Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

CẤU TRÚC TU từ PHẦN dẫn NHẬP bài báo NGHIÊN cứu TIẾNG VIỆT và TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ học ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.56 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

ĐỖ XUÂN HẢI

CẤU TRÚC TU TỪ PHẦN DẪN NHẬP BÀI BÁO
NGHIÊN CỨU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH CHUYÊN
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 62.22.02.41

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phó Phương Dung
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Nở

Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Điền
Phản biện 2: TS. Nguyễn Hoàng Trung
Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Kiều Thu
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ
sở đào tạo họp tại
.........................................................................................................


vào hồi….….giờ….…..ngày……..tháng.……năm……….
Phản biện độc lập 1: PGS.TS. Phạm Văn Tình
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


DẪN NHẬP
1. Lý do thực hiện đề tài
Cho đến ngay trước thời điểm chúng tôi bắt tay thực hiện đề tài (tháng
8/2013, và đến nay vẫn vậy), chưa có công bố nào trong nước báo cáo nghiên
cứu đối chiếu trật tự kết hợp của những hành động giao tiếp có mục đích cụ
thể (luận án gọi là cấu trúc tu từ) trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu (từ
đây viết tắt là PDNBBNC) viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh của một chuyên
ngành học thuật. Tương tự, chưa có nghiên cứu nào ở trong nước tiến hành
khảo sát mối liên hệ giữa cấu trúc tu từ (từ đây viết tắt là CTTTừ) trong
PDNBBNC của một chuyên ngành với tổ hợp ngôn ngữ từ ba đơn vị từ chính
tả (chữ) trở lên (luận án gọi là chuỗi từ vựng hay tổ hợp chữ) dùng để hiện
thực hóa cấu trúc này. Luận án được thực hiện nhằm lấp đầy khoảng trống
được phát hiện này ở trong nước của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, cấp độ
diễn ngôn.
Việc thực hiện đề tài là sự tiếp tục truyền thống tìm hiểu ngôn ngữ sử
dụng trong bài báo khoa học viết bằng tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác của
lĩnh vực Tiếng Anh cho các mục đích chuyên biệt (từ đây viết tắt là ESP), đặc
biệt là mảng nghiên cứu cấu trúc tu từ và chuỗi từ vựng trong PDNBBNC
thường nghiệm. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ cung cấp thêm
bằng chứng thường nghiệm để ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết phổ biến trong
nghiên cứu đối chiếu của lĩnh vực Tu từ học đối chiếu (Contrastive Rhetoric)
rằng những người thuộc về những nền văn hóa khác nhau thì sử dụng những
cấu trúc tu từ khác nhau khi thực hiện diễn ngôn viết (Kaplan, 1966; Connor,

1996).
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận án này nhằm xác định những sự khác nhau và giống nhau trong
đối tượng nghiên cứu của đề tài là CTTTừ và chuỗi từ vựng trong PDNBBNC
tiếng Việt và tiếng Anh chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng (từ đây viết tắt
là NNHUD). CTTTừ là thuật ngữ tiếng Việt tương đương với một số thuật ngữ
tiếng Anh thường được sử dụng thay thế lẫn nhau trong văn liệu như move
structure, rhetorical structure, schematic structure, discourse structure,
organizational pattern để chỉ cấu trúc ngôn ngữ ở cấp độ trên câu của của một
số loại văn bản trong bối cảnh học thuật hay nghề nghiệp.
Luận án giới hạn khảo sát CTTTừ trong khối liệu gồm 80 PDNBBNC
thường nghiệm (cấu thành từ hai tập hợp con, mỗi tập hợp gồm 40 PDNBBNC
viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh). Những bài báo mà từ đó PDNBBNC

1


được tách ra làm khối liệu do người Việt hay là người bản ngữ Anh viết và
được đăng trong tạp chí có uy tín học thuật cao trong khoảng thời gian 20112015. Nội dung nghiên cứu của các bài báo có liên quan đến mảng nghiên cứu
Giảng dạy ngôn ngữ, Dụng học và Phân tích diễn ngôn của chuyên ngành
NNHUD.
Mô hình sử dụng để phân tích khối liệu được phát triển dựa trên các
mô tả Tạo ra một không gian nghiên cứu (Create A Research Space – CARS)
CARS 1990 và CARS 2004 của Swales (1990, 2004) cho CTTTừ PDNBBNC
thường nghiệm trong tiếng Anh. Mô hình này bao gồm hai cấp độ là cấp độ
hành động tu từ (move tier) và cấp độ bước thể hiện của các hành động tu từ
(step tier) (từ đây về sau, viết gọn là bước thể hiện).
Khái niệm chuỗi từ vựng/tổ hợp chữ trong luận án kế thừa quan niệm
của Biber và cộng sự (1999, 2004) là tập hợp liên tục, gồm từ 3 đơn vị từ
chính tả (chữ) trở lên, xuất hiện nhiều lần trong khối liệu khảo sát. Ngoài tiêu

chí hình thức và tần suất xuất hiện vừa nêu, chuỗi từ vựng còn phải đáp ứng
yêu cầu là giúp hiện thực hóa các mục đích giao tiếp cụ thể trong PDNBBNC
của khối liệu khảo sát, theo quan điểm của Cortes (2013), Shi (2014) và
Alamri (2017).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ cần phải
thực hiện sau đây:

 Xây dựng khối liệu phân tích, đảm bảo khối liệu đạt tiêu chí tương


đương tối đa.
Xác lập mô hình phân tích để xác định CTTTừ cho tất cả
PDNBBNC trong khối liệu
Xác lập qui trình phân tích CTTTừ trong khối liệu.


 Phân tích CTTTừ theo qui trình phân tích đã xác lập.
 Khảo sát và báo cáo mối liên hệ giữa chuỗi từ vựng phát hiện


được với CTTTừ trong khối liệu.
Đối chiếu kết quả phân tích và giải thích cho những sự giống nhau
và khác nhau tìm được.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
Đề tài của luận án là nghiên cứu đầu tiên cho đến nay nhằm khảo sát
sự giống nhau và khác nhau của CTTTừ và chuỗi từ vựng trong PDNBBNC

2



thường nghiệm chuyên ngành NNHUD viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh với
khối liệu phân tích thuộc các mảng nghiên cứu Giảng dạy ngôn ngữ, Dụng
học và Phân tích diễn ngôn. Kết quả của nghiên cứu sẽ có đóng góp thêm vào
hiểu biết hiện thời trong lĩnh vực Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam, cũng
như các lĩnh vực ESP và Tu từ học đối chiếu.
Đồng thời, do công trình này sẽ cho thấy sự giống nhau và khác nhau
trong việc sử dụng CTTTừ và chuỗi từ vựng của một thể loại diễn ngôn học
thuật (PDNBBNC chuyên ngành NNHUD) giữa hai cộng đồng văn hóa xã hội
khác nhau (nhóm tác giả là người bản ngữ Việt và Anh của nghiên cứu) nên
kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể đóng góp hiểu biết trong chừng mực
nào đó cho lĩnh vực nghiên cứu liên ngành văn hóa-ngôn ngữ-tư duy, một
hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Trên bình diện thực tiễn, kết quả của nghiên cứu có thể được ứng dụng
để phát triển tài liệu giảng dạy trong những học phần có dạy cách đọc, viết bài
báo khoa học chuyên ngành NNHUD bằng tiếng Việt và tiếng Anh cho sinh
viên trong các trường đại học ở Việt Nam. Ngoài ra, những nhà nghiên cứu
NNHUD ở Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm xuất bản bài báo khoa học
bằng tiếng Việt hay tiếng Anh có thể chú ý đến kết quả đối chiếu của đề tài để
đi đến quyết định chọn lựa sử dụng CTTTừ và chuỗi từ vựng phù hợp trong
PDNBBNC mà họ sẽ viết. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể làm cơ
sở để phát triển tiêu chí thẩm định bài báo nghiên cứu khoa học trong tạp chí
chuyên ngành ngôn ngữ học có công bố nghiên cứu thường nghiệm ở Việt
Nam.
5. Giải thích thuật ngữ
Dưới đây là giải thích sơ bộ cho một số thuật ngữ được sử dụng trong
luận án.

 Thể loại: Tập hợp những sự kiện giao tiếp có chung một hay một số




mục đích giao tiếp trong một cộng đồng thuộc một bối cảnh học
thuật/nghề nghiệp cụ thể (Swales, 1990, tr. 58; Bhatia, 1993, tr, 13).
Hành động tu từ: Đơn vị diễn ngôn “thực hiện một chức năng giao
tiếp mạch lạc” (performs a coherent communicative function) (Swales,
2004, tr. 228).
CTTTừ: Trật tự kết hợp của một số hành động bằng ngôn ngữ nhằm
đạt được mục đích giao tiếp cụ thể của một thể loại diễn ngôn viết học
thuật/nghề nghiệp (Swales, 1990, 2004; Bhatia, 1993, 2004).

3


 Cộng đồng diễn ngôn: Những người thường xuyên tham dự vào một








thể loại và có chung mục đích giao tiếp khi sử dụng thể loại đó
(Flowerdew, 2012, tr. 146).
Ngôn ngữ học ứng dụng: lĩnh vực nghiên cứu liên ngành nhằm giải
quyết những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong thế giới mà chúng ta
sống (Schmitt & Celce-Murcia, 2010, tr. 1; Paltridge & Phakiti, 2015,
tr. 5).

Chuỗi từ vựng/Tổ hợp chữ: Kết cấu có hình thức từ 3 chữ trở lên, có
khuynh hướng xuất hiện cùng nhau, lặp đi lặp lại trong một kiểu loại
ngôn ngữ xác định trong tình huống cụ thể nào đó, không nhất thiết
phải có tính chất đặc ngữ hay có cấu trúc hoàn chỉnh (Biber và cộng
sự., 1999, tr. 989-990).
Ngữ cảnh cao/ngữ cảnh thấp: Cụm từ dựa trên quan niệm của Hall
(1976, tr. 91) để mô tả nền văn hóa mà trong đó thông tin của thông
điệp giao tiếp tùy thuộc nhiều hay ít vào ngữ cảnh của sự kiện giao
tiếp.
Người đọc/người viết có trách nhiệm: Cụm từ dựa trên quan niệm của
Hinds (1987, tr. 144) để mô tả nền văn hóa mà trong đó trách nhiệm
diễn đạt nội dung thông điệp đầy đủ, chi tiết khi giao tiếp là của người
đọc hay người viết.

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
6.1. Nghiên cứu đối chiếu CTTTừ trong PDNBBNC
Đã có một số nghiên cứu đối chiếu CTTTừ trong PDNBBNC viết
bằng những ngôn ngữ khác nhau và thuộc về nhiều chuyên ngành khác nhau,
vận dụng mô hình CARS của Swales (1990, 2004) làm công cụ phân tích. Mô
hình này là mô tả về cấu trúc PDNBBNC được biết đến nhiều nhất
(Flowerdew, 2012, tr. 146) và giá trị của nó đã được kiểm chứng qua nhiều
nghiên cứu. Những cặp ngôn ngữ đã được đối chiếu gồm: tiếng Hàn và tiếng
Anh (ví dụ: Lee, 2001), tiếng In-đô-nê-xi-a và tiếng Anh (ví dụ: Mirahayuni,
2002), tiếng Thái và tiếng Anh (Kanoksilapatham, 2005, 2007), tiếng Hungga-ry và tiếng Anh (Arvay & Tanko, 2004), tiếng Ả Rập và tiếng Anh (ví dụ:
Al-Quahtani, 2006), tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Anh (Hirano, 2009), tiếng
Trung và tiếng Anh (ví dụ: Loi, 2010), tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh
(Sheldon, 2011), tiếng Ba Tư và tiếng Anh (ví dụ: Zand-Vakili & Kashani,
2012). Những chuyên ngành có PDNBBNC được khảo sát bao gồm: Giáo dục

4



học (Rahman et al., 2012), Nha khoa (Rahimi & Farnia, 2017), Địa lý và quy
hoạch môi trường (Sattarpour, 2014), Tâm lý học giáo dục (ví dụ: Al-Quahtani,
2006), Xã hội học (Alotaibi, 2013), Ngôn ngữ học lý thuyết (ví dụ: Arvay &
Tanko, 2004), Hóa sinh (Kanoksilapatham, 2005, 2007), và NNHUD (ví dụ:
Sheldon, 2011).
Kết quả nghiên cứu nhìn chung xác nhận giá trị mô tả CTTTừ trong
PDNBBNC viết bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ được đối chiếu của mô hình
CARS (1990, 2004), đặc biệt là ở cấp độ hành động tu từ. Kết quả thường
được phát hiện là các tác giả người Anh bản ngữ sử dụng các hành động tu từ
và bước thể hiện trong PDNBBNC thường nghiệm đa dạng hơn các tác giả
không phải là người Anh bản ngữ. Ngoài ra, khi áp dụng các mô hình CARS
1990, 2004 để phân tích, trong một số khối liệu thực tế, người nghiên cứu còn
có thể phát hiện được bước thể hiện mới của các hành động tu từ để bổ sung
vào mô hình CARS của Swales (1990, 2004).
Trong nhiều nghiên cứu, bên cạnh việc sử dụng cơ sở lý thuyết thể
loại theo truyền thống ESP và các mô hình phân tích CARS, các tác giả đã chú
ý đến việc hoàn thiện phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được kết quả phân
tích có giá trị và đáng tin cậy. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng đảm bảo khối
liệu phân tích có tính tương đương cũng như sử dụng tiêu chí khách quan cho
việc chọn lựa tạp chí chuyên ngành để xây dựng khối liệu. Bên cạnh đó, để
góp phần tăng cường tính tin cậy của kết quả phân tích, nhiều nhà nghiên cứu
đã áp dụng quy trình tăng cường tính tin cậy bằng cách sử dụng người cùng
phân tích khối liệu và lặp lại quá trình phân tích bởi chính tác giả nghiên cứu.
Một số tác giả nghiên cứu cũng đã chú ý xây dựng khối liệu có kích cỡ
(size) được xem là đủ lớn nhằm tăng cường tính khái quát cho kết quả nghiên
cứu. Ngoài ra, một số tác giả đã chú ý đến việc phát triển công cụ phân tích có
khả năng bao quát hết tất cả những bước thể hiện có trong khối liệu thay vì chỉ
dựa vào một mô hình CARS của Swales (1990 hay 2004) mà không xem xét

đến thực tế khối liệu của đề tài.
Những nghiên cứu đã công bố, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, vẫn
còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Thứ nhất, một số nghiên cứu khối
liệu có số lượng mẫu phân tích nhỏ. Chẳng hạn, Hirano (2009) và Gao (2014)
phân tích khối liệu chỉ gồm 20 phần dẫn nhập (2 khối liệu con, mỗi khối liệu
con gồm 10 phần dẫn nhập) hay Al-Quahtani (2006) và Zand-Vakili và
Kashani (2012) phân tích khối liệu còn nhỏ hơn, chỉ có 05 phần dẫn nhập cho
mỗi khối liệu con. Do số lượng mẫu phân tích nhỏ, nên giá trị khái quát của

5


kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Thứ hai, trong nhiều nghiên
cứu đã công bố, tác giả chỉ dừng lại ở việc mô tả và chỉ ra sự khác biệt về tần
suất hay tỷ lệ phần trăm của các hành động tu từ hay/và các bước thể hiện
trong khối liệu mà chưa được kiểm chứng bằng một phép kiểm tra thống kê
thích hợp. Thứ ba, nhiều khối liệu dùng để phân tích còn hạn chế về tính tương
đương. Ví dụ, trong một số nghiên cứu, các bài báo được chọn không xuất bản
trong cùng khoảng thời gian, hay khối liệu không giới hạn các bài báo phải
báo cáo kết quả một nghiên cứu thường nghiệm. Ngoài ra, một số nghiên cứu
chỉ tìm hiểu và đối chiếu CTTTừ trong PDNBBNC ở cấp độ hành động tu từ
thay vì thực hiện phân tích và đối chiếu cấu trúc này ở cả hai cấp độ hành động
tu từ và bước thể hiện của các hành động tu từ. Còn nữa, một số nhà nghiên
cứu chỉ vận dụng một mô hình phân tích CARS 1990 để làm công cụ phân tích
khối liệu, hoặc phát triển mô hình phân tích bằng cách kết hợp cả hai mô hình
CARS 1990 và CARS 2004. Rõ ràng việc bám theo mô tả của chỉ một hay một
số công cụ phân tích mà không xem xét đến thực tế của khối liệu để điều chỉnh
mô hình phân tích có thể sẽ dẫn đến việc kết quả khảo sát bỏ sót một số bước
thể hiện có trong khối liệu nhưng không được mô tả trong những mô hình
CARS của Swales (1990, 2004).

6.2. Nghiên cứu về chuỗi từ vựng trong PDNBBNC
Cho đến nay, số lượng nghiên cứu khảo sát chuỗi từ vựng trong
PDNBBNC thường nghiệm trong mối liên hệ với CTTTừ PDNBBNC theo mô
tả CARS của Swales (1990, 2004) là khá ít ỏi. Những nghiên cứu được thực
hiện có hệ thống, dựa trên khối liệu bao gồm Cortes (2013), Shi (2014) và
Alamri (2017) nhưng chỉ khảo sát mối liên hệ này trong PDNBBNC viết bằng
tiếng Anh.
7. Bố cục của luận án
Do nghiên cứu được báo cáo trong luận án thuộc loại hình nghiên cứu
thường nghiệm (empirical, data-based research) nên chúng tôi chọn bố cục
luận án theo cấu trúc IMRAD (Introduction – Methodology – Results and
Discussion) nhưng có lưu ý tiếp thu nội dung Tổng quan (Literature Review)
và Kết luận (Conclusion) từ kiểu bố cục của một số luận án đối chiếu ngôn
ngữ trên bình diện diễn ngôn đã bảo vệ thành công ở Việt Nam. Để tăng cường
thông tin cho người đọc, nội dung Kết quả và Thảo Luận (Results and
Discussion) được tách thành hai chương là Chương 3: Cấu trúc tu từ và chuỗi
từ vựng tiếng Việt và tiếng Anh phát hiện được trong khối liệu và Chương 4:
Đối chiếu cấu trúc tu từ và chuỗi từ vựng phát hiện được trong khối liệu.

6


CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN
Ý tưởng manh nha cho đề tài nghiên cứu của luận án này nảy sinh khi
chúng tôi có dịp tìm hiểu về hai lĩnh vực Tu từ học đối chiếu và phân tích thể
loại theo trường phái ESP. Dưới đây, chúng tôi lần lượt điểm qua hai lĩnh vực
nghiên cứu hữu quan đó và những cơ sở lý thuyết cũng như phương pháp luận
mà luận án tiếp thu trong từng lĩnh vực.
1.1. Tu từ học đối chiếu (Contrastive Rhetoric)

Góp phần lớn cho quá trình nghiên cứu trong luận án này là hiểu biết
chúng tôi lĩnh hội được từ lĩnh vực Tu từ học đối chiếu. Đây là lĩnh vực nghiên
cứu mà trong đó đã có nhiều khảo sát đối chiếu cấu trúc diễn ngôn với hình
thức là ngôn ngữ sử dụng ở dạng viết, cấp độ trên câu, trong các bối cảnh học
thuật và nghề nghiệp của những cộng đồng trong những nền văn hóa khác
nhau (Connor, 1996; Paltridge, 2012).
Luận án kế thừa khái niệm CTTTừ của Kaplan (1966, tr. 15) là cấu
trúc sắp xếp thông tin/ý tưởng ở cấp độ trên câu, một cách hiểu của khái niệm
diễn ngôn. Tuy nhiên, luận án khảo sát CTTTừ trong thể loại là PDNBBNC
thường nghiệm, không phải là thể loại bài luận chứng minh/giải thích mà
Kaplan (1966) đã xem xét, nên cần một mô tả khác, cụ thể hơn và phù hợp hơn
với đối tượng tìm hiểu của đề tài.
Trong tiến trình phát triển, Tu từ học đối chiếu mở rộng phạm vi
nghiên cứu từ xem xét và đối chiếu xuyên văn hóa/liên văn hóa CTTTừ của
đoạn văn trong thể loại bài luận sang khảo sát và đối chiếu các thể loại khác,
đặc biệt là các thể loại học thuật và nghề nghiệp như bài báo nghiên cứu hay
một phần nào đó của bài báo nghiên cứu, luận văn, luận án, thư tiến cử, thư
bán hàng, và bài bình luận báo chí.
Trong thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba, Ulla Connor (2004,
2008) đã đề nghị thay đổi tên gọi từ Tu từ học đối chiếu (contrastive rhetoric)
bằng Tu từ học liên văn hóa (intercultural rhetoric). Thuật ngữ mới này được
sử dụng để bao quát không chỉ các nghiên cứu xuyên ngôn ngữ về các đặc
điểm diễn ngôn viết bản ngữ của hai nhóm tác giả thuộc về hai nền văn hóa
khác nhau mà còn kể đến những nghiên cứu về các tình huống tương tác bằng
cùng một ngôn ngữ thứ hai trong những bối cảnh cụ thể liên quan đến những
người thuộc các nền văn hóa và có tiếng mẹ đẻ khác nhau.

7



Tham chiếu với sự phân biệt của Connor (2004, 2008) giữa nghiên
cứu đối chiếu xuyên văn hóa và liên văn hóa, công trình của chúng tôi được
thực hiện theo định hướng xuyên văn hóa (đối chiếu giữa hai ngôn ngữ là bản
ngữ). Đồng thời, chúng tôi kế thừa thành tựu về thiết lập các cấp độ và cơ sở
tương đương quan trọng của lĩnh vực Tu từ học đối chiếu, đặc biệt là hướng
dẫn rất đầy đủ về việc xây dựng các cơ sở tương đương trong nghiên cứu của
Connor & Moreno (2005), và Connor & Rozycki (2013). Một hiểu biết quan
trọng khác cũng được kế thừa là tính bền vững tạm thời, của thể loại trong các
không gian và thời gian nhất định (Bhatia, 1993; Kirkpatrick& Xu, 2012). Bên
cạnh đó, hiểu biết về tính vận động, thay đổi của thể loại cũng là cơ sở để
chúng tôi giới hạn thời gian xuất bản của khối liệu.
1.2. Nghiên cứu thể loại trong chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng
Hướng tiếp cận thể loại của những nhà NNHUD thường được biết đến
dưới ba hình thức là trường phái Tu từ mới (New Rhetoric School), trường
phái Sydney (Sydney School) và trường phái ESP (ESP School). Dưới đây
chúng tôi điểm qua quan niệm về thể loại và hướng nghiên cứu thể loại của ba
trường phái.
1.2.1. Trường phái Tu từ mới
Trong lĩnh vực NNHUD, thể loại và tìm hiểu về thể loại nhận được sự
quan tâm của một nhóm học giả, đa số làm việc tại các trường đại học ở Bắc
Mỹ. Hướng tiếp cận này thường được biết đến dưới tên gọi là trường phái Tu
từ mới và quan niệm của Miller (1984) về thể loại đóng vai trò là tư tưởng nền
tảng cho nghiên cứu thể loại của trường phái.
Thể loại được Miller (1984, tr. 151, tr. 163) quan niệm là hành động xã
hội, bao gồm những hành động tu từ được điển hình hóa dựa trên những tình
huống giao tiếp được lặp đi lặp lại trong bối cảnh học thuật hay nghề nghiệp.
Ngoài ra, Miller (1984) không chủ trương có một bảng phân loại thể loại có
tính chất đóng kín, mà sự phân loại này, nếu có, cần có tính mở vì thể loại có
tính chất vận động và biến đổi tùy theo sự đa dạng và phức tạp của xã hội cụ
thể mà trong đó nó được sử dụng.

Nghiên cứu thể loại theo hướng tiếp cận Tu từ mới tập trung nhiều đến
việc tìm hiểu biến tố tình huống của thể loại được khảo sát hơn là đặc điểm
ngôn ngữ của thể loại và có trọng tâm tìm hiểu là hành động xã hội và sự vận
động, biến chuyển của thể loại trong tình huống giao tiếp cụ thể, thường là
trong bối cảnh nghề nghiệp hay chuyên ngành. Phương pháp nghiên cứu
thường được áp dụng trong trường phái là theo định hướng dân tộc học

8


(ethnography), vận dụng các phương pháp nghiên cứu như quan sát, phỏng
vấn, mô tả bối cảnh học thuật hay nghề nghiệp của thể loại đang được khảo sát
nhằm tìm hiểu và mô tả chi tiết (thick description) tình huống sử dụng của thể
loại thông qua những khía cạnh như thái độ, niềm tin, hoạt động, giá trị, và
khuôn mẫu hành vi của cộng đồng người sử dụng thể loại.
Luận án này không đi theo hướng tiếp cận của trường phái Tu từ mới
vì nghiên cứu thể loại theo trường phái này không chủ trương tìm hiểu yếu tố
ngôn ngữ của thể loại được khảo sát, trong khi mối quan tâm của luận án là
khảo sát và đối chiếu cấu trúc diễn ngôn của thể loại PDNBBNC chuyên
ngành NNHUD trong tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, quan niệm thể loại là
hành động xã hội của Miller (1984, tr. 151) cũng đã được Swales (1990) tiếp
thu.
1.2.2. Trường phái Sydney
Trong một hướng tiếp cận khác, những nghiên cứu phân tích thể loại
của Trường phái Sydney chịu ảnh hưởng từ cách hiểu về thể loại của James
Martin (1992, 1997) và Ruqaiya Hassan (1989). Điểm chung của hai tác giả
này là họ đều xuất phát từ khung lý thuyết về ngữ vực (register) của Halliday
(1976, 1989).
Đóng góp to lớn của Martin (1992, tr. 505; 1997, tr. 28) cho nghiên
cứu thể loại theo trường phái Sydney là cách hiểucủa ông về thể loại như là

quá trình xã hội, hướng đến mục đích giao tiếp và bao gồm nhiều giai đoạn
(staged, goal-oriented, social processes). Martin (2009, tr. 159) giải thích thêm
cho định nghĩa về thể loại của ông như sau: (i) thể loại được tạo ra có mục
đích hướng đến một đối tượng người đọc/người nghe nào đó bất kể đối tượng
này có hiện diện trực tiếp để hồi đáp lại hay không, (ii) phần lớn thể loại cần
nhiều hơn một giai đoạn [hành động giao tiếp] để hiện thực nó, và (iii) nếu
những giai đoạn của thể loại không diễn ra như kỳ vọng thì ta có cảm giác
không hoàn chỉnh và không hài lòng.
Hasan (1989, tr. 82) cũng có đóng góp tương tự Martin (1992, 1997)
khi bà đưa ra khái niệm tiềm năng cấu trúc thể loại (generic structure
potential) để giúp mô tảcấu trúc văn bản của thể loại. Về cơ bản, Hasan (1989)
cho rằng văn bản, xét theo cơ sở nội dung/thuộc tính ngữ nghĩa, có chứa một
số thành tố cấu trúc có tính bắt buộc (obligatory), luôn luôn xuất hiện trong
những văn bản được khảo sát, và một số thành tố cấu trúc xuất hiện không
thường xuyên khác, mà bà gọi là thành tố tùy chọn (optional). Trong một văn

9


bản, những thành tố này được sử dụng kết hợp với nhau và có thể được sử
dụng lặp lại.
Luận án này không đi theo hướng nghiên cứu thể loại của trường phái
Sydney. Lý do chính là vì chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào trình bày đủ rõ
ràng mối liên hệ giữa mô tả ngôn ngữ theo khung lý thuyết chức năng hệ thống
SFL và CTTTừ của PDNBBNC thường nghiệm viết bằng tiếng Việt và tiếng
Anh của khối liệu để vận dụng.
1.2.3. Trường phái ESP
ESP là lĩnh vực của NNHUD quan tâm chủ yếu đến việc hỗ trợ việc
giảng dạy tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ cho đối tượng
người học điển hình là người trưởng thành có mục đích học tiếng Anh để sử

dụng trong bối cảnh học thuật hay nghề nghiệp.
Trong chuyên khảo Aspects of article introductions, Swales (1981, tr.
10) sử dụng thuật ngữ thể loại khi đề cập đến CTTTừ của PDNBBNC. Theo
Swales (1981, tr. 17, chúng tôi dịch), thể loại là “một sự kiện giao tiếp tương
đối chuẩn hóa có một hay một số các mục đích được những người tham gia
trong sự kiện đó cùng hiểu. Các mục đích này tồn tại trong một bối cảnh chức
năng hơn là trong một bối cảnh xã hội hay bối cảnh cá nhân”.
Swales (1990) đã phát triển khái niệm thể loại mà ông đã giới thiệu
năm 1981 sau khi xem xét tổng quan khái niệm thể loại được sử dụng trong
bốn lĩnh vực nghiên cứu sau trong tiếng Anh: văn hóa dân gian (folklore), văn
chương, ngôn ngữ học, và tu từ học (rhetoric). Trên cơ sở tổng quan này,
Swales (1990) đã phát triển một định nghĩa tác nghiệp (working definition)
nhưng được coi là đầy đủ và rõ ràng cho các nghiên cứu phân tích thể loại theo
truyền thống ESP. Swales (1990, tr. 58, chúng tôi dịch) quan niệm:
Thể loại là một nhóm các sự kiện giao tiếp. Các thành viên của thể loại
có cùng một tập hợp các mục đích giao tiếp nào đó. Những mục đích
giao tiếp này được các chuyên gia trong cộng đồng diễn ngôn sử dụng
thể loại nhận ra, và nhờ vậy lý do tồn tại của thể loại được thiết lập. Lý
do tồn tại này của thể loại quyết định cấu trúc lược đồ của diễn ngôn,
ảnh hưởng và hạn chế sự lựa chọn nội dung và phong cách. Mục đích
giao tiếp vừa là tiêu chí ưu tiên, vừa là yếu tố vận hành để duy trì
phạm vi của thể loại mà ở đây được xem là tập trung hẹp vào hành
động tu từ có thể so sánh được. Ngoài yếu tố mục đích, các thành viên
điển hình của thể loại còn có những sự giống nhau khác về cấu trúc,
phong cách, nội dung và nhóm độc giả mà thể loại hướng đến. Nếu tất

10


cả những kỳ vọng xác suất cao được hiện thực hóa thì thành viên điển

hình sẽ được cộng đồng diễn ngôn sử dụng thể loại xem là có tính điển
dạng. Tên gọi của thể loại được cộng đồng diễn ngôn sử dụng thể loại
thừa hưởng, tạo ra, và được các cộng đồng diễn ngôn khác vay mượn
để sử dụng. Tên gọi của thể loại thiết lập sự giao tiếp dân tộc học và
có giá trị, nhưng thường cần phải được xác nhận giá trị thêm.
Bhatia (1993), học trò của Swales và cũng là một chuyên gia có đóng
góp to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu ESP, đã tiếp thu và phát triển quan điểm
về thể loại của thầy mình. Bhatia đã chỉ ra khả năng một số tác giả, đặc biệt là
những chuyên gia có nhiều uy tín và kinh nghiệm xuất bản trong chuyên
ngành, có thể cố ý khai thác CTTTừ của thể loại với những ý định cá nhân
(private intentions). Do vậy, ông đề nghị rằng CTTTừ của thể loại nên được
mô tả là có thể mang tính chất cá nhân bên cạnh việc chúng được qui định bởi
cộng đồng diễn ngôn. Bhatia (1993) gọi chung tính chất này của thể loại là
nhận thức xã hội (sociocognitive).
1.3. Mô hình CARS 1990 và các mô hình có liên quan khác của Swales
Sau khi xem xét khối liệu gồm 48 PDNBBNC thường nghiệm viết
bằng tiếng Anh thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu, vào năm 1981, Swales công
bố mô hình “4 hành động tu từ” (4-move schema) để mô tả cấu trúc diễn ngôn
của PDNBBNC. Cấu trúc này gồm 4 hành động tu từ sau: (i) thiết lập lĩnh vực
(establishing the field), (ii) tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện
(summarizingrevious research), (iii) chuẩn bị cho nghiên cứu hiện tại
(preparing for present research), và (iv) giới thiệu nghiên cứu hiện tại
(introducing present research).
Mặc dù mô hình “4 hành động tu từ” này đạt được nhiều ảnh hưởng
hơn bản thân ông mong đợi, nhưng những góp ý của một số các nhà nghiên
cứu sau đó như Crookes (1986) cho thấy mô hình này bộc lộ nhiều khiếm
khuyết, ví dụ như việc khó phân biệt giữa hành động tu từ 1 và 2. Mô hình
CARS 1990 được Swales (1990) phát triển nhằm khắc phục một số hạn chế
được chỉ ra.
Trong mô hình CARS 1990, Swales thu gọn số hành động tu từ còn

ba, gồm (i) thiết lập lãnh địa (establishing the territory), (ii) thiết lập môi
trường thuận lợi (establishing the niche) và (iii) chiếm lĩnh môi trường thuận
lợi (occupying the niche). Mỗi hành động tu từ này được cụ thể hóa bằng một
số hành động giao tiếp cụ thể hơn mà Swales (1990) gọi là bước thể hiện
(step).

11


Vào năm 2004, Swales công bố phiên bản chỉnh sửa (revised) của mô
hình CARS 1990 (từ đây trở về sau chúng tôi gọi là mô hình CARS 2004) dựa
trên việc tiếp thu những kết quả nghiên cứu quan trọng đã được thực hiện có
áp dụng mô hình CARS. Đặc biệt, ông tiếp thu nhận xét của một số nhà nghiên
cứu về việc khó phân biệt được rạch ròi ba bước thể hiện tiêu biểu của hành
động tu từ 1 (M1) trong quá trình phân tích khối liệu.
So với mô hình CARS 1990 thì mô hình CARS 2004 đã có một số sự
thay đổi trong việc thêm bớt các bước thể hiện tiêu biểu, còn về các hành động
tu từ thì nhìn chung vẫn giữ nguyên, với trật tự các hành động tu từ như cũ.
Tuy nhiên, Swales (2004) có thay đổi tên gọi của hành động tu từ M3 từ
Chiếm lĩnh môi trường thuận lợi (Occupying the niche) thành Trình bày
nghiên cứu hiện tại (Presenting the present work).

CHƯƠNG HAI
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Xác định TCs (Tertia comparationes) cho nghiên cứu
Trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, TC (tertium comparationis) là
một trong những khái niệm chủ chốt nhất mà nhà nghiên cứu cần phải xác
định. Khái niệm này quan trọng ở chỗ nó quyết định không chỉ khả năng thực
hiện một nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ mà còn chi phối sâu sắc kết quả của
nghiên cứu đó (Krzeszowski, 1990; Bùi Mạnh Hùng, 2008).

Khái niệm TC trong luận án được cụ thể hóa bằng ba khái niệm bộ
phận là TC1: Tương đương ở cấp độ khái niệm (Bảng 2.1), TC2: Tương
đương ở cấp độ văn bản (Bảng 2.2) và TC3: Tương đương ở cấp độ ngôn
ngữ.
2.1.1. TC1: Tương đương ở cấp độ khái niệm
Trong luận án, TC1: Tương đương ở cấp độ khái niệm được cụ thể
hóa bằng mô tả CTTTừ của các PDNBBNC trong khối liệu (Bảng 2.1). Những
bước thể hiện được in nghiêng là mới, được phát hiện từ khối liệu phân tích.

12


Bảng 2.1. Mô tả TC1: Tương đương về khái niệm (phát triển dựa trên
Swales 1990, tr. 141 và Swales 2004, tr. 230-232)
Mô hình phân tích
Hành động tu từ
Bước thể hiện
(M1) Thiết lập (S1) Trình bày tầm quan trọng của đề tài
lãnh địa
(S2) Cung cấp thông tin nền*
(S3) Lược khảo văn liệu
(M2) Thiết lập môi (S1) Chỉ ra khoảng trống
trường thuận lợi
(S2) Mở rộng hiểu biết về đề tài
(S3) Đưa ra lời giải thích tích cực
(S4) Nêu lên bất cập hay sự không tương ứng
(M3) Trình bày (S1) Trình bày mục đích/Mô tả nghiên cứu
nghiên cứu hiện tại (S2) Nêu giả thuyết/câu hỏi nghiên cứu
(S3) Thông báo kết quả chính của nghiên cứu
(S4) Trình bày giá trị của nghiên cứu

(S5) Giới thiệu nội dung tiếp theo
(S6) Làm rõ thuật ngữ/khái niệm
(S7) Đưa ra ý kiến tranh luận
(S8) Biện minh cho một lựa chọn của nghiên cứu
(S9) Đề xuất/Gợi ý từ nghiên cứu
Ghi chú:
- Ký hiệu M và con số đi kèm (ví dụ: M1, M2, M3) đặt trong ngoặc đơn là
hình thức viết gọn để chỉ hành động tu từ.
- Ký hiệu S và con số đi kèm (ví dụ: S1, S2, S3) đặt trong ngoặc đơn là hình
thức viết gọn để chỉ những bước thể hiện của hành động tu từ.
2.1.2. TC2: Tương đương ở cấp độ văn bản
Bảng 2.2. mô tả TC2: Tương đương ở cấp độ văn bản của nghiên cứu
(theo Connor & Moreno, 2005, tr. 159; Connor & Rozycki, 2013, tr. 435).

13


Bảng 2.2. Mô tả TC2: Tương đương ở cấp độ văn bản
Yếu tố tương đương
Hình thức văn bản
Thể loại
Hình thức ngôn ngữ
Người tham gia:
Tác giả
Độc giả
Ngữ vực
Phương ngữ
Giọng điệu
Kênh giao tiếp
Đặc điểm hình thức

Điểm nhìn
Sự kiện giao tiếp tổng
quát
Bối cảnh
Mục đích giao tiếp khái 
quát
Chuyên ngành
Chuyên ngành cụ thể
Trình độ chuyên môn
Đơn vị văn bản để phân
tích
Phương thức biểu đạt nổi
trội

Giải thích
Văn bản khoa học
PDNBBNC
Ngôn ngữ viết
Người nghiên cứu hay giảng viên đại học với hướng
nghiên cứu NNHUD, là người Anh bản ngữ hay người
Việt bản ngữ.
Người nghiên cứu, giảng viên đại học, học viên cao
học và nghiên cứu sinh chuyên ngành NNHUD
Trang trọng
Chuẩn
Nghiêm túc
Chất liệu ký hiệu hình ảnh
Được cấu tạo bởi một hay nhiều đoạn văn
Có chứa trích dẫn đến các văn bản khác
Khách quan

Giới thiệu nghiên cứu được thực hiện
Văn phòng làm việc, thư viện, góc làm việc
Người viết: Thuyết phục người đọc về sự cần thiết
của nghiên cứu
Người đọc: Hiểu biết thêm về lĩnh vực NNHUD
NNHUD
Giảng dạy ngôn ngữ, dụng học và phân tích diễn ngôn
Sau đại học
Văn bản hoàn chính (có mở đầu, phát triển và kết thúc)
Tranh luận
Giải thích, chứng minh
Mô tả
Nghiên cứu thường nghiệm
Tạp chí chuyên ngành có uy tín học thuật cao

Loại bài báo
Loại tạp chí chuyên
ngành
Thời gian xuất bản
2011-2015
Khối liệu phân tích gồm 40 PDNBBNC thường nghiệm chuyên ngành
NNHUD viết bằng tiếng Anh và 40 PDNBBNC cùng chuyên ngành nhưng

14


được viết bằng tiếng Việt. Tác giả của các bài báo là người bản ngữ Việt hoặc
Anh và mỗi tác giả chỉ được chọn một lần. Những bài báo được chọn ra từ tạp
chí có uy tín học thuật cao của chuyên ngành. Trong tiếng Việt, đó là các tạp
chí Ngôn ngữ, Từ điển học & Bách khoa thư, Ngôn ngữ & đời sống và Tạp chí

Khoa học ĐHQG Hà Nội. Những tạp chí tiếng Anh được chọn là Applied
Linguistics, Language Learning, English for Specific Purposes, Journal of
Second Language Writing, và The Modern Language Journal, TESOL
Quarterly, Journal of English for Academic Purposes, Discourse Studies và
System.
2.1.3. TC3: Tương đương ở cấp độ ngôn ngữ
Luận án kế thừa quan niệm về chuỗi từ vựng (lexical bundles) của
Biber và cộng sự (1999), kết quả xác nhận mối liên hệ giữa đặc điểm ngôn ngữ
này với các hành động tu từ M1, M2, và M3 theo mô tả CARS (1990, 2004)
trong PDNBBNC viết bằng tiếng Anh (Cortes, 2013; Shi, 2014; Alamri, 2017)
để thiết lập cơ sở tương đương thứ ba cho nghiên cứu.
Theo Biber và cộng sự (1999, tr. 989-990), thuật ngữ lexical bundles
dùng để chỉ các tổ hợp hình thức từ vựng (word forms) gồm từ ba đơn vị từ
chính tả (orthographic word units) trở lên, không nhất thiết phải có tính chất
đặc ngữ hay có cấu trúc hoàn chỉnh nhưng có khuynh hướng xuất hiện cùng
nhau, không bị gián đoạn bởi biên giới lượt lời hay dấu câu, được dùng thường
xuyên, lặp đi lặp lại trong một ngữ vực (register) nào đó.
2.2. Quy trình phân tích khối liệu
2.2.1. Quy trình phân tích để xác định CTTTừ
Quy trình phân tích khối liệu được phát triển dựa trên hướng dẫn của
Bhatia (1993) và tham khảo qui trình được Safnil (2013a, 2013b) sử dụng.
Quy trình này bao gồm: (i) đọc tựa đề bài báo và phần tóm tắt của bài báo để
nắm nội dung khái quát của nghiên cứu được trình bày; (ii) đọc lướt toàn bộ
văn bản để xác định các phần quan trọng của bài báo và xác định phần dẫn
nhập của bài báo, căn cứ vào các yếu tố ngôn ngữ, diễn ngôn và hình thức thể
hiện của phần văn bản này; (iii) đọc kỹ và đọc nhiều lần các phần dẫn nhập để
xác định các hành động tu từ và các bước thể hiện trong đó theo mô tả của mô
hình phân tích.
Việc xác định các hành động tu từ trong các phần dẫn nhập của khối
liệu được thực hiện theo cách đọc cùng lúc, vừa đọc đoạn văn bản để nắm ý

nghĩa của nó (tiếp cận từ trên xuống) và vừa căn cứ vào những dấu hiệu ngôn
ngữ có sẵn, giúp xác định ý nghĩa của đoạn văn bản (tiếp cận từ dưới lên), theo

15


cách làm của Swales (1990), Kanoksilapatham (2005) và Safnil (2013a,
2013b). Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có sẵn dấu hiệu ngôn ngữ để giúp
xác định hành động tu từ/ bước thể hiện và trong những trường hợp như thế
này thì chúng tôi phải dựa hoàn toàn vào cách đọc từ trên xuống.
Chúng tôi thực hiện phân tích khối liệu 02 lần với cùng mô hình và
quy trình phân tích. Khoảng thời gian giữa hai lần phân tích là 2 tuần. Kết quả
giống nhau giữa các kết quả phân tích khối liệu này ở cả hai cấp độ hành động
tu từ và bước thể hiện là cao, từ 97% trở lên.
2.2.2. Xác định chuỗi từ vựng
Phần mềm AntConc (Anthony, 2018) được sử dụng để xác định tần
suất xuất` hiện của các chuỗi chữ liên tục trong khối liệu. Để được xem là tổ
hợp chữ, cấu trúc tìm thấy phải xuất hiện trong ít nhất là hai văn bản khác
nhau và phải có đóng góp vào mục đích giao tiếp cụ thể của khúc đoạn mà nó
là một thành phần (Alamri, 2017).

CHƯƠNG BA
CẤU TRÚC TU TỪ VÀ CHUỖI TỪ VỰNG TRONG PHẦN
KHỐI LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Chương này mô tả chi tiết những CTTTừ tìm được trong khối liệu, 53
chuỗi từ vựng phát hiện được trong phần khối liệu tiếng Việt và 79 chuỗi từ
vựng phát hiện được trong phần khối liệu tiếng Anh.

CHƯƠNG BỐN
ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC TU TỪ VÀ CHUỖI TỪ VỰNG

PHÁT HIỆN ĐƯỢC TRONG KHỐI LIỆU
4.1. Đối chiếu các kiểu CTTTừ phát hiện được
Có tất cả 34 kiểu CTTTừ được phát hiện trong khối liệu (xem Bảng
4.1), trong đó có 5 kiểu (1-2-3; 3; 1-2-3; 1-2-1-3; 1-2-1-2-3 và 1-2-1-2-1-2-3)
được sử dụng chung trong cả hai phần khối liệu tiếng Việt và tiếng Anh. Về số
lượng, phần khối liệu tiếng Việt có ít kiểu hơn (14 kiểu) so với phần khối liệu
tiếng Anh (25 kiểu). Ngoài ra các kiểu CTTTừ của phần khối liệu tiếng Việt có
khoảng biến thiên số lượng của các hành động tu từ hẹp hơn (từ 1 đến 7 hành
động tu từ) so với cùng khoảng biến thiên trong phần khối liệu tiếng Anh (từ 1
đến 11 hành động tu từ).
Trong phần khối liệu tiếng Việt, kiểu CTTTừ có cấu tạo từ 02 đến 03
hành động tu từ chiếm đa số (33/40). Trong phần khối liệu tiếng Anh, kiểu

16


CTTT được cấu tạo từ 3 hành động tu từ trở lên mới là kiểu chiếm ưu thế
(38/40). Trong cả hai phần khối liệu tiếng Việt và tiếng Anh, PDNBBNC
thường bắt đầu bằng hành động tu từ M1 và kết thúc bằng hành động tu từ M3.
Bảng 4.1. Các kiểu CTTTừ trong khối liệu
Kiểu CTTTừ (tiếng Việt)
1-2-3
3
1-2-1-3
1-2-1-2-3
1-2-1-2-1-2-3
1-3
1-2
1
2-3

1-3-1
1-3-2
2-1-3
1-3-1-3
2-1-3-1
Tổng

Số
lượng
11
1
1
1
1
16
2
1
1
1
1
1
1
1
40

Kiểu CTTTừ (tiếng Anh)

Số
lượng
6

1
4
2
2
3
2
2
2
1
1
1
1
1
1
1
9

1-2-3
3
1-2-1-3
1-2-1-2-3
1-2-1-2-1-2-3
3-1-2-3
3-2-1
1-2-1-2-1-3
1-3-1-3-2-3
2-1
3-1-3
1-2-3-1
1-2-3-2

1-3-2-3
2-1-2-3
1-3-1-2-3
Khác (cấu tạo từ 6-11 hành
động tu từ, xuất hiện 01 lần,
khác với những kiểu đã trình
bày)
Tổng
40
Cấu trúc gồm ba hành động tu từ M1-M2-M3 được phát hiện nhiều
hơn trong phần khối liệu tiếng Việt (11/40) so với phần khối liệu tiếng Anh
(06/40). Tỷ lệ xuất hiện của kiểu CTTTừ này trong khối liệu chưa đạt mức tối
thiểu (60%) để được xem là điển dạng. Đây cũng là kiểu CTTT được sử dụng
nhiều nhất trong phần khối liệu tiếng Anh. Trong phần khối liệu tiếng Việt,
CTTTừ có kiểu xuất hiện phổ biến nhất là M1-M3, mức tùy chọn. Ngoài
ra,trong các kiểu CTTT của phần khối liệu tiếng Việt, hiện tượng lặp lại các
hành động tu từ xảy ra ít hơn, chỉ 05/40 phần dẫn nhập có hiện tượng này.
Ngược lại, trong phần khối liệu tiếng Anh thì các phần dẫn nhập có hiện tượng
sử dụng lặp lại các hành động tu từ có số lượng nhiều hơn (30/40).

17


4.2. Đối chiếu các hành động tu từ/bước thể hiện phát hiện được
Trong luận án, hành động tu từ/bước thể hiện được xem là bắt buộc sử
dụng (obligatory) khi nó xuất hiện trong 100% khối liệu phân tích. Hành động
tu từ/bước thể hiện được xem là điển dạng (prototypical) nếu nó xuất hiện
trong khoảng 60% đến 99%, và được xem là tùy chọn (optional) nếu nó xuất
hiện ít hơn 60% trong khối liệu phân tích.
Bảng 4.2. Hành động tu từ M1 và những bước thể hiện

Khối liệu
Khối liệu
tiếng Việt
tiếng Anh
(n=40)
(n=40)
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ Số
xuất lượng xuất lượng
hiện phát
hiện phát
hiện
hiện
M1 – Thiết lập lãnh địa
95%
45
98%
73
S1. Trình bày tầm quan trọng của đề tài
53%
24
43%
24
S2. Cung cấp thông tin nền
65%
26
40%
27
S3. Lược khảo văn liệu
43%

21
93%
79
Đối chiếu hành động tu từ M1 trong CTTTừ của các phần dẫn nhập
trong khối liệu (Bảng 4.2), ở phương diện tỷ lệ xuất hiện, có thể thấy hành
động tu từ này được phần lớn tác giả bài báo sử dụng, trong tiếng Việt cũng
như tiếng Anh. Theo thang phân loại của luận án, hành động tu từ này đạt mức
sử dụng điển dạng cao.
Hành động tu từ/Bước thể hiện

Dữ liệu về hành động tu từ M1 trong khối liệu được nhập vào phần
mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0 để xử lý. Kết quả thu được với phép kiểm
tra Mann-Whitney U test cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong
việc sử dụng hành động tu từ M1 giữa phần khối liệu tiếng Việt và tiếng Anh.
Kết quả tính chỉ số kích cỡ ảnh hưởng r cho thấy sự khác biệt này ở mức giữa
trung bình và lớn (r = 0.4).
Chúng tôi thực hiện phép kiểm tra Mann-Whitney U test với tỷ lệ xuất
hiện của các bước thể hiện M1S1, M1S2, M1S3 trong khối liệu. Chỉ có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ xuất hiện của bước thể hiện M1S3
(Lược khảo văn liệu) giữa phần khối liệu tiếng Việt và tiếng Anh. Việc sử dụng
bước thể hiện này trong khối liệu cho thấy mức độ khác biệt lớn với r = 0.5.
Việc sử dụng hành động tu từ M2 trong khối liệu (xem Bảng 4.3) cho
thấy có sự khác biệt đáng kể trong PDNBBNC NNHUD viết bằng tiếng Anh và

18


tiếng Việt trong khối liệu. Đối với phần khối liệu tiếng Anh, có đến 93% các
phần dẫn nhập được phát hiện có chứa hành động tu từ này. Tuy nhiên, trong
phần khối liệu tiếng Việt thì chỉ có một nửa số phần dẫn nhập được phát hiện có

hành động tu từ M2. Phép kiểm tra Mann-Whitney U test đối với tỷ lệ xuất hiện
của hành động tu từ này trong khối liệu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê và tính toán kích cỡ ảnh hưởng cho thấy sự khác biệt này ở mức lớn (r = 0.5).
Bảng 4.3. Hành động tu từ M2 và những bước thể hiện
Khối liệu
tiếng Việt
(n=40)

Hành động tu từ/Bước thể hiện

Tỷ lệ
xuất
hiện

Số
lượng
phát
hiện

Khối liệu
tiếng Anh
(n=40)
Tỷ lệ
xuất
hiện

Số
lượng
phát
hiện


M2 – Thiết lập môi trường thuận lợi
50%
23
93%
59
S1. Chỉ ra khoảng trống
18%
7
60%
29
5%
2
30%
16
S2. Mở rộng hiểu biết về đề tài
13%
5
8%
3
S3. Đưa ra lời giải thích tích cực
28%
12
35%
15
S4. Nêu lên bất cập hay sự không tương ứng
Thực hiện phép kiểm tra Mann-Whitney U test với tỷ lệ xuất hiện của
các bước thể hiện M2S1, M2S2, M2S3, M2S4, kết quả chúng tôi thu được là
chỉ có hai bước thể hiện M2S1 (Chỉ ra khoảng trống) và M2S2 (Mở rộng hiểu
biết về đề tài) cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chỉ số kích cỡ ảnh

hưởng r cho thấy sự khác biệt trong tỷ lệ xuất hiện của các bước thể hiện
M2S1 và M2S2 lần lượt là 0.4 (mức giữa trung bình và lớn) và 0.3 (mức trung
bình).
Hành động tu từ M3 được phát hiện trong 98% các phần dẫn nhập
trong phần khối liệu tiếng Anh và thấp hơn chút ít, ở mức 93% (xem Bảng
4.4) đối với phần khối liệu tiếng Việt. Kết quả kiểm tra với phép kiểm tra
Mann-Whitney U test và tính toán chỉ số kích cỡ ảnh hưởng cho thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê của việc sử dụng M3 trong khối liệu ở mức giữa trung
bình và lớn (r = 0.4).
Kết quả kiểm tra sự khác biệt trong tỷ lệ xuất hiện của những bước thể
hiện của hành động tu từ M3 với phép kiểm tra Mann-Whitney U test cho thấy
có ba bước thể hiện là M3S1, M3S4 và M3S5 là có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê trong khối liệu phân tích. Mức độ khác biệt trong việc sử dụng bước
thể hiện M3S1 (Trình bày mục đích/Mô tả nghiên cứu) trong khối liệu là nhỏ (r

19


= 0.2). Ngược lại, việc sử dụng bước thể hiện M3S4 (Trình bày giá trị của
nghiên cứu) trong khối liệu cho thấy mức độ khác biệt ở mức trung bình (r =
0.3) và bước thể hiện M3S5 (Giới thiệu nội dung tiếp theo) có mức độ khác
biệt ở mức giữa trung bình và lớn (r = 0.4).
Bảng 4.4. Hành động tu từ M3 và những bước thể hiện
Khối liệu
tiếng Việt
(n=40)

Hành động tu từ/Bước thể hiện

M3 – Trình bày nghiên cứu hiện tại

S1. Trình bày mục đích/Mô tả nghiên cứu
S2. Nêu giả thuyết/câu hỏi nghiên cứu
S3. Thông báo kết quả chính
S4. Trình bày giá trị của nghiên cứu
S5. Giới thiệu nội dung tiếp theo
S6. Làm rõ thuật ngữ/khái niệm
S7. Đưa ra quan điểm/ý kiến tranh luận
S8. Biện minh cho lựa chọn nghiên cứu
S9. Đề xuất/Gợi ý từ nghiên cứu

Khối liệu
tiếng Anh
(n=40)

Tỷ lệ
xuất
hiện

Số
lượng
phát
hiện

Tỷ lệ
xuất
hiện

Số
lượng
phát

hiện

93%
83%
13%
17%
0
8%
18%
8%
5%
13%

38
36
5
5
0
3
7
3
0
5

98%
83%
20%
10%
15%
38%

28%
5%
13%
5%

61
50
8
4
6
20
12
2
5
2

4.3. Đối chiếu chuỗi từ vựng tìm thấy trong khối liệu
Kết quả phân tích khối liệu cho thấy có 53 chuỗi từ vựng được tìm
thấy trong phần khối liệu tiếng Việt và 79 chuỗi từ vựng được phát hiện trong
phần khối liệu tiếng Anh. Số lượng chuỗi từ vựng tìm được trong phần khối
liệu tiếng Anh, giúp hiện thực hóa các hành động tu từ M1 và M3 thì nhiều
hơn so với phần khối liệu tiếng Việt. Số lượng chuỗi từ vựng tìm được cho
hành động tu từ M2 trong hai phần khối liệu con của luận án thì bằng nhau
(06).
Về mặt hình thức, đa phần những chuỗi từ vựng tìm thấy đều có thể
xếp vào những cấu trúc sau: danh ngữ, động ngữ, giới ngữ, cụm C-V. Ngoài
những cấu trúc này, chuỗi từ vựng tiếng Việt còn có hình thức là tính ngữ.
Những tổ hợp chữ tiếng Anh luận án tìm được không có đặc điểm này.

20



KẾT LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện và báo cáo trong luận án đã thu được
những kết quả đáng chú ý sau:

 Về CTTTừ trong PDNBBNC, ở cấp độ hành động tu từ, trong phần khối
liệu tiếng Việt, tần suất xuất hiện của hành động tu từ M1 (Thiết lập lãnh địa)
và và hành động tu từ M3 (Trình bày nghiên cứu hiện tại) đạt mức điển dạng
cao (93%) còn hành động tu từ M2 (Thiết lập môi trường thuận lợi) thì ở mức
tùy chọn (50%). Kiểu CTTTừ phổ biến nhất được tìm thấy trong phần khối
liệu này là M1-M3, mức tùy chọn. Tỷ lệ hành động tu từ được sử dụng lặp lại
trong phần khối liệu tiếng Việt là thấp (05/40). Trái lại, trong phần khối liệu
tiếng Anh, cả ba hành động tu từ M1, M2 và M3 đều đạt mức điển dạng cao.
Các hành động tu từ M1 và M3 xuất hiện trong 98% và hành động tu từ M2
được tìm thấy trong 93% PDNBBNC của phần khối liệu tiếng Anh. Kiểu
CTTTừ phổ biến nhất trong phần khối liệu tiếng Anh là M1-M2-M3, mức tùy
chọn. Hiện tượng lặp lại hành động tu từ được phát hiện nhiều hơn trong các
phần dẫn nhập viết bằng tiếng Anh (30/40) so với phần khối liệu tiếng Viêt.
Việc sử dụng các hành động tu từ M1, M2 và M3 trong khối liệu cho thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê và mức độ khác biệt từ mức giữa trung bình và
lớn đến mức lớn. Trong phần khối liệu tiếng Việt, các kiểu CTTTừ cấu thành
từ hai đến ba hành động tu từ chiếm ưu thế, nhưng ở phần khối liệu tiếng Anh
thì phần lớn kiểu CTTT được cấu tạo từ ít nhất là ba hành động tu từ và nhiều
nhất là 11 hành động tu từ. Các phần dẫn nhập trong khối liệu thường bắt đầu
bằng hành động tu từ M1 và kết thúc bằng hành động tu từ M3.

 Ở cấp độ bước thể hiện, kết quả phân tích không cho thấy bước thể hiện
nào đạt mức bắt buộc. Có 02 bước thể hiện trong phần khối liệu tiếng Việt đạt
mức điển dạng là bước thể hiện M1S2 (Cung cấp thông tin nền) (65%) và

M3S1 (Trình bày mục đích/ Mô tả nghiên cứu) (83%). Bước thể hiện M3S1
trong phần khối liệu tiếng Anh cũng đạt mức điển dạng cao (83%) nhưng phần
khối liệu này còn có hai bước thể hiện đạt mức điển dạng nữa là M1S3 (Lược
khảo văn liệu) (93%) và M2S1 (Chỉ ra khoảng trống) (60%). Có một bước thể
hiện chỉ có trong phần khối liệu tiếng Anh, tuy là ở mức tùy chọn, là bước thể
hiện M3S4 (Trình bày giá trị của nghiên cứu). Có 05 bước thể hiện trong khối
liệu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức trung bình cho đến lớn:
M1S3 (Lược khảo văn liệu) (r = 0.5), M2S1 (Chỉ ra khoảng trống) (r = 0.4),
M2S2 (Mở rộng hiểu biết về đề tài) (r = 0.3), M3S4 (Trình bày giá trị của
nghiên cứu) (r = 0.3) và M3S5 (Giới thiệu nội tiếp theo) (r = 0.4).

21


 Về chuỗi từ vựng, kết quả khảo sát cho thấy nhiều chuỗi từ vựng được tìm
thấy trong phần khối liệu tiếng Anh (79) hơn là trong phần khối liệu tiếng Việt
(53). Tuy nhiên, xét về hình thức thể hiện, ngoài những kết cấu giống nhau là
danh ngữ, động ngữ, giới ngữ và kết cấu C-V, chuỗi từ vựng tiếng Việt còn có
thêm cấu trúc tính ngữ.
Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp nghiên cứu tiếp theo mở rộng
phạm vi khảo sát và nâng cao giá trị khoa học:

 Nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét sử dụng kết hợp phương pháp phân tích
thể loại theo định hướng của luận án, nhưng bổ sung thêm nội dung nghiên cứu
định tính như thực hiện phỏng vấn sâu (in-depth interview), phỏng vấn trên cơ
sở diễn ngôn (discourse-based interview) hay thực hiện nghiên cứu theo định
hướng dân tộc học (ethnographic research). Những nghiên cứu định tính như thế
này sẽ bổ sung kênh thông tin giúp kiểm chứng được mức độ chính xác của
những lời giải thích cho kết quả nghiên cứu dựa trên thao tác phân tích văn bản
và nghiên cứu văn liệu như cách thực hiện của luận án. Tuy nhiên, với giới hạn

thời gian dành cho đề tài và thực tế rằng việc phân tích khối liệu rất mất thời
gian (Flowerdew & Forest, 2009; Upton & Cohen, 2009), nhà nghiên cứu cần
giới hạn số lượng phần dẫn nhập trong khối liệu hoặc thực hiện phỏng vấn có
chọn lọc chỉ một số thay vì tất cả tác giả trong khối liệu để đảm bảo tiến độ
nghiên cứu.

 Những nhà nghiên cứu tiếp theo cần chú ý tăng cường tính khả sánh của
khối liệu hơn nữa. Trong luận án này, mặc dù đã khống chế tác giả của các
phần trong dẫn nhập trong khối liệu phải là người Việt hay là người Anh bản
ngữ, nhưng chúng tôi chưa khống chế việc những người đó phải có nền tảng
học vấn, uy tín học thuật tương đương hay cùng có nhiều (hoặc ít) kinh
nghiệm viết bài báo khoa học thường nghiệm cho chuyên ngành. Ngoài ra, nhà
nghiên cứu có thể xây dựng khối liệu gồm chỉ những bài báo tuân thủ nghiêm
ngặt cấu trúc vĩ mô IMRAD (Dẫn nhập – Phương pháp nghiên cứu – Kết quả
- Thảo luận).

 Để tăng cường độ tin cậy cho kết quả phân tích CTTTừ, chúng tôi đã áp
dụng biện pháp phân tích lặp lại khối liệu bởi cùng một người phân tích (intrarater reliability). Bởi vì việc xác định những hành động tu từ trong các phần
dẫn nhập của khối liệu có liên quan đến việc hiểu chức năng giao tiếp của
những đơn vị diễn ngôn này và như vậy, ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng chủ quan
của người phân tích (Crookes, 1986; Paltridge, 1994). Vậy nên nếu trong các
đề tài tiếp theo mà nhà nghiên cứu có thêm được một người phân tích khối liệu

22


nữa và người này có chuyên môn sâu về lĩnh vực NNHUD, hiểu rõ các mô
hình CARS của Swales (1990, 2004), và đã có kinh nghiệm viết bài báo
nghiên cứu thì độ tin cậy của kết quả phân tích lại càng được củng cố thêm
nữa.


 Những khảo sát tiếp theo có thể mở rộng kích cỡ khối liệu phân tích, phạm
vi tìm hiểu CTTTừ và chuỗi từ vựng trong PDNBBNC thường nghiệm viết
bằng tiếng Việt và tiếng Anh của bài báo nghiên cứu trong những chuyên
ngành khác hoặc những mảng nghiên cứu còn ít người tìm hiểu của chuyên
ngành NNHUD. Nghiên cứu tiếp theo còn có thể khảo sát những nội dung này
trong những phần quan trọng khác của bài báo nghiên cứu (ví dụ: phần
Phương pháp nghiên cứu hay Thảo luận kết quả nghiên cứu) và xem xét các
mối tương quan, tác động qua lại của CTTTừ và chuỗi từ vựng trong những
nội dung chính này của bài báo. Nghiên cứu tiếp theo cũng có thể xây dựng
khối liệu phức tạp hơn, không chỉ bao gồm PDNBBNC viết bởi người bản ngữ
Việt và Anh mà còn bởi các đối tượng không phải là người bản ngữ của những
ngôn ngữ này (ví dụ: người Việt nhưng viết bài bằng tiếng Anh). Ngoài ra,
khảo sát mối tương quan có hệ thống giữa CTTT PDNBBNC với những yếu tố
từ vựng ngữ pháp khác ngoài yếu tố chuỗi từ vựng và thực hiện đối chiếu
những yếu tố từ vựng – ngữ pháp tìm được cũng là một gợi ý hướng khai thác
khác nữa từ luận án.

23


×