Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

đề thi thử THPTQG 2020 địa lí nguyễn viết xuân vĩnh phúc lần1 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.33 KB, 12 trang )

SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN

Mã đề thi 001

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPTG
NĂM HỌC 2019 - 2020, LẦN 1
BÀI THI KHH - MÔN: ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:.......................................................Số báo danh:..............................................
Câu 41: Biển Đông đã làm cho khí hậu nước ta:
A. Mưa nhiều và có sự phân mùa rõ rệt.
B. Có hai mùa và hai vùng mùa mưa, mùa khô rõ rệt.
C. Mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương.
D. Nóng quanh năm, mưa nhiều, có độ ẩm cao.
Câu 42: Đặc điểm vị trí địa lí nào sau đây quy định tính chất ẩm của khí hậu nước ta?
A. Nằm trong khu vực hoạt động của gió Tin phong.
B. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc
C. Tiếp giáp Lào, Campuchia ở phía tây và tây nam.
D. Tiếp giáp biển Động ở phía đông và phía nam.
Câu 43: “Địa thế nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam”. Đây là
đặc điểm địa hình của vùng núi:
A. Tây Bắc
B. Trường Sơn Bắc
C. Trường Sơn Nam.
D. Đông Bắc
Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy sắp xếp các vườn quốc gia từ Nam ra Bắc?
A. Cát Tiên, Bạch Mã, Kon Ka Kinh.
B. Cát Tiên, Ba Bể, Kon Ka Kinh.


C. Cát Tiên, Ba Bể, Bạch Mã.
D. Cát Tiên, Bạch Mã, Ba Bể.
Câu 45: Nước ta có thể chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu
vực là nhờ:
A. Có biên giới chung trên biển và trên đất liền với nhiều nước, có sự giao lưu dễ dàng.
B. Có vùng biên tiếp giáp với vùng biển của 8 nước trong khu vực
C. Có vị trí liền kề, có sự tương đồng về lịch sử - văn hóa cùng mối giao lưu lâu đời.
D. Nằm ở phía cực Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm vùng Đông Nam Á.
Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành giáp
với Lào?
A. 8.
B. 11.
C. 9.
D. 10.
Câu 47: Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)?
A. Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trung.
B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
C. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
D. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
Câu 48: Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là
A. địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
B. trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực
C. địa hình xăm thực mạnh ở miền đồi núi
D. địa hình được vận động Tấn kiến tạo làm trẻ lại.
Câu 49: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
A. Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
B. Không có đế nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
C. Rộng khoảng 40 nghìn km2, địa hình cao và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng
Trang 1



D. Mùa lũ, nước ngập trên diện rộng. Mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng
là đất mặn, đất phèn.
Câu 50: Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang
phía:
A. Bắc và ven Thái Bình Dương.
B. Nam và ven Đại Tây Dương.
C. Tây và ven Đại Tây Dương.
D. Nam và ven Thái Bình Dương.
Câu 51: Một số nước Đông Nam Á có sản phẩm công nghiệp cạnh tranh được trên thị trường thế giới chủ
yếu nhờ
A. đổi mới sản xuất và chất lượng lao động.
B. mở rộng thị trường và sản xuất hàng hóa
C. hoàn thiện hạ tầng và tăng cường đầu tư.
D. liên kết với nước ngoài và hiện đại hóa
Câu 52: Đường biên giới dài 1100 km là giữa Việt Nam và quốc gia nào dưới đây?
A. Trung Quốc
B. Thái Lan.
C. Campuchia
D. Lào
Câu 53: Cho bảng số liệu : TÌNH HÌNH GIA TĂNG DÂN SỐ TRUNG QUỐC TỪ 1970 – 2005
Năm
1970
1990
2005
0
33
18
12

Tỉ suất sinh thô ( 00 )
Tử suất tử thô (%0)
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%0)

15
1,8

7
1,1

6
0,6

(Nguồn: Thuyển tập đề thi Olympic 30/4/2008, NXB ĐH Sư Phạm)
Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình gia tăng dân số Trung Quốc từ 1970 - 2005 ?
A. Tỉ suất tử thô liên tục giảm qua các năm.
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên liện tục giảm qua các năm
C. Tỉ suất sinh thô liên tục giảm qua các năm.
D. Tỉ suất tử thô giảm nhanh hơn tỉ suất sinh thô.
Câu 54: Sạt lở bờ biển là loại thiên tại xảy ra nhiều nhất ở dải bờ biển vùng
A. Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Động Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn
nhất nước ta?
A. Sông Mã.
B. Sông Hồng.
C. Sông Thái Bình.
D. Sông Mê Công.

Câu 56: Cho biểu đồ

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây ?
Trang 2


A. Diện tích các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên
B. Sự thay đổi diện tích các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên
C. Quy mô và cơ cấu các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên
D. Sự chuyển dịch cơ cấu các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên
Câu 57: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện:
A. Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 h/năm.
B. Nhiệt độ trung bình năm hơn 25°C.
C. Tổng số giờ nắng từ 1500 - 2000 h/năm.
D. Nhiệt độ trung bình năm hơn 20°C.

Câu 61: Mặt trái toàn cầu hóa kinh tế thể hiện ở
A. khoảng cách giàu nghèo gia tăng giữa các nhóm nước
B. sự phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng, tập trung chủ yếu ở các nước phát triển.
C. thương mại toàn cầu sụt giảm.
D. các nước đang phát triển sẽ không được hưởng nhiều lợi ích.
Câu 62: Điểm nào sau đây không đúng với dân cư của Liên bang Nga (năm 2005)?
A. Quy mô dân số đứng thứ 3 thế giới.
B. Nhiều dân tộc trong đó chủ yếu là người Nga
C. Dân cư sống tập trung vào các thành phố lớn.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm.
Câu 63: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG HÓ TIÊU NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
Năm
2010

2014
2015
2017
Diện tích (nghìn ha)
51,3
85,6
101,6
152,0
Sản lượng (nghìn tấn)
105,4
151,6
176,8
241,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2010
- 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường.
B. Tròn.
C. Miền.
D. Kết hợp.
Câu 64: Đặc điểm không đúng với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là
A. lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
B. lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực có nhiều động đất, núi lửa trên thế giới.
C. nằm trọn vẹn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc
D. đóng vai trò cầu nối giữa vùng Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
Trang 3


Câu 65: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết lát cắt CD đoạn từ biên giới Việt Trung đến
cửa sông Chu chạy qua cao nguyên nào sau đây?

A. Cao nguyên Sơn La
B. Cao nguyên Mộc Châu.
C. Cao nguyên Sín Chải.
D. Cao nguyên Tả Phình.
Câu 66: Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là
A. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
B. trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
C. bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
D. tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 67: Cho thông tin: “ở nước ta tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng
năm 1,9 triệu tấn. Biện nước ta có hơn 2000 loài cả, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647
loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500
loài, rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản khác như bào ngư, hải sâm,...” thông tin
vừa rồi chứng tỏ vùng biển nước ta
A. có nhiều đặc sản.
B. có nhiều loài hải sản với giá trị kinh tế.
C. có nguồn lợi hải sản phong phú.
D. giàu tôm cá.
Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh
nào
sau đây?
A. Hà Tĩnh.
B. Quảng Trị.
C. Nghệ An.
D. Quảng Bình.
Câu 69: Qua bảng số liệu về dân số và sản lượng lúa một số quốc gia ở Đông Nam Á năm 2016
Quốc gia
Cam-puc-chia
In-đô-nê-xi-a
Phi-lip-pin

Việt Nam
Tổng số dân (triệu người)
15,76
261,1
103,3
94,57
Sản lượng lúa (triệu tấn)
10,52
57,17
17,91
43,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh sản lượng lúa bình quân đầu người của
một số quốc gia ở Đông Nam Á trong năm 2016?
A. Cam-pu-chia cao hơn Việt Nam.
B. Cam-pu-chia cao hơn In-đô-nê-xi-a
C. Việt Nam thấp hơn Phi-lip-pin.
D. In-đô-nê-xi-a cao hơn Phi-lip-pin.
Câu 70: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế
trọng điểm Miền Trung?
A. Bình Định.
B. Phú Yên.
C. Quảng Ngãi.
D. Quảng Nam.
Câu 71: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị triệu ha)
1985
1995
Năm
2013

Đông Nam Á
3,4
4,9
9,0
Thế giới
4,2
6,3
12,0
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất cây cao su ở
khu vực Đông Nam Á?
A. Diện tích có xu hướng tăng liên tục
B. Tốc độ gia tăng diện tích chậm hơn so với thế giới.
C. Tốc độ tăng diện tích nhanh hơn so với thế giới.
D. Luôn chiếm trên 50% diện tích toàn thế giới.
Câu 72: Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á có mùa đông lạnh?
Trang 4


A. Phía bắc Lào.
B. Phía bắc Mi-an-ma
C. Phía nam Việt Nam
D. Phía bắc Phi-lip-pin.
Câu 73: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết hai đô thị nào sau đây không phải là đô
thị loại 1 của nước ta?
A. Hải Phòng, Đà Nẵng.
B. Huế, Hải Phòng.
C. Huế, Đà Nẵng.
D. Quy Nhơn, Mỹ Tho.
Câu 74: Ý nghĩa chủ yếu của ngành nông nghiệp đối với khu vực Đông Nam Á là
A. xuất khẩu thụ ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình công nghiệp hóa

B. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
C. cạnh tranh với các khu vực khác trong việc xuất khẩu nông sản.
D. đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho số dân đông.
Câu 75: Chảy giữa các dãy núi vòng cung ở Đông Bắc là các con sông
A. sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam
B. sông Hồng, sông Đà, sông Mã.
C. sông Hồng, sông Đà, sông Chảy.
D. sông Đà, sông Mã, sông Cả.
Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về chế độ
nhiệt của Hà Nội so với Cà Mau?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.
B. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn hơn.
D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.
Câu 77: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THẢNG CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh?
A. Biên độ nhiệt của Hà Nội lớn hơn TP Hồ Chí Minh.
B. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội nhỏ hơn TP Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có mùa đông lạnh kéo dài 2 tháng 05
D. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều lớn hơn 20°C.
Câu 78: Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do
A. mưa nhiều làm đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi.
B. biển đóng vai trò chủ yếu tạo nên động bằng.
C. các sống thường ngắn, dốc và rất nghèo phù sa
Trang 5



D. đồng bằng sát chân núi nên có nhiều sỏi, cát.
Câu 79: Ở vùng biển nào sau đây, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng tàu thuyền, máy
bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982?
A. Vùng đặc quyền kinh tế
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. Thềm lục địa
D. Lãnh hải.
Câu 80: Vùng biển Việt Nam không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Xingapo.
B. Mianma
C. Trung Quốc
D. Campuchia
-----------HẾT---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN
41-C

42-D

43-B

44-D

45-C

46-D

47-A

48-D


49-C

50-D

51-D

52-C

53-D

54-A

55-B

56-C

57-A

58-B

59-D

60-A

61-A

62-C

63-A


64-B

65-B

66-B

67-C

68-A

69-C

70-B

71-C

72-B

73-D

74-D

75-A

76-A

77-C

78-B


79-A

80-B

(tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 41:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 36
Cách giải :
Nhờ có biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
Chọn C.
Câu 42:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 16.
Cách giải:
Các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm
đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
=>Vị trí tiếp giáp với biển Đông ở phía đông và phía nam đã quy định tính chất âm của khí hậu nước ta.
Chọn D.
Câu 43:
Trang 6


Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 30.
Cách giải:
Vùng núi Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam. Trường
Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là
vùng núi Tây Thừa Thiên Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp

Chọn B.
Câu 44:
Phương pháp:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 12.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trong 12 các vườn quốc gia từ Nam ra Bắc là Cát Tiên, Bạch Mã, Ba Bể.
Chọn D.
Câu 45:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 17.
Cách giải: Vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội và mối giao lưu lâu đời
đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các
nước trong khu vực.
Chọn C.
Câu 46:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4, 5 nước ta có 10 tỉnh tiếp giáp với Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kom Tum.
Chọn D.
Câu 47:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 7.
Cách giải:
Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đưa nền kinh tế xã hội
nước ta phát triển theo 3 xu thế:
- Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. -> A không đúng.
Chọn A.
Câu 48:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 29.

Cách giải:
Địa hình nước ta được vận động Tấn kiến tạo làm trẻ lại và có tình phân bậc rõ rệt.
Chọn D.
Câu 49:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33.
Cách giải:
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40 nghìn km, địa hình thấp và bằng phẳng hơn đồng
bằng sông Hồng. Trên bề mặt đồng bằng không có đế nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt, về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, còn về mùa cạn nước triều lấn mạnh làm cho gần 2/3 diện tích
đồng bằng là đất mặn, đất phèn. Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long
Xuyên, là những nơi chưa được bồ -> C không đúng.
Trang 7


Chọn C.
Câu 50.
Phương pháp: SGK địa lí 11 cơ bản trang 40.
Cách giải:
Dân cư Hoa Kỳ đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven
bờ Thái Bình Dương,
Chọn D.

Chọn C.
Câu 53:
Phương pháp: Phân tích bảng số liệu.
Cách giải: Phân tích bảng số liệu. Giai đoạn 1970 – 2005:
- Tỉ suất sinh thô giảm liên tục (21%)=> giảm 63,3% so với năm 1970
- Tỉ suất tử thô giảm liên tục (9%) => giảm 60% so với năm 1970
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cũng giảm liên tục (1,2%).

=> Như vậy tỉ suất sinh thô giảm nhanh hơn so với tỉ suất tử thôn => nhận định D không đúng.
Chọn D.
Câu 54:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 39.
Cách giải:
Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 55:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10 hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta là sông Hồng
(21,91%).
Chọn B.
Câu 56:
Phương pháp: Đọc biểu đồ.
Cách giải:
Xác định:
Trang 8


- Loại biểu đồ: Tròn với hai bán kính khác nhau.
- Thành phần: Các loại đất của đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Chọn C.
Câu 57:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 40.
Cách giải:
Tính chất nhiệt đới của nước ta được biểu hiện:
- Tổng bức xạ lớn.
- Cân bằng bức xạ dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°

- Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.
Chọn A.
Câu 58:
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Khu vực miền núi là nơi tập trung nhiều loại tài nguyên để phát triển kinh tế, đặc biệt là khoáng sản. Vì vậy
địa hình chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông sẽ làm cho việc khai thác các
tài nguyên của khu vực miền núi và việc giao lưu, trao đổi hàng hóa.
Chọn B.
Câu 59:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 16.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 16 dân tộc có số dân ít nhất nước ta là Ơ-đu.
Chọn D.
Câu 60:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 40.
Cách giải:
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên có Tín phong Bắc bán cầu hoạt động quanh năm.
Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa. Gió mùa
hoạt động mạnh mẽ lấn át Tín phong, vì thế Tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt
vào các thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
Chọn A.
Câu 61:
Phương pháp: SGK địa lí 11 trang 11.
Cách giải:
Toàn cầu hóa kinh tế cũng có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu
nghèo.
Chọn A.
Câu 62:
Phương pháp: SGK địa lí 11 cơ bản trang 64.

Cách giải:
Trên 70% dân số Liên bang Nga sống ở thành phố, chủ yếu là ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành
phố vệ tinh. ->C không đúng.
Chọn C.
Câu 63:
Phương pháp: Xác định loại biểu đồ.
Cách giải:
Trang 9


Yêu cầu của đề bài: thể hiện tốc độ tăng trưởng ->Biểu đồ đường.
Chọn A.
Câu 64:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 13.
Cách giải: Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
->lãnh thổ Việt Nam không nằm trong khu vực có nhiều động đất, núi lửa trên thế giới.
Chọn B.
Câu 65:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 16.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13 lát cắt CD đoạn từ biên giới Việt Trung đến cửa sông Chu chạy
qua cao nguyên Mộc Châu.
Chọn B.
Câu 66:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 9.
Cách giải:
Từ tháng 1 năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO).
Chọn B.
Câu 67:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
Thông tin nói về trữ lượng thủy sản và sự đa dạng, phong phú của các loài thủy, hải sản.
Chọn C.
Câu 68:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27 khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh Hà Tĩnh
Chọn A.
Câu 69:
Phương pháp: Tính toán và nhận xét.
Cách giải:
- Tính sản lượng lúa bình quân đầu người theo công thức:
Bình quân lương thực trên người = sản lượng lương thực dân số (kg/người)
Sản lượng lúa bình quân đầu người một số quốc gia ở Đông Nam Á năm 2016 (kg/người) C H
Quốc gia
Cam-pu-chia
In-đô-nê-xi-a
Phi-lip-pin
Việt Nam
Sản lượng lúa bình quân
667,5
218,9
173,4
461,0
Nhận xét: Cam-pu-chia có sản lượng lúa bình quân đầu người cao nhất, thứ 2 là Việt Nam, thứ 3 là In-đônê-xi-a và thấp nhất là Phi-lip-pin. ->C không đúng.
Chọn C.
Câu 70:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30 tỉnh không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Phú
Yên.

Chọn B.
Câu 71:
Phương pháp: Phân tích bảng số liệu.
Cách giải:
Trang 10


Phân tích bảng số liệu: Giai đoạn 1985 – 2013:
- Diện tích cao su của các nước Đông Nam Á tăng liên tục với 264,7%, tương đương với 5,6 triệu ha.
- Diện tích cao su của thế giới tăng liên tục với 285,7% tương đương với 7,8 triệu ha. -> Tốc độ gia tăng
diện tích của Đông Nam Á chậm hơn thế giới. Tuy nhiên, diện tích cao su của khu vực Đông Nam Á luôn
chiếm trên 50% diện tích cao su toàn thế giới. ->C không đúng.
Chọn C.
Câu 72:
Phương pháp: SGK địa lí 11 cơ bản trang 99.
Cách giải:
Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ Bắc Mi-an-ma, Bắc Việt
Nam có mùa đông lạnh.
Chọn B.
Câu 73:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 hai đô thị không phải đô thị loại 1 của nước ta là Mỹ Tho và
Quy Nhơn.
Chọn D.
Câu 74:
Phương pháp: SGK địa lí 11 cơ bản trang 103.
Cách giải:
Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu
vực này.

Chọn D.
Câu 75:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 30.
Cách giải:
Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng
cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,..
Chọn A.
Câu 76:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 nhiệt độ trung bình tháng VII của Hà Nội khoảng 28°C – 29°C và
Cà Mau khoảng 26°C – 27°C do thời kỳ này Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc -> phát biểu không
đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Cà Mau là nhiệt độ trung bình tháng hấp hơn.
Chọn A.
Câu 77:
Phương pháp: Nhận xét biểu đồ.
Cách giải:
TP Hồ Chí Minh nhiệt độ tất cả các tháng đều trên 20°C -> TP Hồ Chí Minh không có mùa đông lạnh kéo
dài 2 tháng. ->C không đúng.
Chọn C.
Câu 78:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33.
Cách giải:
Trang 11


Biển đóng vai trò chính trong sự hình thành dải đồng bằng ven biển miền Trung nên đất ở đây thường
nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
Chọn B.
Câu 79:

Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 15.
Cách giải:
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí
tính từ đường cơ sở. Ở vùng biển này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng tàu thuyền, máy
bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không.
Chọn A.
Câu 80:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 15.
Cách giải:
Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma
lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia. -> B không đúng.
Chọn B.

Trang 12



×