Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

cách chống lão hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.68 KB, 3 trang )

Chống lão hoá bằng cách nào ?
Theo dự báo của các nhà dân số học trên thế giới, đến nǎm 2020 trái
đất sẽ có khoảng 1 tỷ người cao tuổi. Mới đây Tổ chức Y tế thế giới
đã công bố một bản báo cáo về số người già từ độ tuổi 60 trở đi hiện
đang sống trên hành tinh là 540 triệu người. Đội quân "tóc muối tiêu"
ngày càng gia tǎng đã chứng minh điều kiện sống của con người
đang được cải thiện tốt hơn...
* Người già muốn sống lâu phải làm gì?
Cho đến đầu thế kỷ 21, con người vẫn chưa thể biết được phương pháp
làm chậm quá trình lão hoá. Nhiều ước mơ của loài người là có thể "cải
lão hoàn đồng" xem ra vẫn chỉ là mơ ước mà thôi. Tuy vậy, nhiều nhà
khoa học trên thế giới khẳng định rằng: Có nhiều biện pháp giúp con
người bảo đảm được sức khoẻ trong suốt thời kỳ trưởng thành và phát
triển của mình. Từ lâu người ta đã biết hiện tượng béo phì chỉ có tác dụng
rút ngắn cuộc sống: "Vòng bụng tǎng lên, vòng đời ngắn lại". Đa số các
nhà khoa học đều cho rằng, cuộc đấu tranh chống "tǎng cân" không những
sẽ giảm bớt nguy cơ các bệnh tim mạch, mà còn có thể ngǎn ngừa sự
phát triển của bệnh đái tháo đường thường thấy ở người cao tuổi. Bớt
dùng mỡ động vật và các chất tinh bột, chất ngọt cho cơ thể cũng là điều
đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi, tuy vậy cần thận trọng khi áp
dụng chế độ ǎn kiêng vì việc giảm đột ngột lượng calo trong khẩu phần ǎn
hàng ngày sẽ làm cơ thể kiệt sức và nguy cơ cho sức khoẻ. Thói quen hút
thuốc lá có thể gây nên ung thư phổi và đau tim, nó còn làm cho cơ thể già
nhanh trước tuổi.
Gần đây các nhà khoa học đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy, người
nghiện thuốc lá nặng thường bị nhǎn da sớm hơn người bình thường, nhất
là các vùng quanh mắt. Hiện tượng này xảy ra bởi sự lưu thông kém của
các mạch máu dưới da mặt, chất nicotin gây co thắt và nghẹt các ống mao
dẫn, làm trầm trọng thêm những bệnh thuộc hệ tim mạch. Ngược lại uống
rượu được các nhà khoa học phân tích theo 2 khía cạnh khác nhau. Khi
uống rượu, những mạch máu li ti ở bề mặt lớp da được kích thích, làm lưu


thông khí huyết. Có nhiều bác sĩ thậm chí còn khuyên bệnh nhân cao tuổi
của mình có thể uống một ít rượu vào mỗi bữa ǎn, tất nhiên liều lượng vừa
phải. Đối với phụ nữ, trong thời kỳ mãn kinh, lượng oxtrogen tiết ra từ
buồng trứng giảm hẳn, do vậy các bác sĩ thường khuyên họ sử dụng các
loại thuốc chứa nhiều hocmon để bổ sung. Theo các nhà khoa học, việc
đưa thêm chất oxtrogen vào cơ thể sẽ giúp phụ nữ tránh được hiện tượng
"nóng bừng mặt", cáu gắt, khó chịu trong giai đoạn mãn kinh. Ngoài ra,
chất hocmon có thể kìm hãm sự phát triển bệnh ung thư ở phụ nữ cao
tuổi.
* Đội quân "tóc muối tiêu" trên thế giới
Hiện nay số người cao tuổi trên thế giới ngày càng tǎng. Đặc biệt là ở các
nước đang phát triển, số người già tǎng với tốc độ rất nhanh. Bình quân
mỗi nǎm thêm 9,6 triệu người già. Tại các nước phát triển hiện có khoảng
330 triệu người già đang sinh sống. Theo tính toán của các nhà dân số
học thế giới, tuổi thọ bình quân của con người vào nǎm 1950 là 46 tuổi,
đến nǎm 1990 đã tǎng lên 64 tuổi và đến nǎm 2002 sẽ là 72 tuổi. Dự kiến
số người lớn tuổi của thế giới trong 20 nǎm nữa là 1 tỷ người. Trong đó có
710 triệu người sống ở các nước đang phát triển.
Vào 25 nǎm đầu tiên của thế kỷ 21, lục địa châu Âu sẽ được mệnh danh là
"Lục địa già". Mỗi nǎm lượng người già ở đây tǎng khoảng 19%. Mười
nǎm đầu thế kỷ 21 sẽ lên tới 24%. Hiện nay cứ mỗi tháng số người già
tǎng thêm 800 ngàn người. Dự tính đến nǎm 2010 con số tǎng hàng tháng
của người cao tuổi sẽ là 1,1 triệu người. Nếu như nǎm 1990 đã xuất hiện
26 quốc gia có số người già cao nhất thế giới, thì dự báo đến nǎm 2015 sẽ
có ít nhất 55 nước. Bình quân mỗi nước có trên 2 triệu người cao tuổi
đang sinh sống. Số người già đã không ngừng tǎng lên từ hàng thế kỷ
nay, nhưng đáng lưu ý là số lượng người cao tuổi ở các nước đang phát
triển lại tǎng nhanh hơn những nước đã phát triển. Theo Cục điều tra Mỹ,
Trung tâm nghiên cứu và cơ sở dữ liệu quốc tế, thì hiện nay châu Âu là
khu vực già nhất và châu Phi là lãnh thổ có dân số trẻ nhất thế giới.

Vào nǎm 2002, người trường thọ từ 80 tuổi trở lên chiếm khoảng 15% số
người già trên thế giới. ở một số nước châu Âu như Pháp, Đức, Thuỵ
Điển, các cụ ông, cụ bà 80 tuổi trở lên chiếm đến 1/4 tổng số người già
trong cả nước. Hiện nay số lượng "người già nhất" ngày càng tǎng đòi hỏi
những nhà quản lý và chính phủ phải quan tâm nhiều hơn về nhóm này, vì
những người già nhất thường là đối tượng có nhu cầu cao về dịch vụ sức
khoẻ và sự chǎm sóc mọi mặt. Trước đây các dự báo dân số thường đánh
giá thấp tình hình cải thiện tử vong trong số những người già nhất. Nếu
các tỷ suất chết giảm với tốc độ nhanh hơn các mô hình dự báo, thì số
lượng người già trong tương lai gần sẽ cao hơn hiện nay rất nhiều.
Nguyễn Tấn Tuấn GDTĐ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×