Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Xuất khẩu chè của việt nam trong bối cảnh hội nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 131 trang )

<4'

V

^

/

P ti-J
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ

PHẠM THỊ NGỌC DIỆP








XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM
TRONG BÓI CẢNH HỘI NHẬP WTO
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Đ ối NGOẠI


*




NGUỒI HUỚNG DẪN KHOA HỌC:
T IÉN S ĩ KHU THỊ TƯYÉT MAI

I
I

rJA I H Ọ G

Quoc

O I A HA N O l

TRUNG T Ả M J H Û N G ÎÏN THƯ VIỆN

r Q-i-ww

Hà N ội-2 0 0 9


MỤC
LỤC

«
DANH M ỤC CÁ C T Ừ V IÉ T T Ắ T ................................ .......... ........................................ i

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BIẺU...........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................ỉii

LỜI MỠ ĐẦU.................................................................................................. ........ .1
CHƯ ƠNG 1: T Ồ N G QUAN VÈ W TO VÀ KIN H N G H IỆM QU ÓC T É VÈ
XƯÁT KHẢU C H È T R O N G HỘI NHẬP W T O ......................................................... 6
1.1 G iớ i th iệ u c h u n g về W T O ............................................................................................. 6

1.1.1 Sự ra đời của WTO...................................................................................... 6
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của WTO..................................................... 6
1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của WTO.................................................................9
1.1.4 Các Hiệp định của WTO về thương mại hàng hoả có liên quan đến xuất
khẩu chè...............................................................................................................16
1.2 Vai trò của việc xuất khẩu chè trong hội nhập WTO................................27
1.2.1 về mặt kinh t ế ...........................................................................................27
1.2.2 về mặt chính trị - xã hội............................................................................30
1.3 Kinh nghiệm về xuất khẩu chè của một số nước........................................33
1.3.1 Ẩn Đ ộ ........................................................................................................ 33
1.3.2 Trung Quốc................................................................................................ 38
1.3.3 Sri-ỉanka..................................................................................................... 40
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam......................................................... 44
CHƯƠNG 2: T H Ụ C TRẠNG XUÁT KHẢU CH È CỦA VIỆT NAM TRONG

HỘI NHẬP WTO...................................................................................................... 47
2.1 Tổng quan về ngành chè Việt Nam........................................................... 47
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 47
2.1.2 V ốn............................................................................................................49
2.1.3 Kỹ thuật và công nghệ.............................................................................. 50
2.1.4 Nhân lự c.................................................................................................... 52
2.1.5 Tổ chức sản xuẩt........................................................................................ 53
2.1.6 Các chính sách...........................................................................................57



2.2. Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO .58
2.2.1 Động thái...................................................................................................58
2.2.2 Cơ cẩu mặt hàng....................................................................................... 60
2.2.3 Các thị trường xuất khẩu chính................................................................63
2.2.4 Khả năng cạnh tranh................................................................................. 68
2.3

Nhận xét chung về xuất khẩu chè của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

W TO .................................................................................................................... 73
2.3.1 Thành tựu................................................................................. ;...............74
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................... 75
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẲY MẠNH XUÁT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO..............................................................83
3.1 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu chè của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập VVTO....................................................................................................83
3.1.1 Xu hướng tiêu thụ chè thế giới................................................................83
3.1.2 Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam............................................91
3.2 Định hướng và triển vọng xuất khẩu chè Việt N am .................. .............. 94
3.2.1 Định hướng ngành ch è............................................................................ 94
3.2.2 Triển vọng xuất khẩu chè của Việt Nam................................................. 97
3.3 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè Việt N am ...............................101
3.3.1 v ề phía nhà nước.................... .............................................................. 101
3.3.2 v ề phía ngành chè và các doanh nghiệp.............................................. 108
KÉT LUẬN............................................................................................................. 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 121


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NGUYÊN NGHĨA TIÉNG ANH NGUYÊN NGHĨA TIÉNG VIỆT

AMS

Aggregate Measurement of
Support

Hỗ trợ tính eộp trong nông nshiệp

CTC

Crushing - Tearing - Curling

Sợi chè cắt thành từng mảnh nhò,
gọi là chè CTC (nghiền - xé - vò xoăn).

FAO

Food and Agriculture
Organization

Tổ chức Nông lưtmg Thế giới

GATS

General Agreement on Trade in
Services

Hiệp định chune về Thương mại
Dịch vụ

GATT


General Agreement on Tariffs
and Trade

Hiệp định chung về Mậu dịch và
Thuế quan

GSP

Generalized System of
Preferences

Hệ thống ưu đãi phổ cập

HACCP Hazard Analysis and Critical
Control Point

Hệ thống phân tích rủi ro tại điểm
tới hạn

HĐNN

Agreement on Agriculture

Hiệp định Nông nghiệp

MFN

Most Favoured Nation


Tối huệ quốc

NT

National Treatment

Đổi xử quốc gia

OTD

Orthodox Tea

Sợi chè đê nguyên, vò xoan lại, gọi
là chè truyền thống

SCM

Subsidies And Countervailing
Measures

Trợ cấp và thuế đổi kháng

SPS

Sanitary and Phytosanitary
Measure

Hiệp định về Vệ sinh, kiểm dịch
động - thực vật


TBT

Agreement on Technical Baưiers Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong
thương mại
to Trade

TRIPS

Agreement on Trade Related
Intellectual Property Rights

Hiệp định về các biện pháp đầu tư
liên quan đen sở hữu trí tuệ

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thưoms mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ HIỆU BÀNG

TÊN BÁNG

TRANG

Bảng 1.1


Lộ trình cắt eiảm thuế quan theo quy định của HĐNN

17

Báng 1.2

Lộ trình thực hiện các cam kết cắt eiảm trợ cấp xuất khẩu

20

Bàng 1.3

Sản lượng sản xuất và xuất khẩu của Ấn Độ so với toàn thế aiới

33

Bàng 1.4

Sàn lượne sản xuất và xuất khẩu của Trung Ọuốc so với toàn thế eiới

38

Bảng 1.5

Sản lượng sàn xuất và xuất khẩu của Sri-Ianka so với toàn thế giới

41

Bảng 2.1


Diện tích và sản lượne chè của 10 tinh đứne đầu cà nước

59

Báng 2.2

Sàn xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam qua các năm ( 1995-2007)

59

Bảng 2.3

Cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam

62

Bàng 2.4

Các thị trường nhập khẩu chè Việt Nam với lượng và trị giá lớn nhất

68

Bảng 2.5

Các thị trường nhập khẩu chè với siá cao hơn mức giá bình quân

68

Bàng 2.6


Số doanh nghiệp cùng xuất khẩu vào một sổ thị trường

71

Bảng 2.7

Giá xuất khẩu trung bình

71

Bảng 2.8

Kết quả xuất khẩu chè chính neạch giai đoạn 2003-2007

74

Bảng 3.1

Tình hình nhập khẩu chè thế giới giai đoạn 1996 - 2006

84

Bảng 3.2

Dự báo lượng chè đen tiêu thụ toàn thế giới

87

Bàng 3.3


Tình hình xuất khẩu chè thế giới 1995 - 2006

88

Bảng 3.4

Xuất khẩu chè đen thế aiới đến 2016

90

Bảng 3.5

Xuất khẩu chè xanh thế giới đến 2016

90

Bảng 3.6

Diễn giải mức thuế bình quân cam kết

92

Bảng 3.7

Hỗ trợ trong nước: Cam kết về AMS cùaViệtNam

93

Bảng 3.8


Tỷ trọns sản lượng cùa một số nước sản xuất chènăm 2007

98

Bảng 3.9

Dự báo sàn ỉượng chè đen đến 2016

99

Bảng 3.10 Dự báo sản lượng chè xanh đến 2016

ii

100


LỜI M Ở ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có thế mạnh về sản xuất và xuẩt khẩu chè, đứng
hàng thứ năm trên thế giới về sản lượne và xuất khẩu chè năm 2007 [33, tr.2].
Ngành chè là một trong những ngành phát triển lâu đời ở Việt Nam. Hơn nữa.
neành chè là một ngành có ý nghĩa quan trọng không chỉ bời vai trò kinh tế mà mà
còn bởi đây là ngành sử dụng nhiều lao độns phổ thông từ các khâu trồng, thu hái
đến chế biến, đặc biệt ở khu vực trung du, miền núi và cao nguyên. Thu nhập từ
chè hàne năm chiếm 0 ,2 % tổng thu nhập quốc dân và chiếm trung binh 1,51%
tổng kim neạch xuất khẩu hàng nông sản hàng năm của cả nước. Vì vậy. việc đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu chè là cơ sở thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cả
ngành chè Việt Nam, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
phát triển trung du và miền núi; tiến tới một nền nông nghiệp bền vững.

Tháng 1/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thể giới WTO. Trong bối cảnh này, yêu cầu phát triển ngành chè và
đẩy mạnh xuất khẩu càng trở nên quan trọng. Hội nhập WTO mang lại cơ hội cho
xuất khẩu của Việt Nam nói chung, xuất khẩu chè nói riêng vì các rào cản thuể quan
và phi thuế sẽ được cắt giảm dần và bãi bỏ. Việt Nam sẽ cạnh tranh bình đẳng với
các thành viên khác theo các neuỵên tẳc hoạt động của WTO. Đây là điều kiện
thuận lợi để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu chè cũng như đẩy mạnh xuất
khẩu vào một số thị trường hiện tại. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu chè hiện nay
vẫn còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là năne; lực cạnh tranh xuất khẩu. Hom nữa. tham
gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới buộc Việt Nam phải xoá bỏ một số hình thức
hỗ trợ xuất khẩu thường áp dụn£ trước đây. vấn đề đặt ra là cần phải có giải pháp
để thúc đẩy hoạt động xuẩt khẩu chè của Việt Nam nhàm tận dụng các cơ hội mà
việc hội nhập WTO mang lại cũna như có những điều chỉnh hợp lý phù họp với yêu
cầu tự do hoá

th ư ơ n g

mại. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Xuất khẩu chè của

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO ” cho luận văn tốt nghiệp.

1


2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài của Luận văn hiện nay có thể kể đến các công trình
nahiên cứu sau:
- Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2001 “Sản xuất và xuất khấu chè, thực trạng
vờ giài pháp" của PGS.TS Neuyễn Sinh Cúc. Tác giả đã phân tích và đánh giá
tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam nói chung, nêu lên những vấn đề

tồn tại và từ đó đề xuất những giải pháp tập trung vào việc triển khai đồng bộ
nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu chè. Tuy nhiên, kể từ năm 2001 đến nay,
nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tể có rất nhiều biến chuyển. Do
vậy những giải pháp mà tác giả đưa ra cho đến nay phần nào không còn phù hợp.
- Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2005 "Hoàn thiện các biện pháp phi thuế
quan đế bào hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc
tế" do PGS.TS Đinh Văn Thành chủ nhiệm đã nghiên cứu các biện pháp phi thuế
quan theo quy định của WTO và thông lệ quốc tế, phân tích thực trạng các biện
pháp bảo hộ phi thuế của Việt Nam đối với một số nông sản chủ yểu (trong đó có
chè) và đề xuất các giải pháp bảo hộ phù hợp. Đề tài tập trung vào các biện pháp
bảo hộ phi thuế quan đổi với hàng nông sản và thời gian nghiên cứu trước khi Việt
Nam tham gia vào WTO.
- Luận án PTS Kinh tể “Những giải pháp chù yếu nâng cao hiệu quả kinh tế
trong các công ty chè vùng Thanh Sơn - Vĩnh Phủ" của Đặng Ngọc Phú. Tác giả
đi sâu phân tích hiệu quà kinh tế trong các công ty chè ở vùng Thanh Sơn - Vĩnh
Phú và đưa ra các giải pháp nâne cao hiệu quả kinh tế trong các công ty chè vùng
này.
- Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Những vẩn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái
Nguvên” của Phạm Thị Lý. Tác già đi sầu phân tích vai trò, thực trạng và những
vấn đề kinh tế trong sản xuất chè ờ Thái Nguyên từ đó đưa ra những phương
hưởng, mục tiêu và các giải pháp chủ yểu để phát triển sản xuẩt chè ở tỉnh này.
- Công trình nghiên cứu ''Thách thức khi hội nhập W.T.O: Trường hợp của

2


Việt Nam (W.T.O. Integration challenge: The case o f Vietnam)'' (2005) của JeanPaul Lemaire đã phân tích những thách thức và áp lực cùa việc hội nhập đối với
Việt Nam, đồng thời phân tích các tác động đối với các lĩnh vực của nền kinh tế.
Q u a đ ó t á c g i à c ũ n g đ ư a r a m ộ t s ố g ợ i V v ề v i ệ c đ i ề u c h ì n h c h í n h s á c h đ ố i v ớ i V iệ t


Nam khi tham gia vào WTO.
- Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Nguyễn Công Mỹ, Nguyễn Thị
Lan Hương. Hugo Valin & Houssein Boumelỉassa (2008) “Đánh giá rác động gia
nhập WTO tới nền kinh tể Việt Nam ” đã sử dụng mô hình cân bằng tổng thể - CGE
để phân tích một cách định lượng bức tranh thay đổi thuế quan và tác động tới các
ngành kinh tế. cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu và phía cung GDP, qua đó đánh
giá tác động của việc gia nhập WTO tới Việt Nam.
- Đề tài ''WTO tron% và ngoài cuộc: lợi ích gia nhập và chi phí thành viênMột phân tích ban đầu trong Trường hợp của Việt Nam (WTO Entry and Beyond:
Accession Benefits and the Cost o f Membership. A Preliminary Analysis in (he
Case o f Vietnam)” của tác £Ìả Tancrede Voituriez (2007). Tác giả đã phân tích
những tác động thuận lợi và khó khăn đối với kinh tế-xã hội Việt Nam theo từng
khía cạnh (trong đó có hàng nông sản) đặt trong bổi cảnh hội nhập quốc tể. Đây là
những phân tích đánh giá ban đầu. mana tính khái quát về những tác động có thể
có của WTO khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức chứ chưa đi sâu vào
thực trạng từng ngành cụ thể của Việt Nam, ví dụ như ngành chè.
Ngoài những công trình nghiên cửu trên còn có một sổ bài báo liên quan
đến xuất khẩu chè. Ví dụ bài báo “Nâng cao khả năng xuất kháu chè Việt Nam”
của Neuyễn Hữu Khải (2004).v.v.
Nhìn chung, các côna trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến một sổ giải
pháp để phát triển ngành chè Việt Nam ở nhừng khía cạnh và mức độ khác nhau,
về xuất khẩu chè của Việt Nam, hoặc về thực trạng sản xuất chè trong phạm vi
vùng miền hoặc là những nghiên cứu về tác động của WTO đến nền kinh tế Việt
Nam nói chung. Tuv nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ cả về cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt

3


độne xuất khẩu chè cùa Việt Nam trong quá trình hội nhập Tổ chức Thươne mại
Thế giới.

3. M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam, làm rõ những điểm mạnh
cũng như những hạn chế của hoạt động này trong tiến trình Việt Nam hội nhập Tổ
chức thương mại thế giới WTO, từ đó đưa ra một sổ giài pháp để thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu chè trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các hiệp định và quy định cùa WTO cũng như cam kết cùa Việt
Nam trong WTO có liên quan đến xuất khẩu chè.
- Nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam trong hội nhập WTO.
- Đề xuất một số giải pháp nhàm thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam trong
điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đ ối tư ợ n a n g h iê n cứu:

Xuất khẩu chè của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam từ khi Việt Nam đệ đơn xin gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO năm 1995 đến nav.
- Hoạt độne xuất khẩu chè tập trung vào một số thị trường chính của sản phẩm
chè Việt Nam như Trung Đông, Nga, Trung Quốc. Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản.
5. P hương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. luận văn sử đụng các phương pháp phân tích-tổng hợp, diễn giài-quy nạp.

4


thống kê, so sánh.
6. Những đóng góp mới của luận văn

- Đưa ra sự phân tích toàn diện về thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập WTO.
- Đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhầm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về WTO và kinh nghiệm quốc tể về xuất khẩu chè trong
hội nhập WTO
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam trong hội nhập WTO
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam trong điều kiện
hội nhập WTO

5


CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VỀ W TO VÀ K IN H N G H IỆM QUÓC TẾ
VỀ X U Ấ T KHẤU CHÈ TRONG HỘI NHẬP WTO
1.1 G iới thiệu chung về YVTO
1.1. ỉ S ự ra đời của WTO
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thươne
mại Ọuốc tế (ITO) nhàm thiết lập các quy tấc và luật lệ cho thươne mại siừa các
nước nhưng không được phê chuẩn bời Quốc Hội các nước thành viên. Sau đó. 23
nước nhóm họp đi đến thoả thuận Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
(GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa
phương trona suổt gần 50 năm sau đỏ. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8
vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ
tám. Vòne đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguvên tắc và các hiệp định
của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có

tính chất cùa một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có định chế hoạt động cụ thể.
WTO (World Trade Organization) chính thức được thành lập vào neàv 1 tháng 1
năm 1995. WTO với tư cách là một tổ chức thươne mại toàn cầu thực hiện những
mục tiêu đâ được nêu trona Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức
sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của WTO
1.1.2.1 Cơ cẩu tổ chức cùa WTO
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban
của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp
và các ủy ban đặc thù.
Cơ quan quyền lực cao nhất cùa WTO là Hội nghị Bộ trường diễn ra ít nhất
hai năm một lần. Hội nghị có sự tham eia của tất cà các thành viên WTO. Các thành

6


viên này có thề là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng
đồne châu Ảu). Hội nahị Bộ trường có thể ra quvết định đối với bất kỳ vắn đề nào
trone các thỏa ước thươne mại đa phương của WTO.
Công việc hàng nsàv cùa WTO được đàm nhiệm bời 3 cơ quan: Đại Hội
đồng. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại.
Tuy tên gọi khác nhau, nhưne, thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giổng nhau, đều
bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tưcmg đương) của tất cả các nước
thành viên. Điểm khác nhau giữa chủng là chúng được nhóm họp để thực hiện các
chức năng khác nhau của WTO.
- Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất cùa WTO tại Geneva, được
nhóm họp thường xuyên và có thẩm quyền quyết định nhân danh Hội nghị bộ
trường (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.
- Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn

các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thầm hoặc Cơ quan Phúc thầm
đệ trinh.
- Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện
việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát
chính sách thương mại. Dối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà
soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đổi với những thành viên khác, việc rà
soát cỏ thể được tiến hành cách quãng hơn.
Hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng là các Hội đồng Thương mại. Có ba
Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại
Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hừu Trí tuệ liên quan đến
Thương mại. Mỗi hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại
Hội đồng, các hội đồng bao eồm đại diện cùa tất cả các nước thành viên WTO. Bên
cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm
báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi
trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý

7


là trôna số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với
các nước xin gia nhập WTO.
- Hội đồng Thưcmg mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động
thuộc phạm vi cùa Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là
các hoạt động liên quan đến thươne mại quốc tế về hàng hóa.
- Hội đồng Thưcme. mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động
thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt
động liên quan đến thươne mại quốc tế về dịch vụ.
- H ội

đồne. C ác k h ía cạnh c ủ a Quyền Sở h ữ u T rí tu ệ liên quan đ ến T h ư ơ n o


mại chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các
khía cạnh cùa Quyền Sờ hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS), cũng như
việc phổi hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sờ hừu trí tuệ.
Dưới các hội đồne, trên là các ủy ban và cơ quan phụ (rách các lĩnh vực
chuyên môn riêng biệt.
Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1
ủy ban đặc thù.
- Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy
ban đặc thù.
- Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ
quan Phúc thẩm.
Neoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập
ửy ban Đàm phán Thưtĩng mại trực thuộc Đại Hội đồng để thúc đẩy và tạo điều
kiện thuận lợi cho đàm phán, ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan
đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
1. ì.2.2 Chức năng cùa ỈVTO
WTO thực hiện 5 chức năne sau:
- T h ố n g n h ất quàn lý việc thực hiện các hiệp định và thoà thuận thương mại

8


đa phươna và nhiều bên: giám sát. tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các
nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.
- Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phản thưcmg mại đa
phương trong khuôn khổ WTO. theo quvết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
- Là cơ chể giải quvết tranh chắp giừa các nước thành viên liên quan đến
việc thực hiện và giải thích các Hiệp định của WTO và các hiệp định thuơng mại đa
phương và nhiều bên.

- Là cơ chế kiếm điếm chính sách thương mại cùa các nước thành viên, bảo
đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của
WTO. Hiệp định thành lập WTO (phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm
chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền
tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự
báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tể toàn cầu.
ỉ. 1.3 Nguyên tắc hoạt động của WTO
1.1.3. ỉ Thương mại không phản biệt đối xử:
Nguyên tắc này thể hiện ờ hai nguyên tắc: đổi xử tối huệ quốc và đối xử
quốc gia.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
“Tối huệ quốc*’ viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation) có
nghĩa là “nước (được) ưu đãi nhất", “nước (được) ưu tiên nhất”, là nguyên tắc pháp
ỉý quan trọng nhẩt của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay
tại Điều I của Hiệp định GATT (mặc dù bàn thân thuật ngữ “tối huệ quốc” không
được sử dụng trong điều này). Điều 2 Hiệp định GATS, và Điều 4 Hiệp định TRIPS.
Nguyên tẳc MFN được hiểu là nếu một quốc gia dành sự ưu đãi bất kỳ cho
một nước thành viên thì quốc gia này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tẩt cả các
nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp

9


định thương mại song phương. Khi nguvên tắc MFN được áp dụna đa phương đối
với tất cả các nước thành viên WTO thi cùne đồne nghĩa với nguyên tẳc bình đẳng
và khône phân biệt đối xứ vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đăi
nhất”. Nguyên tẳc MFN trône WTO khôn£ có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp
định GATT 1947 quy định mồi nước có quyền tuvên bổ không áp dụng tất cà các
điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác.

Điều I. 1 Hiệp định GATT quy định nehĩa vụ của mọi bên ký kết dành “ngay
lập tức và không điều kiện" bất kỳ ưu đãi. ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào
liên quan đến thuế quan và bất kỳ loại lệ phí nào mà bên ký kết đó áp dụng cho
hoặc liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán
quốc tế. hoặc liên quan đến phươne pháp tính thuế và lệ phí hoặc liên quan đến tẩt
cả các quy định và thù tục đổi với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm xuất xứ
hoặc nhập khẩu sang một Bên ký kết cho một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặc
nhập khẩu sang các Bên ký kết khác.
Mặc dù được coi là "hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương,
Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quv định một số ngoại lệ và miễn trừ quan
trọng đối với nguyên tắc MFN. Ví dụ như Điều XXIV của GATT quy định các nước
thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đổi xử
ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba. trái với nguvên tẳc
MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đổi xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các
nước đang phát triển. Miền trừ thử nhất là Quyết định ngày 25-6-1971 của Đại hội
đồng GATT về việc thiết lập “Hệ thống ưu đãi phổ cập” (GSP) chỉ áp dụng cho
hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong khuôn
khổ GSP, các nước phát triển cỏ thể thiết lập số mức thuể ưu đãi hoặc miễn thuế
quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm
phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụne những mức thuế quan ưu đãi đó cho
các nước phát triển theo nguvên tắc MFN. Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngàv
26/11/1971 cùa Đại hội đồne GATT về "Đàm phán thương mại giữa các nước đane
phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán, ký kết những hiệp định

10


thươne mại dành cho nhau nhũrna ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ
phải áp dụna cho hàng hoá đến từ các nước phát triển. Trên cơ sở Quvết định này.
Hiệp định về “Hệ thốns ưu đãi thương mại toàn cầu RÌỪa các nước đane phát triển’*

(Global System of Trade Preferences among Developing Countries - GSPT) đã
được ký năm 1989.
Mặc dù được tất cả các nước trong GATT/WTO công nhận là nguyên tắc nền
tảng, nhưng thực tể cho thấy các nước phát triển cũng như đang phát triển không
phải lúc nào cũng tuân thủ nghiêm túc nguvên tắc MFN và đã có rất nhiều tranh
chấp trong lịch sừ cùa GATT liên quan đến việc áp dụng nguvên tắc này.
Nguyên tắc đổi xử quốc gia hay còn gọi là Nguyên tẳc đãi ngộ quốc gia
(National Treatment - NT), quy định tại Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và
Điều 3 TRIPS. Nguyên tẳc NT được hiểu ià hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở
hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàne hoá
cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tẳc NT chỉ áp dụng đổi với
hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hi~ru trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp
nhân. Phạm vi áp dụng của nguyên tấc NT đối với hàng hoá. dịch vụ và sờ hữu trí tuệ
có khác nhau. Đổi với hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một
nghĩa vụ chune. có nghĩa là hàng hoá và quyền sờ hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã
đóne thuế quan hoặc được đãng ký bào vệ hợp pháp được đổi xử bình đẳng như hàng
hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa. các quv định về
mua, bán, phân phối vận chuyển. Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chì áp dụng đối với
những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của
mình và mồi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.
Các nước, về nguyên tắc, không được áp đụng những hạn chế sổ lượng nhập
khẩu và xuẩt khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp định
của WTO, cụ thể, đó là các trường hợp: mất cân đổi cán cân thanh toán (Điều XII
và XVIII.b) ; nhẳm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Điều
XVIII.c); bảo vệ neành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập
khẩu hoặc để đổi phó với sự khan hiểm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do

11



xuất khẩu quá nhiều (Điều XIX); vi lý do sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vi lý do
an ninh quốc gia (Điều XXI).
Một trong những neoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc đãi ne,ộ quốc gia là
vấn đề trợ giá cho sàn xuất hoặc xuất hay nhập khẩu, vấn đề này được quy định lan
đầu tại Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh
trong thoả thuận vòng Tokvo 1979 và hiện nav trong Thoả thuận Vòng đàm phản
Uruguay về trợ cấp và thuế đổi kháng, viết tắt theo tiểne Anh là SCM. Thoả thuận
SCM có mộí điểm khác biệt lớn so với GATT 1947 và thoả thuận Tokyo ờ chồ nó
được áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ
cấp phân chia các loại trợ cấp làm 3 loại : loại ’‘xanh”; loại “vàng” và loại “đỏ” theo
nguyên tẳc “đèn hiệu giao thông".
Việc áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia trên thực tế đã gây ra rất nhiều tranh
chấp giữa các bên ký kết GATT/WTO bởi một lý do dễ hiểu là nếu các nước đễ
chấp nhận nguyên tắc đối xử bình đẳng đổi với các nước thứ 3 thì nước nào cũng
muốn dành một sự bảo hộ nhất định đối với sản phẩm nội địa. Mục tiêu chính của
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là tạo ra những điều kiện cạnh tranh bình đẳng giừa
hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa cùng loại.
Nguyên tắc dãi ngộ quốc gia cúng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan
trọng nhất của hệ thống thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc
tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các
nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trờ thành thành viên của WTO.
1.1.3.2 Nguyên tắc điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi, tự ảo
thông qua đàm phán
Mồi nước khi gia nhập WTO phải xây dựng lộ trình cắt giảm thuế và các
biện pháp phi thuế theo thoả thuận đã thông qua ờ các vòng đàm phán song phương
và đa phương với mỗi thành viên của tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình tự do hoá thương mại.
Trên thực tể, lịch sử của GATT và sau nàv là WTO đã cho thấy đó chính là

12



lịch sử của quá trình đàm phán cắt giảm thuế quan, rồi bao trùm cả đàm phán dỡ bỏ
các hàna rào phi thuế quan, và dần dần mở rộng sang đàm phán những lĩnh vực mới
như thương mại dịch vụ. sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, mờ cửa thị trường, do trình độ phát
triển kinh tế của mồi nước khác nhau, “sức chịu đựng” của mỗi nền kinh tế trước
sức ép của hàng hoá nước neoài tràn vào do mờ cửa thị trường là khác nhau hay nói
cách khác, đổi với nhiều nước, khi mờ cửa thị trường không chỉ có thuận lợi mà
cũng đưa lại những khó khăn, đòi hỏi phải điều chỉnh từng bước nền sản xuấí trong
nước. Vì thế. các hiệp định cùa WTO đã được thône qua với quy định cho phép các
nước thành viên từng bước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự do hoá từng
bước. Sự nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan
được thực hiện thông qua đàm phán, rồi trở thành các cam kết để thực hiện.
I. Ị. 3.3 Nguyên tắc xây dimg môi trường kinh doanh d ễ dự đoán
Chính phủ các nước khi là thành viên của WTO không được thay đổi một
cách tuỳ tiện cơ chế chính sách của quốc gia gây khó dễ cho các doanh nghiệp và
các nhà xuất khẩu.
Đây là nguyên tắc quan trọng của WTO. Mục tiêu của nguyên tắc này là các
nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và cỏ thể dự báo trước được về
các cơ chế, chính sách, quy định thươna, mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước neoài có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay
đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà để từ đó
doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư cùa mình mà
không; bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ.
Đây là nỗ lực của hệ thống thương mại đa biên nhằm yêu cầu các thành viên
cùa WTO tạo ra một môi trường thương mại ổn định, minh bạch và dễ dự đoán.
Nội dung của nguyên tẳc này bao gồm các công việc như sau:
v ề các thoả thuận cắt giảm thuế quan:


13


Bản chất của thưcmg mại trone khuôn khổ WTO là các thành viên dành ưu
đãi, nhân nhượng thuế quan cho nhau. Sons để chắc chấn là các mức thuế quan đã
đàm phán phải được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng thuế suất, gây bất
lợi cho đối tác của mình, sau khi đàm phán, mức thuế suất đã thoả thuận sẽ được
ehi vào một bàn danh mục thuế quan. Đâv gọi là các mức thuế suẩt ràng buộc.
Nói cách khác, ràrm buộc là việc đưa ra đanh mục ấn định các mức thuế ờ
mức tối đa nào đó và không được phép tăng hay thay đổi theo chiều hướng bất lợi
cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một nước có thể sửa đồi. thay đổi mức thuế đã
cam kết, ràng buộc chỉ sau khi đã đàm phán với đối tác của mình và phải đền bù
thiệt hại do việc tăng thuế đó gây ra.
v ề các biện pháp phi thuế quan:
Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chế định
lượng khác như quản lv hạn ngạch. Các biện pháp này dễ làm nảy sinh tệ nhũng
nhiễu, tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo thương mại, gây khó khăn cho
doanh nghiệp, làm cho thương mại thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch, cản trở tự do
thương mại. Do đó, WTO chủ trương các biện pháp này sẽ bị buộc phải loại bò hoặc
chấm dứt.
Để có thể thực hiện được mục tiêu này, các hiệp định của WTO yêu cầu
chính phủ các nước thành viên phải công bố thật rõ ràng, công khai “minh bạch"
các cơ chế. chính sách, biện pháp quản lý thương mại của mình. Đồng thời, WTO
có cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên thông qua Cơ
chế rà soát chính sách thương mại.
1. ì .5.4 Nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh mang tính chất cạnh tranh
bình đẳng, công bằng
Trong khi quy định 2 neuyên tắc MFN và NT, WTO cũng cho phép đưa ra
một số ngoại lệ. Trên thực tể, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá
thương mại song trong rất nhiều trường hợp. WTO cũng cho phép duy trì những

quy định về bảo hộ. Do vậy. WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động

14


tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá ejá, trợ cấp
hoặc các biện pháp bào hộ khác.
Để thực hiện được neuyên tẳc này. WTO quy định trường hợp nào là cạnh
tranh bình đẳng, trườne h(jp nào là khôna bình đẳng từ đó được phép hay không
được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ. chống bán phá giá.v.v.
ỉ. 1.3.5 Nguyên tắc dành một sổ ưu đãi về thương mại cho các nước đang
phát triển
Các nước thành viên, trong đó có các nước đang phát triển, thừa nhận rằng tự
do hoả thương mại và hệ thổne thương mại đa biên trong khuôn khổ cùa WTO đóng
góp vào sự phát triển cùa mỗi quốc aia. Song các thành viên cũng thừa nhận ràng,
các nước đang phát triển phải thi hành nhũrna nghĩa vụ cùa các nước phát triển. Nói
cách khác, “sân chơi" chi là một, "luật chơi" chi là một. song trình độ *‘cầu thủ" thi
không hề ngang nhau.
Trong khi đó, hiện số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và các
nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tể chiếm hơn 3/4 số nước thành viên
của WTO. Do đó, WTO đã đưa ra nguvên tắc này nhàm khuyển khích phát triển và
cải cách kinh tế ờ các nước đane phát triển và các nền kinh tể chuyển đổi bằna cách
dành cho các nước nàyw những
đổi xử đặc
biệt
«»*■ điều kiện

*
• và khác biệt
• để đảm bảo sự


tham gia sâu rộng hơn cùa các quốc gia nàv vào hệ thống thương mại đa biên.
Để thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các
nước có nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhẩt định trong việc
thực hiện các hiệp định của WTO.
Chẳng hạn, WTO cho phép các nước này một số quyền và khôna phải thực
hiện một số quyền cũng như một số nahĩa vụ hoặc cho phép các nước nàv một thời
gian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thể là thời gian
quá độ thực hiện dài hơn để các nước này điều chình chính sách của mình. Ngoài ra,
WTO cũne quyểt định các nước kém phát triển được hường những hỗ trợ kỹ thuật
ngày một nhiều hơn.

15


1.1.4 Các Hiệp định của WTO về thương m ại hàng hoá có liên quan đến
x u ấ t khẩu chè
1.1.4.1 Hiệp định Nóng nghiệp
H iệp đ ịn h Nông nghiệp (Agreement on Agriculture. viết tắt là AoA) là một

trone các hiệp định của WTO được ký kết tại Vòne đàm phán Uruguay và có hiệu
lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, cũng là ngàv mà WTO chính thức đi vào hoạt
động. Mục tiêu của Hiệp định là tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và
xây dựng các chính sách nône nehiệp có định hướng thị trường hơn nữa. Hiệp định
cũne nhàm nâng cao khâ năne dự đoán trước các thay đổi và đàm bảo an ninh lương
thực cho các nước xuất khâu cũng như nhập khẩu.
HĐNN bao gồm 13 phần. 21 điều khoản và 5 phụ lục kèm theo. Các quy
định và cam kết trong HĐNN được xây dựng xoay quanh ba nhóm vấn đề chính
được gọi là ba trụ cột. Đó là: tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất
khẩu.

1.

Tiếp cận thị trường hay mở cửa thị trường: với mục đích làm giảm b(ýt

các rào cản thương mại đối với hàne nôns sản nhập khẩu, nội dung bao gồm:
- Bãi bò các biện pháp phi thuế quan đối với sản phẩm nông nehiệp nhập
khẩu;
- Thuế hoá các biện pháp phi quan thuế (Điều IV khoản 2) ngoại trừ các biện
pháp tự vệ đặc biệt và đổi xử đặc biệt. Điều nàv được hiểu là chuyển các biện pháp
phi thuế quan như hạn chế định lượng (hạn ngạch xuất khẩu, hạn chế số lượng nhập
khẩu, eiấy phép không tự động...) thành ìhuế quan tương ứna kèm theo cam kết
mức trần đổi với dòne thuế nông sản. Tuy nhiên, các nước thành viên được sừ dụng
các biện pháp như: biện pháp nhằm bảo đảm cân bàng cản cân thanh toán (Điều
XIX của GATT), các loại trừ chung (Điều XX của GATT), hiệp định SPS, TBT (sẽ
được trình bày trong các phần tiếp theo) và các quy định khác trong lĩnh vực hàng
hoá phi nông nghiệp của WTO với điều kiện là các biện pháp này khône hạn chế và
bóp méo thương mại một cách vô lý hoặc tạo ra sự đối xừ tùy tiện.

16


- Các nước thành viên phải cam kết lộ trình cẳt giảm thuế quan như bảng sau:
Bảng 1.1 Lộ trình cắt giảm thuế quan theo quy định của HĐNN
Thuế quan

Các nước phát triên
thực hiện trong 6 năm
(1995-2000)

Các nước đang phát triên

thực hiện trong 10 năm
(1995-2004)

36%

24%

15%

10 %

Bình quân căt giảm cho tât
cả sản phẩm nông nahiệp
Tôi thiêu cho từng sàn phâm
_

■*

Nguôn: Hiệp định nông nghiệp (WTO)
Như vậy, trong nông nahiệp. các nước thành viên phát triển cam kết giảm
thuế quan trung bình 36% trong vòng 6 năm từ 1995 - 2000. ít nhất giảm 15% cho
mồi sản phẩm: các nước đane phát triển sẽ eiảm 24% trong vòng 10 năm từ 1995 2004. ít nhất là 10% cho mỗi sản phẩm. Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị
trường tối thiểu không thấp hơn mức trung bình của thời kỳ 1986-1990 và không
đưa ra thêm hàng rào phi thuế.
Một vài nước có vấn đề an ninh lương thực nhạy cảm như Nhật Bản, Hàn
Quốc. Philippines và Israel được áp dụng ngoại lệ đặc biệt khi thuế hoá các biện
pháp phi thuế và ngược lại họ có nghĩa vụ đẩy nhanh mức độ mờ cửa thị trường cho
hàng nhập khẩu. Ví dụ. mức mờ cừa thị trường với Nhật được bắt đầu là 4%.
2.


H ỗ trợ trong nước ( Trợ cấp nội địa) đổi với nông nghiệp bao gồm trợ cấp

và hồ trợ của Chính phủ cho người nông dân nhằm nâng cao hoặc đảm bảo giá sản
xuất và thu nhập cho họ, được phân thành ba dạng hộp: hộp xanh lá cây (Green
Box), hộp xanh lam (Blue Box) và hộp hổ phách (Amber Box). Các nước phải cắt
giảm trợ cấp dạng hộp hổ phách nhưne vẫn được duy trì và không phải cam kết cẩt
giảm trợ cấp dạng hộp xanh lá câv và hộp xanh lam.
Nhóm chính sách hộp xanh lá cây (Green Box)
Gồm tất cả biện pháp trợ cấp không tạo ra hoặc rất ít bóp méo thương mại và
ảnh hưởng tới sản xuất đổi với hàng nông sản, đáp ứng các điều kiện:
Đ Ạ I H Ọ C Q U O C G IA H A N Ọ i
TRUNG TẨM

thô ng

Tin Th u

v iề n


- Được thực hiện thông qua một chương trình tài trợ bằng ngân sách Nhà
nước khône. liên quan đến các khoản thu từ người tiêu dùng:

- Không có tác dụne trợ giá cho người sản xuất:
- Thuộc diện 12 dạng trợ cấp được HĐNN quv định hoặc đáp ứng các tiêu
chuẩn do HĐNN quy định gồm: các dịch vụ chung; dự trữ quốc gia vì mục đích an
ninh lương thực; trợ eiúp lương thực trong nước: trợ cấp thu nhập cho người có
mức thu nhập dưới mức tối thiểu do Nhà nước quy định: chươne trinh giảm nhẹ
thiên tai; chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập; hồ trợ chuyển dịch cơ cấu
thông qua chương trình trợ giúp hồi hưu cho neười sản xuất nông nghiệp.v.v.

Nhóm chính sách hộp xanh da trời (Blue Box) hay còn gọi là Hộp hô phách
cỏ điều kiện:
Bao gồm các khoản chi trà trực tiếp trong các chươna trình hạn chế sản xuất
thoả mãn một trong các điều kiện: các khoản chi trả căn cứ theo diện tích hoặc sổ
lượng cổ định; các khoản chi trả tính cho 85% hoặc dưới 85% mức sàn lượng cơ sở;
các khoản thanh toán cho chăn nuôi được tính theo sổ đầu gia súc, gia cầm cổ định.
Theo Hiệp định Rà soát Giừa kỳ, các biện pháp hỗ trợ của Chính phù. dù là
trực tiếp hav gián tiếp, nhằm khuyển khích phát triển nông nehiệp và nông thôn là
bộ phận không tách rời trona chương trình phát triển của các nước đang phát triển,
do đó trợ cấp đầu tư - là những trợ cấp nông nghiệp nói chung thường có tại các
nước đang phát triển, và trợ cấp đầu vào của nông nghiệp - là những trợ cấp thường
được cấp cho nhữne người sản xuất cỏ thu nhập thấp và thiếu nguồn lực tại các
nước Thành viên đang phát triển, sẽ được miễn trừ khỏi các cam kểt cắt giảm hồ trợ
trong nước đáng lẽ phải được áp dụnẹ đối với các biện pháp như vậy.
Nhỏm chính sách hộp hổ phách (Amber Box)
Tất cả những biện pháp hồ trợ trong nước được xem là bóp méo thương mại
và sản xuất quy định tại điều VI cùa HĐNN gồm biện pháp trợ giá hoặc trợ cấp trực
tiếp tới khối lượng sản xuất. HĐNN quy định mức hồ trợ trong nước tối đa, được
tính là Tổng mức hỗ trợ gộp Total AMS (Aggregate Measurement of Support) mà

18


các nước phải tính toán, khai báo theo biểu mẫu quy định (ACC/4) phải cam kết cắt
giảm nếu vượt quá mức cho phép. Đổi với các nước phát triển, mức hỗ trợ cho phép
là bầng 5% so với giá trị sản lượne của sàn phẩm được hồ trợ. Đối với các nước
đang phát triển mức nàv là 10%.
Biện pháp hỗ trợ gồm: Hồ trợ giá thị trường như áp dụng giấv phép, hạn
ngạch để hồ trợ giá trona nước làm cho giá trong nước không phản ánh đúne theo
giá thị trường quốc tế: Hồ trợ giá bàns cách thu mua theo giá can thiệp của Chính

phù; và các loại trợ cấp khác.
Tổng mức AMS được tính như sau:
------------ „------------------------------r r - \ ty

Tông

AMS

=

AMS tính

+ AMS không

+

Mức hô trợ tương

theo sản

tính theo sản

đương theo sàn phẩm

phẩm cụ thể

phâm cụ thê

liệt kê tại Biểu DS: 8


Những biện pháp thuộc Hộp hổ phách không được miễn trừ và buộc phải cắt
giảm. So với AMS của giai đoạn cơ sở là năm 1986-1988, các nước phát triển phải
cắt giảm AMS tối thiểu là 20% trong giai đoạn 6 năm (1995-2000); còn các nước
đane phát triển phải cắt giảm ít nhất là 13.3% trong aiai đoạn 10 năm (1995-2004).
3.

Trợ cấp xuất khẩu: Theo HĐNN, trợ cẩp xuất khẩu là các khoản chi trà

của Chính phủ hoặc các khoản lợi tài chính có thể định lượng khác được cung cấp
cho các nhà sản xuất trong nước hoặc các công ty xuất khẩu để hỗ trợ việc xuẩt
khẩu hàng hoá. dịch vụ. Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức trực tiếp bóp méo
thương mại nông sản. [6 . tr.24]
Điều IX khoàn 1 của HĐNN đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp
đổi với hàng nông sàn xuất khẩu điển hình như:
- Nhà nước trợ cấp trực tiếp cho người sản xuẩt hàng xuất khẩu;
- Nhà nước bán hoặc thanh lý lượng dự trữ nông sản với giá rẻ hơn giá nội địa;
- Nhà nước tài trợ các khoản chi trả cho xuất khẩu nông sản kể cả khoản tài trợ
từ nguồn thu thuế và các khoản được để lại;

19


- Trợ cấp cho nône sản dựa trên hàm lượng nông sản xuất khẩu;
- Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị xuất khẩu cho nông sản;
- Ưu đãi về cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hànẹ xuất khẩu;
Các cam kết về ciàm hồ trợ trong nước của mồi Thành viên có trone Phần IV
cùa Danh mục của Thành viên đó sẽ áp dụng với tất cà các biện pháp hỗ trợ trong
nước dành cho các nhà sân xuất nông nehiệp. trừ các biện pháp hỗ trợ trong nước
không phải là đối tượng phải giảm theo các tiêu chí quy định tại Điều này và tại Phụ
lục 2 của Hiệp định này. So với hàng công nghiệp vốn đã bị cẩm hoàn toàn trợ cấp,

hàng nôns sản vẫn còn tồn tại trợ cấp xuất khẩu là do tại một sổ nước thành viên,
chi phí sàn xuất cao trôna khi sàn phẩm nông nghiệp sản xuất ra đã đáp ứng đầy đủ
nhu cầu tiêu thụ trong nước nên nhừns mặt hàng nông nehiệp chì có thể xuất khẩu
khi có trợ cấp của Chính phủ như EU. Hoa Kỳ, úc, Ba Lan. Mêhicô, Phần Lan.
Thuy Điển, Canada.
Mặc đù cho phép tồn tại trợ cấp xuất khẩu đổi với hàng nông sản nhưng
HĐNN đưa ra hạn chế: trợ cấp xuất khẩu tính theo cà khối lượng xuất khẩu được
trợ cấp và chi tiêu ngân sách cho trợ cấp phải khổng chế ờ mức cam kết. Các cam
kết như vậy được thể hiện bàng Tổng lượng hỗ trợ tính eộp và “Mức cam kết ràng
buộc hàng năm và cuối cùng".
Bảng 1.2 Lộ trình thực hiện các cam kết cắt giảm trự cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu
Trị giá trợ câp (% của tông chi
ngân sách cho trợ cấp)

Các nước phát triên

Các nuớc đang phát triển

6 năm (1995-2000)

10 năm (1995-2004)

36%

24%

21%

14%


Sô lượng trợ câp (giai đoạn cơ

sở

1986-1990, % của tổng

lượng hồ trợ được trợ cấp)

Nguồn: Bộ nóng nghiệp và phát triển nông thôn - Vụ hợp tác quắc tế

Như vậy, đối với các nước phát triển, giá trị trợ cấp xuất khẩu phải giảm 36%,
và khối lượng xuất khẩu được trợ cấp phải giảm 21 % đổi với mỗi sản phẩm trong

20


×