Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

LÊ hữu TRÁC VÀ TÁC PHẨM THƯỢNG KINH KÝ sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.64 KB, 45 trang )

LÊ HỮU TRÁC VÀ TÁC PHẨM THƯỢNG
KINH KÝ SƯ


- Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp
- Cuộc đời của Lê Hữu Trác
Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Ty
(1720), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, nguyên quán ở thôn
Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng,
tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ).
Lê Hữu Trác lúc nhỏ là con thứ 7 trong gia đình nên được gọi
là cậu Chiêu Bảy. Ông mất ngày rằm tháng giêng năm Tân
Hợi (1791) ở quê mẹ, xứ Bầu Thượng, xã Đình Diệm (nay là
xã Sơn Quang), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Mộ táng tại
chân núi Minh Từ, khe nước cạn - xã Sơn Giang, cách thị trấn
Phố Châu, huyện lị Hương Sơn khoảng 4km.
Ông sinh ra trong một gia đình có tinh thần hiếu học và
truyền thống khoa bảng, quyền quy suốt một thời gian dài thời
nhà Hậu Lê. Hiếm có một gia đình nào lại có nhiều người thi
đỗ đại khoa và làm quan to như gia đình họ “Lê Hữu” ở làng
Văn Xá.
Cha là Lê Hữu Mưu, đỗ đệ tam giáp tiến sĩ, làm Thị lang
bộ công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức ngự sử tước Bá.


Mẹ là Bùi Thị Thưởng (vợ thứ). Ông nội là Lê Hữu Danh, đậu
đệ nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Hiến Sứ, tặng phong
tước Bá. Bác là Lê Hữu Hỷ và chú là Lê Hữu Kiều đều đỗ
làm quan trong triều.
Hồi nhỏ Lê Hữu Trác thường theo cha đi học ở Kinh
thành Thăng Long, ông nổi tiếng là người thông minh, ham


học, hiểu rộng, thơ hay. Đến năm Kỷ Mùi (1739) ông 20 tuổi
thì cha mất, phải thôi học. Về nhà tiếp tục đọc sách, thi vào
tam trường rồi sau không đi thi nữa.
Lê Hữu Trác sống vào thời kì sóng gió nhất của lịch sử
đất nước, nhưng ông là một tấm gương điển hình của người tri
thức, hết lòng vì nhân dân. Ông đã kế thừa những truyền
thống cao quy của dân tộc: nhân, trí, dũng và phát huy nó
trong lĩnh vực hoạt động của mình. Suốt đời tận tụy phục vụ
nhân dân, vừa là người cứu chữa, vừa là người bạn, người
thầy của nhân dân.
Lê Hữu Trác lớn lên giữa lúc chế độ phong kiến Việt
Nam khủng hoảng nghiêm trọng, xã hội rối ren cực độ. Nhà
Trịnh đoạt quyền nhà Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn tranh
nhau chia cắt đất nước để cai trị, chiến tranh xảy ra liên miên,


nhân dân bị cực khổ về nhiều mặt, khắp nơi đều nổi dậy đấu
tranh. Trong khi nhân dân đói khổ lầm than, chịu nhiều bệnh
tật thì phủ Chúa Trịnh ăn chơi sa đọa, trên sự bóc lột công sức
của người dân: “Mỗi tháng 3 - 4 lần, chúa ngự chơi cung
Thúy Liên bên Hồ Tây, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt
hồ, các kẻ nội thần mặt bịt khăn, thân mặc áo đàn bà, dàn bày
bách hóa xung quanh bờ hồ để bán” [32, tr. 17]. Chính quyền
phong kiến từ trung ương đến địa phương là một bộ máy quan
lại nặng nề và thối nát. Việc mua bán bằng cấp, chức tước
phát triển và được nhà nước phong kiến chấp nhận như một
thể thức tuyển lựa quan lại chính quy. Năm 1730, chính quyền
họ Trịnh quy định trong các kỳ thi Hương, ai nộp ba quan tiền
thì được miễn khảo hạch, coi như đã đỗ sinh đồ. Nhân dân
mỉa mai gọi những người mua bằng cấp đó là “sinh đồ ba

quan”. Trong khoảng từ năm 1736 đến 1740 chính quyền họ
Trịnh đã bốn lần ban hành thể lệ bán chức tước, cho phép nộp
tiền để thăng chức hoặc bổ làm quan.
“Chốn quan trường biến thành nơi đầu cơ trục lợi. Tệ
nạn tham ô, hối lộ không còn là hành động lén lút bất hợp
pháp mà hầu như trở thành công khai, được nhà nước phong
kiến thừa nhận. Ở xã, thôn thì bọn cường hào mặc sức tung


hoành, chúng gian giảo nhiều kế biến trá trăm đường, lấy vũ
đoán làm kế hay, lấy thôn tính làm giàu cho mình, đè nén
người nghèo khổ đơn độc, ức hiếp kẻ ngu hèn” [32, tr. 18].
Có thể nói chính sự đảo lộn trong đời sống chính trị đã
tác động mạnh mẽ tới đời sống của nhân dân lúc bấy giờ. Bè
lũ quan tham sống trên sự áp bức bóc lột quần chúng nhân
dân, khiến cho quần chúng nhân dân trở nên đói khổ, nghèo
nàn đã trở thành hiện tượng phổ biến. Chính sự áp bức bóc lột
đó của bộ máy chính quyền Lê - Trịnh đã khiến cho quần
chúng nhân dân mất niềm tin vào triều đình, chán ghét oán
giận đẩy lên đỉnh điểm dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của
nông dân nổ ra chống lại tập đoàn Lê - Trịnh. Có thể thấy đây
chính là giai đoạn cao trào cho những cuộc đấu tranh của
quần chúng nhân dân.
Khi ấy Lê Hữu Trác mới là một thư sinh đang mải mê
đèn sách. Ông phải chạy lánh nạn hết nơi này qua nơi khác.
Ngoài việc dùi mài kinh sử, ông lại được một ẩn sĩ họ Vũ ở
Đặng Xá dạy cho môn học “Thiên nhân”. Sau nhiều năm
nghiên cứu binh thư, nhờ việc trù tính kế hoạch quân sự thích
hợp, ông cầm quân thường thắng trận. Tuy nhiên, qua mấy
năm sống trong hàng ngũ quân đội Trịnh, ông thấu tỏ sự thối



nát mục ruỗng của chính quyền nhà Trịnh không có lợi cho
dân, nhất là cảnh đau thương chết chóc, tàn sát nhân dân do
bọn phong kiến gây nên, ông lại càng không muốn phục vụ
tập đoàn phong kiến nhà Trịnh nữa, vì vậy mấy lần thống
tướng của Chúa Trịnh muốn đề bạt, nhưng ông đều từ chối. Vì
thế ngay khi còn ở hàng ngũ quân đội Trịnh, ông đã chán ghét
chiến tranh và nuôi sẵn y chí ra khỏi quân đội. Lấy cớ anh
mất, mẹ già, cháu dại không có người nuôi dưỡng, năm 1746
ông về quê và tự hun đúc chí hướng của mình. Ông tâm sự:
“Thập niên ma nhất kiếm,
Phong nhẫn chính quang mang
Sát khí hoành ngưu đẩu
Nghiêm uy động tuyết sương
Nhập Tần kí bất khả
Quy Hán diệc vị hoàng
Hồ hải không phiêu đãng
Tráng tâm thành đại cuồng”
Tạm dịch:


“Mười năm mài chiếc kiếm
Sắc bén rực hào quang
Sát khí sông Ngưng Đẩu
Hùng uy động tuyết sương
Vào Tần đã không phải
Về Hán còn phân mang
Hồ hải luống trôi dạt
Chí mạng hóa ngông cuồng” [34, tr. 10]

Có thể nói thời trai trẻ của Lê Hữu Trác đã trải qua nhiều
sự kiện có tính chất bước ngoặt trước khi bước vào đời. Xuất
thân trong một gia đình có truyền thống làm quan lại của triều
đình phong kiến, bản thân lại thông minh và đã từng làm
tướng đi dẹp loạn, nhưng rồi lại từ quan, từ chối công danh
phú quy, cái vốn có là ly tưởng phấn đấu của gia đình và dòng
họ của ông. Là do sự chán chường và thất vọng của một bậc
đại tài trước sự ngông cuồng của tập đoàn Chúa Trịnh Sâm,
khiến cho dân chúng ngày càng nghèo nàn, khổ cực dẫn đến
tình trạng xã hội loạn lạc, huynh đệ tương tàn.


Theo Lê Hữu Trác dù theo Trịnh hay phò Lê thì cũng là
đeo đuổi những cuộc chiến tranh tàn bạo phi nghĩa, cho nên
quá trình chiến đấu là phiêu lưu, cái chí hùng tráng của mình
cuối cùng hóa ra ngông cuồng.
Sau khi trở về quê, Lê Hữu Trác vẫn thường xuyên dùi
mài kinh sử, lo chuyện hậu thế, lại thêm gánh nặng gia đình
nên sức khỏe ngày càng suy yếu. Trong lúc đó ông đã tìm
hiểu về nghề thuốc, vốn là người thông minh nên ông đã tiếp
cận và hiểu sâu y lí, nhanh chóng nhận thấy lòng say mê của
mình đối với nghề thuốc và quyết chí theo đuổi nghề y.
Khi trở về Hương Sơn, ông làm nhà ở cạnh rừng, quyết
tâm học nghề thuốc và tự đặt biệt hiệu là Lãn Ông, muốn tỏ y
là một người lười tản cư, nhưng thực tình Lê Hữu Trác muốn
được tự do khỏi vòng ràng buộc của giai cấp thống trị để được
rảnh rang nghiên cứu nghề thuốc giúp ích cho đời.
Được sống gần dân, tiếp xúc trực tiếp với cảnh nghèo
khổ, bệnh tật đói rét của nhân dân, ông đã ngộ ra rằng, làm
nghề thuốc chữa bệnh cứu người là chí hướng thích hợp với

ông. Ông nhận thấy: “quê ông vốn nghèo, người dân vốn lầm
than đói khổ bởi chiến tranh loạn lạc, lại luôn bị nạn dịch


bệnh hoành hành đe dọa đến tính mạng. Nhiều người học
xong đều muốn làm quan để vun vén cho lợi ích của chính
mình. Hoặc có người do không đạt được mục đích làm quan
thì mới quay ra làm thuốc. Đối với những hạng người như thế,
việc làm thuốc của họ cũng là để tìm cách bắt chẹt người
khác, vun vén cho cá nhân mình chứ ít có thầy thuốc chữa
bệnh chỉ vì lòng nhân đức. Từ đó trong ông lóe ra một y nghĩ
mới: đi theo nghề y để chữa bệnh giúp đỡ mọi người, coi đó
như một thứ lí tưởng cao cả cho lẽ sống của mình. Vả lại việc
đi theo nghề y cũng có thêm điều kiện để ông tự chăm sóc cho
sức khỏe bản thân ông vốn thường xuyên bị ốm đau bệnh tật”
[32, tr.38 - 39].
Nhưng khác với các vị tiền bối hay các thầy lang y thời
bấy giờ coi nghề thuốc là nghề mưu sinh, thì Lê Hữu Trác lại
coi nghề thuốc là việc nhân nghĩa và góp phần xây dựng cho
nền y học nước nhà ngày càng phồn thịnh. Có thể thấy rằng tư
tưởng của Lê Hữu Trác là tìm thú vui trong cuộc sống thanh
bạch ở nơi thôn dã, lấy cái nhân đạo làm tôn chỉ, coi việc cứu
giúp nhân dân làm nghĩa vụ, không có mục đích cầu lợi, danh
vọng. Với tư tưởng đó ông luôn hết lòng phụng sự nhân dân,
đặc biệt là những bệnh nhân hiểm nghèo, săn sóc giúp đỡ


những người nghèo khổ. Chính vì tài năng và đức độ của
mình, nên ông được nhân dân kính trọng, yêu quy và giúp đỡ
ông mọi mặt, từ đó làm động lực cho ông ngày càng theo đuổi

nghề thuốc.
Từ khi đi vào nghề thuốc ông đã tìm thấy lí tưởng của
đời mình sau nhiều năm bế tắc không lối thoát trong xã hội
phong kiến suy tàn và rối loạn. “Trong lời tựa bộ Tâm lĩnh
ông viết: Tôi đã đặt mình vào nghề thuốc, nên lúc nào cũng
muốn làm hết khả năng của mình, trước thuật cho nhiều để
cắm cờ đỏ trong ngành y” [24, tr. 49].
Năm 1760 ông mở lớp giảng dạy y học cho đồ đệ, trao
đổi kinh nghiệm những người đồng chuyên môn, tổng hợp
những kinh nghiệm dân gian, sưu tầm những vị thuốc mới
phát hiện để nghiên cứu trên lâm sàng, ông ghi chép những
bệnh án để rút kinh nghiệm, quan sát sự thay đổi của thời tiết
để chẩn đoán bệnh trên cơ thể con người. Trong quá trình vừa
nghiên cứu vừa trị bệnh cứu người, ông rất tâm huyết với việc
viết sách, in sách và mở lớp truyền bá y học. Sau hơn 30 năm
dày công nghiên cứu, bỏ nhiều tâm huyết, ông đã soạn xong
một công trình đồ sộ: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh.


Lê Hữu Trác từ chối công danh, phú quy, rút về vùng
quê hẻo lánh, cơm rau áo vải, làm nghề thuốc giúp ích cho
đời, nhưng ông vẫn chưa được yên thân khi vào mùa xuân
năm 1782, ông bị triệu ra kinh đô chữa bệnh cho con của
Chúa Trịnh Sâm. Gần một năm lưu lạc tại kinh đô, ông đã
xem bệnh và kê đơn cho cha con chúa Trịnh. Cùng thời gian
này, nhiều người được ông chữa khỏi bệnh, tiếng tăm ngày
càng vang xa. Sau khi trở về quê nhà, ông tiếp tục chữa bệnh
cứu người, hoàn thiện và bổ sung bộ Hải Thượng Y tông tâm
lĩnh, và viết cuốn Thượng kinh ký sư - một trong những tác
phẩm có giá trị to lớn về mặt nội dung và để lại nhiều tư

tưởng quy báu.
Ông đến với nghề thuốc như một cái duyên của cuộc đời
mình, lại thêm cái khí tiết thanh cao và tấm lòng lương thiện
đã khiến ông ngày càng trở nên cao thượng và đáng quy. Đó
cũng chính là phương tiện để ông thực hiện lòng nhân nghĩa
của bản thân mình, lòng hi sinh thương người mà ông ấp ủ
bao lâu nay của người thầy thuốc. Ông nói: “tính mạng con
người ta nằm cả trên năm đầu ngón tay của người thầy thuốc,
họa phúc của người bệnh đều do một tay người thầy thuốc
nắm giữ. Do vậy nếu không tinh thông nghề nghiệp, thì người


thầy thuốc có thể mang đến tai họa khôn lường đối với người
bệnh. Mặt khác, người thầy thuốc lại phải có tấm lòng yêu
thương người bệnh. Bất kể người bệnh đó là ai, người thầy
thuốc phải coi họ như ruột thịt của mình. Có như thế, người
thầy thuốc mới tạo lòng tin với người bệnh và mới có khả
năng chữa khỏi người bệnh” [32, tr. 41]. Qua đó ta đã thấy
được tấm lòng lương y và giá trị nhân đạo trong tư tưởng của
Lê Hữu Trác.
Ở Lê Hữu Trác chúng ta có thể thấy được một số đức
tính đáng trân trọng như tinh thần yêu nghề. Xuất thân từ một
gia đình quyền quy thời bấy giờ, Lê Hữu Trác có thể nối
nghiệp cha của mình theo dòng dõi quy tộc và làm quan,
nhưng ông đã khước từ, từ chối mọi sự quyến rũ của bọn vua
quan đương thời. Từ lòng yêu nghề mà ông nói: “chỉ muốn
người đời không có bệnh” [24, tr. 64]. Ông luôn đề cao tư
tưởng nhân đạo và nhân văn, coi đó như mục đích sống và tôn
chỉ của bản thân mình. Ngoài ra ông cũng là người luôn lạc
quan yêu đời, coi việc trị bệnh cứu người là điều hiển nhiên

và là nghĩa vụ mà ông muốn cống hiến cho đời, ông luôn
phục vụ nhân dân tận tình vô điều kiện, mà không đòi hỏi bất
cứ một điều gì. Nhưng không vì thế mà ông bỏ bê hay chữa trị


sơ sài, ông luôn tỉ mỉ, cẩn trọng và khiêm tốn - đức tính đáng
quy của một người thầy thuốc chân chính, điều mà tất cả các
lương y phải noi gương và học tập.
Con người của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác thực
sự đáng trân trọng và ngưỡng mộ. Sống trong xã hội loạn lạc
đầy biến động, ông không chọn phục vụ cho chế độ phong
kiến, không bị cám dỗ bởi công danh phú quy mà đi vào con
đường hành động đầy nhân nghĩa, hành đạo cứu đời bằng
những việc làm đầy tâm huyết suốt cả cuộc đời mình.
- Sư nghiệp của Lê Hữu Trác
Có thể nói Lê Hữu Trác là bậc danh y đại tài trong nền y
học Việt Nam, ông đã dành cả cuộc đời để giúp đời giúp
người. Tên tuổi của ông được lưu truyền từ đời này qua đời
khác, từ đó ngày càng khẳng định vị trí của Lê Hữu Trác
trong nền y học nước nhà. Bên cạnh những giá trị to lớn đằng
sau mỗi đơn thuốc, là cả một tấm lòng nhân đạo bao dung và
là một thế giới quan vĩ đại của một bậc danh nhân.
Lê Hữu Trác đã biết kế thừa những bài thuốc trong nền y
học nước nhà, đồng thời cũng tiếp thu một cách có phê phán
chọn lọc những tư tưởng phương Tây trong việc trị bệnh cứu


người. Từ đó đưa tên tuổi của ông ngày càng vang xa không
chỉ trong vấn đề y học mà còn trong vấn đề khoa học triết
học. Bằng tư duy khoa học của mình, ông đã vận dụng một

cách sáng tạo và phù hợp vào điều kiện thực tiễn lịch sử cụ
thể để chữa bệnh cứu người, đưa cuộc sống của con người
ngày càng phồn vinh hơn. Ông coi việc trị bệnh cứu người là
một nghĩa vụ cao cả và quan trọng hàng đầu, là một việc làm
nhân đạo hợp lòng dân. Lê Hữu Trác cũng rất tỉ mỉ chi tiết
trong việc khám chữa bệnh, không coi việc khám chữa bệnh
là một việc làm qua loa, sơ sài mà coi đó gắn liền với tính
nhân văn nhân đạo của bản thân mình. Từ đó việc khám chữa
bệnh của ông đạt được nhiều kết quả tốt.
Ông không chỉ chữa bệnh cứu người, bên cạnh đó ông
còn để lại cho đời một kho tư liệu đồ sộ mang giá trị to lớn.
Về sự nghiệp y học, đóng góp to lớn nhất của Lê Hữu
Trác chính là bộ Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh được coi như
bộ “bách khoa toàn thư” về y học trong thời kì trung đại Việt
Nam, đồng thời cho đến nay bộ sách vẫn được coi là kho tàng
quy báu nhất và có giá trị to lớn nhất trong nền Đông y - y
học cổ truyền Việt Nam. Đó chính là sự kết hợp hài hòa khéo
léo giữa nền y học Trung Hoa và nền y học cổ truyền của dân


tộc, là sự đúc kết tinh hoa y học nhân loại, là sự tiếp thu có
chọn lọc nền y học phương Tây và vận dụng vào điều kiện cụ
thể của nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển - đó là sự đúc
kết gần 30 năm trong sự tự tìm tòi và trao đổi với bạn bè đồng
nghiệp. Từ đó đã tạo thành một hệ thống ly luận chặt chẽ để
viết lên tập Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh- bộ sách quy của
Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung. Hải Thượng Y
Tông tâm lĩnh đã triển khai một cách sâu sắc những vấn đề
quan điểm tư tưởng về y học một cách rõ ràng mạch lạc, xứng
đáng cho các nhà lương y theo đọc và học hỏi, xứng đáng là

bộ “Bách khoa toàn thư” cho nền y học nước ta. Đây cũng là
nguồn tư liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu trước đây,
hiện nay và sau này dùng làm cơ sở để nghiên cứu và đánh
giá một cách toàn diện về con người, cuộc đời và sự nghiệp
của Lê Hữu Trác. Bộ sách đã đánh dấu bước tiến trong nền y
học Việt Nam, từ đó đưa nền y học nước nhà ngày càng phồn
vinh và hưng thịnh. Bộ sách bao gồm các sáng tác văn học,
các kết quả nghiên cứu y học, các quan niệm triết học về con
người, xã hội, quan niệm về y đạo và y đức của người thầy
thuốc.


Bộ sách được sắp xếp theo một trình tự logic và khoa
học: quyển đầu gồm các bài tựa, mục lục của bộ sách, tập thơ
Y lý thâu nhàn, Thiên Y huấn cách ngôn và Y nghiệp thần
chương. Tiếp theo là các tập Nội kinh yếu chi, Y gia quan
miện, Y hải cầu nguyên, Huyền tẫn phát vi, Khôn hóa thái
chân, Đạo lưu dư vận, Vận khí bí điển. Các tập sách nói trên
được coi như cơ sở ly luận cho ngành y học nói chung, đồng
thời cũng đề cập đến những ngành khoa học liên quan.
Sau đó là các tập: Dược phẩm vưng yếu, Lĩnh Nam bản
thảo, Ngoại cảm thông tri, Bách bệnh cơ yếu, Ấu ấu tu tri,…
Hầu hết các tập đều tập trung khai thác các bệnh, các dấu hiệu
nhận biết, cách thức chẩn đoán và điều trị bệnh. Cách thức
điều trị mà Lê Hữu Trác đưa ra không chỉ dựa trên cơ sở về ly
luận mà còn trên cơ sở cả về kinh nghiệm thực tiễn mà ông đã
trải qua.
Cuối cùng là các tập: Y dương án, Châu Ngọc cách
ngôn, trong những tập này chủ yếu ông trình bày về những
dấu hiệu bệnh mà ông không chữa được, và những điều mà

ông còn thắc mắc băn khoăn.


Qua đó cho ta thấy được giá trị nhân đạo trong nghiên
cứu và việc trị bệnh cứu người của ông. Bộ sách viết năm
1770 nhưng do điều kiện nên chưa được in, nhưng sau đó ông
đã tìm cách in cuốn sách vào năm 1782, khi trên đường lên
kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đó được coi như kết
quả của sự cố gắng, đồng thời cũng là một đóng góp quan
trọng của ông trong nền y học nước nhà.
Qua bộ sách, ta thấy các phần được trình bày theo một
logic chặt chẽ và khoa học. Đi từ bao quát đến cụ thể, trình
bày một cách rõ ràng mạch lạc về các vấn đề liên quan đến y
học cũng như cách thức chẩn đoán chữa trị bệnh. Những cống
hiến to lớn đó của Lê Hữu Trác đã được học giả nước ngoài
ghi nhận và đánh giá rất cao.
Hơn nữa giá trị của bộ sách không chỉ là về các vấn đề y
ly, về cách thức chữa bệnh cho con người, mà còn là các tư
tưởng triết học hết sức sâu sắc về con người, về xã hội và đạo
đức. Đặc biệt trong đó ông luôn nhấn mạnh mặt đạo đức con
người, đạo đức nghề thuốc. Những tư tưởng đó được ông tiếp
xúc qua nhiều khía cạnh góc độ, để có cái nhìn khái quát,
khách quan và toàn diện hơn. Qua đó thể hiện sự sâu sắc và
tiến bộ trong tư duy của Lê Hữu Trác.


Lương y Phạm Công Nhất đã từng viết: “Có thể nói,
ngay từ khi mới xuất hiện bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, các
nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm nghiên cứu các tư tưởng
y học của Đại danh y Lê Hữu Trác - Hải Thượng Lãn Ông mà

cũng rất quan tâm nghiên cứu đánh giá các tư tưởng triết học
của ông về con người trong bộ tác phẩm nói trên. Bởi vì xét
đến cùng, y học cũng như nhiều ngành khoa học khác trong
quá trình phát triển của mình tất yếu không thể tách rời với
việc liên hệ và phát triển cùng với hình thức tư duy triết học
tương ứng. Lịch sử phát triển của nền y học Việt Nam và thế
giới đã chứng minh điều đó” [32, tr. 51].
Bên cạnh sự nghiệp y học vang danh lẫy lừng, Lê Hữu
Trác cũng là một nhà văn, nhà thơ kiệt tác. Ông đã để lại cho
đời nhiều tác phẩm hay và có giá trị. Ông tâm sự: “Ta vốn
dòng Nho gia, gặp thời tao loạn, đâu đấy toàn là cảnh tượng
chinh chiến mới thác tích đem mình ra chốn giang hồ, làm
nhà dưới núi Hương Sơn nuôi mẹ. Cũng không ngờ rằng
duyên ưa phận định, làm cho nước mây gặp gỡ, gió trăng cầm
thư một gánh, chén rượu cung đàn ràng buộc… ngày ngày
ngao du thơ phú, đêm đêm miệt mài đèn sách. Ôi công danh
ta đã coi như chẳng tưởng, xa lánh bụi trần thì phú quy cũng


xem tựa phù vân, một mình rong ruổi, chí cũng muốn đem
thân ra ngoài sự vật, để mà học lấy cái lợi ích thân… Đọc
sách thuốc ngày đêm say đắm, y vị ngon lành không khác gì
canh thịt rượu lễ, lấy việc làm thuốc hầu như là của riêng
mình trước trị trong nhà rồi ra cho đến mọi nhà làng nước…”
[35, tr. 9 - 10].
Một trong những công trình văn học có giá trị to lớn của
ông đó chính là cuốn Thượng kinh ký sư. Cuốn sách được
soạn sau khi ông trở về từ kinh thành Thăng Long, sau khi lên
kinh chữa bệnh cho hai cha con Trịnh Sâm và Trịnh Cán, qua
đó ông đã gián tiếp vạch trần một hiện thực trong triều đình

phong kiến lúc bấy giờ, đồng thời thể hiện tính nhân văn,
nhân đạo của bản thân mình. Một điều đặc biệt khi nghiên cứu
cuốn sách này đó chính là giá trị của nó. Bên cạnh các giá trị
về mặt y học, cuốn sách còn có giá trị to lớn về tư tưởng triết
học cực kì đồ sộ và được quan tâm trong thời gian gần đây.
“Cuộc đời và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông đã
làm được một điều mà trước đó trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam chưa ai làm được, đó là đưa nền y học nước nhà bước
sang một bước phát triển mới cả về ly luận cũng như thực tiễn
lâm sàng. Sinh thời, khi Hải Thượng Lãn Ông còn sống, mặc


dầu sách ông viết chưa có điều kiện để được in ra, song những
tư tưởng của ông thì đã được truyền tụng khắp nơi, đặc biệt là
trong tầng lớp những người lao động, những người nghèo.
Nhiều người, nhiều nơi đã lập bàn thờ thờ ông, coi ông như
một vị thánh sống. Sau này nhiều thầy thuốc ở nước ta coi
ông như là vị tổ sư của nghề y. Có nhiều nơi còn vẽ ảnh hoặc
tạc tượng ông” [32, tr.47].
Từ hai kiệt tác nêu trên ta có thể thấy một số đặc điểm
nổi bật trong sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu
Trác.
Thứ nhất, Lê Hữu Trác đã xác định được tinh thần nhân
đạo và đối tượng phục vụ của chính bản thân mình, đó chính
là quần chúng nhân dân, mà đặc biệt là nhân dân lao động
nghèo khổ. Ông đặc biệt đề cao tinh thần y đức của người làm
nghề thầy thuốc. Ông cho rằng người thầy thuốc phải có tiết
khí trong sạch, phải luôn luôn lấy cái tâm của bản thân mình
để phục vụ nhân dân, chăm lo cho sức khỏe nhân dân, coi đó
như việc chăm lo sức khỏe cho chính bản thân mình. Ông

thấy tình cảnh quần chúng nhân dân nghèo khổ, bệnh tật triền
miên, nên ông muốn trị bệnh cứu người thoát khỏi cảnh nghèo


túng đó, đó chính là mục tiêu phấn đấu và cũng là động lực
thúc đẩy ông ngày càng yêu nghề và nghiên cứu sâu hơn.
Thứ hai, bằng những tâm huyết của chính bản thân mình
và sự kế thừa có chọn lọc những tinh hoa truyền thống của
dân tộc cũng như của nhân loại, đã thôi thúc ông cố gắng và
đã hình thành nên hệ thống sơ lược bài thuốc quy. Bên cạnh
đó là cách thức chẩn đoán, chữa trị bệnh cứu người của ông,
làm nền tảng cho nền y học trong quá khứ, hiện tại và cả
tương lai. Những bộ sách ông để lại không chỉ trở thành một
kho tài liệu quy, trở thành “người thầy” của các bậc danh y
mà trong đó còn hàm chứa những tư tưởng sâu sắc để cho
người đời sau luôn noi gương và học tập.
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu và trị bệnh cứu
người, Lê Hữu Trác đã kế thừa một cách có chọn lọc những
tinh hoa y học dân tộc và nhân loại. Đồng thời trong quá trình
đó, ông cũng luôn bổ sung, làm mới để những bài thuốc được
phù hợp với thể trạng của con người Việt Nam ta. Vận dụng
sáng tạo những tinh hoa vào điều kiện cụ thể nước nhà, từ đó
làm nên sự hiệu quả và tinh tế trong những bài thuốc của Lê
Hữu Trác. Đặc biệt trong quá trình chữa bệnh, ông luôn nhấn


mạnh đến phụ nữ và trẻ em, những đối tượng thuộc phái yếu
phải luôn được chăm sóc tận tình và chu đáo.
Cuối cùng, bên cạnh sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại đó chính là sự tích lũy kinh nghiệm và sự dày công

nghiên cứu của chính bản thân Lê Hữu Trác. Trải qua mấy
chục năm trời bôn ba, chữa bệnh cứu người ông đã tích lũy
được một lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm lớn để
truyền lại cho đời sau.
Bên cạnh một sự nghiệp y học đầy tiếng vang, đó chính
là sự nghiệp thơ văn của ông. Ông đã để lại một di sản khá đồ
sộ về thơ văn, với thú vui đó chính là sáng tác. Tiêu biểu đó
chính là tập Thượng kinh ký sư- một trong những tác phẩm tạo
nên bước đột phá vào cuối thế kỉ XVIII. Qua tác phẩm ta như
đã thấy được xã hội hiện thực lúc bấy giờ, cùng những nỗi
căm phẫn của chính tác giả. Tác phẩm cũng đã giáng một đòn
mạnh mẽ vào chủ nghĩa hiện thực Việt Nam cuối thế kỉ
XVIII.
Trong thơ văn đó ông cũng đã có dịp thổ lộ tâm tình của
ông, không những đối với nghề thuốc, mà cả đối với tình cảnh


nhân dân, sự mục nát của triều đình. Ví dụ như khi nhàn rỗi
ông viết:
“Tràng nguyện thế gian nhân bất bệnh
Ngâm thi chước tửu dã y nhàn”
Dịch:
“Những mong người đời không ai ốm
Ngâm thơ uống rượu khểnh lang vườn!” [24, tr. 48].
Và câu:
“Khởi thị tân cần đồ hạnh báo
Hoạt nhân thâm niệm phiến tâm quan”
Dịch:
“Há phải cần lao mưu bán thuốc
Sống người sâu nghĩ tấm lòng son!” [24,

tr. 48]
“Cuốn Thượng kinh ky sự có thể xếp ngang hàng với các
sách dã sử quy giá nhất của Việt Nam về cuối thời Lê, như các
bộ: Vân đài loại ngữ của Lê Qúy Đôn; Hoàng Lê Nhất Thống


Chí của anh em Ngô Thì Du; Lữ trung tạp chuyết của Bùi Huy
Bích; Lê Qúy Kỷ sự của Lê Cao Lãng, Vũ trung tùy bút của
Phạm Đình Hổ,…” [24, tr. 48]. Như vậy, có thể thấy rằng
Thượng kinh ký sư là cuốn sách có giá trị to lớn và có tầm ảnh
hưởng mạnh mẽ tới xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Ngoài ra Lê Hữu Trác còn một số những tác phẩm nổi
tiếng như: Y hải cầu nguyện, Bách gia trân tàng (gồm 644
bài), Tâm đắc thần phương (gồm 70 bài), Hành giản trân nhu,
Y dương án, Y âm án, Nữ công thắng làm,… và nhiều tác
phẩm khác nữa.
- Tác phẩm Thượng kinh ký sự
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Tác phẩm Thượng kinh ký sư là một tập bút kí, không có
cốt truyện, được Lê Hữu Trác miêu tả lại những điều mình đã
thấy và cảm nhận được trong chuyến ra Thăng Long vào năm
1781. Tác phẩm này có bối cảnh ra đời trong tình hình đất
nước có đầy biến động.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung tiến hành đấu tranh, nhằm
giành quyền lực và chính quyền, xóa bỏ sự thống trị của nhà


Lê. Trước tình hình đó, nhiều vị quan trong triều đình nhà Lê
cũng đã tiến hành đấu tranh nhưng bằng những hành động
mang tính tiêu cực, điều đó chứng tỏ sự suy yếu mục nát của

triều Lê. Tuy nhiên, do cướp ngôi nhà Lê nên nhà Mạc chưa
phát huy được vai trò của mình, chính vì vậy triều đình nhà
Lê vẫn còn ảnh hưởng lớn trong xã hội lúc bấy giờ. Từ năm
1545, sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên
thay, vua Lê có vị mà không có quyền. Đến năm 1570, sau khi
Trịnh Kiểm mất, quyền lực rơi vào tay Trịnh Tùng, địa vị của
vua Lê càng sút kém.
“Sau khi đánh thắng nhà Mạc, giành lại Thăng Long, họ
Trịnh càng tự tôn và lấn át vua Lê, Trịnh Tùng đặt lệ chọn thế
tử nối nghiệp ngang với thể thức của Hoàng tộc. Con cháu
Trịnh Tùng lên làm Chúa đều theo lệ xưng vương. Năm 1664,
Trịnh Tác buộc vua Lê phải ban cho mình quyền đặt thêm một
chiếc ngai bên trái ngai vua để ngự trong các buổi chầu. Trong
thực tế ngay từ thời Trịnh Tùng, vua Lê chỉ là một ông vua bù
nhìn không còn quyền hành nữa. Công việc hằng năm của vua
Lê chỉ là dự lễ chầu và đón tiếp các sứ thần. Mọi việc hệ trọng
trong nước đều do phủ Chúa quyết định. Giáo sứ Pháp A lếch - xăng đờ Rốt sang truyền đạo ở nước ta khoảng 1624 -


×