Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

HÀNH VI hút THUỐC lá của học SINH TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.27 KB, 54 trang )

HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ


MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Thuốc lá là một trong những chất gây nghiện có ảnh
hưởng nghiêm trọng tới đời sống sức khỏe và kinh tế của con
người nhưng lại không bị cấm sử dụng trên thị trường. Khói
thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú,
ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ của người hút thuốc mà
gây hại đến cả những người xung quanh hít phải, gây ra bệnh
nghiêm trọng về phổi, gan, tim mạch, …Hiện nay trên thế
giới có khoảng 4 triệu người chết do các căn bệnh liên quan
đến thuốc lá và chi phí khám chữa bệnh do nguyên nhân từ
thuốc lá tăng theo mỗi năm. Tuy nhiên, nhà nước vẫn cho
phép lưu hành thuốc lá với mức thuế rất cao trên thị trường và
qua từng năm mức tiêu thụ của nó lại ngày một tăng cao.
Ngoài tác hại đối với sức khỏe thì thuốc lá cũng góp phần
không nhỏ vào việc hủy hoại môi trường. Các đầu mẩu thuốc
lá và vỏ bao sau khi sử dụng sinh ra một khối lượng rác thải
lớn; ước tính mỗi năm có tới 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá thải ra
ngoài môi trường.
Việt Nam là một trong 15 nước được WHO xếp vào
danh sách có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới,
khoảng 17 triệu người (Năm 2017).Ở bất cứ nới đâu trên đất

2



nước này, bất kể khoảng thời gian, không gian nào, chúng ta
đều có thể bắt gặp ai đó đang phi phèo điếu thuốc. Khi mà các
quy định mua thuốc lá vẫn chưa có những chế tài để kiểm
soát, thì đây vẫn là “món” quen thuộc hang ngày của nhiều
người.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, hiện tượng hút thuốc lá
ở lứa tuổi học sinh cụ thể là học sinh THCS ngày càng trở nên
phổ biến. Theo điều tra của WHO về hút thuốc ở lứa tuổi học
đường thì nam học sinh là 6,5%, nữ học sinh là 1,2%. Như
vậy, cứ 100 học sinh lại có từ 7 đến 8 em hút thuốc, chỉ thế
cũng đã đủ làm ô nhiễm bầu không khí mà hàng trăm em
đang hít thở. Ngày 16 tháng 6 năm 2012, Quốc hội đã ban
hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 5 năm 2013, trong đó Điều 9 quy định cấm
người chưa đủ 18 tuổi, cũng là đối tượng học sinh, sử dụng,
mua, bán thuốc lá; cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa
đủ 18 tuổi... Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, không khó để
chứng kiến cảnh học sinh cấp hai dễ dàng mua được những
bao thuốc lá trong các cửa hàng tạp hóa, quán cà phê,… rồi
cùng tụ tập phì phèo khói thuốc như một thú tiêu khiển vô hại.
Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Hành vi hút thuốc lá của
học sinh trung học cơ sở“ làm đề tài tiểu luận nhằm tìm hiểu
rõ hơn về thực trạng đáng báo động hiện nay.

3


2.
-


-

Mục đích của đề tài
Tìm hiểu tổng quan về thuốc lá, nguyên nhân của việc hút
thuốc lá ở học sinh trung học cơ sở.
Đánh giá thực trạng hút thuốc lá của học sinh trung học cơ sở.
Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.

4


NỘI DUNG
1.

1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm hành vi con người
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa về
hành vi được đưa ra tùy theo những tiêu chí và mục đích
nghiên cứu khác nhau. Nhưng có hai định nghĩa khái niệm
được xem là đầy đủ và dễ hiểu nhất:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Hành vi là toàn bộ những phản
ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong
một hoàn cảnh cụ thể nhất định”.
Theo từ điển Tâm lí học của Mĩ: “Hành vi con người là
một thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động, hành động,
phản ứng, phản hồi, những di chuyển, tiến trình có thể đo

được của bất kì cá thể đơn lẻ nào.
Từ các quan niệm trên có thể cho rằng “ Hành vi con
người là cách ứng xử (cách phản ứng) của con người trong
một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nó được biểu hiện ra ngoài
thông qua ngôn ngữ, cử chỉ hoặc hành động nhất định”
Vì vậy khi xem xét hành vi con ngời cần đặt trong điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể để tránh tiếp cận phiến diện, một
chiều.Hành vi có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức khác
nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, chữ viết,…



Phân loại hành vi:

5


Có rất nhiều cách phân loại hành vi như phân loại dựa
vào tính chất của hành vi, dựa vào mục đích, hình thức biểu lộ
hành vi,…Trong đó có phân loại các hành vi bất thường và
hành vi lệch chuẩn
Trong khi đó, có một số cá nhân trong cộng đồng có
những hành vi khác với khuôn mẫu và chuẩn mực chung của
cộng đồng. Hành vi lệch chuẩn có hai mức độ: thấp và cao


Sự sai lệch chuẩn hành vi ở mức độ thấp chỉ xảy ra ở một số
hành vi nhất định. Cá nhân có thể có những hành vi không
bình thường nhưng không gây tác hại hoặc ảnh hưởng đến các




hoạt động và đời sống của cộng đồng, gia đình và xã hội.
Sự sai lệch chuẩn mực hành vi ở mức độ cao có các biểu hiện
thường là những hành vi sai lệch và gây ảnh hưởng đến cuộc
sống của chính bản thân người thực hiện hành vi, của gia đình
và cộng đồng, xã hội. Nhiều khi đây được coi là hành vi bệnh
lý.
Căn cứ vào mức độ nhận thức và khả năng chấp nhận
chuẩn mực xã hội, có thể chia hành vi lệch chuẩn thành hai
loại:



Sai lệch chuẩn mực hành vi thụ động: Loại hành vi này là
những hành vi cá nhân sai lệch do nhận thức không đầy đủ
hoặc nhận thức sai lệch chuẩn mực xã hội, nhận thức sai về
các mối quan hệ trong cuộc sống.
6




Sai lệch chuẩn mực hành vi chủ động: Đây là loại hành vi cố
ý làm sai khác so với chuẩn mực.
1.2.Khái niệm môi trường xã hội





Khái niệm môi trường
Nghĩa rộng: Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi
trường kinh tế - xã hội( dân số, việc làm, thu nhập, hoạt động






kinh tế, xây dựng, y tế,giáo dục,…)
Nghĩa hẹp: Môi trường là môi trường tự nhiên bao gồm không
khí, đất, nước,….
Phân loại
Môi trường tự nhiên: liên quan đến địa lý, đất đai, khí hậu,…
đã ảnh hưởng đến phương thức sống tại địa phương, đến
phong tục tập quán, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của



con người.
Môi trường xã hội: Môi trường xã hội là đối tượng hoạt động
mà con người cần giao tiếp tích cực với nó để tồn tại và phát
triển.
Môi trường xã hội được xét trên ba cấp độ: gia đình, nhà
trường và xã hội. Trong đó gia đình được coi là thành phần
quan trọng nhất trong môi trường sống của đứa trẻ.
Cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và môi
trường xã hội.Con người tiếp nhận các thông tin từ môi
trường (đầu vào).Con người xử lý các thông tin đó qua quá
trình hoạt động nhận thức và sẽ bộc lộ hành vi của bản thân

(đầu ra) dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là hành vi tiêu
7


cực, có thể là hành vi tích cực, có những con người có khả
năng tác động đến cả một hệ thống lớn của xã hội.
Ngoài ra, môi trường xã hội là môi trường có các mối
tương tác giữa cá nhân với cá nhân.Hành vi cá nhân luôn gắn
liền với các thiết chế chính trị, xã hội và pháp luật, nếu vượt
ra ngoài khuôn khổ đó những hành vi này sẽ xem là hành vi
lệch chuẩn.
1.3.Các khái niệm liên quan


Khái niệm học sinh THCS
Trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục ở
Việt Nam, còn được gọi là cấp II, trên Tiểu học và dưới Trung
học phổ thông.Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến
lớp 9).Thông thường, độ tuổi học sinh ở trường trung học cơ
sở là từ 11 tuổi đến 15 tuổi. Trước đây, để tốt nghiệp trung
học cơ sở, học sinh phải vượt qua một kỳ thi tốt nghiệp vào
cuối lớp 9 nhưng kể từ năm học 2005-2006 thì kỳ thi đã chính
thức bị bãi bỏ.Nhưng từ năm 2006-nay thì kỳ thi đã được tiến
hành lại.



Đặc điểm tâm lý, tình cảm của học sinh THCS
Tuổi chưa thành niên (vị thành niên) được định nghĩa là
giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối

trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành (từ 10 đến 19 tuổi). Do
tác động của hoocmon, cơ thể phát triển khoẻ mạnh, nhanh
8


nhưng chưa được hài hoà giữa các cơ quan, bộ phận,làm các
em thiếu niên lúng túng ,vụng về,vận động thiếu hài hòa ,nảy
sinh ở các em cảm xúc không thoải mái ,thiếu tự tin ,dễ nhạy
cảm với các tác động, sự căng thẳng thần kinh kéo dài và
những cảm xúc tiêu cực .
Các em còn trẻ con hồn nhiên nhưng đã bắt đầu có ý
thức về “cái tôi”, muốn tự khẳng định mình.Các em nghĩ
mình đã lớn và mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách,
phẩm giá, tin tưởng mà mở rộng tính tự do cho các em.
Một bước ngoặt quan trọng ở lứa tuổi vị thành niên là
giai đoạn tuổi dậy thì, là chỉ thời gian trong cuộc đời người vị
thành niên khi các cơ quan sinh dục đã phát triển về mặt sinh
lý đủ để có khả năng sinh sản, các tác nhân đặc hiệu cuả tuổi
dậy thì là hormone giới tính –estrogen từ buồng trứng và
androgen từ tinh hoàn trên cơ thể có những biến đổi:
Tuổi dậy thì trung bình ở trẻ trai là 13 -16 tuổi, hoocmon
androgen tăng cao làm tăng kích thước bộ phận sinh dục, sự
tăng lên thể tích tinh hoàn và bắt đầu có hiện tượng “mộng
tinh”, giọng nói thay đổi “vỡ giọng”, xuất tinh lần đầu, tăng
chiều cao,...
Tuổi dậy thì trung bình của trẻ gái là 11-14 tuổi, lượng
hoocmon estrogen tăng cao sự xuất hiện của tuyến vú, kỳ kinh
đầu tiên xuất hiện,...

9



Sự phát triển “kịch tính” của các cơ quan sinh dục dẫn
đến sự thức tỉnh và các ham muốn tính dục, nhưng lại có
những ràng buộc rất nghiêm ngặt chi phối các ứng xử tính dục
của tuổi vị thành niên.Mặc dù chin muồi về chức năng sinh
lý,tuổi vị thành niên vẫn được xem là trẻ em về mặt cảm xúc
xã hội.Tuổi vị thành niên thấy sợ hãi và bối rối vì những cảm
nghĩ mới mẻ về giới tính này mà ngay bản thân thường cho đó
là “điều xấu xa”.
Sự thay đổi của cơ thể và tâm sinh lý nhất là lứa tuổi học
sinh THCS đã làm các em có những sự thay đổi về bản thân
và có những yếu tố tác động ảnh hưởng đến cách ứng xử cũng
như hành vi của các em.Trong khoảng 11-15 tuổi, các em đã
xuất hiện những mối tình đầu và những giao tiếp trong các
mối quan hệ gia đình, nhà trường, các em củng cố kiến thức
qua bố mẹ hoặc sách vở. Tuy nhiên, các em vẫn chưa được
trang bị đầy đủ kiến thức về sức khoẻ tâm lý để có thể giải
quyết cũng như kiểm soát hành vi của bản thân sao cho phù
hợp.
(Theo tập bài giảng “Hành vi con người và môi trường
xã hội”) – TS.Phạm Văn Tư
Sự ảnh hưởng từ môi trường xã hội tới học sinh
THCS

10


Trong phạm vi ý thức xã hội, mong muốn tìm được bình
đẳng trong cách đối xử, tuy nhiên trẻ vẫn phụ thuộc vào bố

mẹ, gia đình về nhiều mặt, điều này dẫn đến những mâu thuẫn
khá phổ biến trong giao tiếp và ứng xử, dễ dẫn tới những
đụng độ, những xung đột làm cho trẻ bị ảnh hưởng hoặc dẫn
đến sự hình thành nhân cách và có những hành vi lệch chuẩn
(như là bướng bỉnh, bất cần, bỏ nhà đi…).
Tuổi vị thành niên luôn mong muốn có những quyền hạn
mới trước hết mở rộng ra trong toàn bộ phạm vi những quan
hệ với người lớn.Trẻ bắt đầu chống đối những yêu cầu của
người lớn; trẻ dễ bị chạm đến lòng tự ái và chống cự khi
người ta hạn chế tính độc lập của trẻ, trừng phạt như đối với
“trẻ con”,…Trẻ vị thành niên rất nhạy cảm về phẩm giá, có ý
thức về bản thân như là một con người không thể chịu sự đè
nén, hạ thấp và bị mất quyền độc lập.Ở trẻ cảm giác về sự
trưởng thành của bản thân và nhu cầu được những người xung
quanh thừa nhận sự trưởng thành đã nảy sinh ra một vấn đề
hoàn toàn mới đó là những quyền hạn của người lớn và của
thiếu niên trong quan hệ qua lại với nhau.Những chuẩn mực
mới thể hiện thông qua hành vi, sự tự đánh giá của trẻ vị
thành niên và sự đánh giá về thái độ của người lớn đối với trẻ
là cơ sở của phẩm chat đạo đức được hình thành.

11


Cha mẹ, thầy cô giáo, những người khác và bạn bè cùng
lứa, tát cả đều có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ vị thành
niên.Ngoài thầy cô và những người lớn khác, những thanh
niên như nhóm trưởng hướng đạo, lãnh đạo thanh niên trong
các đoàn thể tôn giáo cũng là những kiểu mẫu tốt. Đây là thời
kỳ của sự tôn sung người anh hung và thời kỳ của những

“đam mê”, có thể nảy sinh mâu thuẫn với các giá trị của cha
mẹ hay quyền uy.
Trong xã hội tồn tại một số tư tưởng thiếu lành mạnh
như “lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền”, “lối sống
hưởng thụ”, đồng thời cũng xuất hiện một số hiện tượng tiêu
cực như “chủ nghĩa cá nhân” ngày càng được đề cao,...Học
sinh khi bị ảnh hưởng bởi những nhân tố không lành mạnh
trong xã hội, cùng với thời gian thế giới quan, nhân sinh quan
và những quan niệm về giá trị đạo đức của các em cũng sai
lệch. Các em khó phân biệt được đúng sai, không thấy được
tác hại của hành vi hút thuốc, mà ngược lại, lại thấy đó là điều
đáng tự hào.
Bên cạnh đó, những hành vi hút thốc tràn lan trên mạng
xã hội của các cá nhân, đặc biệt là trong chính cuộc sống hình
ảnh cha mẹ hút thuốc đã vô tình trở thành cầu nối gián tiếp
giữa HS với hành vi hút thuốc.(theo “tập bài giảng hành vi
con người và môi trường xã hội”-TS phạm Văn Tư).

12


1.4.Lí thuyết áp dụng
a.

Lí thuyết hệ thống
Để có thể phân tích tác động từ môi trường xã hội ảnh
hưởng đến cá nhân HS như thế nào, em đã vận dụng lý thuyết
thuyết hệ thống.
Theo từ điển Tiếng Việt: Hệ thống là tập hợp nhiều yếu
tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên

hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất.
Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 – 40
của thế kỉ XX do nhà sinh học Ludvig Von Bertalanffy khởi
xướng. Thuyết hệ thống bao quát mọi lĩnh vực (tin học, sinh
học, kinh tế, xã hội học...), một hệ thống được định nghĩa là
một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau
và mỗi biến động trong một yếu tố nào đó đều tác động lên
những yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống.Một
hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ
phận của một đại hệ thống.Có những hệ thống khép kín,
không trao đổi với hệ thống xung quanh.
Tiểu hệ thống: Trong một hệ thống có tiểu hệ thống, là
hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ.Có thể coi đó là những
hình thức nhỏ hơn trong hệ thống lớn, các tiểu hệ thống được
phân biệt với nhau bởi các ranh giới, là bộ phận của hệ thống
lớn. Ta thấy rằng con người là một tiểu hệ thống, gia đình là
một hệ thống trung mô, xã hội là hệ thống vĩ mô.Một cá nhân

13


được coi là một hệ thống vi mô.Hệ thống vi mô có ba tiểu hệ
thống: Hệ thống tâm lý, hệ thống sinh học và hệ thống hành
vi.Các tiểu hệ thống của con người chịu sự tác động của cả hệ
thống gia đình, hệ thống xã hội. Vai trò của tiểu hệ thống: Vai
trò của tiểu hệ thống được xác định theo ba cách đó là vai trò
của tiểu hệ thống trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ
đồng nghiệp, mối quan hệ với cộng đồng trong xã hội.Như
vậy, mỗi cá nhân trong tiểu hệ thống của mình sẽ bộc lộ vai
trò nào đó ở một môi trường nào đó mà cá nhân đó gặp phải.

5 nguyên tắc hoạt động chung của một hệ thống: Mọi hệ
thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn, mọi hệ
thống đề có thể chia nhỏ thành những hệ thống khác nhỏ hơn,
mọi hệ thống đều có tương tác với hệ thống khác và thu nhận
thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại, mọi
hệ thống cần đầu vào hay năng lượng bên ngoài để tổn tại,
mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với những hệ thống
khác.
Trạng thái của một hệ thống được xác định bở năm đặc
trưng gồm trạng thái ổn định, trạng thái điều hòa hay cân
bằng, trạng thái sự khác biệt, trạng thái tổng hòa giữa các hệ
thống và tiểu hệ thống với nhau, trạng thái trao đổi.
Việc áp dụng lí thuyết hệ thống trong việc phân tích
hành vi hút thuốc của học sinh THCS nhằm đặt hành vi này
trong một hệ thống lớn, giải thích những nguyên nhân tác
14


động dẫn đến hành vi này từ nhiều phía, nhiều khía cạnh như
bản thân học sinh, gia đình, bạn bè, nhà trường, môi trường và
xã hội từ đó có cách nhìn toàn diện hơn, đưa ra những biên
pháp can thiệp hiệu quả, phù hợp với nguồn lực hỗ trợ từ
nhiều phía.Giúp giải quyết vấn đề một cách bền vững, lâu dài
b.

hơn.
Lý thuyết nhận thức – hành vi
Lý thuyết nhận thức - hành vi (xúc cảm thuần lý) do
Albert Ellis (1902-1994) xây dựng năm 1962 xuất phát từ
niềm tin vào việc cho lời khuyên trực tiếp và giải thích trực

tiếp hành vi của thân chủ. Lý thuyết này bao gồm việc đối mặt
và thách thức điều mà Ellis gọi là niềm tin phi lý, thuyết phục
thân chủ thay thế những niềm tin khiến thân chủ nghĩ không
tốt về bản thân hoặc khiến người ấy mang đầy những cảm
nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.Theo Ellis, vấn đề của thân chủ
(những dối nhiễu xúc cảm) là do những niềm tin sai lệch hoặc
những mong muốn thái quá, không phù hợp gây ra.Ông đã
làm sáng tỏ những ý nghĩ và niềm tin phi lý mà theo ông là
nguồn gốc gây nên phần lớn những ứng xử không thích ứng
của chúng ta nói chung và của thân chủ nói riêng. Những ý
nghĩa và niềm tin phi lý đó là:



Điều cơ bản là được mọi người tiếp xúc với ta yêu mến.

15




Điều quan trọng bậc nhất là lúc nào cũng giỏi dang, thích



đáng, có khả năng làm tốt những việc mình làm.
Cuộc sống là tai họa khi sự việc không đi đúng hướng mà ta




mong muốn.
Những người muốn điều xấu cho ta phải luôn bị khiển trách
hoặc trừng phạt.
Giải pháp hoàn hảo lúc nào cũng cần có để chống lại
những thực tế tệ hại của cuộc sống, những suy nghĩ và niềm
tin này dựa trên những nhu cầu cơ bản được khắc sâu trong
mỗi chúng ta và thỏa mãn chúng là cần thiết để chúng ta lấy
lại thăng bằng.Nhưng, một cách ngược đời, chính chúng ta lại
gán cho các nhu cầu đó những giá trị sai lầm làm cho việc
thực hiện chúng trở nên khó khăn hoặc không thể tiến hành
được.Kết quả là bản thân chúng ta phải hứng chịu những rối
loạn cảm xúc gây ra lo âu. Và gây nên phần lớn những ứng xử
không thích hợp như:



Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hóa: đây là kiểu nhận thức mà chúng
ta nhìn nhận sự kiện thiên lệch ở 2 đối cực, hoặc là tất cả hoặc
là không có gì. Cách nghĩ điển hình là“Tôi luôn luôn làm tốt
và chiếm được sự đồng tình, ủng hộ của người khác”, “ Người
khác nên đối xử với tôi theo đúng cách mà tôi thích”… Thực
tế trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng nhận
được sự đồng tình của người khác. Khi không nhận được

16


những điều này, chúng ta trở nên thất vọng tràn trề dẫn đến đổ



vỡ niềm tin mà mình đã xây dựng nên.
Trầm trọng hóa, quan trọng vấn đề: Kiểu này liên quan đến
việc người nào đó nhìn nhận một thất bại không đáng kể như
một tai họa, một tổn thất lớn, dẫn đến mất niềm tin vào bản



thân, người khác và xã hội.
Tự ám thị mình không có khả năng chịu đựng thất bại: Những
người có kiểu tư duy này không có khả năng chịu đựng những



hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống.
Khái quát hóa một cách vội vã, thái quá: Là những người chỉ
căn cứ vào một, hai biểu hiện đã vội vã kết luận, khái quát sai
lệch hoặc không chính xác về sự kiện, hoàn cảnh xảy ra với



mình.
Cảm giác sự vô tích sự, vô giá trị của bản thân: Đây là biến
thế của kiểu khái quát vội vàng, những người có kiểu nhận
thức này thường tin rằng mình là người vô tích sự không có
khả năng gì.
Ellis (1976) đã trình bày cách thức mà một hậu quả cảm
xúc (C) phần lớn được cho là một sự kiện thúc đẩy (A) nhưng
thực ra là do con người tin tưởng (B) khi đối mặt với với sự
kiện thúc đẩy theo mô hình ABC khiến cho người ấy mang
đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.

Mục đích của phương pháp này là phân tích tình huống
đối đầu và rút ra kết luận về những suy nghĩ và niềm tin

17


không hợp lý.Từ đó đi đến điều chỉnh những suy nghĩ và
niềm tin không hợp lý này. Áp dụng đối với hành vi hút thuốc
ở học sinh THCS hiện nay thì lý thuyết này góp phần không
nhỏ trong việc giải thích nguyên nhân gây ra hành vi này, đó
là do nhận thức của một số bộ phân học sinh THCS hiện nay
về hút thuôc và hậu quả của hành vi này còn rất thấp nên mới
dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe, kết quả học tập suy
giảm, bạo lực,…Lý thuyết này cũng mang đến cho các nhà
giáo dục về vai trò của việc nâng cao nhận thức, tuyên truyền
cho mọi đối tượng về hành vi này từ đó góp phần giảm thiểu
hành vi này ngăn chặn, khắc phục hậu quả do hút thuốc gây
ra.
c.

Thuyết hành vi học tập xã hội Bandura
Hành vi con người được học hỏi từ môi trường thông
qua quá trình học hỏi xã hội bao gồm: quan sát, ghi nhớ và lặp
lại hành vi qua sát được từ người khác.Qua nghiên cứu này có
thể thấy được nguyên nhân dẫn đến hành vi hút thuốc của học
sinh THCS là do việc nhìn thấy và làm theo những hành động
hút thuốc của các cá nhận trong xã hội không chỉ ở nơi công
cộng mà có thể ngay trong chính gia đình các em

1.


Cơ sở lý luận
a, Khái niệm học sinh trung học cơ sở

18


Trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục ở
Việt Nam, còn được gọi là cấp II, trên Tiểu học và dưới Trung
học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến
lớp 9).
Học sinh trung học cơ sở thông thường có độ tuổi từ 11
tuổi đến 15 tuổi, đây là lực lượng lao động trí thức cần thiết
cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Theo Tâm lý học lứa tuổi,
đây là lứa tuổi các em có xu hướng độc lập, tự do cá nhân bắt
đầu thể hiện và phát triển rõ nét.
b, Khái niệm hành vi
Theo từ điểm tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện (1995),
trang 138, Nhà xuất bản Thế Giới Trung tâm nghiên cứu tâm
lý trẻ em, Hà Nội: hành vi là từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của
một đồng vật khi bị một yếu tố nào đó trong môi trường kích
thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành
một tình huống, và tiến trình của ứng xử để có định hướng
nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh
về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích
cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát
được, chứ không như tình ý bên trong, thì nó là ứng xử. Khi
nhấn mạnh định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi.
c, Động cơ thúc đẩy


19


Động cơ thúc đẩy là một khái niệm lý thuyết để giải
thích hành vi. Nó cho con người lý do cho việc hành động,
ham muốn và nhu cầu. Động cơ thúc đẩy có thể được định
nghĩa là hướng của một người đến hành vi, hoặc điều gì làm
cho một người muốn lặp lại một hành vi hoặc ngược lại.
d, Khái niệm thuốc lá
-Thuốc lá
Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ
yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi
định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới
120 mm, đường kính khoảng 10 mm).
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá chứa
7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và
ít nhất 70 chất có thể gây ung thư… Đó là axton (chất tẩy
trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và
bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), phoóc-môn và
CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), methanol
formaldehyde (chất để ướp xác chết)… Những chất này khi đi
vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu
và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các
bệnh ung thư.
Dưới đây là một số chất độc kinh hoàng có trong khói
thuốc được các nhà khoa học chỉ ra:

20



+ Nicotine: là một chất gây nghiện có trong thuốc lá.
Theo các tài liệu, nicotine được hấp thụ vào máu và ảnh
hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào, gây
tác động tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tăng
họat động nhận thức.Tuy nhiên cảm giác đó sẽ mau qua đi sau
vài phút. Khi nồng độ Nicotine trong cơ thể giảm xuống,
người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, căng thẳng; không tập
trung được; buồn bã, lo lắng; rối lọan giấc ngủ. Vì vậy để có
sự thoải mái, người hút thuốc phải hút điếu thuốc tiếp theo và
tạo ra một vòng xoắn trong hút thuốc lá. Nicotine, khi vào
trong máu làm tăng nhịp tim và huyết áp do khích thích giải
phóng hóc-môn như adrênalin và làm hẹp mạch máu.
Adrênalin làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lưu
thông máu. Ngoài ra khi Nicotine vào máu, ngăn giải phóng
insulin từ tuỵ. Hormon này có vai trò loại bỏ đường thừa
trong máu. Vì vậy người hút thuốc rơi vào tình trạng đường
máu cao hơn bình thường. Nicotine cũng có cơ chế tác động
đến não bộ như một số chất gây nghiện khác như cocain,
amphetamine mặc dù ở mức độ thấp hơn. Ở những người sử
dụng thuốc lá, Nicotine được tìm thấy ở tất cả các cơ quan, bộ
phận trong cơ thể và trong cả sữa mẹ. Đối với những người

21


hút trên 15 điếu thuốc một ngày, nồng độ Nicotine trong máu
luôn ở mức cao làm cho việc cai thuốc trở lên khó khăn hơn
rất nhiều. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhà sản xuất
thuốc lá sử dụng nhiều hoá chất đi kèm nhằm tăng độ hấp thu
Nicotine vào cơ thể.

+ Hắc ín (Tar): Nhựa thuốc lá là sự tập hợp tên của hàng
ngàn chất hoá học và phụ gia, được tạo thành chất lắng lại của
khói thuốc có đặc điểm dính và dầy. Nhựa thuốc lá là một
trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá,
chứa rất nhiều chất gây ung thư. Khi khói thuốc được hít vào
phổi, các chất nhựa lắng đọng và bám vào các khoang chứa
khí của phổi. Sau một thời gian, các chỗ nhựa thuốc lá bám
vào tạo thành ung thư và các bệnh về phổi.
+ Carbon monoxide (khí CO): Khí CO trong khói thuốc
lá hấp thụ vào máu gắn với hemoglobine làm giảm khả năng
vận chuyển oxy của hồng cầu vì vậy làm giảm lượng oxy
trong máu, góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch
và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên
quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.
+ Benzene: Là một chất sinh ung thư được tìm thấy
trong khói của dầu khí hay trong thuốc trừ sâu bọ. Chất này
có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá, lượng benzene tác

22


động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng
benzene xâm nhập vào con người từ tất cả các nguồn.
+ Nitrosamines: Là một chất gây ung thư rất mạnh có
nhiều trong thuốc lá không khói, snuff và khói thuốc lá.
+ Ammonia: Là một chất được sử dụng trong thuốc kích
thich tăng trưởng và trong các sản phẩm tẩy rửa. trong sản
xuất thuốc lá, chất này được sử dụng để tăng cường tác động
gây nghiện của Nicotine.
+ Formaldehyde: Dung dịch dùng trong ướp xác. Chất

này gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc khi
hít phải khói thuốc lá.
+ Hydrogen Cyanide: Là chất ô nhiễm công nghiệp, đã
từng được sử dụng là một chất để trừng trị ở Hoa Kỳ.
+ Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH): Một chất gây
ung thư tìm thấy trong dầu đi ê zen và sản phẩm đốt cháy
khác.
Phần lớn những người hút thuốc đều không hiểu rõ, tận
tường về những mối nguy cơ sức khỏe mà thuốc lá có thể gây
ra. Họ chỉ hiểu chung chung hút thuốc lá là nguy hại. Rất
nhiều trong số những người sử dụng thuốc lá chỉ kể được
bệnh có liên quan là ung thư phổi mà không kể được tên của
những căn bệnh khác. Họ cũng không biết rằng hút thuốc
cũng gây bệnh tim mạch, đột quỵ và nhiều căn bệnh khác, bao
gồm nhiều dạng ung thư khác.
23


-Hành vi hút thuốc lá
Hút thuốc lá là hành động đốt cháy điếu thuốc ở một
đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo
dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện (thường có gắn
đầu lọc). Khi hút thuốc lá các phân tử Nicotine theo khói vào
phổi hay thấm qua các vùng mô mềm vào máu, do có kích
thước rất nhỏ nicotine dễ dàng vượt qua được lớp vỏ bảo vệ
của não để tác động vào cùng não gây ra khoái cảm. Chỉ cần
vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm
nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần
kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ
thể tiếp nhận Nicotine ở não, vì vậy khi hút thuốc lá, người

hút sẽ cảm thấy trí óc tỉnh táo, có năng lực tập trung và làm
việc hiệu quả hơn. Nicotine tác động làm tăng tiết các chất
dẫn truyền thần kinh trung gian (neurotransmitters) và các nội
tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể
như

cathecolamine

(epinephrine,

norepinephrine



dopamine), beta endorphine và các loại cortisol.
Những chất này có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu,
giúp người hút cảm thấy thư giãn, bình tĩnh hơn. Tuy nhiên
trên thực tế nếu càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các
chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt,

24


lúc ấy, thay vì có cảm giác sảng khoái, người ta lại thấy mệt
mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần
nhanh chóng. Khi ngừng hút thuốc người ta sẽ xuất hiện
những triệu chứng như trằn trọc, khó ngủ hơn trước và cảm
giác thèm thuồng được hút thuốc,… Chính vì vậy, hơn 70%
người có ý định cai đều hút thuốc trở lại sau một thời gian bỏ
2.


hút.
Thực trạng của hành vi
Trong thời gian vừa qua, mặc dù trên các kênh thông tin
đại chúng đã tuyên truyền và cảnh báo về tác hại của việc hút
thuốc lá nhưng thực trạng này vẫn diễn ra phổ biến không chi
ở người trưởng thành mà ngay cả trong giới trẻ. Đặc biệt, ở
lứa tuổi học sinh trung học cơ sở đang có chiều hướng gia
tăng. Ở lứa tuổi này, đa số các em đều đã được nhà trường và
gia đình quan tâm giáo dục và tuyên truyền về tác hại của việc
hút thuốc lá, tuy nhiên, chưa nhiều em thật sự có nhận thức rõ
về hậu quả nghiêm trọng của các tệ nạn xã hội. Học sinh trung
học cơ sở thường có tâm lý ham tò mò và dễ đua đòi, sa ngã
vào các tệ nạn điển hình là hút thuốc lá. Không cần tìm đâu
xa, có thể dễ dàng bắt gặp một nhóm học sinh vẫn còn đang
đeo khăn quàng đỏ tụm năm, tụm ba ở các quán cà phê ngay
cạnh trường học, các em coi việc hút thuốc lá như một thú

25


×