Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Hội chứng màng não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.7 KB, 24 trang )

HỘI CHỨNG MÀNG NÃO

Th.sỹ Tô Thu Hương
Bộ môn Thần kinh- ĐHY Hà Nội


Mục tiêu

1.
2.

Trình bày được các biểu hiện lâm sàng của hội chứng màng não
Các nguyên nhân thường gặp của hội chứng màng não


Giải phẫu

I. Màng não tủy: Cấu tạo 3 lớp bao quang não, tủy sống
.Màng cứng
.Màng nhện
.Màng nuôi


Giải phẫu (tiếp)
1. Màng cứng:

 Nằm ngoài nhất, tách khỏi màng nhện mỏng bởi khoang ảo gọi là khoang dưới màng
cứng

 Là cấu trúc mô sợi dày 2 lớp: Lớp ngoài (lớp màng xương), lớp trong (lớp màng não).
Hai lớp này luôn dính sát nhau, ngoại trừ nơi chúng tách ra để chứa xoang tĩnh mạch



 Lớp trong tạo nên các vách ngăn các phần não với nhau (liềm đại não, lều tiểu não,
hoành yên)


Giải phẫu (tiếp)

2. Màng nhện




Là màng vô mạch, mặt trong liên kết màng nuôi bởi các bè nhện
Các hạt màng nhện có dạng như chùm nho được cấu tạo bởi các vi nhung mao,
xoang tĩnh mạch. Các hạt này là các vị trí hấp thu dịch não tủy

3. Màng nuôi: Phủ lên bề mặt của não và tủy
4. Khoang dưới nhện:




Nằm giữa màng nhện và màng nuôi
Chứa dịch não tủy và các mạch máu


Giải phẫu (tiếp)
II. Dịch não tủy




Có vai trò:




Bảo vệ não tủy
Điều hòa thành phần các ion, cung cấp chất dinh
dưỡng, mang đi các sản phẩm chuyển hóa.



Được tạo ra từ đám rối màng mạch của não thất bên, NT 3,
NT 4



Thể tích dịch não tủy: 150 ml, một nửa nằm trong hệ thống
não thất và nửa còn lại ở trong khoang dưới nhện



Mỗi ngày 400-500 ml dịch não tủy được tạo ra và hấp thu, giữ
cho áp lực DNT bình thường 70-180mm nước


Hội chứng màng não (HCMN)


I. Định nghĩa HCMN


HCMN là tập hợp các triệu chứng biểu hiện quá trình bệnh lý gây tổn thương
kích thích vào màng não, trên lâm sàng bao gồm những biểu hiện kích thích
vào màng não, kèm theo sự thay đổi dịch não tủy


II. Lâm sàng HCMN
1. Triệu chứng cơ năng



Nhức đầu:




Thường xuất hiện sớm nhất
Có thể đột ngột dữ dội, âm ỉ tăng dần, đau tăng lên khi có kích thích bên ngoài như ho, hắt
hơi




Nôn:Không liên quan đến bữa ăn, có thể chỉ buồn nôn
Táo bón:






Xuất hiện muộn
Trẻ em có thể gây ỉa chảy

Ngoài tam chứng màng não nói trên có thể gặp sốt do nguyên nhân nhiễm khuẩn


II. Lâm sàng HCMN (tiếp)
2. Triệu chứng thực thể



Gáy cứng:



Biểu hiện của sự co thắt và cứng các cơ cổ, kèm theo đau khi cố gắng cử động. Khi gập cổ BN một cách
thụ động, có sự đề kháng làm cằm không chạm được ngực





Trong trường hợp bệnh nặng, hôn mê, trẻ sơ sinh: không thấy
Chẩn đoán phân biệt: viêm cơ, rối loạn ngoại tháp, viêm cột sống cổ

Kernig: BN nằm ngửa chân duỗi thẳng, thầy thuốc dùng tay đặt lên hai cẳng chân BN và nâng từ từ lên về phía
bụng (trong tư thế hai chân duỗi thẳng). Người bình thường 2 chân có thể nâng vuông góc với bụng. Người có
o
o
HCMN 2 chân nâng đến độ cao nào đó xuất hiện 2 đầu gối gập lại (15 , 30 …)



II. Lâm sàng HCMN (tiếp)
2. Triệu chứng thực thể (tiếp)



Dấu Brudzinski: Đặt 1 tay sau đầu BN, một tay lên ngực BN, cố gắng gập đầu BN thụ động theo
hướng cằm chạm ngực. Dấu Brudzinski(+) khi BN thấy đau dọc theo cột sống từ cổ xuống lưng và
tự động gập đùi và gối cả 2 chân. BN chỉ có thể gập một chân khi HCMN, HC liệt nửa người cùng
xuất hiện.




Sợ ánh sáng, sợ tiếng động
Tăng cảm giác ngoài da: Cảm giác đau quá mức khi kích thích vào da.


II. Lâm sàng HCMN (tiếp)
2. Triệu chứng thực thể (tiếp)





Rối loạn vận mạch ngoại vi: Da mặt lúc đỏ, lúc tái, vạch màng não (+).
Co cứng cơ thẳng bụng: Bụng lõm lòng thuyền thường gặp ở trẻ em
Một số triệu chứng khác:


− Rối loạn tâm thần
− Xâm phạm vùng màng não đáy sọ: Liệt dây vận nhãn: III, IV, VI, II …
− Có thể biểu hiện xâm phạm não thất: Do tắc nghẽn đường lưu thông của dịch não tủy, tắc các
hố Magendi, Luska, lâm sàng gây HC tăng áp lực nội sọ

− Liệt khu trú: Tổn thương não phối hợp


II. Chọc dò dịch não tủy và đánh giá dịch não tủy
Chỉ định: viêm màng não, lấy bớt DNT để giảm áp lực DNT
Chống chỉ định: HC TALNS, NT, RL đông máu, u tủy cổ
Thay đổi thành phần dịch não tủy

 Màu sắc dịch não tủy:
− Bình thường: Trong suốt, không màu
− Viêm màng não: Vàng chanh, ám khói, đục như nước vo gạo, màu hồng
 Áp lực: Tăng nhẹ, vừa, tăng cao do tắc nghẽn dây chính
 Thành phần:
− Albumin, đường, muối tăng hoặc giảm theo nguyên nhân gây bệnh
− Tế bào: Bình thường không quá 5 tế bào


III. Chẩn đoán

nguyên nhân HCMN


1. Viêm màng não mủ




Nguyên nhân:






Vi khuẩn tấn công hệ thần kinh trung ương qua đường kế cận: răng, tai mũi họng, xoang
Nhiễm trùng huyết, mầm bệnh theo đường máu tới khoang dưới nhện
Chấn thương sọ, phẫu thuật sọ, khiếm khuyết giải phẫu của sọ

Biểu hiện lâm sàng:




Xảy ra đột ngột cấp tính
Biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc rõ, đặc hiệu màng não rầm rộ: sốt, lú lẫn, đau đầu, nôn, buồn nôn,
gáy cứng, nhưng thường không biểu hiện đầy đủ


1. Viêm màng não mủ (tiếp)



Cận lâm sàng: Dịch não tủy:







Dịch thường đục, có thể đục như nước vo gạo
Protein tăng, có thể 100-500 mg/dl
Đường giảm < 40 mg/dl (80%), có thể thấp không đo được
Tế bào: Tăng bạch cầu: 1000-10.000/ml. Chủ yếu bạch cầu đa nhân, có thể đơn nhân chiếm ưu
thế, có thể bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa



Nuôi cấy có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh


2. Viêm màng não do lao



Nguyên nhân: tiền sử lao phổi, nghiện rượu, điều trị corticoid, nhiễm HIV, tình trạng suy giảm miễn
dịch khác



Lâm sàng:







Triệu chứng cơ năng thường xuất hiện ít nhất 4 tuần trước khi BN đến khám bệnh
Biểu hiện của nhiễm lao: gầy sút, chán ăn, sốt dai dẳng về chiều, mệt mỏi,…
BN thường ý thức lú lẫn
Khám: gáy cứng, liệt vận nhãn


2. Viêm màng não do lao (tiếp)



Cận lâm sàng: Dịch não tủy:







Áp lực tăng
Dịch trong, không màu những cũng có thể vàng chanh
Protein tăng, có thể > 500 mg/dl
Đường giảm, có thể < 20 mg/dl
Tế bào: Tăng chủ yếu bạch cầu lympho và đơn nhân nhưng đôi khi tăng bạch cầu đa nhân có thể
xảy ra giai đoạn sớm và chẩn đoán nhấm viêm màng não mủ



PCR lao (+)



3. Viêm màng não nước trong





HCMN xảy ra xảy ra rầm rộ song ít nhiễm độc
Lâm sàng: Sốt, đau đầu, gáy cứng,…
Dịch não tủy:






Áp lực bình thường hoặc tăng nhẹ
Tế bào tăng (1000/ml), tăng tế bào đơn nhân có thể ở giai đoạn sớm
Protein bình thường hoặc tăng nhẹ (<200mg/dl)
Đường bình thường


4. Viêm màng não do nấm



Nguyên nhân:






Ở trên bệnh nhân ung thư, đang dùng corticoid, ức chế miễn dịch, tiêm chích ma túy, AIDS,…

Lâm sàng:





Một tỷ lệ nhỏ do nhiễm nấm hệ thống

Bệnh lý bán cấp giống như viêm màng não do lao
Đau đầu dữ dội, lú lẫn, buồn nôn, có thể không sốt

Dịch não tủy







Áp lực bình thường hoặc tăng nhẹ
Protein lúc đầu có thể bình thường sau tăng <200 mg/dl
Đường bình thường hoặc giảm nhẹ
Tế bào: Tăng chủ yếu lympho có thể tăng 1000 tb/ml
Quan sát dưới kính hiển vi các mẫu nhuộm gram có thể thấy tác nhân gây bệnh


5. Xuất huyết dưới nhện






Nguyên nhân: Do vỡ phình động mạch não
Lâm sàng: Đau đầu đột ngột dữ dội, buồn nôn, nôn, có thể rối loạn ý thức, sốt kèm theo
Dịch não tủy:

− Áp lực thường tăng rất nhiều
− Thường có máu đại thể và chứa từ 100.000 đến 1 triệu hồng cầu/mm3. Khi có sự vỡ
hemoglobin từ tế bào hồng cầu thì phần nổi của dịch não tủy có màu vàng, xảy ra
trong vòng vài giờ (khoảng 12 giờ) sau xuất huyết



Chụp mạch máu não để chẩn đoán nguyên nhân




Trân trọng cảm ơn !



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×