Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài 6. Axit nuclêic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.2 KB, 2 trang )

Trường PTDTNT Đăk Hà Sinh học 10
Tuần : 05 Ngày soạn: 08/9/2009
TPP : 05 Ngày dạy : 15/9/2009
Bài 6: AXIT NUCLÊIC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua tiết học này học sinh phải:
- Nêu ra được thành phần 1 nuclêôtit.
- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN
- Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích tổng hợp.
3.Thái độ: hiểu được cơ sở phân tử của sự sống là axit nuclêic.
II. Chuẩn bị:
Tranh vẽ về cấu trúc hoá học của nuclêôtit, phân tử ADN, ARN. Tranh hình 6.1 và 6.2 SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Trình bày cấu trúc và chức năng của Prôtêin?
3. Bài mới: (32’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu về axit đêôxiribô
nuclêic (ADN). (20’)
Quan sát tranh và mô hình hãy trình bày cấu tạo
phân tử ADN?
+ Đường kính vòng xoắn là 20A
O
và chiều dài
mỗi vòng xoắn là 34 A
O
và gồm 10 cặp nuclêôtit
+ Ở các tế bào nhân sơ, ptử ADN thường có dạng


vòng còn sinh vật nhân thực có dạng mạch thẳng.
GV yêu cầu HS giải quyết câu hỏi lệnh trong
SGK “Hãy cho biết các đặc điểm cấu trúc của
ADN giúp cho chúng thực hiện được chức năng
mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di
truyền”? Vì
- Trên ADN, cứ 3 nu kế tiếp nhau làm thành một
bộ ba mã hoá 1a.a, tập hợp nhiều bộ ba làm thành
một gen qui định trình tự a.a trong một chuỗi
polypeptit, nên ADN mang TTDT
- Cấu trúc theo NTBS giữa hai chuỗi nên một
chuổi bị hư hỏng (đột biến) thì chuỗi không bị hư
sẽ làm khuôn để sữa chữa cho mạch bị đột biến
nhờ E sữa chữa nên bảo quản tốt TTDT.
- Cũng do cấu tạo theo NTBS nên ADN có khả
năng truyền đạt thông tin di truyền qua cơ chế tự
nhân đô và phiên mã

Trình bày chức năng của AND? Vì sao AND có
tính đa dạng và đặc thù?
Hoat động 2. Tìm hiểu về axit ribônuclêic
I. AXIT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN)
1, Cấu trúc của ADN:
a) Nuclêôtit- đơn phân của ADN:
ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn
phân là 1 nuclêôtit.
- Đường pentôzơ (đêôxiribôzơ: C
5
H
10

O
4
)
- Nhóm phôtphat (H
3
PO
4
)
- Nhóm Bazơ nitơ (A,T,G,X)
b) Chuỗi pôlynuclêôtit:
Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá
trị (điestephotphat) giữa nhóm đường của nuclêôtit
này với nhóm phôtphat của nuclêôtit kế tiếp tạo
nên chuổi polynuclêôtit.
c) Cấu trúc của ADN:
Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuổi polynuclêôtit liên
kết với nhau bằng các liên kết H
2
theo nguyên tắc
bổ sung A liên kết với T bằng 2 LKH
2
và G liên
kết với X bằng 3 LKH
2

- Gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn đều quanh 1 trục
(xoắn ngược chiều nhau).
- Giữa 2 mạch các bazơnitơ liên kết với nhau theo
nguyên tắc bổ sung: (A=T, G ≡ X) xoắn quanh trục
tưởng tượng tạo nên một chuổi xoắn kép đều đặn

giống như cầu thang xoắn, trong đó các nấc thang
là các cặp bazơ nitơ, thành và tay thang là những
phân tử đường và nhóm phôtphat.
2, Chức năng của ADN:
Chức năng của ADN là mang, bảo quản và truyền
đạt thông tin di truyền.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Hóa Sinh Thể dục
Trường PTDTNT Đăk Hà Sinh học 10
(ARN) (12’)
Hãy nêu cấu trúc của ptử ARN?Sự khác nhau về
cấu trúc của phân tử ARN so với phân tử ADN?
Kể tên các loại ARN và chức năng của từng
loại?
Ở 1 số loại virút thông tin di truyền không lưu
giữ trên ADN mà trên ARN.
II. AXIT RIBÔNUCLÊIC(ARN)
1, Ribô nuclêôtit- đơn phân cấu tạo ARN: Cấu
tạo theo nguyên tắc da phân mà đơn phân là
nuclêôtit gồm
- Đường pentôzơ (ribôzơ : C
5
H
10
O
5
)
- Nhóm phôtphat
- Bazơ nitơ (A; U; G; X )
2, Cấu trúc không gian của ARN:
- Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch.

- mARN dạng mạch thẳng.
- tARN xoắn lại 1 đầu tạo 3 thuỳ.
- rARN nhiều vùng liên kết bổ sung cục bộ
3, Chức năng của ARN:
- mARN: truyền đạt thông tin di truyền từ ADN ra
tế bào chất (ribôxôm) để tổng hợp prôtêin.
- tARN: vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tiến
hành dịch mã
- rARN: cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là
nơi tổng hợp nên prôtêin.
4.Củng cố: (4’)
- Tại sao từ 4 loại nuclêôtit lại tạo vô số loại ADN?
- Tại sao trong khoa học tội phạm dùng ADN để phát hiện tội phạm?
5. Hướng dẫn hs học ở nhà: (3’)
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Lập bảng so sánh giữa ADN và ARN về cấu trúc và chức năng
Điểm so sánh ADN ARN
Thành phần của đơn phân
- Số chuổi
- Khối lượng phân tử
- Chiều dài của phân tử
- Đọc trước bài mới sgk.
IV. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Hóa Sinh Thể dục

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×