẻ video trên mạng ngang hàng

2.2. Các loại mô hình lớp mạng phủ - Overlay Network
2.2.1. Khái niệm lớp mạng phủ
lớp mạng phủ là mạng được xây dựng bên trên một hoặc nhiều mạng vật lý đang tồn tại,
bao gồm tất cả các nút mạng đại diện cho các máy tham gia và các liên kết giữa các nút
mạng này”.

Hình 8. Mô hình lớp mạng phủ
Trong phạm vi ứng dụng ngang hàng lớp mạng phủ là lớp trung gian giữa lớp mạng vật
lý và lớp dịch vụ ngang hàng.


Hình 9. Vị trí của lớp mạng phủ

6


2.2.2. Mạng ngẫu nhiên - Random graphs
2.2.2.1. Định Nghĩa
Ký hiệu Gn,p Với n là số đỉnh đồ thị, p là xác suất tồn tại cạnh giữa hai nút bất kỳ của đồ
thị. Đồ thị được xây dựng với tập đỉnh n, và tập cạnh được xây dựng trên xác suất p như trên
là đồ thị ngẫu nhiên.
2.2.2.2. Tính chất
a) Tính liên thông
Khi số lượng cạnh đủ lớn thì đồ sác xuất liên thông của đồ thị tiến tới 1.

Hình 10. Đồ thị ngẫu nhiên
b) Đƣờng kính không lớn
c) Tính phân cụm nhỏ
2.2.3. Mạng bao đóng – Scale free
2.2.3.1. Định nghĩa:
Đồ thị bao đóng là đồ thị mà bậc của các nút giảm theo hàm mũ.
P(k ) ~ ck 

Trong đó c là một hằng số,  là tham số có giá trị : 2 <  < 3

Hình 11. Đồ thị bao đóng

7


Hình 12. Phân biệt đồ thị bao đóng với đồ thị ngẫu nhiên

Có thể kể đến một số ví dụ về đồ thị bao đóng, như đồ thị như mạng các tuyến đường
trong một quốc gia, mạng các tuyến máy bay, đồ thị World Wide Web, hay đồ thị mạng
Internet.
2.2.3.2. Tính chất
a) Đƣờng kính đồ thị nhỏ:
b) Độ phân cụm cao
c) Phù hợp với các mô hình thực tế
2.2.3.3. Xây dựng đồ thị bao đóng
Barabasi-Albert (BA) đưa ra cách xây dựng theo thuật toán theo phương thức hoàn
thiện từng bước đồ thị.

Hình 13. Xây dựng đồ thị bao đóng
2.2.4. Mạng thế giới nhỏ
2.2.4.1. Mô tả mạng thế giới nhỏ.
a) Mô hình mạng thế giới nhỏ của Watts và Strogatz
Watts và Strogatz bắt đầu với một mạng dạng lưới hình tròn các nút mạng được đánh số
từ 1 đến n theo vòng tròn và mỗi nút mạng có cạnh nối đến k nút kế tiếp theo chiều kim đồng
hồ. Duyệt qua mọi đỉnh trong mạng, với mỗi đỉnh thay thế một số cạnh bằng các cạnh mới
đến một nút mạng ngẫu nhiên chưa có kết nối đến đỉnh đó. Mạng xây dựng theo cách này
được gọi là mạng thế giới nhỏ.

8


Hình 14. Mạng thông thường, mạng thế giới nhỏ, mạng ngẫu nhiên
b) Mô hình mạng thế giới nhỏ của Kleinberg
Cách xây dựng
Đưa các đỉnh của đồ thị vào một lưới r chiều. Với mỗi đỉnh của đồ thị xây dựng các
cạnh theo quy tắc sau:
 Thiết lập ngẫu nhiên p cạnh với các nút ở gần (short link)

 Thiết lập ngẫu nhiên q cạnh với các nút ở xa (long link)
Với mỗi hàng xóm u, thì xác suất để nó có cạnh tới v là d(u,v)-r. với r là số chiều của
lưới.

Hình 15. Xây dựng đồ thị thế giởi nhỏ của Kleinberg trong lưới 2 chiều
2.2.4.2. Tính chất của mạng thế giới nhỏ
a) Tính phân cụm cao

Hình 16. Tính phân cụm của đồ thị thế giới nhỏ
b) Đƣờng kính mạng nhỏ
c) Đặc điểm về tỉ lệ hàng xóm gần, hàng xóm xa
Khi đồ thị tỉ lệ số lượng hàng xóm gần trên tổng số hàng xóm là cao, thì đồ thị có tình
phân cụm cao, đường kính mạng nhỏ

9


2.3. Ứng dụng mạng thế giới nhỏ
2.3.1. Đánh giá về các lớp mạng phủ
Mạng ngẫu Mạng bao Mạng
thế
nhiên
đóng
giới nhỏ
Trung bình Trung bình
Tính
cấu Kém
trúc
Cao
cao

Tính
phân Yếu
nhóm
Nhỏ
Nhỏ
Đƣờng kính Trung bình
mạng
Bảng 1 Bảng so sánh các lớp mạng phủ
2.3.2. Truyền dữ liệu trong mạng thế giới nhỏ
Trong mạng thế giới nhỏ, do tính chất phân nhóm cục bộ nên có thể chia việc chia sẻ
thông tin thành hai loại:
a) Chia sẻ thông tin nội bộ trong nhóm

Hình 17. Mô hình truyền tin nội bộ các nút trong một nhóm
Hiệu suất truyền tin nội bộ trong nhóm cao, do có nhiều nút mạng tham gia tíc cực vào
quá trình chia sẻ thông tin.
b) Chia sẻ thông tin giữa các nhóm

Hình 18. Truyền tin giữa các nhóm
Ở giữa các nhóm, các hàng xóm trực tiếp của các nút mạng tham gia chia sẻ có ít liên
kết với nhau. Do đó việc chia sẻ chéo giữa yêu cầu số lượng bước truyền trung gian lớn.

10


Chƣơng 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MẠNG THẾ GIỚI NHỎ
3.1. Xây dựng mô hình lý thuyết
a) Giải thuật
Bước 1: Xây dựng mạng dạng lưới
Bước 2: Ngẫu nhiên hóa tạo mạng thế giới

b) Đánh giá
Tính khả thi trong cài đặt thuật toán: Tính khả thi thấp
Tính đầy đủ của giải thuật: Không có chiến lược kết nối khi số lượng nút thay đổi.
3.2. Giải thuật xây dựng mô hình thế giới nhỏ dựa vào xây dựng nhóm
a) Giải thuật
Thiết lập các điều kiện về nhóm: bao gồm Kích thước nhóm, đường kính nhóm, và số
lượng liên kết xa.
Xây dựng hai phương thức tham gia vào mạng, và rời khỏi mạng ở các nút, nhằm đảm
bảo các điều kiện về nhóm đã được thiết lập ở trên.
b) Đánh giá
Điểm yếu, là đồ thị không được cập nhật trạng thái thường xuyên, cần phương thức rời
mạng để chỉnh sửa mạng, điều này gây tính kém ổn định của mạng.
3.3. Giải thuật xây dựng mạng ngang hàng dựa trên độ trễ liên kết của các nút mạng.
a) Giải thuật
Xây dựng dựa trên tương quan về số lượng cạnh gần và số lượng cạnh xa. Cạnh gần
nếu độ trễ truyền tin nhỏ, cạnh xa nếu độ trễ truyền tin cao.

Hình 19. Tương quan liên kết gần, liên kết xa
Để đảm bảo duy trì cấu trúc mạng thế giới nhỏ, thủ tục xây dựng hàng xóm được gọi
khi máy tham gia vào mạng, và sau đó được lặp lại định kỳ sau từng khoảng thời gian nhỏ.
Đặc tính nhóm: nhóm được hình thành trên cơ sở các nút trong nhóm có khoảng cách
đến nhau ngắn.
b) Đánh giá
Ƣu điểm: Tính ổn định của mạng cao, dễ cài đặt
Nhƣợc điểm: Chi phí duy trì mạng lớn, dễ xuất hiện những vòng lặp tạo hàng xóm

11


3.4. Đề xuất giải thuật cải tiến.

3.4.1. Giải thuật GoCast:
Là giải thuật đã được sử dụng trong thực tế. Các nút trong mạng xây dựng danh sách
hàng xóm gần và hàng xóm ngẫu nhiên.:
Xây dựng hàng xóm ngẫu nhiên: Duy trì số lượng hàng xóm ngẫu nhiên bằng Crand,
thực hiện thêm hoặc xóa hàng xóm nếu số hàng xóm khác với Crand
Xây dựng hàng xóm gần: Thực hiện duy trì danh sách hàng xóm gần với tiêu chí duy
trì cân bằng bậc của tất cả các nút trong mạng qua ba phương thức: thay thế, thêm và xóa
hàng xóm với
Đánh giá: Mạng được xây dựng có tính ổn định cao, chi phí duy trì mạng nhỏ hơn so với
giải thuật ở phần 3.3
3.4.2. Đề xuất
Xây dựng giải thuật kết hợp giải thuật xây dựng mạng thế giới nhỏ ở phần 3.3 và giải
thuật Gocast nhằm tận dụng điểm mạnh của hai giải thuật đồng thời khắc phục những điểm
yếu về chi phí duy trì mạng của giải thuật xây dựng thế giới nhỏ.
Giải thuật kết hợp được xây dựng theo cách: Thứ nhất giữ nguyên các tham số cũng
như các điều kiện xây dựng danh sách hàng xóm gần hàng xóm xa như mạng thế giới nhỏ.
Thứ hai thực hiện thay đổi cơ chế lựa chọn hàng xóm gần theo cách xây dựng tối ưu từng
phần của giải thuật Gocast để giảm số lượng gói tin điều khiển mạng. Thứ ba thêm các điều
kiện số lượng hàng xóm của mỗi nút mạng khi kết nạp nút vào danh sách hàng xóm để dảm
bảo cân bằng bậc của các đỉnh sau khi kết nạp.
Chƣơng 4. MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG
4.1. Phƣơng thức mô phỏng
Để mô phỏng, ta thực hiện theo hai bước sau:
Bƣớc 1: Xây dựng lớp mạng phủ thế giới nhỏ cho iGridMedia
Bƣớc 2: Thiết lập các tham số mô phỏng
Bƣớc 3: Thực hiện chương trình mô phỏng và ghi nhận kết quả

Hình 20. Chương trình mô phỏng
4.2. Kết quả
4.2.1. Đánh giá về số lƣợng gói tin điều khiển mạng

Kết quả:

12


Hình 21. Đánh giá về số lượng gói tin điều khiển mạng/giây
Nhận xét:
Sau khi khởi tạo được danh sách hàng xóm, số lượng thông điệp dành cho điều khiển
mạng ở hai giải thuật đều tương đối ổn định, tuy nhiên ở giải thuật kết hợp của Gocast và thế
giới nhỏ, số lượng gói tin này là nhỏ hơn.
4.2.2. Đánh giá về tốc độ truyền nhận thông tin
Kết quả:

Hình 22. Đánh giá tốc độ truyền nhận thông tin
Nhận xét:
Cả hai giải thuật, giải thuật thế giới nhỏ thuần túy và giải thuật kết hợp Gocast và thế
giới nhỏ, thì đều phù hợp với giao thức kéo đẩy của Igridmedia.
4.2.3. Đánh giá về thời gian trễ giữa nguồn và các nút trong mạng
Kết quả:

Hình 23. Độ trễ trung bình truyền dữ liệu trên các nút so với nguồn
Nhận xét:
Giải thuật kết hợp thu được độ trễ trung bình nhỏ hơn so với giải thuật thế giới nhỏ, hơn
nữa, độ trễ không có xu hướng tăng khi kéo dài thời gian mô phỏng. Điều này nói lên rằng,
việc đưa thêm các tiêu chí để lựa chọn hàng xóm, đảm bảo danh sách hàng xóm là ổn định
thì làm giảm độ trễ trung bình của mạng.
4.2.4. Đánh giá khoảng cách trung bình trong mạng
Kết quả:

13



Hình 24. Đánh giá khoảng cách trung bình giữa các nút mạng
Nhận xét:
Số bước truyền tin trung bình (avg hop) của hai giải thuật là xấp xỉ như nhau, điều này có
nghĩa là giải thuật kết hợp vẫn giữ nguyên được các đặc tính quan trọng của mạng thế giới
nhỏ tức khoảng cách trung bình giữa các nút là nhỏ.

14


Chƣơng 5. KẾT LUẬN & PHƢƠNG HƢỚNG MỞ RỘNG
Các nghiên cứu xây dựng mạng thế giới nhỏ theo tiêu chí đánh giá hàng xóm theo độ
trễ truyền tin đã xây dựng được mạng tận dụng các liên kết có hiệu suất truyền tin cao, tạo ra
các nhóm truyền tin với hiệu suất lớn. Tuy nhiên vấn đề gặp phải chi phí để xây dựng mạng
và duy trì còn cao, tính ổn định của mạng còn thấp.
Phương pháp cải tiến đề xuất là sử dụng kết hợp giữa mô hình lý thuyết về mạng thế
giới nhỏ, và giải thuật Gocast đã được triển khai trong thực tế. Do có nhiều điểm tương đồng
với giải thuật thế giới nhỏ, Gocast giúp khắc phục một phần điểm yếu chi phí xây dựng duy
trì mạng, và loại bỏ các vòng lặp xây dựng hàng xóm có thể là vô tận trong giải thuật cũ.
Để có thể phân tích sâu hơn về mặt định lượng chúng tôi sử dụng trình mô phỏng mã
nguồn mở iGridMedia để thực hiện các thao tác đánh giá. Kết quả mô phỏng thu được đã
chứng tỏ đề xuất của chúng tôi đã thu được kết quả nhất định so với giải thuật gốc. Giải thuật
đề xuất vẫn giữ được các đặc tính của mạng thế giới nhỏ gốc hơn nữa đã giảm được số lượng
gói tin điều kiển để duy trì mạng đồng thời giảm độ trễ trung bình truyền tin trên tất cả các
nút trong mạng.
Các kết quả nghiên cứu là các kết quả cơ bản mới dừng ở mức lý thuyết và mô phỏng.
Hy vọng trong tương lai, chúng tôi sẽ có thêm thời gian và cơ hội để hoàn thiện các sửa đổi
của mình, hoàn thiện những ý tưởng mà chúng tôi chưa kịp thực hiện như đề xuất thuật
phương thức hiệu quả cho việc truyền quảng bá thông tin trên mạng thế giới nhỏ, xây dựng

mạng phù hợp với truyền hình đa kênh truyền. Chúng tôi cũng hi vọng đưa được ra những
phương pháp đánh giá sai khác dữ liệu chia sẻ ở các nút tăng tốc độ xây dựng lớp mạng phủ.

15



×