Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BẢN TÓM TẮT LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC TỚI HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.99 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Con người với những hiểu biết, kiến thức sâu rộng sẽ là nền tảng cho sự phát triển xã hội, song học rộng,
tài cao chưa đủ, để thành công trong cuộc sống, con người phải nhận biết thấu hiểu và kiểm soát được cảm
xúc của của mình và của người khác trong các quan hệ ứng xử xã hội – Đó là trí tuệ cảm xúc
1.1. Cơ sở lí luận
Một trong rất ít những lĩnh vực được đề cập ngay từ những ngày đầu tiên của tâm lí học khoa học đó là
trí tuệ. Các nhà tâm lí học đã không ngừng nghiên cứu, đi tìm bản chất, vai trò của trí tuệ. Với phương pháp
biểu trưng chúng ta thấy trí tuệ được chuyển dịch từ hành vi bên ngoài vào những hoạt động và sản phẩm tư
tưởng con người. Trí tuệ thuộc về từng chủ thể hoạt động và do vậy các yếu tố của mỗi cá nhân cũng tác
động tới nó, trong đó có yếu tố cảm xúc. Qua các công trình nghiên cứu, cảm xúc và trí tuệ có quan hệ rất
mật thiết với nhau. Cảm xúc không chỉ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến trí tuệ (tác động trực tiếp tới trí
tuệ) mà ngược lại, sự tham gia trực tiếp của yếu tố trí tuệ vào việc nhận thức và kiểm soát các yếu tố cảm xúc
của chủ thể hoạt động và người khác trong hoạt động, giao tiếp đã dẫn đến một loại trí tuệ - Đó là trí tuệ cảm
xúc.
Trí tuệ và cảm xúc là hai mặt của một hành vi cá nhân. Cảm xúc làm ảnh hưởng tới trí tuệ và trí tuệ cũng
tác động ngược trở lại cảm xúc. Rất nhiều công trình nghiên cứu trí tuệ cho thấy rằng, kết quả hoạt động
sống của mỗi cá nhân phụ thuộc nhiều vào các yếu tố phi trí tuệ logic, đó là mức độ thấu hiểu và kiểm soát
cảm xúc của mình cũng như của người khác. Với lí do này trong những năm gần đây có rất nhiều nhà tâm lí
học đã tập trung nghiên cứu về khả năng thâm nhập của trí tuệ vào trong lĩnh vực cảm xúc - tình cảm của mỗi cá
nhân; khả năng nhận thức, kiểm soát, điều khiển chúng trong hoạt động và giao tiếp. Từ đây, hình thành những
hướng nghiên cứu mới về trí tuệ cảm xúc. Hướng nghiên cứu này giúp trả lời câu hỏi tại sao một số cá nhân
có IQ cao lại thất bại, mà một số có IQ thấp lại thành công trong cuộc sống. Và lúc này, TTCX đặc biệt được
các nhà tâm lí học quan tâm đi tìm bản chất, vai trò của nó với mỗi cá nhân trong sự nghiệp của họ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Con người với tầm cao của trí tuệ đã đưa nhân loại đi từ sự phát triển này đến sự phát triển khác: Phát
triển trong lĩnh vực chính trị, trong khoa học, trong văn hóa… Với trí tuệ, con người đã từng bước đi lên từ
nền văn minh này tới nền văn minh khác cao hơn, đã chuyển đổi các hình thái kinh tế - xã hội dựa trên sự
phát triển của phương thức sản xuất. Bằng trí tuệ con người đã tạo nên sự phát triển của nền văn hóa nhân
loại, cải tạo thiên nhiên, tìm ra các dạng năng lượng (Lửa, dầu hỏa, điện, các năng lượng mới và ngày nay là
công nghệ năng lượng). Bên cạnh đó, ngay cả những công việc đời thường cũng rất cần tới trí tuệ. Bất kì ta


làm gì, ta là người lao động chân tay, ta là người lao động trí óc, ta đều cần có trí tuệ. Có trí tuệ sẽ dẽ có được
thành công hơn.
Thế kỉ mới, đặt ra yêu cầu mới về con người, đó là sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Sự phát triển
toàn diện đó trong xã hội sẽ đem đến một nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo ra được nhiều giá trị vật
chất cũng như giá trị tinh thần. Thực tế đã luôn đặt ra câu hỏi cho sự thất bại của những người có học vấn
cao. Và mọi người đều thấy sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cảm xúc tới thành công trong công việc của họ.
Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên. Các nhà khoa học đã nhận thấy sự tham gia của trí tuệ vào cảm xúc tạo
nên những kết quả rất tốt cho cuộc sống. Hiện nay, chúng ta cũng rất dễ dàng nhận ra, có nhiều sinh viên
cùng học một trường, họ đều rất thông minh, sáng tạo. Nhưng không phải tất cả họ khi ra trường đều gặt hái
được thành công. Điều gì đem lại kết quả khác nhau đó? Chính vì vậy, các nhà tâm lí học khẳng định rằng,

1


sự thành công trong cuộc sống của mỗi cá nhân không hẳn là do trí thông minh, học vấn cao mang lại mà còn
do TTCX mang lại. Trong nhiều trường hợp TTCX giữ vai trò quyết định.
Như vậy TTCX rất cần thiết cho mỗi người trong xã hội và đối với giáo viên mầm non cũng vậy. Bên
cạnh những kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết xã hội, giáo viên mầm non rất cần có kĩ năng của trí tuệ cảm
xúc để nâng cao hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên đây
chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc tới hoạt động nghề nghiệp của giáo
viên mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình. Hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần
làm phong phú cơ sở lí luận và thực tiễn về TTCX.
2. Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng hệ thống lý luận về TTCX để tìm hiểu thực trạng TTCX của GVMN.
-

Nghiên cứu ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN và đề xuất một số biện

pháp nâng cao TTCX cho GVMN.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo viên mầm non một số trường mầm non thành phố Hà Nội
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ trí tuệ cảm xúc của GVMN và ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của họ.
4. Giả thuyết khoa học
TTCX là một yếu tố rất quan trọng đưa đến thành công trong cuộc sống con người nói chung và trong
công tác giáo dục của GVMN nói riêng. TTCX của giáo viên một số trường mầm non Thành phố Hà Nội
hiện nay chưa cao. Điều đó có thể ảnh hưởng không tốt đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN. Nếu tìm ra
được các biện pháp nâng cao TTCX cho GVMN thì sẽ ghóp phần đưa đến thành công trong hoạt động nghề
nghiệp của họ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu tổng quan về TTCX của các tác giả trong và ngoài nươc.
- Xây dựng cơ sở lý luận về TTCX của GVMN và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nghề nghiệp của
họ.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực trạng TTCX của GVMN và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nghề nghiệp của họ.
Xác định nguyên nhân dẫn đến thức trạng TTCX của GVMN.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao TTCX cho giáo viên mầm non.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp trắc nghiệm
6.2.2. Phương pháp quan sát
6.2.3. Phương pháp điều tra viết
6.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3. Phương pháp thống kê toán học
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

2



- Về nội dung: Tìm hiểu biểu hiện về mức TTCX của GVMN và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nghề
nghiệp của họ. Trên cơ sở đó xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao TTCX cho
GVMN.
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường mầm non Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Thực hiện trong 1 năm (2011 – 2012).
8. Đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn về TTCX của giáo viên
mầm non. Chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng của TTCX đến hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm
non. Trên cơ sở đó đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao TTCX cho giáo viên mầm non.

Chương I: Những vấn đề cơ bản về trí tuệ cảm xúc
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trí tuệ cảm xúc là một hướng nghiên cứu mới về trí tuệ, trong những năm gần đây được rất nhiều nhà
tâm lý học quan tâm.
Trí tuệ cảm xúc (Emotinal intelligence – EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc
(Emotional intelligence quotient – EQ) của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kĩ năng hay
khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân mỗi người, của người khác,
của các nhóm cảm xúc.
Bàn về TTCX có rất nhiều quan điểm khác nhau, và với mỗi một thời điểm nhất định các nhà nghiên cứu
lại đưa ra cách nhìn mới về trí tuệ cảm xúc.
1.1.1. Những nghiên cứu về TTCX trên thế giới
TTCX là một vấn đề mới được nghiên cứu, song trên thế giới đã có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề
này như: E. L. Thorndike, David Wechsler, Howard Gardner, Wayne Payne, Rewen Bar – On, Peter Salovey,
J. Mayer, D. Caruso, Dainel Goleman... Trong đó phải kể đến ba đại diện tiêu biểu sau:
- Rewen Bar-On với mô hình hỗn hợp hay pha trộn: bằng cách hòa trộn vào trí tuệ cảm xúc những đặc
tính phi năng lực, cách tiếp cận trí tuệ cảm xúc dưới góc độ nhân cách.
- D.Goleman đề xuất lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc, trong đó đưa ra kiểu mô hình hỗn hợp, mô
hình TCCX bao gồm các năng lực tâm lý và các phẩm chất nhân cách.

- J.Mayer và P.Salovey trong lý thuyết của mình đã “giới hạn TTCX vào một khái niệm năng lực tâm lý
và tách TTCX ra khỏi những nét tích cực quan trọng” của nhân cách (J.Mayer, Salovey,1993,1997). Vì vậy,
mô hình của hai ông là kiểu mô hình thuần nhất năng lực, chú ý vào khái niệm hạt nhân của TTCX, đó chính
là các xúc cảm và sự tương tác giữa các xúc cảm và ý nghĩ.
1.1.2. Những nghiên cứu về TTCX ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ “TTCX” đã bắt đầu được nhắc tới khá nhiều song số lượng các công trình nghiên
cứu về nó chưa nhiều. Tiêu biểu với các nghiên cứu của: GS. TSKH. Phạm Minh Hạc, PGS. Nguyễn Huy
Tú, PGS. Nguyễn Công Khanh, PGS. Trần Trọng Thủy, cùng các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu
về vấn đề này được bảo vệ thành công trong nước như luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Dung, Dương Thị
Hoàng Yến...
Như vậy, những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn tâm lí học trong và ngoài nước đề cập khá
nhiều tới “TTCX” và đã đạt được những kết quả bước đầu đem đến cho xã hội hướng suy nghĩ mới về trí tuệ

3


con người. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu chưa tập trung thích đáng vào việc nghiên cứu biện pháp nâng
cao TTCX của cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp. Đặc biệt, mảng đề tài nghiên cứu TTCX và biện pháp
nâng cao TTCX của người giáo viên mầm non chưa được nghiên cứu đúng mức.

1.2. Trí tuệ, xúc cảm và trí tuệ cảm xúc
1.2.1. Trí tuệ
1.2.1.1. Các quan niệm về trí tuệ
Có thể nói trí tuệ là một lĩnh vực mà trong khoa học và ngay cả sinh hoạt hàng ngày có rất nhiều tên gọi
khác nhau: trí tuệ, trí thông minh, trí lực, trí khôn, … Những thuật ngữ này đều có những sắc thái riêng và
dùng trong các văn cảnh xác định. Vậy, cần có sự thống nhất trong việc dùng các thuật ngữ này. Trí khôn, trí
thông minh, trí năng, trí lực,.. là các cách quan niệm khác nhau về sự nhận thức của con người trong từng
hoàn cảnh xác định. Nó chính là sự thể hiện các mức độ khác nhau của trí tuệ, là những bình diện của năng
lực cá nhân. Và thuật ngữ “trí tuệ” là thông dụng và thể hiện sự bao quát hơn cả.
Có bao nhiêu nhà nghiên cứu về trí tuệ thì có bấy nhiêu quan điểm về nó. Song các nhà nghiên cứu cũng

đã đúc kết và thấy rằng, có thể phân các quan điểm về trí tuệ thành ba nhóm: 1. Coi trí tuệ là khả năng hoạt
động lao động và học tập; 2. Đồng nhất trí tuệ với năng lực tư duy trừu tượng, 3. Trí tuệ là năng lực thích
ứng tích cực của cá nhân.
Thực ra các quan niệm về trí tuệ không loại trừ nhau. Tuy nhiên, để có cách hiểu bao quát vấn đề trí tuệ,
cần tính đến những đặc trưng của nó: 1. Trí tuệ là yếu tố tâm lý có tính độc lập tương đối với các yếu tố tâm
lý khác của cá nhân. 2. Trí tuệ có chức năng đáp ứng mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể với môi
trường sống, tạo ra sự thích ứng tích cực của cá nhân. 3. Trí tuệ được hình thành và biểu hiện trong hoạt động
của chủ thể. 4. Sự phát triển của trí tuệ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học của cơ thể và chịu sự chế ước của
các yếu tố văn hóa – xã hội.
1.2.1.2. Cấu trúc trí tuệ
Cũng như định nghĩa về trí tuệ, có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc trí tuệ. Căn cứ vào các phương
pháp tiếp cận khác nhau, chúng ta có các mô hình cấu trúc khác nhau. Theo phương pháp phân tích nhân tố
ta có mô hình cấu trúc trí tuệ hai thành phần và đa thành phần. Theo phương pháp phân tích đơn vị ta có mô
hình cấu trúc trí tuệ theo lí thuyết hoạt động và lí thuyết nhiều dạng trí tuệ. Mỗi một mô hình đều có những ưu
điểm và hạn chế riêng. Cần biết kết các mô hình, biết sử dụng các mô hình đó một cách hợp lí vào công tác đánh
giá giáo dục hiện nay.
1.2.2. Cảm xúc
1.2.2.1. Định nghĩa cảm xúc
Nghe tới cảm xúc thì mỗi người đều hiểu rằng đó là những thái độ tình cảm của con người trong cuộc
sống. Các nhà tâm lí học khẳng định rằng, trong quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới khách
quan, con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn tỏ thái độ của mình với nó. Những hiện tượng tâm lý
biểu thị thái độ của con người với những cái mà họ nhận thức được hoặc làm ra được như thế gọi là xúc cảm
và tình cảm.

4


Bàn đến cảm xúc của con người ta không thể không kể đến F.Dufyy, Tomkins, Carroll.E.Izard,
Schachtel… Mỗi người đều có quan điểm riêng song khi bàn đến khái niệm xúc cảm, các nhà tâm lý học đều
nhất trí rằng:

1. Xúc cảm phản ánh ý nghĩa của mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng với nhu cầu của chủ thể.
2. Xúc cảm bao gồm quá trình sinh lý – thần kinh và quá trình tâm lý cá thể.
3. Các cơ chế thần kinh cơ của bộ mặt thực hiện những biểu hiện xúc cảm.
4. Xúc cảm người rất phong phú, mang bản chất xã hội.
5. Xúc cảm là một phương thức thích nghi của con người với môi trường

1.2.2.2. Cấu trúc cảm xúc
Với rất nhiều định nghĩa khác nhau về cảm xúc nên ta cũng có nhiều cách nhìn về cấu trúc của cảm xúc.
Nhưng phần lớn các nhà tâm lí học đều có nhắc đến những trạng thái cảm xúc như: hạnh phúc, ngạc nhiên,
khiếp sợ, xấu hổ, căm giận, khing bỉ… Đến nay, các nhà tâm lý học chưa thống nhất về định nghĩa xúc cảm
cũng như cấu trúc cảm xúc có bao gồm những xúc cảm cơ sở không – “theo kiểu như màu xanh, màu đỏ,
màu vàng của những tình cảm, từ đó hình thành ra tất cả những pha trộn” . Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý học
thống nhất việc xếp các xúc cảm thành các họ cơ sở và có sắc thái đa dạng trong đời sống xúc cảm. Với
những lý do tiện dụng nên các thuật ngữ “tích cực” và “tiêu cực” vẫn được dùng để phân chia các cảm xúc
thành các lớp khác nhau.
1.2.2.3. Ảnh hưởng của cảm xúc tới cuộc sống con người
Các cảm xúc tác động tới con người bằng nhiều cách khác nhau. Cùng một cảm xúc ảnh hưởng không
giống nhau tới những người khác nhau. Hơn thế nữa, nó cũng ảnh hưởng khác nhau tới cùng một người ở
những hoàn cảnh khác nhau. Các cảm xúc có thể ảnh hưởng tới tất cả các cá thể, tới toàn bộ chủ thể. (Các
cảm xúc ảnh hưởng tới thân thể, tới các quá trình nhận thức, tới hành động, tới sự phát triển nhân cách, tới
tình dục, tới hôn nhân và những tình cảm của cha mẹ tới ý thức của mỗi chúng ta. Tóm lại, cảm xúc ảnh
hướng tới con người, thúc đẩy con người hành động đảm bảo cho con người thích ứng với môi trường.
1.2.3. Trí tuệ cảm xúc
1.2.3.1. Định nghĩa trí tuệ cảm xúc
Có rất nhiều cách tiếp cận TTCX, song nổi lên ba cách tiếp cận chính như sau:
-

TTCX theo quan điểm của Rewven Bar-On: là tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kỹ năng

tri phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu hiệu quả với những đòi hỏi và sưc ép từ môi trường.

-

TTCX theo quan niệm của Daniel Goleman (1995) chong rằng, các năng lực được gọi là TTCX,

gồm có: tự kiềm chế, kiểm soát, nhiệt tình, kiên trì, và năng lực động cơ hóa bản thân (tự thúc đẩy mình).
-

TTCX theo quan điểm của Peter Salovey và John Mayer được quan niệm là khả năng hiểu rõ cảm

xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để
hướng dẫn những suy nghĩ và hành động của mình.
Năm 1997, P. Salovey và J. Mayer, hai ông đã chính xác hóa định nghĩa TTCX – TTCX như là năng lực
nhận biết và bày tỏ xúc cảm, hòa xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu và suy luận với xúc cảm và điều khiển, quản lý
xúc cảm của mình và của người khác. (P. Salovey và J. Mayer).
Như vậy, được định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản, các tác giả nhất trí TTCX liên quan tới năng lực
nhận biết và điều khiển các xúc cảm của mình và của người khác. Điểm khác nhau quan trọng nhất giữa họ

5


là xem TTCX theo kiểu thuần nhất các năng lực tinh thần hay là hỗn hợp các năng lực tinh thần với các năng
lực không phải tinh thần.
1.2.3.2. Các mô hình trí tuệ cảm xúc
Có thể phân các mô hình này thành hai nhóm: các mô hình thuần năng lực của trí tuệ cảm xúc (tập trung
vào các năng lực tinh thần) và các mô hình pha trộn hay hỗn hợp của trí tuệ cảm xúc (xem TTCX là sự kết
hợp giữa các năng lực tinh thần và các nét nhân cách không thuộc các năng lực trí tuệ, như nhiệt tình, kiên
trì…). Cụ thể với một số mô hình tiêu biểu sau:
P. Salovery và J. Mayer (1990) đưa ra mô hình TTCX thuần năng lực gồm: nhân thức và bày tỏ cảm
xúc, hòa xúc cảm vào suy nghĩ, thấu hiểu và biết phân tích cảm xúc, điều khiển các xúc cảm.
R. Bar-On (1997) đã đưa ra mô hình hỗn hợp hay pha trộn gồm năm nhân tố: các kỹ năng hiểu mình,

kỹ năng hiểu người khác, tính thích ứng, kiểm soát stress và tính khí (Bar – On, 1997b).
Dainel Goleman (1995) đã đưa ra mô hình 5 lớp TTCX: biết xúc cảm của mình, quản lý xúc cảm,
động cơ hóa mình, nhận biết xúc cảm ở người khác, xử lý các quan hệ.
Như vậy, TTCX ở góc độ chung nhất liên quan tới những năng lực nhận biết và vận hành các xúc cảm của
mình và của người khác.
1.2.3.3. Vai trò của TTCX đối với hoạt động thực tiễn
Hiện nay, TTCX được biết đến ở khắp mọi nơi trên thế giới, và ở khắp các chuyên ngành của tâm lý học:
từ tâm lý học thần kinh, phát triển, giáo dục, lâm sàng, sức khỏe, tư vấn, xã hội… đến tâm lý học quản lý.
Sự tồn tại của vấn đề này là do trí tuệ lý thuyết không chuẩn bị cho cá nhân đương đầu với những thử
thách của cuộc đời và nắm giữ những cơ hội hiện ra. Đời sống xúc cảm của con người thường bị nhà trường
bỏ quên, nhưng đó lại là một lĩnh vực trong đó người ta có thể chứng tỏ mình có tài năng nhiều hơn hay ít
hơn và nó đòi hỏi sự tập hợp riêng biệt của những am tường. Vì sự thành thạo của cá nhân về mặt này giải
thích tại sao anh ta thành công về sau trong cuộc đời, trong khi một kẻ khác, có những năng lực trí tuệ tương
đương, lại không thành công. TTCX sẽ đem lại lợi ích ở bất kỳ khu vực nào trong đời sống cá nhân, dù đó là
lĩnh vực văn chương mơ mộng, hay chính trị.
Từ các nhận định của các nhà tâm lý học cùng với những giá trị thực tiễn ta thấy TTCX có vai trò to lớn
trong hoạt động thực tiễn. Nó làm cho trí tuệ của con người ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn trong chính
hoạt động của mình.
1.2.3.4. Sự khác biệt giữa TTCX với trí thông minh
TTCX và trí thông minh là các dạng khác nhau của trí tuệ con người. Nếu như trí thông minh thiên về
yếu tố nhận thức, các lượng tri thức, tư duy của con người thì TTCX chính là sự tham gia của trí thông minh
vào cảm xúc dẫn tới các hành động nhận diện và làm chủ cảm xúc của cá nhân và của người khác. Cả hai
dạng trí thông minh này có quan hệ qua lại và là điều kiện cần và đủ để đưa mỗi con người đi tới thành công
thực sự.
1.2.3.5. Các phương pháp đo lường TTCX
Đo lường trí tuệ cảm xúc bằng phương pháp trắc nghiệm thường sử dụng các cách tiếp cận: tự đánh giá,
người khác đánh giá (cung cấp thông tin) hoặc đánh giá căn cứ vào kết quả thực hiện.
Trắc nghiệm tự đánh giá: các phép đo kiểu tự đánh giá đề nghị nghiệm thể trả lời một loạt những mệnh
đề có tính chất mô tả, chỉ ra mức độ nào đó những mệnh đề này mô tả hoặc không mô tả họ. Các năng lực
xúc cảm được đánh giá dựa trên sự tự hiểu biết của cá nhân.


6


Trắc nghiệm do người quan sát đánh giá: đây là phương pháp thứ hai được dùng để đo lường. Người
quan sát đưa ra những thông tin về những gì mình nhận thấy (chẳng hạn vợ đánh giá chồng, cha mẹ đánh giá
con cái) và người ta sử dụng những câu hỏi chỉ ra mức độ (rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp) người này
đã đạt được cho từng ý, chẳng hạn: “tư duy hướng tới các ý tưởng”; “sẵn sàng thích ứng với những thay
đổi”; “là người chịu nghe”…
Trắc nghiệm đánh giá năng lực hoặc kết quả thực hiện: phương pháp thứ ba là phép đo đánh giá kết
quả thực hiện. Với phương pháp này, để xác định một người thông minh ở mức độ nào, người đó được đề
nghị giải quyết những vấn đề.
Trên là các cách đo lường trí tuệ cảm xúc, mỗi cách đều có ưu nhược điểm riêng. Cần kết hợp các cách
xác định mức độ trí tuệ cảm xúc để đem lại kết quả tốt nhất.
1.3. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non và ảnh hưởng của TTCX đối với hiệu
quả hoạt động của giáo viên mầm non
1.3.1. Khái niệm nghề giáo viên
Nghề giáo viên là gì? Nghề giáo viên là một lĩnh vực hoạt động lao động trong hệ thống giáo dục quốc
dân, có thể tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề giáo viên mầm non là gì? Nghề giáo viên mầm non là một lĩnh vực hoạt động lao động giáo dục
trẻ em dưới 6 tuổi. Nhờ được đào tạo, giáo viên mầm non có được những tri thức về sự phát triển thể chất,
tâm sinh lí trẻ em; về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em; về những kĩ năng nhất định để
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội về phát triển con người
mới trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa. Như vậy, nghề giáo viên mầm non là một lĩnh vực hoạt động
trong giáo dục có tầm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên mầm non
1.3.2.1. Chức năng
1.3.2.2. Nhiệm vụ
Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Vậy GVMN là người làm việc tại một trong các loại cơ sở giáo dục mầm non, đảm nhận công tác chăm sóc
và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi.
1.3.3. Đặc điểm lao động của người giáo viên mầm non
Đội ngũ giáo viên mầm non sẽ là thành phần cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò
quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non, thì giáo viên và
trẻ là chủ thể của hoạt động chăm sóc và giáo dục. Song hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non có đặc điểm
riêng, khác biệt hẳn với hoạt động sư phạm của giáo viên của các bậc học khác, bởi đối tượng của hoạt động sư
phạm của giáo viên mầm non là trẻ em rất nhỏ, mới bắt đầu hình thành và phát triển những phẩm chất ban đầu
của nhân cách thông qua việc chăm sóc, giáo dục giữa cô với trẻ; và thông qua giao tiếp giữa cô với trẻ, trẻ với
trẻ. Mọi hoạt động giáo dục của giáo viên đều phải dựa vào phương thức học cơ bản của trẻ. Giáo viên là người
tổ chức, hướng dẫn, là thang đỡ cho trẻ trong mọi hoạt động chăm sóc và giáo dục tại trường mầm non.
1.3.4. Ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Từ những đặc điểm lao động và chức năng của người giáo viên mầm non ta thấy rằng, trí tuệ cảm xúc rất
quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục của chính họ.

7


Trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục của GVMN theo hai chiều hướng:
thúc đẩy hiệu quả của quá trình giáo dục hoặc làm hạn chế hiệu quả của quá trình đó. GVMN, ngoài những
yêu cầu bắt buộc về trình độ chuyên môn, cần phải có năng lực thuộc về trí tuệ cảm xúc ( nhận biết, bày tỏ
cảm xúc; hiểu và làm chủ cảm xúc; hòa suy nghĩ vào cảm xúc…).
1.3.5. Những phẩm chất tâm lí cần có của người giáo viên mầm non
Trong trường mầm non, giáo viên là tấm gương sáng và có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Trẻ em luôn coi
GVMN là người mẹ ở nhà với đầy niềm tin yêu và ngưỡng mộ như thần tượng của mình. Có thể nói, không
có bậc học nào mà giữa người dạy và người học, lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết như bậc học
mầm non. Quan hệ giữa giáo viên và trẻ vừa là quan hệ « Thầy – trò », vừa là quan hệ « mẹ - con », vừa là
quan hệ « bạn bè ». Vì vậy, người GVMN không những phải đáp ứng đầy đủ các mặt bắt buộc như sức khỏe,
chuyên môn nghề nghiệp mà còn phải là người có phẩm chất nhân cách chuẩn mực, có nghệ thuật sư phạm,
khéo léo trong các quan hệ ứng xử đặc biệt trong mối quan hệ với trẻ.

1.4. Vấn đề nâng cao TTCX cho con người nói chung và cho giáo viên mầm non nói riêng
Khác với chỉ số thông minh (IQ), chỉ số TTCX (EQ) là đại lượng có thể thay đổi dễ dàng và biên độ thay
đổi khá lớn. D. Goleman đã xem xét các kết quả nghiên cứu và đi đến một kết luận lạc quan: mỗi người đều
có thể luyện tập để nâng cao EQ của mình theo một số bước nhất định dưới sự hướng dẫn của các nhà tâm lý
học.
Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra con đường luyện tập để nâng cao EQ gồm năm bước:
Bước 1: Cá nhân phải có nhu cầu (lòng mong muốn) thực sự tự thay đổi EQ của mình.
Bước 2: Cá nhân phải học cách phản ánh thế giới nội tâm của mình.
Bước 3: Cá nhân tự điều khiển xúc cảm của bản thân.
Bước 4: Cá nhân thực hành thấu cảm.
Bước 5: Cá nhân phải đánh giá và tôn trọng xúc cảm của người khác xung quanh mình dù các xúc cảm
ấy khác với những gì mình cảm thấy trong hoàn cảnh tương tự.
Quá trình luyện tập này đòi hỏi sự kiên trì thực hành theo đủ năm bước đã trình bày trên đây.
Kết luận chương 1 :
TTCX là một vấn đề phức tạp, ngày càng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các công trình
nghiên cứu của các nhà tâm lĩ học đã cho chúng ta thấy rõ bản chất, cấu trúc của TTCX. Từ đó, nhận ra vai
trò của TTCX trong cuộc sống – yếu tố quyết định sự thành công của mỗi cá nhân. TTCX của mỗi cá nhân
có thể thay đổi nhờ tích cực học hỏi và luyện tập của bản thân họ. Để gặt hái thành công trong công việc,
mỗi cá nhân cần rèn luyện một cách chủ động, tích cực để nâng cao TTCX của bản thân. Đối với giáo viên
mầm non cũng vậy, nâng cao TTCX là một điều kiện rất cần thiết giúp họ thành công hơn trong hoạt động
nghề nghiệp của mình. Và mô hình EI97 thuần năng lực của nhón tác giả J. Mayer là có độ tin cậy cao để
ứng dụng trong thực tiễn, được chúng tôi lựa chọn cho nghiên cứu này.
Chương II : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về TTCX và ảnh hưởng của nó tới hoạt động nghề nghiệp của
con người trong xã hội.

8



- Tìm hiểu thực trạng TTCX của giáo viên mầm non và ảnh hưởng của nó tới hoạt động nghề nghiệp của
GVMN.
- Đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao TTCX cho giáo viên mầm non.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện như sau:
2.2.1. Nghiên cứu lí luận
Đây là giai đoạn đầu nhằm xác lập cơ sở lí luận của đề tài.
Những cơ sở nghiên cứu lý luận về TTCX cùng hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non là công
cụ quan trọng định hướng chỉ đạo việc nghiên cứu thực tiễn.
2.2.2. Tiêu chí đánh giá
2.2.2.1. Tiêu chí đánh giá khả năng hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non
Dựa vào những yêu cầu cơ bản về chuẩn nghề nghiệp của GVMN, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá
khả năng hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non như sau:
Tiêu chí đánh giá khả năng hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non:
1/Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong hoạt động nghề nghiệp
2/ Có năng lực tổ chức và giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non như
+ Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm của trẻ mầm non.
+ Năng lực thiết kế kế hoạch các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.
+ Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục.
+ Năng lực quan sát và đánh giá kết quả hoạt động của trẻ…
3/ Có khả năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.
4/ Lớp học do giáo viên phụ trách được nhà trước xếp loại khá trong các đợt thi đua.
5/Đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững tin học cơ sở và ứng dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục trẻ mầm non.
6/ Có khả năng phối hợp nhịp nhàng với tập thể nhà trường cùng các bậc phụ huynh.
Thang đánh giá khả năng hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non:
Dựa vào 5 tiêu chí trên và chuẩn nghề nghiệp GVMN đã được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, chúng
ta có thang đánh giá năng lực hoạt động giáo dục của GVMN.
1. Loại Xuất sắc là những giáo viên đạt loại tốt tất cả các tiêu chuẩn trên.

2. Loại Khá: là những giáo viên đạt loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất trị, đạo đức, lối sống;
kiến thức và kỹ năng sư phạm.
3. Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm trong đó không có lĩnh vực nào xếp dưới
loại trung bình.
4. Loại kém: là những giáo viên có một lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các
trường hợp sau:
2.2.2.2. Tiêu chí và thang đánh giá TTCX của giáo viên mầm non
a) Tiêu chí đánh giá trí tuệ cảm xúc của giáo viên mầm non:
+ Các căn cứ để đánh giá TTCX:

9


Nếu chúng ta mong muốn sử dụng cách tiếp cận theo năng lực và muốn đưa ra một trắc nghiệm đánh giá
TTCX, thì cần dựa vào ba nhóm tiêu chuẩn: các tiêu chuẩn phù hợp với đối tượng, các tiêu chuẩn chuyên
gia, và tiêu chuẩn đồng ý.
Mối tương quan giữa ba tiêu chuẩn trên là dương. Chẳng hạn, mối tương quan giữa điểm số trả lời trên
những item được thiết kế theo tiêu chuẩn phù phù hợp và tiêu chuẩn đồng ý ở một trắc nghiệm về trí tuệ cảm
xúc nằm trong khoảng từ thấp (r = 0.22) đến cao (r = 0.81) (Mayer, Caruso, Salovey, 1999). Từ số liệu này ta
thấy cách cho điểm theo tiêu chuẩn phù hợp hoặc đồng ý là tương tự nhau. Nhưng Mayer, Salovey và Caruso
đã phát hiện thấy rằng, tiêu chuẩn đồng ý là phương pháp tốt nhất để quyết định đâu là câu trả lời đúng bởi
hai lý do:
1. Đối tượng làm trắc nghiệm thường che dấu hoặc giảm đến mức tối thiểu những tình cảm riêng tư
mang tính tiêu cực khi được hỏi về chúng.
2. Quan sát số đông, khi họ cùng đi đến một nhận định thì nhận định về xúc cảm đó giống như những
“dự báo thời tiết đáng tin cậy”.
Vì vậy, chúng tôi lấy tiêu chuẩn đồng ý làm cơ sở để đánh giá TTCX của giáo viên mầm non thông qua test
MSCET của nhóm tác giả Mayer, Caruso và Salovey.
+ Tiêu chí đánh giá TTCX của GVMN :

Để đánh giá TTCX của giáo viên mầm non ngoài việc sử dụng test MSCEIT, luận văn còn xây dựng hệ
thống bài tập gồm 16 tình huống thường xảy ra trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Hệ
thống bài tập này được xây dựng trên những tiêu chí sau.


Khả năng nhận thức và bày tỏ cảm xúc:



Khả năng hòa xúc cảm vào suy nghĩ:



Khả năng sử dụng tri thức về xúc cảm để hiểu và suy luận về xúc cảm:



Khả năng làm chủ xúc cảm của mình và của người khác một cách có suy nghĩ:

b) Thang đánh giá TTCX của giáo viên mầm non:
Kết quả đo TTCX của giáo viên mầm non được đo bằng Test MSCET dựa trên tiêu chuẩn đồng ý, quy
đổi thành EQ theo công thức của Wechsler.
= 100 + x 15
Các giá trị EQ của từng nghiệm thể xác định được coi là giá trị lượng hóa về TTCX. Và EQ của giáo viên
mầm non được phân loại theo thang đánh giá như sau:
Bảng 2.1: Phân loại EQ của GVMN
Phân

Rất thấp


Thấp

Trung bình

Khá

Cao

70 – 89

90 – 109

110 – 119

120 – 129

Rất cao

loại
Điểm
EQ

Hệ thống bài tập đo TTCX của giáo viên mầm non gồm 16 tình huống, mỗi tình huống có 4 phương án
để giáo viên lựa chọn. Các tình huống này được thiết kế nhằm đo 4 năng lực TTCX cơ bản trong mối quan
hệ sư phạm của giáo viên mầm non. Các phương án trả lời được đánh giá theo 3 mức: 0 điểm, 2 điểm, 8
điểm. Điểm của mối nghiệm thể là điểm tổng của 16 câu cộng lại. Và chúng tôi chia thành các mức độ cụ thể
sau:
Với hệ thống này, chúng tôi cho điểm như sau với từng câu:

10



0 điểm: Hoàn toàn chưa thể hiện được cả 4 năng lực cơ bản với biểu hiện là không nhận ra và xử lý
không được cảm xúc.
2 điểm: Nhận ra thông tin về mặt cảm xúc, với biểu hiện có năng lực TTCX cơ bản đơn giản nhất.
8 điểm: Thể hiện được cả 4 năng lực TTCX, nhận ra và xử lý được các thông tin về cảm xúc.
Thang đánh giá với toàn bộ hệ thống 16 câu hỏi:
o

Rất cao: Những giáo viên có biểu hiện thấu hiểu và làm chủ tốt các cảm xúc bản thân, đồng thời

hiểu và điều khiển được cảm xúc của đối tượng giao tiếp với mình trong hoạt động sư phạm là những người
có năng lực TTCX rất cao.
Mức điểm cần đạt được từ 108 đến 128 điểm.
o

Cao: Những giáo viên thấu hiểu cảm xúc của bản thân cũng như đối tượng cùng giao tiếp với mình

trong hoạt động giáo dục. Ngoài ra, giáo viên biết điều chỉnh cảm xúc cá nhân, biết giúp bản thân thoát khỏi
những trạng thái cảm xúc tiêu cực nhưng còn chưa thực sự biết cách “lây lan” cảm xúc tích cực của bản thân
tới đối tượng giao tiếp. Những giáo viên này có năng lực TTCX cao.
Mức điểm cần đạt được từ 83 đến 107 điểm.
o

Khá: Những giáo viên có khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân và đối tượng giao tiếp, đồng thời

biết hòa cảm xúc vào suy nghĩ, biết sử dụng xúc cảm phù hợp trong các tình huống sư phạm, biết tạo cho bản
thân luồng xúc cảm tích cực và nhận thấy được các mối quan hệ của xúc cảm trong các hành vi sư phạm của
mình là người có năng lực TTCX khá.
Mức điểm cần đạt từ 58 đến 82 điểm.

o

Trung bình: Những giáo viên chỉ mới có khả năng nhận biết được xúc cảm của bản thân, và nhận

định được xúc cảm của đối tượng giao tiếp song chưa biết cách làm chủ, quản lý cảm xúc của mình cũng như
của đối tượng cùng giao tiếp một có hiệu quả.
Mức điểm trung bình từ 32 đến 57 điểm.
o

Yếu: Những giáo viên chưa nhận biết được cảm xúc đơn giản của bản thân nhưng chưa nhận thức

được cảm xúc phức hợp của mình và của đối tượng giao tiếp, từ đó chưa biết làm chủ, kiểm soát cảm xúc
trong các tình huống sư phạm.
Mức độ yếu điểm dưới 32 điểm.
2.2.3. Nghiên cứu thực trạng
2.2.3.1. Mục đích của việc nghiên cứu thực trạng là
Nghiên cứu thực trạng được khảo sát trên 200 GVMN Thành phố Hà Nội nhằm:
+ Xác định mức TTCX của giáo viên mầm non và ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động giáo dục của
giáo viên mầm non.
+ Xác lập những cơ sở khoa học để đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao TTCX cho giáo viên mầm
non.
2.2.3.2. Nội dung chủ yếu của nghiên cứu thực trạng
+ Phát hiện thực trạng TTCX của giáo viên mầm non và ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động hoạt
động nghề nghiệp của họ.
+ Những yếu tố ảnh hưởng tới TTCX của giáo viên mầm non.
+ Khẳng định vai trò quan trọng của TTCX đối với giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp.
+ Đề xuất một số biện pháp nâng cao TTCX cho giáo viên mầm non.
2.3. Các phương pháp nghiên cứu

11



2.3.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.3.2.1. Phương pháp điều tra viết
Luận văn đã xây dựng 3 hệ thống câu hỏi nhằm:
- Thu thập thông tin về kết quả hoạt động động nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong 3 năm gần
đây.
- Thu thập thông tin về biểu hiện năng lực TTCX của giáo viên mầm non thông qua bài tập gồm 16 tình
huống sư phạm điển hình cho bốn mối quan hệ: giữa giáo viên – trẻ, giáo viên – phụ huynh, giáo viên – đồng
nghiệp, giáo viên – bản thân họ.
- Thu thập thông tin cá nhân của mỗi giáo viên như nơi công tác, tuổi đời, tuổi nghề, trình độ đào tạo,…
2.3.2.2. Phương pháp trắc nghiệm
Đề tài đã tiến hành đồng thời hai test IQ và EQ đối với giáo viên mầm non. Với nhóm khách thể nghiên
cứu là 200 GVMN Thành phố Hà Nội:
+ Test thông minh vật liệu hình Wiener Matrizen Test (WMT) được soạn thảo bởi nhà tâm lý học người
Áo Anton K. Fomann.
+ Test TTCX (trí thông minh cảm xúc) của J. Mayer, P. Salovey, D. Caruso, viết tắt (MSCEIT) được
soạn thảo năm 1999, hoàn thiện năm 2000, được Việt hóa năm 2002.
Test thông minh vật liệu hình WMT:
Về xuất xứ, WMT (Wiener Matrizen Test) được soạn thảo bởi nhà tâm lý học người Áo Anton K.
Formann là bộ test đo trí thông minh của nghiệm thể từ 14 tuổi trở lên với vật liệu phi ngôn ngữ (hình). Nó
có thể được thực hiện bởi cá thể hoặc nhóm và không hạn định thời gian ngặt nghèo cho từng item và các
nghiệm thể không cần dùng đến lời.
Vật liệu cấu tạo của WMT:
Đây là loại test giấy – bút, vật liệu cụ thể bao gồm một quyển test và một phiếu trả lời dành cho nghiệm
thể. Vật liệu kỹ thuật test là các hình khác nhau. Kích thích trí thông minh ở test này là các hình khác nhau
được sắp xếp, bài trí theo quy luật nhất định nào đó.
Quyển test có 10 trang, ở trang 2 có một bài tập ví dụ cụ thể để nghiệm thể làm quen và hiểu cách làm.
Các bài test chính thức bắt đầu từ trang 3 của quyển test. Mỗi bài test có hai phần đặt trong khung chữ nhật.

Phần bên trái là một hình vuông lớn trong đó có 8 hình nhỏ được sắp xếp theo một quy luật nào đó, còn
thiếu hình cần tìm, và thay vào vị trí đó là dấu hỏi. Phần bên phải có 8 hình tương ứng với các chữ cái a, b, c,
d, e, f, g, h, mà một trong chúng là hình mà khi đặt vào vị trí của dấu hỏi ở phần bền trái thì làm cho 9 hình ở
đó trở nên một hệ thống hợp lý. Hình được chọn tương ứng với hình ấy ở trong phiếu trả lời test.
Ví dụ:
a.
d.

b.
e.

f.

?
g.

12

h.

c.
e.


Về cách tiến hành test:
Thời gian thực hiện tối đa là 25 phút vào các buổi trong ngày. Tổ chức thực hiện tại lớp theo từng nhóm
nhỏ gồm 5 – 6 giáo viên. Các cá nhân tiến hành làm bài test của mình độc lập theo thời gian quy định.
Việc đánh giá kết quả WMT: mối bài test làm đúng được 1 điểm, điểm thô tối đa của test là 24 điểm. Chỉ
số thông minh của từng nghiệm thể được tính theo công thức của Wechsler.
= 100 + x 15

Trong đó: là chỉ số thông minh của nghiệm thể thứ i.
X là điểm thô của nghiệm thể thứ i.
là điểm test trung bình của các nghiệm thể.
n là số nghiệm thể tham gia làm test.
là độ lệch chuẩn, được tính theo công thức

Chúng tôi thực hiện test trên 200 khách thể.
Các giá trị IQ của từng nghiệm thể xác định như trên được coi là giá trị lượng hóa của các nghiệm thể
nghiên cứu. Dựa vào các giá trị IQ, tác giả WMT đã phân loại mức độ IQ như sau:
Bảng 2.2: Phân loại mức IQ
IQ

IQ

IQ

IQ

IQ

IQ

IQ

Kém

Yếu

Tầm thường


Trung bình

Khá

cao

Rất cao

≤ 70

71 – 80

81 – 90

91 - 110

120 – 130

>130

111 – 120

Các giá trị này được so sánh với nhau theo phương pháp thống kê toán học. Dựa trên các giá trị IQ này
mà có thể so sánh IQ của các nhóm nghiệm thể khác nhau.
Test trí tuệ cảm xúc MSCEIT:
MSCEIT là một bộ test đo lường TTCX do J. Mayer, P. Salovey, D. Caruso, được nâng cấp từ bộ test đo
TTCX đa nhân tố (MEIS), soạn thảo năm 1999 và hoàn thiện vào tháng 02/2000. Năm 2002, các nhà tâm lý
học trong đề tài KX 05-06 lựa chọn và tiến hành Việt hóa MSCEIT. MSCEIT được thiết kế để đánh giá mô
hình TTCX (1997) thuần năng lực của J. Mayer và P. Salovey. Mô hình này đưa ra cấu trúc TTCX gồm 4
năng lực và 16 biểu hiện. Trắc nghiệm này được thiết kế để tạo ra một điểm tổng về TTCX cũng như điểm

riêng biệt của từng thang đo: Nhận thức xúc cảm, xúc cảm hóa tư duy, hiểu biết xúc cảm và điều khiển xúc
cảm. Cho đến nay, MSCEIT là công cụ chính ở Việt Nam để đo lường TTCX bởi nó có độ tin cậy cao ( đối
với tiểu test).
Cách tiến hành test trên 200 khách thể: Tổ chức thực hiện test theo nhóm tại địa điểm lớp học trên địa
bàn từng trường vào các buổi trong ngày. Mỗi nhóm từ 5 – 6 giáo viên thực hiện độc lập test được phát. Sau
thời gian 55 phút thì tiến hành thu test.
Test MSCEIT gồm 141 item, cần khoảng 50 – 55 phút để làm với cá nhân hoặc nhóm. Cấu trúc của Test
MSCEIT gồm 8 phần như sau:
A) Nhận biết xúc cảm qua khuôn mắt.
B) Nuôi dưỡng các xúc cảm tích cực.
C) Hiểu những thay đổi về xúc cảm.

13


D) Quản lý cá xúc cảm của bản thân.
E) Nhận biết xúc cảm biểu lộ qua các bức tranh.
F) Xét đoán sự tiến triển các xúc cảm.
G) Hiểu sự biến đổi, hòa trộn các cảm xúc phức hợp.
H) Quản lý xúc cảm trong quan hệ với người khác.
Các phần trên của MSCEIT được sắp xếp vào 4 nhánh/thành tố hay 4 tiểu thang đo:
+ Nhận biết xúc cảm liên quan đến các năng lực như nhận biết xúc cảm qua khuôn mặt, bức tranh (phần A và
E).
+ Xúc cảm hóa tư duy liên quan đến các năng lực sử dụng xúc cảm trong việc suy luận và giải quyết vấn đề
(phần B và F).
+ Hiểu biết xúc cảm liên quan đến việc giải quyết, xử lý những vấn đề của xúc cảm, chẳng hạn như biết
những loại xúc cảm nào là tương tự, là đối nghịch và quan hệ giữa chúng (phần C và G).
+ Điều khiển, quản lý xúc cảm liên quan đến việc áp dụng các quy luật xúc cảm để hiểu bản thân và hiểu
người khác (phần D và H).
Bốn thành tố trên của MSCEIT lại được quy về hai khu vực đo lường hay hai thang đo:

+ Trí thông minh trải nghiệm cảm xúc: gồm phần A, E, B, F.
+ Trí thông minh chiến lược cảm xúc: gồm C, G, D, H.
Kết hợp hai thang đo trên thành thang đo tổng hợp – MSCET. Cách tính điểm của MSCEIT theo nguyên tắc
đồng ý. Ví dụ, nhóm lao động trẻ có 1000 người làm trắc nghiệm, 375/1000 người trả lời chọn phương án A
– điểm số của người trọn phương án A là: 0,375; 577/1000 người chọn phương án B thì người chọn phương
án B có điểm là: 0,577; tương tự như vậy với cách chọn phương án C và D.
Như vậy, bằng việc sử dụng trắc nghiệm MSCEIT với độ tin cậy cao đã được chứng minh từ các kết quả
trắc nghiệm thu được càng làm sáng tỏ TTCX như là một năng lực.
2.3.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
2.3.2.4. Phương pháp quan sát
2.3.3. Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng một số phép thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lý số liệu trong nghiên cứu.
- Công thức tính giá trị trung bình của n số đo:
- Công thức tính độ lệch chuẩn của n số đo:
- Công thức tính chỉ số thông minh (IQ), chỉ số EQ của từng nghiệm thể bằng công thức Wechsler (1953):
- Công thức tính sự tương quan tuyến tính giữa hai giá trị IQ và EQ theo công thức của Pearson:
Kết luận chương 2:
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các nghiên cứu lý thuyết về TTCX, chúng tôi xác định nội dung cụ thể
của đề tài và lựa chọn mô hình EI97, công cụ WMT (IQ) và MSCIET (EQ) để xác định chỉ số IQ và EQ của
giáo viên mầm non. Cùng với các công cụ đo lường chỉ số IQ và EQ, thì chúng tôi xây dựng hệ thống các bài
tập tình huống để xác định biểu hiện năng lực TTCX của giáo viên mầm non. TTCX của giáo viên mầm non
được làm sáng tỏ hơn nhờ phương pháp điều tra viết nhằm thu thập các thông tin. Qua các tiêu chí cụ thể
giúp đề tài nghiên cứu được thực trạng TTCX của giáo viên mầm non. Dựa vào kết quả nghiên cứu này
chúng tôi so sánh đối chiếu với kết quả hoạt động nghề nghiệp của GVMN trong những năm gần đây để xác
định mức độ ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN.

14


Chương III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng mức TTCX của giáo viên mầm non
Mục tiêu chính giai đoạn này là nghiên cứu thực trạng mức trí tuệ cảm xúc và ảnh hưởng của nó tới hoạt
động nghề nghiệp của GVMN. Thời điểm thực hiện là từ tháng 5 đến hết tháng 7 năm 2012.
3.1.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức TTCX của giáo viên mầm non
3.1.1.1. Thực trạng TTCX của giáo viên mầm non đo bằng MSCEIT
Sau khi điều tra thực trạng TTCX bằng MSCEIT chúng tôi thu được điểm EQ của GVMN như sau:
Bảng 3.3: Thực trạng TTCX của GVMN Thành phố Hà Nội (MSCEIT)
N

Minimum

Maximum

Mean

Std. Deviation

EQ Thô

200

29.99

71.11

59.4180

6.21546


EQMSCEIT

200

28.99

128.22

99.9999

14.99999

Valid N (listwise)

200

Bộ công cụ đo MSCEIT gồm 141 item với 4 tiểu test. Mỗi tiểu test có số lượng item không giống nhau.
Mức điểm lý tưởng đó là 141 điểm. Khi thực hiện đo lường TTCX của giáo viên mầm non thì mức điểm là
59.4180 đạt 42.14 %. Nếu quy đổi ra EQ thì là 99.9999. EQ cao nhất là 128,22 và EQ thấp nhất là 28.99.
Theo cách phân loại mức độ trí tuệ của Wechsler thì điểm của số giáo viên mầm non nằm trong khoảng 90 ≤
≤109 là ở mức trung bình. Kết quả thực trạng EQ được kiểm định tính phân phối chuẩn như sau:
Bảng 3.4: Phân phối chuẩn EQ của giáo viên mầm non

EQMSCEI
T

Kolmogorov-Smirnov(a)

Shapiro-Wilk


Statistic

Df

Sig.

Statistic

Df

Sig.

.187

200

.000

.766

200

.000

15

6
0



5
0

4
0

3
Vậy,0với

Biểu đồ 3.1: Thực trạng EQ của giáo viên mầm non
p = 0, và biểu đồ có xu hướng dịch chuyển về bên phải thì phân phối EQ của giáo viên mầm non

là phân phối chuẩn. Kết quả thu được trên các nghiệm thể hoàn toàn đủ độ tin cậy để ta căn cứ đánh giá.
2

Ta có
0 mức độ TTCX của 200 GVMN được nghiên cứu thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5: Thực trạng mức độ EQ của GVMN Thành phố Hà Nội
1
Phân
0

Rất thấp

Thấp

Trung bình

loại


Trên

trung

Cao

bình

0
Điểm

20.0

40.0
0

EQ 0

70 –60.089
0

80.0– 109
90

0
EQMSCEIT

100.0
0


Rất cao

Mean
Std.
Dev. =15.00
=100.00
N =200

110120.0
– 119

120 – 129

0

N

7

25

133

32

3

0

%


3.5%

12.5%

66.5%

16.0%

1.5%

0%

Từ biểu đồ 3.1 và số liệu của bảng 3.5 cho thấy:
- Mức độ TTCX của giáo viên mầm non được đo bằng test MSCEIT là một phân bố bình thường (trung
bình).
- Phần lớn giáo viên mầm non có chỉ số EQ ở mức trung bình (66.5%). Không có giáo viên nào đạt được
chỉ số EQ ở mức rất cao (≥ 130). Trong khi đó có tới 3.5% số giáo viên đạt chỉ số EQ (≤ 70) rất thấp và và
12.5% đạt chỉ số EQ thấp.
- Số giáo viên đạt chỉ số EQ mức khá là 16% và cao là 1.5 %. Vậy, số giáo viên có chỉ số EQ cao cũng rất
ít.
Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định TTCX của giáo viên mầm non là chưa cao. Để làm sáng tỏ
hơn nữa về TTCX của giáo viên mầm non, chúng tôi xây dựng một số bài tập công cụ dựa trên mô hình
EI97.
3.1.1.2. Những mặt biểu hiện TTCX của GVMN
Năng lực TTCX của giáo viên mầm non được thể hiện qua các mối quan hệ sư phạm điển hình: Quan hệ
cô và trẻ, quan hệ cô và phụ huynh, quan hệ cô với đồng nghiệp, quan hệ cô với chính bản thân. Bằng hệ
thống bài tập gồm 16 tình huống, mỗi tình huống có 4 phương án trả lời để tìm hiểu biểu hiện của 4 năng lực
TTCX cơ bản của giáo viên mầm non trong các mối quan hệ kể trên. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.6: Các mặt biểu hiện TTCX của GVMN

S

Năng lực TTCX

T

Điểm trung bình
QH với trẻ

T

QH với cha

QH với đồng

QH

với

mẹ

nghiệp

bản thân

Tổng

1

Nhận thức cảm xúc


7.07

4.21

5.15

6.74

23.17

2

Sử dụng cảm xúc

3.12

7.16

6.20

5.47

21.96

3

Hiểu cảm xúc

6.21


5.89

3.26

2.31

17.67

4

Quản lý cảm xúc

1.79

2.89

3.66

1.33

9.67

Tổng

18.19

20.15

18.27


15.85

Kết quả bảng trên cho thấy, biểu hiện TTCX của giáo viên mầm non có sự khác biệt trong từng năng lực.
Nhìn chung, năng lực TTCX của đa số giáo viên thể hiện tốt trong sự nhận biết cảm xúc của các đối tượng,
đặc biệt là nhận biết cảm xúc của trẻ và cảm xúc của bản thân. Điểm đáng chú ý đó là khả năng sử dụng cảm

16


xúc để tạo điều kiện thúc đẩy tư duy của giáo viên mầm non trong mối quan hệ với phụ huynh và đồng
nghiệp tương đối tốt. Bên cạnh đó thì khả năng sử dụng tri thức về cảm xúc để hiểu và phân tích cảm xúc
trong quan hệ sư phạm chưa thật tốt. Đồng thời năng lực quản lý cảm xúc, khả năng điều chỉnh cảm xúc một
cách có suy nghĩ trong các hoạt động nghề nghiệp còn thấp, nhất là việc quản lý cảm xúc trong mối quan hệ
với bản thân và trẻ.
Trong các quan hệ nghề nghiệp giáo viên mầm non thể hiện chú trọng mối quan hệ với phụ huynh do đó
năng lực TTCX thể hiện tương đối cao trong mối quan hệ này. Còn trong mối quan hệ với trẻ và bản thân
biểu hiên năng lực cảm xúc của giáo viên chưa cao, chưa được giáo viên chú ý cụ thể trên các hoạt động giáo
dục hằng ngày trong trường mầm non.
Cùng với việc sử dụng MSCEIT để đo chỉ số EQ và bài tập tình huống để xác định EQ chúng tôi còn sử
dụng phiếu điều tra biểu hiện TTCX của giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp.
- Phần lớn giáo viên mầm non đều cho rằng TTCX là cần thiết đối với hoạt động nghề nghiệp, song chưa
hiểu rõ về bản chất, đặc điểm của TTCX.
- Khả năng giải quyết các xung đột, phân tích các cách giải quyết tình huống còn chưa được thể hiện rõ.
Phần lớn giáo viên chưa làm chủ được cảm xúc của bản thân trong mối quan hệ với trẻ và với chính bản
thân.
- Giáo viên chỉ đưa ra một phương án giải quyết đối với những vấn đề mang tính đa chiều. Do đó khả
năng nhìn nhận sự việc theo nhiều phương diện không được giáo viên chú ý.
Tóm lại, kết quả khảo sát thực trạng TTCX của giáo viên mầm non cho ta thấy:
- Khả năng hiểu rõ bản chất của TTCX còn nhiều hạn chế.

- Chỉ số EQ của giáo viên mầm non ở mức trung bình.
- Các năng lực thành phần tạo nên TTCX của GVMN chưa phát triển đồng đều. Năng lực nhận biết xúc
cảm của GVM khá phát triển; trong khi đó năng lực hiểu, phân tích cảm xúc và sự xem xét cảm xúc trên
nhiều phương diện cùng khả năng quản lý cảm xúc bản thân và của người khác chưa được chú trọng.
- Giáo viên chưa thật sự ý thức và có định hướng trong việc rèn luyện TTCX cho bản thân.
3.1.2. Mối quan hệ giữa trí thông minh với TTCX của giáo viên mầm non
Để xác định mối quan hệ giữa trí thông minh và TTX chúng tôi tiến hành đo chỉ số IQ của GVMN. Sau
một thời gian điều tra, chúng tôi thu được kết quả như bảng sau:
Bảng 3.7: Thực trạng trí thông minh của GVMN Thành phố Hà Nội (WMT)
N

Minimum

Maximum

Mean

Std. Deviation

Điểm thô IQ

200

12.00

20.00

16.3300

1.84884


IQ

200

64.87

129.78

100.0000

14.99996

Valid N (listwise) 200
Số liệu ở bảng trên cho thấy điểm WMT trung bình của 200 giáo viên mầm non được trải nghiệm là
16.3300 điểm (đạt 68,04% so với mức điểm tối đa của test là 24 điểm). Chỉ số trung bình = 100 của nghiên
cứu nằm trong khoảng từ 91 đến 110 (mức trung bình)
Từ bảng trên cho ta thấy:
- Mức độ trí thông minh của giáo viên mầm non theo test WMT có phân bố bình thường.
- Giáo viên có chỉ số thông minh rất thấp (IQ≤70) chiếm 2%. Không có giáo viên đạt chỉ số thông minh rất
cao (IQ≥130).

17


- 32% giáo viên có chỉ số IQ dưới trung bình và 66% giáo viên có chỉ số IQ trên trung bình. Để xác định mối
quan hê tuyến tính giữa IQ và EQ, chúng tôi sủ dụng công thức tính hệ số tương quan tuyến tính Pearson với
sự trợ giúp của chương trình phần mềm SPSS, kết quả thu được như sau (Bảng 3.9):
Bảng 3.9: Mối tương quan giữa IQ và EQ của GVMN
IQ


Pearson Correlation

IQ

EQ

1

-.444(**)

Sig. (2-tailed)
EQ

.000

N

200

200

Pearson Correlation

-.444(**)

1

Sig. (2-tailed)


.000

N

200

200

Qua bảng trên ta thấy: Hệ số tương quan tuyến tính giữa IQ với chính nó là 1, giữa IQ với EQ là -0,444.
Giá trị này cho thấy giữa chỉ số IQ và chỉ số EQ có mối quan hệ nghịch. Vậy mức độ TTCX của giáo viên
mầm non không phụ thuộc vào mức độ IQ của họ. Không phải giáo viên có chỉ số IQ cao thì sẽ có chỉ số EQ
cao, IQ thấp thì chỉ số EQ thấp.Điều này khẳng định mức độ của trí thông minh không phải là yếu tố quyết
định tới mức TTCX.
3.1.3. Ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN
Để xác định mức độ ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN, chúng tôi thống kê
thành tích của giáo viên mầm non trong ba năm gần đây, được thể hiện ở danh hiệu thi đua mà giáo viên đạt
được.
+ Danh hiệu thi đua của giáo viên mầm non Thành phố Hà Nội
Bảng 3.11: Danh hiệu thi đua giáo GVMN Thành phố Hà Nội theo danh hiệu đạt được trong công tác
giáo dục trẻ.
Danh hiệu thi đua

N

%

Không có danh hiệu

42


21.0%

Cấp trường

73

36.5%

Cấp quận/huyện

69

34.5%

Cấp thành phố

16

8.0%

Cấp quốc gia

0

0%

Tổng số

200


100%

Số liệu bảng trên cho thấy trong 200 giáo viên được điều tra, số GVMN đạt danh hiệu cấp trường với
36.5%, cấp quận (huyện) 34.5%, cấp thành phố 8%, không có giáo viên đạt danh hiệu cấp quốc gia.
+ Thành tích giáo dục của GVMN Thành phố Hà Nội
Ngoài thống kê danh hiệu thi đua mà giáo viên đạt được trong những năm qua, chúng tôi thống kê thành
tích giáo dục mà họ đạt được trong công tác giáo dục trẻ.
Bảng 3.12. Thành tích giáo dục của GVMN Thành phố Hà Nội
Thành tích giáo dục

N

Tỷ lệ %

Xuất sắc

34

17.0 %

18


Khá

119

59.5 %

Trung bình


47

23.5 %

Yếu

0

0%

Tổng

200

100 %

Bảng 3.13. Sự phân bố thành tích đạt được trong công tác giáo dục của GVMN
Thành tích giáo dục
Xuất sắc

Khá

0

0%

4

2%


38

19%

1

0.5%

64

37%

9

4.5%

Cấp quận/huyện

17

8.5%

51

25.5%

0

0%


Cấp thành phố

16

8%

0

0%

0

0%

34

17%

119

59.5%

47

23.5%

Không danh hiệu
Danh


hiệu Cấp trường

thi đua
Total

Trung bình

Qua bảng này ta thấy, thành tích giáo dục của GVMN Thành phố Hà Nội tập trung ở mức khá (59.5%).
Trong khi đó thành tích loại khá cấp trường là nhiều hơn cả (37% số giáo viên được khảo sát). Thành tích
cao (xuất sắc) cũng có tỉ lệ khá lạc quan (17%), trong đó thành tích xuất sắc cấp quận/huyện là 8.5%, cấp
Thành phố là 8%.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN, chúng tôi xem xét
mối quan hệ giữa TTCX với danh hiệu thi đua và thành tích giáo dục mà GVMN đạt được trong ba năm gần

M
ea
n

đây.

120.00

Đồ thị 3.3: Mối liên hệ giữa EQ với hoạt động

110.00

100.00

90.00


19

thanhtichgiaoduc
xuatsac
sư phạm
của GVMN
kha
trung binh


70.00

Kết quả về

khong danh
hieu liên hệ
mối

cap truong

giữa EQ với

cap quan
/huyenhiệu
danh

thi

Capthanh
pho và thành

đua

tích giáo dục của GVMN có mối quan

hệ thuận. Đồ thị chứng tỏ theo mức độ gia tăng của thành tích giáo dục và danh hiệu đạt được do điểm trung
Danh hieu thi dua

bình EQ của giáo viên mầm non tăng.

Điều này khẳng định rằng giả thuyết con người có TTCX càng cao thì càng thành công hơn trong cuộc
sống là đúng, đó là: Mức độ TTCX của GVMN quyết định đến thành tích trong hoạt động nghề nghiệp của
họ.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới trí tuệ cảm xúc của giáo viên mầm non
3.2.1. Tuổi đời, tuổi nghề và TTCX
3.2.2.1. Tuổi đời và mức độ TTCX của giáo viên mầm non
Theo nhà tâm lý học xã hội Daniel Levinson (1986), quá trình phát triển xã hội của người lớn có 6 giai
đoạn chính: Giai đoạn chuyển tiếp (khoảng 20 tuổi), giai đoạn đầu thời kỳ trưởng thành (20 – 25 tuổi), giai
đoạn giải quyết việc lựa chọn nghề nghiệp (25 – 30 tuổi), Giai đoạn giữa tuổi trưởng thành (30 – 40 tuổi),
giai đoạn chuyển tiếp trung niên (40 – 50 tuổi), giai đoạn trung niên (50 – 65 tuổi).
Với 200 GVMN được chúng tôi khảo sát, nghiên cứu có độ tuổi nẳm trong khoảng từ 20 – 55 được chia
thành 5 nhóm từ đầu thời kỳ trưởng thành đến trung niên.
Để xác định ảnh hưởng của tuổi đời tới TTCX của GVMN, chúng tôi xác định mối tương quan tuyến
tính giữa EQ với 5 nhóm tuổi cảu 200 GVMN Thành phố Hà Nội. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.15: Tương quan tuyến tính giữa EQ và tuổi đời
EQ

Pearson Correlation

EQ


Tuổi đời

1

.400(**)

Sig. (2-tailed)
Tuổi đời

.000

N

200

200

Pearson Correlation

.400(**)

1

Sig. (2-tailed)

.000

N

200


200

Qua kết quả này (với r = 0.400; p = 0), chúng ta thấy giữa TTCX và độ tuổi của GVMN Thành phố Hà
Nội có mối tương quan thuận, tức là có sự tăng dần TTCX theo độ tuổi, Điều này hoàn toàn phù hợp với kết
quả nghiên cứu của các nhà tâm lí học về TTCX. Như đã trình bày (ở chương 1), khác với IQ là một đại
lượng khó thay đổi, có biên độ thay đổi nhỏ, EQ là một đại lượng có thể thay đổi dễ hơn và có biên độ khá
lớn. EQ của cá nhân sẽ thay đổi, phát triển cùng vốn kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân.
3.2.2.2. Tuổi nghề và mức TTCX của giáo viên mầm non
Dựa trên quan điểm phân chia độ tuổi người trưởng thành, chúng tôi chia độ tuổi nghề của 200 giáo
viên mầm non thành 5 giai đoạn: giai đoạn bắt đầu vào nghề (nhỏ hơn 5 tuổi nghề), giai đoạn tích lũy kinh
nghiệm (5 – 10 năm tuổi nghề), giai đoạn đạt thành tích nhất định (10 – 20 năm tuổi nghề), giai đoạn đánh
giá lại nghề đang theo đuổi (20 – 30 năm tuổi nghề), giai đoạn phát triển khả năng phán đoán thông thái
trong nghề nghiệp (30 năm trở lên).
Để xác định ảnh hưởng của tuổi nghề (kinh nghiệm nghề nghiệp) đến mức TTCX, chúng tôi xác định
mối tương quan tuyến tính giữa EQ với 5 nhóm tuổi nghề đã phân chia. Kết quả như sau:
Bảng 3.16. Tương quan tuyến tính giữa EQ với tuổi nghề
EQ

20

Tuoinghe


EQ

Pearson Correlation

1


.399(**)

Sig. (2-tailed)

.000

N

200

200

Tuoin

Pearson Correlation

.399(**)

1

ghe

Sig. (2-tailed)

.000

N

200


200

Với R = 0.339, P = 0 , có thể rút ra kết luận TTCX và tuổi nghề có tương quan thuận, tức là giáo viên có
tuổi nghề càng cao thì TTCX càng cao. Như vậy, TTCX có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của họ,
những người GVMN càng có thâm niên công tác càng có khả năng nhận biết cảm xúc của mình và của
người khác dễ dàng hơn; càng có kinh nghiệm trong việc sử dụng cảm xúc để điều khiển suy nghĩ của mình;
và quản lí, kiểm soát cảm xúc của bản thân, của trẻ, của đồng nghiệp tốt hơn.
3.2.2. Trình độ đào tạo và TTCX
Nhằm xác định mối quan hệ giữa trình độ đào tạo với mức TTCX, chúng tôi tiến hành phân loại EQ
trung bình của giáo viên mầm non theo trình độ được đào tạo. Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 3.17: So sánh mức độ của GVMN theo trình độ đào tạo
Mean

N

Std. Deviation

Minimum

Maximum

Daihoc

104.3743

70

9.82072

80.12


128.22

Caodang

99.9169

90

14.91633

28.99

125.34

Trungcap

92.5316

40

19.44539

35.26

115.78

Total

99.9999


200

14.99999

28.99

128.22

Với mức độ của GVMN ta thấy, có sự khác biệt về EQ trung bình giữa các trình độ đào tạo khác nhau.
Điều đó được thể hiện rõ ở bảng tiếp theo.
Bảng 3.18: Mối liên hệ giữa trình độ đào tạo và EQ

21


95%
(I) TĐĐT

Tukey

Daihoc

HSD
Caodang
Trungcap

(J) TĐĐT

Std. Error


Sig.

Interval

Upper

Lower

Upper

Lower

Lower Bound

Bound

Bound

Bound

Bound

Caodang

4.45742

2.30476

.132


-.9854

9.9003

Trungcap

11.84269(*)

2.86651

.000

5.0733

18.6121

Daihoc

-4.45742

2.30476

.132

-9.9003

.9854

Trungcap


7.38528(*)

2.74825

.021

.8951

13.8754

-11.84269(*)

2.86651

.000

-7.38528(*)

2.74825

.021

Caodang

4.45742

2.30476

.055


-.0877

9.0026

Trungcap

11.84269(*)

2.86651

.000

6.1897

17.4957

Daihoc

-4.45742

2.30476

.055

-9.0026

.0877

Trungcap


7.38528(*)

2.74825

.008

1.9655

12.8050

-11.84269(*)

2.86651

.000

-7.38528(*)

2.74825

.008

Daihoc
Caodang

LSD

Daihoc
Caodang

Trungcap

Daihoc
Caodang

Mean Difference (I-J)

Confidence

18.6121
13.8754

17.4957
12.8050

-5.0733
-.8951

-6.1897
-1.9655

Giữa trình độ đào tạo đại học và cao đẳng không có sự khác biệt về EQ trung bình, còn giữa trình độ đại học,
cao đẳng với trung cấp thì thể hiện rõ sự khác biệt về . Nhưng hệ số tương quan lại mang giá trị âm nên
không khẳng định được rằng TTCX có mối tương quan thuận với trình độ đào tạo của giáo viên mầm non.
Bảng 3.19: Mối tương quan giữa trình độ đào tạo với EQ
Trinhdodaotao

Pearson Correlation

Trinhdodaotao


EQ

1

-.278(**)

Sig. (2-tailed)
EQMSCEIT

.000

N

200

200

Pearson Correlation

-.278(**)

1

Sig. (2-tailed)

.000

N


200

200

Sự khác biệt về EQ giữa giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp sư phạm không có ý nghĩa
thống kê. Cho thấy chương trình đào tạo GVMN của các hệ dào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp) không chi
phối nhiều đến việc nâng cao EQ của GVMN có trình độ đại học, cao đẳng so với GVMN có trình độ trung
cấp chỉ là ngẫu nhiên.
3.2.3. Nhận thức về vai trò của TTCX đối với hoạt động nghề nghiệp của GVMN
Tìm hiểu về mực độ nhận thức của 200 giáo viên mầm non về vai trò của TTCX đối với hoạt động nghề
nghiệp của họ, được chúng tôi nghiên cứu bằng phương pháp điều tra viết và trò chuyện. Kết quả cho thấy:

22


100% giáo viên chưa hiểu rõ về nội hàm của TTCX, chưa biết rõ các phương pháp nâng cao TTCX cho
mình. Thực chất giáo viên vẫn chưa đánh giá, nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của năng lực cảm xúc
của bản thân trong hoạt động nghề nghiệp của họ.
1.2.4. Loại hình trường với mức độ TTCX của giáo viên mầm non
Đề tài nghiên cứu trên hai loại hình trường là công lập và tư thục, bao gồm các trường mầm non: Trường
mầm non Bright School, Trường MNTT Maiflower, Trường mầm non Linh Đàm, Trường MNTT Bill Gates
(Thăng Long), Trường MN Thực hành Bắc Linh Đàm, Trường MNTT Lê Quý Đôn, Trường MN Dịch Vọng
Hậu, Trường MN Mai Dịch, Trường MN Họa My 2, Trường MN mai Động. Mức độ EQ trung bình của khối
tư thục thấp hơn với khối công lập. Cụ thể là:
Bảng 3.20: Điểm EQ trung bình của khối công lập và tư thục
Truong

Mean

N


Std. Deviation

Minimum

Maximum

tu thuc

98.9497

102

16.73195

28.99

123.89

cong lap

101.0930

98

12.95098

32.19

128.22


Total

99.9999

200

14.99999

28.99

128.22

Và mối tương quan giữa loại hình trường và TTCX của giáo viên mầm non là 0.072. Với R = 0.072 ta c
mối tương quan thuận giữa loại hình trường vời mức độ TTCX của giáo viên mầm non.
Bảng 3.21. Mối tương quan giữa loại hình trường với mức TTCX của GVMN
Trường

Pearson Correlation

Trường

EQ

1

.072

Sig. (2-tailed)
EQ


.314

N

200

200

Pearson Correlation

.072

1

Sig. (2-tailed)

.314

N

200

200

Như vậy, với loại hình trường khác nhau cũng có ảnh hưởng tới mức độ TTCX của GVMN. Với loại
hình trường công lập, quy mô lớn cả về cơ sở vật chất và khối lượng trẻ. Mối quan hệ với phụ huynh là rất
phong phú. Môi trường thi đua trong các hoạt động sư phạm thường xuyên được tổ chức. Do đó, tạo môi
trường rèn luyện cho giáo viên về mặt TTCX. Đồng thời, các mô hình trường công lập luôn chịu sự kiểm tra,
giám sát chặt chẽ của các ban ngành, chất lượng giáo viên đảm bảo hơn các mô hình ngoài công lập. Vì thế

dẫn tới TTCX của GVMN trong trường công lập có cao hơn so với giáo viên trong các mô hình trường ngoài
công lập.
3.3. Đề xuất một số biện pháp
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng ta thấy rằng, TTCX là yếu tố quan trọng mang lại thành công
trong cuốc sống của mỗi cá nhân. TTCX ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN. TTCX
phát triển cao là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của GVMN.
Để nâng cao TTCX cho GVMN, chúng tôi đề xuất một số biện pháp:
-

Biện pháp 1: Mở các lớp do các chuyên gia tâm lý trình bày về trí tuệ cảm xúc nói chung, vai trò của

TTCX với đời sống, TTCX đối với hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non (TTCX thể hiện như thế
nào trong các hoạt động cụ thể? Vai trò của TTCX đối với kết quả hoạt động sư phạm của giáo viên mầm
non) Từ đây, tạo ra cho họ nhu cầu tự nâng cao TTCX của bản thân trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

23


-

Biện pháp 2: Phân tích trải nghiệm cảm xúc của bản thân qua hoạt động sư phạm của GVMN.

+ Nhận diện cảm xúc của bản thân thông qua các tình huống sư pham cụ thể.
Bằng cách giáo viên hồi tưởng và kể lại các trạng thái cảm xúc của bản thân từ các tình huống sư phạm
mà mình đã trải nghiệm.
+ Phân tích và chỉ ra các tổ hợp cảm xúc của mỗi cá nhân. Tìm ra nguyên nhân xuất hiện, diễn biến của
cảm xúc đó, và nó ảnh hưởng thế nào tới hành động của bản thân.
-

Biện pháp 3: Xây dựng các bài tập tình huống, tổ chức cho giáo viên rèn luyện nâng cao TTCX của


mình thông qua các tình huống sư phạm cụ thể và tuân theo các bước nâng cao EQ các nhà khoa học đã đề
ra.
+ Xây dựng bài tập về nhận thức cảm xúc, sử dụng cảm xúc, hiểu cảm xúc, quản lý cảm xúc nói chung
và cụ thể trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Nhằm giúp giáo viên có kiến thức tổng quát
hơn về TTCX trong chính hoạt động nghề nghiệp của mình.
Cần quan sát, sưu tầm và ghi lại các tình huống thực trong hoạt động sư phạm, từ đó hệ thống lại và xây
dựng các bài tập theo trình tự mức độ của TTCX (từ nhận thức cảm xúc, tới sử dụng, hiểu và quản lý chúng)
+ Thực hành trải nghiệm qua các tình huống thực và có sự phân tích đánh giá đống thời tự đưa ra các
phương án giả quyết.
Lên kế hoạch tổ chức các hoạt động thực với trẻ. Các hoạt động đó là tự nhiên không rèn luyện trước.
Cùng phân tích các tình huống cụ thể trong hoạt động và cảm xúc mà giáo viên trải qua tại hoạt động đó.
+ Chú trọng việc rèn luyện năng lực sử dụng cảm xúc và quản lý cảm xúc bằng các bài tập điển hình của
hoạt động nghề nghiệp.
+ Thực hiện hình thức làm việc theo nhóm cho các giáo viên để phát triển TTCX cho giáo viên mầm
non.
Trên là các đề xuất biện pháp mà chúng tôi đưa giúp phát triển hơn TTCX của giáo viên mầm non trong
hoạt động nghề nghiệp của họ.
Kết luận chương 3:
Kết quả nghiên cứu trên 200 khách thể là giáo viên mầm non thuộc địa bàn Hà Nội cho thấy: TTCX của
200 khách thể đạt giá trị ở mức trung bình và có mối liên hệ với hoạt động nghề nghiệp của GVMN. Mức
TTCX có ảnh hưởng tới hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non theo mối tương quan thuận, có ý
nghĩa về mặt thống kê. Các năng lực TTCX của giáo viên thể hiện chưa đồng đều, nhận thức sâu về nội hàm
TTCX còn thấp, giáo viên chưa có ý thức trong việc rèn luyện để nâng cao TTCX cho bản thân. Chính vì
vậy, việc nâng cao TTCX cho giáo viên mầm non là cần thiết đối với hoạt động nghề nghiệp của họ.
Kết luận và kiến nghị sư phạm
KẾT LUẬN
1. Về lí luận
-


TTCX là một hiện tượng tâm lý phức tạp của con người, tuy hiện nay đang được nhiều người quan

tâm nghiên cứu và xã hội chú ý tới, nhưng sự hiểu biết về TTCX của mọi đối tượng còn hạn chế.
-

Có nhiều mô hình về TTCX nhưng mô hình EI97 là mô hình thuần năng lực của J. Mayer và P.

Salovey có độ tin cậy cao trong thực tiến.
-

TTCX có biên độ thay đổi khá lớn, phụ thuộc vào quá trình hoạt động của cá nhân.

24


-

TTCX có vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi cá nhân cũng như của từng nhóm. Nó có ảnh

hưởng và có khả năng dự đoán sự thành công trong nghề nghiệp, cuộc sống của mỗi cá nhân. Đặc biệt trong
hoạt động sư phạm với tính chất là một hoạt động xã hội thì TTCX càng có vai trò quan trọng hơn.
2. Về thực tiễn
Đề tài nghiên cứu thực trạng TTCX của giáo viên mầm non và ảnh hưởng của nó tới hoạt động nghề
nghiệp của họ và rút ra một số kết luận:
-

TTCX của GVMN ở mức trung bình, chưa cao.

-


Sự thành công của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp chịu ảnh hưởng từ mức TTCX của họ.

-

EQ của giáo viên mầm non chịu ảnh hưởng của các yếu tố tuổi đời, tuổi nghề và nhận thức, nhu cầu

tự rèn luyện của giáo viên về TTCX.
KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
1. Trường học cần ý thức được vai trò TTCX của giáo viên mầm non đối với hoạt động nghề nghiệp
của họ.
-

Nhà trường cần quan tâm tới TTCX của giáo viên mầm non và coi đó là một thành tố trí tuệ quan

trọng quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
-

Cần thường xuyên tổ chức các lớp học tìm hiểu về TTCX, giúp giáo viên nhận thức được tầm quan

trọng của nó đối với sự thành công của bản thân, đặc biệt là đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó thường
xuyên giúp họ rèn luyện TTCX để nâng cao TTCX của bản thân.
-

Tổ chức các hoạt động nhóm nhằm tạo môi trường để giáo viên thực hành rèn luyện TTCX.
2. Nâng cao nhu cầu tự rèn luyện TTCX cho GVMN trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hang

ngày ở trường mầm non.
3. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về TTCX của giáo viên mầm non, từ đó cần xây dựng các tài liệu
nhằm bồi dưỡng nâng cao, phát triển TTCX cho GVMN.


25


×