Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Giáo trình xã hội học về giới phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.6 MB, 191 trang )

( fiáfì tnnh Xã hôi hoc về guri

CHƯƠNG 7

GIỚI VÀ GIÁO DỤC
Mục tiêu học tộp
Hiểu được vai trò giáo dục đỗi với sự phát triển con người và xã hội.
Nhận thức được vai trò quan trọng của phụ nữ trong giáo dục gia đình.
Giải thích được những biểu hiện bất bình đẳng biệt giđi trong giáo
dục hiện nay.

1.

G iáo dục và vai trò của giáo dục đốl

VỚI

phát triển

1.1. Khái niệm: Giáo dục được định nghĩa là “những cách khác nhau
trong đó kiến thức - kể cả thông tin và kỹ năng thực tế, cũng như quy
phạm và giá trị văn hoá được truyền đạt đến từng thành viên trong xã
hội” (Macionis, 2004:488). Có một khái niệm rộng hơn về giáo dục, đó
là “Sự trưởng thành của đông đâo người (vổ cơ bản là thế hệ trẻ) nhằm
vào những nhiệm vụ của những xã hội cụ thể trong những thời kỳ lịch
sử nhất định”. Trong định nghĩa này có hai vế cơ bản trong quan hệ
giáo dục đã được tính đến: 1) xã hội làm nhiệm vụ giáo dục, đó là chủ
thể giáo đục, và 2) thế hệ được giáo dục, đó là đối tượng của xã hội
giáo dục (S. Kowalski, 2003:40)
Theo đó, giáo dục học đường (còn gọi là giáo dục chính thức) là
“sự dạy bảo chính thức dưđi sự hướng dẫn của thầy cô được đào tạo


chuyên môn”. Giáo dục chính thức là giáo dục được thực hiện trong nhà
trường ở các cấp học khác nhau. Khái niệm “trường học”(school) có
nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “sự thư giãn” (leisure) hoặc sự
tái sáng tạo (recreation) (A. Giddens, 1997:401). Nghiên cứu cho thây,
giáo dục chính thức có các chức năng như sau:
215


Hoàng Bá Thịnh
Sự chuyển giao văn hoá: Chuyển giao những chuẩn mực và giá trị
của xã hội, trong xã hội có giai cấp thì những giá trị này sẽ là nhíỉng
giá trị của tầng lđp thông trị. Những bất đồng văn hoá có thể xuất hiện
khi gia đình, nhà trường và nhóm bạn cùng trang lứa có những chuẩn
mực và giá trị khác nhau.
Dào tạo đ ể làm việc: Chuẩn bị cho những người trẻ tuổi cho việc
làm trong một xã hội phức tạp và phát triển, kể cả những nhóm châ'p
nhận những nghề nghiệp không hài lòng vđi địa vị xã hội thâ'p.
Sự lựa chọn xã hội: Phân loại những người có khả năng thực hiện
những chức năng cụ thể trong xã hội để đảm bảo việc sử đụng tốt nhất
năng lực mà họ có thể có được.
Kiểm soát xã hội: Dạy những hành vi ứng xử có thể chấp nhận
được (những điều nên làm và được phép làm, những điều khổng nên
làm và không được phép làm) để đảm bảo cho xã hội vận hành êm ả
và thoả mãn đối vđi tất cả mọi người.
1.2. Vai trò của gừío dục đối với sự phát triển xã hội
Nghiên cứu của Liên hợp quốc cho thấy, giáo dục người dân và cải
thiện kỹ năng của họ lên trình độ cao hơn là tối cần thiết cho việc nâng
cao năng suất và thu hút FDI. Chất lượng lao động, trình độ kỹ năng
của lao động là một yếu tô' quan trọng trong việc nắm bắt các cơ hội
quốc tế. Đôi vđi người lao động, kỹ năng bảo đảm cho họ mức lương

tốt hơn. Giáo dục và đào tạo là thiết yếu để xây đắp nguồn lực con
người (UNDP, 1999: 98).
Không những vậy, giáo dục còn nâng cao năng lực con người. Giáo
dục được coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc giải thích sự
bất binh đẳng về thu nhập, và sự khác nhau về tiền lương giữa các trình
độ tay nghề đã trỏ nên đáng kể (UNDP.1999: 106).
Giáo dục được coi là một trong những nhân tô" quan trọng nhất
quyết định sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia; đặc biệt khi xã hội phát
triển bưđc vào nền kinh tê' dựa trên tri thức, nhẩt là từ những năm 1990.
Tri thức trở thành quyền lực xám hay quyền lực trí tuệ, quyền lực mạnh
không kém gì các quyền lực khác. Giáo dục góp phần làm giảm đi
những chi phí (rất khổng lổ) do sự kém hiểu biết, hiểu biết không đầy
đủ, không hiểu biết gây nên.
216


Giáo trình Xã hội hoc về guiri
Không chỉ quyết định đến sư tăng trương của nền kinh tế, sự tiến
hộ xã hội của xã hội đương thời, mà nó còn góp phần quyết định chất
lượng nguồn nhân lực tương lai, thố hệ con em sau này. Giáo dục là cội
nguồn của sự biến đổi VC kỹ thuật công nghệ mà trong xã hội hiện đại
kỹ thuật và công nghệ là một trong những yếu tô" quyết định tăng năng
suất, hiệu quả cao, giá thành giảm. Đặc biệt khi xã hội bước vào giai
đoạn công nghệ thông tin.

2.

Vai trò c ủ a phụ nữ trong giáo dục

Các nghiên cứu cho thấy rằng, giáo dục là một trong những phương

tiện chủ yếu để phát triển kinh tế và xã hội. Vì vậy, việc đầu tư cho
giáo dục sẽ tích luỹ vôn con người (Human Capital), là chìa khoá để
duy trì sự tăng trưỏng kinh tế và nâng cao thu nhập. Mặt khác, giáo dục
- đặc biệt là giáo dục cơ bản (giáo dục phổ thông cơ sở) còn góp phần
làm giảm đói nghèo như tăng năng suá't lao động của những người lao
động nghèo, giảm sinh đẻ và tăng cường sức khoẻ, tạo cơ hội cho mọi
người tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội và phát triển kinh tế.
Và trong thời đại thông tin ngày nay “giáo dục là chiếc vé vào cửa của
mạng lưới xã hội cao cấp”. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là hình thức đầu
tư có lợi hơn cả. Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu. Đổng thời, các
phân tích khoa học về giđi đểu cho thây đầu tư cho giáo dục vào đốì
tượng là nữ giđi mang lại nhiều lợi ích vừa rộng lđn, vừa lâu dài.
2. /. Lợi ích của việc đầu tư giảo dục cho phụ nữ
Giáo dục, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, đôi vđi phụ
nữ còn có những ảnh hưởng tốt hơn đến sức khoẻ sinh sản. Một người
phụ nữ càng được giáo dục thì mức sinh càng thâp. Giáo dục ảnh hưởng
đôn mức sinh do phụ nữ có giáo dục lập gia đình ở độ tuổi muộn hơn
và thường sử dụng biện pháp tránh thai nhiều hơn so vđi phụ nữ ít được
hoặc không được giáo dục. Cha mẹ, đặc biệt là người mẹ càng có học
thì tỷ lệ tử vong mẹ càng thâp và đứa trẻ càng mạnh khoẻ. Trình độ học
vân của cha mẹ liên quan mật thiết với tình trạng sức khoẻ của trẻ em,
được xác định bởi tỷ lệ tử vong giảm và cơ hội sông sót tăng lên. Mức
giáo dục của người mẹ tăng lên làm giảm nguy cơ trẻ em tử vong trước
hai tuổi ở cả đô thị lẫn nông thôn.
217


Hoàng Bá Thinh
Trình độ học vân của cha mẹ ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của trẻ
em nhờ sử dụng các dịch vụ y tế (như chăm sóc sức khoẻ và khám

bệnh) và những thay đổi trong việc vệ sinh phòng bệnh của gia đình
(chẳng hạn như rửa tay trưđc bữa ăn; uống nưđc đun sổi). Những thay
đổi này có thể là kết quả của những thay đổi về nhận thức và quan
niệm và do khả năng của những người có học có thể cung cấp các dịch
vụ y tế và dinh dưỡng tốt hơn cho con cái họ.
Những nghiên cứu của các chuyên gia Ngân hàng Thế giđi cho
thây rằng: thậm chí nếu chưa tính đến những hiệu quả này, thì tỉ suất
lợi nhuận của đầu tư giáo dục cho phụ nữ cũng cao hơn so vđi đầu tư
giáo dục cho nam giđi. Sự am hiểu nhiều hơn các môi quan hệ giữa
giáo dục, dinh dưỡng, sức khoẻ và sinh sản đảm bảo sự quan tâm lớn
hơn cho giáo dục. Các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ được giáo dục
nhiều hơn sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng con mình tốt hơn, sẽ có những đứa
trẻ khoẻ mạnh hơn, sẽ ít sinh nở hơn và quan tâm nhiều hơn để con họ
được giáo dục. Giáo dục - và giáo dục phụ nữ nói riêng - là chìa khóa
để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Chính vì vậy mà chính phủ
Singapore đã thông qua luật sinh con vđi mục đích chính của điều luật
là nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ sau
này, bởi những đứa trẻ sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ người mẹ. Điều luật
này quy định: đô'i với bất cứ phụ nữ nào tốt nghiệp cao đẳng, nếu sinh
một con sẽ được tăng 5% lương, sinh hai con sẽ được tăng 10% lương.
Song điều luật cũng quy định: đối vđi phụ nữ chưa được đào tạo qua
trường cao đẳng, nếu sinh con thứ hai sẽ bị phạt tiền (An ninh thế giới,
số 102 ngày 27/11/1998). Khi bổ sung thêm các yếu tô"sức khoẻ và sinh
sản, việc giáo dục cho phụ nữ lại càng tỏ ra có hiệu quả hơn. Một công
trình nghiên cứu về 45 nưđc đang phát triển đã phát hiện rằng tỷ lệ tử
vong trẻ sơ sinh trung bình đốì vđi trẻ em dưđi 5 tuổi là 144/1000 ca
sinh khi những người mẹ của chúng không có học vân; 106/1000 khi họ
chỉ qua bậc tiểu học và 68/1000 khi họ qua bậc trung học. Một nghiên
cứu khác cho thấy: “Tăng 1% đầu tư giáo dục cho phụ nữ giúp tăng
trưỏng kinh tế 0,3%, do đầu tư chăm sóc gia đình và con cái tăng”.

218


_____________________________

Giáo trình Xã hội hục vé ỊỊÌíti

Nhiều công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (1993,2001)
cho chúng ta kết luận:
Thứ nhất: Đầu tư cho phát triển phụ nữ sẽ có hiệu quả hiphụ nữ có sức khoe, có kiến thức sẽ đóng góp được nhiều cho phát triển

bền vững.
Trước hết làm cho lực lượng sản xuất hôm nay làm việc có hiệu
quả hơn, nhờ vai trò chăm sóc của phụ nữ đổì vđi các thành viên
của hộ gia đình trong độ tuổi lao động.
Sau đó làm cho lực lượng sản xuất trong tương lai làm việc có hiệu
quả hđn. Nhờ có giáo dục, những người mẹ có học vấn cao hơn có
khả năng dạy dỗ, chỉ bảo con cái mình tốt hơn vai trò xã hội hoá
trẻ cm trong gia đình và sử dụng nhiều tài liệu học tập hđn, đồng
thời trình độ học vấn của người mẹ cũng là tấm gương cho con cái
noi theo. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thây mối quan hệ thuận
giữa trình độ học vấn của người mẹ và năng lực trí tuệ của con:
“trình độ học vấn của người mẹ càng cao thì thành tích trí tuệ của
con cái càng lđn”.
Thứ hai: Đầu tư giáo dục cho phụ nữ là loại đẩu tư đem lại nhiều
lợi ích cho gia đình và xã hội.
Phụ nữ được giáo dục, đầo tạo sẽ đảm nhận được những công việc
phức tạp hơn, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập.
Phụ nữ có trình độ sẽ có xu hưđng giảm tỷ ]ệ sinh con và trẻ em

sinh ra được giáo dục tốil hđn, khoẻ mạnh hưn.
Phụ nữ có trình độ kiến thức tốt sẽ quản lý gia đình có hiệu quả,
cổ khả năng lôi cuốn người chồng cùng chia sẻ trách nhiệm.
Kiến thức còn giúp phụ nữ nâng cao vị trí của họ trong gia đình,
có điều kiện tham gia các quyết định quan trọng trong gia đình
và xã hội.
Chính vì vậy, theo các chuyên gia Ngần hàng Thế giới thì “đầu tư
cho việc giáo dục phụ nữ là một trong những loại đầu tư đem lại nhiều

219


Hoàng Bá Thịnh
lợi ích nhất cho một quốc gia”. Chúng tôi quan niệm, đầu tư cho phụ nữ
và nam giđi đều mang lại lợi ích cho sự phát triển của cá nhân, nhờ cổ
kiến thức họ sẽ có những đóng góp cho sự phát triển cộng đồng, xã hội.
2.2. Vai trồ của phụ n ữ trong gừio dục
Phụ nữ không chỉ là người thầy đầu tiên trong gia đình của trẻ em
mà họ còn chiếm sô" đông trong đội ngũ giáo viên các cấp phổ thổng,
một lực lượng quan trọng quyết định phát triển dân trí, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực ở nông thôn phục vụ công nghiệp hoá n ô n g
nghiệp, nông thôn. Trong lực lượng giáo viên, nữ giáo viên nông thôn
lại chiếm đa sô'. Theo số liệu thông kê của ngành giáo dục và đào tạo,
năm học 2004, tỷ l ệ nữ giáo viên ở các bậc học như sau: nhà trẻ
(93,92%), mẫu giáo (99,56%), tiểu học (78,86%), THCN (44,79%), CĐ
(46,30%), ĐH (38,2%)44. Trong ngành giáo dục, lực lượng nữ với trên
600 ngàn (chiếm khoảng 72% lao động trong ngành). Cho đến thời
điểm năm 2005, tỷ l ệ nữ cán b ộ là giáo sư là 3,12%, phó giát) SƯ là
13,24%, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học đạt 24,8%, thạc sĩ đạt 39,1%. v ề
quản lý, ở bậc học mầm non 100% cán bộ lãnh đạo là nữ, bậc tiểu học

từ 80-85%, THCS 50-65%, THPT 15-20%. Nữ giám đốc sở GD-ĐT có
11, phó giám đốíc sở là 46; hiệu trưởng đại học, cao đẳng 1; phó hiệu
trưởng 15, giám đốc trung tâm trực thuộc Bộ 1, phó viện trưởng trực
thuộc Bộ 1, thứ trưởng 1, vụ trưởng 2 và vụ phó 6. Theo báo cáo của
các đơn vị sô' cán bộ nữ được b ổ nhiệm làm lãnh đạo chiêm từ 30- 60%
ỏ các sở GD - ĐT và các đơn vị thuộc sỏ, 20-45% đ các trường đại học,
cao đẳng và đơn vị trực thuộc (Giáo d ụ c và Thời đại, s ố 27 ngày
4/3/2006).
Qua một vài sô' liệu trình bày trên đây, chúng ta



thể nhận thấy

vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Vđi
phẩm chất thích hợp, nữ giáo viên có vai trò lđn hơn so vđi các đồng
nghiệp nam giới trong giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học). Nếu
thiếu vắng lực lượng nữ trong đội ngũ giáo viên các cấp học, thì việc

44

220

Đặng Huỳnh Mai: Thực trạng cõng tác cấn bộ nữ của ngành giáo duc; Báo GD & TĐ, số
126 ngày 20/10/2005.


_______________________________ Giáo trình Xã hôi học về giới
đào tao nguồn nhân lực cho đát nước qua các thời kỳ nói chung, đặc
biộl thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng chắc chắn sẽ gặp

nhiều khó khăn, nêu không nói rằng chúng ta sẽ khó đat được những
nuu tiêu đã đề ra. Vai Irò của phụ nừ trong giáo dục còn thể hiện ở
việc định hướng và chăm lo học hành cho con cái. Phụ nữ là người quan
tâm đcn việc học tập của con cái nhiều hđn nam giđi. Sô" liệu khảo sát
cho thây người vợ thường quan tâm đến việc học tập của con hơn người
chồng. Tuy nhicn, “việc dạy hảo, đưa con vào nề nếp kỷ luật được các
gia đình rất quan tâm và đã có sự chia sẻ trách nhiệm khá bình đẳng
giữa người cha và mẹ vđi con c á i”.

3. Một vài biểu hiện bất bỉnh đẳng giới trong giáo dục
3.1. phụ nữ ít cơ hội tiếp cận giáo dục so với nam giới
Mặc dù nhiều nưđc trên thế giới đã có những tiến bộ đáng kể về
bình đẳng giđi ở bậc tiểu học và trung học, song vẫn còn những khoảng
cách lớn về giđi, đặc biệt ỏ các quốc gia Arập, Tiểu vùng sa mạc
Sahara châu Phi, Nam và Tây Á. Các em gái chiếm 57% số’ trẻ em
ngoài nhà trường thuộc lứa tuổi tiểu học, tính trên toàn thế giới năm
2(X)1 và hơn 60% ở các quốc gia Arập, Nam và Tây Á. Sự tham gia của
các em gái vẫn còn thâp hđn nhiều so vđi các em trai ở bậc tiểu học
(chỉ số bình đẳng giđi dưđi 0,97) ở 71 nưđc trong số' 175 nước. Bất bình
đẳng giới càng tăng cao ở bậc trung học và đại học. Trong số 83 nước
đang phát triển có các sô" liệu thống kê, chỉ một nửa đạt bình đẳng giđi
ở bậc tiểu học, dưđi 1/5 ở bậc trung học và chỉ có 4 nước đạt ở bậc đại
học. Gần 2/3 sô" người lớn mù chữ trên thế giới (64%) là phụ nữ
(Nguồn: Mục tiêu 5 trong 6 Mục tiêu giáo dục cho mọi người - Báo cáo
tóm tất Giám sát Toàn cầu về giáo dục cho mọi người', 2005:1).
Phụ nữ chiếm hai phần ba trong tổng sô" 860 triệu người lđn mù chữ
trên thếgiđi, nhưng ở các nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ mù
chữ giảm từ 38% năm 1990 xuông còn 30% năm 2001. Sự khác biệt
giđi trong tỷ lệ mù chữ càng rõ nét hơn theo khu vực:
221



Hoàng Bá Thinh
Bảng 10: Tỷ lệ giới từ 15 tuổi trở lên mù chữ theo khu vực,
năm 2001 (%)
Hiu vực ĐAng
A-ĩtiíl linh
■ương
Nam giới
Nữ giới

7
19

CMu An
1*
Trung A
1
4

Chiu Mỹ La
tlnk vi vãng
Carlbe

Tram Đđng
VỈlicPtll

NIBẨ

Chiu Phl

bệ
Sahara

10
12

25
46

34
56

30
46

(Nguổn: WB, 2005: 18-19)

Nhìn về sô" năm học trung bình, có sự khác biệt giữa nam và nữ:
Bảng 11: Tương quan giới với s ố năm đi học theo khu vực, năm 2000
Hiu vực ĐOog
Ầ-TMIInh
IƯđng
Nam giới
Nữ giới

7.3
5.2

CMr MỈ La
tinh vi làng

Carlbé
6.3
5.8

Tnw Đỉng
vilicPhl

6.1
4.4

Rm A

5.8
3.4

Những nến kinh lế
ct thu nhập cao

10.2
9.8

(Nguổn. WB, 2005: 16-17)

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong giáo dục, sự nghiệp
giáo dục ngày càng có sự tiến bộ, sự khác biệt về trình độ học vân giữa
nam và nữ ngày càng được thu hẹp. Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt về
tỷ lệ biết chữ theo giới, theo đó nam giđi ở hầu hết các nhóm tuổi đều
có tỷ lệ biết chữ cao hơn nữ (xem bảng):
Bảng 12: Tỷ lệ phần trăm dân s ố 10 tuổi trở lên biết chữ chùi theo
nhóm tuổi, giới tính và nơi cư trú

Tống sế:

10-14
15-17
18-19
20-29
30-39
40-49
50+

Tếu ư
94,4
99,7
98,1
97,5
96,1
95,3
95,9
85,4

(Nguổn TCTK, 2007: 33)

222

in
96,5
99,6
98,2
97,8
96,6

95,9
97,0
93,3

II
92,4
99,8
98,0
97,3
95,6
94,7
94 8
79,4

Tiiii m
97,2
99,8
98,9
98,8
98,5
98,0
98,4
92,1

llll IU1
93,3
99,7
97,9
97,1
95,1

94,2
94,7
82,7


(fia o trình Xã hôi hoc về giới
So sánh phần trăm dân sô từ 5 tuẩi trỏ lổn về tình hình đi học
thì tỷ lộ chưa bao giờ đi học của nữ nhiều hđn nam (8% và 5% ). Còn ở
các cáp học, ngoại trừ trình độ cao đẳng, phụ nữ có tỷ lệ cao hơn một
chút so với nam giới (1, 5% và 1 1%), điều này có thể do nữ giới thích
lựa chọn hệ đào tạo ngắn hạn hơn; các câp học còn lại phụ nữ có tỷ lệ
thâp hơn nam giđi, nhất là học đại học trở lên (xem bảng):

Bảng 13: Phần trăm dân số 5 tuổi trở lên theo cấp giáo dục •đào tạo
và giới

Tống sô
Nam
Nữ

e i n li I|C

Plế llf l|

Cll li II

M l l f t i p i If 1

6,5
5,0

8,0

88,7
89,7
87.7

1,3
1,1
1,5

3,5
4,3
2,8

(Nguffn TCTK, 2007 34)

Trong giáo dục, vẫn còn có quan niệm coi trọng con trai hơn con
gái, biểu hiện ỏ việc đầu tư giáo dục cho con trai nhiều hơn con gái,
V iệl Nam cũng như nhiều nưđc trong khu vực châu Á còn chịu ảnh
hưỏng này. Chẳng hạn, như Ân Độ có câu ngạn ngữ: “Cho con gái học
lên cao, chẳng khác gì đem phân hoá học bón cho ruộngnhà hàng
xóm ”, còn người Việt Nam thường nói “Con gái là con ngườita”, nên
thường ít quan tâm đến việc học tập của con gái so vđi con trai. Theo
các chuyên gia Ngần hàng Thế giới, “vì các yếu tố xã hội và kinh tế
quyết định cơ hội cuộc sông của người phụ nữ qua hôn nhân hơn là qua
thị tTứờng lao động nên cha mẹ đầu tư ít hớn vào von con người của họ.
Tại tất cả các nước đang phát triển, phụ nữ ít có cơ hội được đi học
trung học hay đại học hơn nam giới” (WB, 2005: 79).

3.2. Khác biệt giới về lựa chọn ngành học

Thông thường, sinh viên đại học hay gặp câu hỏi: "Bạn học ngành
gì?". Nếu so sánh câu trả lời của nam và nữ sinh viẽn, chúng ta sẽ phát
hiện ra một sự khác biệt về giđi vể lựa chọn ngành/nghề: nam và nữ
tập 'trung ở những lĩnh vực học thuật khác nhau. Nam giđi có xu hưđng
chọm các ngành cơ khí, kiến trúc sư, khoa học tự nhiên, tin học và kinh
doainh. Cồn nữ giđi thì lại tập trung chu yếu ở ngành khoa học xã hội
và mhân văn; giáo dục; điều dưỡng, quản lý gia đình, thông tin thư
223


Hong Ba Thjnh
viờn... Trong nhụm ngnh khoa hoc xõ hụi v nhõn vn, c 6 mụt sụ ' it
ngnh cụ t lờ nam nhiờu hcfn nff l chinh tri hoc, tụi pham hoc, triởt
hoc v tụn giõo.
Bõng 14: Ty lờ bng cự nhõn theo ngnh hỗc cựa Hoa Ky
(nõm 1986 - 1987) (%)

Ngnh hpc
Kờ' toõn
Nhõn hỗc
Kiộfn trỷc
Thiờn võn hỗc
Ti chinh, ngõn hng
Sinh hpc
Qun l kinh tờ'
Hụa hỗc
Cụng ngh$ thụng tin
Truyụn thụng
Tụi ph?m hpc
Kinh tội

Giõo dyc
Kiin trỷc si/
Ngo^i ngCT
Ota l
Lich sur
Kinh tộf gia dlnh
Quan he qutfc t i
Thụng tin thi/ viờn
Toõn hpc
Khoa hpc qu9n si/
m nhgc
Diộu du8ng
Triờt hpc, tụn giõo
Khoa hpc chinh tri, nh nuục
Võt l
Tõm l
Xõ hụi hpc

Nam
49
36
75
84
65
51
55
63
65
40
60

70
24
85
27
77
62
7
45
14
54
93
47
5
64
60
84
31
31

(Nguụn: United Nations Economic Comission for Europe, www.unece.org)

224

NO
51
64
25
16
35
49

45
37
35
60
40
30
76
15
73
23
38
93
55
86
45
7
53
95
36
40
16
69
69


( Ìiáo trình Xã hôi hoc về giới
lỉảng trcn cho thấy có sự tương phản gần như trái ngược về tỷ lệ
nam và nữ sinh vicn trong các ngành có tính đặc thù về giới, như "dành
chc nam" là khoa học quân sự, và "dành cho nữ" là kinh tế gia đình và
điều ilưỡng. Như vậy. khuôn mẫu giới gán cho nữ những công việc liên

quan iđi gia đình và chức năng chăm sóc người khác; trong khi đó nam
gắn vđi những phẩm chất mạnh mẽ, thực hiện chức năng "che chở, hảo
vệ' người khác. Bức tranh về chọn nghề theo giới nói trên cũng tương
tự với những sô" liệu về lựa chọn ngành học ỏ Việt Nam, do sự phân
công lao động theo giđi truyền thông và do khuôn mẫu giới còn khá
đậrn nét trong quan niệm của xã hội nên trong cá c ngành học được lựa

chọn, sinh viên nữ tập trung chủ yếu ở các ngành học về khoa học xã
hội, như sư phạm, văn học, ngổn ngữ,... chiếm tỷ lệ khoảng 70% trên
tong số sinh viên theo học các ngành này. Hiện tượng tương tự như vậy
cũng có thể thấy ở các ngành nghề mà phụ nữ và nam giới theo học
trong các khoá đào tạo nghề ngắn hạn tại các trung tâm dạy nghề. Điều
này có thể làm hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ đôì với một phạm vi
rộng các ngành giáo dục và đào tạo mà có thể dẫn tđi các cơ hội việc
làm và ihu nhập lớn hơn trên thị trường lao động. Trong vòng 5 năm
qua, dã có những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện cơ hội tiếp cận
của phụ nữ đôi vđi đào tạo dạy nghề và các bậc học cao hơn. Sự tham
gia của nữ trong các trường trung học kỹ thuật gần như ngang bằng nam
giới, ihậm chí còn tăng lên trong giai đoạn 1995-1999. Mặc dù số’ phụ
nữ có trình độ học vấn cao (cao đẳng và đại học) còn thấp, khoảng 2%
trên tổng Hố dân, nhưng tỷ lệ nữ trong sổ sinh viên có trình độ h ọc vấn

cao đã tăng từ 40% lên 42% trong cùng giai đoạn (Liên hợp quốc tại
Việt Nam, 2002).

Bảng 15: s ố lượng học sinh, sinh viên vồ nữ sinh các cấp học
(năm học 2006 -2007)

Tổng SỐ học sinh
Học sinh Nữ

Tỷ lệ nữ trẽn tổng số

Tiểu học
7041312
3365774
47.8

THCS
6218457
3005818
48.3

THPT
3111280
1579418
50.7

Cao đẳng
367054
197602
53.8

Đạl học
1173147
645101
54.9

(Nguđn Tác giả xử lý từ SÖ liệu cùa Bô Giáo đục và Đào tạo: www edu.net.vn)

225



noang õa ẵ nịnh
Nghiên cứu ở nhiều quốc gia cho thấy, càng học lên bậc cao, sổ'
lượng nữ nhận bằng tốt nghiệp càng giảm. Mặc dù phụ nữ chiếm một
nửa số người có bằng cử nhân và thạc sĩ, nhưng họ chỉ chiếm 1/3 tống
sô' tiến sĩ. Đáng chú ý hơn, số' nam giđi có trình độ tiến sĩ vượt xa nữ
giới cùng trình độ ở lĩnh vực mà ở bậc cử nhân, nữ vốn chiếm đa sổ
hoặc tương đương nam. Lấy ví dụ ngành xã hội học ở Mỹ, nam giới chỉ
chiếm 31% cử nhân xã hội học nhưng lại chiếm đến 87% sô" tiến sĩ.
Bảng ¡6 : s ố lượng tiến sĩ theo ngành ở Hoa Kỳ năm học 1986 -Ỉ987
Ngành

Nam

Khoa học tự nhiên

2182
1836
329
1856
1496

Nữ
514
194
80
1034
799


1522
436
2760

1438
595
3563

Kỹ sư
Toán học
Sinh học
Khoa học xã hội
Tâm lý
Văn học
Giáo dục

(Nguổn: United Nations Economic Comission for Europe, www.unece.org)

3.3. Khúc biệt giới trong giảng viên bậc đại học
3.3.1. Tỷ lệ giảng viên nữ bậc đại học
Từ lâu nữ giđi đã bị ngăn cản nếu không muốn nói là bị loại trừ
khỏi những bậc học cao hơn như cao đẳng, đại học hay trên đại học. Bôi
quan niệm phụ nữ không cần học nhiểu. Học càng nhiều càng "khó dạy
bảo" và hoàn toàn không cần thiết. Theo quan niệm xã hội, phụ nữ phải
chăm lo công việc của gia đình, nội trợ, may vá thêu thùa. Điểu này lý
giải tại sao, gần hai trăm năm sau khi trường đại học đầu tiên dành cho
nam giđi ra đời thì đến năm 1883, Trường Cao đẳng Oberlin ở nước Mỹ
mới là trường đầu tiên nhận nữ sinh viên. Mặc dù nhận nữ sinh viên,
nhưng trường này lại tin rằng "phụ nữ nên nghĩ đến chuyện trở thành
những người vợ, người mẹ, hơn là những luật sư, trí thức, " chẳng những

vậy "sinh viên nữ còn phụ giặt giũ quần áo cho nam giđi, dọn phòng và
dọn bữa ăn cho họ nữa" (T.Schaefer, 2005: 528).
226


Giáo trình Xã hôi hoe về giới
Các nhà xã hội học Mỹ cổ nhận xét rằng: "Có lẽ không nơi nào mà
sự phân hiệt đôi xử trong giáo dục lại rõ rệt hơn trong chuyện tuyển
dung giáo viên. C ác vị trí giáo sư đai học và quản lý nhà Irường vốn có
địa vị tưđng đổi cao tại Mỹ, nói chung đều do nam giới chiếm giữ hết.

Các giáo viên trung học công lập, những người cổ lưđng tương đối thấp,
phần lớn đều là nữ giđi" (T.Schaefer, 2005: 528).
Có một xu hưđng tỷ lệ nghịch về đội ngũ giáo viên trong ngành
giáo dục - đào lạo. Đó là, tỷ lệ nữ giáo viên giảm dần theo sự tăng lên
của cấp học. Trong khi nữ giáo viên chiếm tỷ lệ rất cao ở cấp tiểu học
(thì ờ bậc đại học, tỷ lệ nữ giáo viên chỉ chiếm hrtn 1/3). Sô" liệu thông
kc năm 2005 -2006 cho thấy, tỷ lệ nữ giáo viên giảm mạnh từ 78,0% ở
tiểu học xuống còn 68,1% ở cấp trung học cơ sở, 54,5% ở trung học phổ
thông, 45% ỏ trung học chuyên nghiệp và chỉ còn 40,5% ỏ cấp đại học.
Tỷ lệ nữ giáo viên năm học 2006 -2007 lần lượt là tiểu học: 76,1%;
trung học crt sở: 67,1%; trung học phổ thông: 56,4%; cao đẳng: 49,1%
và đại học: 42,5% (xem bảng)
Bảng 17: s ố lượng giáo viên và giáo viên nữ các cấp học
(năm học 2006-2007)

Tổng số £ịậo viên
Nữ
Tỷ lê nữ trẽn tổng số


Tiểu học

THCS

THPT

Cao đẳng

Đạl học

344521
267584
77.6

310620
208555
67.1

125460
70763
56.4

15381
7563
49.1

38137
16214
42.5


(Nguôn Tác giả xử lý từ số liệu của Bô Giáo dục và Đào tạo: www edu net.vn)

3.2.2. Tỷ lệ giảng viên nữ theo ngành học

Như vậy, khổng chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác vẫn tồn
tại sự khác biệt giới trong đội ngũ giảng viên bậc đại học.
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giđi năm 1999 cho thây: nữ
giảng viên tập trung vđi tỷ lệ cao ở các lĩnh vực đào tạo truyền thông,
được coi là hợp vđi nữ giới như y - dược (40,3%), khoa học xã hội và
nhân văn (38,5%) và cao nhất là sư phạm chiếm 51,8%. Trong khi đó,
tỷ lệ nữ giảng viên ở các ngành kỹ thuật chỉ có 24,5% và khoa học tự
nhiên là 29,7%. Ngoài ra, tỷ lệ nữ giảng viên trong các trường cao đẳng
227


Hoàng Bá Thịnh
chiếm 50,9% cao hơn nữ giảng viên trong các trường đại học (41,7%).
Đặc biệt, tỷ lệ nữ giảng viên trong các trường do tỉnh quản lý chiếm tđi
52,8%- Tỷ lệ nữ giảng viên trong các đại học lđn, có đào tạo đến bậc
sau đại học là 41,5% , thấp hơn tỷ lệ này ở các trường chỉ đào tạo đến
bậc đại học là 43,6%. Các sô' liệu trên đầy cho thấy tỷ lệ phân bô' nữ
giảng viên theo lĩnh vực đào tạo và loại hình trường còn thiếu cân đối:
Nữ giảng viên còn ít có mặt trong các lĩnh vực khoa học công nghệ
"trọng điểm", mà chủ yếu tập trung ở các lính vực được coi là nhẹ
nhàng, phù hợp vđi nữ, nhưng ít được coi trọng và ít thu nhập hơn. Nữ
giảng viên cũng tập trung nhiều hơn ở bậc cao đẳng, nhất là cao đẳng
sư phạm của tỉnh hay các đại học có quy mô nhỏ. Sô' liệu giảng viên ở
Đại học Quốc gia Hà Nội cũng phản ánh một tình trạng tương tự như
bức tranh chung của toàn quốc về số lượng nữ giảng viên đại học theo
khôi ngành:

Bảng 18: Tỷ tệ giảng viên nữ theo các ngànhI, Đại học Quốc gia
Hà Nội (tính đến 31/12/2005)
STT

TSn cơ sở đằo tạo

Tổng số' CB-

Tống stf

Giảng

Tì lệ giảng

(Trường, khoa, bQ

CNV

giảng

v itn nữ

v iín nữ so

môn)

vđi nam

v itn


5

Truờng Đại học Khoa
học Tự nhiên
Trường Đại học Khoa
học Xa hội và Nhđn
văn
Trường Đại học
Ngoại ngữ
Truờng Đại học Cổng
nghệ
Khoa Kinh tê'

6

Khoa Luật

51

33

13

39.3

7

Khoa Sư phạm

33


18

6

33.3

8

Khoa Quốc tế

15

8

3

37.5

1
2

3

4

604

420


113

26.9

465

347

158

45.5

680

415

267

64.3

108

74

10

13.5

69


52

30

57.6

(Nguổn Tác giả xử lý lại s í liệu từ Ban Tổ chức cán bộ - Đại học Quốc gia Hà Nội)

228


Giáo trinft Xã hôi hoc về giới

__ _________________ _____

3.2 .?. T ỷ lệ ịỊÍânịỊ viên nữ bậc đại học theo học hàm, học vị

Trong những năm gần đây, sô nữ giảng viên trình độ sau đại học
đã tăng lên đáng kể, do sự phát triển và mỏ rộng hệ đào tạo sau đại
học troing nước đã tạo thuận lợi cho giảng viên nói chung và nữ giảng

viên nC’i riêng có điều kiện theo học. Bên cạnh đó, sự cô"gắng vươn lên
củ a chị em nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc và một phần do sức
ép của các chính sách như chuẩn hoá cán bộ, nâng chuyển ngạch lương.
Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ nữ giảng viên có trình độ chuyên môn cao

còn thấp hơn nhiều hđn so với giảng viên nam và chưa thực sự tương
xứng v«đi tiềm năng của phụ nữ, đặc biệt ở trình độ tiến sĩ, tỷ lệ giảng
viên naim cao gấp gần 5 lần giảng viên nữ. Cách biệt giới càng gia tăng
theo học hàm, vđi 14,7% nữ giảng viên có học hàm phó giáo sư và chỉ

có 6% có học hàm giáo sư. Điều này cho thấy khoảng cách giđi về trình
độ chuyên môn giữa nam giảng viên và nữ giảng viên đại học còn rất
lđn và không dễ thu hẹp. (Xem bảng)
liảrtỊỊ 19: Học vị và học hàm của giảng viên nữ
trong các trường đại học (năm 2006)
Học vị|, học hàm

Tổng số

Nữ giảng viln

Tỷ lộ

Thạc s ĩ

12.248

5.140

41.9

T iến Siĩ, tiến sĩ khoa học

5.744

1.242

21.6

p hố gnáo sư


2.084

308

14.7

Giáo sư

432

26

6.0

(Ngujön: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ kế hoạch Tài chinh, 2006)

Sụr khác biệt giđi trong giáo dục còn thể hiện trong việc phong tặng
cá c chiức danh như danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" phần lđn là thuộc
về nann giđi. Tính đến tháng 8/2001, có 137 nhà giáo vinh dự được
phnhà giáo có được vinh dự này (Nguồn: www.edu.net.vn).
3.3. Bất bình đẳng về chi tiêu cho giáo dục
K<ết quả điều tra mức sông dân cư năm 2004 cho thấy, trung bình
mửc chi tiôu cho giáo dục của nữ chỉ bằng 94,8% so vđi nam
(803.1 4 ngàn đồng so vđi 846.82 ngàn đổng). Trong cơ cấu chi tiêu cho
g iáo diực, cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ, ví dụ nam giới chi nhiều
229



Hoàng Bá Thjnh
hơn nữ ở các khoản học phí (nhiều hơn 15,4%), sách giáo khoa (nhiều
hơn 6,4%) và các khoản chi khác (15,7%); trong khi đó nữ cho nhiều
hơn nam ở các khoản chi đóng góp trường lớp (nhiều hơn 5,8%), quần
áo đổng phục (nhiều hđn 13%), và học thêm (nhiều hơn 6,1%), như
bảng sau đây:
Bảng 20: Chi gừío dục, đào tạo bình quân 1 người đi học
trong 12 tháng qua chùi theo các khoản chi, thành thị nông thôn,
giới tính (2004)
____________________________________________________________________ Nghìn đống
Chia ra theo các khoản chi
Đổng
góp

Chung
Học phí

Cả nước
Thinh tin •
Nõna thồn

cho
trtông,
lớp

Quán
áo
đổng
phục


Sách
giáo
khoa

Dụng
cụ học
tập

Học
thẽm

Khác

826.28

253.25

85.83

59.90

89.02

67.32

129.50

96.91

Thành thị


1537.03

567.16

132.42

87.37

130.90

85.73

296.31

167.05

Nông thốn

602.00

154.19

71.13

51.23

75.80

61.51


76.86

77.41

Nam

846.82

270.24

83.53

56.45

91.62

66.84

125. 83

105.65

Nữ

803.14

234.10

88.42


63.78

86.09

67.86

133.63

91.32

Giới tính

(Nguổn: Tổng cục thing kẻ - Điểu tra mức sống dân cư năm 2004)

Nghiên cứu cho thấy, bất bình đẳng có thể tác động đến kết quả
học tập, như công trình do Ngân hàng Thế giđi tài trợ thực hiện mang
tên "Nghiên cứu đánh giá kết quả học tập môn văn và toán được thực
hiện ở Việt Nam (tháng 12/2004). Trong nghiên cứu này, đốì tượng là
kết quả điểm kiểm tra của học sinh lđp 5 qua các môn văn và toán.
Nghiên cứu được thực hiện vđi những mẫu đại diện đáng tin cậy có thể
tiêu biểu cho các trường tiểu học ở nưđc ta. Nghiên cứu cho thây khi
"mức độ không bình đẳng càng cao trong phân phôi cơ hội giáo dục ỏ
một địa phương, thì kết quả học tập của học sinh nơi đó càng thấp. Môi
liên hệ này có mạnh hđn một chút ở môn văn so vđi môn toán”. Báo
cáo nhân mạnh về mức độ tỷ lệ nghịch giữa mức độ không bình đẳng
và điểm trung bình của học sinh.
230



( ìiáọ trình Xã hộ i hoc vè giới

4. Quan điểm về mục tiêu binh đẳng giới trong giáo dục
( 'hình phủ đã han hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật như:
Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số’ điểu của Luật Giáo dục; Nghị định
35/2001/NĐ-CP ngày 09A7/2001 về chính sách đôi vđi nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục cổng tác ở trường chuyên hiệt, ở vùng có điều kiện
kinh tế-xã hội đặc biệt khổ khăn; Nghị định sô 88/2001/NĐ-CP ngày
22/11/2001 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
201/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010, trong đó quy định mục tiêu là tạo bước chuyển biến crt bản
về chất lượng giáo dục, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và
tạo C(J hội học tập ngày càng tốt hớn cho các tầng lđp nhân dân, đặc

biệl là ở các vùng còn nhiều khó khăn. Năm 2003, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định sô" 26/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu quôc gia Giáo đục và Đào tạo đến 2005.
Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn
2003-2015 đó coi bình đẳng giđi là một mục tiêu ưu tiên vđi những nội
dung cụ thể là: “Xóa bỏ bâ*t bình đẳng giới ở bậc tiểu học và trung học
vào nãm 2005, đạt bình đẳng giđi trong giáo dục vào năm 2015, chú
trọng đảm bảo trẻ em gái được tiếp cận đầy đủ và công bằng cũng như
hoàn thành giáo dục cđ bản vđi chất lượng tốt”.
Quy định tại các văn bản nói trẽn tiếp tục tuân thủ nguyên tắc bình
đẳng trong giáo dục, đồng thời tạo ra các cơ chế và điều kiện cần thiết
cho phụ nữ và trẻ em gái được thụ hưởng quyền bình đẳng của mình
trong lTnh vực giáo đục và đào tạo.
Bôn cạnh đó, việc thông qua Luật Bình đẳng giđi trong đó có

những điều liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, như
Điều 14 sau đây cho thấy hước tiến mới trong nhận thức và quyết tâm
của Việt Nam đôi vđi việc thực hiện các mục tiêu phát triển của thiên
niên kỷ.
Điều 14: Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
1.
2.

Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng
Nam, nữ bình đẳng trong việc lực chọn ngành, nghề học tập,
đào tạo.
231


Hoàng Bá Thịnh
3.
4.

5.

Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách
về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưổng
mang theo con dưđi ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy
định của Chính phủ.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo bao gồm:
a. Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo.
b. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy
định cda pháp luật.


Tóm tát
Chương 7, sau khi giới thiệu khái quát về vai trò của giáo đục đôi với
sự phát triển xã hội đã trình bày những nét cơ bản về vai ưò của phụ nữ
trong giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng. Qua việc phân
tích những dữ liệu nghiên cứu, chúng ta hiểu được một số biểu hiện bất
bình đẳng giđi trong giáo dục hiện nay ở trên thế giới và Việt Nam. Những
thành tựu về giáo dục với việc thu hẹp khoảng cách giđi trong giáo dục ở
nước ta cho thây những bước thành công của Chính phủ trong việc thực
hiện công ước CEDAW và các mục tiêu thiên niên kỷ.

Câu hỏi ôn tộp
1.
2.
3.
4.
5.

Các chức năng và vai trò của giáo dục đối vđi sự phát triển xã hội?
Tầm quan trọng của việc đầu tư giáo dục cho phụ nữ?
Vai trò của phụ nữ trong giáo dục?
Những biểu hiện của bất bình đẳng giđi trong giáo dục?
Những thành tựu về bình đẳng giđi trong giáo dục ở nước ta?

TÒI liệu dọc »hôm
1.
2.
3.
4.


232

Hoàng Bá Thịnh (2002): Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công
nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
WB, ADB, DFID, CIDA (2006): Đánh giá tình hình giới à Việt
Nam; Hà Nội 12/2006.
Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (đồng chủ biên) (2000): Xã
hội học về giới và phát triển; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Institute of Education - Oxfam (2004): Kiểm định về bình đãng giới
và giáo dục các em gái ở châu Á 1990 -2000.


(riáo trình Xã hôi học về_gịớị

CHƯƠNG 8

G IỚ I VÀ LAO ĐỘ NG
Mục tiêu học tộp
Biết được ý nghĩa của lao động theo quan điểm xã hội học.
Hiểu được phân cổng lao đông theo giđi từ cách tiếp cận
xã hội học.
Phân tích được một số biểu hiện bất bình đẳng giđi trong lao động
hiện nay.
Giải thích được các yếu tổ" tác động đến những thành tựu về giới
trong lao động, việc làm ở nước ta.

1. Ý nghĩa của lao dộng
/ . / . Định nghĩa lao động
Theo quan niệm của xã hội học Mác xít thì “lao động trước hết là
một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong

đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết
và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiôn".
Lao động là những hoạt động mà con người thực hiện nhằm đáp
ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sông trong môi trường xã hội. Trên
một phương diện nào đó, thì lao động đổng nghĩa với việc làm, theo Bộ
luật Lao động thì “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”
(2002:15).
233


Hoàng Bá Thịnh
Khi đề cập đến các hình thức lao động của con người đã hình thAnh
trong lịch sử, K. Marx viết: “Phân công lao động chỉ thực sự được thực
hiện từ khi có sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh
thần”. Điều này hàm ý rằng, sự phân công lao động xã hội được thể
hiện và kết thúc ở việc phân chia thành lao động trí óc và lao động
chân tay, nghĩa là ở chỗ tách riêng các nhóm xã hội và dành cho mỗi
nhóm chỉ là một trong hai hình thức lao động trí óc hoặc lao động chân
tay mà thổi.
1.2. Ý nghĩa của lao động theo quan điểm xã hội học
Lao động được hiểu rộng hơn một nghề nghiệp. Nó là một khổng
gian mà ở đó chúng ta gặp gỡ những người khác, kết bạn, kể cà khả
năng có thể đi đến hôn nhân. Đôi với nhiều người, đó là nơi họ đạt điíỢc
địa vị bên ngoài xã hội cao hơn những người khác, ví dụ: làm việc ở
ngành bưu chính viễn thông hoặc ngành ngân hàng sẽ có giá trị hơn là
làm việc ở ngành xây dựng hay ngành khai thác khoáng sản.
Con người ta thích nghi vđi một vai trò xã hội khi họ có một cỏng
việc; hưđng tới sự trông đợi xã hội về họ sẽ ứng xử như thế nào: “một
quan toà được xem là thận trọng và điềm đạm, đúng mực; một kế toán

phải chính xác và sạch sẽ, gọn gàng” (E. Goffman,1972). Con người
làm theo những vai trò công việc của họ như là một phần của bản sắc
cái tôi của mình và lao động như là một phần của quá trình xã hội hoá.
Loại hình lao động cũng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến quan
hệ gia đình của chúng ta, nếu sự vắng mặt lâu dài khiến cho gia đình
chúng ta trở nên xa lạ hơn bạn bè đồng nghiệp hoặc vì bận công việc
khiến cho chúng ta không còn mây quan tâm đến gia đình, do chúng ta
tập trung sự chú ý của mình vào những mốì quan hộ khác.
Trong tác phẩm Tâm lý học xã hội về lao động (1974), Argyle liệt
kê những động cơ chính để lao động:
Kinh tế: Đạt được tiền và những phúc lợi xã hội
Sự hài lòng: Một kênh của sự thành đạt và nguồn lực của sự kiêu
hãnh và sở thích, lợi ích cá nhân.
Xã hội: Đạt được địa vị, tình đồng đội và sự an toàn, an sinh xã hội.
234


(Jiao trình Xã hôi học về giới

_______________________________

C o thố nổi rằng chức năng của lao động là đem lại địa vị, bản sắc
và Ihn nhập. Trong ba điều này, thu nhập cổ thể không phải là quan
trọng nhất, mặc dù đa sô người đòi hỏi về điều này. Một điều tra về
Quan điếm của vị thành niên với 3925 người ở độ tuổi 15- 19 ỏ

Ipswich năm 1984 cho thấy 6 0 % nói thích được trả giông như “trợ
cấp thất nghiệp” và cổ một nghề, việc làm hđn là khổng có một
nghề, việc làm nào.
C á c nhà xã hội học chỉ ra, người ta lao động vì những ý nghĩa

sau đây: để đóng góp (Contribution), hội nhập (Integration), địa vị
xã hỏi (Status), sự hài lòng (Satisfaction), phần thưdng kinh té"
(Econom ic

Reward)



tương

tác



hội

(Social contact)

(G. O ’ Donnell, 1 9 9 4 :1 4 7 -4 8 ).

2. Quan điểm xã hội học về giới và lao động
Nếu như Durkheim tập trung chú ý vào sự gắn kết và đoàn kết xã
hội, thì Karl Marx xem xét xã hội được lập thành bởi các lực lượng thay

đổi không ngừng và đôi nghịch làm sản sinh ra thay đểi xã hội do
những căng thẳng và đấu tranh giữa các giai cấp đối kháng. Trong khi
Durkheim viết về ảnh hưởng của sự phân công lao động phức tạp đốì
với sự đoàn kết xã hội như là sự đoàn kết tiến từ cơ học sang hữu cơ,
thì Marx lại viết về sự bóc lột lao động dẫn đến sự phân hoá và hình
thành các giai cấp đôi kháng. Đây cũng có thể nói đó là sự khác nhau

về bản chất trong cách tiếp cận của hai nhà xẫ hội học nổi tiếng này.
Sự phát triển của chủ nghĩa Marx là do ảnh hưởng mạnh mẽ của
phong trào lao động ỏ Anh và Pháp, cũng như sự phát triển nhanh của
công nghiệp cùng với sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các bài viết của Marx
đưa ra nhiều khái niệm mấu chốt cho môn xã hội học bao gồm sự phân
hoá lao động, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, sự hình thành giai
cấp và ý thức giai cấp. Ông cũng giải quyết vấn đề tư tưởng liên quan
đôn các điều kiện xã hội, chính trị và kinh tế và khả năng thay đổi.
Các tác phẩm của Marx đã góp phần quan trọng cho nghiên cứu
vể phụ nữ. Những khái niệm chủ chốt được sử dụng phân tích về áp bức
phụ nữ hao gồm phân hoá, áp bức kinh tế, giá trị sử dụng, lao động dự
trữ và phcp biện chứng (Benstron, 1969, Rowbotham, 1973). Trong bộ
235


Hoàng Bá Thịnh
Tư bản, Marx phân tích tác động của máy móc đốì vđi sinh hoỉt gia
đình trong các ngành công nghiệp nội địa. Trong các bài viết của Marx,
sự áp bức phụ nữ được đưa ra trong khuôn khổ bôì cảnh những }ếu tô'
kinh tế hình thành câu trúc chính trị và xã hội và cuộc sông của p.iụ nữ
trong đó.
2.1. Quan điểm của K. Marx về phụ n ữ và lao động45
K. Marx không chỉ là nhà kinh tế học, nhà triết học, nhà hoạt động
xã hội vĩ đại, người sáng lập chủ nghĩa Marx, mà ông còn đượi thừa
nhận là một trong những nhà xã hội học đầu tiên. Những công t r ì r h của
Marx có ảnh hưởng sâu sắc đến những người làm xã hội học, dù họ
theo hệ tư tưởng nào, yêu thích hoặc phê phán Marx. Đặc biệt, K. M arx
và F. Engels đã xây dựng và phát triển xã hội học Mác- xít như lì một
ngành khoa học trong môi liên hệ chặt chẽ giữa lý thuyết và thự; tiễn
của phong trào công nhân và xã hội chủ nghĩa.

Trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh rết nhỏ
trong những công trình nghiên cứu khổng lổ của Marx, đó là vấn dề lao
động nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá dưới chủ nghĩa tư bản. Năm
1867, tác phẩm chính của Marx Tư bản phê phán kinh tế chínk trị quyển thứ nhất được xuất bản ở Hamburg. Tác phẩm này đã trình bày
những quan điểm kinh tế và xã hội chủ nghĩa của Marx cùng vđi ìhững
nét chính của sự phê phán của Marx đối vđi xã hội đương thời, đVi vđi
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những hậu quả của nó.Ciũng
trong bộ Tư bản, vấn đề lao động nữ đã được Marx dành nhiều trang
viết tâm huyết đề cập đến.
2.1.1. Công nghiệp hoá và sử dụng lao động nữ
Từ xã hội nông nghiệp bưđc vào công nghiệp hoá, là bước vào sự
phân công lao động mđi, quá trình phân công này đã dẫn đên các
ngành cồng nghiệp mđi đòi hỏi nam giới phải làm việc xa nhà trcng khi
phụ nữ vẫn sông tại các làng nhỏ và phải đảm nhận các công việỉ rohà.
Tuy nhiên, hiện tượng này không tồn tại lâu, thời kỳ đầu công nạhtiệp
hoá đòi hỏi những lao động giản đớn, không cần chuyên môn, kỹ hiuật,
nhưng lại cần lao động khéo léo, chịu khó, cần cù. Phụ nữ đáp ứnị điược
45

236

Hoàng Bá Thịnh (2005): vấn để lao động nữ trong tác phẩm Tư bản của K.Marx,Tạip chí
Nghiên cứu khoa học vể Phụ nữ, số 6.


(ìiá o trình Xã hôi hoc về ỊỊÌỚi
những phẩm chât này, và là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho c á c

công xưởng, nhà máy. Khi viết hộ Tư ban, Marx đã đành nhiều trang
phân tích lao động phu nữ và trẻ cm. Xem xét tác động của nền sản

xuât cơ khí đến người lao đông, Marx đã có nhiều trang viết sâu sắc đề
cập đến việc tư hản chiếm hữu sức lao động phụ nữ và trẻ em. Ông
viết: “Vì máy mổc làm cho sức bắp thịt trở thành thừa, cho nên nó trở
thành một công cụ để sử dụng những người lao động khổng có sức hắp
thịt hoặc có cd thể chưa phát triển đầy đủ nhưng chân tay lại mềm mại
h(là: I.ao động của phụ nữ và trẻ cm ”46. Rõ ràng, khi sức người được thay
thế bằng máy móc, băng kỹ thuật thì nó cũng góp phần vào việc xoá
nhoà ranh giới của sự phân công lao động truyền thông theo giđi tính,

theo đó nam giới vđi sức lực cơ bắp thường đảm nhận công việc nặng
nhọc còn phu nữ chân yếu tay mềm thì đảm nhận công việc nhẹ nhàng.

Ưu thế cơ hắp của nam giới hầu như không còn trong điều kiện công
nghiệp hoá, như Marx đã có nhận xct thật chí lý: “Máy móc làm cho
sức bắp thịt trở thành thừa".
Trước đó hai mưđi năm, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sân,
K. Marx và F. Engels đã chỉ ra sự tác động của khoa học kỹ thuật đến
phân công lao động theo giđi “Imo động càng ít cần đến sự khéo léo và

sức lực chừng nào, nghĩa là công nghiệp hiện đại càng tiến triển thì lao
động của đàn ông càng được thay thê bằng lao động của đàn bà và trẻ
em. Những phărt biệt về lứa tuổi và giới tính khổng còn có ý nghĩa xã hội
gì nữa đôi với giai cấp cổng nhân. Tất cả đều là công cụ lao động mà
chi phí thì thay đổi tuỳ theo lửa tuổi và giới tính
Điều này dẫn đến sự thay thế ngày càng nhiều lao động nam giới
bằng lao động phụ nữ và nhâi là thay thế lao động của người lđn bằng

lao động của trẻ em. Bởi vì tiền công trả cho trẻ cm hết sức rẻ mạt: “Ba
em gái 13 tuổi, tiển cổng từ 6 đến 8 silinh một tuần thay thế cho một


người đàn ông lđn tuổi có tiền công từ 18 đến 45 silinh”.47
Một điểm đáng chú ý là, các ông chủ khi thuê lao động lại thích
lựa chọn phụ nữ có gia đình hơn phụ nữ chưa có gia đình - điều mà
những ông chủ hiện nay làm ngược lại. Lý do, theo một chủ xưởng cho
46
47

c. Mác:
1988, tr
c. Mác
1988 tr

Tư bản - Phán thứ nhất, Tập 1, NXB Tiến bộ, Mát-xco-va - NXb Sự thật, Hà Nội,
499

Tư bản - Phán thứ nhất. Tập 1, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va - NXb Sự thật, Hà Nội,
500

237


Hoàng Bá Thịnh
biết: “ông ta chỉ toàn dùng phụ nữ để đứng máy dệt thôi, ông thch sử
dụng đàn bà có chổng rồi, nhất là những người có gia (Tinh họ phả] nuôi,
họ chăm chỉ hơn và dễ bảo hơn phụ nữ chưa chồng và hơn nữa hẹ buộc
phải làm việc cật lực để kiếm được những tư liệu sinh hoạt cần thiết”48
Như vậy, những đức tính, phẩm chầt đặc biệt của người phụ nữ lại
quay trở lại làm khổ chính họ, cũng như sự dịu dàng và nết na trorg bân
chất người phụ nữ đã trở thành công cụ biến họ thành nô lệ và làn cho

cuộc sông của họ càng đau khổ dưđi sự bóc lột của chủ nghĩa tí bản.
Do “ưu điểm” của lao động nữ như vậy nên trong phân xưởng dệt, có
râ't nhiều người làm việc mà phần lđn là phụ nữ và “phụ nữ và trẻ em
là thành phần chiếm tuyệt đại đa số’ trong công nhân viên công
xưởng”49.
Xu hướng này của thời kỳ công xưởng dưđi chủ nghĩa tư bản ngƯỢc
lại với thời kỳ công trường thủ công, bấy giờ “phân công lao độtg dựa
trên việc dùng lao động cùa phụ nữ, của trẻ em đủ mọi lứa tuổi, cỉa thợ
không lành nghề vào bất cứ những nơi nào có thể dùng được, nói tóm
lại là dựa trên việc dùng “cheap labour” tức là lao động rẻ tiền, như
người Anh thường gọi”50.
2.1.2. Những hậu quả đối với lao động nữ
2. 1.2.1. Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
Theo cách diễn đạt của Marx, tư bản bóc lột lao động của người
công nhân nhằm không ngừng tăng giá trị thặng dư. Trong tay nhà tư
bản, máy móc trở thành một phương tiện khách quan và được si’ dụng
một cách có hệ thông để bóp nặn sức lao động nhiều hơn tronỊ cùng
một khoảng thời gian. Điều này được thực hiện bằng hai cáci: Thứ
nhất, tăng thêm tốc độ của máy móc; Thứ hai, tăng thêm khôi lượng
máy móc do cùng một công nhân trông coi, hay tăng thêm phạit vi lao
động cùa người này.
Điều đó dẫn đến cường độ lao động của nữ cổng nhân dệt rít căng
thẳng, vđi độ dài, quãng đường vận động trong phân xưởng tỷ lt thuận
48
49
50

238

c.


Mác: Tư bản - Phán thứ nhất, Tập 1, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va - NXb Sự thật Hà Nội,
1988, tr. 508
c Mác: Tư bản - Phẩn thứ nhất, Tập 1, NXB Tiến bô. Mát-xcơ-va - NXb Sự thật Hà Nội.
1988, tr. 566
c Mác: Tư bản - Phán thứ nhất, Tập 1, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va - NXb Sự thậ Hà NỘI,
1988, tr. 581


fiiáo truth Xã hÿi hoc về giới
VỚI số máy mà họ đứng: “năm IHI5, lao động đứng hai máy kéo sợi

trong vòng 12 giờ, để kéo sợi sô 40, đòi hỏi phải chạy đi chạy lại đến
8 dặm. Năm 1832, do đứng hai máy kéo sđi trong vòng 12 giờ để kéo
sỢi có số như trên khoảng cách phải chạy đi chạy lại là 20 dặm và
thuờng còn hitn thế nữa”51.
Cách khai thác sức lao động như vậy của nhà tư bản đã vắt kiệt sức
củ a nữ công nhân đứng máy. Bên cạnh đó, điều kiện môi trường lao
động “như không gian, khổng khí, ánh sáng, cũng như những phương
tiện bảo hộ của người công nhân” không đảm bảo cũng là một yếu tô"
tác động xấu đến sức khoẻ của lao động nữ.

Báng chú ý rằng, nhà iư bản sử dụng lao động nữ và trẻ em gái
khổng chỉ trong những lao động dệt vải, sợi bông mà còn trong những
công việc nặng nhọc, vất vả chỉ dành cho nam giới có thể chất mạnh
khoẻ: “Trưđc khi có lệnh cấm dùng phụ nữ và trẻ em (dưới 10 tuổi)
trong các hầm mỏ, tư bản đã tìm được cách sử dụng những người đàn
hà và thiếu nữ trần truồng ở dưới các giếng mỏ than và các mỏ khác”
và “ở Anh để kéo thuyền dọc sông đào,... thỉnh thoảng người ta vẫn còn
dùng phụ nữ thay cho ngựa”.52

Sự bóc lột sức lao động rẻ tiền và chưa đến tuổi trưởng thành trong
cá c công xưởng thủ công hiện đại, lại còn trắng trỢn hơn là trong các
công xưởng chính cống, bởi lẽ những cơ sở kỹ thuật trong công xưởng
việc thay thế sức bắp thịt bằng máy móc và tính chất nhẹ nhàng của lao
động, thì phần ỉđn lại khổng có trong cồng trường thủ công hiện đại,
đồng thời cơ thể của phụ nữ hoặc cơ thể chưa phát triển đầy đủ của trẻ
envđã bị phó mặc một cách vô lương tâm cho ảnh hưởng của các chất
độc: “ở đây người ta thường gặp họ làm việc ở những nơi có hại cho
sức khoỏ như trong xưởng đúc đổng, xưởng làm cúc áo, xưởng tráng
men, xưởng mạ kẽm và xưởng sơn. Lao động quá mức của người lớn
và thiếu niên trong xưởng in sách báo ỏ Luân Đôn đã làm cho những
nơii dó nổi danh là “lò sát sinh” và “Một trong những công việc bỉ ổi

51
52

c Mác: Tư bản - Phán thứ nhất, Tâp 1, NXB Tiến bô, Mát-xcơ-va - NXb Sự thật, Hà Nội,
1988, tr 521
c Mác: Tư bản - Phân thứ nhất, Tâp 1, NXB Tiến bô. Mát-xcơ-va - NXb Sự thật, Hà NÔI.

1988.tr 498

239


×