BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH TRÍCH LY TINH DẦU CỦ GỪNG (Zingiber
oficinale Roscoe), XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC
Ngành
: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trịnh Thị Lan Anh
Sinh viên thực hiện
: Phạm Thị Thủy
MSSV: 14111000666 Lớp: 14DSH04
TP. Hồ Chí Minh, 2018
Đồ án tốt nghiệp
CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đồ án tốt nghiệp này là công trình khoa học của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Thị Lan Anh.
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TP.HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thủy
Phạm Thị Thủy
i
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến toàn thể Quý Thầy, Cô Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, trường Đại
học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và trang bị cho em những
kiến thức cơ bản, đã tạo điều kiện thuận lợi để em có cơ hội tiếp cận với môi
trường làm việc thực tế qua thời gian học tập đầy ý nghĩa này.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được làm việc, cho em
bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô đã giảng
dạy. Qua đề tài tốt nghiệp này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích để giúp
ích cho công việc sau này của bản thân.
Đặc biệt, em xin gởi đến cô Trịnh Thị Lan Anh, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài đồ án tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Viện
Khoa học Ứng dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn
trong suốt quá trình làm đề tài tại phòng thí nghiệm. Xin chân thành cảm ơn các
thầy, cô, anh, chị làm việc tại khoa Công nghệ sinh học đã nhiệt tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức chuyên môn, hướng dẫn cho em cách làm việc, ghi chú công
việc rõ ràng cụ thể để thuận lợi cho việc làm việc nhóm và báo cáo công việc.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình làm, hoàn thiện đề tài
em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ cô cũng như thầy, cô, anh, chị.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Công Nghệ
TP.HCM, đã tạo điều kiện giúp em có cơ hội học tập nâng cao kĩ năng của bản
thân. Chúc Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM phát triển và ngày càng trở
thành nơi tin cậy của nhiều sinh viên.
TP.HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thủy
Phạm Thị Thủy
ii
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Phạm Thị Thủy
CTCT
:
Công thức cấu tạo
DMSO
:
Dimethyl sulfoxyde
ĐC
:
Đối chứng
E.Coli
:
Escherichia coli
GC
:
Gas chromatography
MS
:
Mass spectrometry
NA
:
Nutrient Agar
NB
:
Nutrient Broth
NXB
:
Nhà xuất bản
RNA
:
Ribonucleic Acid
SAS
:
Statistical Analysis Systems
TB
:
Trung bình
TCVN
:
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVS
:
Tiêu chuẩn vi sinh
TN
:
Thí nghiệm
DPPH
:
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
CFU
:
colony-forming unit
iii
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một số loại củ thuộc họ gừng
Hình 1.2. Một số sản phẩn trà gừng đóng gói trên thế giới
Hình 1.3. Hệ thống chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Hình 1.4. Máy ép tinh dầu
Hình 1.5. Hệ thống chƣng cất hơi nƣớc dƣới sự hỗ trợ của vi sóng
Hình 1.6. Hệ thống chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Hình 1.7. Những vị trí của vi khuẩn bị tác động bởi các hợp chất thực vật
Hình 1.8. Cấu trúc của morphine
Hình 1.9. Quinine trích ly từ cây Cinchona officinalis
Hình 1.10. Sơ đồ phân loại saponin (Nguyễn Tấn Thịnh, 2013)
Hình 1.11. Staphyllococcus aureus
Hình 1.12. Vi khuẩn E.coli
Hình 1.13. Vi khuẩn Shigella
Hình 1.14. Cấu trúc của DPPH (1,1 diphenyl-2-picrylhydrazyl)
Hình 1.15. Phản ứng mất gốc tự do của DPPH
Hình 2.1. Củ gừng (Zingiber officinale Roscoe)
Hình 2.4. Nguyên liệu củ gừng (Zingiber officinale Roscoe) dùng để thu
nhận tinh dầu
Hình 2.5. Nguyên liệu gừng tƣơi sau khi đƣợc xay ƣớt
Hình 2.6. Kích thƣớc nguyên liệu: A. Cắt lát; B. Cắt sợi; C. Xay nhuyễn
Hình 2.7. A ) Củ Gừng Việt Nam (trồng tại Long An); B) Củ Gừng mua tại
Chợ lớn TP. HCM
Hình 2.8. Gừng nguyên củ đƣợc sau 7 ngày sấy ở nhiệt độ 45 ± 5oC
Hình 2.9. Quy trình đánh giá hoạt lực kháng khuẩn của tinh dầu gừng
Hình 2.10. Quy trình đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu gừng
Hình 3.1. Đồ thị ảnh hƣởng của kích thƣớc nguyên liệu đến hàm lƣợng
tinh dầu thu đƣợc bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Phạm Thị Thủy
iv
Đồ án tốt nghiệp
Hình 3.2. Đồ thị thể hiện sự ảnh hƣởng của nồng độ muối NaCl đến hàm
lƣợng tinh dầu gừng thu đƣợc bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi
nƣớc
Hình 3.3. Đồ thị thể hiện ảnh hƣởng của độ tuổi đến hàm lƣợng tinh dầu
gừng thu đƣợc bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Hình 3.4. Đồ thị thể hiện hàm lƣợng tinh dầu theo nguồn nguyên liệu
Hình 3.5. Sự biến thiên của hàm lƣợng tinh dầu gừng sau 7 giờ chƣng cất
lôi cuốn hơi nƣớc vơi thời gian ngâm
Hình 3.6. Tinh dầu gừng thu đƣợc bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn
hơi nƣớc
Hình 3.7. Kết quả kháng E.coli O157 của tinh dầu gừng ở mẫu đối chứng
dƣơng và các nồng độ: nguyên chất, 10-1, 10-2
Hình 3.8. Kết quả kháng Staphylococcus aureus ở mẫu đối chứng dƣơng
và trên các nồng độ tinh dầu khác nhau: nguyên chất, 10-1, 10-2
Hình 3.10. Kết quả kháng Shigella boydii ở mẫu đối chứng dƣơng và trên
các nồng độ tinh dầu khác nhau: nguyên chất, 10-1, 10-2
Hình 3.11. Đồ thị độ tƣơng quan giữa nồng độ dung dịch với phần trăm
bắt gốc tự do của tinh dầu gừng
Hình 3.12. Phản ứng của DPPH với tinh dầu gừng Phản ứng của hoạt tính
chống oxy hóa: 1) Đối chứng âm DPPH, 2) Đối chứng dƣơng: vitamin C, 3)
Tinh dầu 1 mg/ml và DPPH, 4) Tinh dầu 0,75 mg/ml và DPPH, 5) Tinh dầu
0,5 mg/ml và DPPH, 6) Tinh dầu 0,25 mg/ml và DPPH, 7) Tinh dầu 0,1
mg/ml và DPPH
Phạm Thị Thủy
v
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của kích thƣớc nguyên liệu đến hàm lƣợng tinh dầu
thu đƣợc bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của nồng độ muối NaCl đến hàm lƣợng tinh dầu gừng
thu đƣợc bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của tuổi nguyên liệu đến hàm lƣợng tinh dầu thu đƣợc
bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của xuất xứ của nguồn nguyên liệu (Gừng thu mua từ
Chợ lớn TP. HCM và Gừng Long An) đến hàm lƣợng tinh dầu thu đƣợc
bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của thời gian ngâm mẫu và thời gian chiết đến hàm
lƣợng tinh dầu củ gừng bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Bảng 3.6 Ảnh hƣởng của việc sấy nguyên liệu đến lƣợng tinh dầu thu đƣợc
bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Bảng 3.7. Kết quả định lƣợng tinh dầu gừng
Bảng 3.8. Kết quả xác định tỷ trọng tinh dầu gừng
Bảng 3.9. Kết quả xác định độ hòa tan của tinh dầu gừng trong ethanol
Bảng 3.10. Các chỉ số hóa học của tinh dầu gừng thu đƣợc bằng phƣơng
pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Bảng 3.11. Kết quả phân tích và hàm lƣợng tƣơng đối các hợp chất trong
mẫu tinh dầu gừng bằng phƣơng pháp GC-MS
Bảng 3.12. Kết quả kháng Escherichia coli O157 của tinh dầu gừng thu đƣợc
bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Bảng 3.13. Kết qủa kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu gừng thu
đƣợc bằng bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Bàng 3.14. Kết quả kháng Shigella boydii của tinh dầu gừng thu đƣợc bằng
phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Bảng 3.15. Kết quả đo OD của các mẫu thử DPPH và giá trị phần trăm bắt
gốc tự do
Phạm Thị Thủy
vi
Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
Cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... iii
Mở đầu ................................................................................................................... 1
Chương 1: tổng quan tài liệu ................................................................................. 6
1.1. Giới thiệu về cây gừng.................................................................................... 6
1.1.1. Vị trí phân loại ............................................................................................. 6
1.1.2. Khái quát về họ gừng ................................................................................... 7
1.1.3. Sơ lược về chi Gừng (Zingiber)................................................................... 9
1.1.4. Nguồn gốc củ gừng .................................................................................... 15
1.1.5. Đặc điểm thực vật ...................................................................................... 15
1.1.6. Thành phần hóa học ................................................................................... 15
1.1.7. Công dụng của gừng .................................................................................. 17
1.2. Giới thiệu về tinh dầu ................................................................................... 25
1.2.1. Khái niệm về tinh dầu ................................................................................ 25
1.2.2. Phân bố tinh dầu trong thiên nhiên ............................................................ 26
1.2.3Quá trình tích luỹ tinh dầu ........................................................................... 26
1.2.4. Tính chất vật lý của tinh dầu...................................................................... 27
1.2.5. Tính chất hóa học của tinh dầu .................................................................. 28
1.2.6. Ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau đến thành phần và tính chất
của tinh dầu gừng ........................................................................................ 28
1.2.7. Ứng dụng của tinh dầu gừng ..................................................................... 29
1.2.8. Nguyên tắc sản xuất tinh dầu từ nguyên liệu thiên nhiên .......................... 30
1.2.9. Nguyên tắc trích ly tinh dầu....................................................................... 30
1.2.10. Các phương pháp trích ly tinh dầu........................................................... 30
1.3. Giới thiệu về phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ............................. 35
1.4. Khả năng kháng khuẩn và cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất kháng
khuẩn có nguồn gốc thực vật ....................................................................... 37
1.4.1. Khái niệm................................................................................................... 37
1.4.2. Các cơ chế kháng khuẩn ............................................................................ 37
Phạm Thị Thủy
i
Đồ án tốt nghiệp
1.4.3 Một số nhóm hợp chất alkaloid ở thực vật ................................................. 38
1.5. Giới thiệu về các chủng vi khuẩn gây bệnh................................................... 44
1.5.1. Staphyllococcus aureus ............................................................................. 44
1.5.2. Escherichia coli (E.coli) ............................................................................ 46
1.5.3. Shigella ...................................................................................................... 47
1.6. Hoạt tính kháng oxy hóa ................................................................................ 51
1.6.1. Khái niệm về gốc tự do .............................................................................. 51
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa .................................... 52
Chương 2: vật liệu và phương pháp .................................................................... 56
2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành đề tài .......................................................... 56
2.2. Vật liệu.......................................................................................................... 56
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 58
2.3.1. Tiến hành trích ly tinh dầu và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng .................. 60
2.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến hàm lượng tinh dầu gừng thu
được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ................................ 62
2.3.3. Xác định chỉ số hóa học vật lý của tinh dầu gừng ..................................... 65
2.3.4. Phương pháp đánh giá hoạt lực kháng khuẩn ............................................ 70
2.3.5 Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy bằng DPPH ........................... 72
2.4 Thống kê và xử lý số liệu ............................................................................. 74
Chương 3: kết quả và thảo luận ........................................................................... 75
3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hàm lượng tinh dầu gừng thu được bằng
biện pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ....................................................... 75
3.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu (cắt lát, cắt sợi,
xay nhuyễn) đến hàm lượng tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng
cất lôi cuốn hơi nước. .................................................................................. 75
3.1.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ muối NaCl đến hàm lượng tinh dầu thu
được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. ............................... 76
3.1.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát tính ảnh hưởng của tuổi nguyên liệu (củ non, củ
bánh tẻ, củ già) đến hàm lượng tinh dầu củ gừng thu được băng phương
pháp chưng cât lôi cuốn hơi nước. .............................................................. 78
Phạm Thị Thủy
ii
Đồ án tốt nghiệp
3.1.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát sự ảnh hưởng của nguồn nguyên (thu mua từ
chợ và siêu thị) liệu đến hàm lượng tinh dầu thu hồi ........................................... 80
3.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm và thời gian chưng đến hàm
lượng tinh dầu gừng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. 81
3.1.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát lượng tinh dầu sau sấy của nguyên liệu gừng
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. ................................................. 83
3.2. Xác định chỉ số vật lý hóa học của tinh dầu gừng ........................................ 85
3.2.1. Đánh giá cảm quan ..................................................................................... 85
3.2.2. Định lượng tinh dầu gừng .......................................................................... 85
3.2.3. Các chỉ số hóa học của tinh dầu gừng ........................................................ 87
3.3. Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu gừng .............................. 88
3.4. Thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu gưng hu được bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước ........................................................................ 90
3.4.1. Hoạt tính kháng Escherichia coli của tinh dầu gừng thu được bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. .......................................................... 90
3.4.2. Hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu gừng thu được
bằng bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ......................................... 93
3.4.3. Hoạt tính kháng Shigella boydii của tinh dầu gừng thu được bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ........................................................... 95
3.5. Thử hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu gừng thu được bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ............................................................... 97
Chương 4: kết luận và kiến nghị ........................................................................ 101
4.1. Kết luận ....................................................................................................... 101
4.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 102
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 103
Phụ lục .................................................................................................................... 1
Phụ lục 1: Thành phần các chất môi trường và cách pha 1 số dung dịch thử........ 1
Phụ lục 2: Xử lý thống kê ảnh hưởng của các yếu tố đến hàm lượng tinh dầu
gừng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. .................. 1
Phụ lục 3: Xử lý thông kê của kết quả mức độ kháng khuẩn của tinh dầu gừng
trên các nhóm vi sinh vật chỉ thị ................................................................... 4
Phạm Thị Thủy
iii
Đồ án tốt nghiệp
Phụ lục 4: kết quả xử lý thống kê phần trăm bắt gốc tự do của tinh dầu gừng ..... 5
Phụ lục 5: Kết quả kiểm nghiệm thành phần hóa học và hàm lượng tương đối
các hợp chất trong mẫu tinh dầu gừng bằng phương pháp GC-MS.............. 7
Phạm Thị Thủy
iv
Đồ án tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
1.1 . Đặt vấn đề
Hương liệu nói chung và tinh dầu nói riêng là ngành công nghiệp rất phát
triển ở các nước châu Âu và một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ,...
tuy nhiên ở Việt Nam ngành này vẫn chưa phát triển mạnh, chủ yếu là các cơ sở
sản xuất thủ công nhỏ lẻ. Với điều kiện khí hậu và đất đai vô cùng thuận lợi để
trồng các loại cây chiết xuất tinh dầu, đặc biệt là các loại cây như hương nhu, bạc
hà, sả, bạch đàn, húng quế, hoắc hương, sồi, gừng,… Việt Nam được coi là mỏ
vàng “xanh” của ngành sản xuất và chiết xuất tinh dầu – Điều mà không phải
quốc gia nào cũng có được. Theo thống kê của Hiệp Hội Tinh Dầu Việt Nam
(VOCA) thì hiện nay nước ta đang có khoảng 300 loại cây có thể dùng chiết xuất
tinh dầu và trong đó có 50 loại được sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt, những loại cây
này lại rất dễ trồng và không mất quá nhiều thời gian để chăm sóc cũng như ít
sâu bệnh hơn các loại cây khác, chưa kể giá trị kinh tế mà chúng mang lại vô
cùng tiềm năng.
Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc quý từ cây cỏ thiên
nhiên. Cho đến ngày nay các loại thuốc có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên
có hoặt tính sinh học vẫn được ưa chuộng hơn các loại thuốc được tổng hợp nhân
tạo. Và xu hướng của thế giới hiện tại là nghiên cứu tách chiết được các hợp chất
thiên nhiên có thể ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, mỹ
phẩm, dược phẩm,... chứ không chỉ riêng ngành hương liệu. Việt Nam là đất
nước có hệ thực vật vô cùng phong phú nên có thể nói chúng ta có một kho tàng
thuốc chưa được khai phá.
Những loại cây có tác dụng chữa bệnh đôi khi không phải là loại cây quý
hiếm như sâm, hay tam thất,... mà đôi chúng đến từ các nguyên liệu gia vị dùng
cho món ăn hàng ngày. Điển hình chính là củ gừng. Gừng có thể ướp với hầu hết
tất cả các nguyên liệu như gà, cá, thịt, hải sản cho đến ốc với nhiều món như kho,
hấp, luộc, nấu,... Ngoài tính năng khử mùi tanh nguyên liệu, tăng hương vị cho
các món ăn, gừng còn là bài thuốc dân gian giúp chúng ta không bị đau bụng mỗi
khi dùng các thực phẩm có tính hàn, hoặc các loại thực phẩm sống.
Phạm Thị Thủy
1
Đồ án tốt nghiệp
Gừng là loại nguyên liệu có sẵn, dễ mua, dễ trồng, thu hoạch quanh năm lại
nên có tiềm năng to lớn để sản xuất tinh dầu làm hương liệu thực phẩm, dược
phẩm, hoặc mỹ phẩm.
1.2. Tầm quan trọng của đề tài
Gừng còn gọi là khương, sinh khương hay can khương và có tên khoa học
là Zingiber offcinale Rose. Theo Đông y, củ gừng có vị cay, tính nóng, có tác
dụng chữa các bệnh về bộ máy tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, giải
độc bên cạnh đó còn có tác dụng chữa ho, cảm mạc, phong hàn,... Củ gừng có
chứa tinh dầu có khả năng làm nóng và kháng khuẩn tốt, nhuận tràng, bổ xung
nhiều loại vitamin và kích thích vị giác. Với hơn 115 thành phần hóa học khác
nhau được tìm thấy trong rễ và củ gừng, chúng có khả năng chống lại Oxy hóa
mạnh mẽ, chống viêm, kháng khuẩn và gừng có chứa hơn 90 % sesquiterpene (
là một hợp chất kháng sinh có nguồn gốc từ tự nhiên, có khả năng chống lại ung
thư, ung bướu …).
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
- Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng thu nhận tinh dầu củ
gừng bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Xác định các thành phần hóa học có trong tinh dầu gừng thu được bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Xác định khả năng kháng khuẩn và khả năng chống oxy hóa của tinh dầu
gừng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Nâng cao giá trị của cây gừng, có thể tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao
từ tinh dầu gừng, có giá thành rẻ, mà lại ứng dụng được nhiều trong các ngành
công nghiệp thực phẩm, dược phầm, mỹ phẩm, an toàn, giúp cải thiện kinh tế cho
người nông dân trông gừng.
- Tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống có nguồn gốc từ thiên nhiên.
1.4. Lý do chọn đề tài
Tinh dầu gừng không phải là tinh dầu mới mẻ, tuy nhiên việc tách tinh dầu
gừng với quy mô lớn vẫn chưa có nên việc cho ra những hoạt chất có dược tính
Phạm Thị Thủy
2
Đồ án tốt nghiệp
cao từ tinh dầu gừng vẫn chưa được kiểm soát, cũng như việc chưa ứng dụng hết
các lợi ích của tinh dầu gừng vào các ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm,
thực phẩm. Vì vậy việc nghiên cứu tách chiết được hàm lượng tinh dầu cao có
hoạt tính sinh học từ củ gừng đồng thời thử hoạt tính sinh là việc làm cần thiết
góp phần vào việc đánh giá hiệu quả và áp dụng các hợp chất thiên nhiên trong
các lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm. Nghiên cứu của đề tài sẽ
làm tăng giá trị kinh tế của củ gừng ở Việt Nam, vì vậy chúng tôi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng
(Zingiber offcinale Rose), xác định thành phần hóa học và khảo sát một số hoạt
tính sinh học”.
2. Tình hình nghiên cứu
Củ gừng là được trồng phổ biến trên khắp mọi nơi nên việc nghiên cứu tách
chiết và xác định các hoạt chất có trong tinh dầu gừng luôn là đề tài được nhiều
người quan tâm. Các nghiên cứu liên quan đến gừng như:
- Cây gừng được mô tả trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” (Đỗ Tất Lợi, 2004).
- Đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu
gừng” đã được thực hiện (Tống Thị Ngọc Ánh và Nguyễn Văn Kiên, 2011).
- Năm 2012, Nguyễn Thanh Huệ và cộng sự đã nghiên cứu “Khảo sát
thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu gừng (Zingiber
officinale Roscoe) và tinh dầu tiêu (Piper nigrum L.).
- Năm 2015, Hồ Thị Nguyệt Linh và Lê Văn Mười đã nghiên cứu và công
bố “Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu trong củ gừng (Zingiber officinale
Roscoe) trồng tại thành phố Bạc Liêu.
Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng có thể kể đến như:
-
Năm 1999, Hervey nghiên cứu thành phần hóa học của gừng và xác định
sự có mặt có gingerdion.
-
Năm 2015, Höferl và cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt
tính kháng oxy hóa của tinh dầu gừng (Zingiber officinale) Ecuador.
Nghiên cứu này tìm ra được 71 hợp chất có trong tinh dầu gừng Ecuador
với các thành phần chính như geranial 10,5% và neral 9,1%), α-
Phạm Thị Thủy
3
Đồ án tốt nghiệp
zingiberene (17,4%), camphene (7,8%), α-farnesene (6,8%) và βsesquiphellandrene (6,7%).
-
Năm 2010, El-ghorab và cộng sự đã nghiên cứu so sánh thành phần hóa
học và hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu gừng (Zingiber officinale) và
tinh dầu nghệ (Cuminum cyminum), kết quả nghiên cứu này đã công bố
thành phần hóa học, khả kăng chống oxy hóa của tinh dầu gừng và nghệ.
Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khác về tinh dầu gừng, như dầu gừng và
các tác dụng dược lý của nó.
3. Mục đích nghiên cứu
- Xác định ảnh hưởng của các yếu tố (kích thước, độ tuổi của nguyên liệu,
nồng độ muối, thời gian ngâm nguyên liệu, địa điểm mua nguyên liệu, đến khả
năng thu nhận tinh dầu củ gừng bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Định danh và định lượng thành phần hóa học tinh dầu gừng bằng phương
pháp sắc ký ghép khối phổ (GC-MS).
- Kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn và hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu
gừng bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Tiến hành thực nghiệm trích lý tinh dầu từ củ gừng bằng phương pháp lôi
cuốn hơi nước.
- Định danh và định lượng các thành phần hóa học của tinh dầu củ gừng
bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS).
- Thử hoạt tính sinh học về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu củ gừng thu
được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp.
- Thử hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu củ gừng thu được bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và ứng dụng bảo quản thực phẩm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Thực nghiệm:
+ Các phương pháp tách chiết tinh dầu: phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước trực tiếp sử dụng bộ chưng cất tinh dầu nhẹ Clevenger.
Phạm Thị Thủy
4
Đồ án tốt nghiệp
+ Thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu gừng trên các chủng vi sinh vật:
E.coli, Staphylococcus aureus, Shigella boydii.
+ Xác định hoạt tính chống oxy hóa: khả năng khử gốc tự do DPPH.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SAS 9.1 và Excel 2013®.
6. Các kết quả đạt đƣợc của đề tài
Lượng tinh dầu thu được từ 200 g nguyên liệu sau 7 giờ chưng cất đạt 1,45
ml tương đương với hàm lượng 0,725%.
Định tính thành phần hóa học bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ
(GC-MS), kết quả cho thấy mẫu tinh dầu chứa 41 chất, trong đó có nhiều hợp
chất hóa học như: α-Ciral, β-Citral, Camphene, α-Zingiberene, Sabinene,
Cineole.
Tinh dầu gừng có khả năng kháng khuẩn tốt: đường kính vòng kháng khuẩn
của tinh dầu nguyên chất đối với vi khuẩn E.coli là 23,026 mm, với
Staphylococcus aureus là 29, 076 mm, với Shigella boydii là 30 mm.
Tinh dầu gừng có khả năng bắt gốc tự do được thể hiện qua giá trị phần
trăm bắt gốc tự do là 84,9% và giá trị IC50 là 273µg/ml.
7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
Kết cấu của đồ án tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu và phương pháp
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
.
Phạm Thị Thủy
5
Đồ án tốt nghiệp
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây gừng
1.1.1. Vị trí phân loại
Cây gừng (Zingiber offcinale Roscoe.) thuộc:
Giới (regnum)
: Plantae
Ngành (divisiso)
: Magnoliophyta
Lớp (class)
: Liliopsida
Bộ (ordo)
: Zingiberases
Họ (familia)
: Zingiberaceae
Chi (genus)
: Zingiber
Loài (species)
: Zingiber officinale Roscoe.
Tên thông thường: gừng, khương, Ingwer (Đức), imbir (Ba Lan), halia (Mã
Lai), le gingembre (Pháp), gember (Hà Lan),…
Củ gừng
Củ riềng
Hình 1.1. Một số loại củ
thuộc họ gừng
Củ nghệ
Phạm Thị Thủy
6
Đồ án tốt nghiệp
1.1.2. Khái quát về họ gừng
Họ gừng có khoảng trên 1.000 loài. Nhiều loài là các loại cây cảnh, cây gia
vị, hay cây thuốc quan trọng.
Đặc điểm hình thái họ Gừng (Zingiberaceae)
Dạng sống
Các cây trong họ Gừng (Zingiberaceae) gồm những cây thảo nhiều năm
thường sống nơi đất ẩm, dưới tán cây hay tán rừng, hiếm khi phụ sinh (Cautleya
gracilis, Hedychium bousigonianum, Hedychium poilanii). Rễ nhỏ, hình sợi, đôi
khi đầu rễ phình to lên thành dạng củ (Curcuma, Kaempferia, Stahlianthus…).
Thân rễ to, nạc, nằm ngang, chứa nhiều chất dự trữ, có khi rất ngắn hoặc chỉ
mang hoa, thân được tạo thành do các bẹ lá ôm chặt lấy nhau tạo thành thân giả,
rất ngắn hoặc không có (Distichochlamys, Kaempferia…) hay cao 1 – 3 m, đôi
khi cao tới 4 – 5 m (Alpinia, Amomum…), không phân nhánh. Cây thường có
mùi thơm hay có mùi hắc như một số loài trong chi Zingiber.
Lá: lá của các cây trong họ Gừng là lá đơn, mọc cách, các lá xếp thành hai hàng,
thường hướng lên trên, đôi khi nằm ngang gần như song song với mặt đất
(Kaempferia galanga, K. pulchra); có khi lá chỉ là bẹ lá dạng vảy. Lá gồm các
phần là: bẹ lá, cuống lá, lưỡi lá và phiến lá.
Bẹ lá: mở đến gốc, phần dưới bẹ lá thường ôm chặt lấy nhau làm thành thân giả.
Cuống lá: cuống lá không có hay có, ngắn hay dài (có thể dài tới 25 cm), hình
lòng máng nông hoặc sâu.
Lƣỡi lá (thìa lìa): là phần giữa bẹ lá và cuống lá, từ bẹ lá kéo dài lên. Lưỡi dày
hay mỏng dạng màng, đầu nguyên hay xẻ 2, cụt ngang, dài 1 – 2 mm tới vài cm.
Phiến lá: hình mác, hình trứng hẹp, bầu dục, ít khi gần tròn (Kaempferia
pulchra), gốc phiến nhọn, hình nêm hay gần tròn; đầu phiến thường nhọn, đôi khi
thót nhỏ thành dạng đuôi, hiếm khi tròn. Thông thường, phiến lá mầu xanh,
nhưng ở một vài loài trong một số chi, mặt trên lá có đốm trắng loang lổ
(Stahlianthus) hay dọc gân chính mặt trên nâu đỏ (Curcuma) hoặc mặt dưới nâu
đỏ (Distichochlamys, Stahlianthus, Zingiber).
Cụm hoa: cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá hay từ thân rễ sát mặt đất, tách biệt
với thân có lá, hoặc từ giữa các bẹ lá. Cụm hoa dạng chùy, chùm hay bông.
Phạm Thị Thủy
7
Đồ án tốt nghiệp
Cuống cụm hoa mọc từ thân rễ ở một số chi được bao phủ bởi các bẹ lá dạng vảy
thưa hay dày. Cụm hoa thường không phân nhánh, trừ một số ít loài trong các
chi Globba, Alpinia, Elettaria, Elettariopsis.
+ Lá bắc: lá bắc thường có dạng vảy, hình bầu dục, hình mác hay mác-thuôn,
bao lấy lá bắc con và hoa, đôi khi lá bắc bao lấy truyền thể (Bulbil). Các lá bắc
dính với nhau ở nửa dưới làm thành dạng túi (Curcuma), hay thành dạng chuông
(Stahlianthus), hoặc xếp lợp lên nhau. Ở một vài chi, những lá bắc ở phía dưới
của cụm hoa là những lá bắc bất thụ (không chứa hoa), thường có mầu sắc, hay
những lá bắc này phát triển rất to bao lấy cả cụm hoa khi non gọi là lá bắc tổng
bao (nhưng thường sớm rụng). Đôi khi lá bắc không có hoặc sớm rụng.
+ Lá bắc con: nằm trong lá bắc và đính gần sát gốc lá bắc, bao lấy hoa. Lá bắc
con dạng vảy hay dạng ống, có gốc dính sát với bầu. Đôi khi lá bắc con không có
hoặc sớm rụng.
Hoa: hoa lưỡng tính, mẫu 3, bầu hạ, đối xứng hai bên, có mầu sắc, kích thước
trung bình hoặc lớn. Các hoa đính trên cụm hoa dày đặc hay thưa thớt, hoa đơn
độc hay vài hoa trong một cụm nhỏ (Cincinnus) đính vào trục cụm hoa. Hoa gồm
các bộ phận:
+ Đài: có các lá đài dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, phần trên chia 2 –
3 thùy ngắn hay dài giống dạng răng, hoặc xẻ chữ V đầu trên chia 2 – 3 thùy
dạng răng.
+ Tràng: dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, phần trên chia 3 thùy, thùy
lưng thường to hơn 2 thùy bên, phía đầu lõm ít nhiều dạng mũ.
+ Bộ nhị: chỉ có một nhị sinh sản duy nhất, ở phía trong thùy lưng của tràng,
gồm có chỉ nhị dạng bản mỏng hay dày, phía trên đính hai bao phấn hướng trong,
mở bằng khe dài dọc theo ô bao phấn. Bao phấn có hay không có phần phụ của
trung đới, nếu có thì kéo dài lên phía trên tạo thành mào, không bao lấy vòi nhụy,
xẻ thùy hay nguyên, hay bao lấy vòi nhụy kéo dài (Zingiber), hoặc kéo dài ở 2
phía cạnh ngoài hai bao phấn thành dạng cánh (Globba). Đôi khi bao phấn không
có phần phụ nhưng ở gốc mỗi bao phấn kéo dài xuống phía dưới tạo thành cựa
(Curcuma). Cánh môi đối diện với nhị, do 3 nhị bất thụ dính lại với nhau biến
thành, thường to, có màu sặc sỡ. Hai nhị lép còn lại nằm ở hai bên gốc cánh môi,
Phạm Thị Thủy
8
Đồ án tốt nghiệp
dạng cánh tràng không dính với cánh môi (Hedychium), hay dính với cánh môi ở
phía dưới (Zingiber), hoặc tiêu giảm thành dạng răng, dạng vảy hay tiêu giảm
hoàn toàn.
+ Bộ nhụy: bộ nhụy hợp nguyên lá noãn (Syncarpous) hay hợp bên lá noãn
(Paracarpous). Một vòi nhụy mảnh, nằm dọc theo rãnh phía trong chỉ nhị, qua
khe giữa 2 bao phấn; núm nhụy nhô lên phía trên đầu 2 bao phấn, trừ ở chi
Zingiber, vòi nhụy kéo dài vượt quá đầu 2 bao phấn và được phần phụ trung đới
của bao phấn kéo dài bao lấy. Ngoài 1 nhụy hữu thụ duy nhất, còn có các vòi
nhụy lép đính trên đỉnh bầu, hình dùi hay bản ngắn. Bầu hình cầu, bầu dục, hình
trụ hay đôi khi hình phễu. Bầu 3 ô hay 1 ô, noãn đảo, nhiều, đính noãn trụ giữa
hay đính noãn bên.
Quả: quả nang chẻ ô, đôi khi quả mọng, quả nạc, thường hình cầu, bầu dục,
đường kính từ 0,2 cm đến 2 – 3(4) cm, đôi khi quả có ngấn giữa (Alpinia
galanga), hay có dạng quả giác (quả cải) (Siliquamomum tonkinense), hoặc quả
có gờ nổi theo chiều dọc (Elettaria, Elettariopsis). Vỏ quả có lông hay không, có
gai mềm, gai phân nhánh hay không, hay vỏ quả có cánh dạng quả khế.
Trong nhân dân hiện nay có nhiều loại: gừng trâu có thân to, củ to thường
để làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp; gừng gié có thân và củ đều nhỏ nhưng
rất thơm. Cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng thường có hoa năm thứ 2. Chưa thấy
cây có quả và hạt. Gừng trồng sau 1 năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng
tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng
với mùa hè-thu nóng và ẩm. Gừng tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có
nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Ra hoa vào mùa
hạ và mùa thu.
Các cây tiêu biểu trong họ:
- Gừng (Zingiber officinale Roscoe.): dùng làm thuốc, gia vị.
- Nghệ (Curcuma longa): dùng làm thuốc, gia vị.
- Riềng (Alpinia officinarum): dùng làm gia vị
- Sa nhân (Amomum xanthioides Wall.): dùng làm dược liệu.
1.1.3. Sơ lƣợc về chi Gừng (Zingiber)
Các đặc điểm nhận biết các chi trong họ Gừng (Zingiberaceae):
Phạm Thị Thủy
9
Đồ án tốt nghiệp
Theo các nghiên cứu gần đây, họ Gừng ở Việt Nam có 19 chi với khoảng
136 – 145 loài. Sau đây là các chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) có ở Việt Nam
với các đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên.
Chi 1. Alpinia Roxb. – Riềng, Sẹ
Đặc điểm: cây thảo cao 1 – 3(4) m. Cụm hoa trên ngọn thân có lá, lá bắc màu
nâu hay trắng, cánh môi có màu trắng-vàng, trắng-đỏ, vàng-đỏ sặc sỡ, thường to
rộng hơn các thùy tràng, phía đầu xẻ thành 2 – 3 thùy hay nguyên. Phần lớn quả
hình cầu, đôi khi có hình bầu dục rộng, hiếm khi là hình thoi (Alpinia oxymitra).
Nơi sống: phần lớn các loài trong chi này ưa bóng, ưa ẩm, mọc dưới tán rừng,
dưới bóng các cây khác, nhưng có số ít loài vẫn phát triển tốt ở nơi ít bóng. Trên
thế giới có khoảng 230 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á,
một số ít ở Úc và quần đảo Thái Bình Dương. Việt Nam có 27 – 30 loài.
Chi 2. Amomum Roxb. nom. cons. – Sa nhân, Thảo quả
Đặc điểm: cây thảo lâu năm, cao 1 – 3(4 – 5) m. Cụm hoa mọc từ thân rễ sát mặt
đất hay từ ngay gốc của thân có lá; cánh môi có màu trắng, vàng hay đỏ. Quả
nang thường có 3 dạng: vỏ quả nhẵn, vỏ quả có gai mềm và vỏ quả có cánh giống
như dạng quả khế.
Nơi sống: thường mọc ven suối, dưới tán rừng ẩm, chỉ phát triển tốt và ra hoa
quả ở những nơi nhiều bóng và ẩm. Trên thế giới có khoảng 150 loài, phân bố
chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á và Úc. Việt Nam có 21 – 23 loài.
Chi 3. Boesenbergia Kuntze – Bồng nga truật
Đặc điểm: cây thảo nhỏ. Cụm hoa mọc giữa các bẹ lá, ít hoa. Mỗi lá bắc chứa
một lá bắc con và một hoa, nhị lép bên thường rộng hơn thùy tràng, cánh môi
hình trứng ngược rộng, rộng hơn thùy tràng và nhị lép, lõm sâu hình túi, phía gốc
hẹp.
Nơi sống: mọc hoang dại và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam, cây ưa bóng, ưa
ẩm, thường mọc ven nương rẫy, dưới tán rừng. Trên thế giới có khoảng 50 loài,
phân bố ở Châu Á. Việt Nam có 1 loài.
Chi 4. Caulokaempferia K. Larsen – Đại bao khương
Đặc điểm: cây thảo mảnh cao 30 – 50 cm. Cụm hoa trên ngọn thân có lá, ít hoa.
Các lá bắc xếp hai hàng, mỗi lá bắc bao một cụm nhỏ (Cincinnus) có 1 – 4 hoa.
Phạm Thị Thủy
10
Đồ án tốt nghiệp
Chỉ nhị rất ngắn, phần phụ trung đới kéo dài thành mào rộng, cong ngược lại, nhị
lép bên dạng cánh tràng rộng.
Nơi sống: thường mọc nơi vách đá ẩm có nước rỉ xuống, ở độ cao 1200 –1600
m. Trên thế giới có khoảng 10 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Á, vùng tây nam dãy Himalaya ở Mianma, Trung Quốc, Thái Lan. Việt Nam có 1 loài .
Chi 5. Cauley (Benth.) Royle ex Hook. f. – Cầu ly
Đặc điểm: cây thảo nhỏ, mảnh, cao 20 – 80 cm. Cụm hoa trên ngọn thân có lá,
thường có 2 – 10 hoa đính thưa. Mỗi lá bắc chỉ bao một hoa. Hoa thường có màu
vàng, hai thùy tràng bên dính 1/2 ở phía gốc với cánh môi; nhị lép bên dạng cánh
tràng, cánh môi dạng nêm rộng, xoè ra, đầu rách mép. Quả hình cầu.
Nơi sống: cây phụ sinh, nơi râm mát dưới tán cây khác. Trên thế giới có 5 loài,
phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Nepal, Butan, Trung Quốc, Thái Lan. Việt Nam có 1
loài.
Chi 6. Curcuma L. nom. cons. – Nghệ
Đặc điểm: cây thảo, cao 1 – 2 m, thân rễ có nhánh, dày, nạc, có mùi thơm. Cụm
hoa mọc từ thân rễ hay giữa các bẹ lá, đôi khi hoa xuất hiện trước lá. Các lá bắc
dính với nhau ở 1/2 chiều dài phía dưới và làm thành dạng túi, phần trên xòe ra,
phía đầu các lá bắc có màu sắc khác nhau, gốc mỗi bao phấn kéo dài xuống phía
dưới thành dạng cựa. Bầu 3 ô.
Nơi sống: cây thảo ưa bóng, mọc dưới tán rừng ẩm, ven suối, ven nương rẫy,
sinh trưởng tốt trên đất giàu dinh dưỡng, đất phù sa, nhiều mùn ẩm, thoát nước,
không được chịu úng. Trên thế giới có khoảng 50 loài, chủ yếu ở vùng nhiệt đới
Châu Á, 1 loài ở Úc. Việt Nam có 18 – 20 loài.
Chi 7. Distichochlamys M. F. Newman – Gừng đen
Đặc điểm: cây thảo nhỏ, các bẹ lá không ôm lấy nhau tạo thành thân giả, rễ nhỏ.
Mặt dưới phiến lá nâu nhạt, nâu đỏ; cuống lá dài 15-25cm. Cụm hoa có cuống,
mọc giữa các bẹ lá, ít hoa. Hoa màu vàng, cánh môi hình trứng rộng đầu hay gần
hình tam giác ngược, xẻ sâu hay nông thành 2 thùy. Bầu 3 ô.
Nơi sống: cây thảo ưa bóng, ưa ẩm hay mọc ven suối, dưới tán rừng. Đây là chi
đặc hữu của Việt Nam. Chi này có 3 loài, mới chỉ phát hiện thấy ở các tỉnh miền
Trung Việt Nam.
Phạm Thị Thủy
11
Đồ án tốt nghiệp
Chi 8. Elettaria (L.) Maton – Trúc sa, Tiểu đậu khấu
Đặc điểm: cây thảo cao 2 – 3 m. Cụm hoa mọc từ thân rễ, trục mảnh, dài, rủ
xuống, có nhánh ngắn. Mỗi lá bắc bao 1 cụm nhỏ (Cincinnus) có 3 – 4 hoa. Hoa
trắng-tím, có cuống ngắn, cánh môi hình thoi, đầu 3 thùy, thùy giữa rách mép.
Quả hình trứng, có gờ nổi dọc.
Nơi sống: cây ưa bóng, mọc dưới tán rừng ẩm. Trên thế giới có 3 loài, phân bố ở
Ấn Độ, Xrilanka, Singapore, Lào, Campuchia, Nam Mỹ. Ở Việt Nam có 1 loài
gặp ở miền Bắc.
Chi 9. Elettariopsis Baker – Tiểu đậu
Đặc điểm: cây thảo 1 m. Cụm hoa mọc từ thân rễ. Mỗi lá bắc bao 1 cụm nhỏ
(Cincinnus) có 1 – 2 hoa. Hoa có đài màu trắng hoặc hồng, chỉ nhị ngắn, rộng,
phần phụ trung đới kéo dài thành hình vuông. Quả hình cầu, mầu nâu đỏ, có gờ
theo chiều dọc hay không.
Nơi sống: thường mọc nơi đất mùn ẩm, ven đường mòn trong rừng, dưới tán cây.
Trên thế giới có khoảng 12 loài, phân bố ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia. Việt Nam có 2 loài.
Chi 10. Etlingera Giseke – Ét ling
Đặc điểm: cây to cao đến 4 – 5 m. Cụm hoa mọc từ thân rễ, dạng bông hay đầu,
xếp theo vòng cầu đồng tâm trên một đế phẳng, thường có vài hoa nở đồng thời
xòe ra. Cánh môi dạng lưỡi dài.
Nơi sống: ven rừng, ven suối, sườn đồi nơi ẩm. Trên thế giới có khoảng 70 loài,
phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan, bắc Úc. Việt
Nam có 5 loài.
Chi 11. Gagnepainia K. Schum. – Găng ba
Đặc điểm: cây thảo nhỏ, đầu rễ phình lên thành củ. Lá chỉ phát triển thành dạng
bẹ lá, không có phiến và lưỡi lá. Cụm hoa xuất hiện trước lá, dưới cụm hoa là các
bẹ lá dạng vảy hẹp. Cánh môi chia 3 thùy rõ ràng, thùy giữa dạng chỉ, hai mép
cuộn vào nhau theo chiều dọc giống dạng ống, trừ phần gốc xòe ra giống dạng
tai, 2 thùy bên to, dạng xoan rộng hay bầu dục.
Phạm Thị Thủy
12
Đồ án tốt nghiệp
Nơi sống: cây thảo thường mọc nơi đất mùn ẩm, ven suối, sườn đồi, dưới tán
rừng. Mới gặp ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Có 3 loài trên thế giới,
phân bố ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Việt Nam có 2 loài.
Chi 12. Geostachys (Baker) Ridl. – Địa sa
Đặc điểm: cây thảo cao 0,8 – 1 m. Cụm hoa mọc sát gốc thân có lá, ít hoa. Lá
bắc sớm rụng; lá bắc con dạng ống, gần như hình thoi, bao lấy 1 cụm nhỏ
(Cincinnus) có 3 – 4 hoa. Bầu hình trứng. Quả nang, thuôn.
Nơi sống: thường mọc nơi đất mùn ẩm sườn đồi, ven suối, dưới tán rừng. Trên
thế giới có 5 loài, phân bố chủ yếu ở Malaysia, Thái Lan. Việt Nam có 2 loài.
Chi 13. Globba L. – Lô ba
Đặc điểm: cây thảo nhỏ, mảnh, cao 0,2 – 0,9 (1,5) m. Cụm hoa trên ngọn thân có
lá. Mỗi lá bắc bao một cụm nhỏ (Cincinnus) trong có vài hoa, hoặc bao 1 truyền
thể (bulbil), bao phấn có hay không có phần phụ kéo dài thành dạng cánh nhọn ở
các cạnh ngoài, nhị lép bên dạng cánh tràng, cánh môi cong ngược lại.
Nơi sống: cây thảo ưa bóng, ưa ẩm, thường mọc dưới tán rừng, ven suối, dọc khe
núi, có thể gặp ở độ cao tới 1000 m. Có khoảng 100 loài, phân bố ở vùng nhiệt
đới châu Á, 1 loài ở Úc. Việt Nam có 14 loài.
Chi 14. Hedychium Koen. – Ngải tiên, Bạch diệp
Đặc điểm: cây thảo cao 1 – 2(3) m, đôi khi phụ sinh, lưỡi lá thường dài, rất
mỏng. Cụm hoa trên ngọn thân có lá, mỗi lá bắc bao lấy một cụm nhỏ
(Cincinnus) có 1 – 4 hoa, nhị lép bên dạng cánh tràng, rộng hơn thùy tràng, gốc
không dính với cánh môi. Hoa chỉ có một màu trắng, vàng hay đỏ, thường có mùi
thơm. Quả nang hình cầu, mở bằng 3 van.
Nơi sống: thường mọc ven nương rẫy, sườn đồi, núi, dưới tán rừng, đặc biệt ven
suối. Có khoảng 50 loài, phân bố chủ yếu ở Châu Á, ngoài ra còn có ở Châu Phi
(Madagascar). Việt Nam có 12 loài, 1 thứ.
Chi 15. Hornstedtia Retz. - Gỉa sa nhân
Đặc điểm: cây thảo cao 1 – 2(4) m. Cụm hoa mọc từ thân rễ, gần gốc thân giả,
hình trứng hay thoi, cuống cụm hoa ngắn. Các lá bắc xếp lợp, những lá bắc ở
dưới và ngoài cùng dày, bất thụ, mầu đỏ, lá bắc hữu thụ ở phía trên, chứa 1 hoa.
Quả nang gần hình cầu, gần như 3 góc, nhẵn, mở đến gần gốc.
Phạm Thị Thủy
13
Đồ án tốt nghiệp
Nơi sống: mọc nơi đất ẩm, ven đường mòn, ven suối, bờ đá ẩm. Có khoảng 60
loài ở vùng nhiệt đới Châu Á. Việt Nam mới phát hiện được 1 loài.
Chi 16. Kaempferia L. – Địa liền, Thiền liền
Đặc điểm: cây thảo nhỏ, đầu rễ thường phình lên thành dạng củ. Thân giả rất
ngắn hoặc không có, phiến lá đôi khi có đốm màu hay hồng ở mặt dưới. Cụm hoa
đầu, mọc giữa các bẹ lá hay ở đất từ thân rễ, hoa xuất hiện trước hay sau khi có
lá. Nhị lép bên dạng cánh tràng, cánh môi trắng hay hồng, đôi khi có đốm và màu
khác ở gần gốc cánh môi.
Nơi sống: cây thảo thường sống nơi đất mùn ẩm, ven nương rẫy, trong hốc đá,
dưới tán rừng. Trên thế giới có khoảng 50 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Á.
Việt Nam có 8 loài.
Chi 17. Siliquamomum Baill. – Sa nhân giác
Đặc điểm: cây thảo cao 1 – 2 m. Cụm hoa chùm, trên ngọn thân có lá, hoa thưa.
Hoa có cuống dài, gần đầu có khớp. Quả nang dài dạng quả cải, dài gấp nhiều lần
rộng.
Nơi sống: thường mọc ở các sườn núi ẩm ở độ cao 800 – 1500 m. Chỉ có 1 loài
duy nhất, phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc.
Chi 18. Stahlianthus Ktunze – Tam thất gừng
Đặc điểm: cây thảo, gần như không thân, đầu rễ phình lên thành dạng củ. Cụm
hoa dạng đầu, thường được bao bởi một lá bắc tổng bao hình chuông.
Nơi sống: cây thảo thường mọc nơi ẩm, ven nương rẫy, khe suối, hốc khe nơi
ẩm. Trên thế giới có 6 loài, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Lào,
Thái Lan. Việt Nam có 2 loài.
Chi 19. Zingiber Boehm. – Gừng, Khương
Đặc điểm: cây thảo cao đến 2 – 3 m. Cụm hoa hình nón hẹp, mọc từ thân rễ sát
mặt đất hay trên ngọn thân có lá. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là 2 mép phần tiếp
nối giữa cuống lá và bẹ lá giống như khuỷu (đầu gối); phần phụ của trung đới
kéo dài và cong ở đầu, bao lấy vòi nhụy. Toàn cây thường có mùi hắc.
Nơi sống: ven suối, dưới tán rừng, ven đồi, hay còn được trồng. Trên thế giới có
khoảng 150 loài, chủ yếu phân bố ở vùng Châu Á nóng ẩm. Việt Nam có 14 – 17
loài (Nguyễn Quốc Bình, 2009).
Phạm Thị Thủy
14