Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đáp án môn Văn 9 (kỳ thi học sinh giỏi huyện. Năm học 2008-2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.27 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN KHỐI 9 – VÒNG I
Năm học : 2008 – 2009
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh
cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để
ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng
những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức vững
chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có
cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự
sáng tạo, có phong cách.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng
câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh
trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản,
trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các
thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ
bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để
đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,5.
B. Yêu cầu cụ thể
Câu Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Điểm
1 ( 3,0
điểm )
a.(1,5
điểm)
Từ ngữ xưng hô của nhân vật chị Dậu trong mỗi lượt lời
thay đổi đã làm cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi:
- Lượt lời thứ nhất: Xưng hô “cháu”, “ông”=> chị


Dậu vai dưới, cai lệ vai trên.
- Lượt lời thứ hai: Xưng hô “tôi”, “ông” => chị Dậu
ngang vai với cai lệ.
- Lượt lời thứ ba: Xưng hô “bà”, “mày” => chị Dậu
vai trên, cai lệ vai dưới.
0,5
0,5
0,5
b.(1,0
điểm)
Chỉ ra sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch
sự trong các lượt lời :
- Lượt lời thứ nhất: Nhân vật đã tuân thủ phương
châm lịch sự, thể hiện ở từ ngữ xưng hô (...) và lời lẽ
mang tính chất van xin tha thiết phù hợp với thân phận
của chị Dậu trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Lượt lời thứ hai và lượt lời thứ ba: Nhân vật đã
không tuân thủ phương châm lịch sự, thể hiện ở từ ngữ
xưng hô (...) và lời lẽ mang tính chất ra lệnh, thách thức
không phù hợp với thân phận của chị Dậu trong hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể.
0,5
0,5
c. (0,5
điểm )
Sự thay đổi về từ ngữ xưng hô đã thể hiện sự thay đổi
trong thái độ và sự phản ứng quyết liệt của nhân vật, từ
đó góp phần khắc hoạ rõ diễn biến tâm trạng và tính cách
của chị Dậu.
0,5

2(3,0
điểm)
Viết được đoạn văn qui nạp với các yêu cầu cụ thể sau
đây:
- Chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật đặc sắc
trong đoạn thơ:
+ Nhân hoá : hoa ghen, liễu hờn.
+ Hình ảnh ước lệ : làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
hoa, liễu.
+ Điển tích : nghiêng nước nghiêng thành.
+ Tiểu đối...
-Chỉ ra được giá trị diễn đạt của các biện pháp
nghệ thuật:
+ Làm nổi bật được vẻ đẹp của Thuý Kiều.
+ Thể hiện rõ thái độ đồng cảm, trân trọng,
ngưỡng mộ ngợi ca vẻ đẹp nhân vật của nhà thơ Nguyễn
Du - biểu hiện của tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
+ Thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ
thuật tả người.
1,5
1,5
Bảo đảm các yêu cầu về nội dung nhưng đoạn văn trình
bày không theo cách qui nạp.
2,0
3(4,0
điểm)
Yêu cầu chung: Hiểu đúng đề, chọn ngôi kể và thứ tự kể
phù hợp; bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, hành văn
trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
- Xây dựng được câu chuyện đúng yêu cầu: Dế Mèn trở

lại thăm mộ Dế Choắt sau một thời gian phiêu lưu; diễn
biến sự việc hợp lý, biết tạo tình huống và biết dẫn dắt
4,0
câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có phát triển và có
kết thúc; nội dung câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc. Biết
kết hợp miêu tả nội tâm và đưa yếu tố nghị luận vào một
cách hợp lý trong quá trình kể chuyện.
- Xây dựng được câu chuyện đúng yêu cầu, diễn biến sự
việc hợp lý, dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu,
có phát triển, có kết thúc; nội dung câu chuyện có ý
nghĩa song chưa biết kết hợp miêu tả nội tâm và đưa yếu
tố nghị luận vào trong quá trình kể chuyện.
- Xây dựng được câu chuyện với diễn biến sự việc hợp
lý song nội dung còn đơn giản chưa biết kết hợp miêu tả
nội tâm và đưa yếu tố nghị luận vào trong quá trình kể
chuyện.
- Xây dựng câu chuyện với nội dung còn đơn giản, diễn
biến sự việc chưa hợp lý.
3,0
2,0
1,0
Học sinh có thể xây dựng câu chuyện theo nhiều hướng
miễn là bảo đảm yêu cầu và tính hợp lý của câu chuyện.
Lưu ý Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài
làm để xác định một cách phù hợp.

×