Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

bai 5 huyệt chi trên dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.91 KB, 30 trang )

CÁC HUYỆT VÙNG CHI TRÊN
VÀ CHI DƯỚI

Ths.BSNT. Đinh Đăng Tuệ


CÁC HUYỆT CHI TRÊN, CHI DƯỚI

Mục tiêu:
Kể được vị trí, tác dụng điều trị, cách châm các huyệt chi trên,
chi dưới


A. CÁC HUYỆT VÙNG CHI TRÊN
I. Chỉ định điều trị
1. Tại chỗ:



Đau các dây TK ngoại biên: Dây mũ, dây quay, dây trụ,
dây giữa



Đau các khớp: Vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay.

2. Toàn thân





Hạ sốt (Các huyệt mặt ngoài cẳng tay)
Mất ngủ, rối loạn TK tim, ho hen, nôn mửa, cơn đau nội
tạng (Các huyệt mặt trong cẳng tay)


II. Kỹ thuật châm

Tùy từng vị trí huyệt
 Các huyệt đầu ngón tay châm nông 2mm.
III. Vị trí và tác dụng các huyệt thường dùng
1. Kiên ngung:



Vị trí: Dang tay ra 90 độ, chỗ lõm trước ngoài mỏm
cùng vai (chính giữa phần trên cơ delta). Tác dụng:
đau khớp vai, hạn chế vận động khớp vai



Cách châm: Xiên, 0.5-0.7 thốn.


2. Khúc trì

Vị trí: Gấp khuỷu tay 90 độ, tận cùng đầu ngoài nếp gấp khuỷu tay, giữa
khối cơ trên lồi cầu.

 Tác dụng:
+ Tại chỗ: Đau khớp khuỷu, liệt chi trên

+ Toàn thân: Đau họng, sốt, cảm mạo, ho, hen phế quản

Cách châm: Thẳng 0.8-1.5 thốn


3. Thủ tam lý

Vị trí: Từ Khúc trì đo xuống 2 thốn trên con đường từ K.trì đến
Dương khê.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp khuỷu, liệt chi trên.
+ Toàn thân: Đau bụng, nôn mửa, dị ứng
- Cách châm: Thẳng 0.5-1 thốn


4. Xích trạch
- Vị trí: Trên nếp gấp khuỷu tay, sát bờ ngoài gân cơ nhị đầu
- Tác dụng:Đau khớp khuỷu, hạn chế vận động khớp khuỷu
TD toàn thân: Ho, hen, khó thở
Châm: xiên hoặc thẳng 0,7-1 thốn


5. Khúc trạch

- Vị trí: Trên nếp gấp khuỷu tay, ở rãnh nhị đầu trong, bờ
trong gân cơ nhị đầu

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp khuỷu, liệt chi trên, hạn chế sấp ngửa

cẳng tay
+ Toàn thân: Đau dạ dày, nôn mửa, sốt.

Cách châm: Xiên, 0.5-0.7 thốn.


6. Thiếu hải

- Vị trí: Gấp khuỷu tay, huyệt ở tận cùng đầu trong nếp gấp khuỷu
tay.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp khuỷu, tổn thương TK trụ
+ Toàn thân: Đau vùng tim, hoa mắt chóng mặt.

Cách châm: Xiên, 0.5-0.7 thốn.
7. Tiểu hải

- Vị trí: Trên rãnh ròng rọc khuỷu tay, nơi có dây TK trụ đi qua.
Tác dụng:
+ Tại chỗ:đau khớp khuỷu, tổn thương TK trụ
+ Toàn thân: Đau cổ, vai gáy, sốt cao, nhức đầu.

Cách châm: Xiên, 0.3-0.5 thốn.


8. Nội quan

- Vị trí:Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, huyệt giữa gân
cơ gan tay dài và gấp chung các ngón


Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp cổ tay, TT TK giữa
+ Toàn thân: an thần

Cách châm: Thẳng, 0.3-0.5 thốn.
9. Ngoại quan

- Vị trí:Từ cổ tay (Dương trì) đo lên 2 thốn về phía mu
tay.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp cổ tay, TT TK giữa
+ Toàn thân: Đau đầu, ù tai

Cách châm: Xiên, 0.5-0.7 thốn.


10. Dương trì:

- Vị trí: Chỗ lõm trên nếp lằn mu cổ tay, phia ngoài
gân cơ duỗi chung

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp cổ tay
+ Toàn thân: Ù tai, điếc tai, sốt.

Cách châm: Xiên, 0.3 thốn.
11. Đại lăng


- Vị trí:Trên lằn chỉ cổ tay, huyệt giữa gân cơ gan dài
và gấp chung các ngón.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp cổ tay
+ Toàn thân: Đau dạ dày, nôn mửa, đau vùng trước
tim, sốt, khó thở.

Cách châm: Xiên, 0.3-0.5 thốn.


12. Thái uyên

- Vị trí:Trên lằn chỉ cổ tay, phía ngoài mạch quay.
Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp cổ tay, TK quay
+ Toàn thân: Ho, hen suyễn, khó thở, viêm họng.

Cách châm: Châm Xiên 0.2-0.3 thốn.
13. Thần môn

- Vị trí: Đầu trong nếp lằn chỉ cổ tay, huyệt nằm ở
khe giữa đầu dưới xương trụ và xương đậu.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: Đau khớp cổ tay
+ Toàn thân: Đau vùng tim, hoa mắt chóng mặt. Mất
ngủ.

Cách châm: Xiên, 0.3-0.4 thốn.



14. Hợp cốc

- Vị trí: Nằm ở kẽ xương đốt bàn tay 1 và 2 ở
trên cơ liên cốt mu tay 1, phía dưới trong
xương đốt bàn tay 2.

Hoặc: Đặt nếp gấp đốt 2 ngón tay cái bên này
lên kẽ ngón cái và ngón trỏ bàn tay bên kia,
đầu ngón tay cái là huyệt (hơi lệch về phía
ngón trỏ).

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau k. cổ tay, bàn ngón tay
+ Toàn thân: Đau răng, viêm mũi, ù điếc tai cơ
năng, cảm mạo, đau bụng, táo bón, liệt VII
ngoại biên, liệt dây V, sốt cao.

Cách châm: Thẳng, 0.5-0.7 thốn.


15. Dương khê

Vị trí: Chỗ lõm chính giữa hõm lào giải phẫu (hai gân cơ
duỗi dài và duỗi ngắn ngón cái)

Tác dụng: Đau khớp cổ tay, liệt chi trên, sưng ngón cái….
Châm xiên



16. Bát tà

Vị trí: Chỗ tận cùng các nếp gấp của 2 ngón
tay phía mu tay, mỗi bàn tay có 4 huyệt.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau, tê bàn ngón tay
+ Toàn thân: Đau răng

Cách châm: châm thẳng 0.2 thốn
17. Thập tuyên

Vị trí: Ở điểm giữa 10 đầu ngón tay, cách bờ
tự do móng tay 2mm về phía gan tay.

Tác dụng: Sốt cao, co giật, hôn mê
Cách châm: Chích nặn máu


B. CÁC HUYỆT VÙNG CHI DƯỚI
I. Chỉ định điều trị



Tại chỗ:

+ Đau TK: Đùi, hông to
+ Đau khớp: Háng, gối, cổ chân, bàn chân




Toàn thân:

+ Bệnh về bộ máy sinh dục tiết niệu
+ Nhức đầu, mất ngủ, tăng huyết áp.
II. Kỹ thuật châm
- Tùy vị trí huyệt


III. Vị trí và tác dụng các huyệt thường dùng
1. Hoàn khiêu:



Vị trí: Nằm nghiêng, co chân trên, duỗi
chân dưới, huyệt ở chỗ lõm sau ngoài
mấu chuyển lớn xương đùi, trên cơ
mông to.



Tác dụng:

+ Tại chỗ: đau TK tọa
+ Toàn thân: Đau lưng, liệt ½ người
- Cách châm: Thẳng 1.5-2.5 thốn.


2. Thừa phù


Vị trí: Mặt sau đùi, điểm giữa nếp lằn mông.
Tác dụng:
+ Tại chỗ: Đau TK tọa
+ Cách châm: Thẳng 0.7-1.5 thốn


3. Huyết hải

Vị trí: Gấp đầu gối, từ điểm giữa bờ trên xương bánh chè
đo lên 1 thốn, vào trong 2 thốn

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp gối, liệt chi dưới, liệt ½ người.
+ Toàn thân: Kinh nguyệt không đều, rong kinh, rong
huyết, ngứa, dị ứng

Cách châm: Xiên 0.5-1.2 thốn


4. Lương khâu

Vị trí: Gấp đầu gối, từ điểm giữa bờ trên xương bánh chè
đo lên 2 thốn, ra ngoài 1 thốn.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp gối, liệt chi dưới
+ Toàn thân: Cắt cơn đau dạ dày
Cách châm: Xiên, 0.7-1 thốn
5. Độc tỵ


Vị trí: Gấp đầu gối, huyệt ở chỗ lõm đầu trước dưới ngoài
xương bánh chè.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp gối, liệt chi dưới
Cách châm: Xiên 0.7-1 thốn


6. Tam âm giao

Vị trí: từ lồi cao mắt cá trong xương chày đo lên 3 thốn, đo ra
sau 1 khoát ngón tay trỏ.

Tác dụng: đau khớp cổ chân, liệt nửa người,
TDTT: mất ngủủ̉, rong kinh, rong huyết,, đái dầm, bí đái…
Châm thẳng
Không châm cho PN có thai


7. Ủy trung

Vị trí: Điểm giữa nếp lằn khoeo chân
Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp gối
+ Toàn thân: đau nửa người dưới

Cách châm: Thẳng 0.5-1.5 thốn
8. Túc tam lý


Vị trí: Từ độc tỵ đo xuống 3 thốn, ngoài mào chày 1 khoát
ngón tay trỏ.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp gối, TT TK mác
+ Toàn thân: Đau dạ dày, ỉa chảy, nôn mửa, viêm tuyến
vú, sốt, cường tráng cơ thể.
- Cách châm: Xiên, 0.5-1.5 thốn


9. Dương lăng tuyền

Vị trí: Ở chỗ lõm phía trước đầu trên giữa xương chày và
xương mác, phía trên ngoài huyệt túc tam lý 1 thốn.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau khớp gối, liệt chi dưới, TT TK mác
+ Toàn thân: thư cân

Cách châm: Thẳng 0.5-1 thốn


10. Âm lăng tuyền
VT: Vuốt dọc xương chày tới góc tạo ngành ngang là huyệt
TD: đau, hạn chế VĐ khớp gối, liệt chi dưới
TDTT: Bổ âm
Châm: thẳng 0,7-1 thốn


11. Thừa sơn


Vị trí: Chỗ lõm giữa bắp chân nơi hợp lại của
hai cơ sinh đôi.

Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau, co cứng bắp chân
chuột rút.

Cách châm: Thẳng 0.3- 0.8 thốn
12. Huyền chung (tuyệt cốt)

Vị trí: từ lồi cao mắt cá ngoài đo lên 3 thốn
trên đường nối từ huyệt Dương lăng tuyền
đến lồi cao mắt cá ngoài.

Tác dụng: đau khớp cổ chân.
TDTT: chủ cốt tủy,
Châm thẳng


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×