“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
PHẦN A . ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển chung của thế giới, ngành giáo dục nước ta đang
ngày càng đổi mới mạnh mẽ trên các lĩnh vực: “...xác định lại mục tiêu, thiết kế
lại chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục” để có thể đào tạo những con
người toàn diện phục vụ cho sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
Một trong những trọng tâm của chương trình đổi mới giáo dục là tập trung đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, ngoại khóa, tránh nhồi nhét, học vẹt,
học chay.
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, nhưng lâu nay việc dạy môn học này ở
các trường THPT vẫn thường mang tính hàn lâm nặng về trang bị kiến thức lí
thuyết. Học sinh học cũng chủ yếu để phục vụ thi, ít đi sâu tìm hiểu bản chất của
hiện tượng và sự gắn kết giữa kiến thức sách vở với thực tiễn đời sống. Để góp
phần cải thiện vấn đề trên thì việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn Vật lí là
cách làm hợp lí, hiệu quả, khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học
bộ môn. Đặc biệt, các hoạt động ngoại khóa thực hiện các thí nghiệm vật lí có
tác dụng rất tốt trong việc phát triển các năng lực hoạt động, năng lực sáng tạo,
năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác...
Hiện nay, trong dạy học kiến thức về Cơ học của chương trình vật lí lớp 10
đã được trang bị một số thiết bị thí nghiệm, nhưng các thiết bị này vẫn còn thiếu
và đặc biệt là ít tạo điều kiện để học sinh được thực hiện việc đo đạc các đại
lượng cơ. Trong khi đó tôi nhận thấy, có thể hướng dẫn học sinh tự xây dựng các
dụng cụ thí nghiệm đơn giản để thực hiện các thí nghiệm vật lí đo một số đại
lượng cơ học dưới hình thức ngoại khóa.
Vì những lí do trên, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Hướng
dẫn học sinh làm và sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong giờ học
ngoại khóa.”
2. Mục đích nghiên cứu
- Chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản và sử dụng để đo tốc độ của vật trên
mặt phẳng nghiêng nhờ chuyển động ném ngang.
- Rèn luyện năng lực thực nghiệm của học sinh.
- Tạo sự yêu thích bộ môn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu năng lực thực nghiệm của học sinh
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về thí nghiệm trong dạy học Vật lí.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề dạy học ngoại khóa.
- Tìm hiểu thực trạng về vấn đề sử dụng thí nghiệm trong trường THPT Trung
Giã – Sóc Sơn- Hà Nội).
1 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu về phương pháp dạy học ngoại khóa
- Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.Thiết kế, chế tạo và thử
nghiệm các dụng cụ TN đã làm được.
5. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10A1 trường THPT Trung giã- Sóc Sơn- Hà Nội.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Năng lực thực nghiệm
1.1. Khái niệm năng lực thực nghiệm
Theo nghĩa hẹp, năng lực thực nghiệm là khả năng đề xuất phương án thí
nghiệm khả thi, tiến hành thí nghiệm (thao tác với các vật thể, thiết bị dụng cụ,
quan sát, đo đạc) để thu được thông tin và rút ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra (nó
là một nhật định về một tính chất, một mối liên hệ, một nguyên lí nào đó, cho
2 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
phép đề xuất một kết luận mới hoặc xác minh một giả thuyết, một phỏng đoán
nào đó).
1.2. Các biểu hiện của năng lực thực nghiệm của học sinh trong học tập
- Mức độ 1: Là mức độ thấp nhất. Ở mức độ này HS cần tới sự hướng
dẫn của GV hay tài liệu. GV có thể tiến hành thí nghiệm mẫu, HS làm theo,
quan sát, mô tả, giải thích được hiện tượng vật lí.
- Mức độ 2: Ở mức độ này vai trò của giáo viên giảm dần, HS chủ động hơn
trong quá trình thực nghiệm. HS biết vận dụng kiến thức, liên kết các kiến thức,
kinh nghiệm để có thể đề xuất phương án cải tiến cách thức thí nghiệm hoặc đề
xuất các phương án thí nghiệm khác.
- Mức độ 3: Ở mức độ này các kĩ năng lựa chọn dụng cụ, bố trí hay tiến hành
thí nghiệm đã thành thục hơn. Không những thiết kế các phương án thí nghiệm
cũng như cải tiến thí nghiệm, HS có khả năng chế tạo được những dụng cụ thí
nghiệm tương ứng. Tiến hành các thí nghiệm theo các phương án đề ra. Tiếp tục
đánh giá, cải tiến để có kết quả thí nghiệm tốt. Ngoài các kĩ năng như những giai
đoạn
- Mức độ 4: Là mức độ cao nhất. Ở mức độ này gần như không cần đến vai
trò của GV. GV bây giờ chỉ đóng vai nhà tư vấn. HS tự phát hiện ra vấn đề, tự
xác định mục đích TN và thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm. HS cũng có thể
chế tạo những thiết bị ứng dụng. Thực hiện thí nghiệm cũng như xử lí kết quả
một cách thành thục.
2. Sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí ở trường phổ
thông.
2.1. Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong
dạy học vật lí
- Do được tự tay chế tạo và sử dụng thành quả của mình để tiến hành các thí
nghiệm, HS sẽ nắm vững kiến thức sâu sắc, chính xác và bền vững hơn.
- Việc sử dụng các thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ
thông còn là cần thiết, bởi vì các thiết bị có sẵn trong phòng thí nghiệm trong
nhiều trường hợp, “cái hiện đại” của các thiết bị này che lấp mất bản chất vật lí
của hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm mà HS cần phải nhận thức rõ.
+ Nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiến hành
các thí nghiệm với chúng làm tăng hứng thú học tập, tạo niềm vui của sự thành
công trong học tập, phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của HS.
+ Phục vụ rất kịp thời và đắc lực cho việc đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học, thậm chí của từng giờ học.
2.2. Những đặc điểm cơ bản của các dụng cụ thí nghiệm đơn giản
- Việc chế tạo dụng cụ thí nghiệm đòi hỏi ít vật liệu. Các vật liệu này đơn
giản, rẻ tiền, dễ kiếm, công cụ thông dụng như kìm, búa, kéo, cưa, giũa.
3 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
- Dễ chế tạo dụng cụ thí nghiệm từ việc gia công các vật liệu bằng các
- Dễ lắp ráp, tháo rời các bộ phận của dụng cụ thí nghiệm.
- Dễ bảo quản, vận chuyển và an toàn trong chế tạo cũng như trong quá trình
bố trí và tiến hành thí nghiệm.
- Hiện tượng vật lí diễn ra trong thí nghiệm rõ ràng, dễ quan sát.
3. Hoạt động ngoại khóa Vật lí trong trường phổ thông
3.1. Vị trí của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức
dạy học ở trường phổ thông
- Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp, có
thể giúp HS có kết quả cao hơn trong học tập và góp phần hoàn thiện nhân cách
cho các em.
- Các hình thức hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông của các nước
trên thế giới thường tập trung chủ yếu vào các hoạt động như: trò chơi trí tuệ,
câu lạc bộ nhạc, kịch, hội họa, thể thao, dã ngoại thực tế…
- Trong nhà trường phổ thông ở nước ta có ba hình thức tổ chức đào tạo: dạy
học trên lớp, giáo dục lao động kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp dạy nghề,
công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa vật lí
- Về mặt nhận thức: Hoạt động ngoại khóa giúp HS củng cố, đào sâu, mở rộng
những tri thức đã được học trong nội khóa; giúp cho HS vận dụng được những
kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
- Về mặt rèn luyện kĩ năng: Hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho HS khả năng
tự quản, kĩ năng tổ chức, điều khiển, làm việc theo nhóm, ngoài ra còn góp phần
phát triển kĩ năng giao tiếp, rèn luyện ngôn ngữ, kĩ năng phát biểu trước đám
đông, giải quyết vấn đề, chế tạo dụng cụ và làm thí nghiệm…
- Về mặt giáo dục tinh thần, thái độ làm việc: Hoạt động ngoại khóa kích thích
hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn HS tự giác tham gia một
cách nhiệt tình vào các hoạt động, phát huy tính tích cực, tự lực của HS.
Ngoài ra, hoạt động ngoại khóa còn góp phần phát triển năng lực tư duy
như tư duy logic, tư duy trừu tượng và đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo cho
HS.
3.3. Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa về vật lí nói riêng và hoạt động ngoại khóa nói chung có
những đặc điểm cơ bản sau:
- Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa phải được lập kế hoạch cụ thể về cả
mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, lịch hoạt động cụ thể và
thời gian thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia và
sự hứng thú của HS, dưới sự hướng dẫn của GV.
4 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
- Số lượng HS tham gia không hạn chế, có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa
theo nhóm hoặc tập thể đông người.
- Nội dung và hình thức tổ chức ngoại khóa phải đa dạng, phong phú, mềm
dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều HS tham gia.
- Việc đánh giá kết quả học tập ngoại khóa của HS không bằng điểm số thông
qua các bài kiểm tra như trong giờ học nội khóa, mà thông qua tính tích cực,
sáng tạo của HS và sản phẩm của quá trình hoạt động.
3.4. Nội dung, các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại khóa về
vật lí.
- Nội dung ngoại khóa về vật lí:
Có thể kể đến một số nội dung hoạt động ngoại khóa mà HS có thể thực hiện
như: + Tìm hiểu thêm về các kiến thức vật lí và kĩ thuật.
+ Nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của vật lí học, tìm hiểu những ứng
dụng của vật lí trong đời sống, kĩ thuật
+ Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm vật lí và kĩ thuật.
- Các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lí:
Việc phân chia các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lí chỉ mang tính
chất tương đối, không phân biệt được rõ ràng. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại
khóa về vật lí thông thường là: hoạt động ngoại khóa mang tính chất cá nhân, hoạt
động ngoại khóa theo các nhóm và hoạt động ngoại khóa có tính chất rộng rãi. Cụ
thể: + Tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở lớp và ở nhà ( HS đọc sách báo về
vật lí và kĩ thuật, tổ chức các buổi báo cáo và đại hội về các vấn đề vật lí – kĩ
thuật, HS ra báo tường hoặc tập san về vật lí – kĩ thuật, HS biểu diễn thí nghiệm
hoặc giới thiệu sản phẩm là thí nghiệm vật lí chế tạo được…)
+ HS tổ chức triển lãm giới thiệu những thành tích hoạt động ngoại khóa
về về vật lí.
+ Tổ chức cho HS tham quan ngoại khóa về vật lí, kĩ thuật.
+ Tổ chức, hướng dẫn HS thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí
nghiệm vật lí hay máy móc đơn giản.
+ Tổ chức ôn luyện cho HS tham dự thi học sinh giỏi hoặc các cuộc thi
khác dành cho môn vật lí ở trường phổ thông.
Dựa trên tính chất đặc thù của bộ môn vật lí: các kiến thức vật lí không khó
nhưng biểu hiện khá phức tạp trong thực tế và các kiến thức được xây dựng chủ
yếu bằng con đường thực nghiệm. Cho nên tổ chức ngoại khóa về vật lí nên lựa
chọn nội dung liên quan đến việc sử dụng thí nghiệm. Để hoạt động ngoại khóa về
vật lí có liên quan nhiều đến thí nghiệm thành công được thì hình thức tổ chức
ngoại khóa theo nhóm là ưu việt hơn. Hình thức này vừa đảm bảo cho quá trình
thiết kế, chế tạo và tiến hành thí nghiệm diễn ra nhanh, có chất lượng vừa tạo điều
kiện cho HS tự học hỏi lẫn nhau và rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Các nguyên tắc đảm bảo tổ chức tốt nhóm ngoại khóa vật lí:
5 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
+ Khi tổ chức nhóm ngoại khóa trước hết phải dựa trên tinh thần tự nguyện,
hứng thú của HS, HS phải được lựa chọn lĩnh vực kiến thức yêu thích để thiết kế, chế
tạo thí nghiệm. Điều này tạo cho HS tinh thần làm việc thoải mái, từ đó họ thấy yêu
thích công việc, nỗ lực hoàn thành công việc và phát triển được tài năng.
+ Để nhóm ngoại khóa có thể tồn tại và hoạt động hiệu quả thì nhất thiết
phải phát hiện và xây dựng được hạt nhân của nhóm – thường là trưởng nhóm.
HS được chọn là hạt nhân của nhóm phải thích thú và có sự nhiệt tình cao với đề
tài mà nhóm theo đuổi, đồng thời cũng phải có khả năng đoàn kết các thành viên
trong nhóm học tập và lực học thuộc hạng khá vững vàng, tuy nhiên nhóm
trưởng không nhất thiết là thành viên giỏi nhất trong nhóm.
+ Yếu tố mới và tính vừa sức của đề tài đóng vai trò quan trọng trong việc duy
trì và phát triển sự hứng thú, tích cực của nhóm.
+ Phải đảm bảo tính nghiêm túc, nhẹ nhàng, tránh nặng nề, nhưng cũng
tránh tùy tiện trong quá trình hoạt động nhóm. Để đảm bảo nguyên tắc này, nhóm
ngoại khóa cần có lịch làm việc cụ thể về thời gian cũng như tiến độ công việc,
tránh tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”.
- Phương pháp dạy học ngoại khóa vật lí
Phương pháp dạy học ngoại khóa vật lí thường có tính mềm dẻo, không cứng
nhắc, phụ thuộc vào nội dung của HĐNK, trình độ của giáo viên cũng như HS. Cũng
như trong dạy học nội khóa, trong dạy học ngoại khóa việc hướng dẫn của giáo viên
cũng theo các định hướng: định hướng tìm tòi, định hướng khái quát chương trình
hóa, định hướng tái tạo. Theo tôi, vận dụng các phương pháp này vào dạy học ngoại
khóa có thể tuân theo các bước như sau: ban đầu GV định hướng HS tìm tòi, tự tìm
ra các kiến thức hoặc cách thức cần áp dụng để giải quyết vấn đề. Nếu HS không đáp
ứng được yêu cầu đó thì GV tổ chức định hướng khái quát chương trình hóa, gợi ý
thêm cho HS. Nếu HS vẫn không thực hiện được nhiệm vụ thì GV chuyển dần sang
kiểu định hướng tái tạo (angorit).
+ Định hướng tìm tòi:
Là kiểu hướng dẫn mà người dạy không chỉ ra cho HS một cách tường
minh các kiến thức và cách thức hoạt động cần áp dụng, mà người dạy chỉ đưa
ra những gợi ý mang tính tổng quát để HS có thể tự tìm tòi.
+ Định hướng khái quát chương trình hóa:
Đó là kiểu hướng dẫn trong đó người dạy cũng gợi ý cho HS tự tìm tòi
như kiểu định hướng tìm tòi nói trên, nhưng giúp cho HS có được lối khái quát
của việc tìm tòi giải quyết vấn đề và sự định hướng được chương trình hóa theo
các bước dự định hợp lí, theo các yêu cầu từ cao đến thấp đối với HS
Người dạy phải thực hiện từng bước việc hướng dẫn HS tự lực giải quyết
nhiệm vụ mà họ đảm nhận:
Sự định hướng ban đầu đòi hỏi HS tự lực tìm tòi giải quyết vấn đề.
6 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
Nếu HS không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theo của GV là sự phát triển
định hướng khái quát ban đầu (gợi ý thêm, cụ thể hóa, chi tiết hóa thêm một bước)
để thu hẹp phạm vi, mức độ phải tìm tòi giải quyết cho vừa sức với HS.
Nếu HS vẫn không đáp ứng được thì sự hướng dẫn của GV chuyển dần
sang kiểu định hướng tái tạo.
+ Định hướng tái tạo:
Là kiểu định hướng trong đó GV hướng HS vào việc huy động, áp dụng những
kiến thức, cách thức hoạt động HS đã nắm được hoặc đã được GV chỉ ra một
cách tường minh, để HS thực hiện được nhiệm vụ mà họ đảm nhận.
Sự định hướng tái tạo có thể phân biệt hai trình độ khác nhau đối với hành
động đòi hỏi ở HS:
Định hướng tái tạo từng thao tác cụ thể riêng rẽ: trong kiểu định hướng này,
người học sẽ theo dõi, thực hiện bắt chước lặp lại thao tác mẫu cụ thể do giáo
viên chỉ ra.
Định hướng tái tạo angorit: trong kiểu định hướng này giáo viên chỉ ra
một cách khái quát tổng thể trình tự hành động để người học tự chủ giải quyết
được nhiệm vụ.
Với mục đích và nội dung của đề tài, tôi chọn kiểu định hướng cho HS không
phải chỉ là định hướng tái tạo hay chỉ là định hướng tìm tòi mà là kiểu định hướng
khái quát chương trình hóa. Tôi sẽ giao nhiệm vụ cho HS dưới dạng những nhiệm vụ
học tập, sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm cách giải quyết nhiệm vụ được
giao. Nếu HS gặp khó khăn thì GV gợi ý thêm, cụ thể hóa nhiệm vụ hơn để thu hẹp
phạm vi tìm tòi, nghiên cứu vừa sức hơn với HS.
3.5. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí
Kết quả của HĐNK vật lí phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và lập kế hoạch
hoạt động mà GV vật lí là người quyết định. Hiện nay chưa có nhiều tài liệu nói rõ
quy trình tổ chức HĐNK vật lí. Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy việc tổ chức
HĐNK về vật lí cho HS có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khóa.
- Bước 2: Lập kế hoạch ngoại khóa
Khi lập kế hoạch ngoại khóa thì GV cần phải xây dựng các nội dung sau:
• Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động, gồm có: mục tiêu về kiến thức,
mục tiêu về kĩ năng và yêu cầu về phát triển năng lực, trí tuệ, mục tiêu về thái độ
tình cảm.
• Xây dựng nội dung cho HĐNK dưới dạng những nhiệm vụ học tập cụ thể.
• Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
• Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết.
• Dự kiến những công việc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các lực lượng giáo
dục khác.
• Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức.
7 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
- Bước 3: Tiến hành HĐNK theo kế hoạch
Khi tổ chức HĐNK theo kế hoạch GV cần phải chú ý những nội dung sau:
• Luôn theo dõi quá trình HS thực hiện các nhiệm vụ để có thể giúp đỡ kịp
thời, đặc biệt là những tình huống phát sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh
những nội dung diễn ra không đúng kế hoạch.
• Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô lớn như lớp học, khối thì GV
đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển các hoạt động. Đồng thời, GV cũng
phải là người trọng tài công minh để tổ chức cho HS tham gia tranh luận hay
bảo vệ ý kiến của mình về những nội dung HĐNK.
• Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô nhỏ như tổ, nhóm thì cần để cho
HS hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ được giao, GV chỉ đóng
vai trò hướng dẫn HS khi gặp khó khăn hoặc việc không xử lí được.
• Sau mỗi đợt tổ chức HĐNK thì GV phải đánh giá, rút kinh nghiệm để
điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp cho hợp lí để tổ chức những đợt
ngoại khóa về sau đạt kết quả cao hơn.
- Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, tham gia hội vui, rút kinh nghiệm,
khen thưởng.
Việc đánh giá kết quả của quá trình HĐNK không giống trong nội khóa, mà
phải đánh giá thông qua cả quá trình hoạt động. GV đánh giá hiệu quả thông qua sự
tích cực, sự hứng thú, sự sáng tạo của HS và cả những kết quả mà HS đạt được
trong quá trình hoạt động. Trong đó, sản phẩm của quá trình hoạt động là một căn
cứ quan trọng để tạo đánh giá. Do vậy, cần tổ chức cho HS giới thiệu, báo cáo sản
phẩm đã tạo ra được trong quá trình HĐNK. Mặt khác, việc làm này còn có tác
dụng khích lệ, động viên tinh thần tích cực học tập của HS về sau.
4. Tìm hiểu tình hình học tập các kiến thức phần cơ học trong chương
“Động lực học chất điểm” Vật lí 10 ở trường THPT Trung Giã- Sóc SơnHà Nội.
4.1. Thực trạng
- Phương pháp học tập:
+ Phần lớn các em vẫn theo thói học cũ, thụ động trong các giờ học.
+ Việc vận dụng lí thuyết vào thực tiễn còn yếu, học không đi đôi với hành,
các em đều xác định học chỉ để giải được bài tập để có điểm cao.
+ Hoạt động nhóm chưa tốt: trong cùng một nhóm có em làm việc có em
không.
+ Một số em cũng ham thích tìm hiểu khoa học ( như tại sao con người có
thể di chuyển dễ dàng trên mặt đất; tại sao cần phải có má phanh xe đạp…)
- Kĩ năng của HS còn yếu:
8 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
+ Khi lắng nghe HS giải thích các ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật của
lực ma sát, lực đàn hồi chúng tôi thấy kĩ năng trình bày, diễn đạt về một vấn đề,
thể hiện ý tưởng của mình còn yếu - khó diễn đạt thoát ý.
+ Kĩ năng làm việc nhóm chưa tốt, các thành viên trong nhóm chưa có sự
gắn kết, nhiều em thụ động, không tập trung trong nhiệm vụ của nhóm…
+ Các kĩ năng thí nghiệm: Khi GV yêu cầu lên bảng làm thí nghiệm để
tìm ra các đặc điểm của lực ma sát trượt thì thấy thao tác làm rất lung túng và
không biết suy luận như thế nào để tìm ra đặc điểm của lực ma sát.
- Tính tích cực và năng lực thực nghiệm của HS trong quá trình học tập:
+ HS mới chỉ tích cực bề ngoài: chú ý vào bài giảng, hăng say phát biểu ý
kiến xây dựng bài (dựa vào sách giáo khoa), học và làm bài tập đầy đủ…
+ Đa số HS nói rằng rất thích thú nếu được tham gia vào việc thiết kế, chế
tạo dụng cụ thí nghiệm, đặc biệt vui thích khi làm thí nghiệm thành công với
dụng cụ tự tạo.
+ Rất nhiều HS cho rằng vật lí là một môn học khó, nhiều lí thuyết, công
thức, giữa các kiến thức lại có điểm giống nhau khiến HS dễ nhầm lẫn.
4.2. Nguyên nhân
- GV khi dạy chỉ mô tả nhanh các thí nghiệm, phân tích nhanh kiến thức, chủ
yếu mang tính chất thông báo và chỉ chú trọng vận dụng công thức vào giải bài
tập định lượng, chứ không tổ chức cho các em tiến hành thí nghiệm khảo sát.
- Một số GV vẫn chưa biết cách tổ chức cho HS thảo luận và làm việc theo
nhóm.
- Giáo viên chưa mạnh dạn giao cho HS tự nghiên cứu những phần kiến thức có
thể tự học ở nhà, để giành thời gian cho HS được làm thí nghiệm trên lớp.
- Nội dung kiến thức của chương “Động lực học chất điểm” hơi nặng, yêu cầu
cao so với năng lực HS.
- Thiết bị TN ở phòng TN vật lí của các trường THPT phục vụ cho việc giảng dạy
chương “Động lực học chất điểm” mặc dù có nhưng vẫn chưa đủ. Trong quá
trình dạy học, GV chưa khai thác hết tiềm năng TN, chưa kết hợp sử dụng có
hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học: Hình vẽ, mô hình, thiết bị TN
- Về phía HS:
+ Đa số các em nghe giảng một cách thụ động, lười suy nghĩ, chỉ ghi chép
những gì GV ghi trên bảng, tập trung học lí thuyết và giải các bài tập một cách
rập khuôn.
+ HS không nắm chắc các kiến thức liên quan, đặc biệt là toán học và vật lí.
+ HS ít được tiến hành TN khi học bài mới nên các kĩ năng tiến hành TN như
lắp ráp TN, thực hiện TN, thu thập và xử lí số liệu TN còn kém.
+ HS ít được tham gia một hoạt động ngoại khóa vật lí về thiết kế và chế tạo
các dụng cụ TN nên khả năng của các em còn hạn chế khi GV ra nhiệm vụ thiết
kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm.
9 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
4.3. Hướng khắc phục:
- GV gây sự chú ý, tạo hứng thú với HS bằng cách tạo các tình huống hợp lí, liên
hệ thực tế, các câu hỏi dẫn dắt giải quyết tình huống mang tính gợi mở, phù hợp
với bài học để phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- GV cần chia lớp thành các nhóm tạo thói quen làm việc hợp tác, trao đổi
thông tin, đồng thời giao các nhiệm vụ cụ thể để nhóm giải quyết cùng nhau.
Tạo không khí thi đua, học tập lẫn nhau giữa các nhóm.
- Nhà trường và GV cần có sự đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các
thiết bị thí nghiệm vật lí đã có và bổ sung khi cần thiết.
- GV nên tận dụng một số giờ học tự chọn để tổ chức tốt HĐNK để bổ
sung, mở rộng và khắc sâu được các kiến thức mà trong giờ lên lớp học sinh
chưa nắm vững, chưa tưởng tượng được nhằm kích thích hứng thú học tập, phát
huy tính tích cực và phát triển năng lực thực nghiệm cho HS.
II. ÁP DỤNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA: HƯỚNG DẪN HỌC
SINH LÀM VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐO
TỐC ĐỘ CỦA VẬT TRÊN MẶT PHẲNG NGHIÊNG BẰNG CHUYỂN
ĐỘNG NÉM NGANG TẠI LỚP 10A1 TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ- SÓC
SƠN- HÀ NỘI.
1. Mục tiêu
1.1. Về kiến thức
- Củng cố, đào sâu và mở rộng nội dung kiến thức đã học về chuyển động vật
trên mặt phẳng nghiêng và chuyển động ném ngang
- Khắc phục các quan niệm sai lầm của HS sau khi học các kiến thức trên
1.2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng thiết kế, chế tạo dụng cụ dụng cụ thí nghiệm cơ đơn giản
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng giao tiếp và diễn giải các vấn
đề của HS.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, diễn đạt vấn đề của HS.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, thu thập thông tin từ các tài liệu sách, báo,
internet, trao đổi với chuyên gia.
1.3. Về thái độ, tình cảm
- Tạo hứng thú học tập, tạo cho HS lòng ham hiểu biết, lôi cuốn HS tự giác
tham gia nhiệt tình vào các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng, tình cảm cho HS, rèn luyện tính
chăm chỉ, cần cù, tỉ mỉ, trung thực, độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước
nhóm, yêu lao động, yêu khoa học.
1.4. Về phát triển tư duy
- Phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho HS và phát triển năng lực thực
nghiệm của HS thông qua các hoạt động, nhiệm vụ.
10 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
- Vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học để đề xuất các phương án, tham
gia thiết kế, chế tạo và tiến hành các thí nghiệm về: Đo tốc độ của vật trên mặt
phẳng nghiêng bằng chuyển động ném ngang.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chuẩn bị cơ sở lí thuyết cho bài thí nghiệm; Giao nhiệm vụ cho
học sinh
- Học sinh: Các kiến thức về chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiêng;
chuyển động ném ngang; thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
3. Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm xác định tốc độ của vật trên mặt phẳng
nghiêng bằng chuyển động ném ngang
3.1. Mục đích thí nghiệm:
- Xác định bằng thực nghiệm vận tốc tức thời của vật trên mặt phẳng
nghiêng( tại chân mặt phẳng nghiêng và tại chính giữa mặt phẳng nghiêng) bằng
chuyển động ném ngang
- Khảo sát sự phụ thuộc vận tốc của vào góc nghiêng của mặt phẳng
nghiêng.
- Củng cố các thao tác cơ bản về thí nghiệm và xử lí kết quả.
- Củng cố các kiến thức về chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiêng và
chuyển động ném ngang.
3.2. Cơ sở lí thuyết
Khi vật lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng A xuống chân mặt phẳng nghiêng tại B.
Tiếp tục vật chuyến động trên đoạn nhỏ
BC rồi bắt đầu chuyển động ném ngang
rơi xuống đất tại D.
- Theo công thức tầm ném xa
L = v0
2h
g
ta có v0 = L
g
2h
Do đó bằng việc dùng thước đo độ cao
của vị trí ném CE và đo tầm ném xa DE
ta sẽ xác định được vận tốc của vật
3.3. Dụng cụ thí nghiệm: Học sinh tự làm tuy nhiên giáo viên có thể dự kiến
những dụng cụ sau:
+ Một thước thẳng 30cm; một thước đo góc có treo dây dọi
+ Mặt phẳng nghiêng
+ Một viên bi sắt
+ Ván có thể trượt để hứng vật rơi; Cát để xác định vị trí vật rơi
3.4. Bố trí thí nghiệm: Theo sản phẩm của học sinh
3.5. Tiến hành thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Đo vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng
11 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
+ Chọn góc nghiêng α = 100 ;
+ Rắc cát lên mặt phẳng đỡ
+ Đo độ cao của điểm ném ngang so với mặt phẳng đỡ.
+ Thả viên bi từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống.
+ Kết quả thí nghiệm:
(Bảng: Kết quả thí nghiệm đo vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng)
Lần đo
h= 0,09m; α = 100 ; g= 9,8m/s2
L(x0,01m)
v (m/s)
g
v0 = L
(m/s) o
2h
1
2
3
- Thí nghiệm 2: Đo vận tốc của vật tại chính giữa mặt phẳng nghiêng
+ Chọn góc nghiêng α = 100 ;
+ Rắc cát lên mặt phẳng đỡ
+ Đo độ cao của điểm ném ngang so với mặt phẳng đỡ.
+ Thả viên bi từ chính giữa mặt phẳng nghiêng xuống.
+ Kết quả thí nghiệm:
(Bảng: Kết quả thí nghiệm đo vận tốc của vật tại chính giữa mặt phẳng
nghiêng)
Lần đo
h= 0,09m; α = 100 ; g= 9,8m/s2
L(x0,01m)
vo (m/s)
g
v0 = L
(m/s)
2h
1
2
3
- Thí nghiệm 3: Khảo sát sự phụ thuộc tốc độ của vật vào độ cao của mặt
phẳng nghiêng(Góc nghiêng)
+ Chọn góc nghiêng α = 150 ; Rắc cát lên mặt phẳng đỡ
+ Đo độ cao của điểm ném ngang so với mặt phẳng đỡ.
+ Thả viên bi từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống.
+ Kết quả thí nghiệm:
(Bảng: Kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của vận tốc của vật vào độ
cao mặt phẳng nghiêng)
Lần đo
h= 0,09m; α = 150 ; g= 9,8m/s2
L(x0,01m)
vo (m/s)
g
v0 = L
(m/s)
2h
1
2
3
12 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
4. Tiến trình ngoại khóa
4.1. BƯỚC 1: GV giao nhiệm vụ và chia nhóm HS
- GV tập trung lớp HS tham gia HĐNK tại phòng học, dự kiến thời gian sinh hoạt
khoảng 60 phút. GV nêu rõ chủ đề, mục đích của đợt hoạt động ngoại khóa và nêu rõ
nội dung chính mà hoạt động ngoại khóa muốn hướng đến là tìm hiểu một số kiến
thức; thiết kế các dụng cụ đơn giản, đề xuất các phương án thí nghiệm
- GV đưa ra các nhiệm vụ cụ thể và cho HS chia thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm từ 9
đến 10 HS, GV hướng dẫn HS tự chia nhóm theo ý nguyện nhưng phải đồng đều về
năng lực học tập, nên gần nhà để dễ thực hiện các nhiệm vụ, mỗi nhóm lớn chọn một
nhóm trưởng, một thư ký. Nhiệm vụ của nhóm trưởng, thư ký là:
+ Nhóm trưởng: Lập kế hoạch thảo luận của nhóm, chịu trách nhiệm phân
công công việc, chia nhóm lớn thành các nhóm nhỏ, đôn đốc, kiểm tra mức độ
tiến hành công việc của các thành viên, thường xuyên báo cáo tiến độ làm việc
cho GV.
+ Thư ký: Điểm danh các thành viên trong nhóm, ghi chép lại những nhận
xét của các thành viên khi tham gia nhóm, ghi lại những thắc mắc muốn trao đổi
với GV.
- Sau đó, các nhóm nhận nhiệm vụ chung: Làm dụng cụ thí nghiệm đo tốc
độ của vật trên mặt phẳng nghiêng bằng chuyển động ném ngang.
- Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, GV yêu cầu HS về nhà thảo luận, suy
nghĩ, tìm tài liệu và thiết kế phương án thí nghiệm trong khoảng một tuần.
4.2. BƯỚC 2: GV kiểm tra kết quả dụng cụ thí nghiệm mà học sinh đã làm
được
- Nếu nhóm nào chưa nghĩ ra phương án, hoặc phương án không khả thi thì GV
giúp đỡ với các mức độ khác nhau, GV hướng dẫn từ khó đến dễ bằng các câu hỏi
gợi ý để HS suy nghĩ và tìm hướng giải quyết, hướng dẫn HS cách chọn lọc thông
tin trên các website, sách báo... Sau đó, GV đóng vai trò là người tổ chức, điều
khiển, các nhóm HS thảo luận, tìm cách giải quyết các nhiệm vụ được giao.
- Nếu dụng cụ học sinh làm đã khả thi thì giáo viên hướng học sinh nắm được
cơ sở lí thuyết của bài thí nghiệm đo tốc độ của vật trên mặt phẳng nghiêng bằng
chuyển động ném ngang và yêu cầu học sinh sử dụng dụng cụ đó để tiến hành các
thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Đo vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng
Thí nghiệm 2: Đo vận tốc của vật tại chính giữa mặt phẳng nghiêng
Thí nghiệm 3: Khảo sát sự phụ thuộc tốc độ của vật vào độ cao của mặt
phẳng nghiêng(Góc nghiêng)
- Sau đó, GV thống nhất với các nhóm các ngày trong tuần lên phòng thí
nghiệm để tìm hiểu. Trong lúc các nhóm tiến hành thí nghiệm, GV quan sát và
hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của các nhóm khi cần thiết.
4.3. BƯỚC 3: Các nhóm HS tích cực, tự lực thực hiện nhiệm vụ.
13 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
- Các nhóm tiến hành thực hiện các nhiệm vụ của nhóm mình. GV theo
dõi tiến trình làm việc của nhóm, giúp đỡ các nhóm khi gặp khó khăn. Trong
quá trình thực hiện, GV luôn đôn đốc nhắc nhở các nhóm để hoàn thành nhiệm
vụ đúng kế hoạch. Sau khoảng 2 tuần, GV gặp lớp một lần nữa để kiểm tra tình
hình làm việc của nhóm, đồng thời giải đáp các vướng mắc trong quá trình các
nhóm thiết kế, chế tạo dụng cụ.
- Dự kiến thời gian thực hiện bước 3 trong 2 tuần. Sau đó GV gặp lớp lần
cuối để kiểm tra kết quả của các nhóm, chuẩn bị cho buổi báo cáo và tham gia
hội vui vật lí.
- Những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và
các phương án hỗ trợ
Theo tôi nhận thấy, khó khăn chung của các nhiệm vụ này là HS không
biết cách trình bày một bài thí nghiệm hoàn chỉnh. GV có thể gợi ý nội dung
trình bày gồm các mục chính sau:
❧ Mục đích thí nghiệm
❧ Cơ sở lí thuyết
❧ Dụng cụ thí nghiệm
❧ Bố trí và tiến hành thực nghiệm
❧ Kết quả thí nghiệm
Ngoài ra còn có những khó khăn riêng như khi thực hiện nhiệm vụ chế tạo
bộ thí nghiệm đo tốc độ của vật trên mặt phẳng nghiêng bằng chuyển động ném
ngang
Ở nhiệm vụ này, tôi dự kiến HS sẽ gặp khó khăn trong việc chế tạo mặt phẳng
ngang. Sao cho khi thay đổi mặt phẳng nghiêng thì mặt phẳng ngang cũng dịch theo.
Phải làm như thế nào để xác định chính xác điểm rơi của vật.
GV gợi ý: có thể dùng cát hay giấy than để đánh dấu vị trí rơi của vật; có
thể chọn mặt phẳng ngang đơn giản như mặt bàn.
4.4. BƯỚC 4: Học sinh báo cáo kết quả sau 2 tuần thực hiện:
- Dụng cụ thí nghiệm mà các nhóm làm được và một số hình ảnh ngoại
khóa
+ Nhóm 1-2
14 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
+ Nhóm 3-4
15 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
- Kết quả đo các thí nghiệm: nhóm 1-2 ; nhóm 3-4 chung ý tưởng.
Thí
Nhóm 1- 2
Nhóm 3-4
nghiệm
v(m/s) (lấy giá trị trung bình)
1
0,782
0,849
2
0,542
0,671
3
0,834
0,885
4.5. BƯỚC 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua quá trình quan sát, theo dõi và
hướng dẫn HS tham gia hoạt động ngoại khóa, tôi đánh giá sơ bộ như sau:
- Nội dung ngoại khóa thiết thực phù hợp với nội dung HS đã học ở nội khóa
- HS tham gia vào HĐNK rất nhiệt tình, các buổi thảo luận nhóm và làm việc
tại nhà của các bạn trong nhóm, các em tham dự đầy đủ 100%.
16 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
- Các em luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, có nhiều sáng kiến
trong việc thiết kế các thiết bị thí nghiệm. Các nhóm đều hoàn thành đúng thời
gian GV quy định.
- Tất cả các nhóm đều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra,
các em còn cố gắng để có sản phẩm đẹp, bền và có thể sử dụng trong giờ học
của các em khóa sau.
- Hầu hết các nhóm đều đưa ra tốt mục đích thí nghiệm, cơ sở lí thuyết, cách
bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và kết quả.
- Thao tác làm thí nghiệm nhanh, tương đối chính xác
- Phân tích và xử lí số liệu tốt
- Tư duy sáng tạo thể hiện rất rõ trong việc HS lựa chọn vật liệu, tạo kiểu dáng,
cải tiến các bộ phận và cách lắp đặt, đề xuất được sáng kiến để dụng cụ rất đơn
giản mà lại bền và đẹp hơn.Trong phần chế tạo dụng cụ các em chỉ cần lấy ống
nhựa PVC làm vật liệu cho toàn dụng cụ. Tạo giá đỡ rất vững chắc và đẹp mắt,
mặp phẳng ngang các em dùng luôn mặt bàn. Có nhóm làm bằng gỗ và có ván
trượt hứng vật rất tiện lợi.
+ Các em biết sử dụng cát để xác định chính xác vị trí chạm đất của vật.,
đo độ cao chính xác các em không dùng thước mà sử dụng dây dọi để đo.
Từ những phân tích trên, tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa như
đã trình bày ở mục II đã góp phần phát huy tính tích cực, phát triển năng lực
thực nghiệm, năng lực sáng tạo và góp phần nâng cao chất lượng kiến thức cho
HS. Không những vậy còn giúp các em cảm nhận được vật lí không còn là môn
học khó hay khô khan, nhàm chán nữa. Sau đây là kết quả thu được ở lớp 10A 1
trường tôi về mức độ nhận thức và sự yêu thích bộ môn trước và sau khi thực
hiện ngoại khóa.
Cảm thấy Không
hứng thú hứng
Thời Sĩ Giỏi
Khá
TB
Yếu
học vật lí thú học
gian
số
vật lí
SL %
SL %
SL %
SL % SL %
SL %
32 72,7 12 27,
Trước 44 11 25
12
27,3 17 38,6 4
9,1
3
43 97,7 1
2,3
Sau
44 18 40,9 15
34,1 11 25
0
0
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
đồng thời tìm hiểu thực trạng học chương “Động lực học chất điểm” ở trường
tôi, tôi đã xác định được những khó khăn, sai lầm, hạn chế chủ yếu của GV và
17 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
HS khi dạy học chương này. Đặc biệt chú ý đến việc tổ chức HĐNK trong dạy
học vật lí.
Đề tài nay tôi đã tiến hành xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động ngoại
khóa tại lớp 10A1 trường tôi và đã thu được một số kết quả khả quan như:
- HS rèn luyện các kĩ năng riêng của môn vật lí mà giờ học chính khóa
không có điều kiện thực hiện.
- Qua sự tích cực của HS tham gia HĐNK như số lượng HS tham gia đầy
đủ, chất lượng sản phẩm, không khí náo nhiệt, thảo luận sôi nổi... cho thấy HS
rất hứng thú với HĐNK đã được tổ chức. Bên cạnh đó, qua kết quả bài kiểm tra
tôi nhận thấy HĐNK kích thích sự hứng thú trong học tập vật lí, giúp các em ôn
tập củng cố các kiến thức đã học.
- Ngoài ra, khi tham gia HĐNK còn giúp HS có cơ hội thể hiện sự sáng tạo
và phát triển khả năng sáng tạo của mình qua việc thiết kế, chế tạo dụng thí
nghiệm dựa trên những kiến thức đã được học
Đặc biệt những dụng cụ thí nghiệm mà học sinh chế tạo được còn có thể bổ
sung vào bộ thí nghiệm của trường và còn có thể sử dụng được cho các em khóa
sau.
Tuy nhiên do thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những hạn
chế và thiếu xót rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài của
tôi được hoàn chỉnh hơn.
II. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu và rút kinh nghiệm, tôi có một số đề
xuất để tăng hiệu quả của việc tổ chức HĐNK vào dạy học vật lí là:
- Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá HS. Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá chỉ
mới tập trung vào kiến thức còn về kĩ năng, thái độ và đặc biệt là năng lực chưa
được chú trọng đúng mức.
- Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm khuyến khích, tạo điều kiện để GV
tổ chức HĐNK như: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho việc tổ chức
các HĐNK.
- Tập trung nghiên cứu kĩ hơn về các thí nghiệm để chế tạo ra những dụng cụ
thí nghiệm bền, đẹp, chính xác hơn và có thể sử dụng trong dạy học nội khóa.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho GV về vai trò cũng như cách thức tổ chức
các HĐNK. GV cũng cần tự mình học tập, trao đổi kinh nghiệm, đầu tư cho việc
tổ chức các HĐNK sao cho phong phú, mới lạ, thu hút nhiều HS tham gia.
Tôi hi vọng rằng đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy
học ở trường phổ thông. Những kết quả đạt được của đề tài có thể là tài liệu
tham khảo bổ ích cho GV khi tổ chức HĐNK các kiến thức khác.
Xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đề tài trên được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm
18 / 19
“Hướng dẫn HS làm và sử dụng dụng cụ TN đơn giản trong giờ học ngoại khóa.”
của bản thân và đã được thực hiện có hiệu quả. Không sao chép
Trung Giã, ngày 15 tháng 03 năm 2019
Người viết sáng kiến
Đỗ Thị Liên
19 / 19