Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 25 trang )

Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện đảm bảo chất lượng của bậc tiểu học, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc giáo dục trẻ
em của gia đình và xã hội, góp phần giải quyết vấn đề quá tải và dạy thêm học thêm
tràn lan tiêu cực ở các trường tiểu học. Để thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học đạt
hiệu quả thì việc tổ chức dạy học với nội dung, phương pháp và thời gian hợp lí, đảm
bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, thực hiện đầy đủ chương trình phổ
thông được ban hành theo Quyết định số 16/2003/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học 2 buổi/ngày vừa là nhu cầu của xã hội,
vừa là nhu cầu giáo dục trẻ em. Khi được tăng thời lượng tham gia các hoạt động giáo
dục ( ở buổi thứ 2), học sinh sẽ có nhiều thời gian, được học, được chơi, được trải
nghiệm, được tham gia các hoạt động giáo dục toàn diện, để phát triển năng khiếu, rèn
luyện kĩ năng. Nhưng trong thực tế dạy học buổi thứ hai trong các lớp ở tiểu học còn
gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng. Nội dung bài học, phương pháp dạy học, hình
thức tổ chức học tập… đều do mỗi giáo viên tự nghiên cứu và biên soạn, thiết kế dạy
học để lên lớp. Thiết nghĩ để có được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức học
tập cho phong phú và không lặp lại như buổi học thứ nhất mà dẫn đến nhàm chán cho
học sinh. Là cán bộ quản lý phụ trách mảng chuyên môn của nhà trường tôi luôn trăn
trở và tự đặt ra câu hỏi “ Nội dung dạy học buổi thứ hai là gì? Dạy như thế nào để có
hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu dạy thật, học thật và nâng cao chất lượng dạy học cho
học sinh”. Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một số
biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy buổi thứ hai”. Mong rằng đề tài sẽ góp
phần cải thiện chất lượng dạy học buổi thứ 2 đạt hiệu quả.
II. MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu
Tìm hiểu thực trạng dạy học ở buổi thứ 2 để giúp giáo viên có kỹ năng biên soạn
nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức học tập trong việc tổ chức thực hiện dạy
học buổi 2 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.


Giúp học sinh tham gia vào việc học tập một cách sôi nổi, chủ động mà không bị
nhàm chán.
2. Nhiệm vụ
- Tham khảo tài liệu có liên quan đến dạy học 2 buổi/ngày để xây dựng cơ sở lí luận
cho đề tài.
- Khảo sát, điều tra, trao đổi với giáo viên về việc dạy học ở buổi 2.
- Xây dựng các biện pháp và cách thức thực hiện dạy học ở buổi 2.
- Tiến hành thực hiện một số thiết kế bài dạy với nội dung, phương pháp dạy học,
hình thức tổ chức học tập của học sinh ở buổi học thứ 2.
III. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cách thức tổ chức dạy học buổi 2 của giáo viên và học sinh trường tiểu học Võ
Thị Sáu.
Trang 1


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng nội dung, phương pháp dạy học, hình
thức tổ chức học tập của học sinh trong dạy học buổi 2.
- Địa bàn nghiên cứu: Khối lớp 1của các lớp buổi/ngày ở năm học 2017-2018 và khối
lớp 2, 2018-2019 của trường tiểu học VõThị Sáu để đối chứng.
- Thời gian nghiên cứu: Các năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp lý thuyết
Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm nghiên cứu, phân tích,
tổng hợp, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Trao đổi đổi thông tin với giáo viên tại trường tiểu học Võ Thị Sáu về những vấn đề
xây dựng nội dung, sử dụng phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức học tập của

học sinh ở buổi thứ hai.
- Dự giờ, quan sát về phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức học tập của học
sinh khi thực hiện ở buổi thứ 2.
3. Phương pháp thực hiện sư phạm
- Xây dựng nội dung thiết kế bài dạy của buổi 2.
- Thực hiện tiết dạy buổi 2 ở một số lớp và đánh giá kết quả đối chứng.
4. Phương pháp thống kê
- Xử lý số liệu thu thập được thông qua khảo sát.
- Xử lý kết quả thực nghiệm sau khi thực hiện.
- Sắp xếp thời khóa biểu 2 buổi/ngày.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dạy học cả ngày là phương án bổ sung thêm thời gian cho việc dạy học và giáo dục
trong trường tiểu học để tổ chức các hoạt động giáo dục (HĐGD) theo một chương
trình, kế hoạch được điều chỉnh, mở rộng nhằm giúp tất cả học sinh đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng ( KT, KN) các môn học, hình thành và rèn luyện các phẩm chất, năng lực
phù hợp lứa tuổi, học sinh tham gia học cả ngày sẽ được học tập, hoạt động cả buổi
sáng và buổi chiều tại trường vào một số ngày trong tuần hoặc tất cả các ngày trong
tuần. “ Sổ tay hướng dẫn hoạt động ở trường tiểu học dạy cả ngày” của nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.
Thực hiện dạy cả ngày cần căn cứ vào các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo như:
Chiến lược phát triển giáo dục (2011 – 2020) Luật giáo dục ( Điều 29) chương trình
giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông quy định chuẩn KT – KN,
phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức
HĐGD, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp
học ở GD phổ thông. Điều lệ trường tiểu học ( Điều 29) Ban hành kèm theo thông tư
số 41/2010/TT – BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Trang 2



Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

Đào tạo về các hoạt động giáo dục. Quyết định 16/2006/ QĐ – BGDĐT ngày 5 tháng 5
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên
THCS.
Khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, thời gian biểu tăng thêm cho các môn học hiện có
trong chương trình, các hoạt động giáo dục, củng cố kiến thức, kĩ năng của học sinh về
môn Tiếng Việt, môn Toán, kĩ năng giao tiếp và các lĩnh vực nội dung tự chọn như GD
môi trường, văn hóa địa phương, TDTT, câu lạc bộ… Có nhiều phương án dạy học cả
ngày, mỗi phương án có số tiết dạy/ tuần khác nhau. Các phương án có thể lựa chọn
cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường như: T30, 7– 8 buổi/tuần ( khoảng
30 – 33 tiết/tuần), T35, 9 – 10 buổi/tuần ( khoảng 35 tiết/tuần) và trường tiểu học Võ
Thị Sáu đã và đang thực hiện phương án T35. Với 9 buổi/tuần và có 2 ngày thực hiện 5
tiết vào buổi sáng, 3 tiết vào buổi chiều.
Để thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học và vệ
sinh môi trường. Nhà trường đã xây dựng thời khóa biểu dựa theo từng khối lớp trên
cơ sở lấy học sinh làm trung tâm, vì quyền lợi của học sinh và căn cứ vào mức độ tập
trung, khả năng, nhu cầu học tập để tối đa hóa cơ hội học tập của các em. Thời khóa
biểu được sắp xếp để tạo hứng thú và duy trì tính tích cực học tập cho học sinh. Không
xếp quá 2 tiết của cùng môn/phân môn liền nhau trong cùng một buổi học. Không xếp
các tiết học ngoài trời vào lúc trời nắng. Việc sắp xếp TKB phù hợp sẽ không gây “
quá tải” đối với học sinh. Việc dạy các môn tự chọn luôn tạo điều kiện theo nhu cầu
của học sinh.
Với giáo viên được phân giảng dạy theo đúng chuyên môn đào tạo và năng lực phù
hợp. Việc phân công chuyên môn trên cơ sở đảm bảo quyền lợi tối đa của học sinh, tạo
điều kiện để phát huy tối đa năng lực, sở trường của giáo viên. Dạy buổi thứ 2 giáo
viên cần chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt các hình thức tổ
chức học tập của học sinh cần được linh hoạt để phát huy tính tích cực chủ động của

học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển, chỉ đạo của giáo viên, dạy học bằng hoạt động và
trong hoạt động tích cực sáng tạo của học sinh. Hay hiểu rõ hơn với mục tiêu của dạy
buổi thứ 2 là rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Như vậy, để dạy học buổi thứ 2 thực sự có hiệu quả thì cần đảm bảo sử dụng tối đa
các nguồn lực, CSVC trang thiết bị trong nhà trường, bố trí các lớp học và giáo viên
phù hợp tạo thuận lợi cho học sinh và học sinh thực hiện các hoạt động diễn ra trong
mỗi tiết học.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi – Khó khăn
1.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm sâu sát và sự chỉ đạo kịp thời của phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Eah’leo đến các trường nói chung và trường tiểu học Võ Thị Sáu nói riêng bằng
các kênh thông tin.
Trang 3


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

Được sự ủng hộ đồng thuận của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các tổ
chức đoàn thể và phụ huynh học sinh ở những năm gần đây.
Cán bộ quản lý giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn
đặc biệt nội dung về đổi mới phương pháp dạy học.
Cơ sở vật chất, khuôn viên của nhà trường khang trang, sạch đẹp đáp ứng được nhu
cầu cần thiết để giáo viên và học sinh thực hiện hoạt động dạy và học trong nhà
trường.
Nhà trường hàng năm mua bổ sung trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác
giảng dạy của giáo viên đầy đủ.
1.2. Khó khăn:
Nhà trường đóng trên địa bàn là vùng khá khó khăn, hầu hết gia đình đều làm nông
kinh tế lại khó khăn và hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao so với địa bàn trong xã. Hộ nghèo và

cận nghèo của các thôn trên địa bàn của nhà trường tập trung nhiều ở thôn 1A, 1C, 2C,
có thôn hộ nghèo gần như 100% như thôn 1C.
Vẫn còn khá nhiều gia đình phải lo cuộc sống mưu sinh đi làm ăn xa nên thiếu sự
quan tâm đến việc học của con em mình vẫn còn tư tưởng là phó mặc cho nhà trường.
Cơ sở vật chất, khuôn viên của nhà trường đã khang trang, sạch đẹp song vẫn chưa
đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
2. Phân tích đánh giá vấn đề về thực trạng của đề tài.
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu đóng trên địa bàn của xã EaWy, thuộc diện là vùng
sâu, vùng xa so với trung tâm của huyện. Học trên địa bàn nhà trường quản lý gồm 5
thôn ( 2A, 2B, 2C, 1A, 1C) với tổng số 732 hộ, trong đó có trên 80 hộ nghèo và cận
nghèo. Là một vùng vào diện khó khăn, hầu hết các hộ gia đình đều làm nông, rẫy
nương ở xa nên việc quan tâm đến công tác giáo dục con em hầu như còn thiếu sự
quan tâm. Một số phụ huynh vẫn còn có tư tưởng là trường dạy học 2 buổi/ngày thì cứ
phó mặc cho nhà trường quản lý về cả thời gian và việc học tập của học sinh. Bên cạnh
đó, việc quan tâm đến kết quả học tập của học sinh hàng ngày có nhiều phụ huynh
chưa nắm bắt về Thông tư 22/2016 nên thậm chí đi làm cả tuần về hỏi qua loa đại khái
rằng: Tuần này được mấy điểm mười?, có bị điểm yếu nào không?...Với những khó
khăn đã nêu thì phần nào đó tác động trực tiếp đến công tác giáo dục chung của nhà
trường. Tôi xin được phân tích thực trạng về những vấn đề nghiên cứu của đề tài như
sau:
2.1. Về phía nhà trường
Trường có tổng số 24 cán bộ giáo viên với 100% được đào tạo chuẩn trên chuẩn
về trình độ đào tạo. Cơ sở vật chất của nhà trường đủ cho mỗi lớp thực hiện 1 phòng
học độc lập. Thực hiện 100% học 2 buổi/ngày. Thời khóa biểu được sắp xếp theo từng
khối lớp để thực hiện số tiết tăng trong tuần như sau:
Trang 4


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.


Số tiết
Toán

Ngoại
ngữ

Tự học

SH Sao

4

3

2

2

1

GDNGHĐ Trải
nghiệm
1

12

4

3


2

1

1

1

3

12

3

3

4

1

4

10

3

2

4


1

5

10

3

2

4

1

Số tiết
Lớp
(22)
Lớp
(23)
Lớp
(23)
Lớp
(25)
Lớp
(25)

Chia ra

Tăng
thêm


Tiếng
Việt

1

13

2

1

Thực hiện dạy 2 buổi/ngày, nhà trường bám sát vào công văn hướng dẫn của ngành
và linh hoạt trong chỉ đạo thực hiện để phù hợp với thực tiễn của nhà trường như các
nội dung tăng tiết nhà trường cung cấp tài liệu để giáo viên vận dụng cho phù hợp với
từng lớp ở Công văn số 10176/TH ngày 7/11/2000 của Bộ giáo Dục và Đào tạo về
hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhà
trường còn hạn chế một số nội dung như sau:
- Việc tổ chức chuyên đề dạy học buổi thứ 2 còn chưa thực sự chú trọng nhiều.
- Việc kiểm tra, giám sát dự giờ tư vấn ở buổi thứ 2 còn ít.
- Công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về nội dung cũng như thời gian thực
hiện để phối hợp chưa được sâu sát và thường xuyên.
2.2. Thực trạng khi dạy buổi 2 của giáo viên
- Nội dung, phương pháp dạy buổi thứ 2 gần như giống hoặc lặp lại của buổi học thứ
nhất.
- Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là ngồi tại chỗ và luyện tập cá nhân, không có
sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học.
- Không khí học tập nhàm chán, không thổi được luồng không khí mới đến với học
sinh ở buổi thứ 2.
- Thiết kế giáo án thực hiện ở buổi 2 hầu như giáo viên tự biên soạn dựa vào nội

dung chương trình của buổi sáng như ở môn Tiếng việt hầu như là lặp lại, môn Toán
thì có thể sử dụng các bài tập của giờ học buổi sáng để thay sổ, hoạt động NGLL ít
thay đổi hình thức tổ chức tổ chức chỉ hoạt động ở trong lớp.
- Từ những giờ học rập khuôn như thế hiệu quả không cao, tăng phí thời gian nhàm
chán, lâu ngày sẽ tạo cho học sinh cảm giác chán học, nặng nề, ngại đến lớp. Do vậy,
chất lượng dạy buổi thứ 2 đối với học sinh có những biểu hiện sợ kiểm tra bài cũ, sợ
làm bài tập, sợ trả lời câu hỏi về bài mới học… tất cả đều do cách dạy rập khuôn như
buổi học thứ nhất của giáo viên và chưa có sự phân hóa đối tượng học sinh trong lớp.
Trang 5


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

2.3. Đối với học sinh
100% học sinh được học 2 buổi /ngày nên hầu hết học sinh đều đã hoàn thành “
Chương trình ở buổi sáng, khi tham gia thực hiện ở buổi chiều học sinh thường ỉ lại,
chủ quan về kiến thức đã học, thiếu sự phân hóa đối tượng học sinh”. Học sinh cũng
thiếu tính tương tác, chia sẻ cùng bạn khi đã hoàn thành xong bài tập của mình “ Hình
thức hầu hết giao cá nhân tự làm”. Thiếu tổ chức các hoạt động học tập hỗ trợ học sinh
để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập mang tính chất “
Tương tác – Hỗ trợ”.
2.4. Về phía phụ huynh học sinh
Trong những năm gần đây, phần lớn cha mẹ học sinh đã có sự quan tâm đến việc học
của con em mình. Tuy nhiên còn không ít phụ huynh học sinh vẫn có tư tưởng là khoán
trắng cho nhà trường, không quan tâm nhiều đến những thay đổi của ngành giáo dục
như việc đổi mới đánh giá học sinh theo TT 22/2016; phụ huynh ít quan tâm đến
những nhận xét của GV ghi trong vở mà câu đầu tiên để hỏi là: Hôm nay con được
mấy điểm? Hay có hiểu bài không? Cô thầy có la mắng không? Vv… Những câu hỏi
như vậy sẽ gây rất nhiều áp lực đối với học sinh chưa nói đến những nội dung mà học
sinh cần có sự hỗ trợ để trải nghiệm thực tế ở nhà trường lại không có cơ hội để bày tỏ

trong hoạt động chia sẻ từ phía phụ huynh học sinh..
2.5. Tổ chức các hoạt động GDNG
Từ một số thực trạng đã nêu ở trên, vậy làm thế nào để dạy học buổi thứ 2 cho hiệu
quả?. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ mục tiêu của các giờ học buổi thứ hai là rèn luyện
kỹ năng. Hơn nữa để học sinh phải luyện tập biến kỹ năng mà học sinh đã có trở thành
kỷ xảo trong thực hiện nhiệm vụ học tập và thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày. Kỹ năng cần rèn luyện bao gồm: Nghe, nói, đọc, viết, tính toán, ứng xử, thao tác
kỹ thuật trên đồ vật, thực hành các công việc tự phục vụ từ việc nhỏ ở trường, lớp, ở
gia đình….Đối với các hoạt động GDNG cũng tạo cơ hội để học sinh rèn luyện KNS,
kĩ năng hợp tác, chia sẻ và giáo dục toàn diện trong mỗi học sinh.
Vậy làm thế nào để rèn kỹ năng cho học sinh? Nội dung, phương pháp dạy như thế
nào? Đó là những nội dung mà chúng ta cần quan tâm để giải quyết. Để giải quyết các
câu hỏi đặt ra tôi xin được khảo sát về tâm lý, hứng thú và phương pháp, nội dung dạy
học của giáo viên ở buổi thứ hai.
Khảo sát kết quả của khối 1 năm học 2017 – 2018 để đối chứng khi áp dụng sang
học kỳ I của học sinh khối 2, năm học 2018 – 2019.
Năm học
Tâm lý của học sinh
2017TSHS
Thích
Không
Chủ
Thiếu tự Thích
Không
2018
học buổi thích
động – tin
hợp tác, thích
2
Tích cực không

chia sẻ
hợp tác.
chủ động
Khối I

60

40

Trang 6

20

45

15

35

25


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

Đối với giáo viên khảo sát toàn bộ ở tất cả các khối lớp
Hình thức tổ chức dạy
học
Hình thức tổ

PP dạy

chức như buổi thay
linh hoạt
sáng
đổi

PP dạy học
Năm học

20172018

TSGV

PP dạy
rập
khuôn

19

10

9

15

4

Thiết kế giáo án

thay
đổi


Không
thay đổi

6

13

III. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu
Thực hiện nghiêm túc chương trình phổ thông cấp Tiểu học ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục. dạy học đáp ứng yêu cầu Chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn điều chỉnh
nội dung dạy học của Bộ và theo quy định của chương trình. Dạy hoc buổi 2 nhằm
củng cố kiến thức, kĩ năng, thực hành kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh tham
gia các hoạt động thực tế nhằm hỗ trợ cho việc học tập đạt hiệu quả.
Giúp giáo viên hiểu rõ về mục tiêu của các giờ học buổi thứ 2 để rèn luyện kỹ năng,
kỹ xảo trong thực hiện nhiệm vụ học tập cho học sinh.
Tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và linh hoạt trong việc tổ
chức đa dạng các hình thức dạy học phong phú để khích lệ học sinh tham gia vào học
tập một cách tích cực.
Có kỹ năng thiết kế giáo án với các nội dung cho phù hợp với buổi học thứ 2.
Giúp học sinh biến kỹ năng mà học sinh đã có trở thành kỹ xảo trong thực hiện
nhiệm vụ học tập và thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh ở buổi học thứ 2.
Nâng cao chất lượng dạy và học, học sinh tự tin, mạnh dạn trong học tập. Quản lý
tốt dạy buổi thứ 2 nhằm giải quyết dứt điểm nội dung dạy học tập ở các lớp, tạo cơ hội
để học sinh vươn lên trong quá trình học tập, bộc lộ và phát huy năng lực của bản thân
học sinh. Đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại khóa, năng khiếu, góp
phần giáo dục toàn diện học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

Để thực hiện tốt và hiệu quả của buổi học thứ 2 thì mỗi dạng bài tập cần luyện đi
luyện lại nhiều lần. Mỗi vấn đề cần được khai thác kỹ lặp đi, lặp lại để học sinh hiểu và
nắm vững mọi khía cạnh của vấn đề. Bài học chính khóa mang nội dung chính thì bài
ôn luyện là luyện tập thực hành và mở rộng. Để giải quyết được những nội dung trên,
tôi xin đưa ra những giải pháp, biện pháp cụ thể cho việc thực hiện như sau:
*Giải pháp 1: Công tác chỉ đạo thực hiện từ nhà trường
Việc dạy học 2 buổi/ngày ở nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện,
đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc giáo dục trẻ em của gia đình và xã
Trang 7


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

hội, góp phần giải quyết vấn đề quá tải và dạy thêm, học thêm tràn lan tiêu cực. Việc
quản lí và chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày trong nhà trường cần đưa vào nhu cầu thực tế
của mỗi đơn vị như: Cơ sở vật chất, khuôn viên trường học nhằm đáp ứng được điều
kiện cần thiết để phục vụ tốt cho việc dạy 2 buổi/ngày.
Nội dung, phương pháp dạy học phải hướng vào việc tổ chức cho học sinh luyện tập
thực hành, không được thực hiện dạy giống và lặp lại buổi học thứ nhất.
Thay đổi và sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh được hoạt
động thoải mái, vui vẻ, tích cực để không bị nhàm chán và áp lực ở buổi học thứ 2.
Phải tích cực sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học giúp học sinh luyện tập thực
hành gắn với trực quan sinh động ( nhất là môn Toán ở lớp 1). Từ trực quan sinh động
học sinh sẽ có hứng thú rất nhiều qua bài học và thực tiễn cuộc sống xung quanh.
Chỉ đạo các tổ khối xây dựng chuyên đề về dạy học buổi thứ 2, nhà trường cần sát
sao chỉ đạo như duyệt kế hoạch tổ chức chuyên đề, tham gia sinh hoạt chuyên đề cùng
các khối để kịp thời tư vấn, điều chỉnh và áp dụng sau khi hoàn thành chuyên đề đến
các lớp trong khối.
Bố trí đủ phòng học, CSVC để tổ chức dạy 2 buổi/ ngày. Bố trí sử dụng đội ngũ:
Đây là vấn đề trọng yếu nhất, đội ngũ giáo viên cần được phân công phù hợp với năng

lực và trình độ được đào tạo, kinh nghiệm tổ chức dạy học của giáo viên. Thường
xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận và bàn biện pháp nâng cao
hiệu quả giờ dạy cũng như các tiết ôn tập và các hoạt động giáo dục cho học sinh.

Thảo luận sau tiết dạy chuyên đề tại trường tiểu học Võ Thị Sáu
Trang 8


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

Làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh thông qua các cuộc họp phụ
huynh để họ nắm rõ mục tiêu cũng như nội dung, ý nghĩa của buổi học thứ 2 nhằm hợp
tác, phối hợp cùng nhà trường, giáo viên thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện cho học
sinh.
* Giải pháp 2: Xây dựng và thực hiện thời khóa biểu
Xây dựng thời khóa biểu 2 buổi/ngày cần quan tâm đến buổi học thứ 2 đảm bảo phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh và vệ sinh khuôn viên trường học.
Thời khóa biểu xây dựng dựa trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm vì quyền ợi của
học sinh và căn cứ vào mức độ tập trung khả năng nhu cầu học tập để tạo hứng thú và
duy trì tính tích cực củ động của học sinh. Một số môn học đòi hỏi học sinh phải tư
duy nhiều như Toán, Tiếng việt cần sắp xếp vào thời gian mà học sinh có thể tập trung
chú ý cao, ví dụ tiết 1,2 buổi sáng thời khóa biểu phải được sắp xếp đan xen giữa các
hoạt động giáo dục với các môn học khác nhau để tạo hứng thú, động cơ học tập cho
học sinh.
Thời khóa biểu khi xây dựng cũng cần phải chú ý đến nhu cầu của cha mẹ học sinh
và điều kiện KT – XH của địa phương. Thời điểm bắt đầu và kết thúc ngày học cần
được sắp xếp phù hợp với đặc thù vùng miền.
Khi phân công giáo viên cần chú ý đối với môn Toán – Tiếng việt giáo viên cần đảm
nhận trách nhiệm để dạy các tiết tăng thêm đối với 2 môn này để giáo viên có thể theo
dõi và đánh giá kết quả sự tiến bộ của học sinh được thuận lợi.


THỜI KHÓA BIỂU KHỐI I
LỚP

BUỔI

SÁNG

1A
2017-2018
CHIỀU

TIẾT

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

1
2
3
4
5

Chào cờ
Tiếng Việt

Tiếng Việt
Toán
SHS

Tiếng Việt
Tiếng Việt
LTV
Toán

Tiếng Việt
Tiếng Việt
Toán
TNXH

Thủ công
Toán
Tiếng Việt
Tiếng Việt

2
3
4

Luỵên T
Mĩ thuật
LTV

Tiếng Anh
Tiếng Anh
Tự học


Âm nhạc
Luyện T
LTV

Luyện T
Đạo đức
Tự học

THỨ 6

Tiếng Việt
Tiếng Việt
LTV
SHTT
GDNG

THỜI KHÓA BIỂU KHỐI II
LỚP

2A

BUỔI

TIẾT

SÁNG

THỨ 2


THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

1
2
3
4
5

CC
TOÁN
TV
TV
SHS

TD
T-Công
TNXH
TOÁN

TOÁN
TV
TV
MT

TOÁN
TV

TV
TA
Tự học

2
3
4

TD
AN
LTV

TV
LTV
LT

ĐĐức
LTV
LT

TA
LTV
GDNG

2018-2019
CHIỀU
Trang 9

THỨ 6


TV
TV
TOÁN
LT
SHTT


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

* Giải pháp 3: Nâng cao năng lực cho giáo viên
GP 3.1: Nội dung chương trình
Đối với buổi học thứ 2 thì nội dung chương trình tập trung vào ôn luyện, củng cố
kiến thức, kĩ năng đã học ở buổi thứ nhất như môn tiếng Việt lớp 1, khi dạy ôn học vần
ở buổi thứ 2 ta thực hiện như sau:
+ Buổi thứ nhất: Giới thiệu vần mới, dạy vần, ghép viết vần mới, đọc từ ứng dụng và
luyện nói. Mức độ yêu cầu là học sinh “ Biết”.
+ Buổi thứ 2: Học sinh luyện đọc, viết, nói các từ tiếng chứa vần đã học ( có ở trong
bài và ngoài bài). Yêu cầu là thành thạo.
Tuy nhiên, ở buổi thứ 2 về hình thức tổ chức học tập của học sinh cần chú ý tới cách
thức hợp tác, chia sẻ thông qua hoạt động mang tính chất khích lệ bằng các trò chơi thi
đua giữa các tổ, nhóm… ở hoạt động tìm tiếng, từ trong bài hoặc ngoài bài.
Hoặc đối với môn Tiếng việt nói chung cần tăng cường sắp xếp kề liền tiết Tiếng
việt, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp tiếp cận tích cực hơn trong việc dạy
và học, tổ chức các hoạt động củng cố bài học trước.
Ví dụ: Kể lại với bạn hay kể chuyện trong nhóm hay các hoạt động khác để kích
thích kỹ năng tư duy của học sinh, các hoạt động, trò chơi ô chữ để phát triển kỹ năng
viết, các kỹ năng từ vựng của các em. Nội dung tăng cường cho Tiếng việt nói chung
cần tập trung vào kỹ năng đọc và viết tập làm văn trong chương trình học.
Đối với môn Toán giáo viên cần tạo cơ hội để học sinh tham gia vào các trò chơi
Toán học và thực hiện các hoạt động giải quyết vấn đề do đó sẽ củng cố các kĩ năng

đã học và kích thích kĩ năng tư duy của học sinh.
GP 3.2. Phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục.
Vì vậy mỗi giáo viên cần phải chú trọng nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy
phù hợp cho mỗi tiết dạy để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong
học tập của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Việc tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng về phương pháp dạy học là động cơ đúng đắn để
mỗi giáo viên cần phát huy và thực hiện.
GP 3.3. Thay đổi thiết kế giáo án đối với buổi sáng đã thực hiện:
+ Môn Tiếng việt: Bài 78: UC – ƯC
Buổi thứ nhất
* Mục tiêu
- HS đọc và viết được: uc, ưc, cần trục, lực
sĩ.
- Đọc đước các từ, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Ai
thức dậy sớm nhất?
Trang 10

Buổi thứ hai
* Mục tiêu
- Luyện đọc toàn bài.
- Tìm và đọc đúng được các tiếng, từ
ngoài bài có vần uc – ưc.
- Luyện nói theo chủ đề: sinh nhật.
- Giáo dục tính sáng tạo trong phát



Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

triển ngôn ngữ giao tiếp theo năng lực
của học sinh.
* Đồ dùng dạy học
* Đồ dùng dạy học
- Bộ dùng Tiếng Việt
- Tranh bánh sinh nhật để thực hiện
- Sách giáo khoa, tranh minh họa cho từ và phần luyện nói.
câu….., tranh luyện nói.
* Các hoạt động dạy – học.
* Các hoạt động dạy – học.
- Giới thiệu vần mới: uc - ưc
- Luyện đọc cả bài đã học bài 78: uc - Luyện đọc uc – trục – cần trục
ưc
Ưc – lực – lực sĩ
- Ghép tiếng, từ có các vần mới học:
- Đọc các từ ứng dụng.
Cách thực hiện.
- Tập viết: uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
Học sinh dùng bảng cài, cài sẵn 2 vần
* Đọc bài ứng dụng và tìm các từ có vần vừa học yêu cầu học sinh chọn phụ
mới học có trong bài.
âm đầu để ghép với vần tạo thành
tiếng mới.
Học sinh lần lượt đọc tiếng mới vừa
ghép được.
Nhân xét – đánh giá
- Tìm và đọc, viết các từ ngoài bài có
vần uc – ưc yêu cầu học sinh thực

hiện cặp đôi: Đọc cho nhau những
tiếng, từ vừa tìm được, HS giỏi có thể
đọc và so sánh.
- Luyện nói theo chủ đề: Ai thức dậy sớm - Luyện nói trong nhóm theo chủ đề:
nhất ?
Sinh nhật.
Quan sát tranh, mỗi nhóm có thể tự
đặt tên chủ đề của nhóm và phát triển
lời nói tự nhiên trong nhóm. Các
nhóm thi đua thể hiện trước lớp và kết
hợp tìm ra những tiếng mang vần mới
học.
* Nhận xét – tuyên dương.
Buổi thứ hai: Học sinh sẽ được rèn kỹ
- Đối với phần môn tập đọc.
năng đọc, nghe, nói, viết. Đặc biệt
Buổi thứ nhất: Tập đọc bài, luyện phát âm luyện nghe để cảm thụ văn bản, nội
từ khó, tìm hiểu bài, luyện đọc. Mức độ dung, ý nghĩa bài đọc như kể hoặc
yêu cầu là học sinh “ thực hiện đúng”.
viết, lời kể lại nội dung đã nghe bằng
lời văn của mình.

Trang 11


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

Thực hiện tiết dạy tại lớp 1A
+ Môn Toán: Luyện Toán về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
Buổi thứ nhất


Buổi thứ hai

- Tìm hiểu kiến thức mới rút ra công
thức tính hay quy tắc, làm các bài tập
vận dụng. Mức độ yêu cầu học sinh thực
hiện đúng.

- Hs rèn các kỹ năng làm tính, làm
Toán, giải toán có liên quan đến kiến
thức đã học. Thực hiện làm bài tập theo
các dạng, các kiểu bài, phân tích theo
nhiều khía cạnh, giải toán bằng nhiều
cách.
Buổi thứ hai ( tăng tiết)
* Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “ Đố
bạn” Ôn luyện về qui tắc dấu hiệu chia
hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. Nếu
các số chia hết cho 2, các số chia hết
cho5 và số vừa chia hết cho 2 vừa chia
hết cho 5.
- Nhận xét – tuyên dương
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm ( Bảng
nhóm)
Tìm các số có 2 chữ số chia cho 2 và 5

- Học sinh được học dấu hiệu chia hết
cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5 và tiết
luyện tập, học sinh đã thực hiện được:
+ Số nào chia hết cho 2

+ Số nào chia hết cho 5
+ Số nào chia hết cho 2, vừa chia hết cho
5.
+ Viết số có 3 chữ số chia hết cho 2 và
chia hết cho 5.
+ Giải toán có liên quan đến dấu hiệu
chia hết cho 2 và 5.
Trang 12


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

Loan có ít hơn 20 quả táo. Biết rằng, nếu
Loan đem số táo đó chia đều cho 5 bạn
hoặc chia đều cho 2 bạn thì cũng vừa
hết. HỏiLoan có bao nhiêu quả táo?

đều dư 1. ( Đây là dạy toán phát triển
tư duy của học sinh).
Học sinh thực hiện cá nhân – chia sẻ trong nhóm – nhóm tổng hợp vào nhiều
lớn và trình bày trước lớp các số: 11,
21, 31, 41, 51, 61, 71, 81, 91.
* Hoạt động 3: Giải toán có số kẹo ít
hơn 40 cái và nhiều hơn 20 cái. Nếu An
đem số kẹo đó chia đều cho 2 bạn hoặc
chia đều cho 5 bạn thì cũng vừa hết.
Hỏi An có bao nhiêu cái kẹo?

* Quy trình tổ chức hoạt động cần đảm bảo:


1.Thiết
kế hoạt
động

4.Đánh giá
hoạt động.

Quy
trình tổ
chức

2.Chuẩn
bị hoạt
động

3.Tổ
chức hoạt
động

* Giải pháp 4: Thực hiện buổi 2 thông qua hoạt động GDNGLL.
Thực hiện theo QĐ 16/2006 của Bộ giáo dục – Đào tạo, 1 tuần thực hiện 1 tiết, 1
tháng có 4 tiết, tùy theo mỗi trường sắp xếp thời khóa biểu sao cho phù hợp với thực tế
của nhà trường. Trường tiểu học Võ Thị Sáu sắp xếp vào buổi 2 của các tuần. Tuy
nhiên nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo cho các tổ khối thực hiện tiết GDNG theo chủ
điểm của tháng như:
Trang 13


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.


Tháng 9: En yêu trường em.
Tháng 10: Giáo dục truyền thống nhà trường
- Tháng11: Kính yêu thầy cô giáo
- Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
- Tháng 1, 2: Giáo dục truyền thống dân tộc
- Tháng 3: Kính yêu mẹ và cô
- Tháng 4: Hòa bình hữu nghị
- Tháng 5: Kính yêu Bác Hồ
Giáo viên dạy các tiết GDNGLL căn cứ vào chủ đề của tháng mà chuẩn bị nội dung
sinh hoạt sao cho phù hợp với thực tế của nhà trường. Ngoài ra việc dạy GDNGLL còn
được nhà trường tổ chức theo quy mô toàn trường như giao lưu văn nghệ, rung chuông
vàng, TDTT, trò chơi dân gian, sân chơi trí tuệ, hoạt động đội, ATGT… nhằm tạo cơ
hội cho các em được giao lưu, chia sẽ giữa các khối lớp trong nhà trường.
Đối với hoạt động GDNGLL nếu tổ chức tốt và đa dạng hóa các hoạt động sẽ kích
thích tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, tinh thần
tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm để làm việc có ích, rèn luyện kĩ năng sống một
cách tích cực sẽ thu hút học sinh vui thích đến trường và tham gia tích cực các hoạt
động của trường lớp.
-

Một số hoạt động được tổ chức tại nhà trường.

Trang 14


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

Hoạt động
GDNGLL là một
hoạt động được tổ

chức theo mục tiêu,
nội dung, chương
trình
dưới
sự
hướng dẫn của giáo
viên. Thông qua
hoạt động NGLL,
giúp học sinh sống
một cách an toàn,
khỏe mạnh có khả
năng thích ứng biến
đổi của cuộc sống
hàng ngày. Rèn
luyện cho học sinh
các kỹ năng giao
tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với
tư cách là chủ thể của hoạt động, kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện, củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác
xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự cần thiết và có nhiều cơ
hội để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Do vậy, cần phát huy tối đa vai trò, tác
dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với phương châm: “Học
nhẹ nhàng – tự nhiên – hứng thú – hiệu quả”.

Trang 15


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

* Giải pháp 5. Công tác phối hợp

Để thực hiện dạy tốt 2 buổi/ngày, không chỉ cần sự nổ lực của nhà trường mà cần sự
hỗ trợ mạnh mẽ về nhiều mặt của cộng đồng xã hội. Sự tham gia của gia đình và xã hội
có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục. Việc tăng cường sự tham gia của
cộng đồng vào các hoạt động của nhà trường sẽ tạo điều kiện giúp học sinh có thể tiếp
cận với đa dạng của đời sống cộng đồng và xã hội đồng thời gắn cuộc sống của các em
với cộng đồng, qua đó học sinh sẽ vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào các
tình huống thực tế của cuộc sống. Đặc biệt sự đa dạng phong phú của mỗi vùng miền,
địa phương như phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa”, “ Xây dựng gia đình văn hóa mới”, “
Bảo vệ môi trương”, … đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của mỗi học
sinh, nhất là lứa tuổi học sinh tiểu học thì lại càng có ý nghĩa mạnh mẽ vô cùng. Góp
phần vào sự phát triển chung của nhà trường thì cũng không thiếu phần quan trọng
trong công tác xã hội hóa giáo dục. Đó là cha mẹ học sinh đã có những tác động tích
cực tới việc huy động trẻ đến trường, cải thiện chất lượng học tập, chất lượng giáo dục
và điều kiện CSVC của nhà trường. Chính vì vậy, để thực hiện tốt việc dạy học 2 buổi/
ngày và có sự đồng thuận từ cộng đồng xã hội, cha mẹ học sinh và cả từ các nguồn lực
khác thì nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các thông tin để tăng
cường hiểu biết về mục đích, nội dung chương trình hoạt động giáo dục. Bằng mọi
hình thức tuyên truyền như: Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh của trường,
của lớp, các hoạt động giáo dục trên góc hình ảnh tại nhà trường, thông qua hệ thống
truyền thanh của địa phương, phiếu liên lạc…. với những hoạt động như vậy sẽ tạo sự
gắn kết thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và xã hội, là điều kiện tốt nhất để nâng
cao công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
Một số hình ảnh phụ huynh học sinh cùng tham gia công tác giáo dục của nhà trường

Trang 16


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

* Giải pháp 6: Hoạt động giao lưu giữa các trường trong cụm

Thực hiện dạy học buổi thứ 2 ngoài việc mỗi giáo viên cần phải soạn thảo nội dung,
đổi mới phương pháp dạy học, các hình thức học tập của học sinh, thực hiện thời khóa
biểu, tham gia các hoạt động của trường, của lớp trong nhà trường một cách thường
xuyên thì hoạt động giao lưu giữa các trường trong cụm cũng không kém phần quan
trọng đối với việc nâng cao chất lượng của dạy học buổi thứ 2 như dự giờ của buổi dạy
thứ 2 chia sẻ kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, giao lưu tiếng việt để rèn luyện
kĩ năng giao tiếp và vốn tiếng việt, TDTT để rèn luyện trí – thể - mỹ…

3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Cơ sở vật chất, trang thiết bị…là yếu tố có ảnh hưởng đến việc sắp xếp thời khóa
biểu. Vậy, nhà trường cần sắp xếp để sử dụng được tối đa nguồn lực, cơ sở vật chất
Trang 17


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

trang thiết bị trong trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên và học sinh
thực hiện.
Sắp xếp thời khóa biểu cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh để các
tiết học diễn ra không bị áp lực “ Quá tải” hoặc nhàm chán đối với học sinh.
Số lượng giáo viên phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tỉ lệ GV/lớp không nhỏ hơn 1,5
( GV/lớp >1,5).
Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học để
thiết kế giáo án lên lớp sao cho phù hợp với thực tiễn của lớp, của trường. Sinh hoạt
các hình thức tổ chức dạy – học phong phú để thu hút học sinh tham gia tích cực.
Rèn luyện phương pháp tự học, tư duy, hợp tác và chia sẻ cùng nhau giữa học sinh –
học sinh, học sinh –nhóm, nhóm – nhóm, GV – nhóm một cách chủ động để tạo môi
trường học tập thân thiện.
IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
Năm học

2018-2019,
Học kỳ I
TSHS

Khối II

58

Tâm lý của học sinh
Thích
học
buổi 2

Không
thích

Chủ
Thiếu tự Thích
Không
động – tin
hợp tác, thích
Tích cực không
chia sẻ
hợp tác.
chủ động

56

02


55

03

57

01

Đối với giáo viên khảo sát toàn bộ ở tất cả các khối lớp
Hình thức tổ
chức dạy học
Hình
PP dạy thức tổ

linh
chức như thay
hoạt
buổi
đổi
sáng

PP dạy học
Năm học

HKI
2018-2019

TSGV

PP dạy

rập
khuôn

19

2

17

03

16

Thiết kế giáo án

thay
đổi

Không
thay đổi

19

0

V. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Như vậy, để dạy học buổi thứ 2 đạt hiệu quả, tránh được nhàm chán và không gây
áp lực đối với học sinh thì nội dung dạy học buổi thứ 2 phải được giáo viên biên soạn
Trang 18



Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

dựa vào bài học chính khóa ở buổi thứ nhất. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học cũng cần được thay đổi linh hoạt. Nội dung dạy học buổi thứ 2 gắn với bài học
chính khóa ở buổi học thứ nhất. Tuy nhiên cần phải gắn với thực tiễn hơn để học sinh
được rèn kĩ năng nhiều hơn. Những kỹ năng học sinh được rèn luyện đáp ứng được
nhu cầu hiểu biết, nhu cầu ứng dụng trong cuộc sống của các em. Đó là những kỹ năng
hiểu, cảm nhận, ứng xử, kỹ năng thực hành vận dụng và kỹ năng sống. Nội dung bài
học không nhiều nhưng hình thức bài tập kỹ năng thì lại rất đa dạng bằng nhiều cách
thức khác nhau. Chính vì vậy, học sinh được rèn luyện một cách kĩ càng, nhuần
nhuyễn, các lĩnh vực kiến thức được các em khơi sâu, nắm vững ở mọi khía cạnh mà
không gây nhàm chán. Không còn thiếu hiểu biết, mất tự tin, không còn lúng túng, sợ
sệt và gặp khó khăn khi nghe, nói, làm bài tập có liên quan đến bài đã được học. Qua
đó, các em thích học hơn, tích cực và hăng say hơn. Cách thức dạy học buổi thứ 2 ở 2
môn Toán và Tiếng việt và xen lẫn các tiết học ngoại khóa sẽ giúp học sinh ứng dụng
tốt hơn ở các môn học khác đạt hiệu quả.
Ngoài các môn học được giáo viên vận dụng để thực hiện dạy học buổi thứ 2 đạt
hiệu quả thì các HĐGD tập thể, hoạt động GDNGLL nếu được chuẩn bị kĩ lưỡng về
nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức phong phú để học sinh rèn kỹ năng
và nắm vững kiến thức một cách đầy đủ chín chắn sẽ gặt hái được thành công. Một kết
quả mà tôi nhận thấy rằng tại đơn vị trường tôi, với vai trò là người quản lí chỉ đạo
hoạt động chuyên môn của nhà trường tôi đã nghiên cứu và áp dụng giải pháp trong
việc chỉ đạo thực hiện dạy học buổi thứ 2 tại đơn vị thực sự có hiệu quả. Giáo viên đã
chủ động hơn trong việc chuẩn bị nội dung cho buổi học thứ 2 và học sinh cũng thoải
mái, tự tin để đến với buổi học thứ 2 mà không cảm thấy áp lực và nhàm chán./
BPCM ngành nên tổ chức nhiều chuyên đề ở các trường để thực hiện dạy học buổi
thứ hai.
Trên đây là một số giải pháp mà qua nhiều năm làm công tác phụ trách chuyên môn
của nhà trường, bản thân tôi đã đúc kết được và vận dụng thực hiện tại đơn vị đạt hiệu

quả. Tôi hy vọng rằng, với những nghiên cứu mà bản thân tôi tự tìm tòi, vận dụng chắc
hẳn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý chân thành
để nội dung được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy 2 buổi/
ngày.
EaWy, ngày 20 tháng 3 năm 2019
Người viết

Vũ Thị Tuyết

Trang 19


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

Một số minh chứng để thực hiện.

Trang 20


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

Trang 21


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

GV thực hiện tiết dạy buổi 2: Nguyễn Thị Thắm
Lớp 2: Môn Toán
BÀI: LUYỆN TOÁN
I MỤC TIÊU: Giúp Hs:

- Củng cố nhận biết các đơn vị đo thời gian, ngày, giờ, tháng .
- Củng cố kĩ năng xem đúng giờ, xem lịch.
- Giáo dục Hs tính cẩn thận.
* NĂNG LỰC: - NL1: ghi nhớ tái hiện: Nhớ lại kiến thức đã học để làm bài tập.
II CHUẨN BỊ:GV và HS: Tờ lịch tháng 6, tháng 11 năm 2012, mô hình đồng hồ.
(Bài tập GV tự ra)
III HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Bài cũ: Cho 2 em lên bảng nhìn tờ lịch tháng 12 và trả lời câu hỏi của gv.
Lớp nhận xét ( sửa bài)
- GVNhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động Học sinh
Bài 1/ :
NL1
Bài 1:
- Cho Hs chơi trò chơi đố bạn về ngày tháng trong -HS nêu miệng trò chơi
tờ lịch tháng 6 và tháng 11.nhận xét .
Chơi thi đua
a) Ngày 1 tháng 6 là ngày thứ mấy?
-Ngày 1 tháng 6 là ngày thứ sáu.
b)Tháng 6 có mấy ngày thứ bảy?...
-Có 5 ngày thứ bảy(2;9;16;23;30)
c) Thứ tư tuần này là ngày 13 tháng 6. Thứ tư tuần -Thứ tư tuần này là ngày 13 tháng
trước là ngày mấy? Thứ tư tuần sau là ngày mấy? Vì 6.Thứ tư tuần trước là ngày 6. Thứ
sao em biết?
tư tuần sau là ngày 20.
- HS trả lời- HSNX- GVBS
Bài 2:Thực hành
NL1

* Thi quay kim đồng hồ
- Chia lớp thành 5 nhóm thi đua với nhau
- Thực hiện N6
- Phát cho mỗi nhóm 1 mô hình đồng hồ có thể quay -Nhận mô hình đồng hồ
các kim
- Đọc từng giờ cho các nhóm quay kim trên mặt -Các nhóm cùng thực hiện.
đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng thời gian GV đọc,
nhóm nào xong trước nhóm đó thắng.
NX-BS
3.Củng cố:
- Một tuần có bao nhiêu ngày? Một tuần em đi học - HS thực hiện
mấy ngày? Nêu những tháng có 31 ngày mà em đã
học?
- Quay giờ trên mô hình đồng hồ cho hs đọc.
4.Dặn dò:
Về nhà ôn lại bài
Nhận xét chung tiết học.
Trang 22


ti: Mt s bin phỏp tớch cc trong vic thc hin dy hc bui th hai.

GV thc hin tit dy bui 2: Nguyn Th Hiu
Lp 1: Mụn Ting Vit
Luyn đọc, viết : ôt, ơt
I. Mục tiêu:
- Luyn c ton bi.Tỡm v c ỳng c cỏc ting, t ngoi bi cú vn ôt, ơt
- Luyn núi theo ch : Nhng ngi bn.
- Giỏo dc tớnh sỏng to trong phỏt trin ngụn ng giao tip theo nng lc ca hc sinh.
II. Đồ dùng: - Bng ci.

- Tranh, nh thc hin luyn núi.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của giáo
viên

* H1: Luyn c c bi ó hc bi: ôt, ơt
- Ghộp ting, t cú cỏc vn mi hc: Cỏch thc
hin:
Hc sinh dựng bng ci, ci sn 2 vn va hc
yờu cu hc sinh chn ph õm u ó hc ghộp
vi vn to thnh ting mi.
Nhn xột ỏnh giỏ
* H2:Tỡm v c, vit cỏc t ngoi bi cú vn:
ôt, ơt

Hc sinh thc hin v ln lt
c ting mi va ghộp c.
Hc sinh thc hin, c cho
nhau nhng ting, t va tỡm
c,
*HS cú th c v so sỏnh
phõn húa i tng.

Nhn xột ỏnh giỏ
*H3:Luyn núi trong nhúm theo ch : Nhng - Thc hin N6
ngi bn.
Quan sỏt tranh, nh mi nhúm cú th t t tờn
ch ca nhúm v phỏt trin li núi t nhiờn

trong nhúm. Cỏc nhúm thi ua th hin trc lp
v kt hp tỡm ra nhng ting mang vn mi hc.
- Trỡnh by theo nhúm
Nhn xột ỏnh giỏ
* Cng c- dn dũ
GV t mt s cõu hi cng c bi theo ni
dung v ụn luyn.
- HS thc hin theo yờu cu
* Nhn xột tuyờn dng.
Trang 23


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

- HS nghe vµ ghi nhí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn nội dung chương trình và thời khóa biểu dạy cả ngày của nhà xuất bản
Giáo dục( Tài liệu SEQAP).
Sổ tay hướng dẫn hoạt động ở trường tiểu học dạy học cả ngày của nhà xuất bản
Giáo dục( Tài liệu SEQAP).
Công văn 10176/TH ngày 01/11/2000 của Bộ giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn
dạy học 2 buổi/ngày.
Chiến lược phát triển giáo dục (2011 – 2020) Luật giáo dục ( Điều 29) chương
trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông quy định chuẩn KT –
KN, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ
chức HĐGD, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và
mỗi cấp học ở GD phổ thông.
Điều lệ trường tiểu học ( Điều 29) Ban hành kèm theo thông tư số 41/2010/TT –
BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các

hoạt động giáo dục.
Quyết định 16/2006/ QĐ – BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo với mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
T/M BGH NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

Trang 24


Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong việc thực hiện dạy học buổi thứ hai.

MỤC LỤC
Tên mục đề
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Trang

1
1


III. Đối tượng nghiên cứu.

2

IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

2

V. Phương pháp nghiên cứu.

2

B. PHẦN NỘI DUNG:
I . Cơ sở lý luận.
II. Thực trạng.
1. Thuận lợi - khó khăn.
2. Phân tích, đánh giá vấn đề thực trạng của đề tài.

2+3
3- 7
3+4

III. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.

4 -7

1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

7


2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

7 - 17

3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.

8-16

IV. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
V. Phần kết luận, kiến nghị:

17

1. Kết luận
2. Kiến nghị

18+19
- Minh chứng

20-23

- Tài liệu tham khảo.

24

-Mục lục

25

Trang 25



×