Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên Cứu Sự Đa Dạng Và Vai Trò Của Các Loài Bọ Xít Bắt Mồi (Heteroptera-Reduviidae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

Hà Ngọc Linh

NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
LOÀI BỌ XÍT BẮT MỒI (HETEROPTERA:
REDUVIIDAE) TẠI MỘT SỐ KHU BẢO TỒN
Ở TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 8/2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT


Hà Ngọc Linh

NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
LOÀI BỌ XÍT BẮT MỒI (HETEROPTERA:
REDUVIIDAE) TẠI MỘT SỐ KHU BẢO TỒN
Ở TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành:

Động vật học

Mã số:

8 42 01 03



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trương Xuân Lam

Hà Nội - 8/2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa
được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Hà Ngọc Linh

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trương Xuân
Lam, người đã hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số “106-NN.06-2015.35" và Quỹ học bổng
NAGAO đã hỗ trợ kinh phí để tôi thực hiện đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn tới cơ sở đào tạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật đã tạo điều kiện, hỗ trợ để tôi được học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ phòng Côn trùng học thực nghiệm,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giúp đỡ, ủng hộ tôi trong suốt quá
trình làm việc, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu. Mặc dù đã nỗ lực hết mình, nhưng do trình độ hạn chế về
nhiều mặt, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và xin chân thành tiếp thu mọi
ý kiến đóng góp đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên

Hà Ngọc Linh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 2
4.Các điểm mới của luận văn ......................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................... 4
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ..................... 5
1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................ 6
1.3.1. Tình hình nghiên cứu bọ xít bắt mồi trên thế giới .................................... 6
1.3.2. Tình hình nghiên cứu bọ xít bắt mồi ở Việt Nam ................................... 14
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 18
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 18
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 18
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 18
2.1.4. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 20
2.3.1. Phương pháp thu mẫu bọ xít bắt mồi (theo Simpson, 1999; Steyskal et
al., 1986; Nguyễn Hi Tuất, 1997)[2],[72],[73]. ..................................................... 20
2.3.2. Mô tả hình thái của loài (theo Cai Wanzhi, 2004; Hsiao et al., 1981)[40]
....................................................................................................................... 22
2.3.3. Phân tích, bảo quản và làm tiêu bản mẫu vật (Steyskal et al.,1986; Ủy
ban khoa học kỹ thuật, 1967)[16],[73] ................................................................ 22
2.3.4. Phương pháp định loại bằng hình thái .................................................. 22
2.3.5. Phương pháp sinh học phân tử ............................................................. 23

iii


2.3.6. Nghiên cứu sự phân bố và vai trò của một số loài bọ xít bắt mồi phổ biến
....................................................................................................................... 25

2.3.7. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 25
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................... 27
3.1. Thành phần loài, sự phân bố và mức độ phổ biến của các loài bọ xít
bắt mồi họ Reduviidae ở một số sinh cảnh tại Tây nguyên. ....................... 27
3.1.1. Thành phần các loài bọ xít bắt mồi tại một số sinh cảnh tại đểm nghiên
cứu.................................................................................................................. 27
3.1.2. Sự phân bố và số lượng cá thế các loài bọ xít bắt mồi ở các sinh cảnh
khác nhau tại các điểm nghiên cứu. ................................................................ 36
3.2. Sự đa dạng của các loài bọ xít bắt mồi ở các SC nghiên cứu .............. 48
3.2.1. Chỉ số đa dạng loài ở các sinh cảnh ..................................................... 48
3.2.2. Độ tương đồng thành phần loài bọ xít bắt mồi ở các sinh cảnh ở các
điểm nghiên cứu ............................................................................................. 49
3.3. Sử dụng DNA barcoding trong định loại một số loài bọ xít bắt mồi ... 52
3.3.1. Nhân bản đoạn gen đích ....................................................................... 52
3.3.2. Xác định trình tự nucleotide cho các mẫu nghiên cứu ........................... 53
3.4. Nghiên cứu vai trò của một số loài bọ xít bắt mồi phổ biến có giá trị
trong việc đấu tranh sinh học....................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................................................... 72

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các loài bọ xít bắt mồi thuộc họ bọ xít bắt mồi Reduviidae, bộ cánh khác
Heteroptera (Insecta: Rhynchota) là một trong số các nhóm côn trùng phong
phú, có ý nghĩa kinh tế và giá trị khoa học cao. Trên thế giới, họ bọ xít bắt mồi
Reduviidae có khoảng 7000 loài, thuộc 29 phân họ (Weirauch, 2008)[89]. Chúng

có mặt trong tất cả các hệ sinh thái, thậm chí cả các khu vực xung quanh con
người. Nhiều loài trong số chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái,
chúng là những mắt xích quan trọng trong chuỗi và lưới thức ăn của động, thực
vật, cũng như có vai trò trong sự cân bằng sinh thái, đồng thời, chúng còn là
thiên địch của nhiều loài sâu hại nguy hiểm hoặc có vai trò chỉ thị cho các sinh
cảnh rừng. Hơn nữa, nhiều loài bọ xít bắt mồi Reduviidae có vai trò quan trọng
trong việc chỉ thị và bảo vệ cây trồng (Ambrose, 1999)[18].
Tây Nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao
của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng và đa dạng về chủng loại.
Trữ lượng rừng gỗ tại đây chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước.
Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha, chiếm 35,7% diện tích rừng cả
nước. Nạn phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ, trồng cây công nghiệp, xây
dựng các nhà máy công nghiệp, khu đô thị, khai thác khoáng sản không được
kiểm soát đã và đang làm xói mòn và thoái hóa đất; tình trạng thiếu và ô nhiễm
nguồn nước dẫn đến việc sụt giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến các loài sinh vật khu trú ở đây. Hậu quả là xảy ra tình trạng suy giảm số
lượng và có thế làm biến mất nhiều loài đặc trưng, trong đó có các loài bọ xít
bắt mồi họ bọ xít bắt mồi Reduviidae (Trương Xuân Lam, 2008)[7]. Hiện nay,
tại các Khu bảo tồn Thiên nhiên và vùng đệm thuộc các tỉnh ở Tây Nguyên, các
loài bọ xít bắt mồi có nhiều taxon mới cho khoa học nhưng chưa được phát
hiện và công bố, nhiều loài chưa được ghi nhận cho khu hệ côn trùng ở Việt
Nam. Các thông tin và dẫn liệu về phân loại học của các loài bọ xít bắt mồi ở các
khu bảo tồn thiên nhiên ở Tây Nguyên chưa được thống kê đầy đủ hoặc thiếu
thông tin về mẫu vật, phân bố cho việc hệ thống. Các dẫn liệu về tập tính, sinh
học và sinh thái học của các loài phổ biến, có ý nghĩa kinh tế và loài chỉ thị cho
sinh cảnh cũng như các mối quan hệ giữa chúng với vật mồi làm cơ sở cho việc
đánh giá khả năng sử dụng chúng chưa được quan tâm, chú ý đúng với tiềm
năng của nhóm bọ xít này. Hơn nữa, ở hệ sinh thái tự nhiên do áp lực sự tăng
nhanh dân số, mở rộng đất trồng cây công nghiệp (hồ tiêu, cà phê,...) và việc sử


1


dụng các hóa chất trên cây công nghiệp đã làm tăng dư lượng độc hại và các
hóa chất chưa phân hủy trong hệ sinh thái. Các tác động bất lợi kể trên đã làm
suy giảm nghiêm trọng thành phần và số lượng cá thể của loài bọ xít thuộc họ
Reduviidae, mà ngoại trừ một vài loài thuộc phân họ Triatominae có thức ăn là
máu của các loài động vật có xương sống, trong đó có cả con người, đa phần
các loài bọ xít Reduviidae có thức ăn là các loài côn trùng nhỏ, trong đó có các
loài sâu hại. Việc các sinh cảnh rừng bị suy giảm và bị tàn phá, tình trạng sử
dụng các hóa chất trong nông nghiệp không ngừng gia tăng đã làm cho nhiều
loài bọ xít thuộc họ Reduviidae bị biến mất hoặc bị tiêu diệt, nhiều loài trước
đây đã được ghi nhận nhưng giờ khó có thể tìm thấy, nhiều loài có phân bố phổ
biến thì nay rất hiếm gặp. Đặc biệt là khả năng đấu tranh sinh học sâu hại trên
các cây trồng và vai trò làm chỉ thị cho các sinh cảnh rừng của các loài bọ xít
này dần dần bị biến mất cùng với sự biến mất của các sinh cảnh rừng tự nhiên
(Đặng Đức Khương, 1990)[1]. Để góp một phần bảo vệ tài nguyên côn trùng nói
chung và các loài bọ xít nói riêng, cũng như phát hiện kịp thời các loài ghi nhận
mới cho vùng nghiên cứu, cho Việt Nam, đồng thời đánh giá khả năng sử dụng
của các loài có trá trị trong sử dụng đấu tranh sinh học chúng tôi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu sự đa dạng và vai trò của các loài bọ xít bắt mồi
(Heteroptera: Reduviidae) tại một số khu bảo tồn ở Tây Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định thành phần loài, sự đa dạng loài, mức độ phổ biến, tỷ lệ bắt gặp
và đánh giá mức độ tiêu thụ một số vật mồi của các loài bọ xít bắt mồi phổ biến
phục vụ cho phòng trừ sinh học cây trồng.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Những dẫn liệu về thành phần loài và sự đa dạng các loài bọ xít bắt mồi
tại một số sinh cảnh ở khu vực Tây Nguyên, góp phần bổ sung các dẫn liệu
khoa học còn ít ỏi trong nghiên cứu về các loài bọ xít bắt mồi ở khu vực Tây

Nguyên nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Các dẫn liệu thu được của đề tài là
cơ sở cho những nghiên cứu về hệ thống, sinh học, sinh thái và định hướng sử
dụng bền vững loài bọ xít bắt mồi ở một số sinh cảnh ở khu vực Tây Nguyên,
góp phần vào công tác quản lý, sử dụng, phát triển và bảo tồn sự đa dạng của
các loài côn trùng ở Việt Nam.
Các dẫn liệu về khả năng sử dụng của các loài bọ xít bắt mồi trong việc
diệt sâu hại cùng với các dẫn liệu về hình thái học của các loài phổ biến có giá

2


trị về mặt kinh tế và khoa học sẽ là cơ sở khoa học cho các nhà bảo vệ thực vật,
cũng như các nhà quản lý đề xuất các giải pháp bảo vệ, duy trì và lợi dụng
chúng trong biện pháp sinh học sâu hại trên các cây trồng Nông - Lâm nghiệp ở
Tây Nguyên.
4. Các điểm mới của luận văn
Lần đầu tiên hệ thống các dẫn liệu về thành phần loài, sự phân bố của
các loài bọ xít bắt mồi họ Reduviidae tại một số sinh cảnh ở khu vực Tây
Nguyên.
Bổ sung các dẫn liệu về sự đa dạng loài và số lượng cá thể của các loài
bọ xít bắt mồi họ Reduviidae tại một số sinh cảnh ở khu vực Tây Nguyên.

3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Họ Reduviidae có khoảng 7000 loài, thuộc 29 phân họ (Weirauch,
2008) . Chúng là một trong những nhóm côn trùng lớn thứ ba của bộ

Hemiptera sau (Cicadellidae and Miridae) và phân bố trên toàn thế giới nhưng
sự đa dạng loài cao nhất ở khu vực nhiệt đới, thế giới cũ và thế giới mới
(Maldonado 1990)[54]. Chúng có mặt trong tất cả các hệ sinh thái trên cạn từ sa
mạc đến rừng nhiệt đới và ngay cả các khu vực gần con người. Nhiều loài trong
số chúng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn của động, thực vật, cũng
như sự cân bằng sinh thái và là thiên địch của nhiều loài sâu hại nguy hiểm
hoặc có vai trò chỉ thị cho các sinh cảnh rừng. Hơn nữa, nhiều loài thuộc phân
họ bọ xít hút máu Triatominae (họ Reduviidae) lại có vai trò dịch tễ và là các
véc tơ truyền bệnh nguy hiểm cho người và gia súc (Ambrose, 1999; Lent &
Wygodzinsky, 1979)[18],[49]. Việt Nam được biết đến với nhiều phát hiện khoa
học mới cho các nghiên cứu về các loài bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae
trong vùng Đông Phương - Ấn Độ (Randall & James, 1995)[63].
[89]

Những năm gần đây do nạn phá rừng và sự khai thác quá mức vào tài
nguyên rừng của người dân ở khu vực Tây Nguyên, nhiều sinh cảnh rừng tự
nhiên ở đây đã bị suy giảm và tàn phá nghiêm trọng, đất rừng chuyển thành đất
trồng cây công nghiệp gia tăng ở vùng đệm và đang có xu thế tăng nhanh trong
vùng chính của các khu bảo tồn. Ở hệ sinh thái tự nhiên, do áp lực của sự tăng
nhanh dân số, sự mở rộng đất trồng cây công nghiệp (hồ tiêu, cà phê, điều,...)
và việc sử dụng các hóa chất trên trên các sinh cảnh trồng cây công nghiệp đã
làm tăng dư lượng độc hại và các hóa chất chưa phân hủy trong hệ sinh thái.
Dưới các tác động bất lợi kể trên, thành phần và số lượng cá thể của các loài bọ
xít bắt mồi thuộc họ bọ xít bắt mồi Reduviidae đã bị suy giảm nghiêm trọng,
mà các loài này đa phần là thiên địch của các loài côn trùng nhỏ trong đó có
các loài sâu hại (ngoài trừ một số loài thuộc phân họ Triatominae sống nhờ
máu của các loài động vật có xương sống, trong đó có cả con người). Việc các
sinh cảnh rừng bị suy giảm và bị tàn phá, tình trạng sử dụng các hóa chất trong
nông nghiệp không ngừng gia tăng đã làm cho nhiều loài bọ xít bắt mồi thuộc
họ Reduviidae bị biến mất hoặc bị tiêu diệt, nhiều loài trước đây đã được ghi

nhận nhưng giờ khó có thể tìm thấy, nhiều loài có phân bố phổ biến thì nay rất
hiếm gặp. Đặc biệt là khả năng đấu tranh sinh học sâu hại trên các cây trồng và

4


vai trò làm chỉ thị cho các sinh cảnh rừng của các loài bọ xít này dần dần bị
biến mất cùng với sự biến mất của các sinh cảnh rừng tự nhiên.
Chính vì vậy đề tài được thực hiện, nhằm đưa ra dẫn liệu về mức độ đa
dạng và vai trò của các loài bọ xít bắt mồi làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp
theo trong việc đánh giá chất lượng môi trường và sử dụng chúng để thực hiện
các biện pháp đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng tại khu vực Tây Nguyên.
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía
đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với
các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi
Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk
Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia, còn Lâm
Đồng không có đường biên giới quốc tế.
Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao
nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên
Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên
M'Drăk cao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, Mơ
Nông cao khoảng 800-1000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m và cao
nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được
bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn
Nam).
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba
tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên tương ứng với các tỉnh Kon Tum và

Gia Lai, trước là một tỉnh, Trung Tây Nguyên tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk
và Đắk Nông, Nam Tây Nguyên tương ứng với tỉnh Lâm Đồng. Trung Tây
Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và
Nam.
Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung
bình năm khoảng 20oC, điều hoà quanh năm, biên độ nhiệt ngày và đêm chênh
lệch cao trên 5,5oC. Và có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng
hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa
của cả năm.

5


Tây Nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao
của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại. Trữ
lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích
rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các
cây dược liệu quý được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền,
thiên niên kiện, hà thủ ô trắng, sâm ngọc linh,... và các cây thuốc quý có thể
trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung,... Hệ động vật
hoang dã cũng rất phong phú có giá trị cả về kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài
động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi,... [95].
1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.3.1. Tình hình nghiên cứu bọ xít bắt mồi trên thế giới
1.3.1.1.Sơ lược về họ bọ xít bắt mồi (họ Reduviidae)
Họ bọ xít bắt mồi Reduviidae là một trong những họ lớn của bọ cánh khác
Heteroptera, tổng bộ Rhynchota, của lớp côn trùng Insecta. Về mặt phân loại,
họ bọ xít bắt mồi được chia thành 32 phân họ (Maldonado, 1990)[54], tuy nhiên
theo một số tác giả khác thì họ này chỉ chia thành từ 21-28 phân họ.
Ở Việt Nam họ Reduviidae có 10 phân họ bao gồm: Ectrichodinae,

Emesinae, Harpactorinae, Peiratinae, Reduviinae, Saicinae, Salyavatinae,
Stenopodainae, Triatominae và Centrocneminae.

Hình 1.1. Vị trí họ bọ xít bắt mồi Reduviidae trong bộ cánh khác Heteroptera

6


Từ những hiểu biết về các đặc điểm hình thái chủ yếu dùng trong nghiên
cứu phân loại các loài bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae, những nghiên cứu
về sự đa dạng về cấu trúc hình thái của chúng đã được chúng tôi dựa trên cơ cở
phân tích sự đa dạng của 4 đặc điểm hình thái của vòi, mảnh lưng đốt ngực
trước, phần đệm ở đốt ống chân và cánh.
Vòi của các loài bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae thường có 4 dạng
chính, đó là: Thẳng, hơi cong, cong và rất cong. Phân tích các loài và dạng loài
cho thấy phần lớn các loài bọ xít bắt mồi có vòi hơi cong (43%), tiếp theo là
vòi cong (41%), sau cùng là các loài có vòi rất cong (15%) và chiếm tỷ lệ ít
nhất là các loài có vòi thẳng (4%). Hơn nữa, trong 6 phân họ thu được tại Tây
Bắc (Ectrichodinae, Harpactorinae, Peiratinae, Saicinae, Salyavatinae,
Stenopodainae) phân tích hình thái vòi còn cho thấy: tại vùng Tây Bắc các loài
thuộc họ bọ xít bắt mồi Reduviidae có hình thái vòi rất cong chỉ tập trung ở 2
phân họ Peiratinae và Ectrichodinae, trong đó Peiratinae chiếm 89% và
Ectrichodinae chiếm 11%, 4 phân họ còn lại không phát hiện thấy hình thái vòi
rất cong. Hình thái vòi cong tập trung ở 3 phân họ Harpactorinae,
Stenopodainae và Ectrichodinae trong đó Stenopodainae chiếm 57%,
Harpactorinae chiếm 26% và Ectrichodinae chiếm 17%. Hình thái vòi hơi cong
tập trung ở 3 phân họ Harpactorinae, Saicinae và Salyavatinae trong đó
Harpactorinae chiếm 88%, Saicinae chiếm 4% và Salyavatinae chiếm 8%. Cuối
cùng là hình thái vòi thẳng, qua điều tra ở Tây Bắc chúng tôi chỉ phát hiện các
loài thuộc phân họ Harpactorinae có hình thái vòi dạng này. Pronotum (mảnh

lưng đốt ngực trước) của các loài bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae thường có
2 dạng chính: dạng có gai và dạng không có gai. Phân tích các loài và dạng loài
thu được tại điểm nghiên cứu nhận thấy số lượng các loài bọ xít bắt mồi không
có gai ở Pronotum chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 70% so với 30% là có gai. Trong
đó các loài có hình thái Pronotum không gai tập trung chủ yếu ở phân họ
Harpactorinae (chiếm 44%). Các loài thuộc 2 phân họ là Saicinae và
Salyavatinae đều là các loài có hình thái Pronotum có gai ngược lại với các loài
thuộc phân họ Ectrichodinae và Peiratinae đều là các loài có hình thái không
gai ở Pronotum. Phần đệm của đốt ống chân (Tibial pad) của các loài bọ xít bắt
mồi thường có 2 dạng đó là có đệm và không có đệm. Phân tích cho thấy 75%
các loài thuộc họ bọ xít bắt mồi này đốt ống chân trước và giữa không có đệm
so với 25% là có đệm. Các loài đốt ống chân trước và giữa có đệm đều thuộc
phân họ Ectrichodinae và Peiratinae. Phần cánh (Wing) của các loài bọ xít bắt
mồi thuộc họ Reduviidae thường rất đa dạng và thường có các dạng là: có cánh
thông thường, có cánh ngắn, có cánh nhỏ và không có cánh. Phân tích và quan

7


sát cánh nhận thấy các loài bọ xít bắt mồi này có cánh là chiếm trội hơn chiếm
96% so với các loài có cánh ngắn và có cánh nhỏ chiểm tỷ lệ 4% (Trương Xuân
Lam, 2011)[8].

1. Tấm môi (tylus)

8. Đốt cơ sở của vòi

15. Đốt ống (tibia)

2. Tấm bên môi (jugum)


9. Tấm lưng ngực trước (Pronotum)

16. Đốt bàn (tarsus)

3. Đốt cơ sở đốt râu

10. Tấm mai lưng (Scutellum)

17. Chùy trước

4. Râu đầu ( anten)

11. Tấm đệm cánh trước (clavus)

18. Chùy sau

5. Mắt (eye)

12. Tấm cứng cánh trước (corium)

19.Đốt râu thứ nhất

6. Mắt đơn (ocelli)

13.Cánh màng (hymenoptera)

20.Bờ biên bụng

7. Vòi (Rostrum)


14. Đốt đùi (femur)

21.Sinh dục con cái
22. Sinh dục con đực

Hình 1.2: Một số đặc diểm hình thái của các loài bọ xít họ Reduviidae
(Loài Astimus intermedius, Miller, 1954)

8


1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần loài bọ xít bắt mồi (họ
Reduviidae)
Các nghiên cứu phân loại và phát sinh loài thuộc họ Reduviidae trong
suốt 2,5 thế kỷ qua, việc phân loại họ Reduviidae vẫn chưa được giải quyết và
rất nhiều taxa ở cấp giống, loài đang cần sửa đổi hệ thống phân loại hiện đại.
Đỉnh cao trong hoạt động phân loại ở Reduviidae xảy ra vào cuối thế kỷ 19 và
đầu thế kỷ 20, dẫn đầu bởi nhà côn trùng học Thụy Điển, Carl Stål, cũng như
William Lucas Distant và Gustav Breddin. Bốn nhà khoa học, những người
cùng đóng góp trên 40% của tất cả các loài tên hợp lệ trong họ Reduviidae và
là những nhân vật thống trị trong hệ thống phân loại họ Reduviidae khoảng
giữa thế kỷ 20 như Norman Cecil, Egerton Miller (London), Henri Schouteden
(Brussels), André Villiers (Paris), Petr Wolfgang Wygodzinsky (Rio de
Janeiro, Tucumán & New York). Hai catalogue thế giới Putchkov và Putchkov
1986-1989; Maldonado 1990 được bổ sung bởi các danh mục địa phương và
các danh mục tập trung vào phân họ Phymatinae. Nghiên cứu phân loại gần đây
trên Reduviidae cho thấy không thiếu các loài chưa được mô tả, nhưng cũng
nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi phân loại toàn diện để lộ các loài đồng
nghĩa giữa các taxa được mô tả (Bérenger, 2009; Cai et al., 2001; Ishikawa et

al, 2005; Weirauch 2006)[20],[24],[42],[88],.
Dù dữ liệu lịch sử tự nhiên của phần lớn các loài bọ xít bắt mồi đều
không đầy đủ, nhưng qua các quan sát cơ bản và các nghiên cứu chuyên sâu đã
cho thấy một bức tranh gần đầy đủ trong thế kỷ trước. Các nghiên cứu chỉ ra
rằng Reduviidae là thiên địch của một số loài Chân kép như giống Millipede
(Ectrichodiinae: Reduviidae) (Forthman & Weirauch, 2012)[34], mối như một số
loài thuộc phân họ Salyavatinae, Harpactorinae (McMahan 1982; Bérenger &
Pluot-Sigwalt 2009)[58],[20], kiến như một số loài thuộc phân họ Holoptilinae,
Reduviinae (Weirauch et al 2006)[88], và nhện như một số loài Emesinae
(Wignall & Taylor 2011)[72], ngoài ra còn có một số loài thuộc phân họ
Triatominae hút máu động vật có xương sống (Lent & Wygodzinsky 1979;
Schofield & Galvão 2009)[49],[67].
Phần lớn vật mồi của các loài bọ xít bắt mồi (họ Reduviidae) là các loài
động vật chân khớp khác. Đồng thời, chúng cũng biến đổi về mặt hình thái để
thích nghi với từng loại vật mồi, như các loài ở phân họ Phymatinae, các loài
bọ xít vuốt bọ ngựa, chúng đã tiến hoá vuốt giống như chân loài bọ ngựa để bắt
các loài ăn thịt khác, hay như ở một số loài thuộc phân họ Emesinae, các phần
phụ dài cho phép chúng bắt vật mồi từ mạng nhện, trong một nhánh của phân

9


họ Harpactorinae, một số loài đã bao phủ chân của chúng với các tuyến chất
dính tự tạo ra để bắt mồi.
Reduviidae cũng có vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Reduviidae là các
loài săn mồi có lợi, thiên địch của các loài côn trùng gây hại nhưng đồng thời
cũng là các vector mang bệnh có hại. Tất cả các loài thuộc họ Reduviidae, thì
có các loài thuộc phân họ Triatominae (khoảng 139 loài) đều hút máu các loài
động vật có xương sống, và là vector mang bệnh Chagas, gây nguy cơ đáng kể
đối với sức khoẻ con người (Schofield & Galvão 2009)[67]. Bệnh Chagas ảnh

hưởng đến hầu hết các nước Trung và Nam Mỹ (Dias & Schofield 1999;
Franco-Paredes et al., 2007)[30],[35]. Bên cạnh đó, hơn 150 loài Reduviidae được
biết đến là loài săn mồi của các loài côn trùng gây hại và một số loài được sử
dụng như thiên địch, đặc biệt, loài Pristhesancus plagipennis Walker được
dùng làm thiên địch của sâu đục thân bông (Grundy & Maelzer 2000)[38]. Các
loài khác thuộc giống như Zelus và Sinea đang được nghiên cứu để sử dụng
trong quản lý dịch hại tổng hợp trên các loài sâu bướm và sâu đục thân (Cohen
& Tang 1997)[28].
Họ bọ xít bắt mồi Reduviidae được nghiên cứu ngay từ những năm đầu
của thế kỷ XX. Theo Distant (1906,1919) đã ghi nhận được 335 loài thuộc 16
phân họ của họ Reduviidae ở khu hệ Ấn Độ[31],[32]. Các nghiên cứu khác như: ở
Argentina đã xác định 27 loài (Carmen Coscaron, 1990)[26], 89 loài thuộc 15
phân họ đã được công bố ở Australia (Malipatil, 1993)[55].
Maldonado (1990) và Randall & James (1995) đã ghi nhận họ
Reduviidae có 22 phân họ và đã lên danh lục 6500 loài thuộc 930 giống[54],[63].
Đến nay, các loài thuộc họ Reduviidae đã được bổ sung với số loài gần 7000
loài được mô tả trên toàn thế giới với 1000 giống, 29 phân họ trong đó phân họ
Hacpartorinae là phân họ đa dạng nhất (Maldonado, 1990; Weirauch,
2008)[54],[89].
Tại Anh đã ghi nhận và xây dựng khóa định loại cho 56 loài bọ xít thuộc
họ Reduviidae (China & Miler, 1955)[27]. Khoá định loại của 43 loài thuộc 11
giống của phân họ Harpactorinae đã được xây dựng ở Nicaragua
(Ravichandran & Livingstone, 1992)[64].
Nghiên cứu bọ xít họ Reduviidae ở Hàn Quốc đã ghi nhận 99 loài thuộc
12 phân họ trong đó ghi nhận mới 35 loài ở miền Nam (Lee et al., 1994)[48]. Tại
Nhật Bản ghi nhận và mô tả 126 loài bọ xít họ Reduviidae và con mồi của
chúng (Masaaki, 1993)[56], riêng phân họ Harpactorinae có giống mới

10



Cosmosycanus đã được Ishikawa & Tomokuni (2004) phát hiện, mô tả giống
tiết và 6 loài ghi nhận mới cũng được Ishikawa et al. (2005) công bố[41],[42].
Trung Quốc đến năm 1971, đã ghi nhận được 820 loài côn trùng bắt mồi
trong đó có gần 200 loài thuộc nhóm bọ xít bắt mồi (Cai et al., 2001)[21]. Năm
1981 đã phát hiện và mô tả 237 loài thuộc 18 phân họ, trong đó phát hiện 9 loài
mới thuộc phân họ Harpactorinae (Hsiao et al., 1981)[40]. Năm 1988 cũng đã
mô tả hình thái 107 loài bọ xít họ Reduviidae ở vùng Đông Nam Trung Quốc
(Li Yongxi et al., 1988)[51]. Gần đây, 3 giống mới Yangicoris, Asiacoris và
Stalireduvius và 11 loài mới thuộc phân họ Harpactorinae với các mẫu vật thu
ở một số vùng ở Trung Quốc đã được mô tả giống tiết hình thái ngoài, cấu tạo
sinh dục và các dẫn liệu ảnh minh họa (Cai et al., 1994,1995; Tomokuni & Cai,
2002, 2004)[22],[23],[75],[76]. Năm 2006 đã phát hiện loài Maldonadocoris
annulipes Zhao, Yuan & Cai là loài mới thuộc phân họ Harpactorinae ở Trung
Quốc và mô tả, minh họa với mẫu chuẩn được lưu giữ ở bảo tàng côn trùng học
của trường Đại Học Nông Nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc. Loài Platerus
pilcheri Distant, 1903 được công bố lần đầu tiên ở Trung Quốc và mô tả, minh
họa với một khoá định loại xây dựng cho giống này (Ping Zhao et al., 2014)[61].
Tại Iran đã ghi nhận 109 loài bọ xít họ Reduviidae với 24 giống thuộc 7
phân họ, trong đó ghi nhận mới 6 loài (Ghahari et al, 2013)[37].
Khoá phân loại của 168 loài bọ xít họ Reduviidae thuộc 11 phân họ với 6
giống, trong đó 16 loài mới cho khoa học ở khu hệ Nam Ấn Độ cũng đã được
kế thừa và bổ sung (Murugan et al.,1995; Livingstone & Murugan, 1998)[59],[50].
Ngoài ra các kết quả nghiên cứu bọ xít thuộc họ Reduviidae ở vùng
Đông Phương - Ấn Độ và các nước lân cận với Việt Nam cũng được nhiều tác
giả thực hiện và công bố. Như ở Đông Dương ghi nhận 11 loài thuộc 9 giống
bọ xít thuộc phân họ Harpactorinae (Vitalis, 1919)[87]. Năm 1990, đã công bố
14 loài bọ xít bắt mồi bao gồm họ Reduviidae có 11 loài thuộc 9 giống, họ
Nabidae có 1 loài, họ Pentatomidae có 2 loài thuộc giống Cazira và Dalpada
(Ambrose, 1999)[18].

1.3.1.3. Tình hình nghiên cứu về vai trò của các loài bọ xít bắt mồi (họ
Reduviidae)
Nghiên cứu về khả năng sử dụng các loài bọ xít thuộc họ Reduviidae và
sử dụng chúng cho chỉ thị cho các sinh cảnh rừng của chúng cũng được nghiên
cứu (David & Ananthakrishnan, 2006; Price, 1975)[29],[62].

11


Nhiều loài bọ xít thuộc họ Reduviidae có vai trò quan trọng trong việc
kiểm soát côn trùng gây hại, ở các cây công nông nghiệp như: lúa, đậu tương,
bông, ngô..., chúng cần được bảo tồn và tăng cường sử dụng trong kiểm soát
sinh học cây trồng (Ambrose, 1999)[18].
Tại Ấn Độ, đã nghiên cứu khả năng tiêu thụ vật mồi của loài bọ xít bắt
mồi Coranus spiniscutis Reuter trong điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ
30 - 350C, ẩm độ 75 - 85% với vật mồi là loài sâu xanh Helicoverpa armigera.
Nghiên cứu cho thấy khi 1 con trưởng thành cái có khả năng tiêu thụ vật mồi
trong 1 ngày từ 1-2 cá thể của sâu sâu xanh Helicoverpa armigera (Vennison et
al., 1990)[90].
Autralia đã nghiên cứu khả năng tiêu thụ con mồi của loài Bọ xít bắt
mồi Pristhesancus plagipennis (họ Reduviidae) trong các điều kiện nhiệt độ
22,5oC; 25oC và 30oC (vật mồi nuôi gồm trưởng thành loài ruồi dấm
Drosophila sp. ấu trùng mọt bột Tribolium castaneum, sâu mọt Tenebrio
molitor, thiếu trùng loài Biprorulus bibax và loài bọ xít xanh Nezara
viridula) (James, 1994)[44]. Khả năng sử dụng loài bọ xít bắt mồi
Pristhesancus plagipennis (họ Reduviidae) ở Australia đã được nghiên cứu để
tiêu diệt các loài ruồi dấm Drosophila sp., ấu trùng mọt bột Tribolium
castaneum, sâu mọt Tenebrio molitor và thiếu trùng loài hại Biprorulus bibax
và loài bọ xít xanh hại Nezara viridula (James, 1994)[44].
Ambrose et al., (1999) đã nghiên cứu khả năng ăn mồi của loài Bọ xít bắt

mồi Acathaspis siva (họ Reduviidae) đối với 2 vật mồi là loài Camponotus
compressus và loài Dittopternis venusta cho thấy: lượng thức ăn tiêu thụ được
có mối quan hệ với mật độ con mồi[18].
Các loài bọ xít giống Sycanus (họ Reduviidae) có khả năng sử dụng cao
phòng trừ các loài sâu hại cây trồng, đặc biệt như loài Sycanus versicolor có vai
trò diệt sâu khoang Spodoptera litura, sâu xanh Heliothis armigera và một số
loài sậu hại khác hại trên cây đậu tương, cây bông và cây ngô (Selvamuthu &
Ambrose, 1992)[66].
Malaysia đã nghiên cứu và xây dựng quy trình nhân nuôi trong phòng và
đã sử dụng thành công loài bọ xít bắt mồi Sycanus collaris để phòng chống bọ
xít xanh hại đậu tương Nezara viridula trên cánh đồng (Khoo, 1990)[45].
Ở Ấn Độ đã đánh giá khả năng sử dụng của loài Rhinoceis marginatus
(Fabr.) và Acanthaspis pedestris (họ Reduviidae) đối với một số loại sâu hại
trên một số cây trồng cho thấy 2 loài này có khả năng nhân nuôi để diệt sâu
xanh, sâu khoang, sâu đo, sâu tơ và mối hại cây trồng cho hiệu quả cao. Nhân

12


nuôi loài Rhynocoris kumarii (họ Reduviidae) thả ra cánh đồng để diệt sâu hại
trên cây bông như sâu xanh Helicoverpa armigera, sâu khoang Spodoptera
litura và sâu róm Euproctis mollifera đã được thực hiện ở Ấn Độ làm giảm
việc sử dụng thuốc trừ sâu trên cánh đồng (Sahayaraj, 1994)[65].
Ở Trung Quốc, Shi đã nghiên cứu sử dụng loài Acanthaspis pedestris
trong việc phòng trừ mối hại công trình và đê điều. Theo kết quả nghiên cứu
của Maria et al. (1999) thì cần phải bảo tồn vai trò diệt sâu của các loại bọ xít
bắt mồi họ Reduviidae. Sử dụng tối thiểu thuốc trừ sâu trên cây trồng công
nghiệp cũng làm tăng vai trò của các loài bọ xít bắt mồi trên cánh đồng, đặc
biệt là các loài Acanthaspis pedestris trong việc phòng trừ sâu hại cây cà phê ở
Trung Quốc.

Các kết quả nghiên cứu về vai trò dịch tễ của các loài bọ xít hút máu
thuộc phân họ Triatominae (họ Reduviidae) đã chỉ rõ 3 loài bọ xít hút máu là
loài Triatoma infestans, Triatoma dimidiata và Rhodnius prolixus, 3 loài này là
“véc tơ chính” truyền bệnh ký sinh trùng đơn bào Tryanosoma cruzi gây ra
bệnh Chagas cho người và các bệnh ký sinh trùng đơn bào cho động vật. Các
loài là “véc tơ hoạt động” của bệnh Chagas (chỉ truyền bệnh khi có nguồn bệnh
hiện hành) gồm 17 loài thuộc 3 giống Triatoma, Rhodnius và Panstrongylus
(Lent & Wygodzinsky, 1979; Who, 2002)[49],[93]. Loài bọ xít hút máu Triatoma
rubrofasciata (De Geer) là loài côn trùng dịch tễ trong danh lục các loài côn
trùng có ý nghĩa trong thế kỷ 21 ở Trung Quốc (Cai et al., 2001)[24].
1.3.1.4. Tình hình nghiên cứu về dữ liệu phân tử của các loài bọ xít bắt mồi
Hennig (1968 và các nghiên cứu trước) không đồng ý với ý tưởng rằng
hệ thống phát sinh loài dựa trên hệ thống hình thái học; tác giả cũng không tin
rằng người ta có thể thiết lập các uy quyền cho các hệ thống lý tưởng mà không
sử dụng các giả thiết trước. Tác giả cũng giải thích rằng giữa các cá nhân có thể
thiết lập quan hệ di truyền bắt nguồn từ quá trình sinh sản ("quan hệ
tocogenetic")[39]. Tiếp sau đó các nghiên cứu phân tử đã tập trung vào phân tích
các mối quan hệ của các loài thuộc phân bộ Cimicomorpha bao gồm một số
loài Reduviidae (Schuh et al., 2009)[69] và đánh giá các mối quan hệ của các
loài bọ xít bắt mồi hút máu thuộc phân họ Triatominae (Bargues et al., 2000;
Paula et al., 2005)[19],[60]. Một nghiên cứu sử dụng dữ liệu phân tử phân tích dữ
liệu hình thái cấp cao và tương đối toàn diện, đã được công bố gần đây về
Reduviidae của Weirauch (2008)[89] có vẻ là bước tiến lớn trong việc nghiên
cứu phân loại bọ xít bắt mồi. Các nhóm ăn thịt khác nhau thuộc họ Reduviidae

13


đã được đề xuất như là các nhóm chị em của nhóm nhỏ của Triatominae, do đó
phân họ Triatominae được coi như nhiều nguồn gốc và dẫn đến nhiều kịch bản

tranh luận về sự tiến hóa đa dạng của việc hút máu trong một nhóm động vật ăn
thịt. Trong những năm gần đây các nghiên cứu về phân tử được tiến hành nhiều
hơn như: Nghiên cứu về phân loại, tiến hóa trong nhóm loài thuộc phân họ
Triatominae cũng được tiến hành (Schofield & Galvão, 2009)[67]. Nghiên cứu
cây phát sinh chủng loại các loài bọ xít bắt mồi trên các gen ti thể và
Ribosomal đã được tiến hành (Weirauch & Munro, 2009)[90]. Nghiên cứu cây
phát sinh chủng loại của phân họ Harpactorini nhằm đưa ra sự tương quan giữa
chiến lược bắt mồi và sự tiến hóa về hình thái móng vuốt phù hợp với khả năng
săn mồi các tác giả đã sử dụng 5 đoạn gen (28S D2, D3–D5, 16S, COI, and
Deformed) và sử dụng các phương pháp phát sinh loài so sánh, đưa ra chứng
minh mối tương quan chiến lược săn mồi bám dính, sự tiến hóa nhanh chóng
của chân trước bắt mồi của các loài bọ xít ăn thịt (Zhang & Weirauch, 2013)[94].
Nghiên cứu về cây phát sinh và địa sinh học của một số loài bọ xít bắt mồi ăn
thịt động vật nhiều chân đặc hữu ở Madagascan đã được tiến hành (Forthman
& Weirauch, 2016)[34].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu bọ xít bắt mồi ở Việt Nam
1.3.2.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần loài bọ xít bắt mồi (họ
Reduviidae)
Từ những năm 1960 đến nay, các nhà khoa học của Việt Nam đã có
những công bố sau đây:
Kết quả điều tra côn trùng năm 1967-1968 ở các tỉnh miền Bắc Việt
Nam đã ghi nhận 53 loài thuộc 10 phân họ (Viện Bảo vệ Thực vật, 1976)[15].
Trong kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam của Uỷ ban
khoa học nhà nước (1981) cũng đã định tên được 52 loài của 10 phân họ[16].
Trong các năm tiếp theo, các nghiên cứu rất ít ỏi, chỉ dừng lại ở việc liệt kê
danh sách loài của các tác giả như Đặng Đức Khương (1990)[1] đã định tên
được 12 loài bọ xít bắt mồi ở Tây Nguyên; tác giả Trương Xuân Lam và Đặng
Đức Khương đã ghi nhận 24 loài thuộc họ bọ xít bắt mồi Reduviidae tại Sơn La
và Hòa Bình năm 2000.[13] Năm 2004, tác giả Trương Xuân Lam và Vũ Quang
Côn đã đưa ra danh sách của 68 loài (định tên 51 loài) trong 7 phân họ thuộc họ

Reduviidae trên một số cây trồng Nông-Lâm nghiệp và vật mồi của chúng ở
một số tỉnh miền Bắc Việt Nam[9]. Trong các công bố từ năm 2005 đến năm
2010, tác giả Trương Xuân Lam và cộng sự đã thống kê danh lục 78 loài thuộc

14


9 phân họ bọ xít bắt mồi (Truong Xuan Lam et al., 2005, 2006a,b,c, 2007,
2010)[79],[80],[81],[82],[83].
Từ năm 2011 đến nay, trong kết quả nghiên cứu về đánh giá đa dạng
sinh học của các loài bọ xít họ Reduviidae ở miền Bắc Việt Nam, tác giả
Trương Xuân Lam đã kết hợp với các chuyên gia nước ngoài công bố cho khoa
học 1 giống mới Flexitibia Zhao, Pham, Truong & Cai, 2014, 3 loài mới
Empicoris montanus Ishikawa, Truong & Okajima, 2012, Empicoris
laocaiensis Ishikawa, Truong & Okajima, 2012 và Flexitibia orientalis Zhao,
Pham, Truong & Cai, 2014. Các tác giả Ishikawa, Trương Xuân Lam và
Okajima đã ghi nhận mới cho Việt Nam 13 giống, 33 loài với mô tả chi tiết,
minh họa và cung cấp khóa phân loại cho 16 loài thuộc 4 giống, đưa ra danh
lục cho 138 loài thuộc 9 phân họ (xác định tên được 105 loài), (Ishikawa,
Truong Xuan Lam & Okajima, 2012; Zhao, Pham & Truong Xuan Lam & Cai,
2014; Trương Xuân Lam, 2011; Truong Xuan Lam et al., 2015)[43],[8],[85].
Trong hai năm 2007 và 2011, tác gỉả Trương Xuân Lam đã đưa ra danh
sách loài của hai phân họ Peiratinae và Emesinae [6],[8].
Năm 2005, tác giả Trương Xuân Lam và cộng sự đã ghi nhận mới cho
Việt Nam giống Agyrius với loài Agyrius watanabeorum, đặc biệt, hình thái, bộ
phận sinh dục của loài này được minh họa chi tiết lần đầu[78]. Trong các công
bố vào năm 2006, tác giả Trương Xuân Lam và cộng sự đã mô tả hình thái,
sinh dục, khoá định tên của 2 loài thuộc giống Astinus (Harpactorinae) cho Việt
Nam với con cái loài A. intermedius, lần đầu ghi nhận và xây dựng khoá phân
loại của 4 loài thuộc giống Epidaus (Harpactorinae) cho Việt Nam với loài

Epidaus bachmaensis Truong & Cai, 2006 được phát hiện mới (Truong Xuan
Lam et al., 2006a,b,c)[79],[80],[81]. Năm 2015, tác giả Trương Xuân Lam và các
cộng sự đã đưa ra danh sách 65 loài thuộc 35 giống của phân họ Harpactorinae
ở Việt Nam (Truong Xuan Lam et al., 2015)[85]. Năm 2016, tác giả Trương
Xuân Lam đã ghi nhận 57 loài thuộc 28 giống 6 phân họ tại khu vực Tây
Nguyên (Truong Xuan Lam, 2016)[86].
Trong các loài thuộc phân họ Salyavatinae, 5 loài thuộc 4 giống đã được
mô tả, ghi nhận mới cho Việt Nam, khóa phân loại được cung cấp; 1 giống mới
được phát hiện là Rhachicephala Truong & Cai, 2007 với loài chuẩn được mô
tả là loài Rhachicephala dilatibia Truong & Cai, 2007 (Truong Xuan Lam et
al., 2007)[82].
Gần đây, tác giả Trương Xuân Lam và cộng sự đã ghi nhận mới phân họ
Centrocneminae (Reduviidae) cho khu hệ côn trùng Việt Nam với loài mới

15


được phát hiện là Centrocnemis schaeferi Truong, Li & Cai, 2010 (Truong
Xuan Lam et al., 2010)[83].
Độ cao và sự thay đổi các sinh cảnh có ảnh hưởng đến số lượng cá thể
cũng như tiềm năng đấu tranh sinh học sâu hại của chúng (Trương Xuân Lam,
2007)[6]. Việc đốt rừng làm nương rẫy kéo theo sự suy giảm đáng kể số lượng
loài nhóm bọ xít bắt mồi Reduviidae. Tỷ lệ loài/giống (theo Duncan) trung bình
từ 1,50-1,68 giảm so với 1,20-1,26 ở các xã bị tác động (Trương Xuân Lam,
2008)[7]. Một số đặc điểm sinh học của loài Sycanus falleni, Sycanus
croceovittatus (Reduviidae: Harpactorinae) cũng đã được nghiên cứu trong
điều kiện phòng thí nghiệm nhằm làm cơ sở cho việc sử dụng chúng trong
phòng trừ sâu hại trên cây đậu tương, ngô và bông (Trương Xuân Lam,
2002a,b)[2],[3].
Trong các công bố năm 2007 và 2011, tác giả Trương Xuân Lam đã xác

định được 59 loài bọ xít thuộc 7 phân họ với 15 vật mồi là các loài sâu hại trên
cây trồng nông nghiệp và trong các vùng trang trại, vườn rừng, trong đó có 7
loài bọ xít phổ biến có tiềm năng cao trong phòng trừ sâu hại cây trồng và vai
trò chỉ thị cho sinh cảnh rừng (Trương Xuân Lam, 2007, 2011)[6],[8]. Hai loài bọ
xít bắt mồi phổ biến thuộc giống Sycanus có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ cây trồng ở một số điểm miền Bắc, một số đặc điểm sinh học của loài
Sycanus falleni, Sycanus croceovittatus cũng đã được nghiên cứu trong điều
kiện phòng thí nghiệm, phổ thức ăn của 2 loài này là 13 loài sâu hại, vật mồi
chủ yếu của chúng là các loài sâu xanh, sâu khoang, sâu đo xanh, sâu đo Plusia
sp., sâu cuốn lá, sâu loang và bọ xít xanh trên cây rau, đậu tương, ngô và bông
(Phạm Huy Phong & Trương Xuân Lam, 2012; Trương Xuân Lam,
2002a,b)[13],[2],[3].
Năm 2004, tác giả Trương Xuân Lam đã nghiên cứu vai trò dịch tễ của
các loài bọ xít hút máu thuộc phân họ Triatominae, trong đó, chỉ mới ghi nhận
sự có mặt của loài Triatoma rubrofasciata và Triatoma bouvieri có ở Vĩnh
Phúc (Trương Xuân Lam, 2004)[4]. Những năm gần đây, loài bọ xít hút máu
Triatoma rubrofasciata có mặt ở nhiều khu dân cư đông đúc ở Miền Bắc và
loài này có sự gia tăng số lượng ở Hà Nội với nhiều lần tấn công và hút máu
con người. Tại Hà Nội, loài bọ xít hút máu T. rubrofasciata có tập tính sống tập
trung thành những ổ lớn với đủ các pha phát triển. Một số dẫn liệu về sự phát
sinh phát triển của loài bọ xít hút máu T. rubrofasciata đã được ghi nhận trong
phòng thí nghiệm và trong 1 năm thì loài bọ xít hút máu này chỉ có 1 thế hệ với
tỷ lệ gia tăng phụ thuộc rất nhiều vào sự có mặt của vật chủ để hút máu

16


(Trương Xuân Lam và ctv, 2012; Truong Xuan Lam & Dujardin Jean Pierre,
2013)[10],[84].


17


CHƯƠNG II
NỘI
ỘI DUNG VÀ
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
C
2.1. Đối tượng,
ợng, thời gian v
và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
c
Bọ
ọ xít bắt mồi (họ Reduviidae) thuộc bộ Cánh khác (Heteroptera), lớp
Côn trùng (Insecta), ngành Chân khớp
kh (Arthropoda).
2.1.2. Thời gian nghiên
ên cứu
c
Mẫu vật được
ợc thu thập trong 2 đợt (tháng 5/2017 và
v tháng 7/ 2018).
Tham khảo
ảo các mẫu vật thu được
đ
bởi Trương
ương xuân Lam và ccộng sự trong các
năm 2016, 2017 và trong 2018.
2.1.3. Địa điểm nghiên

ên cứu
c
Tiến hành
ành thu mẫu
mẫu ở một số điểm thuộc Khu bảo tồn Thiên
Thi nhiên Kon
Chư Răng, tỉnh
ỉnh Gia Lai và
v Vườn quốc gia (VGQ) Chư
ư Yang Sin, tỉnh
t
Đắk Lắk.
Các sinh cảnh được
được chon gồm 4 sinh cảnh khác nhau:
(SC1) - Sinh cảnh
ảnh rừng kín thường
th ờng xanh (tập trung vào
v rừng giàu và
rừng trung bình);
ình); (SC2) - Sinh cảnh rừng phục hồi là rừng
ừng ở phần chuyển tiếp
giữa rừng nghèo
èo và vùng đệm
đ
(tập trung vào rừng nghèo,
èo, rừng
r
non và vùng
đệm); (SC3) - Sinh cảnh
ảnh trảng cỏ, cây bụi (tập trung vào

vào vùng đất
đ trống có cây
bụi và vùng đệm) vàà (SC4) - Sinh cảnh
ảnh gắn với các cây trồng công nghiệp (tập
trung vào các nhóm cây quan trọng
tr
Hồ tiêu,
êu, Cà phê và Chè).

SC1 - Sinh cảnh
ảnh rừng kín th
thường xanh

18

SC2 - Sinh cảnh
ảnh rừng phục hồi


SC3 - Sinh cảnh
ảnh trảng cỏ, cây bụi

SC4 - Sinh cảnh
ảnh gắn với các cây trồng
công nghiệp
nghi

2.1.4. Vật liệu
u nghiên cứu
c

- Vợt bắtt côn trùng đư
đường kính 35-40 cm, L=70-80
80 cm.
- Giá đựng lọ mẫẫu kích thước 40x30x15 cm.
- Lọ mẫu vớii kích cỡ
c từ D=10, =12, D=10-15 và =15.
=15.
- Đĩa petri và lọ
ọ tam giác nút mài với thể tích V=70-100
100 cm3.
- Các loại lo độcc giết
gi côn trùng bằng độc tố Ethyl acetate, Naphthalene.
N
- Đệm bông đựng
ng m
mẫu (10x20 cm).
- Các lọ bảo quảản mẫu.
- Panh, kéo, bút lông, kim mổ.
- Kính hiển
n vi soi nổi
n Olympus SZX7, kính lúp 2 mắtt và kính lúp cầm
c tay.
- Tủ lạnh bảo
o qu
quản mẫu.
- Hoá chất: cồn
n 70%, Axelen, Clofukaly, Formol.
- Sổ sách ghi chép ssố liệu thí nghiệm và số liệu điều
u tra.
2.2. Nội dung nghiên

ên cứu
c
- Nghiên cứu thành
ành ph
phần loài và mức
ức độ phổ biến của các loài
lo bọ xít bắt mồi
(Heteroptera: Reduviidae) ttại 4 sinh cảnh ở điểm ngiên cứu.
- Xác định
ịnh các chỉ số đa dạng của các loài
lo bọ
ọ xít bắt mồi ở các điểm nghiên
nghi
cứu và so sánh.
- Bước
ớc đầu sử dụng dẫn liệu sinh học phân tử để định loại một số loài bọ xít
bắt
ắt mồi ở các điểm nghi
nghiên cứu.

19


×