Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

MỘT số KIỂU NHÂN vật TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN PHONG điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.3 KB, 46 trang )

MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT TIÊU BIỂU
TRONG TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP


- Khái quát chung về nhân vật trong sáng tác Phong
Điệp.
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người
này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không
rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng
lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng
nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật trong văn học còn là
sáng tạo tinh thần độc đáo không lặp lại của nhà văn, cho nên
qua nhân vật dấu ấn của nhà văn hiện rõ hơn bao giờ hết. Đặc
biệt cá tính sáng tạo, cái nhìn nghệ thuật của nhà văn cũng
được tái hiện qua đời sống mà nhân vật văn học thể hiện.
Hơn nữa, nhân vật văn học có chức năng khái quát
những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm
của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có
mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề
cập đến trong tác phẩm. Phong Điệp là một nhà văn nữ có sức
viết dồi dào, luôn đào sâu và khai thác những ngõ ngách ,
phần khuất tối trong đời sống tâm hồn con người, muốn khám
khá bề sâu, phần khuất lấp trụi trần trong mỗi thân phận


người. Trong mỗi trang viết, ẩn sau nhân vật không chỉ là
quan niệm, là cái nhìn, là cuộc đời mà đó là sự thấu cảm, lòng
cảm thông với những mảnh đời, số phận éo le trắc trở.
Nhân vật trong sáng tác của Phong Điệp phần lớn là
những nhân vật nữ với những phận đời và tâm tư khác nhau.


Đó là Linh trong Tàn tro, một cô gái xinh đẹp “Linh đẹp gái
nhất trị trấn Bạc”[12], hồn nhiên “trước khi lấy chồng Linh
vô lo vô nghĩ”, hiện đại và quyết liệt trong tình yêu “yêu là
lấy, yêu nhau 3 tháng đã thấy không thể sống thiếu
nhau”[12]. Nhưng cuộc sống sau hôn nhân đã biến cô thành
một người phụ nữ cam chịu như “bông hoa đỗ quyên mà
phần ẩm duyên ôi”.Hay trong Nở một nụ cười là số phận của
một người trẻ nhiệt thành nhưng xã hội đã tước đoạt đi “giấc
mơ”. Ra trường, thất nghiệp 4 năm bao nhiêu mơ ước cứ
theo thời gian nguội lạnh và tằn tiện đi dần. Để rồi nhờ quan
hệ và sự chèo kéo của mẹ, nhận vật nữ chính cũng xin được
một công việc “không cần hồ sơ, không cần phỏng vấn”. Đó
là công việc “chỉ cần mỉm cười và gật đầu, từ tám giờ sáng
đến 6 giờ chiều” [14, 215].
Tập truyện ngắn Ma Mèo là chuyện của mười lăm mảnh
đời có màu sắc và dư vị khác nhau nhưng tập trung là những


con người tù túng, quẩn quanh, và tẻ nhạt. Mọi thứ đơn điệu
cứ lặp đi lặp lại không có điểm ngừng.
Dư vị của tình người, của sự bao dung và đặc biệt là đức
tính hi sinh, tẩn tảo của người phụ nữ lại được thể hiện rõ nét
qua các nhân vật của tập Người của phía bên kia đường (NXB
trẻ, 2000). Ở đó là câu chuyện cảm động về sự hy sinh của
đấng sinh thành, của người con gái 30 tuổi mà chưa chịu tìm
kiếm hạnh phúc cho riêng mình vì thương người em gái nhỏ
dại, cha mẹ già yếu…
Ngoài ra, ngòi bút của Phong Điệp đã vẽ ra những phận
đời hiển hiện của đời sống hôm nay. Đó là truyện Tiếng ru kể
về việc một cô gái dở bị một tên đàn ông lợi dụng làm chuyện

phi nhân tính, trái với luân thường đạo lí. Truyện Ngày hôm
qua kể về một cô gái bán hoa hoàn lương nhưng không thoát
khỏi những trận đòn tàn nhẫn của kẻ giang hồ. Truyện Trở về
cảnh tỉnh hiện tượng con người hám lợi, hám danh, liều bỏ
quê hương đi tìm cuộc đổi đời ở thành phố. Truyện Sau cánh
gà vẽ cảnh một nghệ sĩ coi thường sinh mệnh, hạnh phúc gia
đình để chạy theo cái hào nhoáng, sang trọng bề ngoài.
Truyện Ngôi nhà tràn ngập ánh nắng phơi bày cảnh con
người bị công việc cuốn đi, phải ăn ngủ qua quýt và tước bỏ


dần những ham muốn, đam mê…
Đặc biệt, ngòi bút của Phong Điệp hướng tới những số
phận người nheo nhóc với cuộc sống nơi đô thị phồn hoa.
Ngày ngày phải vật lộn với cuộc sống mưa sinh “cơm áo gạo
tiền”, khát khao hạnh phúc, chạy đua với thời gian để tìm
kiếm những giá trị mà họ ước mong có được nhưng rồi cuối
cùng những thứ lấp lánh ấy lại chính là những thứ hào
nhoáng , bề ngoài hạnh phúc thực sự là những điều dung dị,
mộc mạc hơn những điều mà họ đã ngẫm tưởng.
Một điểm đáng chú ý nữa về nhân vật trong sáng tác của
Phong Điệp đó là họ đều là những con người bình dị, luôn
mang khát vọng bình dị. Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng ước
mơ cho một cuộc sống thật đẹp dù bình dị hay phi thường. Nó
luôn là niềm hy vọng động lực và niềm tin lớn nhất cho mỗi
người để sống, để cảm nhận và hướng đến ngày mai. Bất cứ ai
trong chũng ta đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt, đó là khát
vọng sống và luôn được là chính mình, được sống hòa mình
cùng mọi người. Hình ảnh anh “bạn ở phố” trong Lạc phố là một
con người như vậy, cuộc sống đô thị bon chen đã đẩy anh đi quá

xa, quên đi cái tình người vốn có trong đáy lòng mình. Anh sống
giữa cuộc đời mà như đi lạc với cuộc đời. Anh phải sống giả với


mình, sống giả với đời, ngay đến nhu cầu đời thường nhất của
một con người là cái tình, anh cũng phải sống giả với nó. Để rồi
cứ phải sống trong dằn vặt mỗi khi nghĩ đến: “Thực ra có nhiều
chuyện mà bạn ở phố chưa nói được với bạn ở quê. Mà cũng
chả biết nói làm sao được. Chả nhe lại bảo con vợ tôi nó giãy
nảy lên khi bảo có khách xa về chơi mấy ngày. Cái giống đàn bà
phố nông cạn và ích kỷ, nói làm sao đây? Còn nữa, sáng nay,
đúng là bạn ở phố

phải họp. Một cuộc họp vô vị, vô tích sự,

phải ngồi vào cho đẹp đội hình. Nhưng không thể không ngồi.
Trong khi rõ ràng biết bạn mình đang lang thang ngoài phố. Có
nỗi khổ nào cũng gọi được thành tên đâu?.... Của đáng tội là
con vợ đang nhấp nhổm cái chức Trưởng phòng. Đám cưới phải
trưng ra cả mặt chồng cho ra dáng lễ độ, biết điều. Không đến
không được. Thành thử ngồi bàn tiệc cười cười nói nói, bia cụng
chan chát trong khi biết rõ ràng bạn mình đang lang thang
ngoài phố, cắm mặt vào bát cơm bụi giá 20.000 sống chả ra
sống khê chả ra khê. Miệng đắng ngắt. Xong đám cưới thì sao?
Thì ra sân bay đón đối tác. Một thằng Tây giả cầy, lần nào sang
cũng đòi bạn ở phố dẫn đi kiếm gái. Nhưng khoog thể không
đón nó vì nó là đối tác kiếm cho mình tiền bạc. Trong khi biết rõ
rằng bạn mình phải chui vào xó nào đấy mà nghỉ ngơ rồi. Vậy



là phải ngắt sóng điện thoại. Số máy điện thoại thứ hai thì bạn ở
quê không hề biết. Tắt máy rồi tự xỉ vả mình. Rồi như bị ma quỷ
ám, tiếp tục cuốn vào những guồng quay đã định sẵn” [16, tr.8182]. Câu chuyện kết thúc bình dị nhưng đầy ám ảnh. Nó đã phản
ánh đúng bản chất của con người hiện đại là tính chất “vong thể
về tinh thần”, là ý thức khắc khoải trở về “mái nhà xưa” của tình
người. Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến nhân vật Lan trong
Bức chân dung duy nhất. Lan sinh ra đã bất hạnh, vừa xấu xí lại
còn bị mọi người xa lánh, lúc nào cũng chỉ thui thủi một mình.
Đau đớn nhất là cô bị chính người cha đẻ của mình kì thị, coi cô
như là nghiệp chướng của đời ông: “Lan à, con không phải là
người, con là nghiệp chướng của cha mẹ” (Bức chân dung duy
nhất) [16, tr.161]. Chấp nhận cuộc sống đầy bất hạnh này, cô
không hề than vãn, chỉ im lặng chấp nhận mọi sự rủi ro, cả đời
cô chỉ ước được bình thường như biết bao đứa trẻ khác, cô thèm
tình cảm yêu thương của gia đình, thèm được vui đùa cùng bạn
bè, thèm được nhìn mặt đứa em cùng cha khác mẹ với mình một
lần,…. Thế nhưng, cuộc đời của cô bất công lắm, càng ước
muốn cô càng rơi và bi kịch, bạn bè hắt hủi, người đời coi cô là
con tiểu yêu tinh đội lốt người. Cô thật đáng thương! Truyện
ngắn khép lại nhưng khát vọng về một con người bình thường


vẫn còn đó, vẫn ám ảnh bạn đọc cho đến tận hôm nay. Và đó
cũng chính là ước muốn của biết bao số phận bất hạnh trong
truyện ngắn Phong Điệp như Trần Hạnh Phúc trong Chàng
trông xe hạnh phúc, Hoài Thu trong Tiếng ru, những đứa trẻ đi
xe đẩy trong Ma mèo,…
Đọc truyện ngắn Phong Điệp, chúng ta dễ dàng nhận thấy,
ngòi bút của chị quan tâm rất nhiều đến những người phụ nữ
bất hạnh. Từ buổi hồng hoang của lịch sử với văn học dân gian

cho đến khi văn học viết ra đời, nguồn mạch đó tựa dòng thủy
lưu chưa bao giờ đứt mạch. Phong Điệp cũng vậy, chị đã hòa
mình vào cảm hứng bất tận ấy để tìm hiểu về những cuộc đời,
những số phận mà hình tượng người phụ nữ mang lại. Chị viết
rất nhiều về phụ nữ, viết bằng sự cảm thông, chỉa sẻ và tình cảm
cảm chân thật nhất. Từ những nhân vật có tên tuổi như cô Tiếu
trong Bạn cũ – hình ảnh người mẹ tiêu biểu cho sự hy sinh vô
bờ bến của cô dành cho con, một người phụ nữ luôn cam chịu
cả đời hết lòng vì chồng con. Hình ảnh mẹ Tiếu khiến người
đọc không khỏi xót xa cho cuộc đời phụ nữ bất hạnh. Và đó
cũng chính là số phận của bà Sảng - mẹ Thiên Ân trong Mẹ và
con và trần thế, người mẹ này đã nuôi đứa trẻ Thiên Ân bị bỏ
rơi như chính con đẻ của mình để nhận lại sự hờ hững, vô tâm


của đứa con: “Bà đừng gọi tôi là con nữa. Bà không đẻ ra tôi,
bà không phải là mẹ tôi. Bà muốn thì tôi sẽ đi cho khuất mắt
bà. Tôi hận bà!” (Mẹ và con và trần thế) [14, tr.38]. Rồi đến mẹ
Phong trong Dốc gió hay còn là số phận của Linh trong Tàn tro
– một cô gái xinh đẹp nhưng lại sống một cuộc đời đầy nước
mắt; của Sa trong Phố núi,… Phải chăng qua những nhân vật
này, tác giả muốn khắc họa, muốn đưa ra ánh sáng một hiện
trạng u buồn, khó thay đổi đó là thân phận của người phụ nữ.
Thật vậy, từ xưa đến nay, người phụ nữ chưa bao giờ được hạnh
phúc trọn vẹn, họ luôn phải gánh trên vai một số phận long
đong bất hạnh, một nỗi đau xuyên thời gian, không gian và tìm
gặp nhau ở điểm chung:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

(Nguyễn Du)
Phong Điệp viết về họ với biết bao sự đồng cảm, sẻ chia.
Hơn cả sự sẻ chia, nó dường như còn là một phản kháng. Hơn cả
sự đồng cảm nó còn là lời trách móc lương tâm, những nghịch dị


có thật trong đời sống xã hội hiện nay. Và qua những nhân vật
quá đỗi bình thường này, Phong Điệp cũng đã cho người đọc
thấy được khát vọng về hạnh phúc của họ - một ước muốn rất
bình dị của biết bao người phụ nữ trong xã hội xưa và nay.
Bên cạnh đó, Phong Điệp còn đi sâu khai thác đời sống của
những con người nghèo khổ, những cô cậu sinh viên, nhân viên
văn phòng chật vật nơi đô thị để sống qua ngày để cho người đọc
thấy được khát vọng về một cuộc sống ấm no hơn của họ. Phong
trong Dốc gió đã phải lao vào kiếm tiền khi mới mười ba tuổi để
đỡ đần mẹ, để có thể mua cho mẹ bộ quần áo mới, kiếm chút
tiền cho tụi em nó được bữa no, không phải tranh nhau muôi
cơm vét đáy nồi,…. Hay còn là hình ảnh ba chị em Linh, Đào,
Tuyết trong Tàn tro phải dấn thân đến những nơi nguy hiểm đề
ngội quạt ngô kiếm tiền mưu sinh qua ngày,….Tất cả họ đều vận
động theo hướng tích cực, đều hướng tới một ngày mai hạnh
phúc, một ước muốn đủ đầy hơn….
Đọc các sáng tác Phong Điệp, thấy sâu và xa hơn trong
từng câu chữ, cuộc sống của con người dù tàn nhẫn, bạc bẽo, ích
kỷ thế nào thì đâu đó trong sâu thẳm trái tim luôn thường trực
khát vọng tốt đẹp mà rất đỗi bình dị. Một khát vọng chân chính
là được sống yên bình, ấm no, hạnh phúc, được tha thứ và chia


sẻ. Cho nên, ngòi bút chị dù có gai góc đến đâu vẫn nhận ra giọt

nước lóng lánh nơi khóe mặt chị. Giọt nước trông chờ sự thức
tỉnh, đổi thay về một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Giọt
nước mắt đồng cảm, yêu thương, trân trọng những khát vọng
nhỏ nhoi, bình dị, rất đời của con người.
Tóm lại, nhân vật của Phong Điệp là những nhân vật
giàu suy tư, luôn “bận bịu” trăn trở khát khao hạnh phúc, nỗ
lực hết mình để có được hạnh phúc nhưng đều phải trải qua
một quá trình nhận thức, trải nghiệm để rồi thấm thía, nhận ra
những giá trị cốt lõi.
- Một số kiểu nhân vật trong sáng tác của Phong Điệp
Phong Điệp viết rất nhiều về đô thị, có lẽ vì thế khi đọc
truyện ngắn của chị, người đọc như được trải nghiệm trong
một không gian đô thị rộng lớn. Đó vừa là không gian thực
tại, vừa là không gian nghệ thuật để nhà văn xây dựng lên một
thế giới nhân vật sinh động, đa dạng và phức tạp. Họ là những
con người gần gũi trong đời sống hàng ngày và đặc biệt có
một số truyện ngắn chị viết đã khiến người đọc không khỏi
ngỡ ngàng vì như thấy mình trong đó. Tất cả đều hiện lên thật
sinh động và chân thực. Phong Điệp đã vẽ lên hình ảnh những


con người hiện đại với biết bao toan tính, lo âu, đấu tranh để
tồn tại. Khảo sát sáu tập truyện ngắn, người viết tập trung
nghiên cứu một số kiểu nhân vật điển hình sau:
- Nhân vật bi kịch
- Nhân vật cô đơn, nhỏ bé, bất hạnh
Nhân vật cô đơn, nhỏ bé, bất hạnh là một trong những đề
tài tiêu biểu của văn học. Họ thường là những con ở vị trí thấp
kém trong xã hội, như những công chức quèn, những kẻ tiểu
thị dân hay thậm chí là quý tộc nghèo. Trong nền văn học

đương đại, kiểu nhân vật này đã thu hút được rất nhiều sự
quan tâm của các nhà văn, trong đó có Phong Điệp. Ngòi bút
của chị hướng về những mảnh đời bất hạnh nơi đô thị, những
con người phải lao động từng ngày để mưu sinh. Phong Điệp
đã tái hiện lên trang viết một đô thị muôn màu muôn vẻ, chứa
đựng biết bao sâu lắng và những điều đáng suy nghĩ.
Truyện ngắn của Phong Điệp để lại cho người đọc nhiều
dư âm xót xa, buồn vui cùng nhân vật. Có những truyện đọc
mà nghẹn đứng cổ họng, sao mà buồn thế, sao lại có những
người cô đơn đến tận cùng vậy,…. Trong bản thân mỗi chúng
ta, xem một bộ phim hay đọc một câu chuyện đều mong một


kết thúc có hậu, giống như “ở hiền gặp lành” trong các câu
chuyện cổ tích. Thế nhưng, nhân vật trong truyện ngắn Phong
Điệp dù có cố gắng đến mấy cũng không thoát ra khỏi những
trăn trở, lo âu, không tránh khỏi cuộc sống mưu sinh đầy toan
tính vất vả. Dường như, tất cả họ đều chấp nhận sống với
những cô đơn, bi kịch của cuộc đời để rồi kết thúc câu chuyện
vẫn để lại cho người đọc một nỗi buồn khó quên. Và chính nó
đã làm day dứt bạn đọc nhiều nhất, tại sao họ không vùng dậy
đấu tranh đòi hạnh phúc mà nhẫn nhịn chịu đựng bi kịch, tại
sao lại có những con người khổ đến vậy….
Tàn tro của Phong Điệp là một truyện ngắn tạo được
nhiều dư âm. Dư âm ấy đến từ cách đặt vấn đề tới những con
chữ nhiều ẩn nghĩa và đặc biệt là đến từ số phận nhân vật
Linh. Nhà văn đã đặt ba chị em Linh, Đào, Tuyết vào hoàn
cảnh bất hạnh để thử thách nhân vật, sau đó lại đặt họ vào một
môi trường mới để nhân vật bộc lộ khả năng, niềm khao khát
sống để làm chủ cuộc đời mình. Linh là một cô gái xinh đẹp

nhưng số phận đư đẩy khiến cô có một cuộc hôn nhân đầy
nươc mắt với Quân sau ba tháng quen nhau. Quân ham chơi,
vũ phu, cờ bạc, không biết lo cho gia đình, vợ con, suốt ngày
căm đầu vào “bùm chíu”. Mẹ Linh không đồng ý cho cô lấy


Quân nên bà không quan tâm cô, một mình cô phải gồng
mình lên lo cho gia đình. Và rồi, Linh biến thành ánh sao
băng khi cả đỉnh Dốc Mù rừng rực cháy trong đêm. “Người ta
chẳng thể biết tương lai sẽ đi về đâu. Sướng khổ ra sao. Niềm
vui hay bi kịch. Mọi điều tưởng tranh đấu cho đến lúc cầm
nắm được rồi lại tan biến đi như tàn tro sau những lần rực
cháy”. Cái chết của nhân vật Linh phần nào cho thấy cái cô
đơn tột cùng của một kiếp người.
Phong trong Dốc gió cũng vậy, nhà nghèo, mẹ già, em
nhỏ, vì thế mà mười ba tuổi đã đi làm như một đứa mười tám
tuổi. Bố gái gú, không lo cho gia đình, Phong thương mẹ
quyết định ra bãi Thịnh Sơn đào vàng kiếm tiền giúp mẹ, với
ước muốn mua cho mẹ bộ quần áo mới, em được ăn no.
Phong là một đứa trẻ ít tuổi nhưng rất biết suy nghĩ. Nhưng
Thịnh Sơn đâu đơn giản như Phong nghĩ, nơi đầy rẫy nguy
hiểm, bệnh dịch. Phong vẫn quyết định đi, sau một thời gian
đối diện với sự cô đơn, đói khổ, cặm cụi đến mờ cả mắt, cuối
cùng Phong cũng đã kiếm được bảy phân vàng. Mừng rỡ trở
về, nhưng hỡi ôi, sự ngây thơ tin người của Phong đã bị ông
chủ tiệm vàng Thủ lừa trắng tay. Một cậu bé thấp cổ bé họng,
Phong chẳng thể đòi lại công bằng cho chính mình. Và cứ thế,


cuộc đời Phong cứ quanh quẩn trong cái nghèo, đói, cô đơn

không lối thoát.
Kiểu con người cô đơn trong truyện ngắn Phong Điệp
rất nhiều, bên cạnh những người nông dân nhỏ bé, có tên
tuổi, ngòi bút của Phong Điệp cũng rất hay miêu tả cuộc
sống của những người trẻ tuổi nơi đô thị, của những nhân
viên công chức văn phòng. Họ là những nhân viên văn phòng
ngày ngày mẫn cán đến cơ quan, công sở nhưng do tính chất
công việc cứ lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt khiến cuộc sống
của họ lặng lẽ, nhạt nhòa, thậm chí là cô đơn giữa chốn đông
người. Thói quen đã nhào nặn họ khiến họ chẳng thể thay
đổi.
Nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Phong Điệp còn là
những hồn ma hay là người trong Ngôi nhà hoang vắng - một
câu chuyện bao nhiêu số phận cơ cực, gây ám ảnh cho người
đọc. Là những người lái xe vì miếng cơm manh áo phải chạy
những tuyến đường “đùa giỡn với tử thần”. Là những số phận
đơn chiếc không nơi nương tựa trú ngụ trong ngôi nhà hoang
xơ xác vắng ánh nắng. Là người đàn bà chửa hoang bị gia
đình đuổi đi, người đàn ông bị hủi và người phụ nữ trẻ bị tụi
cướp cưỡng hiếp rồi vứt lại bên đường. Ba con người bấu ví


vào nhau sống trong một ngôi nhà hoang, những số phận côi
cút buộc họ phải gắn kết bám vào nhau để sống. Để rồi vươn
lên tất cả họ cứu giúp những người gặp nạn như nhân vật
Phan, Hoạt, Tôi…Trong bùn lầy tối tăm họ vẫn làm việc tốt,
cứu biết bao sinh mạng ở đoạn đường hiểm nguy. Số phận bất
nhẫn nhưng những việc họ làm vẫn lấp lánh như những viên
pha lê ngời sáng.
Đọc truyện ngắn Phong Điệp, chúng ra còn bắt gặp hình

ảnh một số những nhân vật cô đơn trong chính gia đình của
mình. Đó chính là Lan trong Bức chân dung duy nhất, lòng cô
đau thắt lại khi bị chính cha đẻ của mình ruồng bỏ, hắt hủi:
“Lan à, con không phải là người, con là nghiệp chướng của
cha mẹ” (Bức chân dung duy nhất) [16], sinh ra một cũng một
kiếp người mà chẳng ai coi Lan là một con người, ai ai cũng :
“Lan là con tiểu yêu tinh đội lốt người!” [16]. Điều này làm
cô đau đớn vô cùng. Cả cuộc đời, cô chỉ muốn được hòa đồng
cùng mọi người, được giúp đỡ bạn bè và được chơi với em;
nhưng tất cả đều xa lánh cô, coi cô như một vật thể lạ. Lan
thật đáng thương! Lan thực sự cô đơn trong chính gia đình
của mình. Bên cạnh Lan, ngòi bút của Phong Điệp còn rất xúc
động khi viết về một cô bé tội nghiệp bị dị tật, khao khát được


nói chuyện, được chơi đùa với em, được tình thương của mẹ
nhưng “ Không thể cất lên lời”
Nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Phong Điệp còn có
thể kể đến đó là những người đàn bà bất hạnh như cô Tiếu
trog Bạn cũ. Lẽ ra nghe cái tên phải gợi nhắc tới sự bông giễu,
khôi hài cười cợt nhưng cuộc đời cô lại như “một tấm thảm
mốc”. Hình ảnh một người mẹ hy sinh cả cuộc đời hết lòng
nhưng luôn phải chịu ánh mắt cộc cằn, hắt hủi của chồng con;
mặc dù cô sống trong cuộc sống đủ đầy nhưng bị đối xử như
một người giúp việc (Bạn cũ – Kẻ dự phần). Đó còn là số
phận bất hạnh của cô bé dở hơi Hoài Thu bị một tên đàn ông
lợi dụng làm việc phi nhân tính (Tiếng ru – Kẻ dự phần). Hay
còn là cuộc đời đầy nước mắt của nhân vật V trong truyện
ngắn Sau cành gà. Đằng sau những tiếng cười nói vui vẻ
trước ông quay là một tâm trạng đầy ngổn ngang với bao nỗi

lo của: “Cô, trong những tấm ảnh, khóe miệng cười kiêu sa.
Những sóng tóc bay bổng. Những nếp áo lấp lánh. Như chưa
hề có chuyện con ốm, chồng say rượu, rết bò lổm ngổm trên
sàn. Hay dạ dầy, dạ mỏng cắt đứt đi cho rồi” (Sau cánh gà –
Nhật kí nhân viên văn phòng) [16, tr.145]. Rũ bỏ lớp son
phấn, gỡ bỏ chiếc mặt nạ, cô trở về với thực tại: “cô độc.


Chẳng hề có đám đông nào vây quanh. Máy quay và đèn pha.
Son phấn và những nụ cười. Chẳng hề có” (Sau cánh gà –
Nhật kí nhân viên văn phòng) [16, tr.142-143]. Ngoài ra, hình
ảnh của bà cô đi dép tổ ong, áo pull vàng trong Kịch chiều
cũng là một nhân vật đáng xót xa. Lấy chồng, chẳng được nhờ
chồng mà phải gồng mình lên để kiếm tiền mưu sinh. Bà chấp
nhận hành nghề xem bói dạo, sẵn sàng lừa lòng tin của mọi
người để kiếm tiền nuôi chồng. Thế nhưng cuộc đời bà cũng
đâu được hạnh phúc, nước mắt vẫn thấm đẫm trên đôi mắt:
“Mày có đưa tiền cho ông mua rượu không hả. Mày
định để ông chết khô chết khát ra đây hả?”
“Mày cho tao thở cái đã chứ. Cả chiều nay ế ẩm. Rượu.
Lúc nào cũng rượu. Sao mày không chết luôn đi cho tao
nhờ.”
“A, con này láo. Mày muốn cho chồng mày chết cho
mày đi đánh đĩ à. Ôi giời ơi là giời ơi.”
Huỳnh huỳnh lao vào nhau. Áo pull vàng nhăn nhúm, bị
đè sấn xuống đất. Đôi dép tổ ong văng mỗi nơi một cái. Túi
nâu bị giằng ra khỏi vai. Báo rơi xấp xõa. Tiền- cuỗi cùng
cũng đã được tìm ra” (Kịch chiều – Nhật kí nhân viên văn



phòng) [16, tr.154]
Tất cả họ đều là những nhân vật bé nhỏ, cô đơn, bất hạnh
trong xã hội. Phong Điệp đã viết về họ bằng những tình cảm
chân thành nhất. Bên cạnh việc chia sẻ, đồng cảm, nhà văn còn
cho người đọc thấy rằng: Xã hội càng phát triển thì con người
càng dễ rơi vào cô đơn, lạc lõng. Điều này, nó không bắt nguồn
từ một nguyên nhân cụ thể nào mà là kết quả của nhiều nguyên
nhân gộp lại. Một trong những nguyên nhân có thể kể đến đó là
sự phụ thuộc của con người vào máy móc, vào những công nghệ
hiện đại. Trong vô thức, con người trở thành nô lệ của công
nghệ. Người trẻ ngày nay dành quá nhiều thời gian cho các thiết
bị công nghệ hiện đại mà quên đi việc trò chuyện, tâm sự cùng
với cha mẹ, ông bà. Tình cảm gia đình vì thế mà không còn được
gần gũi, thân thiết nhưa xưa. Ai ai cũng bận rộn với thế giới của
riêng mình trong những chiếc smartphone, máy tính bảng,… Họ
chìm trong im lặng chỉ còn những ngón tay lướt trên màn hình
điện thoại và từ đó, họ tự biến mình thành con người cô đơn và
ngại nói. Để rồi một ngày chợt nhận ra : “Ngày ngày kẹt xe giữa
đám đông, chen chúc trên những con đường đông nghịt người,
nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kia, đông loại kia, sao mình
lại cô đơn đến rã rời..” (Nguyễn Ngọc Tư). Qua những nhân vật


này, Phong Điệp không chỉ thể hiện được những băn khoăn về
một cuộc sồng hiện đại mà còn khơi được những giây phút sâu
lắng trong tâm hồn người đọc. Từ đó, chị muốn nhắn nhủ mỗi
con người chúng ta luôn biết chia sẻ, đông cảm, gắn kết với nhau
để không một ai có cảm giác thiếu thốn tình người. Chị đúng là
một nhà văn giàu tình cảm, một người phụ nữ, một người mẹ có
trái tim ấm áp.

- Nhân vật vỡ mộng, mất niềm tin
Khảo sát trong truyện ngắn Phong Điệp, ta thấy chị có
quan tâm đến kiểu nhân vật vỡ mộng, mất niềm tin. Nhân vật
trong truyên ngắn Phong Điệp chủ yếu là những người từ
nông thôn ra thành phố lập nghiệp, những anh sinh viên,
những cô gái nông thôn,… Họ đều là những người trẻ tuổi
luôn ấp ủ trong mình ước muốn làm giàu, thoát khỏi cuộc
sống nghèo khổ và phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, để đạt được
khát vọng đó, họ phải trải qua không ít khó khăn. Phong Điệp
đã đặt họ vào từng hoàn cảnh để thử thách và để họ tự khảng
định mình. Nếu không thật sự quyết tâm hay có một bản lĩnh
vững vàng, họ có thể “lạc chốn thị thành” bất cứ lúc nào. Xây
dựng lên những hình ảnh nhân vật vỡ mộng, mất niềm tin, tác
giả đã quan tâm đến một hiện thực mà không ít người đã từng


trải qua. Họ là những nhân vật phải nếm trải có thể là bi kịch
tình yêu, bi kịch gia đình hoặc bi kịch xã hội.
Nếu ai đã từng đọc Lạc phố thì chắc chắn cũng sẽ cảm
nhận thấy rằng: cuộc đời, hóa ra cũng chỉ là những cuộc chơi.
Tạo hóa sinh ra con người nhưng cũng chính nó đưa ra những
quy tắc nghiêm ngặt của trò chơi, từ trò chơi ái tình đến trò
chơi xã hội,…tất cả cứ quẩn quanh, tù túng, không lối thoát.
Lạc phố đã để lại niềm cảm thông sâu sắc với người “bạn ở
phố”, anh sống giữa cuộc đời mà như đi lạc với cuộc đời. Vì
guồng quay cuộc sống đã định sẵn, anh đã bỏ rơi “bạn ở quê”
– người đã từng là tri kỉ để rồi tự dằn vặt, xỉ vả mình. Câu
chuyện thật bình dị: Có hai người một “bạn ở phố” và một
“bạn ở quê” vô tình gặp nhau trong một chuyến công tác và
rồi họ mến nhau ngay từ lần gặp ấy. Mỗi lần “bạn ở phố” về

công tác, “bạn ở quê” xin nghỉ cả tuần để tháp tùng, không hề
kêu mệt, miệng cười phơi phới: “ Lần sau lên đây công tác.
Ông cứ gọi cho tôi. Không chê nhà nghèo thì về nhà tôi ở.
Cơm rau lúc nào cũng sẵn. Cần đi đâu tôi chở đi.” (Lạc phố)
[16, tr.66]. Rồi mỗi lần chia tay, “bạn ở quê” rất chu đáo “đùm
lớn gói nhỏ” cho “bạn ở phố”, họ chia tay đầy xúc động, bịn
rịn, hẹn hò đủ mọi thứ chuyện, kết thúc buổi chia tay đầy lưu


luyến ấy, “bạn ở phố” có lời mời “bạn ở quê” dịp nào đó lên
Hà Nội qua nhà chơi: “ Lên Hà Nội mà không gặp tôi thì
đừng có anh em gì nữa. Nhớ chưa!” (Lạc phố) [16, tr.67]. Rồi
một ngày đẹp trời gần nhất, khi ý định ấy trở thành hiện thực,
“bạn ở quê” ra Hà Nội công tác và hẹn hò nhau gặp gỡ, cùng
nhau đi ngắm phố phường Hà Nội. Nhưng thật khác hẳn với
những gì “bạn ở quê” đã tưởng tượng, hy vọng vao nhiêu thì
bây giờ thất vọng bấy nhiêu, họ đã lạc nhau ngay từ phút gặp
nhau ấy. Sau hơn hai tiếng chờ đợi, “bạn ở quê” được “bạn ở
phố” đến đón, đưa đi ăn vội bát phở sáng bên mùi cống thum
thủm. Ăn xong, họ đưa nhau ra quán cafe nhưng chưa hết một
câu chuyện thì “bạn ở phố” “bận đột xuất” vì “một cuộc họp”
và sau này anh mới thú nhận là đưa “một thằng Tây giả cầy
lần nào sang cũng đòi đi kiếm gái…vậy là phải ngắt sóng
điện thoại” (Lạc phố) [16]. Bị bỏ rơi, “bạn ở quê” bất đắc dĩ
trở thành một kẻ lạc phố gần suốt một ngày. Sau khi “bạn ở
phố” xong việc, họ gặp lại nhau sau cú điện thoại và bữa cơm
“lạc phố” với người “bạn ở quê”. Nhưng chính cái “lạc phố”
theo nghĩa đen của người “bạn ở quê” đã chạm vào cõi đời lạc
lõng của người “bạn ở phố”. Anh tự dằn vặt lòng mình: “ Mà
xét cho cùng ai mới là người lạc phố? Hả trời?” [16, tr.82].



Anh phải sống giả với bản thân mình, phải sống giả với đời,
anh cảm thấy có lỗi vô cùng với người bạn quê mộc mạc chân
thật kia, anh bất lực với chính bản thân mình khi mà đến tình
người anh cũng phải sống giả với nó. Anh dằn vặt, không dám
đối diện với sự thật, không biết nói thế nào cho “bạn ở quê”
hiểu, anh bị cuốn vào guống quay đã định sẵn của cuộc sống,
nơi mà chỉ có những danh lợi dục vọng chứ đâu có tình người
ấm áp chân thật. Anh rơi vào bi kịch, anh cảm thấy buồn và
thất vọng với chính mình trược những việc làm trong ngày
tiếp đón “tri kỉ” ra thăm. Cuộc sống trôi qua, cuốn con người
vào guồng xoáy xã hội, biến tình yêu, cảm giác của sự sống
thành những chiếc mặt nạ để che đậy con người hiện thực của
mình. Con người chỉ coi mình là kẻ nợ trần gian, lạc phố với
chính mình. Những trang truyện đã khép lại nhưng đã để lại ý
nghĩa nhân văn sâu sắc trong lòng bạn đọc: Nó đã phản ánh
đúng bản chất của con người hiện đại là tính chất “vong thể
về tinh thần”, là ý thức khắc khoải trở về “mái nhà xưa” của
cảm xúc, tình người. Đây cũng chính là một trong những bi
kịch mà nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp gặp phải, đó
không chỉ là bi kịch riêng của “bạn ở phố” mà còn là bi kịch
chung của rất nhiều người, những người sống với cái mác


thành phố mà quên đi giá trị cao đẹp về tình người.
Thật vậy, cuộc sống càng hiện đại càng ẩn chứa những
cạm bẫy khôn lường, con người sống với nhau bằng lừa gạt.
Tình yêu, tình bạn bỗng nhiên có những vách ngăn bởi sự
nghi ngờ, mất niềm tin. Trần Xuân Trung trong Biên bản bão

đã rơi vào bi kịch vì tin bạn, từ đó trong cậu sinh viên nghèo
luôn ẩn chứa những đa nghi, sự mất niềm tin vào con người
và cuộc sống: “Chẳng thân chẳng ân oán nợ nần, sao tự
nhiên nó tốt với mình vậy? Liệu mai có nhờ mình phải làm
việc gì bạy bạ để trả ơn? Thành phố là cứ phải cẩn thận con
ạ. Nhưng mình có cái gì cho nó lợi dụng đâu?” [14, tr.102].
Điều mà Trần Xuân Trung lo lắng ở đây cũng chính là điều
mà bao người phải suy nghĩ, cuộc sống đâu phải cái gì cũng
có thể lý giải được. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nó là
đầy rẫy những lừa lọc, cạm bẫy; vì tiền, danh lợi mà ta sẵn
sàng chà đạp lên người khác. Trần Xuân Trung cũng vậy, anh
đã bị chính người bạn thân đẩy vào bước đường cùng, đầy ê
chề, nhục nhã vì tự nhiên lại bị mang tiếng ăn trộm. Chỉ vì tin
nó thật lòng tốt với mình, Trần Xuân Trung đã mặc bộ quần
áo mà thằng bạn thân ném cho: “ Tao mặc chật rồi, mày lấy
mà mặc” [14, tr.102] để rồi bị cảnh sát lôi đi vì mặc quần áo


của một người khác. Khi hiểu chuyện thì cũng là lúc tất cả
cũng đã muộn, thằng bạn thân nhủi mất, để lại Trần Xuân
Trung với bao suy nghĩ ngổn ngang: “ Rốt cuộc là nó tốt thật
hay là nó bẫy bạn bè? Đến bây giờ vẫn không thể lý giải
được. Nhưng nó bẫy bạn bè thì được cái gì? Bạn bè có tranh
giành cái gì của nó đâu? Bạn bè có nhìn đểu nói xéo nó câu
nào đâu. Nó bẫy thì được cái gì đây? Sao nó lấy đồ của một
thằng cùng trường rồi lại đưa cho một thằng khác mặc, để
cái thằng kia nó phát hiện ra? Sao nó lại dây vào cái thằng
chuyên dùng đồ hàng hiệu, đưa cho một thằng mà chỉ cần
mặc cái gì phủ kín người là được?” [14, tr.103]. Dường như
đó mãi mãi cũng chỉ là câu hỏi không có câu trả lời, mà thật

tình có thể cũng không ai hiểu nổi…. Truyện ngắn kết thúc
nhưng đọng lại bao sự hoài nghi, sự vỡ mộng, mất niềm tin
và cuộc sống. Biết bao nhiêu câu hỏi được đặt ra và bây giờ
họ biết tin vào đâu nữa!
Một truyện ngắn nữa cũng viết về bi kịch bạn bè lừa lọc
nhau, đó là Thế là vừa hết một đêm trong tập “Kẻ dự phần”. Ở
truyện ngắn này, ngòi bút của Phong Điệp đã rất chân thật khi
viết câu chuyện về ba thằng bạn thân, họ cùng nhau vượt qua
mọi khó khăn của cuộc sống, chia nhau cả miếng cơm nguội,


×