ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------
NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG
SO SÁNH CẤU TRÚC
DANH NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA
VÀ DANH NGỮ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
3
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------
NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG
SO SÁNH CẤU TRÚC
DANH NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA
VÀ DANH NGỮ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
4
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến GS. TS. Vũ Đức
Nghiệu, người thầy vô cùng đáng kính đã tận tâm hướng dẫn, chỉ dạy cụ thể để tôi có thể hoàn
thành được luận văn này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi
những kiến thức quý báu và vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Chủ nhiệm
Khoa Ngôn ngữ học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi,
động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
5
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thị Quỳnh Trang, học viên cao học lớp K58, chuyên ngành
Ngôn ngữ học, khoá 2013-2015. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “So sánh cấu
trúc danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và danh ngữ tiếng Việt hiện đại” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
6
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 9
2. Mục đích của luận văn ................................................................................................. 9
3. Nhiệm vụ của luận văn ............................................................................................... 10
4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 10
5. Ngữ liệu nghiên cứu ................................................................................................... 11
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ...................................................................................... 11
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 11
8. Bố cục của luận văn ................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 13
1.1. Những khái niệm thuộc khung lý thuyết cho nghiên cứu của luận văn ................. 13
1.1.1. Đoản ngữ .............................................................................................................. 13
1.1.2. Danh ngữ .............................................................................................................. 15
1.2. Tình hình nghiên cứu danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và danh ngữ tiếng Việt .......... 15
1.2.1. Danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha ................................................................................ 15
1.2.2. Danh ngữ tiếng Việt ............................................................................................. 22
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA ................................ 28
2.1. Danh ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha ......................................................................... 28
2.2. Đặc điểm danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha ................................................................... 32
2.3. Các thành tố trong danh ngữ ................................................................................... 34
2.3.1. Thành tố trung tâm của danh ngữ Bồ Đào Nha ................................................... 34
2.3.2. Thành tố hạn định................................................................................................. 39
2.3.2.1. Mạo từ ............................................................................................................... 39
2.3.2.2. Tính từ chỉ định ................................................................................................. 44
2.3.2.3. Tính từ sở hữu ................................................................................................... 46
2.3.3. Thành tố chỉ số lượng........................................................................................... 50
2.3.4. Định tố .................................................................................................................. 53
7
2.3.4.1. Định tố là tính từ ............................................................................................... 53
2.3.4.2. Định tố là danh ngữ .......................................................................................... 60
2.3.4.3. Định tố là mệnh đề quan hệ .............................................................................. 62
2.4. Khả năng vắng mặt của các thành tố trong danh ngữ ............................................. 62
2.4.1. Vắng mặt do quy tắc ............................................................................................ 62
2.4.2. Vắng mặt để tránh lặp từ ...................................................................................... 63
2.5. Tiểu kết.................................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU DANH NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA VỚI DANH NGỮ
TIẾNG VIỆT .................................................................................................................. 68
3.1. Nguyên tắc đối chiếu ............................................................................................... 68
3.2. Đối chiếu danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và danh ngữ tiếng Việt ............................. 69
3.2.1. Thành tố trung tâm danh ngữ ............................................................................... 69
3.2.2. Thành tố hạn định................................................................................................. 72
3.2.2.1. Mạo từ/ Quán từ ................................................................................................ 72
3.2.2.2. Tính từ chỉ định ................................................................................................. 75
3.2.2.3. Tính từ sở hữu ................................................................................................... 76
3.2.3. Thành tố chỉ số lượng........................................................................................... 77
3.2.4. Định tố .................................................................................................................. 79
3.2.4.1. Định tố là tính từ ............................................................................................... 79
3.2.4. 2. Định tố là danh ngữ ......................................................................................... 80
3.2.4.3. Định tố là mệnh đề quan hệ .............................................................................. 80
3.2.4.4. Định tố là đồng vị ngữ ...................................................................................... 81
3.2.5. Một số đặc điểm khác .......................................................................................... 82
3.2.5.1. Khả năng vắng mặt của các thành tố trong danh ngữ ...................................... 82
3.2.5.2. Từ chỉ xuất trong tiếng Việt .............................................................................. 84
3.3. Tiểu kết.................................................................................................................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 90
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Danh ngữ là một đơn vị phân tích ngữ pháp phổ quát của các ngôn ngữ trên thế
giới. Do đó, nghiên cứu về danh ngữ luôn là mối quan tâm của ngôn ngữ học nói chung
và ngữ pháp nói riêng. Đối với Việt ngữ học, kể từ những năm 40-50 của thế kỷ trước,
việc nghiên cứu danh ngữ tiếng Việt đã được quan tâm chú ý và đến thời điểm hiện tại,
nội dung này vẫn tiếp tục được nghiên cứu và bàn luận. Bên cạnh hướng nghiên cứu
danh ngữ tiếng Việt sâu hơn theo đường lối cũ, việc nghiên cứu theo đường lối tiếp thu
thành quả mới của ngôn ngữ học nói chung hoặc của các ngôn ngữ khác trên thế giới
nói riêng cũng được chú trọng.
Đối với nghiên cứu so sánh, theo tài liệu chúng tôi có được, đã có một số
công trình đối chiếu danh ngữ các ngôn ngữ khác với danh ngữ tiếng Việt như: “Cấu
trúc danh ngữ tiếng Pháp và tiếng Việt” (Vũ Văn Đại), “Danh ngữ tiếng Anh (trong sự
đối chiếu với tiếng Việt)” (Đặng Ngọc Hướng), “Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của
danh ngữ tiếng Hán hiện đại (ứng dụng trong giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên
chuyên ngữ Việt Nam)” (Nguyễn Hoàng Anh), v.v.. Các công trình này đã miêu tả đặc
điểm của các danh ngữ hữu quan có phần đối chiếu với tiếng Việt. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha lại là một điều vô cùng mới mẻ và chưa hề
được khai phá. Do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu, so sánh danh ngữ tiếng Bồ
Đào Nha và danh ngữ tiếng Việt với hi vọng phát hiện những tương đồng và khác biệt
giữa hai ngôn ngữ này, góp phần vào nghiên cứu danh ngữ nói chung và nâng cao hiệu
quả trong việc dạy và học tiếng Bồ, Việt nói riêng.
2. Mục đích của luận văn
Thông qua việc so sánh sự tương đồng và khác biệt về danh ngữ giữa tiếng Bồ
Đào Nha và tiếng Việt, chúng tôi muốn làm nổi bật những đặc điểm về cú pháp và ngữ
nghĩa của danh ngữ trong hai ngôn ngữ nêu trên. Luận văn này sẽ chỉ ra những nét
giống và khác nhau của danh ngữ trong ngôn ngữ Bồ - Việt và đưa ra những kiến giải
dựa trên quan điểm của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học về những điểm tương
9
đồng và dị biệt đó. Người viết hi vọng, luận văn này sẽ trở thành một kênh thông tin
mới giúp ích cho công tác dạy và học tiếng Bồ Đào Nha – một ngôn ngữ còn khá mới
mẻ ở nước ta hiện nay.
3. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện được những mục đích nêu trên, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
- Thu thập ngữ liệu phát ngôn tiếng Bồ Đào Nha trong các văn bản, sách ngữ pháp và
tài liệu khoa học tiếng Bồ Đào Nha;
- Nhận diện được những ngữ đoạn được coi là danh ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha theo
các quan niệm hiện thời;
- Miêu tả danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha về hai mặt cấu trúc chức năng và xác định được
một mô hình tổng quan;
- Khảo sát đối chiếu và miêu tả danh ngữ hai thứ tiếng, đồng thời đối chiếu với mô
hình danh ngữ các nhà ngôn ngữ học đã xây dựng để kiểm nghiệm;
- Đối chiếu danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha với danh ngữ tiếng Việt để tìm ra những
tương đồng và dị biệt, qua đó nêu lên những kiến giải cơ bản về những đặc trưng
loại hình của danh ngữ trong hai ngôn ngữ này.
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu chính là danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và so
sánh chúng với danh ngữ tiếng Việt. Việc đối chiếu hai danh ngữ chỉ được tiến hành
trên cơ sở nhận diện và phân tích đầy đủ các bình diện cơ bản về cấu trúc cú pháp, ngữ
nghĩa của danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi yêu cầu của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu, so sánh, đối
chiếu danh ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha hiện đại và danh ngữ trong tiếng Việt hiện đại.
Luận văn sẽ mô tả và xây dựng mô hình danh ngữ của mỗi ngôn ngữ, đồng thời
tiến hành so sánh, đối chiếu những mô hình cấu trúc, các thành tố cấu tạo và đưa ra
những nhận xét trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạt được, từ đó có được cái nhìn
10
khái quát về danh ngữ trong cả hai ngôn ngữ, đặc biệt là danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha.
5. Ngữ liệu nghiên cứu
Hệ thống ngữ liệu mà người viết sử dụng phục vụ cho luận văn này chủ yếu là
các tài liêu dạy và học tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt chính thống hiện hành như từ
điển, giáo trình, sách nghiên cứu... và một số văn bản thành văn như tiểu thuyết, sách
tham khảo, báo chí... Ngoài ra, một số tài liệu là các bài viết bằng tiếng Bồ Đào Nha có
tính chất học thuật và những nghiên cứu về ngôn ngữ này cũng được chúng tôi sử dụng
phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn này. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham
khảo và sử dụng nguồn ngữ liệu trong các nghiên cứu trong tiếng Bồ Đào Nha hiện đại
và tiếng Việt hiện đại.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa:
- Đóng góp thêm cho việc nhận thức cấu trúc tổ chức, vai trò chức năng của danh ngữ
trong tiếng Bồ Đào Nha trong tương quan với tiếng Việt để phục vụ cho việc dạy và
học tiếng, đồng thời phát hiện được những khó khăn để nghiên cứu khắc phục.
- Thông qua so sánh và phát hiện những nét đồng nhất và những nét khác biệt về các
phương diện cấu trúc, các thành tố cấu tạo, sự phân bố các thành tố và ý nghĩa hoạt
động của danh ngữ trong quá trình tạo lập phát ngôn, góp phần nâng cao hiệu quả của
người bàn ngữ Bồ Đào Nha học tiếng Việt cũng như người bản ngữ Việt học tiếng Bồ
Đào Nha.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, trong luận văn này, chúng tôi
xác định và phân tích cấu trúc các danh ngữ theo các phương pháp phân tích thành tố
thông thường trong phân tích ngôn ngữ học, đồng thời so sánh, đối chiếu các danh ngữ
theo từng bình diện và từng thành tố trong cấu trúc của chúng. Trong khi miêu tả, các
thao tác đối lập, thủ pháp phân tích thành tố, phân tích quan hệ giữa các thành tố, phân
tích các vị trí phân bố, thủ pháp mô hình hoá sẽ được sử dụng. Toàn bộ nghiên cứu
được tiến hành theo hướng tiếp cận hệ thống, phối hợp hai chiều diễn dịch và qui nạp.
11
8. Bố cục của luận văn
Trên cơ sở đối tượng, phạm vi, mục đích và ngữ liệu nghiên cứu, người viết sẽ
trình bày luận văn theo 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận.
Chương 2. Cấu trúc danh ngữ Bồ Đào Nha.
Chương 3. So sánh cấu trúc danh ngữ Bồ-Việt.
12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những khái niệm thuộc khung lý thuyết cho nghiên cứu của luận văn
1.1.1. Đoản ngữ
Danh ngữ chính là một dạng của đoản ngữ. Do đó, muốn hiểu rõ về danh ngữ,
trước tiên chúng ta phải có một cái nhìn phổ quát nhất về đoản ngữ. Những đặc điểm
của đoản ngữ sẽ là hệ quy chiếu giúp chúng ra nhận diện danh ngữ rõ hơn.
“Đoản ngữ” là một trong những đơn vị cú pháp có cấu trúc phức tạp, tần số sử
dụng cao, được coi như hòn đá tảng trong các lý thuyết cú pháp đối với các khuynh
hướng ngữ pháp hiện đại. Đoản ngữ là một cụm từ chính phụ , có một trung tâm, và
được sử dụng để tạo câu. Có nhiều loại đoản ngữ: đoản ngữ danh từ, đoản ngữ tính từ,
đoản ngữ động từ, v.v..
Khi xem xét từ loại và ngữ đoạn có thành tố hạt nhân thuộc các từ loại khác
nhau trong tiếng Bồ Đào Nha, nhà ngôn ngữ học Maria Brito (2003) đã phân loại
đoản ngữ (sintagma) tiếng Bồ Đào Nha thành 5 loại: danh ngữ, động ngữ, tính ngữ,
trạng ngữ, giới ngữ. Trong các loại đoản ngữ này, các từ trung tâm tương ứng là
danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ. Theo Maria Brito, “đoản ngữ là các cấu
trúc trong đó có một thành tố trung tâm và các thành tố phụ bổ sung cho thành tố
trung tâm” (12, pg. 328).
Các nhà ngôn ngữ học Bồ Đào Nha thống nhất về hai đặc điểm của đoản ngữ
như sau:
+ Trung tâm thuộc vào từ loại nào thì toàn đoản ngữ cũng giữ các đặc trưng của từ loại
đó. Vì vậy có thể căn cứ vào trung tâm để phân loại đoản ngữ thành đoản ngữ của danh
từ (danh ngữ), đoản ngữ của động từ (động ngữ), đoản ngữ của tính từ (tính ngữ), v.v..
+ Trong các tổ hợp khác, trung tâm giữ chức vụ nào thì toàn đoản ngữ cũng có thể đảm
nhiệm được các chức vụ đó. Nói cách khác, đoản ngữ không gắn liền với một chức vụ
nhất định. Vì vậy có thể tách riêng đoản ngữ ra nghiên cứu một cách độc lập với chức
năng cú pháp.
13
Agora precisava inventar uma boa mentira. (đoản ngữ danh từ)
Ví dụ:
(Tôi cần phải bịa ra một lời nói dối thích hợp.)
(Meninos, eu conto – Antônio Torres)
Ia comprar um pão e sal ou mesmo um pão de milho. (đoản ngữ động từ)
(Tôi sẽ đi mua bánh mì và muối hoặc thậm chí là bánh ngô.)
(Meninos, eu conto – Antônio Torres)
... outras paredes e painéis de outras salas igualmente bem iluminadas.
(đoản ngữ tính từ)
(những bức tường và biển hiệu từ các tiệm khác cũng sáng đèn.)
(Contos – Ana Maria Machado)
Đoản ngữ tiếng Việt, theo Nguyễn Tài Cẩn (1975), là một loại tổ hợp tự do, kết
hợp theo quan hệ chính phụ bao gồm một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng
quan hệ chính phụ.
nhà này
Ví dụ:
Trong đoản ngữ trên, danh từ “nhà” là trung tâm của đoản ngữ, còn từ “này”
chính là thành tố phụ bổ sung ý nghĩa chỉ định cho trung tâm đoản ngữ.
Trong hệ thống các tổ hợp tự do, đoản ngữ chiếm một vị trí riêng biệt, có các
đặc điểm sau:
- Đoản ngữ gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quây quần
xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt ý nghĩa.
đang học ngữ pháp
Ví dụ:
Trong đoản ngữ trên, “học” là thành tố trung tâm (động từ), còn “đang” là
thành tố phụ chỉ thời gian, còn “ngữ pháp” là thành tố phụ chỉ đối tượng tiếp nhận
hành động.
- Đoản ngữ có các đặc trưng ngữ pháp của trung tâm:
+ Trung tâm thuộc vào từ loại nào thì toàn đoản ngữ giữ các đặc trưng của từ loại đó.
+ Trung tâm có thể giữ một chức vụ gì trong một tổ hợp khác thì toàn đoản ngữ cũng
14
có thể đảm nhiệm được các chức vụ đó.
1.1.2. Danh ngữ
Danh ngữ chính là một cụm tổ hợp tự do, được kết hợp theo quan hệ chính phụ.
Bởi danh ngữ chính là một dạng của đoản ngữ nên danh ngữ có đầy đủ những tính chất
của một đoản ngữ. Đó là những tính chất sau:
- Danh ngữ có danh từ làm trung tâm và có các định tố quây quần xung quannh trung
tâm để bổ sung ý nghĩa cho trung tâm.
Ví dụ:
Sáu tuổi nó đã è ạch nách cái rổ khoai lang luộc...
(Giao thừa – Nguyễn Ngọc Tư)
Trong tổ hợp trên, “rổ” chính là danh từ trung tâm, còn “khoai lang luộc” là
định tố chỉ loại, và “cái” là từ chỉ xuất.
- Danh ngữ giữ đặc trưng của danh từ, và đảm nhận các chức vụ ngữ pháp trong câu
như một danh từ: chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, v.v..
Ví dụ:
Tôi mượn chồng sách kia từ thư viện. (danh ngữ làm bổ ngữ)
Những anh bộ đội từng chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam sẽ
gặp lại nhau. (danh ngữ làm chủ ngữ)
Ngày kia, tôi mới đi Tây Bắc. (danh ngữ làm trạng ngữ)
1.2. Tình hình nghiên cứu danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và danh ngữ tiếng Việt
1.2.1. Danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha
Danh ngữ là một đơn vị phân tích cú pháp được nhiều nhà ngôn ngữ học quan
tâm và nghiên cứu. Danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha cũng như vậy và nhìn chung các nhà
ngôn ngữ học như Ana Maria Brito (2003), Neves (2000), Bechara (1999),... đều có
quan điểm tương đồng nhau.
Theo Ana Maria Brito (2003), cấu trúc nội hàm của danh ngữ phụ thuộc vào loại
danh từ làm thành tố trung tâm. Danh ngữ có danh từ riêng làm trung tâm có số lượng
15
phụ tố hạn chế. Khi trung tâm danh ngữ là danh từ chung thì danh ngữ có thể chứa bổ
tố, định tố1, thành tố hạn định và thành tố chỉ số lượng.
tố, thành tố hạn định và thành tố chỉ số lượng.
Ví dụ:
a discussão
(cuộc thảo luận)
a discussão sobre propinas
(cuộc thảo luận về học phí)
a discussão sobre propinas na Faculdade
(cuộc thảo luận về học phí ở Khoa)
a importante discussão sobre propinas
(cuộc thảo luận quan trọng về học phí)
alguns livros
(vài quyển sách)
alguns livros de História
(vài quyển sách về Lịch sử)
alguns livros de História que comprei ontem
(vài quyển sách về Lịch sử mà tôi mua hôm qua)
alguns livros antigos de História
(vài quyển sách cổ về Lịch sử)
(12, pg. 328 – 329)
Trong ví dụ trên, “discussão” (cuộc thảo luận) và “livros” (quyển sách) là
thành tố trung tâm, mạo từ “a” là thành tố hạn định, “sobre propinas” (về học phí) và
“na Faculdade”(ở Khoa) là bổ tố, “importante” (quan trọng) là định tố.
Tác giả này khẳng định, danh ngữ được cấu tạo từ hai cấu trúc: từ vựng và chức
1
Khái niệm bổ tố (complemento) và định tố (modificador): Trong tiếng Bồ Đào Nha, “bổ tố” và “định tố” là các yếu tố bổ
sung ý nghĩa cho danh từ. Bổ tố (complemento nominal) là danh từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm, nối với danh từ
trung tâm bằng các giới từ. Còn đảm nhiệm chức năng định tố (modificador) là các tính từ, mệnh đề tính ngữ và đồng vị ngữ.
16
năng. Cấu trúc từ vựng chính là nghĩa biểu hiện của danh ngữ, do danh từ và bổ tố,
định tố đảm nhiệm. Còn cấu trúc chức năng được cấu tạo bởi thành tố hạn định và các
thành tố chỉ số lượng, có nhiệm vụ chỉ ra giống/ số/ chỉ định, bổ sung ý nghĩa ngữ pháp
cho danh từ trung tâm.
Kuramoto (2002) cũng cho rằng, danh ngữ được cấu tạo từ hai cấu trúc: cấu trúc
ngữ pháp và cấu trúc từ vựng-logic. Ngoài ra, ông chia danh ngữ thành hai loại: danh
ngữ đơn và danh ngữ phức.
Ví dụ:
O estudo (bài nghiên cứu)
“O estudo” là một danh ngữ đơn chứa cấu trúc: Từ hạn định + danh từ.
Tuy nhiên, trong ví dụ dưới đây, ta sẽ thấy một danh ngữ phức tạp hơn:
Ví dụ:
O estudo sobre a poluição de solo
(bài nghiên cứu về ô nhiễm đất)
Theo Kuramoto, danh ngữ này là danh ngữ phức do được tạo nên bởi ba danh
ngữ nhỏ hơn là: “o estudo” (bài nghiên cứu), “a poluição de solo” ([sự] ô nhiễm) và
“solo” (đất). “Solo” chính là một danh ngữ bị triệt tiêu hết các thành phần phụ trước
và sau, chỉ còn lại danh từ. Loại danh ngữ này người ta không trọng tâm nghiên cứu,
tuy nhiên trên lý thuyết, nó vẫn được xem là một danh ngữ.
Dễ thấy, thành tố phụ của danh ngữ phức lại là các danh ngữ nhỏ hơn và tạo nên
một tổ chức tầng bậc. “Solo” là “danh ngữ” bổ nghĩa cho “a poluição”; “a poluição
de solo” bổ nghĩa cho “o estudo”. Từ đó, chúng ta có thứ tự tầng bậc của ví dụ trên là:
solo – bậc 1 (danh từ “solo” được tác giả coi là một danh ngữ không có phần phụ trước
và phần phụ sau); a poluição de solo – bậc 2; O estudo sobre a poluição de solo – bậc
3.
O
estudo
sobre a
poluição
de
solo
(nghiên cứu)
(về)
(ô nhiễm)
(đất)
danh ngữ bậc 1
danh ngữ bậc 2
danh ngữ bậc 3
17
Còn theo Pinila (2004), thành tố trung tâm danh ngữ là một danh từ hoặc một
đại từ (đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định, đại từ bất định, đại từ nghi vấn, đại từ sở hữu
hoặc đại từ quan hệ). Ngoài thành tố trung tâm, danh ngữ còn chứa thành tố hạn định
và/hoặc định tố. Thành tố hạn định là các thành tố chỉ sự xác định cho thành phần khác
trong một cụm từ, thường đứng trước và xác định cho danh từ trung tâm. Trong danh
ngữ, thành tố hạn định là các mạo từ, đại từ và số từ còn định tố là thành tố thiết lập
mối quan hệ bổ nghĩa trong danh ngữ. Định tố có thể là tính từ hoặc cụm giới từ hoặc
mệnh đề tính ngữ, trong một số trường hợp định tố còn có thể là một trạng từ hoặc một
trạng ngữ. Định tố tiếng Bồ Đào Nha thường đi sau thành tố trung tâm.
Tu tens um cão horrivelmente barulhento.
Ví dụ:
(Bạn có một con chó ồn ào [một cách] khủng khiếp)
Trong danh ngữ trên, mạo từ “um” (một) là mạo từ, tạo sự xác định/ không xác
định cho trung tâm “cão” (con chó). “Horrivelmente barulhento” (ồn ào một cách
khủng khiếp) là định tố (là cụm tính từ) bổ sung cho trung tâm “cão” (con chó), trong
đó “horrívelmente” là trạng từ bổ sung cho tính từ “barulhento”.
um
cão
horrivelmente
barulhento
trạng từ
thành tố hạn định
danh từ trung tâm
tính từ
định tố
(mạo từ)
Pinila (2004) khẳng định, “bất cứ từ vựng ở lớp từ nào, khi có chức năng là
thành tố trung tâm trong danh ngữ thì đều được hiểu là danh từ”.
Ví dụ:
“Estudar é muito necessário para os alunos.”
(Đối với học sinh, học là rất cần thiết.)
Trong ví dụ trên, “estudar” (học) có đuôi “-ar” được xác định là động từ nhưng
lại làm chủ ngữ nên nó chính là một từ được danh từ hóa.
hay
Ofereci uma prenda a um pobre.
18
(Tôi tặng một món quà cho một người nghèo.)
Trong ví dụ trên, “pobre” (nghèo) là một tính từ, nhưng khi được thêm mạo từ
không xác định “um”, tính từ đó có chức năng là một danh từ, và từ đó tạo ra danh ngữ
có cấu trúc: mạo từ + từ được danh từ hóa.
Ngoài ra, các cụm giới từ có cấu trúc: giới từ + danh từ/ danh ngữ cũng chính là
định tố cho danh từ trung tâm. Các giới từ thường gặp như “sobre (về), de (của), por
(bởi),..” có chức năng liên kết danh ngữ trước và danh ngữ sau.
Ví dụ:
O técnico da nossa companhia não apareceu.
(Nhân viên kĩ thuật của công ty chúng ta không hiện diện.)
O
técnico
da
nossa
companhia
(de + a)
(nhân viên kĩ thuật) (của)
mạo từ
danh từ
(của chúng tôi)
giới từ mạo từ
từ sở hữu
(công ty)
danh từ
danh ngữ
định tố
danh ngữ
Sơ đồ trên cho thấy: danh ngữ “o técnico da nossa companhia” được cấu tạo từ
hai phần: danh ngữ “o técnico” và cụm giới từ “da nossa companhia”. Cụm “da nossa
companhia” lại được cấu tạo từ giới từ “de” và danh ngữ “a nossa companhia”.
Ngoài ra, định tố là tính từ cũng có thể được thay thế bằng các cụm giới từ,
nhưng ngữ nghĩa không thay đổi. Và trong nhiều trường hợp, giới từ “de” thực hiện
nhiệm vụ liên kết hơn là thể hiện quan hệ sở hữu.
19
interesses econômicos = interesses de economia (mối quan tâm đến kinh
Ví dụ:
tế)
(giới từ “de” + danh từ “economia”)
(tính từ)
jogos interessantíssimos = jogos de muito interesse (những trò chơi thú
vị)
(giới từ “de” + tính từ “muito” + danh
(tính từ)
từ “interesse”)
Perini (2005) cũng cho rằng danh từ là trung tâm của danh ngữ còn tính từ về
mặt chức năng là định tố cho thành tố trung tâm danh ngữ. Danh ngữ có nhiều khả
năng thành lập, hay nói cách khác danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha không phải là một cấu
trúc cố định. Danh ngữ có thể là một danh từ duy nhất, nhưng cũng có thể được cấu tạo
theo các cấu trúc: thành tố hạn định + danh từ trung tâm + định tố (ví dụ: um aluna boa
– một học sinh ngoan), hoặc danh từ trung tâm + định tố (ví dụ: aluna boa – học sinh
ngoan), hoặc thành tố hạn định + định tố + danh từ + định tố (ví dụ: uma boa aluna da
nossa turma – một học sinh ngoan của lớp chúng ta). Ông cũng không đề cập nhiều
đến trường hợp danh ngữ bị triệt tiêu chỉ còn lại danh từ. Theo Perini, không tồn tại
một quy tắc nghiêm ngặt và thống nhất đối với các vị trí của định tố trong danh ngữ.
Theo đó, ông đưa ra một số cấu tạo danh ngữ như sau:
- Thành tố hạn định + danh từ trung tâm + định tố: “as amigas de turma” (những bạn
gái cùng lớp)
- Danh từ trung tâm + định tố: “amigas simpáticas” (những bạn gái thân thiện)
- Thành tố hạn định + thành tố hạn định + danh từ trung tâm: “uma certa amiga” (một
bạn gái nào đó)
- Định tố + danh từ trung tâm + định tố: “importante encontro das amigas”(cuộc họp
quan trọng của các bạn nữ)
- Thành tố hạn định + thành tố hạn định + danh từ trung tâm + định tố: “uma certa
amiga bonita” (một bạn gái xinh đẹp nào đó)
20
Ngoài ra, đối với trường hợp phổ biến: danh ngữ 1+ liên từ + danh ngữ 2 + định
tố thì ông cho rằng, đó là cấu trúc danh ngữ có hai đoản ngữ đẳng lập, thông qua liên
từ. Ví dụ: “a amiga de mesa e a professora de Matemática simpáticas” (người bạn gái
cùng bàn và cô giáo dạy Toán đều thân thiện), không phải chỉ có một mà có hai đoản
ngữ: “a amiga de mesa” (người bạn gái cùng bàn) và “a professora de Matemática”
(cô giáo dạy Toán). Hai đoản ngữ có mối quan hệ đẳng lập thông qua liên từ “e” (và),
từ đó tạo ra danh ngữ thứ 3 có định tố là “simpáticas” (thân thiện).
a
amiga
de
mesa
mạo từ danh từ giới từ danh từ
e
a professora de Matemática
liên từ mạo từ
danh từ
giới từ
định tố
danh từ
simpáticas
tính từ
định tố
danh ngữ 1
danh ngữ 2
Perini (2005) phân chia cấu trúc danh ngữ thành hai thành phần phụ: thành phần
phụ bên trái trung tâm và thành phần phụ bên phải trung tâm. Tuy nhiên, cách chia như
thế chưa triệt để và chưa thể bao quát hết được các trường hợp có thể xảy ra. Về mặt
cấu trúc, cách chia của Brito được nhiều nhà ngôn ngữ học đánh giá cao hơn cả, do tính
chất bao quát và tổng hợp của nó. Chúng tôi cũng lựa chọn cách chia này để áp dụng
nghiên cứu. Đối với trường hợp thành tố phụ sau danh từ trung tâm có cấu trúc “giới từ
+ danh từ/ danh ngữ”, Brito sử dụng khái niệm bổ tố, còn Perini và Pinilla sử dụng khái
niệm định tố. Về ý nghĩa, cách sử dụng và cả vị trí của trong danh ngữ, hai thành tố
này là như nhau. Từ đây về sau, luận văn thống nhất gọi tên cho cấu trúc “giới từ +
danh từ/ danh ngữ” là “định tố”. Ngoài quan điểm của Brito về các khái niệm, cấu trúc
và vị trí của các thành tố trong danh ngữ, trong luận văn này chúng tôi cũng thừa nhận
cấu trúc tầng bậc của Pinilla.
21
1.2.2. Danh ngữ tiếng Việt
Trong tiếng Việt, danh ngữ cũng là một đề tài được giới nghiên cứu rất chú ý từ
trước đến nay. Danh ngữ chính là đoản ngữ có danh từ làm trung tâm.
Đi vào xét danh ngữ, Nguyễn Tài Cẩn xác định các đặc điểm về danh ngữ như
sau (4, tr. 203):
- Bộ phận trung tâm: do danh từ đảm nhiệm, chiếm vị trí giữa lòng danh ngữ;
- Các thành tố phụ: gọi chung là định tố, được chia làm hai bộ phận: một số được phân
bố trước trung tâm tạo thành phần đầu của đoản ngữ, một số được phân bố sau trung
tâm tạo thành phần cuối của đoản ngữ.
Trong thực tế, danh ngữ có thể xuất hiện dưới những dạng chỉ có hai phần:
- Dạng chỉ có phần đầu và phần trung tâm: ba bát,..
- Dạng chỉ có phần trung tâm và phần cuối: bát này,..
- Dạng chi có phần đầu và phần cuối, không có phần trung tâm: ba tái,...
Diệp Quang Ban (2005) định nghĩa danh ngữ (hay còn gọi là cụm danh từ) như
sau: “Cụm danh từ là tố hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ
giữa thành tố chính với thành tố phụ, và thành tố chính là danh từ.” (1, tr. 24)
Theo ông, cấu tạo chung của cụm danh từ gồm có ba phần: phần trung tâm,
phần phụ trước và phần phụ sau. Tại phần trung tâm thường là một danh từ hoặc một
ngữ danh từ. “Ngữ danh từ gồm một danh từ chỉ loại đứng trước và một danh từ chỉ sự
vật hay một động từ, tính từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ đứng sau, và
cả hai cùng gộp lại để chỉ một sự vật (ví dụ: cái nhà, cây trẻ, con mèo,..).” (1, tr. 24)
Trong thành phần phụ trước trung tâm, người ta đã xác định được ba vị trí
khác nhau sắp xếp theo một trật tự nhất đinh. Ở phần phụ sau thường nhận ra hai vị
trí có trật tự ổn định. Phần phụ trước cụm danh từ chuyên dùng để chỉ mặt số lương
của sự vật nêu ở trung tâm, phần phụ sau chủ yếu dùng chỉ mặt chất lượng của sự
vật nêu ở trung tâm. Từ đó, ông đưa ra quy ước đánh số các vị trí trong danh ngữ
như sau (1, tr. 24):
22
tất cả
những
cái
con mèo
đen
ấy
-3
-2
-1
0
1
2
Theo Diệp Quang Ban, trong cụm danh từ, sự phân bố các thành tố phụ trước và
các thành tố phụ sau khá chặt chẽ. Đó là những lớp con từ khác nhau khá rõ về bản
chất từ loại và về chức vụ cú pháp. Tuy nhiên trong tổ chức và trong hoạt động của
cụm từ cũng tồn tại một số hiện tượng không hoàn toàn đơn giản.
Tuy nhiên, theo Diệp Quang Ban, có một vấn đề là khả năng kết hợp của danh
từ - thành tố chính với từ chỉ số lượng làm thành tố phụ đứng trước. Có những danh từ
tự mình kết hợp được với từ chỉ số lượng nhưng cũng có những danh từ chỉ kết hợp
được với từ chỉ số lượng thông qua danh từ chỉ loại.
hai cái nhà (thông qua danh từ chỉ loại “cái”)
Ví dụ:
và
năm sinh viên (không thông qua danh từ chỉ loại)
Mối liên hệ của thành tố phụ trước với thành tố phụ sau có khi rất chặt chẽ. Đó
là trường hợp: sự xuất hiện của thành tố phụ trước “những” thông thường đòi hỏi sau
danh từ - thành tố chính phải có thành tố phụ xác định đủ đặc trưng cần thiết cho
trường hợp đó của sự vật nêu ở thành tố chính. Ví dụ: “Những con mèo ấy đều đẹp”,
không nói: “Những con mèo đều đẹp”.
Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, nhất là trong khẩu ngữ, nói tắt, có thể có
hiện tượng thành tố phụ kết hợp với thành tố chính, và không có thành tố chính, ví dụ:
ba tái, hai gầu, hai đen,…
Ngoài ra, Nguyễn Tài Cẩn và Diệp Quang Ban đều cho rằng, biên giới cuối
cùng của danh ngữ chính là các từ chỉ định (hay còn gọi là từ trực chỉ): này, kia, ấy,
đó, nọ,… Tuy nhiên trong bài viết “Về các thành phần phụ sau trung tâm trong danh
ngữ tiếng Việt”, Hoàng Dũng và Ly Kha đã lập luận chứng minh, từ chỉ định không
phải là biên giới cuối cùng của danh ngữ. Bài viết của PGS. Hoàng Dũng và TS.
Nguyễn Thị Ly Kha trên Tạp chí Ngôn ngữ Ngôn ngữ số 4/2004 (tr. 24 - 34) có
viết, ““theo Emeneau, Nguyễn Tài Cẩn cũng như nhiều tác giả khác, vị trí kết thúc
23
danh ngữ do những từ chỉ trỏ (trực chỉ) đảm nhiệm.” Tuy nhiên, thực tế cho thấy
không hẳn như vậy”.
Ví dụ:
Quyển sách ấy của bố tôi hay lắm nhé.
Trong câu trên, xét danh ngữ “quyển sách ấy của bố tôi” thì từ chỉ định “ấy”
không còn nằm ở biên giới của danh ngữ, mà là cụm từ sở hữu “của bố tôi”. Đối với
danh ngữ trên chúng ta có thể mô tả bằng lược đồ:
quyển sách
ấy
của
bố
tôi
Ví dụ trên cho thấy, từ trực chỉ không còn là “biên giới của danh ngữ” nữa mà là
tổ hợp chỉ sở hữu. Bên cạnh đó, hai tác giả này còn đưa ra ví dụ cho thấy biên giới
danh ngữ có thể là tổ hợp chỉ vị trí (tất cả những con mèo đen ấy trong chuồng) hay
tiểu cú (tất cả những con cá rô béo ngậy ấy mà anh vừa ăn).
Việc xác định trung tâm của danh ngữ cũng chưa được thống nhất. Năm 1975,
Nguyễn Tài Cẩn miêu tả trung tâm danh ngữ gồm hai thành tố: T1 (thành tố vẫn được
gọi là "loại từ") là thành tố chính về mặt ngữ pháp, T2 (thành tố là danh từ) là thành tố
chính về mặt ngữ nghĩa.
Ví dụ:
một anh sinh viên sẽ có T1 = anh, T2 = sinh viên.
T1 thường là trung tâm về đơn vị chỉ đo lường, là trung tâm ngữ pháp; T2 là
trung tâm chỉ sự vật, là trung tâm từ vựng. Với hai trung tâm T1, T2, bộ phận trung tâm
có thể xuất hiện ở 3 biến thể (tr. 216):
- dạng đầy đủ: T1 T2: con chim (này)
- dạng thiếu T1: - T2: - chim (này)
- dạng thiếu T2: T1 - : con – (này)
Trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, Diệp Quang Ban lại chia thành hai trường hợp:
24
(1) phần trung tâm ở cụm danh từ không chứa phần phụ trước và (2) phần trung tâm ở
cụm danh từ có phần phụ trước.
Từ chỉ số lượng nằm ở vị trí -2 trước trung tâm, theo Diệp Quang Ban, được
chia thành hai loại: từ chỉ số lượng khái quát như “những, các, một”, hay các từ “mọi,
mỗi, từng” và số từ số đếm như “hai, ba, bốn, vài ba, dăm bảy, mươi,…” Và cũng theo
ông, có đến 10 lớp con danh từ đếm được tuyệt đối có thể làm thành tố trung tâm của
cụm danh từ.
Thực ra, mô hình tổ chức của danh ngữ tiếng Việt hiện đại đã được M.B.
Emeneau khái quát hóa, xây dựng và trình bày vào năm 1951 (Emeneau, M.B. Studies
in Vietnamese (Annamese) Grammar. University of California, 1951). Vấn đề được
quan tâm bàn thảo nhiều nhất T1 hay T2 hay cả T1 và T2 là trung tâm danh ngữ, nay
đã sáng tỏ và hoàn toàn có thể kiểm chứng được: T1 ("Loại từ") của tiếng Việt chính là
danh từ đơn vị; và khi “loại từ” đi với danh từ ở giữa danh ngữ, thì chính “loại từ” mới
là trung tâm danh ngữ.
Năm 1976 Nguyễn Tài Cẩn chính thức khẳng định lại: trong những cấu trúc
như: một cân, một đàn/ một cân thịt, một đàn trâu/ một con, một người/ một con trâu,
một người bạn thì các “loại từ” như: đàn, con cũng chính là danh từ (danh từ đơn vị).
Và trong các cấu trúc đó, “danh từ có ý nghĩa đơn vị đo lường mới là từ chính; tức là
trong các cấu trúc “loại từ + danh từ” thì loại từ chứ không phải danh từ, mới là thành
tố chính”. (Theo Vũ Đức Nghiệu 2014: 3-19).
Về trung tâm của danh ngữ, Cao Xuân Hạo cũng nhắc đến trong sách “Một số
vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”. Cao Xuân Hạo cho rằng: “trung tâm của một
ngữ là yếu tố đại diện cho toàn ngữ trong mối quan hệ cú pháp với các ngữ khác”. Cao
Xuân Hạo chia danh từ thành danh từ đơn vị và danh từ khối. Theo đó, danh từ khối là
“những danh từ mà sở biểu là một tập hợp những thuộc tính khiến sự vật được biểu thị
phân biệt với các sự vật được biểu thị bằng những danh từ khối khác. Đó là những
danh từ chỉ chủng loại hoặc chất liệu của sự vật, chứ không trực tiếp chỉ sự vật với tính
25
cách là những thực thể có hình thức tồn tại phân lập.” (7, tr. 334). Danh từ khối có thể
xuất hiện trong:
- chuỗi liệt kê: 20 súng cối, 3 xe tăng,...
- những câu gọi đồ ăn: hai cà phê đen, ba phở bò,...
- các thành ngữ hoặc công thức pha chế: ba bò chín trâu, hai đường ba muối,...
- khi các sự vật được biểu thị là những bộ phận của toàn thể: bà Tư có ba con,...
Chức năng của danh từ khối là làm định ngữ chỉ loại hoặc chỉ chất liệu cho danh
từ đơn vị, hoặc làm trung tâm cho một bổ ngữ không có sở chỉ. (7, tr. 334)
Còn “danh từ đơn vị là những danh từ chỉ hình thức tồn tại của các thực thể
phân lập trong không gian, trong thời gian hay trong một chiều nào khác được hình
dung giống như không gian, có thể được tri giác tách ra khỏi bối cảnh và khỏi các thực
thể khác, kể cả các thực thể cùng tên.” (7, tr. 333). Danh từ đơn vị có thể là: những
danh từ mà sở biểu chỉ bao gồm hình thức tồn tại phân lập hoặc những danh từ mà sở
biểu, ngoài hình thức tồn tại phân lập còn chứa đựng những thuộc tính nội dung tương
tự như các danh từ khối. Và ông kết luận, chức năng của các danh từ đơn vị là làm
trung tâm cho những danh ngữ có sở chỉ trong phát ngôn.
Như vậy mô hình cấu trúc chung của danh ngữ sẽ gồm những thành tố được tổ
chức như sau:
Tất cả
-3
không phải là
mấy
-2
cái
-1
quyển
0
sách
+1
cũ
+2
này
+3
Tất cả
-4
mấy
-3
cái
-2
quyển
-1
sách
0
cũ
+1
này
+2
cũng không phải
Tất cả
mấy
cái
cũ
này
quyển sách
-3
-2
-1
+1
+2
0
Ngoài ra, Hoàng Dũng và Ly Kha (2004: 24-34) cũng miêu tả cụ thể các vị trí
trong danh ngữ theo cấu trúc dưới đây. Cấu trúc này ngoài việc chấp nhận từ đơn vị là
26
trung tâm danh ngữ còn chỉ ra rất chi tiết vị trí của từng thành tố phụ đặc biệt là các
thành tố phụ sau trung tâm danh ngữ như sau.
(LNTT = lượng ngữ chỉ toàn thể, LNSL = lượng ngữ chỉ số lượng, TCT = từ chỉ
xuất, TCĐV = từ chỉ đơn vị, ĐN = định ngữ, ĐNPS = định ngữ hàm ý phức số, ĐNTT
CÁC THÀNH TỐ PHỤ TRƯỚC
CÁC THÀNH TỐ PHỤ SAU
TRUNG
TÂM
LNTT
LNSL
TCX
TCĐV
3
2
1
0
tất cả
những
cái
bầy
ĐN hạn định
ĐN miêu tả
ĐN chỉ trỏ vị trí
1'
2'
3'
1'a
1'b
cá
rô
ĐNPS/ĐNTT/ĐNCX…
đông
bé tí
đúc
xíu
cuối cùng
ĐNTC/ĐNSH/ĐNVT/ĐNTC
ấy
của
mà anh
Đầm Sét
vừa
thấy
tất cả
Đại từ
những
ST/
PTCL
cái
QT
lũ
DT đơn
vị
người
DK
buôn
đông
bạc
người
đúc
ác
DT/VT
VT
VT
cuối cùng
ấy
trong xã
hội TK
VT/DN
ĐT
GN
GN
TC
ST +DT
= định ngữ trang trí, ĐNCX = định ngữ chỉ xuất, ĐNTC = định ngữ trực chỉ, ĐNSH =
định ngữ sở hữu, ĐNVT = định ngữ chỉ vị trí, ĐNTC = định ngữ là một tiểu cú, ST =
số từ, PTCL = phụ từ chỉ lượng, QT = quán từ, DT = danh từ, DK = danh từ khối, VT=
vị từ, ngữ vị từ, DN = danh ngữ, GN = giới ngữ, TC = tiểu cú)
Cách lựa chọn trung tâm của Nguyễn Tài Cẩn (1976) được nhiều nhà nghiên
cứu như Cao Xuân Hạo, Vũ Đức Nghiệu, Đinh Văn Đức, v.v.. đánh giá cao và kế thừa
trong những nghiên cứu của họ sau này. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng hai
mô hình danh ngữ nêu trên đây.
27