Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TL KT trong âm ngữ trị liệu y5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.6 KB, 7 trang )

CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG ÂM NGỮ TRỊ LIỆU
Ths Ngôn ngữ Đặng Thái Thu Hương
Bộ môn PHCN – Trường ĐH Y Hà Nội
Mục tiêu:
Sau khi học xong, sinh viên có thể trình bày được:
- Định nghĩa, mục tiêu, phạm vi của chuyên ngành Âm ngữ trị liệu.
- Phát hiện, nguyên tắc can thiệp và kỹ thuật can thiệp các dạng bệnh: chậm
phát triển ngôn ngữ, thất ngôn, rối loạn nuốt, rối loạn giọng, nói lắp và sửa
lỗi phát âm, nghe kém.
I. Định nghĩa:
- Âm ngữ trị liệu là một chuyên ngành trong Phục hồi chức năng. Chuyên
ngành này có nhiệm vụ nghiên cứu và giải quyết các bệnh lý có liên quan
đến giao tiếp như: thất ngôn, nghe kém, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn
nuốt, rối loạn giọng, nói lắp… Thông qua các kỹ thuật can thiệp, Âm ngữ trị
liệu sẽ giúp họ tăng cường kỹ năng giao tiếp bằng các phương thức phù hợp.
II. Mục tiêu của ANTL:
- Tăng cường khả năng giao tiếp.
- Phát triển nhận thức – tư duy.
- Tăng khả năng hòa nhập.
- Tăng cường sự phát triển.
- Có hành vi phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể.
- Tăng cường khả năng tự lập, có việc làm phù hợp
III. Các kỹ thuật cơ bản trong Âm ngữ trị liệu:
III.1.
Thất ngôn:
- Thất ngôn là tình trạng mất khả năng diễn giải và tạo các ký hiệu ngôn
ngữ do tổn thương não. Đây là bệnh lý “các quá trình ngôn ngữ trung
tâm”.
- Bệnh nhân gặp khó khăn về: hiểu lời nói, hiểu chữ viết, diễn đạt bằng lời
nói, diễn đạt bằng chữ viết.
- Kỹ thuật can thiệp bệnh nhân thất ngôn:


+ Tăng cường kỹ năng nghe hiểu: nhận diện từ đơn được nói, nhận diện 2
– 3 đồ vật, làm theo mệnh lệnh đơn, mệnh lệnh phức, tăng mức độ khó.


+ Tăng cường kỹ năng đọc hiểu: nhận diện chữ cái, nhận diện từ đơn,
chọn từ phù hợp với bức tranh, nhận diện cặp từ, sắp xếp thành cụm từ,
đọc và làm theo mệnh lệnh, đọc hiểu đoạn văn.
+ Tăng cường kỹ năng nói: hoàn thành câu với từ đơn, câu 2 thành phần,
trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, miêu tả bức tranh.
+ Tăng cường kỹ năng viết: viết từ đơn, viết từ ghép, viết câu hoàn chỉnh,
viết đoạn văn.
+ Sử dụng tranh ảnh, các ngữ cảnh sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên
nhắc đi nhắc lại, phương pháp đóng vai…. trong việc can thiệp.
III.2.
Can thiệp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
- Chậm phát triển ngôn ngữ là những trẻ không đạt được ngưỡng phát triển
thông thường về mức độ hiểu và diễn đạt so với các bạn cùng tuổi.
- Chậm phát triển ngôn ngữ thường đi kèm với một số dạng bệnh: bại não,
chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, nghe kém, hở hàm ếch….
- Những dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
+ Ít bập bẹ trước 1 tuổi.
+ Không làm theo được các mệnh lệnh đơn giản trước 18 tháng tuổi.
+ 24 tháng chưa nói được.
+ 3 tuổi chưa nói được thành câu.
+ 4 tuổi, 5 tuổi chưa biết kể một câu chuyện đơn giản.
- Kỹ thuật can thiệp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
+ Tăng vốn từ cho trẻ.
+ Tăng độ dài câu, trả lời câu hỏi.
+ Tăng khả năng hiểu các mệnh lệnh từ đơn giản đến phức tạp.
+ Tăng cường khả năng hiểu trong các ngữ cảnh khác nhau.

+ Tăng cường khả năng kể chuyện.
+ Phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua các các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày, các hoạt động chơi, tranh ảnh, hoạt động nghệ thuật, ngôn ngữ cử
chỉ…
+ Sử dụng kỹ năng 3T khi làm việc với trẻ:
Kỹ năng này giúp trẻ:
+ Có cơ hội khám phá và học hỏi.
+ Biết được nhiều hơn về trẻ.
+ Giúp trẻ có thêm sự tự tin vào bản thân.
Theo ý thích của trẻ:
+ Có cơ hội khám phá và học hỏi.
+ Biết được nhiều hơn về trẻ.
+ Giúp trẻ có thêm sự tự tin vào bản thân.


Nội dung:
+ Chờ đợi để giành cho trẻ một khoảng thời gian đủ để đáp ứng lại các yêu
cầu và trẻ có cơ hội để thể hiện các nhu cầu của mình.
+ Lắng nghe trẻ, chúng sẽ cố gắng thể hiện những khả năng của chúng.
+ Quan sát để biết được nhu cầu cũng như khả năng của trẻ.
Thích ứng với trẻ:
+ Biết chúng ta quan tâm tới chúng
+ Chú ý hơn đến những việc chúng ta làm và những lời chúng ta nói
+ Gần gũi với chúng ta hơn
+ Cùng chia sẻ công việc và niềm vui.
Nội dung:
+ Ngồi đối diện ngang bằng với trẻ, trẻ sẽ bắt chước mọi cử động trên mặt
của chúng ta dễ dàng hơn khi trẻ muốn.
+ Bắt chước những gì trẻ làm, trẻ sẽ chú ý đến chúng ta nhiều hơn.
+ Lần lượt với trẻ, trẻ sẽ học cách khởi xướng và đáp ứng.

+ Nói ở mức độ của trẻ kết hợp với dùng cử chỉ, trẻ sẽ hiểu dễ dàng hơn.
Thêm thông tin:
+ Tăng thêm từ mới
+ Sử dụng lời nói tốt hơn
Nội dung:
+ Gọi tên các đồ vật, trẻ sẽ học được tên của đồ vật mà trẻ quan tâm.
+ Dùng các động từ, trẻ sẽ học được cách dùng các động từ đó trong sinh
hoạt hàng ngày.
+ Thêm từ trong khi chơi sẽ giúp trẻ tăng vốn từ trẻ có.
+ Nhắc đi nhắc lại từ sẽ giúp trẻ nghe được từ đó nhiều lần hơn.

III.3.
Can thiệp bệnh nhân nghe kém:
- Nghe kém là bị giảm sức nghe khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc
nhận ra các âm thanh ở xung quanh.
- Người nghe kém đeo máy trợ thính hoặc được cấy điện cực ốc tai sớm
được phục hồi chức năng có thể đi học được bình thường.
- Kỹ thuật can thiệp cho bệnh nhân nghe kém có sử dụng máy trợ thính:
+ Luyện nghe và nghe hiểu: luyện nghe âm đơn giản (1 âm) đến phức tạp
(1 đoạn) hoặc 1 câu.
+ Phát triển ngôn ngữ cho bệnh nhân.
+ Phát triển các kỹ năng học đường, kỹ năng xã hội, hòa nhập cộng
đồng…
+ Chỉnh âm.
+ Tìm vị trí thích hợp cho bệnh nhân khi tham gia hoạt động tập thể.


- Sử dụng phương pháp làm mẫu, bắt chước, dạy trên các mô hình, áp dụng
trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động chơi, tranh ảnh, hoạt
động nghệ thuật, đóng vai… trong can thiệp.

III.4.
Can thiệp bệnh nhân rối loạn nuốt:
- Rối loạn nuốt là thuật ngữ để chỉ sự suy giảm hoặc rối loạn các giai đoạn
miệng, hầu, thực quản của quá trình nuốt..
- Các triệu chứng lâm sàng gợi ý tình trạng rối loạn nuốt:
+ Giai đoạn miệng:
Tồn đọng thức ăn trong miệng
Chảy nước dãi
Rơi vãi thức ăn
+ Giai đoạn hầu:
Trào ngược qua mũi
Trì hoãn quá trình nuốt
Ho hoặc sặc trong khi nuốt
Thay đổi giọng sau khi nuốt
Ho chủ động khó
+ Giai đoạn thực quản: Cảm giác thức ăn còn đọng ở cổ/ngực
Viêm phổi gần đây
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Thay đổi thói quen ăn uống
- Kỹ thuật can thiệp rối loạn nuốt:
+ Thay đổi tư thế an toàn: ngồi thẳng, gập cằm, nằm tựa, quay đầu
+ Thay đổi chế độ ăn phù hợp: nhão, mềm, mềm tiến bộ, bình thường
+ Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
+ Kích thích xúc giác miệng: nước chanh
+ Kích thích xúc giác nhiệt: gương soi thanh quản lạnh
+ Tập các bài vận động miệng: môi, má, lưỡi, hàm
+ Tập các bài tập nuốt
III.5.
Kỹ thuật can thiệp sửa lỗi phát âm:
- Khi các âm thanh tạo nên không rõ ràng, tròn âm khiến những người xung

quanh khó hiểu thì cần phải được can thiệp kịp thời.
- Lỗi phát âm có thể gặp ở rất nhiều các lứa tuổi khác nhau nhưng thường
gặp ở trẻ nhỏ.
- Các lỗi phát âm thường gặp:
+ Mất hoặc thay thế phụ âm đầu.
+ Ngọng phần vần
+ Ngọng thanh điệu
- Kỹ thuật can thiệp sửa lỗi phát âm:
+ Tập lấy hơi đúng.


+ Tập đặt vị trí miệng, lưỡi phù hợp.
+ Tập phối hợp cử động miệng, lưỡi và đẩy hơi.
+ Sử dụng phương pháp làm mẫu, luân phiên – bắt chước, quan sát, chờ
đợi, làm chậm từng bước theo hướng dẫn… trong can thiệp.
III.6.
Can thiệp bệnh nhân rối loạn giọng:
- Rối loạn giọng là chứng bệnh rối loạn về âm lượng (to hoặc nhỏ), âm vực
(cao hoặc thấp) và âm sắc (khàn, hụt hơi, khản tiếng).
- Dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng:
+ Giọng thều thào.
+ Cường độ bất thường.
+ Cộng hưởng bất thường.
+ Mất giọng.
+ Giọng khàn.
+ Giọng the thé.
+ Giọng run rẩy.
+ Thay đổi giọng khi đang nói.
- Các kỹ thuật dùng để chẩn đoán rối loạn giọng:
+ Nội soi tai mũi họng thanh quản.

+ Nội soi hoạt nghiệm thanh quản: sử dụng nguồn sáng sợi quang học
quay lại hình ảnh di chuyển chậm của hoạt động dây thanh.
+ Đo điện thanh đồ: phân tích giọng nói, đo chỉ số khiếm khuyết giọng
nói.
- Kỹ thuật can thiệp rối loạn giọng:
+ Tập chức năng giọng: khởi động, kéo giãn, co cơ, lên xuống
+ Tập lấy hơi, kết hợp hơi: sử dụng các âm vô thanh và hữu thanh
+ Giảm đóng thanh môn mạnh
+ Trong trường hợp phải điều trị phẫu thuật cần phải luyện thanh phối hợp
sau phẫu thuật.
+ Nghỉ ngơi.
+ Sử dụng phương pháp làm mẫu, luân phiên – bắt chước, quan sát, chờ
đợi, làm chậm từng bước theo hướng dẫn… trong can thiệp.
III.7.
Can thiệp nói lắp:
- Nói lắp là tình trạng nói kém lưu loát bao gồm các kiểu: lặp lại và bị
nghẽn lại.
- Tình trạng lắp dễ xảy ra hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi ở trước đám
đông hoặc lúc căng thẳng.
- Đánh giá nói lắp:


+ Hỏi bệnh sử.
+ Hội thoại theo mẫu với chủ đề quen thuộc.
+ Lượng hóa nói lắp: tần suất và các kiểu lắp.
+ Đánh giá sự bền vững và thích ứng.
+ Cảm xúc và thái độ trong khi giao tiếp.
- Kỹ thuật can thiệp nói lắp:
+ Cần can thiệp càng sớm càng tốt.
+ Không tạo áp lực, luôn để tinh thần thật thoải mái.

+ Chờ đợi người bệnh.
+ Tập các bài tập thư giãn.
+ Tập lấy hơi và phân bổ hơi phù hợp khi nói.
+ Luyện phát âm.
+ Thay đổi thói quen sinh hoạt của người bệnh nếu cần.
+ Sử dụng phương pháp làm mẫu, luân phiên – bắt chước, quan sát, chờ
đợi, làm chậm từng bước theo hướng dẫn… trong can thiệp.
IV. Chỉ định các kỹ thuật Âm ngữ trị liệu:
Sơ đồ dưới đây mô tả các phạm vi can thiệp của Âm ngữ trị liệu.


Câu hỏi ôn tập:
- Định nghĩa, mục tiêu, phạm vi của chuyên ngành Âm ngữ trị liệu.
- Phát hiện, nguyên tắc can thiệp và kỹ thuật can thiệp các dạng bệnh: chậm
phát triển ngôn ngữ, thất ngôn, rối loạn nuốt, rối loạn giọng, nói lắp và sửa
lỗi phát âm, nghe kém.

Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Thị Bích Hạnh, Đặng Thái Thu Hương. Hướng dẫn thực hành Âm ngữ
trị liệu. NXB Y học. 2004
2. Giáo trình Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng. Chủ biên PGS. TS. Cao
Minh Châu. NXB Y học. 2007



×