Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề luyện tập văn bản đồng chí doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.69 KB, 4 trang )

ĐỒNG CHÍ
Đề 1:
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí
bằng một đoạn văn 12 câu theo phép diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng câu mở
rộng thành phần và một phép thế (gạch chân).
Đề 2: Cho câu thơ sau trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua”
a) Chép nguyên văn sáu câu thơ liền sau đó.
b) Thế nào là: tri kỉ, nước mặn đồng chua, đất cày sỏi đá, đồng chí.
c) Câu thơ thứ ba trong đoạn thơ tác giả dùng từ “đôi”, theo em có thể thay thế
bằng từ “hai” được không? Tại sao?
d) Câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
e) Câu thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ “tri kỉ”. Trong chương trình Ngữ văn 9
cũng có câu thơ khác dùng từ “tri kỉ”. Chép lại câu thơ ấy và nêu tên bài thơ,
tác giả. Về ý nghĩa chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của từ “tri kỉ” trong
hai câu thơ.
f) Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp câu thơ thứ bảy của đoạn thơ trên thuộc kiểu
câu gì? Xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Vì sao tác giả lại để nó đứng
riêng thành một dòng?
g) Câu thơ thứ bảy của đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết một đoạn
văn khoảng 10 câu theo phép T – P – H để phân tích nét đặc sắc của câu thơ
đó. Trong đoạn có sử dụng một câu có chứa thành phần cảm thán, một câu
mở rộng thành phần vị ngữ (gạch chân).
h) Một câu văn được viết như sau:
“Qua 7 câu thơ đầu đã lý giải sâu sắc cơ sở hình thành tình đồng chí”.
+ Nếu viết như vậy câu văn sẽ mắc lỗi gì?
+ Hãy chép lại câu trên sau khi đã sửa lỗi ngữ pháp, lấy câu vừa sửa làm câu
mở đoạn hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đoạn có sử
dụng một câu phủ định, một phép lặp (gạch chân).
Đề 3: Đọc đoạn thơ sau:


Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính


a) Những câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác
bài thơ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của ba lời thơ trên.
b) Từ “mặc kệ” đặt giữa những câu thơ cùng với những hình ảnh làng quê quen
thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ
nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
c) Ý câu thơ thứ ba gợi cho em nghĩ tới bài ca dao nào? Điều gì khiên em có sự
liên tưởng đó.
d) Viết một đoạn văn T – P – H 12 câu trình bảy cảm nhận của em về đoạn thơ
trên. Trong đoạn có sử dụng câu hỏi tu từ và một phép nối (gạch chân).
Đề 4: Cho câu thơ
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
a) Em hãy chép chín câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
b) Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhà thơ đã sử dụng biện
pháp tu từ nào? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ này.
c) Trong các từ vai, miệng, chân, tay ở đoạn thơ vừa chép, từ nào được dùng
theo nghĩa gốc từ nào được dùng theo nghĩa chuyển, nghĩa chuyển đó được
hình thành theo phương thức nào?
d) Hãy cho biết nội dung chính của những câu thơ em vừa chép. Viết đoạn văn
quy nạp 12 câu trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định (gạch
chân).
Đề 5: Tình đồng đội của những người lính cách mạng thời kháng chiến chống
Pháp đã được Chính Hữu diễn tả rất chân thực và cảm động:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
…………………………………..
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

a) Theo em vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ về tình đồng đội của những người
lính là “Đồng chí”. Tên bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của
những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
b) Nêu cảm nhận của em về câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Theo
em từ “thương” trong câu thơ trên có thể thay thế bằng từ nào? Phân tích giá
trị biểu cảm của từ thương.
c) Câu thơ trên gợi cho em nhớ tới câu thơ nào đã học trong chương trình Ngữ
văn 9 cũng thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách
mạng. Hãy chép chính xác câu thơ đó, cho biết tên tác giả và tác phẩm.
d) Ghi lại những cụm từ được tổ chức theo phương thức thành ngữ trong bài
thơ và nêu tác dụng.


e) Trong bài thơ “Đồng chí” cặp đại từ anh – tôi luôn được dùng sóng đôi nhau
và bao giờ cũng anh trước tôi sau. Em hiểu gì về dụng ý nghệ thuật của tác
giả.
Đề 6:
a) Chép thuộc lòng ba câu thơ cuối.
b) Câu thơ thứ hai có nên bỏ từ “cạnh” và “bên” không? Vì sao?
c) Lúc đầu Chính Hữu viết: “Đầu súng mảnh trăng treo”. Sau đó ông sửa lại
“Đầu súng trăng treo” làm câu thơ hay hơn biểu cảm hơn? Vì sao?
d) Câu thơ “Đầu súng trăng treo” được ngắt nhịp 2/2. Có bạn cho rằng có thể
đảo ngược vị trí giữa 2 vế của câu thơ trên thành trăng treo đầu súng mà
không ảnh hưởng đến nhịp thơ. Ý kiến của em thế nào?
e) Nhiều người cho rằng: “Đây là ba câu thơ hay nhất của bài thơ Đồng chí”.
Em hiểu ý kiến này như thế nào? Hãy trả lời bằng cách viết một đoạn văn 12
câu theo phép T – P – H, trong đó có sử dụng một phép nối, một phép thế,
một câu bị động (gạch chân).
f) Hãy viết một đoạn văn 10 câu theo phép diễn dịch thể hiện cảm nhận của em
về hình ảnh thơ Đầu súng trăng treo. Trong đó có sử dụng một câu cảm

thán, một phép thế (gạch chân).
Đề 7:
1. Trong bài thơ “Đồng chí” có nhiều câu thơ đối ứng nhau. Hãy chép lại
những câu thơ đối ứng ấy và nhận xét về ý nghĩa biện pháp đó trong bài thơ.
2. Em hiểu hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ở đây như thế nào? Hình ảnh này
cho thấy cảm xúc gì được thể hiện trong bài thơ? Qua đó em hiểu thêm điều
gì về tâm hồn người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp?
3. Từ đầu trong Đầu súng trăng treo được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa
chuyển? Tại sao?
4. Qua bài thơ Đồng chí em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời
kháng chiến chống Pháp?
5. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đồng chí”.
6. Vẻ đẹp của tình đồng chí ở những người lính cách mạng được thể hiện trong
bài thơ “Đồng chí”.
Đề 8:
1. Phân tích vẻ đẹp người lính cách mạng qua đoạn thơ sau trích trong bài
“Đồng chí” của Chính Hữu, qua đó phát biểu cảm nghĩ của em về những con
người vượt qua gian khổ, chiến đấu quên mình, sẵn sàng hi sinh quên mình
vì độc lập tự do của Tổ quốc.
2. Vẻ đẹp bình dị, tự nhiên mà sâu sắc của bài thơ “Đồng chí”


3. Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sỹ trong bài thơ “Đồng chí” của
Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
4. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của
Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Từ
đó em có suy nghĩ gì về dấy ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả?
5. Hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ qua hai
tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
của Phạm Tiến Duật.




×