Tải bản đầy đủ (.pptx) (37 trang)

ỨNG DỤNG XOA bóp bấm HUYÊT điều TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.94 KB, 37 trang )

ỨNG DỤNG XOA BÓP BẤM HUYÊT
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH
Bs Đinh Đăng Tuệ


Mục tiêu


1. Kể tên các thủ thuật XBBH trong điều trị
một số bệnh thường gặp.



2. Trình bày được kỹ thuật thực hiện các thủ
thuật XBBH trong điều trị một số bệnh
thường gặp


Đau đầu cơ năng


1. Là triệu chứng thường thấy ở bệnh ngoại
cảm (cảm mạo) hoặc bệnh nội thương (tâm
căn suy nhược, tăng huyết áp…)



2. Công thức huyệt: A thị, Bách hội, Tứ thần
thông, Thái dương, Ấn đường, Phong trì





Nếu đau đầu vùng trán: thêm Dương bạch,
Thần đình, Đầu duy



Đau nửa đầu thêm: Suất cốc



Đau vùng gáy thêm: Ngọc chẩm, Thiên trụ,
Phong phủ



3. Các thủ thuật: Miết, phân, véo, day, chặt,
bóp day-ấn huyệt, bấm huyệt, vận động cột
sống cổ




4. Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa hoặc ngồi ghế
tựa



5. Trình tự:




Xát vùng trán 20 lần



Miết Ấn đường 30 lần



Phân vùng trán( từ Ấn đường đến Thái dương)
20 lần



Véo lông mày từ Ấn đường ra Thái dương 5 lần
động tác dịu dàng, rồi véo nhẹ Ấn đường 3-10
lần




Day huyệt Thái dương 10 lần



Miết từ Thái dương đến Đầu duy, miết vòng
qua Suất cốc ra Phong trì 5 lần.




Khum tay dùng 10 đầu ngón tay vuốt theo
chân tóc từ trán ra sau gáy ( chải tóc) 10 lần



Vỗ đầu: Hai tay để đối diện vỗ quanh đầu
theo hướng ngược chiều nhau.




Gõ đầu: Thủ thuật chặt bằng ngón tay:
khum ngón tay gõ nhẹ đầu ngón tay lên da
đầu xuôi và ngược chiều kim đồng hồ 10
lần.



Day- Ấn huyệt: Theo công thức huyệt



Bóp vùng vai-cổ và vờn vai 10 lần



Vận động cột sống cổ



Hội chứng cổ vai cánh tay


1. Là bệnh lý thường gặp do vận động sai tư
thế, nằm hoặc ngồi sai tư thế, hoặc do lạnh,
thoái hóa cột sống cổ… gây ra đau, hạn chế vận
động cột sống cổ, vai, co cứng cơ cạnh sống, cơ
thang, cơ ức đòn chũm…



2. Công thức huyệt: A thị huyệt, Phong trì, Bách
lao, Đại chùy, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Đại trữ,
phong môn, Thiên tông




3. Các thủ thuật XBBH: Xoa, Xát, Day, Bóp,
Lăn, Đấm-chặt, Vờn, Ấn, Bấm huyệt, Vận
động



4. Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân ngồi thoải
mái trên ghế có tựa thấp, thây thuốc đứng
sau lưng




5. Trình tự XBBH



Xoa- xát vùng vai- gáy 20-30 lần




Day vùng cổ gáy 10 lần mỗi bên ( chú ý day
bên không đau trước, bên đau sau, tập
trung làm nhiều vào vùng đau) day bằng
gốc bàn tay kết hợp với rung cổ tay



Bóp lần lượt từ đỉnh vai lên cổ 15 lần (chú ý
làm nhẹ nhàng, mềm mại)



Đấm- chặt nhẹ nhàng vùng cơ thang và cơ
cạnh sống CSC 10-15 lần




Day dọc hai bên cơ thang và cơ ức đòn
chũm từ 20-30 lần




Bóp vai, gáy từ 20-30 lần



Đấm vùng vai từ 20-30 lần



Chặt nhẹ vùng gáy 15 lần



Lăn từ Kiên ngung đến Đại chùy, từ Đại chùy
đến Phong trì mỗi bên 20 lần




Day- Ấn lần lượt các huyệt theo công thức
huyệt



Vận động cột sống cổ theo vận động sinh lý



Vặn cột sống cổ nếu bệnh nhân không có

thoát vị đĩa đệm CS cổ



Phát Đại chùy 3 lần


Viêm Quanh khớp vai
1. VQKV là một bệnh tổn thương phần mềm
quanh khớp vai không bao gồm tổn thương
xương và sụn
 Nguyên nhân thường gặp: Vi chấn thương
trường diễn vùng vai, chấn thương vùng vai,
thoái hóa CSC…
 Trong YHCT chia làm 3 thể chính: Kiên tý,
Kiên ngưng và Lậu kiên phong





2. Công thức huyệt: A thị, Kiên ngung, Kiên
tỉnh, Tí nhu, Kiên trinh, Trung phủ, Cự cốt.
Nếu có thêm HC vai tay thêm: Khúc trì, Thủ
tam lý, Ngoại quan, Hợp cốc.



3. Các thủ thuật: Xát, miết, day, bóp, lăn,
vờn, ấn huyệt, rung, vận động, phát.




4. Tư thế BN: Bn ngồi thoải mái trên ghế có
tựa lưng thấp




5. Trình tự làm:



Xát trên da vùng vai từ 20-30 lần.



Miết từ Kiên tỉnh đến Kiên ngung, từ Kiên
ngung đến Tí nhu 10 lần.



Day vùng vai và 1/3 trên cánh tay 10-20 lần



Bóp vùng vai 10 lần




Vờn vùng khớp vai và 1/3 trên cánh tay 10
lần



Bấm lần lượt các huyệt theo công thức




Vận động khớp vai trong tầm sinh lý



Rung khớp vai trong trường hợp có hạn chế
vận động khớp vai


Đau thắt lưng


1. Đau thắt lưng là một bệnh thường gặp do
nhiều nguyên nhân như thoái hóa CSTL, vận
động sai tư thế, chấn thương, thoát vị đĩa
đệm…



2. Công thức huyệt: A thị, giáp tích từ L2-L5,
Mệnh môn, Thận du, Đại trường du, Thượng

liêu


3. Các thủ thuật: Xát, phân, hợp, véo, day,
lăn, bóp, đấm, ấn huyệt, vận động
 4. Tư thế bệnh nhân: Nằm sấp thoải mái, hai
tay xuôi theo thân mình
 5. Trình tự thao tác:
 - Xát dọc cột sống và hai bên cơ cạnh sống
20-30 lần
 - Phân-hợp hai bên cơ cạnh sống từ 15-20
lần.
 - Véo hai bên da của cơ cạnh sống và da dọc
đốt sống 3 lần
 - Day dọc cột sống và hai nhóm cơ cạnh
sống 10-15 lần





Lăn dọc hai bên cơ cạnh sống mỗi bên 5 lần



Bóp dọc hai bên cột sống thắt lưng 5 lần



Ấn các huyệt lần lượt theo công thức huyệt.




Uốn cột sống: 1 tay ấn gốc bàn tay vào huyệt
Mệnh môn, 1 tay nâng chân bệnh nhân lên
(đối diện) từ từ tăng dần sau đó đổi bên.



Vặn CSTL( trong TH bệnh nhân không có
TVĐĐ)



Phát Mệnh môn 3 lần.


Liệt VII ngoại biên


1. Liệt VII ngoại biên là một bệnh thường gặp ở mọi
lứa tuổi với biểu hiện mắt nhắm không kín,mờ nếp
nhăn trán, mờ rãnh mũi má, miệng, nhân trung lệch
sàg bên lành, không chúm môi thổi lửa được.



Nguyên nhân: do lạnh, do viêm nhiễm (viêm tai
giữa, viêm tai xương chũm…), hay so sang chấn
( sau chấn thương, vỡ xương đá, sau phẫu thuật

hàm mặt, u chèn ép…)




2. Công thức huyệt: Dương bạch, Toản trúc,
Ngư yêu, Ty trúc không, Đồng tử liêu, Thừa
khấp, Quyền liêu, Hạ quan, Nghinh hương,
Địa thương, Giáp xa, Thừa tương, Ế phong,
Hợp cốc (đối diện)



3. Các thủ thuật: Xát, miết, véo, day, ấn
huyệt.



4. Tư thế BN: ngồi tựa đầu hoặc nằm ngửa




5. Trình tự thao tác:



- Xát vùng trán, thái dương và má hai bên
theo chiều từ dưới lên trên từ 20-30 lần




-Miết Ấn đường và từ Tình minh lên Toản
trúc 15 lần.



- Véo dọc hai cung lông mày mỗi bên 3 lần



- Phân vùng trán, quanh mắt, gò má, quanh
môi mỗi vị trí 15-20 lần




-Day cơ thái dương hàm và nhóm cơ gò má
10-15 lần theo chiều từ dưới lên trên



- Ấn các huyệt bên liệt theo công thức
huyệt.



- Xát lại nhẹ nhàng cả hai bên mặt.



Đau thần kinh tọa


1. Đau thần kinh tọa là một bệnh thường gặp ở
mọi lứa tuổi, nhiều nhất là ở độ tuổi lao động.
Triệu chứng của đau TKT là đau cột sống thắt
lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau
hoặc mặt ngoài cẳng chân.



Nguyên nhân thường gặp nhât là Thoát vị đĩa
đệm CSTL(75-80%), thoái hóa CSTL, u chèn
ép…




3. Công thức huyệt: A thị, Giáp tích từ L3-L5,
Thận du, Đại trường du, Thượng liêu, Hoàn
khiêu, Thừa phù, Ân môn, Ủy trung, Túc tam
lý, Thừa sơn, Côn lôn.



4. Các thủ thuật: Xoa, xát, phân, hợp, véo,
day, bóp, đấm, lăn, ấn huyệt, vận động.




5. Tư thế BN: Bệnh nhân nằm sấp, tay xuôi
theo thân.


×