Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.37 KB, 7 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2007-2008
--------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1: (3 điểm)
1.1 Khổ thơ sau còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho phù hợp với nội dung,
cảm xúc từ ba câu trước, đáp ứng các yêu cầu của thể thơ tám chữ:
“ Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ,
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường,
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã,
……………………………………….”
1.2 Viết văn bản (dài không quá một trang giấy thi) nêu cảm nhận của em về toàn bộ khổ
thơ (4 câu).
Câu 2: (5 điểm)
Em hãy viết văn bản ngắn (dài không quá hai trang giấy thi) thuyết minh về một biểu
tượng của quê hương em; trong đó có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật phù hợp (gạch
chân để xác định).
Câu 3: (12 điểm)
Theo em, khi khẳng định: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ
thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”( Tiếng
nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9 – Tập 2, tr.15), Nguyễn Đình Thi muốn nói về điều gì?
Em hãy viết về một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở đã tác động
khiến em “tự phải bước lên”như thế.
---------------------------- Hết ----------------------------
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2007-2008
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 150 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (3 điểm)


1.1 Đề yêu cầu học sinh hoàn tất khổ thơ, viết thêm câu thơ (4) trên cơ sở ba câu cho sẵn. Cụ
thể:
- Câu thơ (4) phải phù hợp với nội dung, cảm xúc ở ba câu trước. (0,5 điểm)
- Câu thơ (4) đáp ứng các yêu cầu nghệ thuật của thể thơ tám chữ: ngắt nhịp đa dạng; thanh
điệu hài hoà trong toàn câu, đặc biệt chữ cuối phải mang thanh bằng; vần phù hợp, ở đây là loại
vần chân - gián cách, vần ương do phải hiệp vần với từ “trường” ở câu (2).
(1 điểm)
1.2 - Viết văn bản dài không quá một trang giấy thi (0,25 điểm)
- Trình bày cảm nhận về toàn khổ thơ:
+ Nội dung : tình cảm gắn với mùa tựu trường, với không gian trường lớp và những kỷ
niệm một thời áo trắng… (0,5 điểm)
+ Nghệ thuật: thể thơ, nhịp thơ, vần điệu, từ ngữ, hình ảnh, thủ pháp tu từ…
(0,75 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
* Yêu cầu chung:
Đề yêu cầu viết văn bản thuyết minh với đối tượng là “một biểu tượng của quê hương”,
đặc biệt có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật( kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ,
nhân hoá, các hình thức vè, diễn ca…).
* Yêu cầu cụ thể:
+ Chọn được biểu tượng đẹp, đặc trưng, có ý nghĩa. (0,5 điểm)
+ Giới thiệu biểu tượng từ khái quát đến cụ thể; thể hiện nhận thức, xúc cảm trước biểu
tượng và ý nghĩa của biểu tượng. (2 điểm)
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật thích hợp, hiệu quả. (1,5 điểm)
+ Văn phong phù hợp, bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, biểu cảm; chữ rõ, bài sạch.
(1 điểm)
Câu 3: (12 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng:
▫ Bài viết có thể chọn một hình thức phù hợp (thư, tuỳ bút, nhật ký, đoản văn...) kết hợp yếu
tố nghị luận về một tác phẩm văn học; có đầy đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
▫ Văn phong phù hợp, bố cục rõ ràng, thuyết phục.

▫ Hạn chế lỗi diễn đạt, chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ.
* Yêu cầu về kiến thức:
▫ Đề bài có hai yêu cầu: giải thích một vấn đề lý luận văn học(LLVH) và nghị luận về một
tác phẩm gắn với vấn đề LLVH đó. Đặc biệt, bài viết thể hiện nhận thức sâu sắc về tác động
của tác phẩm đối với cá nhân người viết.
▫ Học sinh có thể tách biệt hay gắn kết hai yêu cầu này một cách nhuần nhuyễn.
▫ Sau đây là một số định hướng cụ thể (Cho điểm trên cơ sở kết hợp với đánh giá kỹ năng):
1.Giải thích nhận định: (4 điểm)
- Nhận định nêu lên khả năng to lớn, kỳ diệu của nghệ thuật trong việc tác động vào tư
tưởng, tình cảm, nhận thức, hành động…của mỗi người và toàn xã hội.
(1 điểm)
- Nghệ thuật không hề khô khan, trừu tượng, xa cách (đứng ngoài trỏ vẽ) mà gần gũi, lắng
sâu; do thấm đẫm xúc cảm và nỗi niềm của tác giả mà luôn giàu tiềm năng lay động độc giả
bằng cả nội dung và hình thức (vào đốt lửa trong lòng chúng ta ).
(1,5 điểm)
- Đặc biệt, nghệ thuật góp phần giúp con người nhận thức, xây dựng và phấn đấu hoàn thiện
mình một cách tự nhiên, tự giác mà bền vững và sâu sắc (khiến chúng ta tự phải bước lên).
(1,5 điểm)
2. Nghị luận về một tác phẩm văn học: (8 điểm)
- Học sinh trình bày cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá một tác phẩm văn học về cả nội dung và
nghệ thuật; hướng đến làm sáng rõ các ý giải thích nêu trên.
- Bài làm nêu được tác động của tác phẩm đối với người viết một cách cụ thể, thiết thực,
chân thành, sâu sắc.
- Biểu điểm cho phần nghị luận:
+ Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở trên, nắm chắc vấn đề và phương pháp, giải
quyết đúng hướng, rõ trọng tâm; văn giàu chất tư duy, có nhiều phát hiện sâu sắc, sáng tạo; liên
hệ chân thành, tinh tế.
+ Điểm 6: Bài làm tỏ ra hiểu yêu cầu đề, giải quyết đúng hướng, có những phân tích và phát
hiện sâu sắc, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo. Cảm xúc chân thành, liên hệ khá
tốt.

+ Điểm 4: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, lý giải khá rõ, một
số ý còn chưa thật mạch lạc nhưng có một số phát hiện nhất định. Cảm xúc chân thành.
+ Điểm 2: Bài làm tỏ ra chưa hiểu yêu cầu đề về phương pháp, sa vào phân tích tác phẩm
thuần tuý. Liên hệ tạm được.
+ Điểm 1: Bài lạc đề về phương pháp, không liên hệ được gì.
Lưu ý:
- Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm tuy chưa toàn diện nhưng tỏ ra độc
đáo, sáng tạo.
- Giám khảo căn cứ vào biểu điểm, thảo luận để định ra những mức điểm còn lại.
Phòng GD & ĐT Điện Bàn
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2007-2008
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian 150 phút ( không kể thời gian chép đề)
Câu 1 : ( 1 đ )
ÁO BÔNG CHE BẠN
Ai ơi có nhớ ai không
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
Nào ai có tiếc ai đâu
Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô
Ngưòi đi Tam Đảo , Ngủ Hồ
Kẻ về khóc trúc than ngô một mình
Non non , nước nước , tình tình
Vì ai lận đận cho mình ngẩn ngơ
( Trần Tế Xương )
Chỉ ra : a/ Các hiện tượng lặp.
b/ Các hiện tượng đối ngữ trong bài thơ.
Câu 2: ( 2 đ )
“Vân xem trang trọng khác vời ,

Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang ,
Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da”
( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
a/ Phân tích cái hay của từ “thốt”trong đoạn thơ trên .
b/ Hãy nêu các biện pháo tu từ nhân hoá ,ẩn dụ có trong đoạn thơ trên và tác dụng của việc sử
dụng các biện pháo tu từ ấy.
c/ Giải thích tất cả các từ láy xuất hiện trong đoạn thơ.
Câu 3 : ( 1 đ )
Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, nhiều lần tác giả nhắc đến tiếng hát . Điều đó có ý
nghĩa như thế nào ? Bài thơ giúp ta hình dung những gì về biển cả ?
Câu 4 : ( 5đ )
Nhận định về “Truyện Kiều” , nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết : “ Truyện Kiều là một
tiếng kêu thương , một bản tố cáo , một giấc mơ của những người bị quằn quại trong vũng lầy
phong kiến”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Thông qua các đoạn trích đã học gũng như các hiểu biết
khác của em về Truyện Kiều , hãy chứng minh nhận định trên.
………….Hết ………….
Phòng GD & ĐT Điện Bàn
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2008-2009

Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian 150 phút ( không kể thời gian chép đề)
Câu 1 : ( 2đ 5 )
Đọc đoạn thơ sau :
“…Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bác không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời ….

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường…”
( Tố Hữư - Việt Bắc )
a.Cách xưng hô Bác , Người , Ông Cụ trong đoạn thơ trên giống nhau ở những điểm nào ?
b.Phân tích sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của các từ in nghiêng trên ?
Câu 2 : ( 2đ 5 )
a. Thế nào là tả cảnh ngụ tình ?
b. Phân tích 6 câu thơ mở đầu đạon trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” dưới đây để thấu rõ hiệu
quả của nghệ thuật tă cảnh ngụ tình :
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân ,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ , bụi hồng dặm kia .
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Câu 3: ( 5 đ )
Trong cuộc sống sinh hoạt hoặc học tập , em đã mắc một lỗi lầm khiến cho em day dứt mãi
.Em hãy kể lại lỗi lầm đó .
………….Hết ………….

×