Tải bản đầy đủ (.pdf) (272 trang)

Chinh phục đề thi vào 10 môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.33 MB, 272 trang )



Đ É T H I V À O lO

Ọ ĩk n

TỔNG ÔN


30 ĐẼ THEN CHỐT n

Đ Ể Đ Ạ T Đ IỂ M C A O —

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

------- '


THAY LỜI NÓI ĐẦU
MEGABOOK MUỐN CÁC EM HIỂU ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA VIỆC T ự HỌC








»

T ự HỌC ĐÁNH THỨC TIÊM NĂNG TRONG BẠN


Chào các em học sinh thần mến.
Megabook ra đời bộ sách CHINH PHỤC ĐỂ THI VÀO LỚP 10 nhằm mục đích giúp
các em nâng cao khả năng tự học và đặc biệt phát triển tư duy của mình về môn học đó.
Megabook hiểu được việc phát triển tư duy, trí tuệ con người để tạo nên sự thành công
như Bill Gates, Steve Job hay Thomas Edison... là nhờ 80% dựa vào việc tự học, tự nghiên
cứu đến say mê chứ không phải là ngồi trên ghế nhà trường để tiếp nhận kiến thức một
cách thụ động.
Việc tự học không hẳn thông qua sách vở, mà thông qua sự quan sát cuộc sống xung
quanh, qua internet, hay đơn giản là học hỏi kinh nghiệm của người đi trước.
Việc tự học sẽ giúp các em phát huy tiểm năng của bản thân, nhận thấy những khả năng,
sở trường của chính mình còn đang ẩn giấu đâu đó trong tiếm thức mà các em chưa nhận
ra.
Việc tự học giúp các em tăng khả năng tư duy, xử lý các vấn đề nhanh nhạy, thích nghi và
đáp ứng tốt hơn với sự thay đổi của môi trường và xã hội.
Việc tự học xây dựng bản năng sinh tồn, phản xạ tốt hơn cho mỗi con người.
Sinh ra ở trên đời mỗi đứa trẻ đã biết tự học hỏi như việc quan sát, nhìn mọi vật xung
quanh, nghe nhiều và rồi biết nói. Việc tự học thật ra rất tự nhiên, đến trường là một
phương pháp giúp kích thích sự tự học. Và thầy cô chỉ có thể hướng dẫn và tạo cảm hứng
chứ không thể dạy chúng ta mọi thứ.
Tóm lại việc tự học sẽ giúp mỗi người đột phá trong sự nghiệp và cuộc sống. Một kĩ sư
biết tự học sẽ đột phá cho những công trình vĩ đại, một bác sĩ say mê nghiên cứu sẽ đột phá


trở thành bác sĩ tài năng cứu chữa bao nhiêu người, một giáo viên tự nâng cao chuyên m ôn
mỗi ngày sẽ biến những giờ học nhàm chán thành đẩy cảm hứng và thú vị. Bởi vậy việc tự
học sẽ giúp bất kỳ ai thành công hơn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
Biết Tự học => Nâng cao khả năng tư duy, xử lý vấn đề nhanh.
Biết Tự học => Tăng khả năng thích nghi, phản xạ nhanh với môi trường.
Biết Tự học -> Tạo ra những thiên tài giúp đất nước và nhân loại.
Biết Tự học => Giúp mỗi người thành công trong cuộc sống, đột phá trong sự nghiệp.

Biết Tự học -> Tạo xã hội với những công dân Ưu tú.

D àn h cho những ai m uốn thành công
và hạnh phúc trước tu ổi 35 !
MỤC TIÊU LÀ KIM CHỈ NAM
DẪN ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
Khởi đẩu cho mỗi chặng đường cần có động lực để bước đi, để có động lực bước đi thì mục tiêu
chính là ngòi nổ để thúc đẩy sự chinh phục đẩy thú vị.
Các em thân mến, các em đã tự hỏi xem mình đã có “ngòi nổ” nào cho năm học mới chưa? Cho
việc học Văn cũng như chinh phục cuốn sách này chưa? Và xa hơn là chặng đường cho cuộc sống
5 năm tới nữa chưa?
Cho dù có hoặc chưa có trong tâm trí một mục tiêu thì chỉ cần các em viết ra, viết ra những mục
tiêu của bản thân thì nó sẽ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bởi vì, “Sự rõ ràng tạo nên sức mạnh!”
Các em chỉ đến được ĐÍCH một khi các em biết mình đang muốn đi đến đâu, trở thành ai, đạt
được điểu gì sau 1 năm, 2 năm, 5 năm nữa?
Vậy nên hãy dành 30 phút để hình dung, tưởng tượng về cái ĐĨCH đó rồi viết ra em nhé.


ĐÈ SỐ 01
Đề thi gồm 01 trang
★★ ★ ★ ★

ĐỂ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ NÔI
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (4 điểm)
Bàn về m ột xu hướng trong thời đại công nghệ thông tin, có người cho rằng:
Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buôn chán của
bản thần và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ củng đầy hứa hẹn. Nhưng
càng kết nối, càng Online thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn...

Mê man trên mạng, chúng ta đang có nguy cơ đánh mất khả năng kết nối với những cái
lớn hơn trong cuộc sống, khả năng cảm nhận thế giới.
Từ nhận xét trên, hãy bàỵ tỏ suy nghĩ của em vê' khả năng kết nối và cảm nhận thế
giới của con người trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2 (6 điểm)
Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trong chương trình Ngữ văn, em hãy làm sáng
tỏ nhận định của nhà văn Nguyễn Đình Thi:
Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo ra được sự sống cho tâm hồn
người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn,
yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được
nhiều hơn.
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)

HƯỚNG DẤN LÀM BÀI ]
Câu 1: Bày tỏ suy nghĩ của em về khả năng kết nối và cảm nhận thế giới của con người trong
cuộc sống hiện nay.
1. Yêu cầu
a. Về kĩ năng
- Học sinh cẩn nhận biết đúng dạng đề nghị luận về một hiện tượng xã hội
- Học sinh biết vận dụng các thao tác lập luận như phân tích, tổng hợp, chứng minh, giải
thích, bình lu ận ... để làm bài văn nghị luận.
- Xác định đúng vấn để nghị luận: khả năng kết nối và cảm nhận thế giới của con người


111MegaBOOk

Chuyên gia sách luyện thi

trong cuộc sống hiện nay
- Hình thành luận điểm rõ ràng, luận cứ thuyết phục

- Bài viết cần đảm bảo ngắn gọn đúng bố cục ba phẩn của văn nghị luận
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.
b. Về kiến thức
Tập trung làm rõ vấn đề nghị luận: khả năng kết nối và cảm nhận thế giới của con
người trong cuộc sống hiện nay
Có thể tóm tắt các ỷ theo sơ đổ sau:
•(

Tra cứu, cập nhật tin tức
Nghe, gọi, nhẳn tin mọi lúc, mọi
nơi, kèm hình ánh sống động

ô cửa nhỏ đế thoát khòi buồn chán

1 Giải trí tinh thần: nghe nhạc, ^

)

1 chơi game, chụp hình...

( Hình thành lối sống thờ ơ, Ị
yvô cảm___________________

J

, cCác quan hệ xã hội hời hợO
v^thiếu sẻ chia________________,
Đánh mất khả năng kết
nối và cảm nhận thế giới
do phụ thuộc smartphone


. [ Sống ảo, mất cám xúc với
l^thế giởi thực_______________

SMARTPHONE



)

Dễ cô đơn trâm cảm tự

KH Á n A n g K ế t n ố i
VÀ CÁM NHẶN

:

T H Ế GIỚI:

/Ngày càng phụ ^
i thuộc smãriphone 1

Thực trạng

í

Hầu hết bạn tré đềù'!
•1 có smartphone
1


Thực trạng và nguyên nhân:

D

Giá thành rẻ,
tiện ích

Nguyên nhân ị



Lôi kéo vào vòng
'Ụíoáy lổi sổng ảo

1

J

iảỉ^Ị

Quan tâm kết nối và giái

<Ẵtrí trong đời thực

Chủ động tránh xa lối 'N
sòng ẻo______________

Bài học nhận thức và hành động:

í


Hãy là người dùng^
'Ithôngminh

)

(

)

2. Hướng dẫn làm bài chi tiết
Dàn ý
I. Mở bài
-

Nêu vấn đề nghị luận

Bài làm
Trong thời đại cơn bão công nghệ thông tin đang
tràn đến mọi ngõ ngách của đời sống con người, chiếc
smartphone trở thành vật dụng tiện ích, gắn chặt với
người dùng như hình với bóng. Bên cạnh những ưu điểm
mà chiếc sm artphone mang lại, con người lại phải đối mặt
với m ột vấn đề: Liệu chiếc smartphone nhỏ bé kia có làm
chúng ta mất đi khả năng kết nối và cảm nhận thế giới hay
không?


Chính phục đề thí vào 10 môn Văn


II. Thân bài
1. Giải thích một sổ
khái niệm
-

Smartphone là gì?

2. Phân tích, bình luận
-

Chiếc smartphone là vật
dụng tiện ích với nhiều
chức năng, ứng dụng hiện
đại, là “mộí ô cửa nhỏ dẫn
người ta thoát khỏi sự buồn
chán”, “hứa hẹn” nhiều
cảm xúc mới mẻ.

+ Nghe, gọi, nhắn tin mọi lúc
mọi nơi, kèm hình ảnh sống
động
+ Lướt web, tra cứu thông tin,
chơi game, nghe nhạc, không
ngừng mở rộng hiểu biết và
nâng cao đời sống tinh thần,
giải trí

Smartphone là cách gọi khác của điện thoại di dộng,
một loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ của
mạng viễn thông. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học

công nghệ, những chiếc smartphone không ngừng được
cải tiến, nhỏ gọn vê' hình dáng, nâng cao về tính năng, giá
thành ngày càng rẻ. Vì vậy, để sở hữu một chiếc smartphone không hể khó khăn. Điều kiện đời sống nâng cao
nên các phụ huynh cũng không ngần ngại sắm cho con
một chiếc sm artphne để tiện liên lạc. Thế nên, hình ảnh
giới trẻ cầm trên tay một chiếc smartphone trở thành một
hình ảnh quen thuộc và phổ biến trong đời sống.
Ngoài chức năng cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin,
những chiếc sm artphone thông minh còn sở hữu nhiều
ứng dụng hiện đại. Trước đây, con người phải mất rất
nhiều thời gian khi chuyền một lá thư tay, đợi một tin
điện tín. Thế nhưng, với chiếc smartphone, chỉ cần nhấn
phím gọi, chúng ta đã có thể gặp người ta cần gặp ngay
mà không phải chờ đợi. Thậm chí, với sự ra đời của các
ứng dụng như facebook, zalo, viber, skype.. ta có thể kết
nối với người thân, bạn bè không chỉ bằng âm thanh, kí
tự mà còn kèm theo hình ảnh sống động, không bị giới
hạn bởi không gian xa cách. Mang chức năng như một
chiếc máy tính xách tay thu nhỏ, chiếc smartphone giúp
con người có thể lướt web, tra cứu thông tin, chơi game,
nghe nhạc, không ngừng mở rộng hiểu biết và nâng cao
đời sống tinh thần. Chỉ cần ngồi một chỗ, ta cũng có thể
gặp gỡ, trò chuyện cùng lúc với rất nhiều người. Ta có thể
lưu lại những hình ảnh đẹp trên những cung đường mình
qua rồi chia sẻ lên mạng xã hội cùng với mọi người. Sự
xuất hiện của chiếc smartphone thực sự là một cuộc cách
mạng công nghệ làm thay đổi cuộc sống giới trẻ. Nó quả
là “một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buổn chán
của bản thân”qua những phút giải trí như chụp hình, xem
phim, nghe nhạc, chơi game vui nhộn hay đọc báo, xem

h ình... Và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó
bao giờ cũng đầy hứa hẹn” những niềm vui và nhiều cảm
xúc mới mẻ.

Phụ thuộc vào những chiếc
Thế nhưng, phụ thuộc vào những chiếc smartphone
smartphone lại “tóm chúng lại “lại càng làm chúng ta cô đơn hơn” và “có nguy cơ đánh
ta cô đơn hơn”và “mất khả mất khả năng kết nối với những cái lớn hơn trong cuộc sống,
9


HlMegaBOOk Chuyêngía sách luyện thi
năng kết nối”, “mất khả khả năng cảm nhận thế giới”. Những tiện ích thông minh
năng cảm nhận thế giới”
của chiếc smartphone mở ra trước mắt người dùng một
+ Biểu hiện của việc phụ thế giới rực rỡ, hào nhoáng, phong phú làm nhiều người
đam mê, chìm trong lối sống ảo mà lầm tưởng nó là thế
thuộc chiếc smartphone:
• Dành hết thời gian rảnh rỗi giới thật. Các bạn có thể dành hết thời gian rảnh rỗi để
lướt web, chơi game, Online trên mạng xã hội mà không
để lướt web, chơi game,
hể chán. Các bạn có thể chỉ m uốn nhốt mình trong nhà,
Online trên mạng xã hội,
nằm lì trên giường mà không muốn đi đâu chỉ cần một
không muốn đi đâu
chiếc điện thoại thông minh. Các bạn có thể gặp gỡ bạn
• Khi gặp bạn bè hay ở nhà bè nhưng sau câu chào hỏi ban đầu là mỗi người dán
với gia đình, ai cũng dán mắt vào một chiếc smartphone, trò chuyện với nhau qua
mắt vào một chiếc smart- những cái like, những câu bình luận trên íacebook hay
phone, trò chuyện với instagram. Ngay cả những người thân yêu ở rất gần, thay

nhau qua những cái like, vì gặp gỡ trò chuyện thì người ta cũng chỉ lấy chiếc điện
những câu bình luận
thoại ra, gửi một tin nhắn hay thao tác một cuộc gọi.
+ Tác hại của việc phụ thuộc: Dẩn dẩn, tuy chúng ta sống trong thế giới hiện đại, điểu
• Hình thành lối sống thờ ơ, kiện và phương tiện giao thông tiện lợi nhưng chúng ta
rất ít gặp gỡ. Những sự kết nối thưa vắng dần. Ngay cả
vô cảm
những người trong gia đình cũng vậy. Vợ với chồng, ba
mẹ với con cái, anh chị em với nhau cũng ít thời gian sẻ
chia tâm sự cùng nhau chỉ vì thói quen phụ thuộc vào
những ứng dụng ảo đầy mê hoặc của chiếc điện thoại
thông minh. Mất dần sự kết nối với nhau trong đời sống
thực, chiếc điện thoại trở thành vật làm mọi người trở
nên hờ hững, không còn tha thiết gặp gỡ, chuyện trò. Lâu
dần, con người đánh mất cảm xúc với cuộc sống thực. Từ
đó, hình thành nên lối sống thờ ơ, vô cảm trong giới trẻ.
Các quan hệ gia đình, xã
Ẩn nấp trong thế giới ảo, người ta quen với việc sẻ
hội trở nên hời hợt, thiếu chia với người khác chỉ bằng một icon khóc, cười, vài con
quan tâm, sẻ chia vì thiếu chữ bình luận hờ hững mà quên đi những cái nắm tay
kết nối
khít chặt, những cái ôm nồng ấm, những nụ cười ấm áp
yêu thương... Mọi mối quan hệ đều trở nên hời hợt. Có
người lên mạng nhìn trạng thái Online như một cách thấy
nhau nhưng chẳng bao giờ chào hỏi. Có người lúc chat
trên facebook thân thiết bao nhiêu thì ở bên ngoài người
ta trầm mặc xa lạ bấy nhiêu giống như hai con người hoàn
toàn khác. Dần dần, lối sống đó ăn sâu vào nếp làm, nếp
nghĩ của giới trẻ. Chúng ta trở nên vô cảm với những
người xung quanh mình, thậm chí là người thân thiết.

Thấy bạn bè đánh nhau, thay vì can ngăn thì lại rút điện
thoại quay hình đưa lẻn mạng câu like. Con cái cãi lời ba
10


Chinh phục đề thi vào 10 môn Văn

• Mât khả năng cảm nhận
thế giới

mẹ, ba mẹ cũng thiếu quan tâm con cái. Chìm trong thế
giới ảo làm giới trẻ trở nên vô cảm, không còn khả năng
cảm nhận những điều từ thế giới xung quanh và đánh mất
dẩn các giá trị tinh thần quý giá trong cuộc sống thực.
Thêm vào đó, lạm dụng điện thoại khiến con người dễ
Con người dễ dàng rơi dàng rơi vào cảm giác cô độc. Bạn có thể có cả nghìn người
vào cảm giác cô độc. Tỉ lệ bạn trên facebook, zalo, instagram nhưng trong cuộc sống
trầm cảm, tự kỉ hay tự tử đời thường, khi buồn khổ, bạn lại chẳng kiếm được người
nào thân thiết để sẻ chia, đổng cảm. Bạn có thể chỉ quen
trong giới trẻ tăng cao
mang lên thê' giới ảo những phần tốt đẹp nhất để khẳng
định bản thân qua việc đếm lượt ỉike nhưng thói quen
che giấu những nỗi buồn, tự mình gặm nhấm nó vì sống
ảo làm bạn càng dễ rơi vào tuyệt vọng nếu gặp những cú
sốc tinh thần hay rào cản cuộc sống. Khi cô đơn, với bản
chất yếu đuối, thiếu chín chắn của giới trẻ, chúng ta dễ rơi
vào ngõ cụt. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ
cho thấy, càng “nghiện” công nghệ, tỉ lệ các bạn trẻ mắc
chứng trầm cảm, tự kỉ và tự tử ngày càng tăng cao. Thật
đáng buồn!


Thực tế cho thấy Việt Nam có hơn 90 triệu dân nhưng
+ Thực trạng và nguyên nhân khoảng 128,3 triệu người có kết nối di động, tức là bình
sử dụng smartphone của giới
quân một người có hơn một chiếc điện thoại. Hầu hết
trẻ
trong giới trẻ, mỗi bạn đều sở hữu một chiếc smartphone
đầy lôi cuốn. Dễ dàng có chiếc smartphone trong tay vì
giá thành rẻ và cuộc sống vật chất được nâng cao, cộng
thêm việc sử dụng điện thoại tùy tiện và đang ở lứa tuổi
dễ bị lôi kéo dẫn đến giới trẻ ngày nay bị cuốn vào “vòng
xoáy” của lối sống “ảo” mà quên mất thực tại cuộc sống.
3. Bàỉ học nhận thức và
Nhận thức vể hai mặt tích cực và tiêu cực của chiếc
hành động
smartphone trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin,
- Hãy là những người dùng
mỗi chúng ta hãy là những người dùng thông minh, đừng
thông minh, đừng biến
mình thành những con biến mình thành những con nghiện trong thế giới ảo. Hãy
để chiếc smartphone chỉ là một vật dụng tiện ích khi cần
nghiện trong thế giới ảo
thiết để phục vụ chúng ta chứ chúng ta đừng biến mình
- Hãy chủ động tránh xa thế
giới ảo, chỉ dùng nó trong thành “tầm gửi” của nó. Hãy chủ động tránh xa thế giới ảo,
những khoảng thời gian chỉ dùng nó trong những khoảng thời gian thích hợp như
sáng sớm hay sau giấc ngủ trưa rồi hãy chủ động tắt các
thích hợp
- Quan tâm, chủ động kết ứng dụng để sống cuộc đời thực một cách trọn vẹn. Không
nối, sống và giải trí trong nên nhẫm lẫn về các giá trị của kết nối ảo. Hãy bước chân

xuống phố thư giãn, hãy gặp gỡ mọi người, hãy trò chuyện,
đời thực
11


'immặ

111 MegaBoơk

Chuyên gia sách luyện thí

chia sẻ cùng nhau bằng cử chỉ quan tâm, yêu thương, cùng
nắm tay đi dạo, cùng hỏi han chuyện trò, trao nhau ánh
mắt, nụ cười, cái ôm hôn... Thế giới thực sẽ hấp dẫn và
thỏa mãn tinh thân, mang lại niểm vui cho chúng ta gấp
nhiểu lẩn những ảo ảnh lấp lánh mà không thực của chiếc
smartphone mang lại.
III.

Kết bài

-

Khẳng định: những chiếc
smartphone làm tăng khả
năng kết nối nhưng lại
hạn chế khả năng cảm
nhận thế giới, đồng cảm
và chia sẻ của con người
trong cuộc sống.


-

Suy nghĩ, bài học rút ra
cho bản thân

“Ngày sau sỏi đá củng cần có nhau” (Trịnh Công Sơn).
Cuộc sống vẫn không ngừng tiến về phía trước, khoa học
công nghệ vẫn không ngừng phát triển. Thế nhưng, kết
nối yêu thương, sẻ chia giữa người với người vẫn luôn là
những giá trị tinh thần vĩnh hằng. Hiện nay, những chiếc
smartphone làm tăng khả năng kết nối nhưng lại hạn chế
khả năng cảm nhận thê giới, đồng cảm và chia sẻ của con
người trong cuộc sống. Hiểu được điều đó, mỗi học sinh
chúng ta hãy dành thời gian chăm lo học tập, kính thầy
yêu bạn, biết trần trọng cuộc sống thực, không nên chìm
đắm vào thê giới ảo mà đánh mất đi những giá trị tốt đẹp
của cuộc sống. Hãy là một người trẻ sống tích cực và sử
dụng thông minh trong thời đại của các cơn bão khoa học
công nghệ!________________________________________

Câu 2: Phân tích một vài tác phẩm trong chương trình Ngữ văn để làm sáng tỏ nhận định
của nhà văn Nguyễn Đình Thi về nguồn gốc và vai trò, ý nghĩa của văn nghệ.
1. Yêu cầu
a) về kỹ năng:
-

Học sinh biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm để giải thích, chứng minh một nhận
định


-

Xác định đúng vấn đề nghị luận, các luận điểm, luận cứ

-

Biết sử dụng các thao tác như phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ nhận định.

-

Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.

-

Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả
b) về kiến thức

Trên cơ sở hiểu biết về ván bản Tiếng nói của văn nghệ và các tác phẩm trong chương
trình Ngữ văn, học sinh làm sáng tỏ nhận định của Nguyễn Đình Thi vế nguồn gốc và vai
trò ý nghĩa của văn nghệ. Cần phân tích tác phẩm để làm rõ 2 ý chính:
- Văn nghệ bắt rề ở cuộc đời hằng ngày của con người
- Văn nghệ tạo ra được sự sông cho tâm hỏn người, mở rộng khá năng của tâm hôn
con người.

12


Chính phục đề thí vào 10 môn Văn
Có thể hình dung các ỷ cụ thê theo sơ đồ:
í

1
I
!

Văn nghệ "bắt rễ ở cuộc
Văn nghệ "tạo ra sự
sống": hiện thực là
>sống": chức năng phục
nguồn gốc, nội dung
ị ; vụ đời sống, bồi dưỡng
phản ánh của văn nghệ ị 5tâm hồn con người

Khẳng định nguồn gốc,
chức năng, ý nghĩa của
■ văn nghệ

Hiện thực chiến tranh tạo tình ị
( huống Ịéo le chia cắt tình cảm j
"Chiếc lược ngà"

1Tình cha con thắm thiết

Hiện thực cuộc chiến
chống Mỹ gian khố ác liệt
"Những ngôi sao xa xôi":

^

------------ ----------------------------


Tâm hôn trẻ trung, lạc
quan, dũng cảm của
những cô gái thanh niên
xung phong

Cuộc sống tản CƯ của người
nông dân thời chống Pháp
"Làng":

Tinh yêu làng, yêu nước sâu
nặng của ông Hai

Các tác phấm minh chứng
cho nguồn gốc, vai trò của
văn nghệ

V

a

_________ )

Quan niệm, bài học về sự
sáng tạo, định hướng cho
người cầm bút

V.1___________ __

2. Hướng dẫn làm bài chi tiết:
Bổ cục


Bài làm

Ị. Mở bài:

Nhà văn An-đéc-xen từng nói: “Không có câu chuyện cổ tích
nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”. Từ xưa đến
- Giới thiệu vế vấn đề
nay, hiện thực cuộc sống chính là m ảnh đất màu mỡ ươm mầm
nghị luận
sáng tạo. Các nghệ sĩ bằng tài năng và trái tim giàu yêu thương đã
khơi nguồn cảm xúc từ chính hiện thực, dệt nên những áng văn
chương lấp lánh vẻ đẹp, ngời sáng giá trị chân - thiện - mĩ. Khẳng
định nguổn gốc và ý nghĩa của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi cho
rằng: “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, vãn nghệ lại tạo
- Trích dẫn ý kiến
ra được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng
của Nguyễn Đình Thi
của tâm hồn, ỉàm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và
về văn nghệ
căm hơn nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống
được nhiều hơn”.
13


II.

Thân bài

1. Giải thích ngắn

gọn ý kiến của
Nguyễn Đình
Thi:
- Ý
kiến
nêu
lên nguồn gốc
của văn nghệ, nội
dung phản ánh
hiện thực cũng
như vai trò, ý
nghĩa của văn
nghệ.

Câu nói của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định nguồn gốc, nội
dung phản ánh hiện thực của văn nghệ cũng như vai trò, ý nghĩa,
tác động thẩm mĩ của nó đối với người đọc. Văn nghệ có phạm vi
rộng, bao gồm nhiểu bộ môn nghệ thuật, trong đó có văn học. Là
“con đ ể ’ của người nghệ sĩ, kết tinh tài năng và xúc cảm tâm hồn
của người cầm bút nhưng một tác phẩm nghệ thuật luôn “bắt rễ ở
cuộc đời hằng ngày của con người”. Cuộc sống hiện thực là mảnh
đất màu mỡ khơi nguồn sáng tạo, là nơi xuất phát của văn nghệ.
Ngòi bút người nghệ sĩ hướng vào đó để phản ánh, bộc lộ cách
nhìn, quan niệm trước hiện thực, gửi gắm thông điệp về cuộc đời
và con người. Hiện thực là chất liệu sống của sáng tác nhưng hiện
thực cũng chính là điểm đến của nghệ thuật. Mỗi tác phẩm ví như
một cây đời xanh tươi, bắt rễ vào m ảnh đất hiện thực mà vươn
cao tỏa rộng, đơm hoa, kết trái dâng hiến cho cuộc đời. Không có
mảnh đất hiện thực màu mỡ, cái cây ấy sẽ khô héo.


+ Văn nghệ “bắt rễ
ở cuộc đời hàng ngày
của con người”: Hiện
Không chỉ nêu lên nguồn gốc của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi
thực cuộc sống là chất
còn khẳng định chức năng của nó: tạo ra được sự sống cho tâm hồn
liệu sáng tác và cũng
người và mở rộng khả năng của tâm hổn. Văn nghệ nói chung, văn
là nội dung phản ánh
học nói riêng luôn hướng đến phục vụ cuộc sống và con người.
của văn nghệ
Ghi lại những bức tranh hiện thực, xúc cảm trước thiên nhiên,
+ Văn nghệ “tạo được
đất nước hay số phận con người, người nghệ sĩ đểu gửi gắm trong
sự sống cho tâm hồn
tác phẩm những thông điệp mang giá trị nhân văn. Dù viết vể cái
người”, “mở rộng khả
tốt hay cái xấu, cái thiện hay cái ác, mỗi tác phẩm đều như một
năng của tâm hồn”:
văn nghệ bồi dưỡng tấm gương soi để người đọc tự soi mình, biết yêu, biết ghét, biết
tâm hồn con người hướng đến chân - thiện - mĩ. Văn nghệ khơi dậy cảm xúc, tái tạo
thêm giàu có, phong sự sống làm giàu tâm hồn con người, thức gợi sự đồng cảm và yêu
thương ở người đọc. Cũng gặp gỡ quan niệm của Nguyễn Đình
phú, tốt đẹp
Thi, Nguyên Ngọc cho rằng: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng
về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, Phùng Quán thì
tâm niệm “Có những phút ngã lòng/ Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”
còn Lê Đạt thì tha thiết bày tỏ: “Đọc một câu thơ hay, ta thường có
cảm giác đang đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang
sông, một thúc đẩy lên đường, hướng thiện những vùng trời tốt đẹp

hơn, nhân tính hơn”. Nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng
ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người; bênh vực, thương cảm cho
những sổ phận bất hạnh; lên án các thế lực xấu xa chà đạp quyền
sống, quyền hạnh phúc của con người; thắp lên ngọn lửa niềm
tin, hi vọng, khát khao, mơ ước. Có thể nói, nghệ thuật là sự phản
chiếu và tái tạo hiện thực, chưng cất vẻ đẹp tâm hổn, nâng đỡ
những giá trị nhân sinh, cứu rỗi nhân thế.
14


2. Phân tích, chứng
Đến với các tác phẩm văn học - những đứa con đẻ của nhà
minh nhận định văn, chúng ta đểu thấy rõ chất hiện thực và giá trị tái tạo sự sống,
qua
m ột
vài bồi đưỡng tâm hồn người đọc đằng sau những câu chuyện đời.
tác phẩm:
Truyện ngắn “Chiếc ỉược nga’ của Nguyễn Quang Sáng ra
“Chiếc ỉược ngà”
đời năm 1966 khi cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt.
của Nguyễn
Bom đạn chiến tranh, sự chia cắt đã khiến cha con ông Sáu rơi vào
Quang Sáng
hoàn cảnh thật éo le. Nguyễn Quang Sáng đã đi sâu khắc họa vẻ
+ Hiện thực chiến
đẹp của tình phụ tử trong hoàn cảnh của chiến tranh. Hiện thực
tranh chống Mĩ chia
khốc liệt của một thời lửa cháy trở thành một thứ xúc tác để tình
cắt tình phụ tử
cảm con người bộc lộ một cách tha thiết, cảm động nhất. Ra đi vì

+ Tình cha con sâu
kháng chiến, ông Sáu phải xa nhà khi chưa thấy mặt con, đến khi
sắc, cảm động trong trở vê' thăm thì tám năm dài đằng đẵng đã trôi qua, khuôn mặt
hoàn cảnh éo le gợi
biến dạng khiến con gái ông không chịu nhận cha. Lòng ông buồn
sự yêu mến, trân
bã, xa xót khôn nguôi. Ông tìm mọi cách để gần gũi con, khát
trọng.
khao được con gọi một tiếng “Ba” thần thương cho thỏa tình yêu
thương con. Trải qua sự ương bướng, trẻ con của một đứa nhỏ cá
tính, bé Thu đã dần nhận ra ba và tình cảm vỡ òa khi chạy đến ôm
lấy ba trước lúc ba đi xa. Tình yêu ba của Thu thật mãnh liệt. Phải
chăng, hành động chạy ào đến ôm lấy ba, hôn khắp lên người ba
chính là sự trào dâng của bao yêu thương dổn nén trong những
tháng ngày bị chiến tranh chia cắt? Phải chăng, tiếng gọi “Ba” như
xé là lời trái tim thiết tha, sâu nặng dành cho ba? Người đọc không
khỏi xúc động, nước mắt rớm bờ mi khi chứng kiến cảnh chia tay
thắm thiết tình cha con trong hoàn cảnh éo le nhường ấy. Dường
như, phút giây ấy, truyện của Nguyễn Quang Sáng đã chạm đến
trái tim người đọc, khơi dậy tình yêu, sự trân quý tình cảm gia
đình.
Càng đọc, tâm hổn con người dường như càng rộng mở,
“sống được nhiều hơn” khi chứng kiến nỗi nhớ thương sâu nặng
của ông dành cho con. Ân hận vì từng đánh con, da diết nhớ
nhung vì phải xa con, ông hởn hở mừng vui khi tìm được khúc
ngà voi, tỉ mẩn ngồi làm chiếc lược ngà, cố công như một người
thợ bạc. Chiếc lược xinh xắn ông làm cho bé Thu là kết tinh của
tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, làm dịu đi nỗi ân hận, ánh lên
niềm ước vọng được gặp con, trao tận tay cho con món quà. Dù
cuối cùng, người cha ấy đã ngã xuống khi chưa gặp lại con nhưng

tình yêu của ông mãi bất diệt. Chiến tranh thật éo le. Nó chia cắt
cả những tình cảm gán gũi, bình dị. Thế nhưng, hiện thực gian

15


111 MegaBOOk

Chuyên gia sách Luyện thi

khổ ấy chỉ càng làm cho tình người, tình đời tỏa sáng. Tình cha
con của ông Sáu và bé Thu mãi ghi tạc vào văn học một câu chuyện
cảm động, gợi lên trong lòng người biết bao xúc cảm thương mến,
trân trọng. Và thật tự nhiên, tác phẩm ấy đã giúp con người biết
hướng đến những giá trị tốt đẹp, biết yêu thêm gia đình và những
người thân yêu của mình.
“Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố
Những ngôi sao xa
xôi của Lê Minh Hữu). Văn học nghệ thuật hướng vào phản ánh hiện thực và cũng
qua các hình tượng nghệ thuật để tái tạo hiện thực, bổi dưỡng
Khuê
tâm hổn con người, khơi dậy những xúc cảm thẩm mĩ. Ai đã đọc
+ Hiện thực của chiến
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, có lẽ đều cảm thấy
tranh
trên
tuyến
yêu mến sự trẻ trung, lạc quan, tâm hổn trong sáng của những
đường Trường Sơn và
nữ thanh niên xung phong. Đường Trường Sơn đông nắng, tây

công việc chiến đấu
mưa - con đường huyết mạch nối địa phương với tiền tuyến trong
gian khổ của thế hệ
cuộc chống Mỹ ác liệt, ngày ngày phải hứng bao luồng bom bão
trẻ chống Mỹ
đạn đánh phá của đế quốc chính là hiện thực được Lê Minh Khuê
+ Vẻ đẹp trong tính đưa vào trang văn m ột cách chân thực. Ở đó, có những nữ thanh
cách, tâm hồn, suy niên xung phong ngày đêm phải làm việc trên cao điểm, phá bom
nghĩ của Phương để thông xe. Họ phải đối mặt với tử thần, cái chết có thể mang
Định, Nho, Thao: tinh họ đi bất cứ lúc nào. Hiện thực của chiến tranh trên tuyến đường
thần trách nhiệm cao Trường Sơn và công việc chiến đấu gian khổ của thế hệ trẻ chống
với công việc, lòng Mỹ đã sống dậy trong từng dòng viết của ngòi bút nhà văn. Nhưng
dũng cảm không sợ Lê Minh Khuê không bê nguyên xi hiện thực mà từ hiện thực, tác
hi sinh, tình đồng đội giả phát hiện vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn, suy nghĩ của ba cô
gắn bó, sự lạc quan, gái tiêu biểu: Phương Định, Nho và Thao. Họ đều có tinh thần
trẻ trung, yêu đời, cất trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm không sợ hi sinh,
cao tiếng hát át tiếng tình đồng đội gắn bó. Cuộc sống và chiến đấu gian khổ nhưng họ
bom gợi trong người vẫn luôn lạc quan, trẻ trung, yêu đời, vẫn cất cao tiếng hát át tiếng
đọc sự yêu mến, cảm bom. Đặc biệt là Phương Định - một người con gái thủ đô, tâm
phục, tự hào
hồn bình dị, mơ mộng, giàu xúc cảm, hồn nhiên, ngây thơ, trong
sáng nhưng trong công việc thì dũng cảm, không sợ hiểm nguy.
Khi phá bom, kề sát bên quả bom tử thần trong không khí căng
thẳng và vắng lặng đến rợn người, cô “cảm thấy ánh mắt của các
chiến sĩ dõi theo m ình” và nghĩ thần chết nằm chực đó chờ ra tay,
cô phải nhanh hơn, m ạnh hơn. Sự căng thẳng ấy khiến người đọc
cảm thấy rùng m ình lo sợ nhưng cô thì lại đối mặt với nó hàng
ngày, ít nhất là ba lần. Cô cùng những đồng đội của mình sống và
làm việc âm thầm, họ đẹp như những ngôi sao xa xôi, càng nhìn
càng thấy sáng. Ngòi bút chân thật của Lê Minh Khuê đã đi sâu

khám phá vẻ đẹp của con người và cuộc sống trong đời thực để từ
đó sáng tạo nên những nhân vật để lại dấu ấn đáng nhớ trong lòng
người đọc. Vẻ đẹp tầm hổn của Phương Định khiến ai cũng yêu
16


Chinh phục đề thi vào 10 môn Văn

mến, cảm phục. Những năm tháng gian khồ mà hào hùng thời
chống Mỹ đã ghi tạc hình ảnh những con người bình dị nhưng
tâm hốn họ sáng như những vì sao. Và thực sự, áng văn miêu tả
hiện thực ấy đã khiến ta càng yêu mến, tự hào vê' thế hệ trẻ thời
chống Mỹ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy
tương lai”để tự biết bồi đắp bản thân, xứng đáng với những thế hệ
đi trước, góp phần xây dựng Tổ quốc cho hôm nay lẫn ngày mai
tươi hát.
“Làng”của Kim Lân:
+ “Làng” là bức tranh
hiện thực về cuộc
sống, tình cảm của
những người nông
dân chân chất gắn bó
sâu nặng với làng, với
kháng chiến trong
thời đầu kháng chiến
chống Pháp.
+ Tác phẩm đã soi
chiếu vào hiện thực
để phản ánh, khắc
họa tính cách nhân

vật, bộc lộ cảm động
mà sâu sắc tình yêu
làng, yêu nước hài
hòa, thống nhất trong
suy nghĩ và tình cảm
của ông Hai gắn với
tình huống nghe tin
làng theo giặc.

+ Nó gieo vào tâm
hổn con người sự
gắn bó với làng quê,
với nơi chôn rau cắt
rốn, khơi dậy trách
nhiệm, ý thức công
dân với đất nước.

Nếu hiện thực trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang
Sáng, “Những ngôi sao xa xôi” là chiến tranh chống Mỹ ác liệt
thì ở “Làng” của Kim Lần, tác giả lại đưa ta quay trở vê' hiện thực
làng quê những năm đầu chống Pháp. “Bắt rễ ở cuộc sống hàng
ngày” của những người dân tản cư, tác phẩm “Làng”là bức tranh
hiện thực vể cuộc sống, tình cảm của những người nông dần chân
chất gắn bó sâu nặng với làng, với kháng chiến. Tác phẩm đã soi
chiếu vào hiện thực con người và làng quê những năm đầu chiến
đấu chống Pháp gian khổ để phản ánh, khắc họa tính cách nhân
vật, bộc lộ cảm động mà sâu sắc tình yêu làng, yêu nước. Tác giả
không sao chép nguyên xi hiện thực mà chỉ lấy hiện thực làm
chất liệu sống cho tác phẩm, gửi gắm vào đó những điều mới mẻ.
Chiến tranh buộc những con người mộc mạc phải rời làng đi tản

cư, mang theo m ình nỗi nhớ và tình yêu làng sâu nặng. Cái tin
làng theo giặc làm ông Hai sững sờ, đau đớn, tủi nhục. Càng yêu
làng, tự hào về làng bao nhiêu, ông càng thấy nỗi uất nghẹn trào
dâng bấy nhiêu. Cái tin ấy làm ông mang trong mình mặc cảm
của người làng Việt gian, đi đâu cũng phải “cúi gầm mặt xuống mà
đi”, nhìn con thì “nước mắt cứ giàn ra”. Nó ám ảnh, day dứt làm
ông đau đớn, giằng co giữa lòng yêu làng và yêu nước trong quyết
định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Bao nỗi
niềm không biết giãi bày cùng ai, ông đành trút hết cõi lòng mình
trong những lời trò chuyện với đứa con út. Lời con trẻ chính là
tiếng trái tim ông vang lên chân thành, thiêng liêng ung hộ Cụ
Hồ Chí Minh muôn năm!”, “Anh em đổng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bô' con ông
là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám
đơn sai”.
Bằng tình huống truyện độc đáo, ngòi bút đi sâu vào đời sống
nội tâm của nhân vật, tác phẩm đã khắc họa sinh động mà sâu sắc
tình yêu làng, yêu nước của ông Hai. Tình yêu làng, yêu nước hòa
quyện trong ý nghĩ và tình cảm của ồng Hai - một người nông
dân tiêu biểu cho những con người áo nâu chân đất thời kì đầu
kháng chiến chống Pháp. Hiện thực đời sống đã trở thành phông
17


HIMegaĐOOk

Chuyên gia sách tuyện thi

nền làm nổi bật vẻ đẹp con người, mang đến cho người đọc nhiều
dư vị khó quên. Nó thực sự tác động đến tư tưởng, tình cảm, thế

giới quan của người đọc. Nó thanh lọc tâm hồn con người, hướng
người đọc đến những giá trị nhân văn cao cả. Đó là tình yêu quê
hương, đất nước. Đó là sự nâng niu trân trọng những tâm hổn
đẹp , tình cảm đẹp ẩn chứa như những viên ngọc sáng bên trong
những con người mộc mạc, giản dị. Nó nâng đỡ sự sống, gieo vào
tâm hổn con người sự gắn bó với làng quê, với nơi chôn rau cắt
rốn, khơi dậy trách nhiệm, ý thức công dân với đất nước và niềm
mến yêu những giá trị của cuộc sống.
3) Đánh giá chung:
- Các tác phẩm đểu
là m inh chứng tiêu
biểu cho mối quan
hệ giữa văn học và
cuộc đời, tác phẩm và
người đọc.
- Đọc các tác phẩm
ấy, ta càng hiểu sâu
sắc hơn nhận định
của Nguyễn Đình Thi
về nguồn gốc, chức
năng phản ánh và vai
trò của văn nghệ.
- Lời nhận định cũng
khẳng định quan
niệm, bài học vể sáng
tạo của người cầm
bút.
III. Kết bài

18


-

Khẳng định ý
nghĩa nhận định
của Nguyễn Đình
Thi.

-

Suy nghĩ của em

Đọc một tác phẩm - Đi m uôn dặm đường. Có thể nói, văn
chương là kết tinh những vẻ đẹp của cuộc sống con người nơi trần
thế. Hiện thực là chất liệu cũng là đích đến của tác phẩm. Văn học
thông qua những hình tượng nghệ thuật, mô tả hiện thực để gửi
gắm một thông điệp về cuộc sống. Đó có thể là tình yêu thương,
là nỗi niểm dồng cảm, là lòng tự hào, là ước mơ, khát vọng, niềm
tin vào những giá trị tốt đẹp của con người và cuộc đời. Nhà văn
là “người thư kí trung thành của thời đại”. (Banlzac) dùng ngòi bút
để “khơi lên ở con người niêm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái
khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”(Ai ma tôp) cũng
như “giúp con người hiểu được bản thân mình; nâng cao niềm tin
vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới
chân lý” (M.Gorki). Những tác phẩm như “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng, “Những ngôi sao xa xôi”của Lê Minh Khuê,
“Làng" của Kim Lấn đều là m inh chứng tiêu biểu cho mối quan
hệ giữa văn học và cuộc đời, tác phẩm và người đọc. Đọc các tác
phẩm ấy, ta càng hiểu sầu sắc hơn nhận định của Nguyễn Đình
Thi về nguồn gốc, chức năng phản ánh và vai trò của văn nghệ. Lời

nhận định của ông cũng khẳng định quan niệm, bài học vê' sáng
tạo của người cầm bút.
“Có những đêm không ngủ, m ắt rực chấy và thổn thức, lòng
tràn ngập nhớ nhung... Khi đó tôi viết.” (Lecmôntop). Như con
tằm miệt mài nhả tơ, như con ong cần mẫn dâng mật cho đời,
mỏi nhà văn là một người nghệ sĩ sáng tạo. Hiện thực là chất liệu,
nhà văn là người nghệ nhân và tác phẩm chính là kết tinh của tài
năng, tấm lòng người cầm bút. Tác phẩm của Kim Lân, Nguyễn
Quang Sáng, Lê Minh Khuê đều “bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của
con người”, khám phá và thể hiện để tái tạo “sự sống cho tâm hồn
con người”. Đến với thế giới nghệ thuật của các nhà văn, tâm hồn
người đọc được bồi dưỡng thêm những tình cảm tốt đẹp, tự thanh
lọc và hướng thiện, vươn đến chân tròi của chân - thiện - mĩ.


Chinh phục đề thi vào 10 môn Văn

ĐẺ SO 02
Đê thi gôm 02 trang
★★★ ★★

ĐỂ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I: (4 điểm)
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hổ Chí Minh đã tiếp
xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:
... “Nhưng điểu kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc
văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt
Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đổng thời rất

mới, rất hiện đại”. ..
(Trích Ngừ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp
hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điểu gì về tình cảm của tác giả dành cho
Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phẩn trích dẫn và cho biết hiệu quả
nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối
với việc giữ gìn bản sắc, văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.
Phần II: (6 điểm)
Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hổi tưởng, người cháu nhớ lại:
... “Năm ấy là năm đói mòn đói m ỏi”...
Rồi trở về thực tại:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niêm vui trâm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”
(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. “Năm ấy là năm đói mòn đói m ỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ vê' thời điểm nào
của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác
dụng gì?
3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu
19


U I MegaBOOk

Chuyên gia sách luyện thí


nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và m ột
câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động).
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sỏ’
cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

Phần I: (4 điểm)
1. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa gốc văn hóa dân tộc và tinh hoa
văn hóa nước ngoài để nhào nặn thành một nhân cách rất bình dị phương Đông nhưng
cũng rất hiện đại
- Tác giả Lê Anh Trà viết vẽ Bác với tình cảm kính trọng, yêu mến,ngưỡng mộ, tự hào
2. Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Tây. Cách dùng từ ấy giàu hiệu
quả nghệ thuật, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, có tác dạng khẳng định và nhấn
mạnh vẻ đẹp phong cách vừa đậm đà bản sắc truyền thống, vừa mang bản sắc phương
Tây hiện đại, giản dị mà thanh cao của Bác.
3. Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập
a. Yêu câu
- về kĩ năng


Xác định đúng vấn để nghị luận, hình thành luận điểm rõ ràng, luận cứ thuyết phục



Có kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết đoạn văn nghị luận.



Trình bày ngắn gọn, chặt chẽ, thuyết phục

-


về kiến thức

Học sinh cần phân tích làm rõ vấn đề: Trách nhiệm của thếhệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc,
văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

20


Chinh phục đề thi vào 10 môn Văn
Có thế hình dung các ỷ chính bằng sơ đồ tư duy:

Tinh táo trước tình trạng văn hóa
du nhập tràn lan

Thời kì hội nhập


Chăm lo học tập, rèn luyện,
sống gương mằu

Vằn hóa dân tộc

Nhận thức đúng đề khắc phục điềm '•
yếu, phát huy điếm mạnh của dân tộc



: Chủ nhân tương l ai :

• của đất nước

1

T R Á C H NHIỆM CỦA

THÊ HỆ TRẺ

Tự hào và không ngừng bồi •
đắp các giá trị truyền thống : ••.

ĐỐI VỚI V IỆ C G IỮ GÌN BẢN SẢC ,
VĂN HÓA DÁN TỘ C TRONG
TH Ờ I Kl HỘI N H ẬP

Vì sao thế hệ
trẻ cần giữ gìn
bản sắc văn
hóa dân tộc

Tích cực, chủ động tuyên truyền, j .
quảng bá nét đẹp dân tộc

Tiếp thu có chọn lọc
văn hóa thế giới

Tránh sùng ngoại,
bái ngoại quá sức

Nhanh nhạy dễ tiếp

thu cái mới

Đối tượng chịu ảnh
hưởng nhiều trong bối
cảnh hội nhập
Lên án các hành vi chống phá,
bôi nhọ văn hóa đất nước

b. Hướng dẫn làm bài chi tiết:
BỐ cục
I. Nêu vấn đê

Bài làm
Trong thời kì hội nhập và phát triển, tuổi trẻ với sức trẻ, giàu
nhiệt huyết, đam mê và sáng tạo không chỉ tạo ra những giá trị mới,
hiện đại m à còn phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội nhập quốc tế - mở rộng quan hệ với thế giới trên nhiều
mặt là xu thế của sự phát triển nhưng bản sắc văn hóa là hồn dân
1. Giải thích
tộc cần được giữ gìn. Văn hóa dân tộc là bản sắc, tinh hoa, giá trị đặc
khái niệm
trưng của mỗi dân tộc được hình thành, tổn tại và phát triển suốt
- Thời kì hội nhập
quá trình lịch sử. Văn hóa dân tộc là tài sản tinh thần vô giá có tác
- Văn hóa dân tộc dụng giáo dục các giá trị, phẩm chất đáng quý. Bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa dân tộc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của
nhân dân ta. Nó sẽ giúp ta khẳng định bản sắc, hòa nhập chứ không
bị hòa tan với văn hóa các nước.
II. Giải quyết vấn đê


21


ìllM egaB o o k
2. Phân tích,
bàn luận
- Vì sao thanh
niên cần giữ gìn
bản sắc văn hóa
dân tộc?
- Tuổi trẻ cần làm
gì để giữ gìn
bản sắc văn hóa
dân tộc?

-

Chuyên gia sách luyện thi

Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, lại nhanh
nhạy, dễ tiếp thu cái mới và cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều
nhất sự tác động văn hóa thê' giới trong bối cảnh hội nhập. Theo
Vũ Khoan, người Việt chúng ta có nhiều điểm mạnh và điểm yếu.
Chúng ta cần nhận thức đúng về bản sắc văn hóa dân tộc trong mọi
mặt của đời sống như lịch sử, phong tục tập quán, trang phục, lối
sống, ứng xử..., những cái mạnh và cái yếu ở từng lĩnh vực. Từ đó,
có thái độ đúng: phát huy cái mạnh; hạn chế, khắc phục cái yếu. Cần
nâng cao ý thức tự tôn dân tộc, tự hào và bồi đắp các giá trị truyền
thống của cha ông để lại như lòng yêu nước, ỷ chí tự cường, tinh

thần đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý,
đức tính cần cù, sáng tạo... Chúng ta củng cần tích cực và chủ động
tuyên truyến, không ngừng quảng bá những nét đẹp của dân tộc,
vận động mọi người cùng xây dựng nến văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.

Liên hệ, rút ra
Thanh niên là đối tượng tiếp thu và đón nhận văn hóa nồng
bài học cho bản nhiệt nhất, nhanh chóng nhất. Thế nhưng, trong thời đại văn hóa
thân
du nhập một cách tràn lan, có nhiều luồng ảnh hưởng tiêu cực đến
lối sống, suy nghĩ đòi hỏi chúng ta cần tỉnh táo, biết tiếp thu có chọn
lọc những tinh hoa văn hóa thế giới. Tránh thái độ sùng ngoại hoặc
bài ngoại một cách quá lố, thiếu khách quan. Chúng ta phải đoàn
kết cùng nhau chống lại những kiểu văn hóa lai căng, vi phạm thuần
phong mỹ tục. Cần lên án những hành vi chống phá, bôi nhọ văn
hóa đất nước. Trách nhiệm của chúng ta là phải sống gương mẫu,
luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện để thành một công dân tổt.

Hòa nhập chứ không hòa tan văn hóa trong bối cảnh hội nhập,
đó chính là yêu cẩu và nhiệm vụ của thế hệ thanh niên chúng ta.
- Khẳng định ý
Việc làm ấy cẩn đồng lòng và đồng sức bằng ý thức, quyết tâm và
nghĩa của vấn để
tình yêu dân tộc. Văn hóa còn thì đất nước còn. Hãy cùng nhau giữ
gìn bản sắc văn hóa của dân tộc để đất nước mãi vững bển và phát
triển!

III. Kết thúc vấn đề


Phần II: (6 điểm)
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa:
- Bài thơ được sáng tác vào năm 1963 lúc nhà thơ đang học tập ở nước ngoài. Sông xa
nhà, trong cái lạnh của xứ người, nồi nhớ quê, nhớ bà, nhớ bếp lửa nông ấm như một
quy luật tự nhiên của tâm lí, tình cảm đã thôi thúc nhà thơ viết bài thơ Bep lửa.
Bài thơ được in trong tập Hương cày - Bep lửa, xuất ban năm 1968.

22


ro

Chính phục đề thí vào 10 môn Ván
Trong cảu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”, “năm ấy”gợi nhớ thời điểm diễn ra nạn
đói lịch sử năm 1945 ở miển Bắc với gần 2 triệu người chết.

- Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi”để ghép thành “đói mòn đói mỏi”có tác dụng:
+ Về mặt ngữ âm: nó tạo sự nhịp nhàng, hài hòa ngữ âm cho câu thơ;
+ Về cấu trúc: nó tạo nên sự cân xứng
+ Vê' nội dung ý nghĩa: Cụm từ “đói mòn đói mỏi”có tác dụng nhấn m ạnh sự nghèo đói
khủng khiếp, gầy ấn tượng, lay động cảm xúc người đọc bởi cảm giác nặng nề, u ám của
nạn đói như một bóng đen ám ảnh vể sự cơ cực, nhọc nhằn trong kí ức của nhân vật trữ
tình khi hồi tưởng vê' kỉ niệm với người bà gắn với thời điểm ấy.
3. Viết đoạn văn
a. Yêu cấu
- Về kĩ năng


Xác định đúng vấn đề: Tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà




Có kĩ năng trình bày ý rõ ràng, vận dụng các thao tác lập luận để viết đoạn văn.



Bài viết cần đảm bảo cấu trúc đoạn văn: có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, biết cách
trình bày ý trong đoạn văn theo cách diễn dịch



Trình bày ngắn gọn, chặt chẽ, thuyết phục



Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép nối để liên kết câu (gạch chân)

- Về kiến thức
Học sinh trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bản thân vể đoạn thơ theo những cách
khác nhau nhưng cần thể hiện được tình cảm sâu nặng của cháu đổi với bà.
Có thể hình dung các ý chính bằng sơ đồ tư duy:

23


,

111 M G Q ơ Đ O O k

ựtựệ


Chuyên gia sách luyện thi

5 nơ'

xa cuộc sổng hiện đại

1

hi~êu điều mới lạ
Cháu nhớ bà vượt
khoảng cách thời gian,
không gian

Cháu luôn nhó và yêu bà
' í

ĩ

u



l

Nhớ hình ảnh bà và bếp
lửa thân thương

>IÌ^Ế-lg?ĩgabJaSĩAuQ^>_L—-1


Tintv cám Ỉ&U/ nãnạ cùa cháu

đối uói bà:

p

J

p

Tinh cảm sâu nặng, son
sắt, thủy chung và biết
ơn bà

7'

: Tình yêu bà là biếu hiện của
: tinh yêu quê hương đất nước:

cám bình dị mà có ý nghĩs lớn 130
HrTir-ilrmniiiii.il I

I

~ ------------

b. Hướng dẫn làm bài chi tiết
Bố cục đoạn văn

Bài làm


M ở đoạn: Giới
Trong khổ thơ cuối của bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt đã
thiệu tình cảm bộc lộ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà (1). Hình ảnh bếp lửa
sâu nặng của cháu gắn liền với hình ảnh người bà chịu khó, tảo tần, hết lòng thương yêu
đối với bà
cháu đã trỏ’ thành sợi chỉ đỏ nối kết dòng cảm xúc, khơi gợi những
Thân đoạn: Phân kỉ niệm ấu thơ ở đẩu bài thơ và kết lại trong những suy ngẫm, tỏ bày
tích tình cảm của cảm xúc của cháu đối với bà (2). Những năm tuổi thơ gian khổ đói
cháu trong khổ mòn đói mỏi, cháu được bên cạnh bà, được bà yêu thương, chăm sóc,
dạy dỗ, bảo ban(3). Bây giờ, cháu đã trưởng thành, đã khôn lớn và ở
thơ
nơi xa, được nhìn thấy nhiều điều mới lạ, hiện đại, đón nhận nhiều
+ Cháu luôn nhớ, niềm vui (4). Nhưng khoảng cách về không gian, khoảng cách thời
kính trọng và biết gian và cả sự khác biệt về hoàn cảnh sống vẫn không thể thay thế
ơn bà
được hình ảnh bà, hơi ấm bếp lửa, hơi ấm tình yêu thương của bà ở
trong tim cháu (5). Nơi phương trời xa xôi, cháu vẫn luôn nhớ về bà,
nhớ những kỉ niệm tuổi thơ nhọc nhằn nhưng ấm áp tình bà, hai bà
cháu quay quần bên nhau, cháu được đón nhận tình yêu, sự dạy đỗ
của bà mà khôn lớn (6). Bếp lửa khói hun nhèm mắt và bàn tay bà chi
chút nhóm ngọn lửa, nhóm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi nhỏ đã
trở thành hành trang cho cháu trên những nẻo đường (7). Cháu “vẫn
chẳng lúc nào quên bà”, quên kỉ niệm bên bà, quên bếp lửa ấp iu nống

24


+ Nỗi nhớ, tình
yêu của cháu

cũng là biểu hiện
của tình cảm đối
với gia đình, quê
hương, đất nước

đượm (8). Phó từ “vẫn” cùng ý nghĩa phủ định “chẳng lúc nào quên ’
bộc lộ nỗi nhớ bà da diết và khẳng định tình cảm sâu nặng, son sắt,
thủy chung của cháu với bà (9). Câu thơ cuối là m ột câu hỏi tu từ thể
hiện tình cảm mãnh liệt của cháu đối với người bà kính yêu (10).
Bằng giọng thơ tâm tình sâu lắng, dạt dào cảm xúc, khổ thơ đã bộc
lộ chân thành mà tha thiết nỗi nhớ, tình yêu và lòng biết ơn của đứa
Kết đoạn: Đánh cháu nơi xa dành cho bà; cũng là biểu hiện của tình cảm đối với gia
giá, nêu suy nghĩ đình, quê hương, đất nước (11). Những điểu bình dị, thân thương
và ấm nồng của tuổi thơ ấy mãi mãi sưởi ấm cuộc đời cháu, nâng đỡ
bước chân cháu, là hành trang cháu mang theo trên hành trình dài
rộng của cuộc đời (12).

4. Trong chương trình m ôn Ngữ văn cấp trung học cơ sở, bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà
thơ Xuân Quỳnh cũng là bài thơ xúc động về tình cảm bà cháu thắm thiết. Bài thơ là dòng
hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ trong sáng bên bà, bộc lộ lòng kính yêu, biết ơn bà của đứa cháu
và từ đó, cháu suy ngẫm về mục đích chiến đấu của mình.

25


'•^■i4Sẳỉẩằsẩ Hi
H lM egaĐ O O k Chuyên gia sách luyện thí

ĐÈ SỐ 03
Đe thi gồm 02 trang

★ ★ ★★ ★

ĐỂ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ HÀ NÔI
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I (4 điểm)
Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên. (1 điểm)
2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Qua đó, tác
giả đã thể hiện được điếu gì? (1 điểm)
3. Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình yêu
thương là hạnh phúc của mỗi con người. (2 điểm)
Phần II (6 điểm)
Cho đoạn trích:
“Ổng nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của
ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình
như trẻ ra. Củng hát hỏng, bôngphèng, củng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông
lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn vẽ làng, lại muốn được cùng anh em đào đường
đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đâu ỉàng đã dựng xong chưa? Những
đường hầm bí mật chắc ỉà còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016,)
1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện
ngắn này. (1 điểm)
2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm
từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông

với làng kháng chiến? (1 điểm)
3. Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?”thuộc
kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện của tình
cảm công dân? (1 điểm)
4. Với hiểu biết của em vẽ truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 cầu,
có sử dụng câu ghép và câu thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế)
26


×