Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỪA KẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.43 KB, 7 trang )

Tình huống 1
Ngày 10/04/2014, Ông Nguyễn Văn A và vợ là bà Nguyễn Thị B có đến tổ chức
hành nghề công chứng X tại Tp.M để yêu cầu công chứng di chúc chung của vợ
chồng đối với căn nhà và quyền sử dụng đất tại Phường N, Quận K, Tp.M, để lại
tài sản thừa kế cho hai người con là Nguyễn Văn C và Nguyễn Thị D (D hiện đang
sống ở Pháp)
Ngày 03/05/2014, ông Nguyễn Văn A chết. Ngày 15/5/2014, bà D có đến tổ chức
hành nghề công chứng X tại Tp.M để yêu cầu công chứng Văn bản khước từ di sản
thừa kế theo di chúc do Ông Nguyễn Văn A và vợ là bà Nguyễn Thị B lập. Công
chứng viên đã từ chối chứng nhận với lý do di chúc do ông A và bà B lập vẫn chưa
có hiệu lực, vì vậy chưa phát sinh quyền thừa kế của bà D.
Câu hỏi: Theo anh (chi), Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng X tại
Tp.M từ chối đúng hay sai? Tại sao?
Tình huống 2
Ông Trần Văn Kiểu (sinh 1937) và bà Triệu Thị Chính (sinh năm 1940) sống
chung với nhau từ năm 1988 đến nay chưa đăng ký kết hôn. Ông bà có 5 người con
là Trần Văn Hiếu (sinh 1963), Trần Thị Thuận (sinh 1965), Trần Thanh Phúc (sinh
1969), Trần Thanh Lộc (sinh 1999) và Trần Thị Dung (sinh 1973 đã chết năm
2002, có chồng Huỳnh Văn Hòa và con Huỳnh Văn Thanh sinh 2001). Năm 1995,
ông Kiểu có đứng tên mua căn nhà tọa lạc tại số 123/45 Trần Xuân Soạn, Quận 7
(có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hợp lệ).
Năm 2009, ông Kiểu có yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận di
chúc của ông với nội dung: dùng ½ căn nhà vào việc thờ cúng và giao cho con trai
lớn là Trần Văn Hiếu quản lý; ½ căn còn lại được để lại thừa kế cho em ruột của
ông Kiểu là Trần Văn Chiến (sinh 1955) và các con là Trần Văn Hiếu (sinh 1963),
Trần Thị Thuận (sinh 1965), Trần Thanh Phúc (sinh 1969), mỗi người một phần
bằng nhau. Tuy nhiên bà Chính và các con khác không đồng ý.
Câu hỏi: Trong trường hợp này, ông Kiểu có được lập di chúc hay không và các tổ
chức hành nghề công chứng được phép công chứng hay không?
Tình huống bổ sung:
Di chúc của ông Kiểu đã được VPCC X chứng nhận theo quy định pháp luật. Ngày


30/8/2013, ông Kiểu chết (có chứng tử kèm theo). Tại thời điểm đó, ông Kiểu còn
đứng tên trên sổ tiết kiệm trị giá 1.000.000.000 đồng. Sau đó, những người thừa kế
cuả ông Kiểu tiến hành khai nhận di sản nêu trên của ông Kiểu tại VPCC X
Câu hỏi


- Xác định người tham gia yêu cầu công chứng
- Giả sử giá trị căn nhà là 4 tỷ, thì xác định phần giá trị của mỗi người được nhận
đối với khối di sản của ông Kiểu.
1/ Xác định đối tượng khai nhận DS:
Tình huống bổ sung:
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, những người thừa kế tham gia thỏa
thuận phân chia lại di sản của ông Kiểu thành 7 phần đều nhau để chia cho bà
Triệu Thị Chính, Trần Văn Hiếu, Trần Thị Thuận, Trần Thanh Phúc, Trần Thanh
Lộc, Trần Thị Dung (do chồng và con đại diện) và ông Trần Văn Chiến.
Câu hỏi
- CCV có thể chứng nhận thỏa thuận phân chia với nội dung trên hay không?
- Nếu trước khi yêu cầu phân chia di sản như trên, thì ông Trần Văn Chiến đã lập
văn bản từ chối nhận di sản hợp lệ, thì yêu cầu thỏa thuận trong văn bản phân chia
di sản như trên có hợp lệ không?
Tình huống 3
Căn nhà số 65/23 Trần Đình Xu, phường Cầu Kho, Quận 1 thuộc sở hữu của ông
Nguyễn Bá Thọ (chết 1956)và bà Lê Thị Hương (chết 1959), chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, nhưng có Bản án dân sự phúc
thẩm số 31/2011/DS-PT v/v giải quyết tranh chấp về đòi nhà cho thuê và theo
đó, Tòa án cũng xác định người thuê phải trả lại nhà cho ông Tùng là người đại
diện cho chủ sở hữu là ông Thọ và bà Hương.
Ông Thọ và Bà Hương có Ông Thọ và bà Hương có tất cả 10 người con:
- Nguyễn Bá Tùng,
- Nguyễn Văn Nhung, (chết 1985) có vợ là bà Xinh, tự khai chết đã lâu, không

con
- Nguyễn Thị Hoa,
- Nguyễn Bá Thạch,
- Nguyễn Văn Bộ chết 1981, có vợ là bà Mạnh chết 2002, không con.
- Nguyễn Thị Lợi,
- Nguyễn Thị Lễ,


- Nguyễn Thị Lục, (mất năm 1945) đã lấy chồng, có 3 con và tất cả đã di cư sang
Pháp từ trước 1975, đến nay mất tích không liên lạc được.
- Nguyễn Thị Truyền,
- Nguyễn Bá Nhứt, chết 2000, vợ chết 1999, có 3 con.
Ngày 10/02/2012, 9 thừa kế nêu trên ở Việt Nam đã nhất trí việc ủy quyền cho ông
Nguyễn Bá Tùng đứng tên đại diện thừa kế để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận và
sau đó định đoạt toàn bộ nhà đất. Hợp đồng ủy quyền được VPCC X chứng
nhận, nội dung có ghi “được bán, chuyển nhượng sau khi được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất”.
Và sau đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân Quận 1 cấp ngày 23/4/2013 cho ông
Nguyễn Bá Tùng là đại diện những người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của ông Nguyễn Bá Thọ và bà Lê Thị
Hương).
Ngày 07/6/2013, ông Nguyễn Bá Tùng nhân danh cá nhân đồng thời đại diện cho
những đồng thừa kế theo hợp đồng ủy quyền có công chứng ngày 10/12/2012 đã
bán căn nhà 65/23 Trần Đình Xu cho ông Nguyễn Quốc Nguyên và bà Trần Ngọc
Dung theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Câu hỏi: Nhận xét về việc chứng nhận hợp đồng mua bán nhà trên.
Tình huống bổ sung:
Ngày 11/11/2013, những người thừa kế làm thủ tục khai nhận di sản để bổ sung lại
văn bản khai nhận di sản thừa kế khi đăng ký sở hữu. Do không thể liên lạc được

với thừa kế của bà Lục, nên các thừa kế cam kết nếu có người thừa kế của bà Lục
xuất hiện và yêu cầu chia tài sản thì họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và đề
nghị chứng nhận văn bản khai nhận di sản. VPCC X đã chấp thuận đề nghị này và
chứng nhận văn bản này ghi rõ : “nếu những người thừa kế của bà Lục xuất hiện và
có yêu cầu chia tài sản thì họ sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật đồng
thời cam kết dùng tài sản riêng của mình để bồi thường cho họ”.
Câu hỏi: Nhận xét về việc chứng nhận văn bản khai nhận di sản nêu trên.
Tình huống 4
Căn nhà 491/18A Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, quận Phú Nhuận do ông Nguyễn
Hữu Lượng (Nguyễn Lạc Cù) và bà Đoàn Thị Nguyệt làm chủ sở hữu theo giấy
phép mua bán chuyển dịch nhà cửa số 500/GP-UB ngày 20/8/1984 của Ủy ban
nhân dân quận Phú Nhuận, trước bạ ngày 26/9/1984. Ông bà có 3 người con.


Bà Đoàn Thị Nguyệt chết năm 1986, đến năm 1995 ông Nguyễn Hữu Lượng lập di
chúc để lại phần sở hữu và phần di sản được hưởng do bà Đoàn Thị Nguyệt chết để
lại trong căn nhà trên cho ông Nguyễn Lạc Thái (con) đã được Phòng Công chứng
nhà nước chứng nhận ngày 10/7/1995.
Năm 1999 bà Nguyễn Thị Tho và bà Nguyễn Thị Thơm (là con ông Lượng và bà
Nguyệt) có Đơn xin khước từ phần di sản được hưởng do cha mẹ chết để lại.
Năm 1997 sau khi ông Lượng chết, ông Thái đã khai di sản theo 02 Tờ khai lệ phí
trước bạ di sản lập ngày 10/7/1999 khai theo di chúc đối với phần di sản của ông
Lượng trong đó ghi nhận ông Nguyễn Lạc Thái là người duy nhất được thừa hưởng
căn nhà trên và khai theo pháp luật đối với phần di sản của bà Nguyệt chết để lại.
Nay ông Thái đề nghị VPCC X chứng nhận việc lập di chúc của mình đối với nhà
đất./.

--------------------Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 1:
Cha và mẹ tôi chung sống với nhau có 4 người con (hai trai, hai gái) và trong thời
gian cha và mẹ tôi chung sống có tạo ra được một số tài sản (đất ở và nhà). Nay

cha tôi mất không để lại chúc ngôn. Mẹ tôi âm thầm cùng hai người con gái bán
đất mà không có sự đồng ý của hai người con trai. Lúc ra công chứng cũng không
có mặt của hai người con trai, nhưng thủ tục mua bán vẫn diễn ra bình thường.
Như vậy có hợp pháp hay không? Mong luật sư tư vấn tôi xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật
Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau: về cơ bản, nếu xác
định nhà đất này là tài sản chung của cha mẹ hình thành trong thời kỳ hôn nhân và
cha không có di chúc, tất cả con của cha đều có quyền được chia thừa kế đối với
phần di sản của cha và do đó khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế hay các thủ
tục chuyển nhượng di sản (trước khi chia) đều phải có sự đồng ý của tất cả người
con (bao gồm cả con đẻ và con nuôi của cha). Vấn đề Thừa kế theo pháp luật đã
được chúng tôi tư vấn trên trang web Luật Minh Gia, anh/chị tham khảo để giải
đáp thắc mắc. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:


"Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi
ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng
danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một
phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản."
Do đó, nếu hai người con trai thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể xem
xét không cần ý kiến của hai người này trong các thủ tục liên quan đến thừa kế di
sản.


Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2:
cho em hỏi gia đình em có mảnh đất A và B của ông bà ngoại em Khi ông ngoại
em mất thời gian sau bà ngoại em tự ý kí giấy cho bác trai em mảnh đất A và bác
em có đứng tên trên giấy tờ đến khi bác em mất vợ và hai người con của bác em
tranh chấp mảnh đất A ấy. Vì vợ của bác em muốn bán mảnh đất A. Cho em hỏi
nếu bây giờ các con của ông bà ngoại em cùng khởi kiện bà ngoại em vì đã tự ý
cho đất thừa kế thì có thể lấy lại mảnh đất A và xin tòa hợp mảnh A cùng mảnh B
để chia đều cho các con của ông bà ngoại và bà ngoại e hay không ? Và nếu chia
thì sẽ được chia theo pháp luật như thế nào.

Trả lời tư vấn:


Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật
Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường
hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Với trường hợp của anh/chị thi lúc này gia đình cần làm thủ tục khai nhận di sản
thừa kế phần di sản của ông ngoại. Tuy nhiên, tại thời điểm này gia đình vẫn chưa
làm thủ tục khai nhận di sản mà bà vẫn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hành
vi này đang có sự vi phạm và gia đình có thể yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất mang tên của bác và gia đình hoàn toàn có quyền khởi kiện để yêu cầu
chia di sản thừa kế lại từ đấu. Và nếu như chia thừa kế theo pháp luật thì những
người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha,mẹ, vợ, chồng, con cái sẽ được
hưởng những phần bằng nhau trong khối di sản của ông ngoại.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3:
sau khi cha tôi mất có để lại miếng đát cho mẹ và 3 người con gồm 2 gái một trai (

trong đó có một người con gái đi tu). theo sự phân chia của mẹ thì sau khi mẹ mất
phần của mẹ sẽ chia làm hai phần, một phần cho người con trai để lo việc cúng
kiếng sau này tại nhà, một phần để lại cho người con gái đi tu để lo việc cúng cha
mẹ tại chùa. Vậy xin luật sư chỉ cách làm di chúc và những ai phải ký tên trong
bản di chúc này. di chúc có phải đem ra chính quyền ký không hay chỉ trong gia
đình thôi ?

Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty
Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn thông qua
bài viết "Hỏi về di chúc hợp pháp và mẫu di chúc". Anh/chị tham khảo để giải đáp
thắc mắc của mình!


Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo Bộ luật Dân sự 2005 có quy định và hướng
dẫn đối với trường hợp của anh/chị.

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 4:
Tôi tên Linh . Cho tôi hỏi , ba tôi đã mất nhưng không để lại di chuc , còn người
vợ sau của ba tôi thì có giấy đk kết hôn nhưng đang định cư ở nước ngoài . Vậy khi
ba tôi mất là người vợ sau này có toàn quyền với tài sản của ba tôi không ? Ví dụ
nếu muốn sang tên xe ba tôi đứng tên hay làm lại giấy tờ xe đó có cần tôi đứng ra
làm giấy tờ gì không ? Hay chỉ người vợ sau của ba tôi là toàn quyền ?

Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật
Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường
hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Thừa kế theo pháp luật


Theo đó, khi ba bạn mất đi không để lại di chúc thì những người thuộc hàng thừa
kế thứ nhất sẽ có quyền hưởng di sản mà ba bạn để lại, các giao dịch liên quan tới
việc định đoạt di sản thừa kế phải có sự đồng ý của những người thừa kế.



×