Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

bài cuối kỳ thương mại bài tập tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.8 KB, 9 trang )

Bài tập lớn học kì môn Luật Thương Mại
TÌNH HUỐNG
A,B,C và D quyết định thành lập công ty TNHH Hoa Hồng
trụ sở đặt tại tỉnh H. với ngành nghề kinh doanh là mua bán
thủy sản, vật tư ngành thủy sản vào ngày 1/11/2010. Với vốn
điều lệ là 1 tỷ đồng (Việt Nam đồng). và phòng đăng kí kinh
doanh tỉnh H đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho
công ty TNHH Hồng Hoa vào ngày 1/12/2010. Trong cơ cấu
góp vốn giữa các thành viên công ty thỏa thuận thì :
A góp 200 triệu đồng (chiếm 20 % số vốn điều lệ công
ty) với hình thức góp vốn là tiền mặt.
B góp một chiếc ô tô được các bên thỏa thuận và định
giá là 200 triệu đồng (chiếm 20 % số vốn điều lệ công ty)
C góp vốn là một kho bãi kinh doanh, các vật tư thiết bị
phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty và được các
bên thỏa thuận và định giá là 500 triệu đồng (chiếm 50 % số
vốn điều lệ công ty).
D góp 100 tỷ đồng tiền mặt (chiếm 10% số vốn điều lệ
của công ty).
Theo Điều lệ công ty do các thành viên nhất trí thông
qua thì C sẽ là Chủ tịch Hội đồng thành viên. B làm giám
đốc và A làm phó giám đốc công ty TNHH Hồng Hà, các nội
dung khác trong điều lệ thỏa thuận được quy định trong luật
doanh nghiệp năm 2005.
Sau khi công ty hoạt động được một năm, thì đã xảy ra
mâu thuẫn giữa Chủ tịch hội đồng thành viên ( là C) và giám
đốc công ty (là B). Với tư cách là một hội đồng thành viên là
người nắm trong tay số vốn nhiều nhất trong công ty (chiếm
50 % số vốn điều lệ), C đã ra quyết định cách chức Giám đốc
công ty của B, và bổ nhiệm A làm Giám đốc công ty TTHH
Hồng Hà. Không đồng ý với quyết định trên B vẫn giữ con


dấu, sau đó với danh nghĩa của công ty Hồng Hà là người đại
diện theo pháp luật của công ty, B ký hợp đồng vay tiền trị
giá 700 triệu đồng với công ty Lan Anh. Theo hợp đồng thì
công ty Lan Anh đã chuyển trước số tiền 300 triệu đồng cho
công ty TTHH Hồng Hà (Tổng giá trị tài sản của công ty
TNHH Hồng Hà theo sổ sách kế toán tại thời điểm này là 1,2
tỷ đồng).
C nộp đơn yêu cầu B ra tòa và yêu cầu B hoàn trả số
tiền 300 triệu đồng, bồi thường thiệt hại mà B đã gây ra cho
công ty.
Bùi Thị Hải –HC33C011
1
Bài tập lớn học kì môn Luật Thương Mại
Công ty Lan Anh cũng nộp đơn kiện ra Tòa yêu cầu
công ty TNHH Hồng Hoa phải hoàn trả số tiền 300 triệu
đồng mà công ty đã vay, bồi hoàn những thiệt hại cho công
ty Lan Anh do công ty TNHH Hồng Hoa vi phạm hợp đồng.
Tòa kinh tế, Tòa án nhân dân tỉnh H đã thụ lý hồ sơ.
Các vấn đề giải quyết vấn đề trong tình huống trên là:
a) Quyết định cách chức giám đốc công ty và bổ nhiệm Giám
đốc mới của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty có hợp
pháp không ? Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc công
ty trong công ty TNHH được thực hiện như thế nào?
b) Hợp đồng mà Giám đốc B công ty TNHH Hồng Hoa ký
nhân danh công ty có hợp pháp không?
c) Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường các thiệt hại
trong trường hợp nêu trên? Trách nhiệm của các bạn hàng
trong trường hợp này?
d) Nếu việc ký hợp đồng của B là không hợp pháp, Chủ tịch
Hội đồng thành viên phải làm gì?

G I ẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Việc bốn thành viên A,B,C và D trong công ty TNHH
Hồng Hà thỏa thuận về cơ cấu góp vốn, định giá tài sản góp
vốn của công ty lúc thành lập công ty phù hợp với quy định
của Luật doanh nghiệp năm 2005.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Nghị định
102/2010/NĐ-CP. Hướng dẫn bổ sung về Giám đốc (Tổng
giám đốc) và thành viên Hội đồng quản trị thì “Giám đốc
(Tổng giám đốc) công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều
kiện sau đây:
Có năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng
bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại
khoản 2 Điều 13 của Luật doanh nghiệp;
Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ
thông (đối với côngty cổ phần) thành viên là cá nhân sở hữu
ít nhất là 10% vốn điều lệ (đối với công ty TNHH) hoặc
người khác thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh
nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành
nghề kinh doanh của công ty.
Bùi Thị Hải –HC33C011
2
Bài tập lớn học kì môn Luật Thương Mại
Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều
kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản
điểm này thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện của công ty”
Theo quy định tại điều lệ công ty do các thành viên nhất
trí thông qua thì C Chủ tịch Hội đồng thành viên, B và giám
đốc và A làm phó giám đốc công ty TNHH Hồng Hà là hợp lý
không vi phạm điều cấm của pháp luật.

a)thứ nhất, việc C Chủ tịch Hội đồng thành viên ra
quyết định cách chức Giám đốc công ty của B và bổ nhiệm
Giám đốc mới là A trong trường hợp nêu trên là trái với
quy định của Luật doanh nghiệp.
Mặc dù Chủ tịch Hội đồng thành viên có vốn góp nhiều
nhất trong công ty (chiếm 50 % vốn điều lệ công ty), nhưng
việc C bãi nhiệm và bổ nhiệm Giám đốc công ty là không
hợp pháp về thẩm quyền và thủ tục theo quy định luật doanh
nghiệp năm 2005 như sau:
Thứ nhất, Sai về thẩm quyền :
C là Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Hồng
Hoa đã quyết định cách chức giám đốc công ty của B và bổ
nhiệm A thay thế B là giám đốc, mà không cần sự chấp thuận
của Hội đồng thành viên theo Luật doanh nghiệp năm 2005
vì cho rằng mình nắm 50% số vốn điều lệ của công ty. Quyết
định này là Sai.
Theo Điều 49 của Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định
về Chủ tịch Hội đồng thành viên, thì C không có thẩm quyền
quyết định cách chức hay bãi nhiệm Giám đốc công ty, mà
thẩm quyền này thuộc về Hội đồng thành viên.
Theo khoản 1 Điều 47 “Hội đồng thành viên gồm các
thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền
tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ
thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm
phải họp một lần” và theo điểm đ khoản 2 Điều 47 thì Hội
đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: “Bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm, Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết
định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp
đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, kế toán trưởng

và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty”.
Như vậy, quyết định của C là trái thẩm quyền.
Thứ hai: sai về thủ tục.
Bùi Thị Hải –HC33C011
3
Bài tập lớn học kì môn Luật Thương Mại
Luật doanh nghiệp quy định đối với công ty TNHH hai
thành viên trở lên muốn cách chức hoặc bổ nhiệm đối với
các chức danh trong công ty được quy định như trên đều phải
thông qua cuộc họp Hội đồng thành viên mới được xem là
đúng về thủ tục. Vì việc bổ nhiệm hay bãi nhiệm Giám đốc
công ty sẽ làm thay đổi một số điều trong Điều lệ công ty,
nên pháp luật quy định không thể do một mình Chủ tịch Hội
đồng thành viên quyết định được. Trong tình huống, C đã
không triệu tập cuộc họp này mà với tư cách là một thành
viên có số vốn nhiều nhất trong công ty C đã quyết định cách
chức B bổ nhiệm A làm Giám đốc công ty.
* Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc công ty
trong công ty TNHH:
Khi muốn miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc công ty trong
công ty TNHH thì phải triệu tập họp Hội đồng thành viên;
điều kiện, thể thức tiến hành họp và ra quyết định của Hội
đồng thành viên quy định tại Điều 50 và Điều 51 Luật doanh
nghiệp 2005.
Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao
nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên công ty.
Thành viên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho
thành viên khác dự họp Hội đồng thành viên. Hội đồng thành
viên họp ít nhất mỗi năm một lần và có thể được triệu tập
bất cứ lúc nào theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành

viên hoặc của thành viên (hoặc nhóm thành viên) sở hữu trên
25% vốn điều lệ của công ty (hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn do điều
lệ công ty quy định).
Như vậy, C là Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty
muốn cách chức B và bổ nhiệm A là giám đốc công ty, C có
thể triệu tập họp Hội đồng thành viên theo điểm c Khoản 2
Điều 49 Luật doanh nghiệp thì Chủ tịch Hội đồng thành viên
có quyền “triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên
hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên
Trường hợp mà Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu
tập họp Hội đồng thành viên theo quy định của Luật doanh
nghiệp năm 2005 và theo Điều lệ công ty thì phải chịu trách
nhiệm cá nhân trước pháp luật về thiệt hại xảy ra đối với
công ty và thành viên có liên quan của công ty. Trong trường
hợp này, thành viên hoặc nhóm thành viên đã yêu cầu có
quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên, chi phí hợp lý cho
Bùi Thị Hải –HC33C011
4
Bài tập lớn học kì môn Luật Thương Mại
việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được
công ty hoàn lại (theo khoản 5 Điều 50 Luật doanh nghiệp
năm 2005).
Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành
viên được quy định tại Điều 51 Luật doanh nghiêp
Chủ tịch hội đồng thành viên C muốn tổ chức cuộc họp
Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự
họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ, tỷ lệ cụ thể cụ thể do
Điều lệ công ty quy định. Lúc này C có thể thỏa thuận với A
và D để tiến hành cuộc họp cổ đông một cách hợp pháp theo
quy định. Trường hợp A, C không tham gia cuộc họp thứ

nhất thì không đủ điều kiện tiến hành cuộc họp Hội đồng
thành viên lần thứ nhất, thì được triệu tập lần thứ hai trong
thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất.
Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến hành khi
có số thành viên dự đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ (500
triệu đồng) lúc này mình C có thể tiến hành cuộc họp Hội
đồng thành viên vì đã đủ số vốn điều lệ mà pháp luật quy
định. Tại phiên họp, các thành viên sẽ bàn bạc thỏa thuận và
bỏ phiếu thông qua việc bãi nhiệm và bổ nhiệm Giám đốc
công ty.
Các quyết định của Hội đồng thành viên được thông
qua cuộc họp trong trường hợp sau đây :
- Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của
thành viên dự họp chấp nhận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ của
công ty quy định
- Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới
hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại
diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp nhận; tỷ lệ cụ thể do Điều
lệ công ty quy định.
Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thông qua các quyết
định của Hội đông thành viên như sau:
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thẩm quyền
và thể thức lấy ý kiến thành viên bằng văn bản để thông qua
quyết định được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên C quyết định việc lấy ý
kiến thành viên trong Hội đồng thành viên bằng văn bản để
thông qua quyết định cách chức Giám đốc B và bổ nhiệm A
lên thay.
Bùi Thị Hải –HC33C011
5

Bài tập lớn học kì môn Luật Thương Mại
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên C tổ chức trách nhiệm
việc soạn thảo, gửi các báo cáo, tờ trình về nội dung cần
quyết định, dự thảo quyết định và phiếu lấy ý kiến đến thành
viên Hội đồng thành viên
Chủ tịch Hội đồng thành viên C tổ chức việc kiểm
phiếu, lập báo cáo và thông báo kết quả kiểm phiếu, quyết
định được thông qua đến các thành viên trong thời hạn 7
ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn mà thành viên
phải gửi ý kiến về công ty. Báo cáo kết quả kiểm phiếu có
các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của
Luật doanh nghiệp.
Như vậy, C muốn cách chức Giám đốc B, và bổ nhiệm
phó Giám đốc A lên làm Giám đốc thay B thì triệu tập họp
Hội đồng thành viên và phải được đa số thành viên công ty
đồng ý. Vậy, trong trường hợp này, quyết định cách chức
Giám đốc công ty và bổ nhiệm Giám đốc mới của Chủ tịch
Hội đồng thành viên C là không hợp pháp.
b) Hợp đồng mà B kí với công ty Lan Anh là không hợp
pháp.
Do việc cách chức Giám đốc B của Chủ tịch Hội đồng
thành viên không có hiệu lực nên đương nhiên B vẫn là Giám
đốc hợp pháp của công ty, là người đại diện theo pháp luật
của công ty theo như quy định tại Điều lệ và có quyền kí kết
các hợp đồng nhân danh công ty.
Theo điểm e Khoản 2 Điều 55 của Luật doanh nghiệp năm
2005 “ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên”. Việc
Giám đốc kí hợp đồng kinh tế với công ty Lan Anh là không
hợp pháp vì việc kí kết hợp đồng của B là không đúng thẩm

quyền. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 47 Luật doanh
nghiệp thì Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty, có quyền xem xét và quyết định những vấn
đề chủ yếu và quan trọng nhất của công ty “ quyết định
phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng
số giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời
điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ
hơn theo quy định tại Điều lệ công ty”: do đó, những hợp
đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng số giá trị tài sản trong sổ kế toán của công ty phải
Bùi Thị Hải –HC33C011
6
Bài tập lớn học kì môn Luật Thương Mại
được Hội đồng thành viên thông qua. Trong trường hợp này,
việc Giám đốc tự ý ký hợp đồng vay 700 triệu đồng,lớn hơn
50% tổng số tài sản của công ty, (theo sổ sách của công ty là
1,2 tỷ đồng tại thời điểm kí kết) mà không được sự chấp
thuận của Hội đồng thành viên là sai. Như vậy, hợp đồng này
vô hiệu. Hợp đồng, giao dịch vô hiệu và xử lý theo quy định
của pháp luật khi được giao kết không đúng quy định như đã
nếu trên. Người đại diện (giám đốc B) , thành viên có liên
quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi
thường thiệt hại phát sinh, hoàn trợ cho công ty các khoản
lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng giao dịch đó.
c) Trong trường hợp này, công ty TNHH Hồng Hoa sẽ
phải chịu trách nhiệm thanh toán nợ và bồi thường thiệt
hại.
Tuy nhiên, khi thanh toán xong nợ và bồi thường thiệt hại
do hành vi ký hợp đồng không hợp pháp của B, công ty có
thể yêu cầu B phải thanh toán lại cho công ty số tiền đó. Và

do, đã gây tổn thất cho uy tín của công ty nên công ty có thể
yêu cầu B phải bồi thường cả trong trường hợp này.
Trách nhiệm của công ty Lan Anh: Khi tham gia hợp đồng
vay với công ty Hồng Hoa, công ty Lan Anh không biết được
tổng số tài sản của công ty TNHH Hồng Hoa vào thời điểm
kí kết cũng như thông tin trong sổ sách kế toán của công ty.
Công ty Lan Anh được xem là không có lỗi, khi tham gia hợp
đồng vay.
d) Nếu việc ký hợp đồng của B là không hợp pháp, Chủ
tịch Hội đồng thành viên sẽ phải làm những công việc sau:
Trước hết, cần có đủ bằng chứng pháp lý về sai phạm của
Giám đốc B và xác định mức độ nghiêm trọng của sai phạm.
Chủ tịch Hội đồng thành viên C cần có trong tay một bộ hồ
sơ đầy đủ và chính xác về sai phạm của thành viên này.
Chủ tịch Hội đồng thành viên C phải triệu tập Hội đồng
thành viên để báo cáo rõ sai phạm của B và yêu cầu hội đồng
thành viên căn cứ vào thỏa thuận giữa các thành viên khi góp
vốn, thành lập công ty, căn cứ về quy định về trách nhiệm
cuatr thành viên công ty TNHH quy định trong luật doanh
nghiệp, Điều lệ công ty và các văn bản hướng dẫn khác để
thông qua phương án xử lý. Chủ tịch Hội đồng thành viên
cần có phương án dự thảo. Trường hợp này sai phạm của B
Bùi Thị Hải –HC33C011
7
Bài tập lớn học kì môn Luật Thương Mại
gây thiệt hại về kinh tế vượt qua phạm vi vốn góp của B thì
B phải trả cho công ty số thiệt hại lớn hơn phần vốn góp của
mình cho công ty.
Bình luận
Khi bãi miễn hay bổ nhiệm người quản lý và người đại

diện của điều lệ công ty theo pháp luật trong công ty TNHH
cần lưu ý một số điểm sau:
- Việc bãi miễn hay bổ nhiệm đó phải phù hợp với quy
định của điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp. Theo đó, việc
quy định bãi miễn hay bổ nhiệm cần thực hiện đúng trình tự
thủ tục; quyết định bãi miễn hay bổ nhiệm phải được thông
qua tại cuộc họp của Hội đồng thành viên của công ty hoặc
dưới hìn thức lấy ý kiến bằng văn bản, quy định này phải
được thông qua bởi các thành viên công ty đại diện đủ tỷ lệ
vốn góp theo quy định tại điều lệ công ty và Luật doanh
nghiệp ; việc bãi nhiệm và bổ nhiệm này phải được thông
báo bằng văn bản với phòng đăng kí cấp tỉnh trong thời hạn
luật định
- Khi kí kết hợp đồng với một công ty, điều cần chú ý là
phải tìm hiểu về điều lệ công ty đó.
Qua bản điều lệ của công ty sẽ biết ai là người đại diện
theo pháp luật của công ty, thẩm quyền cụ thể của Hội đồng
thành viên và chức danh khác qua điều lệ sẽ có căn cứ để xác
định những loại hợp đồng nào, trị giá bao nhiêu thì phải
được Hội đồng thành viên thông qua. Nếu không có đầy đủ
những nội dung này hợp đồng rất dễ bị vô hiệu, gây thiệt hại
không đáng có cho các bên trong giao kết hợp đồng.

Bùi Thị Hải –HC33C011
8
Bài tập lớn học kì môn Luật Thương Mại
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật
thương mại tập 1, Nxb.CAND, Hà Nội, 2006;
2. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình

luật kinh tế (tập 1: Luật doanh nghiệp) Nxb. ĐHQG ,Hà
Nội 2006;
3. Bộ luật dân sự năm 2005;
4. Luật doanh nghiệp năm 1999;
5. Luật doanh nghiệp năm 2005;
6. Luật thương mại 2005;
7. Một số tranh chấp điển hình phát sinh trong quá
trình thực hiện Luật doanh nghiệp. Nxb. Thống kê – tổ
công tác thi hành luật Doanh nghiệp năm 2000.
8. Nghị định 102/2010/NĐ – CP. Hướng dẫn chi tiết
thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp.
Bùi Thị Hải –HC33C011
9

×