Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỂ LOẠI TRUYỆN TRUYỀN kì và CHỦ đề TÌNH yêu NAM nữ TRONG TRUYỀN kì mạn lục và TIỄN ĐĂNG tân THOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.65 KB, 32 trang )

THỂ LOẠI TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ CHỦ ĐỀ
TÌNH YÊU NAM NỮ TRONG TRUYỀN KÌ
MẠN LỤC VÀ TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI


Thể loại truyện truyền kì và chủ đề tình yêu nam
nữ
Sơ lược về truyện truyền kì
Khái niệm truyện truyền kì
Truyền kì là một thể loại truyện ngắn, có nguồn gốc
từ Trung Hoa. Ở Trung Quốc khái niệm truyện sớm bị
khái niệm tiểu thuyết thay thế vì vậy truyện truyền kì còn
được gọi là tiểu thuyết truyền kì. Từ điển Thuật ngữ văn
học do Lê Bá Hán chủ biên định nghĩa tiểu thuyết truyền
kì hay còn gọi là truyện truyền kì là "thể loại tự sự ngắn
cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở thời Đường
(...). Kì nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư
cấu. Thoạt đầu tiểu thuyết truyền kì mô phỏng truyện chí
quái thời Lục triều, sau phát triển độc lập". Mỗi truyện
miêu tả một chủ đề khác nhau như: ca ngợi tình yêu nam
nữ, miêu tả hào sĩ hiệp khách hay miêu tả cuộc đời như
một giấc mộng... Trong bài "Truyền kì mạn lục dưới góc
độ so sánh văn học" (in trong Con đường giải mã văn học
trung đại Việt Nam) tác giả Nguyễn Đăng Na cho rằng


truyền kì là "một thể tài của truyện ngắn trung đại. Do
các nhân vật tình tiết, kết cấu... của truyện phần lớn là kì
lạ đặc biệt nên người ta gọi chúng là truyền kì". Bên cạnh
đó, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Quang Ân, Vũ Ngọc
Khánh trong Kho tàng truyện truyền kì Việt Nam giải thích


khá cụ thể về khái niệm truyền kì. Truyền kì theo đúng
nghĩa đen là "truyền đi, kể đi một sự lạ". Theo các tác giả
thì sự lạ này là những chuyện có "thông tin dị biệt đối với
đời". Đó có thể là chuyện của thần thánh, ma quỉ, chuyện
mộng, chuyện huyền ảo hư thực đều có thể coi là kì. Còn
theo Từ điển văn học (bộ mới), các tác giả định nghĩa khái
niệm này hoàn chỉnh hơn : "Là một hình thức văn xuôi tự
sự của Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau
các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng
các motip kì quái, hoang đường lồng vào trong cốt truyện
có ý nghĩa trần thế (...). Trong truyện bao giờ cũng có
nhân vật là người thật (...). Truyện truyền kì mang đậm
yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc" [13, 447].
Một số nhà nghiên cứu thống nhất truyện truyền kì là
một thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thuật
ngữ này ban đầu chỉ là tên gọi của một tập sách do Bùi


Hình (thế kỉ VIII-XI) kể lại. Trong tập sách này có nhiều
câu chuyện hấp dẫn li kì cuốn hút người đọc. Về sau, các
nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ này để gọi tên một
thể loại truyện trung đại. Loại truyện này có dung lượng
ngắn, chứa nhiều yếu tố li kì, có thể là chuyện kể về thần
thánh, ma quỉ, mộng mị hay chuyện hư ảo có nguồn gốc từ
các câu chuyện dân gian.
Tóm lại, truyền kì là một thể loại văn học được manh
nha từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều và phát triển mạnh
vào thời Đường. Truyện có nội dung li kì, cuốn hút người
đọc, phản ánh nhiều mặt trong xã hội đặc biệt là về tình
yêu nam nữ, những mối tình giữa người với người, người

với hồn ma.
Đặc trưng thể loại
Truyện truyền kì là thể loại văn học có nguồn gốc từ
Trung Hoa và có sức ảnh hưởng rộng lớn tới các nước
trong khu vực trong đó có Việt Nam. Tuy chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ Trung Quốc nhưng khi vào nước ta, thể loại
này đã được biến đổi để thích nghi và phù hợp với văn hóa
người Việt, tạo nên nét riêng của dân tộc.


Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Na - một trong những
chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về thể loại này thì
truyện truyền kì có hai đặc điểm cơ bản. Một là : Thể loại
truyện truyền kì dựa trên cơ sở "truyền thống tự sự dân
gian", đi vào khai thác các cốt truyện, nhân vật, mô típ, lối
kể dân gian nên muốn nghiên cứu đặc trưng thể loại cũng
như so sánh, tìm hiểu mối liên quan của thể loại này ở các
nước trong khu vực chịu ảnh hưởng như Việt Nam, Nhật
Bản, Hàn Quốc thì yêu cầu đầu tiên là phải đi sâu tìm hiểu
kho tàng truyện dân gian của dân tộc đó. Hai là : Phương
thức thể hiện nội dung của truyện truyền kì là yếu tố kì ảo.
Tuy nhiên mức độ của yếu tố kì ảo này phụ thuộc vào
"truyền thống thẩm mĩ dân tộc và nhu cầu lịch sử của dân
tộc ấy". Vì thế, khi nghiên cứu truyện truyền kì của một
dân tộc, chúng ta phải "bám sát lịch sử và truyền thống
thẩm mĩ dân tộc".
Như vậy, khi tìm hiểu về một tác phẩm thuộc thể loại
truyện truyền kì, chúng ta phải bắt đầu nghiên cứu truyền
thống văn hóa của mỗi dân tộc và đặc biệt tác phẩm đó
phải mang yếu tố kì ảo. Nói như vậy không có nghĩa là tất

cả các câu chuyện có yếu tố kì lạ, dị thường, ảo diệu đều


thuộc thể loại truyền kì. Mà "Yếu tố kì ảo ở đây phải được
đặt trong mối quan hệ mật thiết với yếu tố hiện thực và là
sản phẩm sáng tạo mang phong cách của nhà văn. Kì ảo
phải trở thành bút pháp nghệ thuật của thể loại và nhà
văn phải có ý thức rõ rệt trong việc sử dụng bút pháp đó
để phản ánh hiện thực"[48, 187]. Điều này có nghĩa một
câu chuyện được coi là truyện truyền kì khi câu chuyện đó
phải mang yếu tố kì lạ và cái kì trong câu chuyện đó phải
phản ánh hiện thực thông qua ngòi bút sáng tạo của tác
giả. Trong xã hội phong kiến nhiều lễ nghi trói buộc, con
người không có quyền bày tỏ tâm tư, cảm xúc riêng. Vì
thế, các tác giả văn học phải mượn những hình tượng văn
học, gửi vào đó những tâm tư suy nghĩ của mình, bày tỏ
quan điểm cá nhân thông qua những nhân vật đó. Việc bày
tỏ quan điểm riêng cũng không được bộc lộ trực tiếp mà
phải kín đáo, tế nhị. Đặc biệt là những tư tưởng về tự do
cá nhân, cái nhìn về hiện thực xã hội đương thời, quan
điểm phê phán tầng lớp thống trị...Việc đưa vào tác phẩm
những yếu tố kì lạ, dị thường sẽ khiến cho tác phẩm giống


như những câu chuyện mang tính cổ tích, giải trí và sẽ hạn
chế được sự kiểm duyệt.
Đặc biệt, để có thể tạo nên những tác phẩm truyền kì
xuất sắc có yếu tố kì ảo thì người cầm bút phải có sự sáng
tạo lớn. "Truyện truyền kì phân biệt với các loại hình văn
xuôi tự sự trước đó chính ở sức tưởng tượng và vai trò

sáng tạo của chủ thể tác giả" [36, 32].
Chủ đề tình yêu nam nữ
Khái niệm: chủ đề, tình yêu nam nữ
“Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm mà nhà văn
nêu lên, đặt ra trong tác phẩm. Trong một tác phẩm lớn
với nhiều sự kiện, nhiều tuyến nhân vật, có thể có một chủ
đề chính và những chủ đề phụ. Nhưng tất cả phải thống
nhất với nhau thành một chỉnh thể thống nhất”[12, 133].
Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học (do nhóm tác giả
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ
biên) thì chủ đề là "vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được
tác giả nêu lên, đặt qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn
học" [10, 61].


Như vậy chủ đề chính là vấn đề trung tâm,vấn đề cốt
yếu mà tác giả đặt ra và muốn gửi tới bạn đọc thông qua
nội dung tác phẩm. Một tác phẩm có thể có nhiều chủ đề.
Đây cũng là nơi ký thác ý đồ của tác giả.
Tình yêu là tình cảm gắn bó thân thiết với nhau. Tình
yêu nam nữ là tình cảm yêu đương gắn bó mật thiết giữa
nam và nữ.
Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống. Cuộc
sống muôn màu muôn vẻ với những tâm tư tình cảm
phong phú của con người được phản ánh vào trong văn
học. Một trong những tình cảm đó chính là tình yêu đôi
lứa. Tình yêu là những rung động trong tâm hồn trước
người khác giới, nó mang lại cho mỗi người những cảm
xúc khó tả. Có thể nói tình yêu mang lại cho con người
động lực để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc

sống. Đối với những người lao động, họ gửi tình yêu của
mình vào những câu ca, lời hát, điệu hò... Với những
người trí thức, họ gửi tình yêu qua những bức thư, vần
thơ,... Dù bằng hình thức nào, trực tiếp hay gián tiếp thì
mục đích cuối cùng cũng là bộc lộ, bày tỏ tình cảm với
người mình yêu. Tình yêu không chỉ là bản năng mà nó


còn là khát vọng chính đáng của con người. Nhưng khát
vọng, bản năng ấy không phải lúc nào cũng được tự do
bộc lộ. Trong xã hội phong kiến, con người bị kìm kẹp, gò
ép bởi hàng loạt các qui định. Đặc biệt, trong xã hội ấy
con người không có quyền tự do dân chủ, không có quyền
được bày tỏ tình cảm riêng tư. Mọi thứ đều phải phụ
thuộc, nhất là người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến, họ
không có quyền được yêu thương và bày tỏ tình yêu với
người mình muốn. Hôn nhân của họ do cha mẹ và bà mối
sắp đặt. Vì những sự sắp đặt ấy nên hôn nhân của họ đa
phần không hạnh phúc. Họ phải sống cuộc sống "đồng
sàng dị mộng" với một người chồng xa lạ. Khát khao tự do
yêu đương của người phụ nữ luôn bị đè nén, chôn chặt
trong tâm hồn, cuộc sống thực tế phũ phàng tước đi quyền
tự do đáng có. Vì thế, họ chỉ còn các gián tiếp bày tỏ tình
cảm ấy qua những bức tranh, vần thơ, đặc biệt là những
tác phẩm văn học. Thông qua những câu chuyện và những
nhân vật trong tác phẩm ấy, họ nói lên khát vọng yêu
thương, mong muốn được tự do lựa chọn tình yêu cho
mình.



Quá trình hình thành chủ đề tình yêu nam nữ trong
truyện truyền kì
Tình yêu là một trong những yếu tố quan trọng để
gắn kết con người, đặc biệt là tình yêu nam nữ. Tình yêu
ấy luôn được con người khao khát bộc lộ và chia sẻ. Dù
trong bất kì xã hội nào thì tình yêu giữa nam và nữ luôn
cháy bỏng và tha thiết. Xã hội càng cấm đoán thì đôi lứa
càng tha thiết, càng khao khát được đến với nhau. Không
đến với nhau bằng thân thể thực tại thì họ đến với nhau
qua mộng tưởng, gửi gắm tình yêu ấy qua những vật kỉ
niệm, những vần thơ, những tác phẩm văn học. Từ khi
hình thành, truyện truyền kì tuy mang nhiều yếu tố quái dị
nhưng nó cũng có nội dung thể hiện tình yêu.
Trong văn học Trung Quốc, Sưu thần kí của Can Bảo
có thể coi là tác phẩm truyện truyền kì đầu tiên có thể hiện
chủ đề tình yêu. Trong tác phẩm này có câu chuyện "Vợ
chồng Hàn Bằng". Truyện kể về vợ chồng Hàn Bằng rất
yêu thương nhau nhưng vì vua Tống Khang vương thấy vợ
Hàn Bằng xinh đẹp, muốn chiếm đoạt nên bày kế hãm hại
khiến đôi vợ chồng phải tự sát. Khi họ chết rồi, nhà vua


vẫn ghen tức không cho họ được chôn cạnh nhau. Tuy
nhiên dù thế nào thì đôi uyên ương ấy vẫn luôn hướng về
nhau. Hồn họ sau khi chết hóa thành hai cây tử, rễ cây
giao quấn vào nhau. Người nước Tống gọi đó là cây
"tương tư". Câu chuyện này cũng là nguồn đề tài cho thi
tiên Lí Bạch viết bài Bạch đầu ngâm. Đây có thể xem là
một ví dụ tiêu biểu về truyện tình yêu trong tiểu thuyết
truyền kì thời này.

Tập tiểu thuyết chí quái U Minh lục của Lâm Xuyên
vương Lưu Nghĩa Khánh đời Tống Nam triều gồm 30
quyển (có chỗ chép là 20 quyển do bản gốc đã bị thất lạc).
Tập sách này ghi chép khá nhiều những việc quỉ thần quái
dị nhưng cũng có nhiều truyện có ý nghĩa hiện thực liên
quan đến tình yêu hôn nhân. Truyện "Lưu Thần Nguyễn
Triệu" thể hiện khát vọng hôn nhân hạnh phúc của người
dân trong cảnh chiến tranh loạn lạc. Truyện "Mại Hồ phấn
nữ tử", "Bằng A" phản ánh vấn đề ái tình hôn nhân. Tác
phẩm U Minh lục tuy còn nhiều hạn chế nhưng cũng có
ảnh hưởng nhất định tới các tác phẩm truyền kì đời sau.
Đến đời Đường, nội dung và nghệ thuật của các tác
phẩm truyền kì được mở rộng. Con người thời kì này rất


ưa chuộng sự li kì nên những năm đầu đời Đường chất kì
dị, thần quái còn nặng nề. Từ những năm Khai Nguyên,
Thiên Bảo về sau, màu sắc quái đản tuy còn nhiều nhưng
đã giảm, thay vào đó yếu tố chân thực dần tăng lên. Thời
này, những câu chuyện có chủ đề về tình yêu đã đa dạng
hơn trước và có nhiều thành tựu đáng kể. Trong cuốn
Đường Tống truyền kì do Lỗ Tấn hiệu lục có tất cả tám
quyển gồm 23 truyện. Tác phẩm được Lỗ Tấn dày công
sưu tầm từ các nguồn tài liệu khác nhau, góp nhặt những
câu chuyện truyền kì tiêu biểu thời Đường Tống. Trong tác
phẩm này có nhiều tác phẩm viết về tình yêu hôn nhân
như: "Lí Chương Võ truyện" (Lí Cảnh Lượng), "Hoắc Tiểu
Ngọc truyện" (Tưởng Phòng), "Nhâm thị truyện" (Thẩm
Kí Tế), "Oanh Oanh truyện" (Nguyên Chẩn), "Vô Song
truyện" (Tiết Điệu), "Phi Yên truyện" (Hoàng Phủ Mai),

"Đàm ý Ca truyện" (Tần Thuần),...
Truyện "Lí Chương Võ truyện" của Lí Cảnh Lượng
kể về mối tình của Lí Chương Võ với cô con dâu nhà họ
Chương. Hai người yêu thương nhau nồng thắm nhưng
sau phải chia lìa. Hơn mười năm sau, chàng Võ quay lại
chốn xưa tìm người cũ thì nàng đã qua đời. Nhờ người


hàng xóm giúp, hồn nàng đã gặp lại chàng một đêm. Họ
cùng nhau hàn huyên, ân ái. Nàng tặng chàng vật báu
hiếm có ở nhân gian rồi chia xa mãi mãi. Còn trong
"Nhâm thị truyện" (Thẩm Kí Tế) lại nói về chuyện tình ái
giữa người và hồ li. Mô típ tình yêu giữa người với ma,
người với hồ li được lặp lại rất nhiều trong các truyện
truyền kì của các tác giả đời sau.
"Lí Oa truyện" của Bạch Hành Giản là một trong
những câu chuyện xuất sắc về chủ đề tình yêu. Tác phẩm
này được sáng tác dựa trên truyện dân gian tên là Chuyện
một cánh hoa. Truyện kể về một chàng trai con quan Thứ sử
Thường Châu họ Huỳnh trong một lần lên kinh ứng thí đã
gặp gỡ rồi yêu cô kĩ nữ tên Lí Oa. Chàng trai vung tiền bao
nuôi Lí Oa và nhà hát. Đến khi cạn sạch tiền, chàng liền bị
họ đuổi đi không thương tiếc. Chàng trai tội nghiệp phải lưu
lạc, hát đưa ma kiếm ăn. Chuyện vỡ lở, chàng trai bị cha
đánh mắng thậm tệ rồi từ mặt. Bất đắc dĩ, chàng phải trở
thành ăn mày xin ăn khắp nơi. Một đêm tuyết rơi nhiều, trời
lạnh thấu xương, chàng đến xin ăn đúng nhà Lí Oa. Nàng
trông thấy thương tình, khóc lóc và kiên quyết chăm sóc
chàng khỏe mạnh đồng thời tìm mọi cách giúp chàng khôi



phục lại danh phận địa vị như trước. Về sau, chàng trở thành
người có quyền thế được cha nhận lại, Lí Oa xin phép từ giã
vì thấy mình và chàng không "môn đăng hậu đối". Kết
truyện, hai người lấy nhau và được nhà vua khen thưởng.
Một kết thúc đầy viên mãn và có hậu. Trong truyện này, yếu
tố quái dị, ma quỉ đã không còn và thay vào đó là sự chân
thực, gắn liền với đời sống xã hội đương thời. Nội dung câu
chuyện không chỉ ca ngợi tình yêu vượt giai cấp giữa một
chàng công tử con quan thuộc dòng dõi quí tộc với một cô
kĩ nữ mà còn ngầm lên án tố cáo bộ mặt tráo trở của bọn
quan lại thông qua hình ảnh người cha.
Những câu chuyện truyền kì đời Đường tạo tiền đề
cho các tác giả đời sau sáng tác nên nhiều câu chuyện tình
yêu mang màu sắc li kì, hấp dẫn như Tiễn đăng tân thoại
và Liêu trai chí dị. Tình yêu giữa người với người, người
với hồ li, người với ma... Mỗi câu chuyện là một sáng tạo
nghệ thuật, thể hiện tấm lòng nhân đạo cũng như quan
niệm của tác giả về xã hội.
Trong văn học Việt Nam, truyện ngắn Hà Ô Lôi trong
Lĩnh Nam chích quái được coi là tác phẩm đầu tiên có chủ
đề tình yêu. Truyện kể về Hà Ô Lôi là con của thần Ma La


và một người phụ nữ trần tục. Sau khi sinh ra, Hà Ô Lôi có
làn da đen như mực, bóng mỡ như cao. Năm mười lăm
tuổi, chàng gặp Lã Động Tân và được ban cho phép lạ. Từ
đó, Hà Ô Lôi tuy không biết chữ nhưng thông minh, lém
lỉnh, thường hay trêu ghẹo vương nhân, biết ngâm nhiều
thi từ ca phú, được vua vô cùng yêu dấu, đàn bà con gái ai

cũng muốn biết mặt. Nhà vua rất thích quận chúa A Kim
đã góa chồng, gạ gẫm mấy lần không được bèn sai Ô Lôi
tìm kế. Ô Lôi giả nghèo khổ tới nhà rồi xin làm người giữ
cửa. Hằng đêm, chàng ngồi đàn hát khiến mọi người trong
phủ mê mẩn. Quận chúa cũng dần bị chinh phục, Ô Lôi
xin gì cũng cho. Nàng cho Ô Lôi cả chiếc mũ vào chầu
khiến nàng bị một phen xấu hổ với nhà vua. Từ đó, Ô Lôi
nổi danh khắp nơi, càng không kiêng dè. Chàng dám tư
thông cả với con gái của Minh Uy Vương là anh ruột
hoàng hậu. Sau chàng bị Vương dùng chày giã chết. Có
thể nói, trong thời kì phong kiến đề cao dân tộc, lễ nghĩa
mà lại có thể sáng tác nên một nhân vật Hà Ô Lôi nguyện
chết vì thanh sắc thì quả là một sáng tạo đầy mới mẻ,
phóng khoáng của tác giả.


Trong Thánh Tông di thảo, truyện viết về chủ đề tình
yêu không nhiều nhưng cũng thể hiện thái độ và tấm lòng
nhân đạo của tác giả. "Mai Châu yêu nữ truyện" kể về mối
tình chân thành, đáng thương của một yêu nữ. Nó tuy tác
quái nhưng vô cùng chân tình. Trải mấy trăm năm sương
gió chỉ để đợi chờ và tìm kiếm tình lang. Cuối truyện là lời
bàn của tác giả Sơn Nam Thúc "Ngư Nương và Lương
Nhân nguyên là có duyên Chu Trần, khi chết hồn vẫn
không tan, lâu ngày thành yêu đến bây giờ lại làm vợ
chồng". Lời bàn tuy có trách cứ xong ẩn sâu bên trong là
tấm lòng nhân đạo cao cả, mong cho đôi lứa được bên
nhau hạnh phúc của tác giả. "Truyện lạ nhà thuyền chài"
kể về cuộc gặp gỡ kì lạ của một chàng trai con nhà thuyền
chài với một cô gái thủy phủ. Họ gặp gỡ, yêu thương nhau

rồi sống với nhau rất tương đắc. Một năm có thiên tai,
người vợ hiện nguyên hình là một con cá tinh cực lớn cứu
cả nhà chồng. Sau đó, nàng bị trời phạt phải xa chồng mãi
mãi. Truyện mang đến cho người đọc cái nhìn rõ hơn về
chữ tình trong nhân thế. Trên thế gian, không phải chỉ có


loài người mới có tình mà loài vật cũng có, thậm chí
chúng còn nặng tình nghĩa hơn con người.
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm đỉnh
cao của thể loại truyền kì. Trong tập truyện này, chủ đề
tình yêu chiếm một vị trí quan trọng. Số lượng truyện viết
về tình yêu khá nhiều, chiếm một phần ba số truyện trong
tập sách. Tuy cuối truyện là những lời bàn thiên về răn đe,
giáo huấn nhưng ẩn sau đó là tấm lòng nhân đạo cao cả và
lời ký thác tâm sự trước thời cuộc của tác giả. Điều này đã
tạo nên nguồn động lực sáng tác lớn cho các tác giả đời
sau như Đoàn Thị Điểm, Vũ Trinh...
Sơ lược về Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn
lục
Tiễn đăng tân thoại
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội
Cù Hựu sinh ra và lớn lên giữa buổi giao thời cuối
Nguyên đầu Minh. Khi ông sinh ra, triều Nguyên đang rơi
vào khủng hoảng trầm trọng. Gian thần chuyên quyền,
quan lại tham ô, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.


Thêm vào đó, thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra cùng với nạn
đói, bệnh dịch hoành hành khiến nhân dân vô cùng khốn

khổ. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Năm 1368, Chu
Nguyên Chương đã lập ra nhà Minh, mở ra một triều đại
mới của phong kiến Trung Hoa. Khi nhà Minh mới thành
lập, đất nước trải qua gần hai chục năm chiến tranh cùng
với hậu quả nhà Nguyên để lại khiến nền kinh tế Trung
Quốc bị phá hoại nghiêm trọng. Lúc này, Minh Thái Tổ đã
thi hành nhiều chính sách tiến bộ cải tổ về mọi mặt nhằm
ổn định đất nước. Ông tập trung đầu tư phát triển kinh tế
đặc biệt là nông nghiệp, quân sự,... Về chính trị, mọi
quyền lực đều nằm trong tay hoàng đế. Với những chính
sách tiến bộ, trong vòng 30 năm đầu triều Minh, đất nước
Trung Hoa dần hồi phục. Tuy nhiên, vì ít học nên Chu
Nguyên Chương không chú ý nhiều tới giáo dục và thi cử.
Chu Nguyên Chương giết cả cháu ruột và cháu ngoại với
lý do họ "thân cận nho sinh", "lễ hiền hạ sĩ". Năm 1402,
Minh Thành Tổ cướp ngôi của cháu ruột lên ngôi hoàng
đế. Sau khi lên ngôi, ông đã thi hành các chính sách cải
cách khoa cử, tuyển chọn nhân tài. Tuy nhiên Minh Thành


Tổ vì cướp ngôi của cháu mình nên luôn lo sợ dư đảng
làm phản. Ông thi hành nhiều chính sách kiểm duyệt vô
cùng gay gắt về văn học. Các sáng tác văn học thời kì này
bị kiểm duyệt chặt chẽ. Chính điều này đã khiến Cù Hựu
vì một bài thơ mà mang họa đi đày.
Về tác giả, tác phẩm
Cù Hựu được coi là người mở đầu cho sự hưng thịnh
trở lại của tiểu thuyết truyền kì. Ông có tên chữ là Tông
Cát, hiệu là Tồn Trai, Ngâm Đường, Lạc Toàn, sinh năm
1347 (cuối đời Nguyên) và mất năm 1433 (đầu đời Minh),

thọ 87 tuổi (có thuyết cho rằng ông sinh năm 1341 và mất
năm 1427). Mộ ông được an táng tại quê tổ Tiền Đường,
Hàng Châu, Chiết Giang.
Ông sinh ra và lớn lên tại Hoài An, Giang Tô. Ngay
từ nhỏ đã nổi tiếng là người thông minh, học rộng và hiểu
biết nhiều. Tuy nhiên sống vào thời buổi loạn lạc, giao
thời nên tài năng của ông không có đất dụng. Nhà Nguyên
mất, nhà Minh lên thay. Các vua đầu triều Minh thi hành
nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội nhưng về giáo
dục và văn học thì kiểm soát rất chặt chẽ. Ông tuy học


rộng tài cao nhưng con đường quan lộ không mấy sáng
sủa, cả đời chỉ được làm những chức quan nhỏ như Giáo
thụ, Huấn đạo, Trưởng sử. Năm 1408, chỉ vì một bài thơ
mà Cù Hựu mang họa, bị bắt sung quân rồi phải đi lính thú
ở Bảo An 18 năm (có thuyết cho là 10 năm). Mãi đến năm
1425, nhờ An Quốc Công Trương Ngọc giúp đỡ ông mới
được ân xá rồi sau đó được phục chức. Những năm cuối
đời, ông về quê lấy việc sáng tác văn chương làm thú vui
sống qua ngày. Cả đời thông minh, học rộng nhưng lận
đận, về già bị đi đày, may mắn cuối đời còn được trở về cố
hương. Ông là hình mẫu cho kiểu "văn nhân đa tài bất
đắc chí trong thời kì phong kiến".
Cù Hựu là người thích sáng tác thơ văn. Ông sáng tác
khá nhiều nhưng đa phần đã bị thất lạc. Ngoài Tiễn đăng
tân thoại, các tác phẩm của ông còn lại tới ngày nay như:
Hương đài tập là tập thơ được sáng tác sớm nhất trong số
những tác phẩm hiện còn, gồm 300 bài luật tuyệt đề vịnh
các chuyện nữ giới. Thông giám cương mục tập lãm

thuyên ngộ gồm ba quyển, đính chính những sai lầm trong
Thông giám cương mục tập lãm của Vương Ấu Học. Nhạc
phủ di âm gồm năm quyển trong đó có từ khúc và cổ nhạc


phủ. Quy điền thi thoại gồm ba quyển 120 điều, còn gọi
bằng tên khác là Ngâm đường thi thoại hay Tồn Trai thi
thoại. Vịnh vật thi là tác phẩm do tác giả ghi nhớ, bổ sung
những sáng tác cũ. Lạc toàn thi tập bao gồm ba tập Lạc
toàn thi, Đông du thi, và Lạc Toàn tục tập là những sáng
tác vào những năm cuối đời của Cù Hựu. Ngoài ra còn
một số tác phẩm được cho là của Tông Cát nhưng chưa
chính xác như: Đô huyền kính thi thoại, Cư gia nghi kị,
Táng thuyết... và một số truyện khác.
Tiễn đăng tân thoại (Câu chuyện dưới đèn cắt bấc)
gồm 20 truyện được biên soạn thành bốn quyển. Tác phẩm
được hoàn thành vào năm 1378 và tới năm 1381 mới được
in. Mục đích sáng tác tập truyện này của tác giả là "khuyến
thiện trừng ác, ai cùng điếu khuất" (khuyên người ta nên
làm nhiều điều thiện, răn dạy người đời đừng nên làm điều
ác, thương xót những kẻ cùng khổ, oan khuất). Nội dung
tập truyện "hầu hết là truyện tình đậm hương son phấn và
chuyện quái dị của quỉ thần, qua đó phản ánh ở mức độ
nhất định chế độ hôn nhân bất hợp lí thời phong kiến và
hiện thực xã hội đen tối cuối đời Nguyên, thể hiện một số
nguyện vọng bức xúc của kẻ sĩ và người dân" [3, 16]. Về


nghệ thuật, tập truyện sử dụng ngôn từ hoa mĩ, trau chuốt,
có ý noi theo truyện truyền kì đời Đường và có xen lẫn một

vài bài thơ. Cách sáng tác này được thế hệ sau học tập và
phát triển.
Vị trí của tác phẩm
Với nội dung chủ yếu viết về tình yêu và chuyện quái
dị nên ngay từ khi ra đời Tiễn đăng tân thoại đã bị cấm và
bị triều đình liệt vào loại "mê hoặc nhân tâm" nhưng từ
khoảng năm 1567 trở đi tức là từ sau niên hiệu Gia Tĩnh
nhà Minh thì sách lại được lưu hành.
Tiễn đăng tân thoại có sức ảnh hưởng vô cùng lớn.
Sau khi được in ấn năm 1381, tác phẩm được "truyền đi
bốn phương". Tác phẩm cũng được các văn sĩ đời sau đón
nhận và truyền cảm hứng cho họ sưu tập cũng như biên
soạn lại bộ sách. Tác phẩm cũng là nguồn đề tài phong
phú cho hậu thế đời sau học tập sáng tác như : sách Thi
thoại loại biên của Vương Xương Hội đời Minh có mục
"Quỷ quái" cũng "sao chép chủ yếu từ truyện Đằng Mục
túy du Tụ Cảnh viên ký trong Tiễn đăng tân thoại" [32,
91]. Các truyện trong Tiễn đăng tân thoại cũng được đưa


vào sách vỡ lòng, các loại sách thông tục và tiểu thuyết
văn ngôn. Sau khi được in ấn và lưu hành, tác phẩm đã
được truyền vào các nước lân cận như Nhật Bản, Triều
Tiên và Việt Nam bằng đường bộ và đường biển. Tiễn
đăng tân thoại là nguồn cảm hứng cho các sáng tác truyền
kì ở những nước này. Tiễn đăng tân thoại cũng được nhà
Hán học người Đức Herbert Franke "dịch và giới thiệu
nhiều thiên truyện trong đó với phương Tây" [32, 98]. Khi
truyền vào Việt Nam, tác phẩm là nguồn đề tài để Nguyễn
Dữ sáng tác Truyền kì mạn lục.

Truyền kì mạn lục
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội
Nguyễn Dữ hiện không rõ năm sinh năm mất nhưng
các nhà nghiên cứu chắc chắn ông sống vào khoảng cuối
thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Đây là quãng thời gian xã hội
phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng, suy đồi.
Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng và
suy yếu. Trong vòng hơn hai mươi năm mà thay tới năm
đời vua. Triều đình rối loạn, các thế lực phong kiến nổi


dậy tranh chấp khắp nơi. Tầng lớp thống trị không còn
chăm lo việc nước mà lao vào ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân
dân. Bên cạnh đó, quan lại vơ vét, đàn áp nhân dân thậm
tệ buộc nhân dân phải vùng lên đấu tranh. Phong trào nông
dân nổ ra mạnh mẽ ở khắp nơi. Đất nước bị tàn phá, xã hội
khủng hoảng, nhân dân lầm than. Cuộc sống của người
dân vô cùng khổ cực, điêu đứng. Trước tình hình xã hội
phức tạp rối ren như vậy văn hóa tư tưởng thời kì này
cũng có nhiều thay đổi. Trật tự phong kiến biến động dẫn
tới Nho giáo từng bước suy thoái. Phật giáo đã được phục
hồi trở lại, chùa chiền được xây dựng tu bổ ở nhiều nơi
nhưng không phát triển mạnh như thời Lí - Trần. Đời sống
tín ngưỡng ngày càng phong phú, các tín ngưỡng truyền
thống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị thần linh và
anh hùng hào kiệt ngày càng được phát huy. Trước tình
hình đó, giáo dục Nho học vẫn được phát triển, các kì thi
vẫn được tổ chức nhưng số lượng và chất lượng không
cao. Nho học suy thoái, văn học chữ Hán giảm sút và dần
bị văn học chữ Nôm chiếm ưu thế. Thời kì này, văn học



dân gian phát triển khá mạnh mang đậm tính dân tộc thể
hiện tinh thần dân tộc Việt.
Như vậy, tình hình chính trị xã hội rối ren phức tạp
khiến cho đời sống nhân dân cùng khổ đã ảnh hưởng rất
nhiều tới thế giới quan của các tác giả thời kì này. Sáng tác
của họ không còn thiên về ca ngợi nữa mà đã đi sâu vào
hiện thực hơn. Thực tại xã hội với nhiều mặt cuộc sống đã
được phơi bày. Chính hiện thực khốc liệt ây đã mang lại
một cái nhìn khác cho Nguyễn Dữ. Ông tuy đỗ đạt cao
nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin cáo quan về quê nuôi
mẹ già. Ông không muốn tiếp tục sống trong chốn quan
trường đầy rẫy hủ bại. Vua hoang dâm, xa xỉ, quan lại
nhũng nhiễu. Ông không thể chống lại họ nhưng cũng
không hùa theo họ. Ông chỉ còn một cách lựa chọn là rút
lui về ở ẩn, giương mắt buồn nhìn nhân gian đắm chìm
trong bể khổ. Ông chỉ còn biết gửi những ưu tư, trăn trở
của mình vào những trang viết Truyền kì mạn lục.
Về tác giả, tác phẩm
Nguyễn Dữ không rõ năm sinh năm mất. Theo Hà
Thiện Hán khi viết lời tựa cho cuốn Truyền kì mạn lục


×