Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.91 KB, 25 trang )

Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BUỔI
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trong hoạt động dạy và học hiện nay, ngoài các
tiết học chính khóa thì việc tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể hằng tuần, hàng
tháng trong đó có 1 tiết sinh hoạt dưới cờ và một tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là
việc làm thường xuyên ở các trường học. Lễ chào cờ và tiết sinh hoạt dưới cờ
có vị trí quan trọng trong nhà trường. Đây là một tiết học lớn, tiết học đặc
biệt, giáo dục học sinh trân trọng với Quốc kì, nâng cao lòng yêu tổ quốc,
củng cố và nâng cao kiến thức, rèn kỹ năng sống, làm cho học sinh thêm gắn
bó với trường lớp, phát huy được những gương sáng trong học tập và rèn
luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
Tiết sinh hoạt dưới cờ còn có nhiều ưu thế trong việc giáo dục toàn diện
cho học sinh. Vì vậy sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, hàng tháng đã trở thành nề
nếp trong các trường học ở nước ta. Xưa nay sinh hoạt dưới cờ nội dung
chương trình còn qua loa, chủ yếu tập trung công bố điểm thi đua và xếp vị
thứ lớp, thiên về kiểm điểm nhận xét đánh giá, phê bình, thậm chí chỉ trích
nặng nề và áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với học sinh, làm cho các em
cảm thấy tiết sinh hoạt dưới cờ là gượng ép và tham dự một cách miễn cưỡng.
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của con người để hình thành nên
nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì
vậy, nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà
còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội.
Giáo dục đạo đức không đứng độc lập mà được lồng ghép vào từng bài
giảng, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày. Không chỉ các môn khoa học xã hội
mà các môn khoa học tự nhiên cũng mang tính giáo dục.
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

1




Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ

Từ thực tiễn trên, là một giáo viên tôi nhận thấy rằng: Đây là một tiết
học lớn, tiết học đặc biệt, giáo viên cần phải có sự đầu tư để vận dụng đường
lối chính sách của Đảng và nhà nước vào việc giáo dục học sinh nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục của Đảng, nhà nước ta. Đó chính là lý do Tôi chọn đề
tài “ Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị,
giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật
nhà nước XHCN, cung cấp cho học sinh những hiểu biết về pháp luật, phương
thức ứng xử đúng, giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi
của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc
về lối sống.
Tuy nhiên "kịch bản" đó không phải áp dụng một cách cứng nhắc mà
cần được "pha chế" một cách uyển chuyển để các em học sinh đừng cảm thấy
nhàm chán, đừng cảm thấy “bài ca muôn thủa”……
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc cần được tiến hành một
cách thường xuyên liên tục và là trách nhiệm của cả cộng đồng. Cần biết vận
dụng sáng tạo, linh hoạt nhiều hình thức, nhiều biện pháp để nội dung giáo
dục đạo đức dễ thấm vào lòng học sinh. Vì vậy thông qua buổi sinh hoạt dưới
cờ sẽ giáo dục được đạo đức cho học sinh một cách hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là học sinh đang học tại trường THCS
Lê Qúy Đôn, Huyện EaHleo, Tỉnh ĐắkLắk.
4. Giới hạn của đề tài:
- Tập trung triển khai, thực hiện của Bộ giáo dục và Đào tạo V/v triển
khai thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh

tích cực” năm học 2011-2012.
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

2


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
- Thực hiện quyết định 1501/QĐ-Ttg (của Thủ tướng chính phủ) V/v “

tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên,
thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”
- Tình hình thực tế chất lượng giáo dục hai mặt hằng năm ở trường
THCS Lê Qúy Đôn từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan, nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp gợi mở
- So sánh với với kết quả chất lượng giáo dục hai mặt của năm học
2014-2015, năm học 2015-2016, năm học 2016-2017.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Đạo đức là gốc rễ, của nhân cách con người. Nếu đức cao sẽ được mọi
người kính nể, trong lòng sẵn có giá trị nhân văn, nhân đạo. Sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, điều
này thể hiện rõ trong câu: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự ảnh
hưởng của nhiều yếu tố.Yếu tố môi trường và hoàn cảnh sống có những ảnh
hưởng quan trọng tới việc hình thành nhân cách con người. Theo quan điểm
của Người thì nhân cách được hình thành trong quá trình giáo dục. Chẳng thế

mà khi đứa trẻ sinh ra bị lạc trong rừng sống cùng bầy sói thì nó không thể
thành người được. Vậy, môi trường giáo dục quyết định việc hình thành nhân
cách cho học sinh .
Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục & đào tạo hiện nay là tăng
cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

3


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
Đảng, Căn cứ vào luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc
Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định:
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình
thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân” (Điều 23-Luật giáo dục).
- Căn cứ vào công văn số 7055/BGDĐT-CTHSSV của Bộ giáo dục
và Đào tạo V/v hướng dẫn việc triển khai thực hiện PTTĐ “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2011-2012.
- Nghị quyết TW2 ( khóa 8) đã khẳng định “ Giáo dục đạo đức cho học
sinh trong giai đoạn hiện nay là phải giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
dục và mỹ dục”, trong đó giáo dục đạo đức là quan trọng nhất.
- Nghiên cứu kỹ các công văn, hướng dẫn về việc thực hiện chương
trình năm học, giao ước thi đua của Hội đồng đội...
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Nhiều năm nay Ban giám hiệu nhà trường đã chú trọng công tác tuyên
truyền giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức học sinh phần lớn trong tiết sinh
hoạt dưới cờ, đã cùng với Tổng phụ trách, Giáo viên chủ nhiệm, thường
xuyên hơn, quan tâm hơn tới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Các tiết

Sinh hoạt dưới cờ được coi là tiết sinh hoạt ngoại khóa, và đã trở thành nề nếp
trong trường học.
Tuy nhiên Trường THCS Lê Qúy Đôn nằm trên địa bàn khá phức tạp
của trung tâm thị trấn. Đa số các em học sinh sống trong khu vực cộng đồng
dân cư còn nhiều phức tạp, có bến xe, chợ nằm trên địa bàn. Tình trạng cờ
bạc, rượu chè và các tệ nạn xã hội còn diễn ra thường xuyên xung quanh các
em.
Chính vì vậy nhà trường đã cho giáo viên xây dựng và triển khai những
ý tưởng đổi mới nội dung sinh hoạt dưới cờ cho học sinh.
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

4


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
+ Luôn làm mới hình thức và nội dung các buổi sinh hoạt mang tính
giáo dục và đã thật sự hấp dẫn, thu hút các em trong các tiết sinh hoạt dưới cờ
cũng như sinh hoạt ngoại khóa.
+ Chất lượng giáo dục hai mặt được cải thiện rõ rệt.(Tuy số lượng học
sinh hàng năm có ít hơn nhưng chất lượng ngày càng được cải thiện thông qua
bảng thống kê dưới đây .)
Năm học

Sĩ số

2014-2015

714

2015-2016


687

2016-2017

680

Học lực
Giỏi
133
18,6%
140
20,4%
159
23,4%

Khá
311
43,6%
277
40,3%
291
42,8%

TB
235
32,9%
236
34,4%
229

33,7%

Yếu
35
4,9%
34
4,9%
1
0,1%

Hạnh kiểm
Tốt
Khá
592
121
83 % 16,9%
603
83
87,8% 12,1%
611
68
89,9% 10%

TB
01
0,1%
01
0,1%
01
0,1%


Yếu
0
0
0
0
0
0

Bên cạnh đó thì giáo viên cũng còn gặp nhiều hạn chế đang diễn ra
thường ngày như:
+ Các điểm internet mọc nhan nhản xung quanh trường.
+ Học sinh thường xuyên chứng kiến cảnh tranh giành khách nơi chợ,
bến xe dẫn đến cãi vã dùng những lời lẽ không hay thường xuyên diễn ra.
+ Môi trường sư phạm trong nhà trường và bên ngoài còn chênh lệch
nhau khá xa (Các bài học về đạo đức mà các em được học trong trường ít
được người lớn áp dụng trong cuộc sống).
Tuy nhiên khi gặp những hạn chế như vậy nhưng bản thân tôi luôn có
được sự ủng hộ nhiệt tình của Hội đồng sư phạm cũng như sự đồng thuận nhất
trí cao trong Ban giám hiệu nhà trường.
+ Bản thân luôn nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước để giáo dục các em đúng hướng .
Nhưng trong những năm gần đây tình hình về đạo đức của các em học
sinh còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Nhiều người lo ngại cho sự xuống
dốc của đạo đức xã hội hiện nay, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

5



Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
của giới trẻ. Giáo dục đạo đức đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, sự
xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều
ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi giáo dục đạo
đức con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời.
Một thực tế mà chúng ta đều nhận thấy là: môi trường sư phạm và môi
trường bên ngoài nhà trường còn nhiều điều trái ngược nhau. Các em được
học phải “lễ phép, lịch sự, tế nhị ”, vừa được học về cách ứng xử, về văn hóa
giao thông… thì vừa ra khỏi cổng trường là các em thấy phụ huynh chen lấn
nhau đón con, đứng tràn cả ra lòng đường, ai cũng muốn mình về trước,
chẳng ai nhường ai, cũng ít người tỏ ra là “lịch sự – tế nhị” như trong bài mà
các em vừa mới được học.
Chính vì thế mà trường chúng tôi cũng đã tập trung, quan tâm rất nhiều
đến vấn đề giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho học sinh, tuy chưa hoàn
toàn hiện đại nhưng cũng đã cơ bản đảm bảo các yêu cầu giáo dục đề ra.
Là một giáo viên Tôi luôn trăn trở và đã tiến hành nhiều biện pháp giáo
dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, trong những biện pháp đó, biện pháp
mang lại hiệu quả thiết thực nhất là thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ.
3 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
a) Mục tiêu của giải pháp
Tiết sinh hoạt dưới cờ đã góp phần quan trọng trong việc giúp các em
rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: Ham học, ham làm, siêng năng,
cần kiệm... đến những việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước
ở mỗi người, và cũng là tiết học giúp các em thấm nhuần về luật pháp.
Việc xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức,
những tấm gương người tốt việc tốt ngay trong tiết sinh hoạt dưới cờ bằng
những câu chuyện kể với nhiều nội dung phong phú, đa dạng thu hút đông
đảo học sinh chú ý lắng nghe sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học
sinh và cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn


6


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
*Tính giáo dục: bao gồm giáo dục tư tưởng, hạnh kiểm, bồi dưỡng kiến thức
văn hóa, xây dựng được tinh thần thái độ học tập, bồi đắp khát vọng, hoài bão
lớn làm cho học sinh có ý thức...Như vậy tiết sinh hoạt dưới cờ phải có nội
dung phong phú, bám sát các chủ đề của tháng, các vấn đề có tính thời sự của
thực tiễn cuộc sống xã hội.
*Tính thời sự: Luôn cập nhật những vấn đề thời sự lớn trong nước, trong
Tỉnh, thành phố như các sự kiện chính trị lớn của đất nước; các thông tin về
thiên tai, bão lũ; tin tức pháp luật…
*Tính thuyết phục: Giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống cách mạng,
xây dựng tinh thần thái độ học tập, bồi đắp khát vọng, hoài bão giáo dục nhân
cách, kĩ năng sống, bồi dưỡng kiến thức văn hóa v.v…. cần phải có tính
thuyết phục, có sức hấp dẫn, lôi cuốn, không biến tiết sinh hoạt dưới cờ thành
tiết phê bình các cá nhân và tập thể.
Trong những năm học vừa qua, tôi đã mạnh dạn áp dụng và thay đổi
nhiều hình thức khác nhau về công tác giáo dục đạo đức học sinh trong mỗi
tiết sinh hoạt dưới cờ nên trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tôi xin đưa ra một
số nội dung và cách thực hiện mà theo tôi đưa đến hiệu quả cao trong việc
giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ.
b, Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
- Cách triển khai phổ biến văn bản:
Khi nhận được một công văn, thay vì đọc toàn bộ công văn đó cho học
sinh nghe Tôi đã nghiên cứu và triển khai sao cho thật hiệu quả nội dung, yêu
cầu trong công văn. Tôi đã lồng ghép, dẫn dắt bắt đầu từ những câu chuyện,
những tình huống, sau mỗi câu chuyện, mỗi tình huống, Tôi sẽ đặt câu hỏi cho
học sinh thảo luận và rút ra bài học kinh nghiệm. Ví dụ:

- Nhận được công văn số 03/LQD- V/v tăng cường các biện pháp ngăn
chặn tình trạng bạo lực học đường, an ninh trật tự trong trường học, của nhà

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

7


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
trường triển khai. Tôi đã sưu tầm câu chuyện có thật về hành vi bạo lực đã vi
phạm pháp luật nghiêm trọng vừa mới xảy ra ngay trong Tỉnh.
+ Sự việc thứ nhất: Ngày 3/11/2014, Công an tỉnh Đăk Lăk tạm giữ
Phan Chí Bằng (14 tuổi, lớp 9D, trường trung học cơ sở Võ Thị Sáu) để điều
tra hành vi giết bạn học Lê Hoàng Đức (15 tuổi, lớp 9B). Sáng cùng ngày,
trong giờ ra chơi, hai học sinh xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát, trong lúc
đánh nhau, Bằng đã rút con dao thủ sẵn trong cặp đâm một nhát vào cổ
Đức, Đức bỏ chạy đến chân cầu thang để trốn thì bị Bằng đuổi kịp đâm thêm
nhát nữa vào ngực. Thầy cô trong trường đã đưa Đức đi cấp cứu nhưng do vết
thương vào chỗ hiểm, em đã tử vong. Ngày 25/12/2014 TAND tỉnh Đắk Lắk
đã tuyên phạt Phan Chí Bằng 11 năm tù giam về tội giết người.
+ Sự việc thứ hai: Ngày 25/11/2014 tại sân trường tiểu huyện Krông
Năng, tỉnh Đắk Lắk, đã xảy ra vụ đánh nhau giữa hai học sinh là em
Y Khoa Niê (SN 2001), học sinh lớp 6B trường Trung học cơ sở Y Jut thuộc
Buôn Năng, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, đến trường tiểu học xã Ea Hồ để
gặp Bùi Nhật Linh (SN 2004) học sinh lớp 5B. Đến nơi Y Khoa hỏi Linh vì
sao hay đánh em trai của mình, rồi cả hai đều to tiếng. Sau đó, Linh chạy vào
trong lớp lấy 01 cây sắt dài khoảng 1m, đánh vào người Khoa nhiều cái, Khoa
giật lại cây sắt, vứt đi rồi cả hai ôm và vật nhau ở sân trường. Một lúc sau
Khoa bỏ về, đi được khoảng 35m thì ngã xuống sân trường. Bảo vệ nhà
trường phát hiện, đưa Khoa đi cấp cứu bệnh viện thì đã tử vong.

* Bài học rút ra:
- Nếu mọi mâu thuẫn xích mích với bạn bè mà các em tự ý giải quyết
kiểu như trên thì hậu quả sẽ không lường. Nên biết điều tiết, kìm chế mọi
hành vi của bản thân.
- Tuyệt đối không mang hung khí trong người, trong cặp sách.
- Nghiêm túc thực hiện nội quy của nhà trường.

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

8


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
+ Sau đó đặt câu hỏi giao lưu cho các em được trao đổi những ý kiến và
phát biểu về nhận thức, quan điểm của mình … những hành vi chia bè, kéo
cánh, những xích mích, mâu thuẫn nhỏ, hành vi nói xấu bạn, ganh tị về điểm
số trong học tập vv… ngay trong trường, trong lớp có phải là hành vi bạo lực
không? Ở trường mình, lớp mình có không? Học sinh trao đổi và phát biểu về
nhận thức, quan điểm của mình …
+ Các dấu hiệu cho thấy hành vi bạo lực sắp xảy ra bao gồm: giảm
hứng thú học tập; thích chơi hoặc xem các trò game bạo lực; tâm trạng chán
nản; nói về nỗi tuyệt vọng, thất vọng và cô lập với các học sinh khác; thiếu kỹ
năng kiểm soát sự giận dữ; có hành vi bạo lực với động vật; hay nói về cái
chết hay mang vũ khí vào trường…
+ Thảo luận với học sinh về các biện pháp ngăn chặn bạo lực học
đường.
+ Dạy cho học sinh kỹ năng kiểm soát giận dữ và giải quyết xung đột.
- Hằng năm gần tới tết Nguyên đán Tổng phụ trách đội đều triển khai
phổ biến đến các chi đội việc thực hiện nghị định 36/NĐCP của chính phủ và
Quyết định 464 của Bộ công an V/v nghiêm cấm mua bán, tàng trữ, sử dụng

pháo và các loại đồ chơi nguy hiểm trong dịp trước, trong và sau tết. Nếu chỉ
nói không thì hiệu quả sẽ không cao, để khắc sâu hơn, dễ nhớ hơn Tôi đã cập
nhật vào nội dung tuyên truyền những thông tin mang tính thời sự như:
+ Đã có những trường hợp vô tình cũng như nhận thức còn kém về
pháp luật nên hậu quả đau lòng mới xảy ra :
+ sự việc thứ nhất vào ngày 11 tháng 1 năm 2014 tại khu nhà trọ của
sinh viên đại học ở TP Hồ Chí Minh, có một nam sinh viên đã mua hóa chất
về để chế pháo hoa ngay tại phòng trọ hóa chất đã phát nổ và làm thiệt mạng
4 sinh viên.
+ Sự việc thứ hai xảy ra vào ngày 16/1/2014 tại một trường Tiểu học ở
Đắk Nông các em học sinh đã mua một loại đồ chơi bằng cao su dán kín trong
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

9


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
bịch ni lông có hình quả lựu đạn, xé vỏ ni lông dùng chân đạp bịch cao su
phát nổ như pháo, chất bột màu trắng bắn lên cơ thể các em học sinh gây ngộ
độc, ngất xỉu … và 36 em học sinh phải nhập viện cấp cứu ngay sau đó.
* Bài học rút ra:
- Tuyệt đối không mua bán tàng trữ sử dụng pháo, chế tạo pháo.
- Không mua và sử dụng đồ chơi không rõ nguồn gốc, đồ chơi có xuất
xứ từ Trung Quốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng. (Đặc điểm đồ chơi này được
làm bằng giấy bóng, bên ngoài có in hình quả lựu đạn, bên trong có chất bột
màu trắng và thứ chất lỏng màu hồng).
- Tổ chức các buổi nói chuyện dưới cờ
Thông thường các buổi sinh hoạt dưới cờ có một chủ điểm riêng cho
từng tháng nhưng tôi thường chọn ra những chủ điểm nóng và mang ý nghĩa
giáo dục cao để cùng sinh hoạt dưới cờ với các em học sinh như:

- Tháng 9: Hưởng ứng tháng ATGT và thực hiện chỉ thị số 52/2007
CT/ Bộ giáo dục & đào tạo về tăng cường công tác giáo dục ATGT trong các
cơ sở giáo dục
Trước tình hình trật tự an toàn giao thông nước ta cũng như trên địa bàn
tỉnh ĐắkLắk có nhiều diễn biến phức tạp việc phổ biến luật giao thông cho
các em thường xuyên trong năm là hết sức cần thiết để phòng ngừa đến mức
thấp nhất những vi phạm, tai nan giao thông cho học sinh. Nhà trường đã tổ
chức tuyên truyền phổ biến các quy tắc giao thông đường bộ.

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

10


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ

Học sinh toàn trường tham gia nghe phổ biến luật giao thông đường bộ
Từ năm học 2009 -2010, Bộ giáo dục đào tạo đề ra 7 nội quy cụ thể khi
học sinh, sinh viên tham gia giao thông:
1. Lưu thông đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ,
dừng đỗ phương tiện đúng nơi quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe
gắn máy; không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện
tham gia giao thông
2. Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn
báo hiệu, biển báo hiệu và vạch kẻ đường.
3. Diểu khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông phải có giấy
phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và phương tiện phải đảm bảo tiêu
chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
4. Học sinh, sinh viên cần tự giác chấp hành nghiêm các quy định của
pháp luật an toàn giao thông, kể cả khi không có lực lượng chức năng, như

Cảnh sát giao thông, trật tự giao thông, Cảnh sát trật tự, làm công tác tổ chức
trật tự kiểm soát trên đường.

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

11


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
5. Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tới học sinh,
sinh viên không thực hiện các hành vi nguy hiểm cho bản thân, cộng đồng khi
tham gia giao thông ; tích cực phê phán , ngăn chặn kịp thời các hành vi gây
nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: lạng lách đánh võng, đua xe
và cổ vũ đua xe trái phép; rải đinh trên đường...vv.
6. Học sinh, sinh viên phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội quy,
quy định về pháp luật ATGT tại trường học, khi lưu thông qua phà, đò, tàu,
máy bay...vv
7. Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp tai nạn giao
thông nghiêm trọng, nhất là đối tượng người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi..
- Tháng 11:
Thực hiện Kế hoạch của liên đội về tổ chức các hoạt động chào mừng
35 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2017), Với thông điệp
chính “Thi đua học tập tốt dâng những bông hoa điểm 10 tặng thầy cô”. Tôi
đã triển khai việc đăng kí thi hoa điểm 10 và thi viết “Rèn chữ đẹp- Luyện
tính người.” đến toàn lớp chủ nhiệm.

Bài đạt giải nhất Hội thi Rèn chữ đẹp- Luyện tính người.

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn


12


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
- Tháng 12:
Nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) nhà trường
đã mời chú bộ đội về nói chuyện truyền thống và giao lưu văn nghệ cùng với
học sinh cũng rất hiệu quả và gây được hứng thú cho các em.

Chú Đỗ Văn Nhuận – Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh-Thị Trấn EaDrăng
Về giao lưu và nói chuyện truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngoài ra tôi cũng đã lồng ghép trong tiết dạy của mình về chiến thắng
Điện Biên Phủ chấn động địa cầu,để giúp các em hiểu được đây là một chiến
thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống pháp 1945-1954 của
Việt Nam.

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

13


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ

Em Nguyễn Thùy Dương trình bày về tầm quan trọng của Điện Biên Phủ
-Tổ chức các hội thi, cuộc thi trong tiết sinh hoạt dưới cờ:
Trong những năm học vừa qua Ban giám hiệu nhà trường tổ chức nhiều
cuộc thi chỉ trong một buổi sinh hoạt dưới cờ trong tháng cũng đã đạt được
mục tiêu, hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
- Năm học 2017-2018 thực hiện kế hoạch của Hội đồng đội về việc tổ
chức Hội thi “Đội em kể chuyện Bác Hồ” Liên đội đã tổ chức thành công hội

thi. Thông qua các câu chuyện kể và phần liên hệ thực tế mang tính giáo dục
cao tất cả học sinh, giáo viên trong nhà trường đều được lắng nghe, và đã góp
phần vào mục tiêu giáo dục “Học tập làm theo tư tưởng đạo đức phong cách
Hồ Chí Minh”. Không chỉ dừng ở đó trong năm học vừa rồi nhà trường cũng
đã cho tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường, cấp huyện với nhiều nội dung
thi dưới cờ và các em học sinh cũng nhiệt tình tham gia qua đó góp phần vào
mục tiêu giáo dục “học đi đôi với hành”.

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

14


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ

Tiết mục kể chuyện xuất sắc của em Trần Thị Hồng Lê lớp 7a5

Tiết mục kể chuyện “Đêm giao thừa Bác đến với người nghèo”

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

15


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ

Thầy Nguyễn Quốc Thái, Hiệu trưởng nhà trường về dự và tặng hoa
cho các em tham gia hội thi Kể chuyện Bác Hồ.

Tiết mục Dân vũ tham gia khai mạc Hội khỏe phù đổng cấp trường


SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

16


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ

Tiết mục Earobic tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện
- Giáo dục kỹ năng sống:
Ngoài giáo dục pháp luật, trong các tiết sinh hoạt dưới cờ Tôi còn lồng
ghép việc giáo dục truyền thống việc giáo dục các kỹ năng sống cho các em
như:
- Thói quen chào hỏi, biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai, nói lời cảm
ơn đúng lúc “Hãy luôn nói lời cảm ơn vì lời cảm ơn chẳng là điều gì quá to
tát”.
- Trả lời một câu hỏi sao cho trọn vẹn, đầy đủ: Yêu cầu các học sinh bắt
đầu câu trả lời bằng cách lặp lại câu hỏi và sử dụng câu đầy đủ.
- Giáo dục văn hóa xếp hàng: khi đi siêu thị, đi mua sắm không chen
lấn để được tính tiền trước…Biết nhường chỗ cho cụ già, phụ nữ và em nhỏ
trên xe buýt là người có văn hóa.
- Giáo dục văn hóa ăn uống: Chào mời người lớn trước và sau khi ăn,
không ăn quà vặt xung quanh trường…
Mặt khác tiết sinh hoạt dưới cờ còn là sân chơi trong các hoạt động do
chính các em tham gia tuyên truyền dưới hình thức thuyết trình, giải đáp ô
chữ, thi vẽ tranh , v.v… được các em nhiệt tình hưởng ứng và hiệu ứng của
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

17



Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
công tác tuyên truyền cũng hiệu quả hơn, được hội đồng sư phạm nhà trường
cũng như phụ huynh đánh giá rất cao.

Tiết sinh hoạt ngoại khóa: “Giáo dục giới tính- cẩm nang tuổi mới lớn”

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

18


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
Thi vẽ tranh phòng chống ma túy
- Gương người tốt việc tốt:
Người tốt việc tốt ở đây không nhất thiết phải là những việc lớn lao mới
được tuyên dương, chỉ cần các em thật thà, trung thực không tham của người
khác, biết vượt khó vươn lên trong học tập, biết chia sẻ trong cuôc sống, tham
gia tốt các phong trào thì cũng đáng để khen ngợi, biểu dương trước toàn
trường.
* Câu chuyện về cậu học trò nghèo chờ 2 tiếng để trả lại 30 triệu đồng:
Cuối tháng 11, em Bùi Duy Nhất (học sinh lớp 6, trường THCS Đoàn Lập,
Tiên Lãng, Hải Phòng) trên đường đi học về nhặt được chiếc ví màu đen có
30 triệu đồng. Hy vọng người đánh rơi quay lại tìm, cậu học trò đứng chờ gần
2 tiếng ở chỗ ví rơi để trả lại, nhưng không thấy ai. Về nhà, Nhất kể cho bố
mẹ nghe chuyện nhặt được ví. Lần theo địa chỉ trên giấy tờ, bố mẹ đưa cậu bé
tìm tới nhà anh Trần Ngọc Tín, người cùng huyện Tiên Lãng, để trả lại ví tiền.
Nhất là con út trong gia đình 4 anh chị em, bố mẹ làm nông và còn nhiều khó
khăn. Ở trường, Nhất học khá và rất ngoan ngoãn.
Được trả lại ví tiền, anh Tín tặng Nhất 1 triệu đồng mua đồ dùng học

tập, cậu bé nhất quyết không nhận. Hành động của cậu học trò đã khiến anh
Tín phải thốt lên "Trong thế gian chật hẹp này còn có rất nhiều người tốt. Cảm
ơn bố mẹ, thầy cô các em đã dạy dỗ nên những người trẻ có đạo đức tốt".
* Câu chuyện thứ Hai: câu chuyện chàng sinh viên Lê Doãn Ý (23 tuổi,
Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng) trả lại hơn 1,3 tỷ đồng được nhiều người
truyền tai nhau. Chiều 22/3, Ý sang nhà bạn trên đường Phan Tứ (quận Ngũ
Hành Sơn, Đà Nẵng) chơi, tình cờ nhìn thấy chiếc ví ai đó đánh rơi ở con hẻm
nhỏ. Nhặt lên mở ra xem, Ý bất ngờ khi thấy bên trong ví có 15,5 triệu đồng
tiền mặt, một điện thoại iPhone 5S, giấy tờ xe SH và hai sổ tiết kiệm trị giá
hơn 1,3 tỷ đồng mang tên Phạm Ngọc Minh Thư. Lần theo số điện thoại gọi
vào iPhone anh Doãn Ý đã quyết định tìm và trả lại toàn bộ số giấy tờ, tài sản
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

19


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
trị giá hơn 1,3 tỷ đồng nhặt được. Mặc dù nhà anh rất nghèo và có tới 6 anh
chị em đang đi học, bố mẹ phải đi làm thuê, nhưng Lê Doãn Ý đã không tham
của người khác.
* Tấm gương sáng trong trường: Em Nguyễn Thị Mỹ Dàng nhiều năm
liền là học sinh giỏi toàn diện. Năm học 2015-2016,2016-2017 đạt giải Nhì
cấp Tỉnh môn giải Toán trên mạng, Năm học 2016-2017 trường THCS Lê
Qúy Đôn đã được đề nghị tặng giải thưởng học sinh nghèo vượt khó nhưng
một hai em chỉ lấy giấy chứng nhận còn phần thưởng em xin nhường lại cho
một em vượt khó vươn lên (Vì trường mình còn nhiều hoàn cảnh khó khăn
lắm cô ạ – Em Dàng tâm sự).
- Ngoài ra nhà trường còn vận động, tạo điều kiện cho các em tham gia
các lớp học: “Học kỳ quân đội”, “Học làm người có ích”, “Một ngày trải
nghiệm”…do Tỉnh đoàn và nhà Văn hóa thanh thiếu niên tổ chức.

c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới
cờ có rất nhiều lợi ích, việc giáo dục này trang bị cho các em nhiều hành trang
để bước vào đời, như những kiến thức cơ bản về pháp luật, những kỹ năng
sống , những kiến thức, hành động giúp cho các em có thể ứng phó một cách
tốt nhất với những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Do vậy để có được
kết quả tốt nhất thì nhà trường, cũng như liên đội và các giáo viên làm công
tác chủ nhiệm phải tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ hoặc các cuộc thi tập
thể để góp phần quan trọng giúp các em ngày càng tiến bộ hơn về mặt học tập
cũng như rèn luyện đạo đức thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ.
Mặt khác sinh hoạt đúng chủ đề, đúng mục đích sẽ mang lại ý nghĩa
định hướng phát triển đúng đắn cho một nhân cách. Vì thế sinh hoạt tập thể
hay sinh hoạt dưới cờ thường xuyên là bước bản lề, là xuất phát điểm cho việc
bồi dưỡng ý thức nhận thức về các vấn đề trong cuộc sống, đồng thời nó
mang ý nghĩa giáo dục rất lớn. Định hướng sai khả năng phát triển của học
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

20


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
sinh gây nên sự miễn cưỡng, gò bó, rất có hại cho một nhân cách đang hình
thành và phát triển khả năng thực thụ của học sinh.
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,
phạm vi và hiệu quả ứng dụng:
Qua thực tế hoạt động của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành nhiều
biện pháp giáo dục học sinh. Tuy nhiên, trong những biện pháp đó, biện pháp
mang lại hiệu quả thiết thực nhất là thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ. Và trên
đây là một số công việc mà bản thân tôi đã thực hiện trong nhiều năm học gần
đây tại trường THCS Lê Qúy Đôn, ít nhiều cũng đã làm thay đổi được nhận

thức, tác động trực tiếp vào thói quen không tốt của các em, giúp các em nhận
ra được đúng – sai, tốt – xấu.
Kết quả cho thấy: Học sinh vi phạm An toàn giao thông không còn nữa,
không có học sinh vi phạm pháp luật, học sinh vi phạm kỷ luật giảm đáng kể,
nhận thức các em có nhiều tiến bộ trông thấy, ý thức học tập tốt hơn kết quả
giáo dục hai mặt cải thiện rõ rệt (có bản thống kê).

BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HAI MẶT GIÁO
DỤC
Năm học

Sĩ số

2014-2015

714

2015-2016

687

2016-2017

680

Học lực
Giỏi
133
18,6%
140

20,4%
159
23,4%

Khá
311
43,6%
277
40,3%
291
42,8%

TB
235
32,9%
236
34,4%
229
33,7%

Yếu
35
4,9%
34
4,9%
1
0,1%

Hạnh kiểm
Tốt

Khá
592
121
83 % 16,9%
603
83
87,8% 12,1%
611
68
89,9% 10%

TB
01
0,1%
01
0,1%
01
0,1%

Yếu
0
0
0
0
0
0

Như chúng ta đã biết việc giáo dục đạo đức cho học sinh không phải
“một sớm một chiều” là sẽ có kết quả mà phải “mưa dầm thấm lâu”. Tuy
nhiên những giải pháp trên đây phần nào cho thấy có việc quan tâm đến giáo

dục đạo đức cho học sinh thì chúng ta mới có thể góp thêm phần giáo dục,
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

21


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước.
III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong tình hình hiện nay quả là một việc
không dễ chút nào, bởi đạo đức là phẩm chất quan trọng trọng nhất của nhân
cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn cho con trẻ.
Chính vì vậy thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, chúng ta hãy đầu tư
hơn, trau chuốt hơn các nội dung, các bài học về đạo đức, các câu chuyện
thường ngày diễn ra quanh các em hay những chuẩn mực sống phong phú để
có thể thu hút các em nhiệt tình tham gia các hoạt động, lắng nghe và được
bày tỏ những mong muốn cũng như suy nghĩ của bản thân mình, khi đó chúng
ta những thầy cô giáo sẽ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em và chúng
ta sẽ dễ dàng định hướng và giáo dục cho các em đi đúng con đường mà mang
lại hiệu quả cao nhất.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng như : “ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong”. Đây phải xem là việc làm thường xuyên,
tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành,
trung thực, yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con
người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Trách nhiệm của chúng ta
những người làm công tác giáo dục là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo

đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp
phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong
trường học nói riêng có như vậy nó mới nuôi dưỡng và phát triển con người.
Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh
hoạt dưới cờ mang lại rất nhiều lợi ích cho các em, bởi qua các tiết học này
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

22


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
các em sẽ được trang bị nhiều kiến thức về kỹ năng sống, các bài học về đạo
đức, pháp luật, những tấm gương sáng biết yêu thương con người, biết giúp
đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình, từ đó các em sẽ hình thành một lối
sống tốt, một suy nghĩ tốt đồng thời giúp các em nhận thức rõ hơn về lí tưởng
sống, mục đích sống. Chính vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua
các buổi sinh hoạt dưới cờ thật sự cần thiết và mang lại hiệu quả giáo dục đạo
đức tốt hơn.
2. Kiến nghị:
Bác Hồ đã dạy: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người .
Muốn đạt được hiệu quả giáo dục cao trong nhà trường thì tôi có một
vài kiến nghị như sau :
a, Đối với cha mẹ học sinh:
-Việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh là việc làm cần có sự liên kết
giữa gia đình và nhà trường vì vậy đối với cha mẹ học sinh cần phải thường
xuyên quan tâm, nhắc nhở con em mình, đồng thời phải thường xuyên trao
đổi với thấy cô giáo để nắm bắt tình hình học tập,tâm tư nguyện vọng của các
em. Có như vậy việc giáo dục mới mang lại hiệu quả.
b, Đối với giáo viên:

- Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc cần được tiến hành một cách
thường xuyên , là một giáo viên cần trau dồi thêm nhiều kiến thức, tìm hiểu
thêm nhiều tài liệu trên mọi phương tiện, đồng thời áp dụng nhiều phương
pháp mới trong quá trình dạy học để có thể thu hút học sinh tham gia, có như
thế mới đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn.
c, Đối với nhà trường:
- Cần tạo ra nhiều sân chơi cho thế hệ trẻ (văn nghệ thể dục thể thao)
để các em sống thân ái hơn, đoàn kết hơn và chắc chắn tâm hồn các em luôn
được thoải mái trong sáng hơn.
SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

23


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ
b, Đối với Ngành giáo dục:
-Tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn hay học tập kinh nghiệm về giáo
dục đạo đức cho học sinh .
e, Đối với chính quyền địa phương:
- Chính quyền địa phương nên quản lý chặt chẽ hơn về hoạt động của
các cơ sở internet xung quanh trường học.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong
quá trình thực hiện việc giáo dục cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt
dưới cờ, và tôi thấy nó có hiệu quả khá cao tại trường tôi đang công tác và tôi
nghĩ có thể áp dụng sang kiến này với các trường trong toàn huyện để mang
lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh. Tuy nhiên
trong quá trình nghiên cứu này của tôi còn nhiều thiếu xót. Cuối cùng rất
mong sự góp ý của Hội đồng khoa học cũng như các đồng nghiệp đóng góp ý
kiến để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong sự nghiệp giáo dục của
mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
EaHleo, ngày 5 tháng 03 năm 2018
Hiệu Trưởng

Người viết

Đỗ Thị
Thanh Bình

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

24


Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình tâm lí học đại cương (nhà xuất bản đại học sư

phạm).
-

Nghị định 171/2013/NĐ-CP không còn quy định về mức phạt

thí điểm (cao hơn) đối với một số hành vi vi phạm giao thông trong
nội ô của các thành phố trực thuộc trung ương (như quy định cũ tại
Nghị định 71/2012/NĐ-CP), tức là mọi hành vi vi phạm đều áp
dụng một mức phạt chung thống nhất trên toàn quốc.)

-

Hướng dẫn viết đề tài nghiên cứu khoa học Phòng Giáo dục và

Đào tạo huyện Ea H’leo 2017.

SKKN Đỗ Thị Thanh Bình– THCS Lê Qúy Đôn

25


×