Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Trình bày những hiểu biết của anh chị về các khái niệm: văn hóa, , biến đổi văn hóa mưu sinh tại địa bàn xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.47 KB, 24 trang )

GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT PHÁP
Đề bài: Trình bày những hiểu biết của anh chị về các khái niệm: văn hóa,
văn hóa mưu sinh, biến đổi văn hóa mưu sinh tại địa bàn xã Hương Sơn, huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay
Bài làm:
Văn hóa là một khái niệm tập hợp, tùy theo từng góc độ nhìn nhận và sử
dụng khái niệm về văn hóa mà có những quan niệm về văn hóa khác nhau. Năm
1874, E.B Tylor trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy đã đưa ra khái niệm đầu
tiên về văn hóa. Sau này, có nhiều khái niệm về văn hóa khác được kế thừa,
phát triển theo nhiều khía cạnh khác nhau. Thống kê sơ bộ về quan điểm nghiên
cứu văn hóa, có thể chia thành hai nhóm:
Nhóm 1: Nhóm những nhà nghiên cứu quan niệm: Văn hóa là toàn bộ
những gì do con người sáng tạo ra hay “văn hóa là cái gì không phải tự nhiên,
đối lập với tự nhiên” như GS. Nguyễn Từ Chi đưa ra trong Văn hóa học đại
cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.
Nhóm 2: Quan niệm: Văn hóa là một phạm vi rất hẹp, là những sáng tạo
về tinh thần
Như vậy, đến nay trên thế giới đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa khác
nhau. Trên tìm kiếm google hiển thị thống kê tới: 9.390.000 tài liệu nói về văn
hóa và 500 định nghĩa về văn hóa. Mỗi định nghĩa về văn hóa tùy theo tác giả
và bối cảnh ra đời, hướng vận dụng khác nhau mà có những quan điểm đưa ra
khác nhau do vậy các định nghĩa cũng có tính ưu và nhược nhất định tùy theo
hướng lựa chọn tiếp cận của học giả. NCS chỉ có thể lựa chọn một trong những
định nghĩa hay quan điểm nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề
tài làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu. Trong tiểu này, NCS dựa vào quan
điểm của nguyên chủ tịch nước Hồ Chí Minh- nhà đại văn hóa của dân tộc ta để
nghiên cứu đề tài. Nhà văn hóa Hồ Chí Minh sau khi khẳng định tính mục đích
của sự sáng tạo văn hóa: “...vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống” và
hệ thống hóa các biểu hiện văn hóa đã kết luận “văn hóa là sự tổng hợp



phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
(Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần 2; NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,
tập 3; tr 341). Trong trường hợp liên kết vấn đề tiếp theo của tiểu luận: Văn hóa
mưu sinh- chính là “phương thức sinh hoạt” mà cộng đồng cư dân vùng Hương
Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội đã và đang “sản sinh” ra “nhằm thích ứng với nhu cầu
của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn trong nền cảnh của đại phương hiện nay.
Biến đổi: Theo từ điển tiếng Việt, “biến đổi” có nghĩa là sự đổi khác.
Trong xã hội học, thuật ngữ biến đổi được gắn với sự biến đổi trong nhiều lĩnh
vực khác nhau như: Biến đổi xã hội, biến đổi công nghệ... Biến đổi xã hội
(social change) được định nghĩa là sự thay đổi trong cấu trúc và hành vi văn
hóa. Theo quan niệm của triết học nhân sinh quan, biến đổi là một thuộc tính,
đồng thời cũng là phương thức tồn tại của sự vật và hiện tượng trong thế giới
khách quan. Tuy nhiên, sự biến đổi các sự vật và hiện tượng không giống nhau;
trong một sự vật thì sự biến đổi cũng có thể khác tùy theo nội hàm sự vật, thời
điểm biến đổi, nhân tố tác động, điều kiện tác động khác nhau... Sự biến đổi
phải đặt trong những hoàn cảnh cụ thể.
Biến đổi văn hóa: Biến đổi văn hóa là một lĩnh vực biểu hiện của biến đổi
xã hội; là một trong những hiện tượng đặc thù của văn hóa. Nhà nghiên cứu văn
hóa Nguyễn Từ Chi từng nhận xét về sự biến đổi trong văn hóa Việt Nam: ‘‘…
Văn hóa Việt Nam luôn thay đổi và nhiều khi thay đổi rất nhanh. Theo tôi,
người Việt là một trong những dân tộc rất nhạy cảm và dễ thay đổi mình cho
phù hợp với hoàn cảnh’’ (Nguyễn Từ Chi (2003); Góp phần nghiên cứu văn hóa
và tộc người; Nxb Tạp chí văn hóa dân tộc và Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà
Nội)
Có 3 nguyên nhân của sự biến đổi văn hóa trong xã hội:
- Biến đổi gây ra do áp lực công việc
- Biến đổi do sự liên hệ giữa các chủ thể trong xã hội
- Biến đổi do môi trường tự nhiên.



Văn hóa mưu sinh : Văn hóa mưu sinh là một thuật ngữ khoa học còn
mới ở Việt Nam và trong nghiên cứu văn hóa nói chung. Qua tìm hiểu từ nhiều
nguồn tài liệu và điều tra bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để xác thực
vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu sinh nhận thấy: Đây là một lĩnh vực được nhiều
ngành khoa học quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng từ lâu trên thế giới, mưu
sinh hay sinh kế (livelihood) đang tiếp tục được một số nhà nghiên cứu văn hóa
đầu ngành trong nước tiếp nhận và phát triển trong những nghiên cứu về khoa
học văn hóa ứng dụng, bởi nội hàm của văn hóa mưu sinh rất thú vị và có tính
thực tiễn cao.
Thuật ngữ ‘Mưu sinh’ trong tiếng Anh trên thế giới được nhiều nhà khoa
học văn hóa sử dụng nhiều với các cách dịch/ cách gọi tên khác nhau như:
Economic purposes, living purpose và livelihoods. Tuy nhiên, được công nhận
và sử dụng nhiều nhất là: livelihood.
Mưu sinh (livelihood) được hiểu là: Tổng thể những phương diện hỗ trợ sự
tồn tại của con người trong các lĩnh vực về nghề nghiệp, tài chính hay sinh
hoạt. Nghĩa gốc livelihood ám chỉ các ứng xử trong cuộc sống, cách sống trong
nghề nghiệp, việc làm. Wikipedia cũng có định nghĩa về livelihood với cách
hiểu: Mưu sinh là những nỗ lực vượt qua những khó khăn, hoàn cảnh sống để
xóa

đói,

giảm

nghèo



cải


thiện

cuộc

sống

tốt

hơn.

Theo

www.freedictionary.com: Mưu sinh (livelihood) được hiểu là sự tập hợp những
phương tiện hỗ trợ hoặc tự cung, tự cấp nghề nghiệp hay việc làm để tự nuôi
sống bản thân.
Theo Tổ chức liên đoàn quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm (IFRC);
Mưu sinh có thể hiểu là một tập hợp những yếu tố, giải pháp và phương tiện
sống để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của một người dân. Một chỉnh thể văn hóa
mưu sinh được bền vững khi nó cân bằng được các yếu tố văn hóa trong nội
hàm, để chống lại những cú sốc tác động từ bên ngoài tới đời sống của người
dân hay tập người nghiên cứu, phát triển được tương lai, các thế hệ nối tiếp mà
không phá hủy môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.


Trong tiếng Trung: “Mưu sinh” được phát âm dưới 2 dạng: “Sheng qi”
(sinh kế); trực tiếp từ “Mưu sinh” được phát âm là “Mou sheng”. Mưu sinh là
động từ, chỉ việc tìm cách sinh sống, kiếm nghề nghiệp, làm sinh kế. Mưu sinh
là khởi đầu, còn sinh kế là kết quả của hành động. Khi nói cách mưu sinh tức là
danh từ hóa động từ mưu sinh thành sinh kế. Do vậy, mưu sinh và sinh kế có thể

sử dụng thay thế cho nhau khi thêm vào một danh từ vào động từ mưu sinh như:
Các mưu sinh, phương thức mưu sinh, nghề nghiệp mưu sinh, cũng có thể hiểu
là sinh kế với nội hàm tương tự trong cách vận dụng.
Tại hội đồng chấm tiểu luận tổng quan của NCS ngày 11/2/2015, trên cơ sở
khung lý thuyết, tình hình nghiên cứu đã tổng hợp của NCS, trong vai trò giám
khảo thành viên, TS. Dương Văn Sáu đã bổ sung thêm những kiến thức khoa
học trong lĩnh vực nghiên cứu về văn hóa và du lịch trong nhiều năm, và đưa ra
định nghĩa về văn hóa mưu sinh, theo T.S Dương Văn Sáu (ĐH Văn Hóa Hà
Nội), “Văn hóa mưu sinh là toàn bộ cách thức ứng xử trong mối quan hệ với tự
nhiên và xã hội của các cá nhân và tổ chức diễn ra trong những không gian và
thời gian xác định nhằm mục đích nâng cao chất lượng và kĩ năng sống. Những
ứng xử này luôn bị chi phối bởi các biến đổi mưu sinh chủ động và bị động”
Như vậy, so với định nghĩa hay cách hiểu về văn hóa mưu sinh trước đó, định
nghĩa về Văn hóa mưu sinh của TS. Dương Văn Sáu đã nêu lên yếu tố mới
trong văn hóa mưu sinh: là cách thức ứng xử, nhằm nâng cao chất lượng và kĩ
năng sống và văn hóa mưu sinh chịu sự tác động bởi những tác nhân khác nhau
trong xã hội.
Trong giáo trình Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa tr 44; của Ngô Đức
Thịnh (Nxb trẻ năm 2003), khi nói về hiện tượng Kinh tế- văn hóa Việt Nam,
Ngô Đức Thịnh có khẳng định: “loại hình kinh tế- văn hóa xuất hiện đầu tiên ở
Liên Xô”.Quan điểm gợi mở này cũng trùng với những nhà nghiên cứu có thâm
niên về văn hóa Mưu sinh như PGS.TS Trần Bình (ĐH Văn Hóa): Lĩnh vực
nghiên cứu về văn hóa mưu sinh đã có từ lâu trên thế giới, nằm trong số ít
những nhà nghiên cứu về mảng văn hóa mưu sinh đầu tiên phải nhắc đến nhà


nghiên cứu Makarian (thủ đô Eurevan, Liên Xô cũ).. Ông đã có nhiều công trình
nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực văn hóa về livelihood…
Trong nhiều tài liệu nghiên cứu về văn hóa mưu sinh, Makarian xếp Văn
hóa mưu sinh vào nhóm Văn hóa sản xuất bởi văn hóa mưu sinh có nhiều nội

hàm tương đồng của phân nhóm:
1) Văn hóa đảm bảo đời sống (nhà ở, trang phục, đồ ăn, vật chất…)
2) Văn hóa chuẩn mực xã hội (tình cảm xã hội, quan hệ xã hội, nghi lễ đời
sống…)
3) Văn hóa nhận thức (tư tưởng đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, tri
thức…). Theo cách phân loại này, khái niệm văn hóa mưu sinh chỉ: Tất cả hành
vi tác động vào tự nhiên, cuộc sống để tạo ra cuộc sống, của cải, vật chất; việc
vận dụng những tài nguyên văn hóa vật thể, phi vật thể để xóa đói, giảm nghèo
và nâng cao đời sống con người trong xã hội hay trong một cộng đồng cư dân,
hay đối tượng nghiên cứu cụ thể.
Theo Makarian, giữa văn hóa mưu sinh với văn hóa nhận thức (văn hóa
tinh thần), văn hóa vật chất, văn hóa chuẩn mực xã hội có mỗi liên hệ hữu cơ
với nhau, có nhiều điểm chung, có giao nhau, nhưng không hoàn toàn trùng
khớp, nhưng chúng vẫn có những nội hàm, khía cạnh riêng và biểu hiện giống
và khác nhau nhất định.
Tóm lại, từ sự tìm hiểu và cách hiểu, cách định nghĩa về văn hóa mưu sinh
trên thế giới của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau; từ góc độ nhà nghiên cứu văn
hóa học và hướng nghiên cứu của luận án này, NCS đưa ra khái niệm về mưu
sinh và văn hóa mưu sinh như sau:
Mưu sinh là tổng thể những yếu tố về vật chất và tinh thần trong phương
thức hoạt động nghề nghiệp của một cá nhân, hộ gia đình hay một cộng đồng
cụ thể; bao gồm: những công cụ lao động, phương thức lao động, những kinh
nghiệm nghề nghiệp, tôn giáo nghề, tín ngưỡng, phong tục tập quán, niềm tin…,
của những cá nhân, gia đình hay cộng đồng dân cư trong hoạt động nghề
nghiệp nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, phát triển cuộc sống và bảo tồn, phát


huy giá trị văn hóa truyền thống.
Văn hóa mưu sinh là: Toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, cách thức
ứng xử, thái độ và tác động của cá nhân, hộ gia đình hay cộng đồng trong

hoạt động nghề nghiệp, tới tự nhiên xã hội và con người trong bối cảnh
không gian và thời gian xác định nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, phát
triển cuộc sống; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Để xóa đói, giảm nghèo và phát triển cuộc sống, chủ thể mưu sinh phải có
những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy giá trị của tài nguyên thiên nhiên, di
sản vật thể và phi vật thể nơi mình đang sống; bằng những con đường chính
thống và những con đường phi chính thống để đạt được mục tiêu ổn định đời
sống cộng đồng trước những tác động khách quan.
Văn hóa mưu sinh chịu sự chi phối, tác động và ảnh hưởng bởi các tác
động chủ động và bị động từ ngoại cảnh khác nhau.
Quan niệm về mưu sinh bền vững: Những khái niệm về mưu sinh bền
vững (Stable livelihood) được giới thiệu đầu tiên bởi Ủy ban Brundtland về Môi
trường phát triển và hội nghị quốc tế năm 1992 nhằm mục tiêu thích ứng điều
kiện xã hội mới, xóa đói, giảm nghèo, và phát triển cuộc sống. Trong tiếp cận
ứng dụng về văn hóa mưu sinh cho một điểm văn hóa hay một cộng đồng dân
cư, một vấn đề nghiên cứu văn hóa trong xã hội cụ thể, các nhà nghiên cứu trên
thế giới như: Robert Chamber; Colin Murray, Diana Carney, Anthony
Bedbington hay Bộ phát triển quốc tế Anh (Department for international
development: DFID)..., ở trong nước như: PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu, PGS.TS.
Trần Bình, TS. Phùng Thị Tô Hạnh... đều hướng tới sự bền vững mưu sinh hay cách
tiếp cận mưu sinh bền vững (sustainable livelihood approaches) theo 5 hướng khai
thác về nội hàm giống nhau
Văn hóa mưu sinh có nội dung khai thác theo 5 thành tố hợp thành:
- Vốn tự nhiên (Natural capital): bao gồm toàn bộ nguyên liệu về tự nhiên
để tạo dựng sinh kế của một gia đình hay cộng đồng. Có nhiều nguồn lực để tạo
ra vốn tự nhiên: Đất đai, rừng, nước, khí hậu...


- Vốn vật chất (physical capital): Bao gồm cơ sở hạ tầng, các loại hàng hóa
mà con người sản xuất cần thiết để hậu thuẫn kinh tế

- Vốn xã hội (social capital): Là các nguồn lực xã hội mà con người sử
dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm: Quan hệ, mạng
lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các
mạng an ninh chính thống quan trọng
- Vốn con người (human capital): Là những kĩ năng, tri thức, khả năng làm
việc và sức khỏe tốt
- Vốn tài chính (financial capital): Ngụ ý về nguồn lực tài chính mà con
người sử dụng để đạt các mục tiêu sinh kế của mình.
Mô hình về mưu sinh bền vững, sau nhiều năm nghiên cứu theo Makarian,
cũng như các nhà nghiên cứu khác là: Sự cân bằng, điều hòa thỏa đáng các lợi
ích và trách nhiệm của các chủ thể hay thành tố mưu sinh tham gia. Tài nguyên
tự nhiên được người dân địa phương khai thác trong bối cảnh phát triển về du
lịch thu về cần được người dân địa phương và các tổ chức quản lý phân chia
thỏa đáng để tái sản xuất, phân chia cho cộng đồng tham gia, các quỹ phúc lợi...
Quỹ cộng đồng lại tiếp tục bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Chỉ
khi cân bằng được các yếu tố này thì văn hóa mưu sinh mới bền vững được.
Một hoạt động văn hóa mưu sinh bền vững (Sustainable livelihood), cần có
những nguyên tắc chỉ đạo phát triển nhất định. Có 7 nguyên tắc:
1) Con người phải là trung tâm: Hoạt động văn hóa mưu sinh bắt đầu bằng
việc phân tích về hoạt động mưu sinh của người dân và làm thế nào họ thay đổi
được theo thời gian. Bản thân người dân cần tích cực tham gia trong suốt dự án.
2) Mưu sinh cần toàn diện: Mọi người cần chủ động áp dụng nhiều chiến
lược khác nhau để đảm bảo đời sống sinh kế của họ, chủ động tổ chức hoặc lôi
kéo nhiều đối tượng khác nhau tham gia. Ví dụ tổ chức tư nhân, các bộ, các tổ
chức dựa vào cộng đồng và tổ chức quốc tế.
3) Mưu sinh bền vững cần chủ động: Tìm hiểu xem bản chất sự năng động
của đối tượng mưu sinh, những gì ảnh hưởng, tác động đến họ.


4) Xây dựng thế mạnh: Mưu sinh bền vững xây dựng dựa trên thế mạnh.

Cơ hội nhận thức của người dân chứ không tập trung vào vấn đề và nhu cầu của
họ. Nó hỗ trợ các chiến lược sinh kế hiện có.
5) Đẩy mạnh liên kết vi, vĩ mô: Mưu sinh bền vững xem xét ảnh hưởng của
các chính sách, thể chế về lựa chọn sinh kế , các chính sách và đặc biệt ưu tiên
người nghèo.
6) Khuyến khích quan hệ đối tác rộng: Mưu sinh bền vững dựa trên nhiều
quan hệ xã hội, trong các giai tầng và cơ chế xã hội khác nhau.
7) Mục tiêu phát triển bền vững: Tính bền vững là quan trọng nếu giảm
nghèo là để được lâu dài.
Tổng hợp thành tố những biểu hiện và ứng dụng văn hóa mưu sinh
trong du lịch
STT
1

Đáp ứng nhu cầu

Văn hóa
mưu sinh

Biểu hiện

trong bối cảnh

Vốn tự nhiên

du lịch
Đất đai, tài nguyên Tham
quan,

(Natural capital)


thiên nhiên, ruộng, nghiệm, giải trí của du

trải

rừng, sông, suối, cảnh khách; khai thác tài
quan thiên nhiên...

nguyên phục vụ sinh
hoạt và tồn tại hàng
ngày và nhu cầu du lịch

2

Vốn con người

của khách du lịch
Trí tuệ, kinh nghiệm, Tri thức và kinh

( human capital)

nguồn nhân lực thay nghiệm Kinh doanh du
đổi thế nào trong kinh lịch, nhu cầu tồn tại và
doanh dịch vụ. Nhận bán được các sản phẩm
thức con người thay du lịch do chính bản
đổi khi có du lịch đến thân, hộ gia đình làm
như

thế


nào,

sức ra; khả năng đầu tư,


khỏe, dân trí... thay kinh doanh du lịch để
đổi sau khi du lịch thoát nghèo, gìn giữ
phát triển như thế nào gốc văn hóa truyền
thống và phát triển
3

Vốn xã hội

cuộc sống
Các chính sách trước Môi trường giao lưu

( Social capital)

và sau năm 1998 học hỏi, cố kết cộng
(trước và sau cải cách đồng, gìn giữ văn hóa
ruộng đất ở Hương truyền thống trong sự
Sơn), tổ chức và thiết giao lưu và tiếp biến
chế xã hội, những văn hóa do sự tác động
mạng lưới xã hội của hoạt động du lịch.
mưu sinh, hình thức Môi trường và nhân tố
sản xuất...); Quan hệ để Phát triển mạng lưới
công việc; Các mạng mưu sinh khi du lịch
lưới thông tin, quảng phát triển.

4


Vốn tài chính

cáo, truyền thông...
Các nguồn vốn đầu tư Làm vật giao dịch ban

( Financial capital)

tài chính từ du lịch, đầu để tạo ra lợi nhuận
thu nhập hay vốn để từ việc kinh doanh du
khai thác giá trị tài lịch
nguyên văn hóa du

5

Vốn vật chất

lịch trong cuộc sống
Công trình, cơ sở hạ Ki ốt, xe máy, cửa

(Physical capital)

tầng và vật chất, phúc hàng, hàng lưu niệm,
lợi



hội,

nhà, biển quảng cáo, đất


xưởng, cửa hàng, vật trồng rau, dụng cụ lao
dụng tùy theo ngành động...
nghề mưu sinh...

nhằm

giúp

người dân khai thác giá
trị của sản phẩm du


lịch để bán cho khách
du lịch, để quảng cáo
sản phẩm trong mưu
sinh du lịch; nhằm phát
triển kinh doanh để thu
lợi nhuận, đáp ứng nhu
cầu thoát nghèo và cải
thiện cuộc sống từ sự
phát triển du lịch
Biến đổi văn hóa mưu sinh
Từ cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa và hướng nghiên cứu của đề tài luận
án này, theo NCS, đưa ra quan niệm về biến đổi văn hóa mưu sinh là: những
biến đổi, thay đổi về phương diện vật chất và tinh thần, những thay đổi trong
cách thức ứng xử trong không gian, thời gian, hoạt động nghề nghiệp xã hội
xác định của những nghệ nhân, người hoạt động nghề nghiệp - con người
trước những nhân tố chủ động và bị động khác nhau, để tạo ra của cải, vật
chất nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, phát triển nghề nghiệp và cuộc sống.

Bao gồm những thay đổi về công cụ lao động, thay đổi về phương thức lao
động, thay đổi về kinh nghiệm thích ứng nghề nghiệp, thay đổi về phương
tiện lao động, thay đổi về phong tục, thay đổi về tập quán nghề nghiệp, cung
cách ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp... trong bối cảnh tác động hay thời
gian xác định.
Trong bối cảnh phát triển du lịch tác động đến sự biến đổi văn hóa mưu sinh,
những biến đổi về văn hóa mưu sinh dựa trên ba thành tố nói trên được hiểu:
Biến đổi văn hóa mưu sinh trên phương diện vật chất (material –
livelihood acculturation), hay còn gọi là những biến đổi của văn hóa mưu sinh
hữu thể bao gồm: Những biến đổi về công trình, biến đổi về kiến trúc như đình,
chùa, miếu, mạo, lăng, mộ, nhà sàn, biến đổi trong những công cụ lao động,
mưu sinh hàng ngày của người lao động như: cày, bừa, cuốc, thuổng, gậy, gộc,
ki ốt, nhà xưởng, bàn, ghế, đò, xe máy, xe đạp, xe taxi...


Biến đổi văn hóa mưu sinh trên phương diện xã hội (Social culturelivelihood acculturation): Bao gồm những biến đổi trong quy tắc ứng xử và
quan hệ trong gia đình, dòng họ, xã hội có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp;
những biến đổi trong quy định về thiết chế văn hóa, xã hội có liên quan đến hoạt
động bảo tồn và phát triển nghề nghiệp.
Trong khi đó, những biến đổi về phương diện văn hóa mưu sinh trên
phương diện tinh thần (spiritual - livelihood acculturation), hay còn gọi là
những biến đổi tinh thần, vô thể lại mang những sắc tố riêng. Nó bao gồm
những biến đổi về tượng trưng và không chạm vào và cảm nhận bằng các giác
quan được. Biến đổi Văn hóa mưu sinh vô thể đề cập tới những yếu tố văn hóa
ngành nghề vô thể lưu truyền và biến đổi theo thời gian, với một số quá trình
sửa đổi, bổ sung, tích lũy dưới nhiều dạng thức khác nhau. Những biến đổi văn
hóa mưu sinh vô thể có thể bao gồm: những biến đổi về kinh nghiệm thích ứng
nghề nghiệp, biến đổi trong khả năng phát triển nghề nghiệp, biến đổi về sự
phân phối và mở rộng phạm vi nghề, âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương
truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thái, nghi lễ, ngôn ngữ hay thuật ngữ

riêng trong hoạt động nghề nghiệp, biến đổi về phong tục, tập quán nghề, các
món ăn truyền thống, các công nghệ thủ công truyền thống.
Quan niệm về bối cảnh phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế mang tính xã hội cao vì vậy phát triển du
lịch cũng tạo ra sự tác động mạnh mẽ lên nhiều mặt của đời sống xã hội. Các tác
động này vừa có tính tích cực và tiêu cực. Để đảm bảo sự phát triển bền vững
cho văn hóa, vấn đề đặt ra là các tác động (không thể tránh khỏi) đến văn hóa từ
các hoạt động trong sự phát triển du lịch cần phải được kiểm soát và quản lý
chặt chẽ.
Phát triển du lịch
Phát triển du lịch là một quá trình nâng cao điều kiện sống về phương diện
vật chất và tinh thần trong du lịch, được ghi dấu bằng sự phát triển lực lượng
sản xuất, quan hệ sản xuất, các giá trị văn hóa cộng đồng dân cư. Phát triển du


lịch tạo ra sự nâng cao điều kiện sống của con người, tạo ra một xã hội tốt đẹp
hơn nhờ du lịch về các phương diện: công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội thông
qua những biểu hiện về đời sống vật chất như: nhà ở khang trang hơn, nguồn
lương thực đảm bảo hơn, các điều kiện về giáo dục, sức khỏe, nhận thức, sự tận
hưởng cuộc sống và các giá trị nghệ thuật.
Tuy nhiên, sự phát triển cũng tạo ra thách thức với cộng đồng dân cư trong
việc: Bên cạnh việc đem lại những giá trị vô và hữu hình thì sự vận động đó
cũng dễ gây ra những tác động tiêu cực như: Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
suy thoái đời sống văn hóa bản địa ở góc độ nào đó, cơ hội bùng phát những tệ
nạn không mong muốn trong khi nguồn tài nguyên về văn hóa bản địa cũng như
văn hóa vật chất, truyền thống... không phải là vô hạn, do vậy nếu cứ duy trì sự
khai thác không kiểm soát thì có thể dẫn tới hiện trạng chảy máu tài nguyên
thiên nhiên và các giá trị văn hóa... Từ nhận thức đó mà sự ra đời khái niệm hay
ý thức về sự phát triển du lịch bền vững là cần thiết.
Phát triển du lịch bền vững

Khái niệm bền vững ở đây được hiểu là sự sử dụng nguồn tài nguyên không
vượt quá tỉ lệ bổ sung nguồn tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu
về nguồn tài nguyên thấp hơn mức cung cấp hay sự phân phối, tiêu dùng của
nguồn tài nguyên và giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.
Phát triển bền vững: Lý thuyết về phát triển bền vững bắt đầu xuất hiện
trên thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX và chính thức đưa ra tại Hội nghị
Ủy ban thế giới về phát triển và môi trường năm 1987, trong báo cáo Our
Common Future của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới- WCED (nay là Ủy
ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là sự tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu các thế hệ tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững
phải đảm bảo được sự hiệu quả về các thành tố: Kinh tế, xã hội, môi trường...
Phát triển bền vững là hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm ảnh hưởng sự phát triển của các thế hệ sau. Theo quan
điểm của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), 1980: Phát triển bền
vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và


không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong tổ chức và
các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen
Tại hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO- 92, quan niệm về “phát triển
bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ
thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa- xã hội”. Tóm lại, phát
triển bền vững là một khái niệm nhằm định nghĩa cho một sự phát triển về mọi
mặt, hay là sự cân bằng mọi thành tố tham gia có liên quan để đạt sự bền vững,
không nảy sinh các yếu tố bất thường, phá vỡ cấu trúc ban đầu trong tương lai.
Bối cảnh phát triển du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, có
hướng khai thác giá trị tài nguyên văn hóa, tự nhiên, góp phần tạo ra công ăn
việc làm, cải thiện đời sống của một bộ phận lớn dân cư. Bên cạnh đó, thông
qua du lịch, cũng là một con đường phát triển cho di sản, là con đường bảo tồn,
thiết lập và phát huy giá trị của văn hóa vật thể và phi vật thể mưu sinh. Khi lợi

ích và hiệu quả kinh tế có được từ du lịch được người dân nhận thức, ủng hộ thì
sẽ có động lực để thu hút, huy động nguồn lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản
phục vụ du lịch. Đó là một bối cảnh rất hợp lý để phát huy nguồn lực của cộng
đồng dân cư trong hoạt động nghề nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu về bối cảnh phát triển du lịch bền vững biểu thị:
một giai đoạn phát triển trên toàn bộ phương diện vật chất và tinh thần trong
du lịch, khi du lịch được khai thác các giá trị của tài nguyên văn hóa và tự
nhiên nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch có sự dung
hòa lợi ích kinh tế của những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch và duy
trì các khoản đóng góp từ du lịch cho công tác bảo vệ môi trường và nâng
cao đời sống người dân làm du lịch ở địa phương
Nếu chỉ đơn thuần nghiên cứu về bối cảnh phát triển du lịch thì có thể tiềm
ẩn trong chính sự phát triển du lịch đó, không định hướng khai thác giá trị văn
hóa đúng mức thì bối cảnh phát triển du lịch đó cũng không thể bền vững do tài
nguyên bị khai thác một cách không kiểm soát, nhưng nếu đặt sự khai thác các
giá trị văn hóa trong sự phát triển du lịch bền vững thì giá trị tài nguyên khai
thác sẽ được điều tiết với các yếu tố khác, tạo ra sự bền vững cho chính tài


nguyên trọng định hướng phát triển cùng du lịch.
* Những biểu hiện của một cộng đồng cư dân đang trong bối cảnh phát
triển du lịch:
Theo Tuyên bố 90 UNWTO trong Hội nghị toàn cầu về phát triển du lịch
bền vững của tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 1990), một cộng đồng cư dân
đang trong giai đoạn phát triển lịch có một số biểu hiện cụ thể:
1) Mức độ tham gia của cộng đồng, địa phương vào công tác quản lý và
khai thác tài nguyên du lịch; người dân trực tiếp tham gia vào chuỗi các giá trị
trong du lịch từ đó cải thiện được chất lượng cuộc sống cộng đồng.
2) Hoạt động du lịch tại điểm có các tác động (tích cực và tiêu cực) đến
môi trường tự nhiên và văn hóa.

3) Có những công tác nhằm bảo vệ các khu vực nhạy cảm (tự nhiên và văn
hóa) trong các hoạt động phát triển du lịch.
4) Năng lực đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng xã hội (giao thông
cấp- thoát nước và xử lý chất thải, cung cấp năng lượng; và các cơ sở hạ tầng,
xã hội khác) và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kĩ thuật du lịch.
5) Tại điểm phát triển du lịch, tính ổn định về chế độ chính trị và mức độ
an toàn về trật tự xã hội được duy trì trong công tác khai thác du lịch
Tuy nhiên, bối cảnh phát triển du lịch này không phải là vĩnh viễn, mà
trong quá trình vận động và phát triển các giá trị tự thân của bối cảnh phát triển,
nếu những nguyên tắc đảm bảo sự bền vững của bối cảnh phát riển không đảm
bảo thì bối cảnh phát triển du lịch cũng dễ bị phá vỡ. Do vậy, nghiên cứu về sự
biến đổi của văn hóa mưu sinh trong bối cảnh phát triển du lịch cũng đòi hỏi
nhà nghiên cứu nắm được những nguyên tắc đảm bảo sự phát triển của bối cảnh
nhất định:
1) Việc khai thác và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn tài
nguyên, giảm thiểu các chất thải ra môi trường: Tài nguyên văn hóa du lịch
không phải vô tận, một số tài nguyên văn hóa du lịch không có khả năng phục
hồi hoặc phục hồi rất chậm do vậy việc khai thác cần hợp lý và hiệu quả để
đảm bảo cho bối cảnh sự phát triển du lịch bền vững
2) Bối cảnh khai thác du lịch cần gắn liền với sự bảo tồn đa dạng sinh
học, đa dạng về tài nguyên văn hóa


3) Việc hoạt động du lịch cần phù hợp với mục tiêu và chiến lược tổng thể
phát triển về kinh tế, xã hội
4) Công tác phát triển du lịch cần gắn với việc chia sẻ những lợi ích và
trách nhiệm với cộng đồng địa phương, khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng
đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch
5) Đào tạo và nâng cao ý thức tài nguyên và môi trường cho mọi đối
tượng liên quan

6) Nâng cao trách nhiệm trong xúc tiến, quảng bá du lịch trong cộng đồng,
cư dân vùng làm du lịch.
Quan niệm về biến đổi văn hóa mưu sinh của cộng đồng cư dân
trong phát triển du lịch
Nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa mưu sinh trong cộng đồng cư dân vùng
văn hóa gốc nông nghiệp, đến nay cũng đã có nhiều nghiên cứu đề cập ở diện
rộng. Để làm rõ hơn diện rộng về đối tượng nghiên cứu trong l tiểu luận án về
sự biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân vùng văn hóa gốc nông thôn Hương
Sơn, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội; NCS sẽ có một số so sánh trong định
hướng nghiên cứu về văn hóa mưu sinh truyền thống và nghiên cứu về sự biến
đổi văn hóa mưu sinh để làm rõ hơn hướng nghiên cứu diện rộng.
Bảng so sánh văn hóa mưu sinh truyền thống và biến đổi văn hóa mưu
sinh trong bối cảnh phát triển du lịch của cư dân xã Hương Sơn:
Văn hóa mưu sinh
STT

1

Góc độ

của cộng đồng cư dân

so sánh

truyền thống

Sự biến đổi văn hóa mưu sinh
của cộng đồng cư dân trong

sự phát triển du lịch

(trước năm 1998)
Bối cảnh Cư dân làm nông nghiệp - Chịu tác động sâu sắc của bối
nghiên

thuần túy sống dựa vào cảnh tác động hay cơ chế chính

cứu

điều kiện tự nhiên, kết sách cụ thể, từ đó vận động
hợp với nghề nghiệp thay đổi thích ứng theo điều
phụ thêm để đảm bảo kiện xã hội mới.
cuộc sống hàng ngày - Xu hướng thoái trào các nghề


của gia đình và bản nghiệp truyền thống như trồng
thân: nghề chăn nuôi lúa nước, đi rừng săn thú, hái
nhỏ lẻ gia súc, gia cầm, thuốc... và khai thác mạnh thêm
nấu rượu, trồng rau các ngành nghề du lịch để thoát
vườn, thợ may, thợ thủ nghèo, thích ứng bối cảnh thuận
công...

các

ngành lợi mưu sinh mới trong du lịch.

thuyền thống của cư - Xu hướng du lịch hóa nông
dân.

hóa văn hóa nông thôn diễn ra
mạnh mẽ nhất là vào thời vụ du

lịch của địa phương;
- Chức năng du lịch hóa nông
thôn được mở rộng.
- Biến đổi về lối sống, văn hóa,
xã hội; thu hút đầu tư liên vùng
và quốc tế về du lịch.
- Những người dân gốc (chủ
yếu) và những người nhạy bén
đầu tư nắm bắt nhanh các cơ
hội phát triển sinh kế nhanh và
chuyển đổi nghề nghiệp.
- Sự tăng nhanh số dân nhập cư
từ các vùng nông thôn vùng ven
đô và nông thôn.
- Văn hóa truyền thống bị Biến
đổi đan xen cả tính truyền
thống và tính hiện đại cùng tồn
tại rõ nét.
- Khai thác các giá trị văn hóa
hiện đại và bảo tồn văn hóa


truyền thống bằng phát triển du
lịch.
Dịch vụ du lịch

2

Ngành


3

mưu sinh
Chủ thể Chủ yếu là nông dân, Người kinh doanh lưu trú,
mưu sinh

Nông nghiệp

thợ thủ công nhỏ lẻ, thợ người lao động dịch vụ, người
phát huy vốn truyền dân kinh doanh ăn uống, các
thống làng nghề và gia dịch vụ liên ngành để phục vụ
đình; phu rừng; phu hồ, nhu cầu khác nhau của khách
thợ đánh bắt cá, và du lịch: Điều hành tour, Vận
người chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển, hướng dẫn viên du lịch,
một bộ phận làm trong người gánh đồ giúp khách,
nhà nước bao cấp...

người bán hàng rong, thợ chụp
ảnh, người mẫu, xe ôm, người
sắp lễ tại điểm du lịch, người
khấn thuê, người làm dịch vụ
du lịch, ban quản lý di tích, ‘còchỉ đường cho du khách’, doanh
nghiệp lữ hành, người đổi tiền,
người cho vay tiền lấy lãi tại
địa bàn dân cư phát triển du

4

Phương


lịch...
Con trâu, cái Cày, cuốc, - Văn phòng, nhà nghỉ, ki ốt,

thức mưu thuổng, gậy, gộc, bao, xoong chảo, đồ nấu ăn... phục
sinh

bố, dao, kéo... phục vụ vụ nhu cầu ăn, nghỉ của khách,
đi

rừng,

làm

nông bàn tiếp khách, máy tính...

nghiệp, chăn nuôi và - Xe máy, ô tô, taxi, đò, thuyền, xe
trồng trọt

ba gác, lán, trại, bàn ghế, bát đĩa...
- Biển quảng cáo, tờ rơi dịch
vụ, cờ hướng dẫn, bài thuyết


minh hướng dẫn du lịch,
- Dụng cụ lao động truyền
thống làm nông nghiệp như:
cày, bừa, cuốc, thuổng, gậy,
gộc..; dụng cụ để chăn nuôi và
trồng trọt chủ yếu vẫn duy trì
do phát triển nông nghiệp đan

5

Nghề

xen dịch vụ
Nông dân, công nhân, - Bên cạnh một số ít nghề

nghiệp,

thợ thủ công, nghệ nhân, truyền thống ở một số hộ đơn lẻ

việc làm

người đi rừng, thầy giữ gìn và tiếp tục phát triển; xu
thuốc, phu hồ, thợ chăn hướng phát triển đan xen hoặc
nuôi gia súc nhỏ lẻ

phát triển nghề mới trong bối
cảnh xã hội mới của: nghề
truyền thống và nghề dịch vụ
chiếm chủ đạo trong xã hội.
- Một số nghề mới hình thành
như: nghề bán các sản vật du
lịch và lưu niệm ven di tích và
di động; nghề truyền thống mở
rộng về quy mô và số lượng để
bán cho khách du lịch;
- Một số nghề mới xuất phát từ
nhu cầu của khách cũng hình
thành như: nghề bán cafe nóng

dạo trên bến, dưới thuyền, nghề
trồng rau rừng chuyên nghiệp
để bán cho du khách, nghề bán
vàng mã, nghề bán và sắp lễ


cho du khách; nghề quán ăn và
bán sản vật tưởng là đặc sản
của vùng nhưng thực chất là
nhập từ địa phương khác về địa
phương..., nghề làm mẫu ảnh,
nghề cho vay tiền lấy lãi có
6

hoặc ko có thế chấp tài sản
Trình độ Chủ yếu do kế thừa từ - Thay đổi và kết cấu phù hợp
lao động, thế


hệ

trước

trong theo bối cảnh phát triển du lịch

năng truyền thống gia đình và mới.

mưu sinh

do chính nghệ nhân/ chủ - Rất linh hoạt và có nhiều thay

thể mưu sinh tự học, đổi sáng tạo theo xu thế, bối
quan sát và thực hành từ cảnh phát triển mới.
nhỏ mà có

- Nhiều ‘bí quyết nghề mới’
trong dịch vụ du lịch được hình
thành một cách nỗ lực, thậm chí
đáng phê phán trong xu thế bảo
tồn giá trị văn hóa, nhưng vẫn
tồn tại, phát triển một cách khó
kiểm soát trong cộng đồng cư
dân (nghề cò đường, nghề móc
túi, cờ bạc trá hình...)
- Có thể tồn tại xu thế bảo tồn
kĩ năng nghề một cách cục bộ
trong gia đình truyền thống
hoặc trong vùng văn hóa cho

7

Nghi
(tín

phép ảnh hưởng
lễ - Cộng đồng: đi chùa, - Cộng đồng: đi chùa, đi lễ; thờ
đình. Thờ thần, phật, thần, thờ phật, anh hùng dân tộc


ngưỡng)
văn


anh hùng dân tộc

- Ông bà tổ tiên, bác Hồ, người

hóa - Gia đình: Bác Hồ, ông chết trẻ hay vật thiêng

mưu sinh

bà tổ tiên

- Cửa hàng, nơi mưu sinh: thờ

- Cửa hàng, nơi buôn thần tài gần cửa ra vào; thờ
bán: thờ vật linh, thiên thiên thần, các vật thiêng (cây
8

Không

thần
đa, cây gạo)
Giới hạn rõ ràng về đơn Biểu hiện tính liên vùng do

gian văn vị hành chính, địa lý
9

tác động ảnh hưởng liên

hóa
ngành, du lịch

Tính thời Ổn định và gần như cố Gắn với sự tác động của những
vụ

định với hai vụ lúa nông thời vụ du lịch mạnh mẽ trong
nghiệp/

năm/hộ

hoặc năm: ngày lễ, ngày tết, ngày

thời vụ trồng trọt, chăn nghỉ, ra giêng, những tháng
nuôi chi phối gia đình.

nghỉ hè, nghỉ đông...dẫn tới sự
gia tăng đột ngột về số lượng
KDL. Về phía chủ thể lao động
và cung lao động tại vùng du
lịch: Cũng có sự tăng mạnh về
số lao động nhập cư ngoại vùng
do sự đầu tư của nhiều nhà đầu
tư lớn khai thác trong một số
nghề: Chèo đò, phục vụ ăn

10

Quan

Trọng nông ức thương

niệm kinh

11

doanh
Điểm

uống, ngủ nghỉ...
Ưu tiên phát triển Ngành nghề
dịch vụ du lịch

Mưu sinh thụ động (chủ Mưu sinh bán chủ động (không

nhấn thời yếu dựa vào tự nhiên và chỉ dựa vào tự nhiên và vốn
kỳ
hóa

văn vốn mưu sinh sẵn có)

mưu sinh sẵn có mà cộng đồng
cư dân chủ động tìm ra thời vụ


mưu sinh chính. Họ thích ứng,
tiếp cận chủ động và đan xen
phát triển bên cạnh những
ngành nghề nông nghiệp cũtrồng rừng thay vì đi rừng, mưu
sinh có hệ thống bằng nghề
chèo đò thay vì chỉ nhỏ lẻ manh
nha như trước; trồng rau sắng
và nuôi thú rừng thay vì đi hái
rau sắng và săn bắt thú rừng

12

Thu nhập

như trước...)
1) Những người lao
1) Những người lao động
động nhỏ lẻ, thủ công:

nhỏ lẻ, thợ thủ công:

Ngày thường: vài chục Ngày thường: 200- 300 ngàn.
ngàn

Ngày hội: 500- 700 ngàn

Ngày hội: 1-200 ngàn
2) Những nhà hàng,
nhà buôn bán lớn:

2) Những nhà hàng, nhà
buôn bán lớn:

Ngày thường: Vài trăm Ngày thường: Một đến 3 triệu
ngàn (cả vốn)

bạc

Ngày xuân hội: Vài Ngày xuân hội: 5-7 hoặc hơn
13


triệu bạc
chục triệu bạc là bình thường
Cơm độn (ít cơm)/ sắn/ Cơm+ rau+ thịt (cá, hải sản)

Thành

phần bữa củ mài+ rau

14

ăn

chủ

yếu/

gia

đình
Giá

trị Thu nhập không đủ ăn - Phần đông cư dân đảm bảo

văn

hóa đủ tiêu, đời sống đạm đời sống cơ bản. Xuất hiện

(Từ


góc bạc và lạc hậu. Nhưng những hộ gia đình có thu nhập


độ

đánh những đời sống văn hóa rất cao, đời sống đầy đủ và tiên

giá

của tinh thần của cộng đồng tiến so với mức sống những khu

chính

cư dân nói chung rất vực phát triển trong cả nước.

cộng

phát triển qua các phong Những người này thậm chí còn

đồng

cư trào sinh hoạt văn nghệ biết “tổ chức mưu sinh chuỗi”

dân

quần chúng

để tạo ra giá trị thặng dư lớn

Hương


- Không có các tệ nạn (thuê người từ nơi khác đến

Sơn)

xã hội lớn do mặt trái chèo đò/ suất chèo đò của gia
của xã hội tiên tiến đình, nhạy bén với bối cảnh
(nghiện, hút, ma túy...) phát triển du lịch trong việc mở
hay mặt trái của sự phát nhà trọ, kinh doanh du lịch).
triển du lịch đem lại)

Tuy nhiên, một bộ phận cư dân
không tránh khỏi tình trạng hộ
nghèo trong xã do: chỉ tập trung
vào dịp xuân hội để chèo đò và
mưu sinh từ du lịch như một
nguồn thu nhập chính, trong khi
quanh năm thu nhập từ nông
nghiệp thất thường, do vậy khi
dòng vốn tích lũy không còn họ
phải “đi vay” từ những người
có thu nhập ổn định sống bằng
nghề cho vay lấy lãi hay phải
bán lúa ăn trong nhà để lấy tiền,
đánh cá đêm trộm, làm thêm
nghề phu hồ...và “chờ đến vụ
xuân hội tiếp theo” để có thu
nhập trả nợ và duy trì cuộc sống
gia đình.



- Đời sống văn hóa tinh thần
sinh hoạt cộng đồng không
bằng so với thời kỳ văn hóa
mưu sinh trước đây
- Hương Sơn xuất hiện mặt trái
từ những yếu tố văn hóa tiêu
cực mới từ sự phát triển xã hội
và sự phát triển của du lịch
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, dựa thêm vào phương pháp phỏng
vấn chuyên gia, NCS nhận thấy: Biến đổi văn hóa mưu sinh trong sự phát triển
du lịch hiện nay đang theo 3 xu hướng:
- Xu hướng thích ứng hoàn toàn: Trong quá trình chịu sự tác động của yếu
tố bên ngoài, các thành tố văn hóa vận động và biến đổi hoàn toàn về nội hàm
văn hóa truyền thống để thích ứng nhanh với bối cảnh phát triển mới
- Xu hướng bảo thủ: Các thành tố văn hóa không thích ứng với điều kiện
phát triển mới, khả năng hội nhập kém, do vậy nội hàm văn hóa truyền thống
giữ nguyên nhưng không phát triển mà dần mai một đi.
- Xu hướng biến đổi đan xen: Trước các yếu tố tác động khác nhau từ bên
ngoài chi phối, thành tố văn hóa gốc (truyền thống) linh hoạt và vận động biến
đổi phù hợp với bối cảnh mới, từ đó giữ được những yếu tố truyền thống, đồng
thời cũng lĩnh hội được những yếu tố tiên tiến, phù hợp với quy luật vận động
và phát triển của xã hội.



×