Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

72 HOÀN THIỆN kế TOÁN bán HÀNG và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG và THƯƠNG mại NGHĨA tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 113 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

PHẠM THỊ ÚT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI NGHĨA TÂN

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
MÃ SỐ

: 21

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ MINH THOA

HÀ NỘI – 2018


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên


Phạm Thị Út

SV:Phạm Thị Út

i

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
MỤC LỤC.......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................v
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP...4
1.1 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp..............................................................................4
1.1.1 Đặc điểm của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp....................4
1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với quá trình bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp.....................................................................5
1.1.3.Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng...................................................................................................................5
1.2 Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp ........................................................................................7
1.2.1 Các phương thức bán hàng ..................................................................7

1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu......11
1.2.3.Kế toán giá vốn hàng bán...................................................................18
1.2.4.Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp............22
1.2.5.Kế toán chi phí và doanh thu tài chính.............................................27
1.2.6.Kế toán chi phí khác và thu nhập khác.............................................28
1.2.7.Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.................................................30
1.2.8.Kế toán xác định kết quả kinh doanh................................................31
1.2.9.Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng............................................................................................33

SV:Phạm Thị Út

ii

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

1.3.Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện áp
dụng kế toán máy...........................................................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC

ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI NGHĨA TÂN............................................................36
2.1.Giới thiệu chung về công ty...................................................................36

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển.....................................................36
2.1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.....................36
2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp......................40
2.1.4.Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp.......................................42
2.2.Thực tế kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Cổ phần Xây dựng và Thương mại Nghĩa Tân..........................................48
2.2.1.Các phương thức bán hàng.................................................................48
2.2.2.Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu......49
2.2.4.Kế toán giá vốn hàng bán...................................................................66
2.2.5. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp....70
2.2.6. Kế toán chi phí tài chính và doanh thu hoạt động tài chính...........77
2.2.7. Kế toán chi phí khác và thu nhập khác.............................................79
2.2.8. Kế toán chi phí thuế TNDN...............................................................79
2.2.9. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh.............................82
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGHĨA TÂN...................................85
3.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty CP XD & TM Nghĩa Tân.......................................85
3.2.Đánh giá khái quát về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty CP XD & TM Nghĩa Tân...............................................85

SV:Phạm Thị Út

iii

CQ52/21.11


Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

3.2.1.Ưu điểm................................................................................................86
3.2.2.Nhược điểm..........................................................................................87
3.3.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh tại công ty CP XD & TM Nghĩa Tân................88
KẾT LUẬN....................................................................................................94

SV:Phạm Thị Út

iv

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Kí hiệu

Nghĩa đầy đủ

viết tắt

viết tắt


Nghĩa đầy đủ

DTBH

Doanh thu Bán hàng

CKTM

Chiết khấu thương mại

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

TK

Tài khoản

K/C

Kết chuyển

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt


GVHB

Giá vốn hàng bán

CPBH

Chi phí bán hàng

XĐKQ

Xác định kết quả

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

TSCĐ

Tài sản cố định

CPDV


Chi phí dịch vụ

CPQLDN

Chi phí quản lí doanh
nghiệp

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

CK

Chuyển khoản

DTT

Doanh thu thuần

NSNN

Ngân sách nhà nước

ĐP

Định phí

BP


Biến phí

SV:Phạm Thị Út

v

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp (nộp
thuế theo PPKT)............................................................................................13
Sơ đồ 1.2: Kế toán bán hàng theo phương pháp trực tiếp (nộp thuế theo
PPTT).............................................................................................................13
Sơ đồ 1.3: Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng qua đại lý
(PPKT)............................................................................................................14
Sơ đồ 1.4: Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng qua đại lý......14
Sơ đồ 1.5: Kế toán bán hàng theo phương thức trao đổi hàng (PPTT). . .15
Sơ đồ 1.6: Kế toán bán hàng theo phương thức trao đổi hàng (PPKT)...15
Sơ đồ 1.7: Kế toán doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp........................16
Sơ đồ 1.8: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.....................................18
1.2.3.1.Phương pháp xác định giá vốn hàng bán.......................................19
Sơ đồ 1.9: Kế toán giá vốn hàng bán (PP kê khai thường xuyên)...........21
Sơ đồ 1.10: Kế toán giá vốn hàng bán (PP Kiểm kê định kỳ)..................22
Sơ đồ 1.11: Kế toán chi phí bán hàng.........................................................24
1.2.4.2.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp............................................25

Sơ đồ 1.12: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp....................................25
Sơ đồ 1.13. Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính...............28
Sơ đồ 1.14 Kế toán chi phí khác và thu nhập khác...................................30
Sơ đồ 1.15: Kế toán chi phí thuế TNDN.....................................................31
Sơ đồ 1.16: Kế toán xác định kết quả kinh doanh.....................................32
Sơ đồ 1.17: Trình tự xử lý thông tin...........................................................34
Sơ đồ 2.2: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Xây
dựng và Thương mại Nghĩa Tân.................................................................40
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong.........................................42

SV:Phạm Thị Út

vi

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ 2.4: Trình tự kế toán ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chung”.......44
Hình 2.1: Giao diện phần mềm:...................................................................47
Hình 2.2: Màn hình lập hóa đơn bán hàng.................................................56
Bảng 2.1: Trích sổ cái TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
tháng 01 năm 2017........................................................................................57
Bảng 2.2 :Trích sổ chi tiết TK doanh thu bán hàng _Đá 10x20mm........60
Hình 2.3: Màn hình nhập liệu......................................................................61
Hình 2.4: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.....................................64
Hình 2.5: Màn hình xuất kho bán hàng.......................................................67

Bảng 2.3: Sổ cái tài khoản 632....................................................................69
Bảng 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 641.............................................................71
Bảng 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 642.............................................................74
Bảng 2.6: Sổ cái tài khoản 515....................................................................78
Hình 2.5: Màn hình xem sổ chi tiết kế toán chi phí thuế TNDN............80
Bảng 2.7: Sổ cái tài khoản 821....................................................................81
Hình 2.6: Màn hình kết chuyển...................................................................83
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh(Dạng lãi trên biến phí)...............93

SV:Phạm Thị Út

vii

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì nền
kinh tế Việt Nam cũng đang trong đà phát triển theo xu hướng hội nhập
với nền kinh tế khu vực cũng như quốc tế không chỉ về chiều rộng mà
còn về chiều sâu. Hội nhập kinh tế toàn cầu vừa mở ra những cơ hội phát
triển nhưng đồng thời mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều thách thức
và khó khăn. Muốn đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải đảm
bảo kinh doanh có lãi. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải
đảm bảo quản lý và giám sát một cách chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất

kinh doanh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán cung cấp
các thông tin kinh tế tài chính hiện thực, có giá trị pháp lý và độ tin cậy
cao, giúp DN và các đối tượng có liên quan đánh giá đúng đắn tình hình
hoạt động của DN, trên cơ sở đó lãnh đạo DN sẽ đưa ra các quyết định
kinh tế phù hợp.
Trong doanh nghiệp, có thể nói bán hàng và xác định kết quả bán
hàng là một trong những khâu quan trọng nhất. Nó là cơ sở để nhà quản
lý doanh nghiệp đề ra các phương hướng chiến lược cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Do đó, nó quyết định tới thành công hay thất bại của
một doanh nghiệp. Điều đó cho thấy làm sao để tổ chức công tác bán
hàng và xác định kết quả bán hàng một cách khoa học và hiệu quả là vấn
đề to lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Vì thế, em chọn đề tài “Hoàn
thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ” để nghiên
cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình.

SV:Phạm Thị Út

1

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán bán hàng và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây dựng và Thương

mại Nghĩa Tân.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Tại Công ty cổ phần XD & TM Nghĩa Tân.
- Về thời gian:Số liệu phân tích lấy trong năm 2017,2018.
3 .Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Nghĩa Tân.
- Đánh giá ưu, nhược điểm trong công tác kế toán bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh tại công ty.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công
tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như thu thập thông tin, số liệu tại công ty, tiến hành quan sát,
thu nhận kinh nghiệm của các cán bộ phòng kế toán.
Đồng thời, nghiên cứu Luật kế toán, Luật thuế, các thông tư, văn
bản hướng dẫn của Bộ tài chính và các giáo trình do giảng viên biên
soạn để làm cơ sở cho luận văn tốt nghiệp.
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

SV:Phạm Thị Út

2

CQ52/21.11



Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Nghĩa Tân.
Chương 3: Một số ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Công ty Cổ phần Xây
dựng và Thương mại Nghĩa Tân.

SV:Phạm Thị Út

3

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.

1.1 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1.1 Đặc điểm của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp.
Hàng hóa là những vật phẩm doanh nghiệp mua về để bán phục vụ

cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với
phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.Quá trình bán hàng là giai đoạn
cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó có ý nghĩa quan trọng
đối với các doanh nghiệp bởi vì đây là quá trình chuyển hoá vốn từ hình
thái vốn sản phẩm, hàng hoá sang hình thái vốn tệ hoặc vốn trong thanh
toán, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh
doanh tiếp theo.
Quá trình bán hàng trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về số lượng, chất
lượng, quy cách hàng bán.
- Có sự thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa từ
người bán sang người mua.
- Người bán giao cho người mua một lượng hàng hóa và nhận
được tiền hoặc được chấp nhận thanh toán. Khoản tiền này được gọi là
doanh thu bán hàng, được dùng để bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình
sản xuất kinh doanh và hình thành nên kết quả bán hàng trong doanh
nghiệp.
- Kết quả bán hàng là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả của
công tác bán hàng và cũng là bộ phận chủ yếu cấu thành nên kết quả

SV:Phạm Thị Út

4

CQ52/21.11


Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là phần chênh lệch giữa doanh thu bán
hàng thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp. Kết quả bán hàng được xác định như sau:
Lãi

=

(Lỗ)

DT bán
hàng thuần

-

Giá vốn
hàng bán

-

Chi phí BH, chi phí QLDN
phân bổ cho hàng bán ra

1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với quá trình bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Bán hàng không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân mỗi
doanh nghiệp, mà còn có ý nghĩa đối với người tiêu dùng và đối với toàn
bộ nền kinh tế quốc dân do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ

các yêu cầu về việc quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả bán
hàng như sau:
- Quản lý sự vận động và số liệu của từng loại sản phẩm, hàng hóa
theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị của chúng.
- Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu
sản phẩm là mục tiêu cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp.
- Tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường, áp dụng các chính
sách bán hàng và sau bán hàng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng
Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:
Đối với doanh nghiệp: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp
đánh giá hiệu quả sản xuất trong kỳ, đưa ra các phương án sản xuất kinh
doanh mới, góp phần tạo nên sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

SV:Phạm Thị Út

5

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Đối với nhà nước: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doah
sẽ giúp cho nhà nước nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh của danh nghiệp. Từ đó giúp nhà nước quản lý tốt việc thực hiện
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước (thuế, phí, lệ phí…) và giúp
nhà nước đề ra những chính sách quản lý kinh tế vĩ mô góp phần ổn định
và phát triển nên kinh tế cả nước.
Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều đối tượng (nhà
đầu tư, nhà cung cấp…) cần biết tới tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp dựa trên các báo cáo của kế toán bán hàng và
xác định kết quả kinh doanh để đưa ra các quyết định kinh tế có liên
quan tới doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện
có và sự biến động của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số
lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản
doanh thu và giảm trừ doanh thu, các chi phí của từng hoạt động trong
doanh nghiệp, đồng thời phải theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu
của khách hàng.
- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động,
giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân
phối kết quả hoạt động.
- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài
chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán

SV:Phạm Thị Út

6


CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

hàng, xác định và phân phối kết quả.

1.2 Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp .
1.2.1 Các phương thức bán hàng .
1.2.1.1 Bán hàng trong nước.
a, Bán buôn:
Bán buôn là sự vận động ban đầu của hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất
đến lĩnh vực tiêu dùng. Trong khâu này hàng hoá mới chỉ thực hiện
được một phần giá trị, chưa thực hiện được giá trị sử dụng. Bán buôn
được chia thành 2 loại:
 Phương thức bán buôn qua kho:
Theo phương thức bán hàng này, hàng hoá được xuất bán cho
khách hàng từ kho dự trữ của doanh nghiệp và thực hiện theo hai hình
thức:
- Hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, định kì căn cứ vào
hợp đồng kinh tế và kế hoạch giao hàng, doanh nghiệp xuất hàng gửi đi
cho khách hàng và giao tại địa điểm đã ký trong hợp đồng ( nhà ga, bến
cảng, kho của khách hàng,..). Hàng gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của
bên bán. Chi khi khách hàng thông báo nhận thanh toán thì khi đó mới
được xác định là bán hàng và doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu
bán hàng.
- Hình thức xuất bán trực tiếp: Theo hình thức này, doanh nghiệp

xuất hàng giao trực tiếp cho khách hàng tại kho hoặc nơi bảo quản hàng
hoá của doanh nghiệp. Khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ nhận
hàng tại kho của doanh nghiệp hoặc nơi bảo quản hàng của doanh
nghiệp.Hàng hoá được coi là bán và hình thành doanh thu bán hàng khi

SV:Phạm Thị Út

7

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

người được uỷ quyền nhận đủ hàng và ký vào hoá đơn bán hàng hoặc
hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho do bên bán lập.
 Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng:
Bán buôn vận chuyển thẳng là hình thức bán hàng mà bên bán
mua hàng của nhà cung cấp để bán cho khách hàng, hàng hoá không qua
kho của bên bán. Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng được chia
làm 2 hình thức:
- Bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp: Theo hình thức này, doanh
nghiệp mua hàng của bên cung cấp để giao bán thẳng cho người mua do
bên mua uỷ nhiệm đến nhận hàng trực tiếp tại địa điểm do hai bên thoả
thuận. Hàng hoá được coi là bán khi người mua đã nhận đủ hàng và ký
xác nhận trên chứng từ bán hàng của doanh nghiệp.
- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo
hình thức này, doanh nghiệp mua hàng của bên cung cấp và chuyển

hàng đi để bán thẳng cho bên mua hàng. Hàng hoá gửi đi bán vẫn thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi nào bên mua xác nhận đã nhận đủ
hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì lúc đó mới xác định là tiêu thu.
b, Bán le
Bán lẻ là khâu vận động cuối cùng của hàng hoá từ lĩnh vực sản
xuất tới lĩnh vực tiêu dùng. Tại khâu này, hàng hoá kết thúc lưu thông,
thực hiện được toàn bộ giá trị và giá trị sử dụng. Bán lẻ thường bán với
khối lượng ít, giá bán ổn định. Bán lẻ có các phương thức sau:
- Bán hàng thu tiền trực tiếp:Theo phương thức này, nghiệp vụ
bán hàng hoàn thành trực diện với khách hàng.Khách hàng thanh toán
tiền, người bán hàng giao cho khách.
- Bán hàng thu tiền tập trung: Theo hình thức này, khách hàng nộp
tiền cho người thu tiền và nhận hàng tại quầy giao hàng do một nhân

SV:Phạm Thị Út

8

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

viên bán hàng khác đảm nhận.
- Bán hàng theo hình thức khách hàng tự chọn: Theo hình thức
này, khách hàng tự chọn mặt hàng mua trong các siêu thị và thanh toán
tiền hàng tại các của thu tiền của siêu thị.
- Bán hàng theo phương thức đại lý: Theo hình thức này, doanh

nghiệp ký hợp đồng với cơ sở đại lý, giao hàng cho các cơ sở này bán
và dành hoa hồng bán hàng cho họ.
- Bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm: Doanh nghiệp chỉ
thu một phần tiền hàng của khách hàng, phần còn lại khách hàng sẽ trả
dần và phải chịu số tiền lãi nhất định. Doanh thu ghi nhận theo phương
pháp này là giá bán trả ngay tại thời điểm bán.
- Bán hàng theo phương thức đổi hàng: Doanh nghiệp mang hàng
của mình để đổi lấy hàng của khách hàng theo đúng thoả thuận của hai
bên. Giá của hàng hoá đem đổi là giá hàng hoá đó trên thị trường.
1.2.1.2. Bán hàng ngoài nước ( xuất khẩu)
 Phương thức xuất khẩu trực tiếp: là phương thức mà các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với
nước ngoài, trực tiếp giao hàng và thu tiền hàng.
 Phương thức xuất khẩu uỷ thác: Là phương thức mà đơn vị xuất
khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua
một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hoạt động xuất khẩu cho mình.
Có hai bên tham gia trong hoạt động xuất khẩu uỷ thác;
+ Bên giao uỷ thác xuất khẩu (Bên uỷ thác)
+ Bên nhận uỷ thác xuất khẩu (Bên nhận uỷ thác): Là bên đứng ra
thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với nước ngoài và hưởng phí uỷ
thác theo sự thoả thuận của hai bên trong hợp đồng uỷ thác.

SV:Phạm Thị Út

9

CQ52/21.11


Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

Mặt hàng xuất khẩu phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp,
được nhà nước cho phép kinh doanh. Trong xuất khẩu hàng hoá, giá cả
hàng xuất khẩu, điều kiện về thanh toán, phương tiện vận chuyển đều
được quy định rõ và tuân thủ theo các quy tắc và điều lệ thương mại
quốc tế.Cụ thể:
 Giá cả trong thanh toán: Chủ yếu là dùng 2 loại giá sau:
- Giá FOB: Người bán chịu mọi trách nhiệm làm các thủ tục thông
quan xuất khẩu và mọi chi phí cho đến khi hàng hoá qua lan can tàu tại
cảng bốc quy định do người mua chỉ định. Cụ thể giá FOB là giá bán tại
cửa khẩu,không gồm chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm từ cửa khẩu xuất
đến. Theo giá này người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro về mất
mát, hư hỏng của hàng hoá trên đường vận chuyển.
- Giá CIF: Điều kiện giao hàng này có nghĩa là người bán giao
hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng.Giá CIF là giá
mau thực tế của khách hàng tại cửa nhập khẩu bao gồm giá của bản thân
hàng hoá, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm hàng hoá đến cảng quy
định. Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu
và trả các phí tổn và cước vận chuyển cần thiết để đưa hàng tới cảng
quy định nhưng mọi rủi ro, mất mát, hư hại về hàng hoá cũng như mọi
chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng
được chuyển từ người bán sang người mua.
 Đồng tiền trong thanh toán: Có thể dùng đồng tiền của nước
nhập,nước xuất hoặc nước thứ ba. Điều kiện thanh toán có thể là: Trả
tiền trước, trả tiền ngay sau khi giao hàng hoặc trả tiền sau.
 Phương thức thanh toán:
- Phương thức chuyển tiền
- Phương thức ghi sổ hay phương thức mở tài khoản.

SV:Phạm Thị Út

10

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

- Phương thức nhờ thu.
- Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C.
1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng
Khái niệm về doanh thu bán hàng
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
thời kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu
được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu
được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
và hàng bán bị trả lại.
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thì doanh thu bán hàng được ghi nhận theo giá chưa có thuế GTGT. Còn
các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh
thu bán hàng là tổng giá thanh toán.
Thời điểm ghi nhận doanh thu:
Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang
người mua, hay còn là thời điểm người mua thanh toán hay chấp nhận
thanh toán cho người bán.

Nguyên tắc hạch toán:
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí bán hàng phải tuân theo nguyên
tắc phù hợp. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một
khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Theo VAS 14, doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời
thỏa mãn 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền

SV:Phạm Thị Út

11

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như
quyền sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao
dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Các chứng từ chủ yếu được sử dụng trong kế toán bán hàng gồm:
- Hóa đơn GTGT (mẫu 01- GTGT- 3LL)
- Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02- GTGT- 3LL)

- Bảng thanh toán hàng đại lý, kí gửi (mẫu 01- BH)
- Tờ khai thuế GTGT (mẫu 07A/GTGT)
- Thẻ quầy hàng (mẫu 02- BH)
- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, ủy nhiệm thu…)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại,
phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng…
Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
a) Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp
+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

SV:Phạm Thị Út

12

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ 1.1: Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp
(nộp thuế theo PPKT)

TK 511


TK 111, 112, 131
DT bán hàng chưa thuế GTGT

TK 3331
Thuế GTGT

+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Sơ đồ 1. 2: Kế toán bán hàng theo phương pháp trực tiếp (nộp thuế
theo PPTT)

TK 111, 112, 113

TK 511
Tổng giá thanh toán

b) Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng qua đại lý
+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

SV:Phạm Thị Út

13

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp


Sơ đồ 1. 3: Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng qua đại lý
(PPKT)
TK511

TK 111, 112, 131

DT bán hàng chưa

TK 641

Trả hoa hồng đại lý

Thuế GTGT

TK 3331

TK 1331

Thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT khấu trừ

phải nộp

+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
Sơ đồ 1. 4: Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng qua đại lý
(PPTT)

TK 511


TK 111,112, 131
Tổng giá thanh toán

TK 641

Hoa hồng đại lý

c) Kế toán bán hàng theo phương thức trao đổi hàng
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

SV:Phạm Thị Út

14

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ 1. 5: Kế toán bán hàng theo phương thức trao đổi hàng (PPTT)

TK 511

TK 131

TK 152, 156

Giá trị nhận hàng về


Tổng giá thanh toán

Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Sơ đồ 1. 6: Kế toán bán hàng theo phương thức trao đổi hàng (PPKT)
TK 511

TK 131

TK152, 156

DTBH chưa
thuế GTGT

Giá trị hàng
Số phải thu

Số đã thu

nhận về

TK 3331

TK 133

Thuế GTGT

Thuế GTGT

phải nộp


khấu trừ

d,Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp
.

Sơ đồ 1.7: Kế toán doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp

SV:Phạm Thị Út

15

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

TK 131

TK 511

TK 515

Doanh thu

Số tiền
còn


theo bán

phải thu

hàng thu
tiền ngay

TK 111

TK3331
Thuế
GTGT

Định kỳ, kết
chuyển lãi trả
chậm,trả góp

Số tiền

đã thu

TK 3387
Lãi trả

chậm,
trả góp

1.2.2.2.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính toán doanh thu thuần
và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.

DTT bán hàng và
cung cấp dịch vụ

SV:Phạm Thị Út

Tổng DTBH và
=

cung cấp dịch vụ

16

Các khoản giảm trừ
-

doanh thu

CQ52/21.11


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền doanh nghiệp giảm cho người
mua hàng khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã
ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán hàng.
Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ
cho các bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lí do hàng bán bị

kém phẩm chất, không đúng quy cách,... đã ghi trong hợp đồng.
Hàng bán bị trả lại: Là trị giá số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp
đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại
do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc chính
sách bảo hành như: Hàng kém chất lượng, sai quy cách,...
Thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp
- Thuế TTĐB: Là loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp khi sản xuất,
kinh doanh một số mặt hàng đặc biệt thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế TTĐB
- Thuế xuất khẩu: Là khoản thuế phải nộp khi xuất khẩu hàng hóa
mà hàng hóa đó phải chịu thuế xuất khẩu.
Chứng từ sử dụng:
 Phiếu nhập kho hàng bán trả lại
 Hóa đơn GTGT
 Hóa đơn bán hàng
 Biên bản kiểm kê hàng hóa
 Chứng từ chấp nhận giảm giá cho khách hàng.
Tài khoản sử dụng:
 TK 5211- Chiết khấu thương mại
 TK 5212 - Hàng bán bị trả lại

SV:Phạm Thị Út

17

CQ52/21.11


×