Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIEU LUAN CONG TAC VIEN TTGD 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.63 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________________

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên Thanh tra giáo dục
Năm - 2019
Tên tiểu luận:
“GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG GIÁO VIÊN KHIẾU NẠI
KẾT QUẢ XẾP LOẠI THI ĐUA CUỐI NĂM HỌC”

Họ và tên học viên: Hồ Quốc Tuấn
Đơn vị công tác: Trường THCS xã Ngọc Tụ
huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

KON TUM, THÁNG 11/2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1


TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________________

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên Thanh tra giáo dục
Năm - 2019
Tên tiểu luận:
“GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG GIÁO VIÊN KHIẾU NẠI
KẾT QUẢ XẾP LOẠI THI ĐUA CUỐI NĂM HỌC”


Họ và tên học viên: Hồ Quốc Tuấn
Đơn vị công tác: Trường THCS xã Ngọc Tụ,
huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

KON TUM, THÁNG 11/2019

2


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ TỰ VIẾT TẮT
Viết tắt
BCH
BGDĐT
BGH
BNV
CB
CBQL
CCVC
CĐCS
CP
CSVC
CT
GV
HD

HT
KH
KHXH

KN

TĐKT
THCS
THPT
TTCP
TTCM

Viết đầy đủ
Ban Chấp hành
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban Giám hiệu
Bộ Nội vụ
Cán bộ
Cán bộ quản lý
Công chức, viên chức
Công đoàn cơ sở
Chính phủ
Cơ sở vật chất
Chỉ thị
Giáo viên
Hướng dẫn
Hội đồng
Hiệu trưởng
Kế hoạch
Khoa học xã hội
Khiếu nại
Nghị định
Thi đua khen thưởng
Trung học cơ sở

Trung học phổ thông
Thanh tra Chính phủ
Tổ trưởng chuyên môn

3


A. MỞ ĐẦU
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
mở đầu: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng
nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam có
những thành tựu quan trọng góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tuy nhiên trước những yêu cầu mới của
sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Cơ cấu giáo viên
đang còn mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng
chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu.
Năng lực quản lý, tư duy đổi mới của một bộ phận CBQL giáo dục phát triển
chậm không theo kịp yêu cầu tình hình mới. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng
cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn
diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược
lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng
đất nước. Trên cơ sở đó, giải pháp đặt ra là gắn trách nhiệm cho người đứng đầu
các đơn vị giáo dục, nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra hành chính, chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
để góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL giáo dục. Mặt khác, trong

thời gian qua có một số phản ánh, đơn thư tố cáo, khiếu nại liên quan đến lĩnh
vực quản lý giáo dục, đòi hỏi người CBQL phải có năng lực giải quyết các vấn
đề thực tiễn tại đơn vị. Từ thực tế công tác tại trường THCS Ngô Mây chúng tôi
xin nêu lên tình huống: “Giải quyết tình huống giáo viên khiếu nại về kết quả
xếp loại thi đua cuối năm học” để xem xét, giải quyết với mong muốn vận dụng
kiến thức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác viên thanh tra được học vào việc giải
4


quyết tình huống thực tế hình thành kỹ năng cơ bản cần thiết, ban đầu của người
cộng tác viên thanh tra.
B. NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Thời gian ngày 15 tháng 9 năm 2019, tại trường THCS Ngô Mây, huyện
Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, cô giáo Nguyễn Thị Bông S gửi đơn khiếu nại đến Hiệu
trưởng nhà trường, đề nghị xem xét lại kết quả xét danh hiệu thi đua của cá nhân
cô S, nội dung được trình bày như sau: Năm học 2018-2019, cá nhân cô S có
thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9 đạt giải khuyến
khích, nhưng hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường đã không bình xét cô S
đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến“
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Việc xem xét, giải quyết nội dung của tình huống nêu trên nhằm đạt được
mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể sau:
2.1. Mục tiêu chung:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục
- Nâng cao năng lực xử lý các tình huống khiếu nại, tố cáo liên quan đến
lĩnh vực giáo dục nói chung và công tác thi đua khen thưởng nói riêng
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, phù hợp với thực tế hoạt

động của trường THCS Ngô Mây.
- Ổn định và phát triển hoạt động của trường THCS Ngô Mây, ổn định,
thực hiện tốt nhiệm vụ ở các tổ chuyên môn.
- Tạo niềm tin, uy tín của BGH, đội ngũ nhà giáo đối với cha mẹ học sinh,
học sinh, và chính quyền địa phương.
5


- Tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách về công tác thi đua khen
thưởng, quyền và trách nhiệm của công chức, viên chức theo luật định.
- Phối hợp hài hòa, chặt chẽ giữa các bộ phận, các đoàn thể, tổ chức trong
nhà trường để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao cho.
3. Phân tích tình huống
3.1. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan:
- Thực tế xã hội: Tình hình chung, đại bộ phận viên chức, công chức,
người dẫn chưa nghiên cứu, chưa đọc, hiểu kỹ càng các Luật, văn bản của Nhà
nước, đặc biệt là Luật thi đua khen thưởng, nên suy nghĩ rằng: Chỉ cần thực hiện
nhiệm vụ được giao, không làm gì quá đáng, không vi phạm các quy định đến
mức quá rõ ràng thì cuối năm đương nhiên là đạt danh hiệu “Lao động tiên
tiến”.
- Cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý, đánh giá cán bộ quản lý vẫn còn nhiều
bất cập, Việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, lấy ý kiến bổ nhiệm đối với CBQL
trường học, dẫn đến có những người CBQL sợ làm mất lòng giáo viên, do đó
quản lý dễ dãi.
Công tác quản lý cán bộ, giáo viên chưa chặt chẽ, xử lý vi phạm chưa kịp
thời.
- Chính sách, pháp luật: các chính sách pháp luật về công tác thi đua, khen
thưởng còn nhiều bất cập giữa văn bản của Trung ương, địa phương, giữa khối
Đảng và chính quyền,...

b. Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức: Một số giáo viên có tính cố chấp, một số giáo viên lợi dụng
mối quan hệ thân thiết với một ở người có địa vị tại địa phương để tác động, gây
sức ép đến sự quản lý của tổ trưởng chuyên môn, cán bộ quản lý nhà trường.

6


- Do ý thức chấp hành pháp luật của một vài cán bộ, giáo viên chưa cao,
thiếu tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế làm việc, ý thức tổ chức
kỷ luật chưa cao, thiếu gương mẫu, xem thường kỷ cương...
- Chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật, các văn bản
quy định về công tác thi đua, khen thưởng của nhà nước, của ngành, của cơ
quan.
- Chưa nêu cao tinh thần cầu thị, trách nhiệm đối với công việc được giao;
sự tác động của các bài báo, các nội dung không chính thống, các trang mạng xã
hội mang tính cá nhân mà bản thân một số thầy cô giáo chưa được sàng lọc,
chưa nhận diện được các tin độc, xấu.
3.2. Hậu quả:
- Xã hội: Giải quyết sự việc này nếu không thấu tình đạt lý, sẽ tạo tiền lệ
xấu cho công tác quản lý, lãnh đạo, công tác điều hành, thi đua khen thưởng của
ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Tô nói chung và các trường học nói
riêng, đặc biệt là trường THCS Ngô Mây. Tạo dư luận không tốt về công tác
quản lý, điều hành của Hiệu trưởng. Phụ huynh, nhân dân và chính quyền địa
phương không xem trọng phẩm chất của thầy cô giáo, nhà trường. Nhà trường
đánh mất uy tín, danh dự của đơn vị, thầy cô giáo đối với học sinh, phụ huynh,
chính quyền địa phương.
- Quản lý: CBQL nhà trường mất uy tín trong công tác lãnh đạo điều hành
đơn vị, sẽ bị cấp trên nhắc nhở, phê bình. Cá nhân CBQL mất uy tín với đồng
nghiệp, giáo viên, học sinh và các cấp quản lý.

- Tâm lý: Tập thể CBGV nhà trường bị dao động về tư tưởng, không tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, dễ hình thành nên lối làm
việc đối phó, thiếu trách nhiệm, thờ ơ, không có tinh thần thi đua và không tổ
chức được các hoạt động thi đua trong nhà trường.

7


4. Đề xuất những giải pháp
Từ việc phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan xảy ra tình huống
nêu trêu, để triển khai giải quyết tình huống này đạt hiệu quả đúng quy định của
pháp luật, phù hợp với thực tế, đạt mục tiêu đề ra, chúng tôi đề xuất các giải
pháp để giải quyết như sau:
4.1. Căn cứ pháp lý đề xuất giải pháp:
Việc đề xuất các giải pháp giải quyết tình huống được căn cứ các quy định
của pháp luật gồm: Căn cứ Thông tư số 07/2011/TT-TTCP, ngày 28/7/2011
của Thanh tra Chính phủ về Hướng dẫn quy trình tiếp công dân, Thông tư số
04/2010/TT-TTCP, ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ về Quy định quy
trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến
khiếu nại, tố cáo, Luật khiếu nại, tố cáo năm 2011, Nghị định số 34/2011/NĐCP, ngày 17/5/2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công
chức, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, ngày 06/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của
viên chức, Luật Thi đua Khen thưởng số 05/VBHN-VPQH, ngày 13/9/2012,
Nghị định 91/2017/NĐ-CP, ngày 31/7/2017 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết
một số điều của Luật thi đua khen thưởng. Luật viên chức số 58/2010/QH12,
Luật Công chức số 22/2008/QH12 để xử lý theo quy định.
4.2. Các giải pháp đề xuất
a. Giải pháp 1: Giao về cho tổ trưởng chuyên môn tổ chức họp tổ, phân
tích các nguyên nhân, nội dung đánh giá công tác của cô Nguyễn Thị Bông S
theo biên bản họp xét của HĐ TĐKT nhà trường.

- Ưu điểm: Tổ trưởng chuyên môn theo dõi sát tình hình hoạt động của
các thành viên trong tổ, sẽ chỉ ra được những thành tích của cô giáo Nguyễn Thị
Bông S. Đồng thời kiểm điểm lại bản thân trong các điều hành tổ, dành thời gian
nghiên cứu các quy định về công tác thi đua khen thưởng, qua đó nâng cao năng
lực quản lý của bản thân.
8


- Hạn chế: Bản thân TTCM tổ KHXH thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý
nội dung này, năng lực tuyên truyền, phổ biến các qui định pháp luật về công tác
thi đua còn hạn chế, nên khó thành công (vì HĐTĐKT của trường họp xét và đề
nghị cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với các cá
nhân dựa trên cơ sở đề nghị của các TTCM). Nếu không giải quyết được thì dễ
nảy sinh khiếu nại lên cấp cao hơn.
Gây mất đoàn kết, nghi kỵ lẫn nhau, giảm sút ý chí phấn đấu.
b. Giải pháp 2: Tiến hành quy trình xem xét, rà soát, giải quyết đơn
khiếu nại của công dân theo quy định đồng thời đề nghị kỷ luật đối với các cá
nhân để xảy ra sai phạm (nếu có). Yêu cầu TTCM tổ KHXH nêu lý do không đề
nghị xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với cô giáo Nguyễn Thị Bông S. Khi
nêu các lý do, thì sẽ có những nội dung mà cô Nguyễn Thị Bông S vi phạm.
Đồng thời cô Nguyễn Thị Bông S sẽ nêu các vi phạm của TTCM, hoặc thành
viên trong tổ (nếu có). Căn cứ vào biên bản làm việc, sẽ tiến hành xử lý kỷ luật
theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP, ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử
lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
- Ưu điểm: Thực hiện đúng quy định của pháp luật, giữ nghiêm kỷ
cương của đơn vị, nâng cao hiểu biết của đội ngũ về các quy định của pháp luật
liên quan đến viên chức. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân trong việc
thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Người vi phạm sẽ thấy rõ việc sai
phạm của mình là nghiêm trọng, có ý thức làm tốt nhiệm vụ được giao.
Chấp hành nghiêm minh theo quy định, nội quy, kỷ cương của cơ quan đơn vị.

BGH, TTCM và giáo viên có thời gian đầu tư nghiên cứu để hiểu rõ hơn
các quy định của pháp luật liên quan đến viên chức.
- Hạn chế: Cán bộ, giáo viên bị kỷ luật sẽ bị ảnh hưởng đến uy tín, tâm
lý trước đồng nghiệp và học sinh, dư luận không tốt với xã hội.

9


Nhà trường bị ảnh hưởng khi có giáo viên bị kỷ luật, đồng thời sẽ không
đạt được mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia (theo Thông tư
18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
c. Giải pháp 3: Thực hiện rà soát quy trình tổ chức phong trào thi đua
trong đơn vị, tổ chức đối thoại giữa BGH, BCH công đoàn cơ sở, Tổ KHXH.
- Ưu điểm: Tạo cơ hội cho các cá nhân có hiểu biết thêm về kiến thức
pháp luật và tự nhìn nhận những sai phạm và điều chỉnh bản thân.
Về mặt tình cảm có thể được giải toả và gần gũi chia sẻ, thông cảm hơn.
- Hạn chế: Xử lý mang cảm tính, răn đe là chính vì sợ ảnh hưởng uy tín
không tốt đến ngành và đơn vị.
Các cá nhân có ý ỷ lại vì trường hợp này vi phạm mà chỉ kiểm điểm,
nhắc nhở, dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật của mọi người trong đơn vị
không tốt.
5. Tổ chức thực hiện giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra
Qua phân tích, ưu điểm, hạn chế của các giải pháp đề xuất nêu trên, để
giải quyết tối ưu tình huống, chúng tôi chọn giải pháp 2: Tiến hành quy trình
xem xét, rà soát, giải quyết đơn khiếu nại của công dân theo quy định đồng thời
đề nghị kỷ luật đối với các cá nhân để xảy ra sai phạm, vì giải pháp này vừa phù
hợp với quy định của pháp luật, hợp lý với tình huống xảy ra, tạo được sự đồng
thuận giữa các bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện công vụ cũng như trong xử
lý các vấn đề về khiếu nại, tố cáo.
Để giải quyết tình huống, căn cứ quy định của pháp luật về khiếu nại của

công dân được quy định tại Luật khiếu nại năm 2011 (QH khóa 13), Nghị định
75/2012/NĐ-CP, ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật khiếu nại và các Thông tư hướng dẫn thi hành của Thanh tra Chính phủ
(Thông tư 07/2013/TT-TTCP, ngày 31/10/2013; Thông tư 07/2014/TT-TTCP,

10


ngày 31/10/2014), chúng tôi tổ chức triển khai thực hiện theo các bước công
việc sau:
5.1. Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại của cô Nguyễn Thị Bông S, giáo
viên tổ KHXH, trường THCS Ngô Mây, huyện Đăk Tô. Xác định thẩm quyền
xử lý đơn khiếu nại thuộc về Hiệu trưởng trường THCS Ngô Mây.
5.2. Bước 2: Phân loại loại đơn, kiểm tra điều kiện thụ lý đơn.
Tổ tiếp công dân của nhà trường tiếp nhận đơn khiếu nại của cô Nguyễn
Thị Bông S, xác định đây là đơn khiếu nại, kiểm tra đủ điều kiện để thụ lý đơn
và ra thông báo thụ lý đơn (mẫu 01-KN, Thông tư 07/2013/TT-TTCP, ngày
31/10/2013). Đồng thời báo cáo nội dung cụ thể cho Hiệu trưởng.
5.3. Bước 3: Giải quyết khiếu nại
Hiệu trưởng trường THCS Ngô Mây, sau khi nhận đơn khiếu nại của cô
Nguyễn Thị Bông S, ra thong báo thụ lý đơn xong, thì tổ chức giải quyết khiếu
nại theo quy định:
- Kiểm tra lại hành vi hành chính của Hội đồng thi đua khen thưởng
trường THCS Ngô Mây năm học 2018-2019, yêu cầu thư ký HĐ TĐKT năm
học 2018-2019 kiểm tra danh sách đề nghị chủ tịch UBND huyện Đăk Tô công
nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” năm học 2018-2019, kiểm tra biên bản họp
HĐ TĐKT năm học 2018-2019. Kết quả kiểm tra, trong danh sách đề nghị công
nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” năm học 2018-2019 (mẫu 03) không có tên
cô Nguyễn Thị Bông S, tiếp tục kiểm tra biên bản thì kết quả bỏ phiếu đề nghị
công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với cô Nguyễn Thị Bông S là 1/11

(tỷ lệ 9,09%), so sánh với Hướng dẫn số 01/HD-TĐKT, ngày 21/11/2017 của
HĐ TĐKT huyện Đăk Tô, hướng dẫn về Quy trình, thủ tục, hồ sơ công nhận các
danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng trên địa bàn huyện Đăk Tô năm
2017 và các năm tiếp theo, thì cô Nguyễn Thị Bông S không đạt tỷ lệ phiếu
đồng ý phải trên 2/3 số phiếu. Do đó HĐ TĐKT nhà trường không lập danh sách
đề nghị công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với cô Nguyễn Thị Bông
11


S. Tuy nhiên, trước khi HĐ TĐKT nhà trường bỏ phiếu thì phải căn cứ trên đề
nghị của TTCM tổ KHXH (theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường
PT có nhiều cấp học), do đó phải xác minh các nội dung mà tổ KHXH không đề
nghị công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho cô Nguyễn Thị Bông S.
- Hiệu trưởng thành lập tổ xác minh nội dung khiếu nại (theo mẫu số 04KN) gồm 3 đồng chí:

1. Đ/c Chủ tịch CĐCS - Tổ trưởng

2. Đ/c Trưởng ban TTND – Thành viên
3. Đ/c Thư ký Hội đồng trường – Thành viên
Tổ xác minh thực hiện nhiêm vụ xác minh nội dung khiếu nại và các nội
dung liên quan ở tổ KHXH, HĐ TĐKT; yêu cầu các bên cung cấp đầy đủ hồ sơ,
tài liệu phục vụ công tác xác minh; tổ xác minh lập kế hoạch xác minh, trình phê
duyệt; Hiệu trưởng ban hành và công bố quyết định xác minh theo luật định.
- Hiệu trưởng làm việc với cô Nguyễn Thị Bông S để cô S cung cấp thông
tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Nội dung làm việc
được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên (mẫu 05-KN). Qua buổi làm
việc, cô S chỉ đưa ra được là có thành tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Lịch sử lớp 9 cấp huyện (giải khuyến khích), ngoài ra không cung cấp thêm
được thông tin có giá trị khác, chủ yếu nghiên về nhận định chủ quan của cá

nhân.
- Hiệu trưởng làm việc với TTCM tổ KHXH để yêu cầu TTCM cung cấp
thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị khiếu nại; giải trình về
việc không đề nghị công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho cô Nguyễn
Thị Bông S, nội dung làm việc được lập thành biên bản (mẫu 05-KN). Kết quả
TTCM tổ KHXH đưa ra 02 lý do (kèm theo các minh chứng) dẫn đến không đề
nghị công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho cô Nguyễn Thị Bông S:
Một là: Không tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, nên theo đạt
tiêu chuẩn theo điểm B, khoản 1, điều 24 Luật Thi đua khen thưởng,
12


Hai là: Ngày 14/12/2018, cô Nguyễn Thị Bông S có sử dụng những từ
ngữ không phù hợp với thầy Đỗ Đình H trong lúc trực nề nếp, làm ảnh hưởng
đến hình ảnh người thầy giáo, nhưng vì không đủ căn cứ để chứng minh cô S vi
phạm đạo đức nhà giáo nên nhà trường chỉ họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
- Sau khi làm việc với cô Nguyễn Thị Bông S và TTCM tổ KHXH, Hiệu
trưởng tiếp tục giao cho tổ xác minh các nội dung đã làm việc. Thực hiện kế
hoạch xác minh, tổ xác minh báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại bằng
văn bản (theo mẫu 11-KN) với các nội dung được quy định tại Khoản 4, Điều 29
Luật khiếu nại (Đối tượng xác minh; thời gian tiến hành xác minh; người tiến
hành xác minh; nội dung xác minh: theo kế hoạch số 12/KH-HT).
- Kết quả xác minh: nội dung khiếu nại của cô Nguyễn Thị Bông S là
không có cơ sở pháp lý; việc HĐ TĐKT làm việc theo nguyên tắc tập trung dân
chủ; TTCM thực hiện tốt công tác quản lý tổ chuyên môn, đề xuất khen thưởng
đúng thẩm quyền và đúng quy định, sát thực tế, tuy nhiên công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho đội ngũ giáo viên không đạt hiệu quả cao. Kết luận: nội
dung khiếu nại của cô Nguyễn Thị Bông S là không có cơ sở. Kiến nghị: BGH
cần tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các
chính sách pháp luật đến đội ngũ; TTCM thực hiện tốt hơn nữa vai trò tuyên

truyền pháp luật cho các thành viên trong tổ; kiểm điểm sâu sắc đối với cô
Nguyễn Thị Bông S.
- Sau khi có kết quả của tổ xác minh, hiệu trưởng tổ chức đối thoại giữa
cô Nguyễn Thị Bông S, TTCM tổ KHXH, Hiệu trưởng, Chủ tịch CĐCS.
- Sau khi tổ chức đối thoại, cô Nguyễn Thị Bông S nhận thấy sai sót trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ, trong việc thực hiện các phong trào thi đua của
nhà trường; đồng thời chưa tìm hiểu kỹ các văn bản liên quan đến công tác thi
đua khen thưởng dẫn đến khiếu nại không có cơ sở, làm ảnh hưởng đến uy tín
của cá nhân đồng chí TTCM, Hiệu trưởng; ảnh hưởng đến công tác giảng dạy
của nhà trường. Cô Nguyễn Thị Bông S xin kiểm điểm sâu sắc trách nhiệm của
13


mình, xin lỗi nhà trường, BGH và TTCM, xin hứa thực hiện tốt nhiệm vụ của
một nhà giáo, không để sự việc tương tự xảy ra.
5.3. Bước 4: Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại, gửi Quyết định
khiếu nại đến các cá nhân, bộ phận liên quan, lưu trữ hồ sơ.
Hiệu trưởng ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (theo mẫu
15-KN) và gửi cho cô Nguyễn Thị Bông S, tổ trưởng chuyên môn tổ KHXH,
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Tô, ban thanh tra nhân dân.
Hồ sơ giải quyết KN được bàn giao cho bộ phận văn thư – lưu trữ của nhà
trường tổ chức lưu trữ theo quy định.
6. Kiến nghị, đề xuất
Qua tình huống và việc giải quyết, để thực hiện tốt công tác này trong thời
gian tới, chúng tôi xin nêu lên các đề xuất kiến nghị cụ thể như sau:
6.1. Đối với cơ quan chủ quản
Một là, tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác tiếp công dân, công tác kiểm
tra, giám sát các hoạt động của nhà trường nói chung và công tác thi đua – khen
thưởng ở các đơn vị nói riêng.
Hai là, ban hành đầy đủ văn bản của ngành về hướng dẫn công tác thi đua

khen thưởng đúng Luật thi đua khen thưởng, Nghị định 91/2017/NĐ-CP và sát
với đặc điểm của ngành giáo dục, phù hợp với thực tiễn địa phương.
Ba là, phổ biến đầy đủ các tiêu chuẩn về danh hiệu thi đua cho toàn thể
CCVC ngành giáo dục và đào tạo trong dịp tổ chức chuyên đề hè hàng năm.
6.2. Đối với đơn vị
Một là, thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định của pháp luật về
công tác thi đua, khen thưởng.
Hai là, ngay từ đầu năm học, ban hành quy chế thi đua, khen thưởng nội
bộ của đơn vị, giao về cho các tổ tổ chức góp ý, xây dựng đảm bảo thực hiện tốt
14


nguyên tắc dân chủ trong việc xây dựng các quy định, quy chế của đơn vị. Trong
năm học, tổ chức tốt các phong trào thi đua mang tính thiết thực, góp phần nâng
cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ; nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Ba là, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, cần chú ý tuyên dương, khen
thưởng cho các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua của
nhà trường nói chung và phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
6.3. Đối với cá nhân
Một là, đầu tư thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu thêm các văn bản Nhà
nước về quản lý giáo dục nói riêng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh nói riêng để nâng cao năng lực xử lý các vấn đề nảy sinh tại địa
phương, đơn vị.
Hai là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, chú trọng các nội dung
để CCVC “được biết, được bàn, được làm”. Thực hiện tốt việc phân quyền phụ
trách, chịu trcáh nhiệm cho các bộ phận liên quan, các tổ chuyên môn.
Ba là, thực hiện đầy đủ các nội dung công khai theo Thông tư
36/2017/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân.

Bốn là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội
ngũ, đặc biệt là cácvăn bản luật liên quan đến chế độ, chính sách của giáo viên.
Năm là, chỉ đạo các TTCM tổ chức các chuyên đề nghiên cứu về các văn
bản luật, các công văn, hướng dẫn chuyên môn, công văn về công tác thi đua,
khen thưởng.
C. KẾT LUẬN
Qua giải quyết tình huống cho thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
là do nhận thức của một bộ phận giáo viên về công tác thi đua- khen thưởng
chưa được nâng cao; khả năng tìm hiểu, nghiên cứu văn bản của nhà nước, của
15


ngành chưa được chú trọng; công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật của Ban
Giám hiệu, đoàn thể, các tổ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu, việc ban
hành quy chế thi đua khen thưởng, quy chế chi tiêu nội bộ chưa chú trọng nội
dung tuyên dương khen thưởng đối với những cá nhận có thành tích nhưng chưa
đấp ứng điều khiện khen thưởng của Luật thi đua khen thưởng. Vì vậy, để không
xảy ra những vấn đề tương tự về phía cơ quan chủ quản, lãnh đạo đơn vị và cá
nhân cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thực hiện tốt
công tác tiếp công dân; tổ chức định kỳ, đột xuất các nội dung họp tịch để các
CB, GV trình bày những bức xúc liên quan đến quá trình công tác, cũng như
việc điều hành quản lý nhà trường của Hiệu trưởng, việc quản lý của tổ chuyên
môn.
Khi xảy ra vụ việc cần nắm bắt đầy đủ, trọn vẹn thông tin vụ việc, phân
tích nguyên nhân, đề ra các giải pháp giải quyết thấu tình, đạt lý, đảm bảo đúng
quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động cá nhân, đơn vị.
Việc giải quyết đạt hiệu quả nêu trên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của cơ quan đơn vị, phát huy vai trò, năng lực của cộng tác viên
thanh tra trong quá trình tham mưu, đề xuất thủ trưởng giải quyết, đảm bảo vận
dụng kiến thức kỹ năng cộng tác viên thanh tra được bồi dưỡng vào thực tiễn

giải quyết công việc tại cơ quan công tác thực hiện chức trách, nhiệm vụ của
cộng tác viên thanh tra theo quy định của pháp luật và theo nhiệm vụ được lãnh
đạo phân công./.
D. TÀI LIỆU TAM KHẢO
1. Quốc hội (2003), Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Quốc hội (2010), Luật Viên chức.
4. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại.
5. Chính phủ (2012), Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ban hành ngày 03
tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.
16


6. Chính phủ (2017), Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ban hành ngày 31
tháng 7 năm 2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen
thưởng.
7. Thanh tra Chính phủ (2013), Thông tư số 07/2013/TT- TTCP ban hành
ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
7. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư số 07/2014/TT- TTCP ban hành ngày 31
tháng 10 năm 2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản
ánh.
9. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm
2011 ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều
cấp học.
9. Bộ Nội vụ (2017), Thông tư số 08/2017/TT-BNV, ngày 27 tháng 10 năm 2017
quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 91/2017/NĐ-CP, ngày 31 tháng 7
năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen
thưởng.
9. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT, ngày 28
tháng 8 năm 2018 hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục và đào tạo.
12. UBND huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum (2017), Hướng dẫn số 01/HD-TĐKT, ngày 21

tháng 11 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Tô hướng dẫn về Quy trình, thủ tục, hồ sơ
công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng trên địa bàn huyện Đăk Tô năm 2017 và
các năm tiếp theo.
13. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TPHCM (2015) Tài liệu bồi dưỡng
nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục.

17


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________________

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên Thanh tra giáo dục
Năm - 2019
Tên tiểu luận:
“GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG GIÁO VIÊN KHIẾU NẠI
KẾT QUẢ XẾP LOẠI THI ĐUA CUỐI NĂM HỌC”

Họ và tên học viên: Hồ Quốc Tuấn
Đơn vị công tác: Trường THCS xã Ngọc Tụ
huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

KON TUM, THÁNG 11/2019

18




×