Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

VĂN hóa NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.46 KB, 8 trang )

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THEO HÌNH THỨC LIÊN KẾT VIỆT NAM – SINGAPORE

CHUYÊN ĐỀ

VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Thời lượng: 10 tiết (8 tiết lý thuyết, 2 tiết thực hành)
Người thực hiện: Nguyễn Văn Lai
---------------------A/MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này đề cập đến khái niệm, đặc trưng của văn hóa nhà trường nhằm
giúp hiệu trưởng trường phổ thông định hình các giá trị văn hóa cốt lõi, từ đó phát huy
tiềm năng nguồn lực, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
B/MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề học viên sẽ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa nhà trường, vai trò lãnh đạo của
Hiệu trưởng trong việc phát triển văn hóa nhà trường.
- Phân tích được nội hàm khái niệm và những đặc trưng của văn hóa nhà trường.
- Xác định được các giá trị cốt lõi và cách thức lãnh đạo phát triển văn hóa nhà
trường.
- Có thái độ tích cực quyết tâm lãnh đạo phát triển văn hóa nhà trường.
C/NỘI DUNG
1. Khái niệm văn hóa nhà trường
1.1 Văn hóa là gì?
Trao đổi học viên về khái niệm này, giành thời gian để họ viết ra những suy
nghĩ của mình, sau đó khái quát về khái niệm văn hóa được nêu rất chi tiết trong tập
Tài liệu Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt NamSingapore (trang 41).
Nghĩa gốc của văn hóa là cái đẹp. Theo cách nhìn phương Đông, hình thức đẹp
đẽ biểu hiện trước hết là trong lễ, nhạc, cách lãnh đạo, quản lý,… đặc biệt trong ngôn
ngữ, cách ứng xử lịch sự. Nó biểu hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, giá trị ứng
xử được mọi người chấp nhận và xem là đẹp đẽ.
Định nghĩa Văn hóa của UNESCO: “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là một phức


thể, tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm khắc
họa lên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, xã hội,…”. Văn hóa không chỉ
bao gồm nghệ thuật văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng.
Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp: Văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (kí
hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng đồng ấy có
đặc thù riêng… Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một
-1-


hiện tượng (đẹp hay xấu, có đạo đức hay vô đạo đức, phải hay trái, đúng hay sai v.v …)
theo cộng đồng ấy.
1.2 Văn hóa tổ chức
Khái niệm văn hóa của một tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị,
niềm tin và hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt giữa các thành viên
của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác.
1.3Văn hóa tổ chức có thể được mô tả như một tập hợp chung các tín ngưỡng, thông
lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách kinh doanh riêng của từng tổ
chức.
1.4Những mặt trên sẽ quy định mô hình hoạt động riêng của tổ chức và cách ứng xử
của các thành viên trong tổ chức.
1.5Văn hóa nhà trường (VHNT)
VHNT có đầy đủ đặc tính của văn hóa tổ chức song nó có những đặc trưng riêng.
VHNT là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử… đặc
trưng của một trường học, tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác.
VHNT liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó
biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách
lãnh đạo, quản lý… bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực,
các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử… được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong
nhà trường chấp nhận.

Một nghiên cứu mới đây của GS Trương Yên Minh, Học viện Giáo dục NIE, Singapore
đã cho thấy thứ tự của 8 giá trị được xếp thứ hạng cao trong giá trị văn hóa doanh nghiệp và 8 giá trị
được xếp thứ hạng cao trong giá trị văn hóa nhà trường:

8 giá trị được xếp thứ hạng cao
trong giá trị văn hóa doanh nghiệp
1. Cạnh tranh
2. Sự công bằng
3. Dám làm
4. Tinh thần nhóm
5. Sự đổi mới
6. Cá nhân
7. Sự thi hành
8.Truyền thống

-2-

8 giá trị được xếp thứ hạng cao
trong giá trị văn hóa nhà trường
1. Sự đổi mới (nhà trường luôn luôn đặt ở
vị trí đầu tiên)
2. Chấp nhận rủi ro
3. Trao quyền lực
4. Sự tham gia của mọi người
5. Tập trung vào kết quả
6. Tập trung vào con người
7. Làm việc nhóm
8. Sự ổn định



Mô hình tảng băng
Văn hóa nhà trường giống như tảng băng có phần nổi, phần chìm?
Phần nổi







Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu
Khung cảnh, cách bài trí lớp học
Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng
Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ
Các hoạt động văn hóa, học tập
Phần chìm

 Nhu cầu, cảm xúc, mong
muốn cá nhân
 Quyền lực và cách thức ảnh
hưởng
 Thương hiệu
 Các giá trị
 Các giả định ngầm

* Những biểu hiện của văn hóa nhà trường:
Trao đổi với học viên về vấn đề này, nên giành thời gian để họ viết ra những suy
nghĩ của mình, sau đó khái quát về 11 biểu hiện (Tài liệu, trang 43, 44).
* Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (phi văn hóa) trong nhà trường:
Trao đổi với học viên về vấn đề này, nên giành thời gian để họ viết ra những suy

nghĩ của mình, sau đó khái quát 8 biểu hiện (Tài liệu, trang 44).
2. Tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa nhà trường
2.1. Ý nghĩa của việc phát triển văn hóa nhà trường
 Tại sao phải nuôi dưỡng, vun trồng VHNT?
Nghiên cứu của GS. Peter Smith (ĐH Sunderlans) cho thấy VHNT có ảnh hưởng
vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Các lý do cần phải nuôi dưỡng, vun trồng VHNT tích cực, lành mạnh có thể tóm tắt
như sau:
- Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hóa xã hội
nơi các em lớn lên; môi trường văn hóa trường học thuận lợi giúp trẻ có nhiều
cơ hội để phát triển; môi trường này không thuận lợi (thù nghịch) làm thui chột
sự phát triển.

-3-


- NHNT lành mạnh giúp giảm bớt sự không hài lòng của giáo viên và giúp giảm
thiểu hành vi, cử chỉ không lịch sự của học sinh.
- Tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học, khuyến khích GV, HS nổ
lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi.
- VHNT lành mạnh nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học.
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến giáo viên
 Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau
giữa các giáo viên:
- Giáo viên cảm thấy dễ dàng thoải mái khi thảo luận về những vấn đề hay khó
khăn mà họ đang gặp phải.
- Giáo viên sẵn sàng chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.
- Giáo viên tích cực trao đổi phương pháp và kĩ năng giảng dạy.
- Giáo viên quan tâm đến công việc của nhau.
- Cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

 Tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và
hiệu quả giảng dạy, học tập:
- Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, tạo động lực để giáo viên
quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học.
- Cải thiện thành tích học tập và giảng dạy của nhà trường.
2.3. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến học sinh
 Tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho học sinh:
- Học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học.
- Học sinh được tôn trọng, được thừa nhận, và cảm thấy mình có giá trị.
- Học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình.
- Học sinh tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo
viên, nhóm bạn.
- Học sinh nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất.
 Tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh:
- An toàn.
- Cởi mởi và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của học sinh.
- Khuyến khích học sinh phát biểu/bày tỏ quan điểm cá nhân.
- Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau
giữa thầy và trò.
3. Vai trò của hiệu trưởng trong lãnh đạo phát triển văn hóa nhà trường
3.1 Ảnh hưởng của hiệu trưởng đến văn hóa nhà trường
 Hiệu trưởng có vai trò quyết định/chi phối sự phát triển văn hóa nhà
trường
Trao đổi học viên về vấn đề này, giành thời gian để họ viết ra những suy nghĩ của
mình, sau đó khái quát về 5 quyết định/chi phối (Tài liệu, trang 45).

-4-


 Những ảnh hưởng của hiệu trưởng tới văn hóa nhà trường:

Trao đổi học viên về vấn đề này, giành thời gian để họ viết ra những suy nghĩ của
mình, sau đó khái quát về 8 ảnh hưởng (Tài liệu, trang 46).
3.2 Hiệu trưởng nuôi dưỡng văn hóa trường học bằng cách nào?
Trao đổi học viên về vấn đề này, giành thời gian để họ viết ra những suy nghĩ của
mình, sau đó khái quát về 9 cách (Tài liệu, trang 46).
Hiệu trưởng là người lãnh đạo để tạo lập ra văn hóa của nhà trường (cái gì mà hiệu
trưởng muốn hướng tới, muốn xây dựng); triết lý của người hiệu trưởng ảnh hưởng tới
văn hóa của nhà trường (triết lý cá nhân của mỗi một hiệu trưởng là khác nhau dẫn
đến văn hóa của mỗi nhà trường là khác nhau).
4. Định hình hệ thống các giá trị cốt lõi để phát triển VHNT
4.1 Xem xét các giá trị đặc trưng của nhà trường
Mỗi nhà trường đều có lịch sử tồn tại và phát triển. sự tồn tại, phát triển của nhà
trường qua thời gian đã tạo ra những giá trị văn hóa nào đó.
Cần có những khảo sát đánh giá các giá trị văn hoá đang tồn tại trong nhà trường:đâu
là các giá trị tích cực, tiêu cực, đâu là các giá trị văn hoá được nhiều cán bộ, giáo viên
trong trường mong muốn nhất.
Hiệu trưởng cần phải nhận ra đâu là những giá trị văn hoá đích thực,cốt lõi có tính đặc
trưng của nhà trường đang tồn tại tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác
để nuôi dưỡng,vun trồng.
Những giá trị văn hoá không phải là cố định, bất biến, nó có thể thay đổi tuỳ thuộc
vào sự thay đổi của xã hội (có tính định kỳ, có thời hạn …), vì vậy hiệu trưởng phải
luôn luôn vun trồng những giá trị văn hoá nhà trường.
Định hình hệ thống các giá trị cốt lõi
Cần có những khảo sát, đánh giá về các giá trị cá nhân và các giá trị văn hoá hiện đang
tồn tại trong nhà trường …các giá trị văn hoá được mọi người mong muốn.
Hiệu trưởng cần chia sẻ các kết quả khảo sát đánh giá này với cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh và thu thập ý kiến của mọi người để định rõ những giá trị đặc trưng, cốt
lõi nhất mà nhà trường cần tập trung vun trồng, phát triển.
Hiệu trưởng cùng giáo viên hiện thực hoá các giá trị này trong các giao tiếp ứng xử
hàng ngày, trong quá trình xây dựng mục tiêu giáo dục, kế hoạch năm học, quá trình

đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Các bước xác định các giá trị cốt lõi (hoạt động trên lớp):7 bước (Tài liệu, trang
47).
5. Cách thức phát triển văn hoá nhà trường
5.1 Những đặc điểm của một nhà trường thành công
Trao đổi với học viên về nội dung này, để họ có thời gian suy nghĩ và viết ra
những ý kiến của mình, sau đó tập hợp lại và khẳng định có 9 đặc điểm (Tài liệu,
trang 47).

-5-


5.2 Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các mối quan hệ ứng xử có văn hoá trong nhà
trường
* Xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử với mọi người trong nhà trường (HSHS, HS-GV, GV-GV, GV-HT, HT-HS …)
Hiệu trưởng trao đổi với các giáo viên, học sinh …để họ thảo luận, hình thành các quy
định, quy tắc ứng xử: HS-HS, HS-GV, GV-GV, GV-HT, HT-HS…Các quy định, quy
tắc này tuỳ thuộc vào điều kiện từng trường, chúng có thể gồm các tuyên bố sau:
- Tôn trọng người khác.
- Tôn trọng lời hứa/sự cam kết và hợp đồng.
- Trung thực.
- Tránh cách nói mỉa mai, chỉ trích,…làm tổn thương người khác.
- Luôn tìm ưu điểm ở người khác.
- Đặt vị trí mình vào vị trí người khác để đối xử.
* Xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường
- Bảo vệ sức khoẻ.
- Giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
- Bảo vệ môi trường sống.
- Tiết kiệm năng lượng.
5.3 Cách thức phát triển văn hoá nhà trường

* Làm thế nào để nuôi dưỡng/phát triển văn hoá nhà trường?
Trao đổi học viên về nội dung này, để họ có thời gian suy nghĩ và viết ra những ý
tưởng, giải pháp của mình với những gợi ý (Tài liệu, trang 48,49).
* Cách thức phát triển văn hoá nhà trường
Trao đổi với học viên về nội dung này, giành thời gian để họ viết ra những suy nghĩ
của mình, sau đó tập hợp lại và hướng hiệu trưởng sử dụng 12 cách thức (Tài liệu,
trang 49).
D/LIÊN HỆ
Chúng ta biết rằng, phát triển xã hội trong quan niệm hiện đại không phải là
đơn tuyến, đơn trục mà là đa tuyến, đa trục, do đó không thể quy sự phát triển xã hội
chỉ về một trục là trục kinh tế, khoa học, công nghệ mà coi nhẹ các trục khác. Ở đây
trục xã hội-nhân văn hết sức quan trọng và nó có sự độc lập nhất định. Phát triển xã
hội ngày nay phải mang lại chất lượng sống tốt đẹp cho con người cả về vật chất lẫn
tinh thần dựa trên các giá trị văn hóa. Đặc trưng bao trùm trong quan niệm hiện đại về
sự phát triển là văn hóa ngày càng trở thành yếu tố nội sinh, trở thành động lực và hệ
quy chiếu của sự phát triển.
Tây nguyên xa xưa cũng như hiện nay là nơi gặp gỡ của nhiều luồng dân cư,
nơi giao lưu văn hoá của nhiều tộc người, do vậy các tộc người Tây nguyên và văn
hoá Tây nguyên là bức thảm nhiều màu sắc. Trường học ở Tây nguyên nói chung và
ĐắkLắk nói riêng là nơi học tập của học sinh các dân tộc, khi xây dựng văn hoá nhà

-6-


trường ở Tây nguyên cần lưu ý đến tính đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hoá,
trong phong tục, trong ứng xử, giao tiếp…
Xây dựng văn hóa nhà trường XHCN cần tập trung xây dựng nền văn hóa đạo
đức XHCN trong trường học; tập trung giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ để hình thành
nhân cách con người Việt Nam theo nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức Mác-Lênin,
đạo đức Hồ Chí Minh và đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tích cực thực hiện

phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”với những nội dung cụ
thể, phù hợp để nhà trường ta thực sự là môi trường văn hóa, tạo điều kiện cho cán bộ
giáo viên và học sinh phát triển với những đặc tính tốt đẹp sau đây:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và
CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thóat khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết
với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa,
tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý tíưc bảo vệ và cải
thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất
cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trìnhđộ chuyên môn, trình độ thẩm
mỹ và thể lực.
Muốn thế, trước mắt các nhà trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức,
lối sống cho học sinh; quan tâm đúng mức đến “dạy người”, dạy kỹ năng sống.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước nồng nàn, tự hào, tự tôn dân tộc và khát
vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu về chất
lượng, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
- Tăng cường các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
- Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số, tạo
mọi điều kiện thuận cho các em được đến trường.

-7-



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Nguồn: GDĐT Đắk Lắk (Nguyễn Văn Lai, Phòng GDĐT thị xã Buôn Hồ)
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
,
- website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm
việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng:
+ Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục;
+ Tin học, công nghệ thông tin;
+ Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra;
Và các nội dung khác.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

-8-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×