Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cảm nhận bài thơ Tôi yêu em của đại thi hào Puskin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.79 KB, 4 trang )

Tình yêu luôn luôn là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận trong thi ca, bởi có lẽ
nó luôn tạo ra cho những nhà thơ, nhà văn những cung bậc cảm xúc đặc biệt, có
hạnh phúc nhưng cũng có khổ đau đến tột cùng. Một trong những nhà thơ đã từng
rất thành công với đề tài này đó chính là Puskin. Đối với ông, tình yêu, tình bạn
luôn luôn là thứ tình cảm chi phối mình nhiều nhất. Thơ tình Puskin thường bắt
nguồn từ những xúc cảm cụ thể, chân thực với những trải nghiệm tình cảm sâu xa,
do đó, đã thể hiện được những vẻ đẹp đa dạng, tinh tế của thế giới tâm hồn con
người. Qua bài thơ Tôi yêu em, chúng ta sẽ thấy rõ tất cả những điều này.
Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, được khơi
nguồn từ mối tình đơn phương của nhà thơ với A.A Ô-lê-nhi-na (Con gái của Ô-lênhin, Chủ tịch viện hàn lâm nghệ thuật Nga). Bà là một người phụ nữ xinh đẹp,
Puskin đã thầm mến bà ngay từ lần đầu gặp gỡ. Đến mùa hè năm 1829, ông đã ngỏ
lời cầu hôn nhưng không được chấp thuận. Xuất phát từ một tình yêu không được
đền đáp và do không thể nào quên được mối tình này, Puskin đã sáng tác ra bài thơ
như để lưu giữ những cảm xúc, tình cảm đẹp đẽ.
Bài thơ vốn không có nhan đề, nhan đề “tôi yêu em” là do người dịch sau
này đặt, bởi bài thơ luôn lặp đi lặp lại cụm từ “tôi yêu em” như để nhấn mạnh tình
cảm của Puskin dành cho người con gái đó. Nhan đề bài thơ theo tiếng Nga là “ya
libliu chibia”. Từ tôi và em chỉ có một đại từ xưng hô trong tiếng Nga, nhưng khi
chuyển sang tiếng Việt lại có rất nhiều đại từ xưng hô khác nhau, và chúng ta có
thể dịch thành “tôi yêu cô, anh yêu em”. Tuy nhiên, nếu dịch thành “tôi yêu cô”,
nhan đề sẽ mất đi sự gần gũi và tình cảm yêu thương, còn dịch thành “anh yêu em”
thì sẽ tạo ra sự xuồng sã, thân thiết quá mức. Cho nên, đặt tên nhan đề là “tôi yêu
em” là hoàn toàn chính xác, nó vừa tạo sự thân mật nhưng cũng tạo ra sự trầm tĩnh,
đúng mực, mang lại cảm giác vừa gần vừa xa, một mối quan hệ vừa cham tới
nhưng cũng không thể với đến.
Những cảm xúc, những biến động tâm trạng của nhân vật trữ tình được gói
gọn chỉ trong 8 câu thơ. Tuy nhiên, đây chính là những xúc cảm điển hình nhất của
một chàng trai khi yêu. Trong khổ thơ đầu tiên, hiện lên trước mắt người đọc là
những mâu thuẫn, giằng xé trong nội tâm của nhân vật trữ tình. Mở đầu bài thơ, tác
giả đã bộc lộ tình cảm của mình một cách chân thành, thẳng thắn, không hề che
đậy, giấu diếm:




“Tôi yêu em, đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”.
Tôi yêu em-một câu nói ngắn gọn nhưng đã nói lên chính xác tấm lòng của
chàng trai dành cho cô gái. Chàng trai yêu cô gái “đến nay chừng có thể”. “Chừng
có thể” là một cụm từ không thể xác định chính xác ý nghĩa. Đó có thể là một
khoảng thời gian khá dài, đủ để có thể khẳng định tình yêu mà mình dành cho cô
gái ấy là chân thật, sâu sắc, cũng có thể là tình cảm yêu đương mà tôi dành cho em
cho đến bây giờ đã có thể chấm dứt. Dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ vẫn mang
sắc thái vừa tha thiết đằm thắm lại vừa dang dở, dè dặt. Đến với câu thứ hai là một
hình ảnh biểu tượng đặc sắc: “ngọn lửa tình”. Ngọn lửa tình là hình ảnh ẩn dụ cho
tình yêu của chàng trai. Tình yêu ấy giống như một ngọn lửa vậy, vừa lung linh rực
rỡ, vừa nồng nàn cháy bỏng. Dù cho cô gái có từ chối, có làm mọi cách để chàng
trai rời xa mình thì ngọn lửa tình trong tâm hồn ấy không bao giở lụi tắt, nó luôn
luôn rạo rực, âm ỉ, đến một lúc nào đó sẽ bùng phát và rực sáng lên. Tình yêu của
chàng trai vẫn luôn mãnh liệt, vẫn vẹn nguyên như vậy, nhưng giờ đây lại có sự
chuyển biến, thay đổi nhanh chóng:
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.
Tình cảm của nhân vật trữ tình trong hai câu đầu trào dâng như sóng cuộn
mà giờ lại trùng xuống, nhịp điệu có đôi chút ngậm ngùi, u buồn. Anh yêu người
con gái đó, anh thiết tha muốn được ở cạnh bên để chở che, chăm sóc. Tuy nhiên,
người con gái anh yêu lại không dành tình cảm, trao trái tim của mình cho anh, anh
không biết phải làm thế nào. Trong nội tâm anh lại trào lên cảm giác khó xử, dằn
vặt. Anh tự đặt câu hỏi cho lòng mình: Nên tiếp tục theo đuổi thứ tình cảm mơ hồ,
không hi vọng này hay chọn cách rời xa nó? Câu hỏi ấy thôi thúc anh không ngừng
suy nghĩ, để giờ đây, anh buộc phải đưa ra câu trả lời của riêng mình. Anh chọn
cách rời bỏ. Dù biết rằng sẽ rất đau đớn và mất mát, nhưng anh không thể nào làm
khác được. Cụm từ “không để em” đã cho thấy sự quyết định dứt khoát, đầy lí trí,

anh tự buộc mình chối bỏ tình yêu, hạnh phúc. Anh không muốn để cho người con
gái mình yêu phải đau khổ, tâm hồn phải “gợn bóng u hoài”. Rời xa là cách để em
không phải bận lòng, để em có thể được vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy, bốn câu thơ
đầu tiên là sự giằng xé, mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. Tình cảm sâu đậm đối lập


với lí trí dứt khoát, mạnh mẽ. Đó không chỉ là một lời bày tỏ, giãi bày tâm trạng
mà còn là lời giã từ, tạm biệt một mối tình vô cùng chua xót, ngậm ngùi.
Đến với khổ thơ thứ hai và cũng là khổ thơ cuối cùng, tình yêu của nhân vật
trữ tình lại hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết với nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng cuối
cùng, chốt lại, đó vẫn là một tình yêu cao thượng và đằm thắm:
“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”.
Nhờ biện pháp nghệ thuật liệt kê, tình yêu của chàng trai dành cho cô gái
hiện lên thật đa dạng, phong phú, với những nốt thăng, nốt trầm. Tình cảm đó cũng
giống như bao tình cảm của những người khác khi yêu. Có lúc tình yêu ấy âm thầm
yên bình như mặt hồ lặng sóng. Chàng trai hết mình yêu, đặt hết tình cảm vào cô
gái, chẳng mong cô có ngày đáp lại tình cảm của mình. Có lúc nhân vật trữ tình
thể hiện tình yêu một cách rụt rè, nhút nhát, yêu mà ngại ngùng chẳng dám nói ra.
Đến khi nhìn người mình yêu cười nói hạnh phúc với người khác, trong lòng chàng
trai lại dâng lên cảm xúc ghen tuông, giận hờn. Chàng trai cũng chỉ như bao người
bình thường khác, cũng bị những tình cảm khổ đau, u ám muôn thuở trong tình yêu
vò xé tâm can. Muôn vàn cảm xúc, muôn vàn sắc thái khác nhau, cũng chỉ vì xuất
phát từ một chữ: yêu. Yêu làm con người ta thay đổi, làm con người ta trở nên
nắng mưa thất thường, vui buồn vô cớ. Và đôi khi, yêu còn khiến con người ta
đánh mất thiên lương của mình. Tình yêu giống như một con dao hai lưỡi, nó có
thể đưa con người ta tới thiên đường hạnh phúc, nhưng cũng khiến con người ta trở
nên đau khổ, chỉ vì sự ghen tuông mùa quáng. Ghen tuông giống như một con rắn
độc, nó bóp nghẹt trái tim, dẫn đến sự mất sáng suốt, như Hoạn Thư hành hạ Thúy
Kiều, như Lenxki thách Oneghin đấu súng (Epghenhi Oneghin-Puskin),…Liệu

chàng trai trong đoạn thơ có bị nỗi ghen tuông ngự trị làm hạ thấp con người như
vậy không? Câu trả lời là không. Dù cho thế nào thì chàng trai vẫn luôn dành một
tình yêu chân thành, đằm thắm. Vượt lên trên mọi rào cản, mọi sự giận hờn, ghen
tuông, chàng trai luôn luôn muốn người mình yêu được hạnh phúc nhất:
“Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.


Khi dành tình cảm đặc biệt cho một ai đó, theo lẽ thông thường, người ta
luôn muốn chiếm giữ, nắm trọn và tìm mọi cách để người đó đáp lại tấm chân tình
của mình. Với nhân vật trữ tình trong bài thơ, anh lại không làm như vậy. Anh cầu
chúc cho người con gái ấy hạnh phúc bên người mình yêu. Người đó sẽ yêu như
anh đã từng yêu cô. Chỉ cần như vậy là anh đã mãn nguyện rồi. Anh rời xa cô
không phải vì anh hết yêu cô, mà vì anh biết rằng ở bên anh cô sẽ không được vui
vẻ, nhìn thấy người yêu của mình buồn, anh cũng không thể nào vui được. Qua đó,
ta có thể thấy được đây là một tình yêu vị tha, cao thượng. Puskin đã thể hiện một
quan điểm, triết lí đầy tính nhân văn: Tình yêu không phải là sự ràng buộc, nó phải
xuất phát từ hai trái tim. Nếu không có được tình yêu, chúng ta không nên hận thù,
đau khổ. Trái lại, hãy buông bỏ, cầu nguyện và chúc phúc cho người ấy. Khi được
nhìn thấy người mình yêu có được hạnh phúc trọn vẹn thì đó cũng là yêu rồi. Qua
lời thơ ngắn gọn, giản dị, khổ thơ cuối đã đưa tình yêu lên ngôi làm chói sáng nhân
cách con người.
Với nhịp thơ chuyển đổi linh hoạt, ngôn từ dễ hiểu, giản dị mà tinh tế, tôi
yêu em của đại thi hào Puskin đã nói lên tâm sự, nỗi lòng của một chàng trai với
tình yêu không được hồi đáp. Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng,
nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt,
nhân hậu, vị tha. Nó xứng đáng được coi là một trong những bài thơ tình hay trên
thế giới.




×