Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi vào 10 môn văn (Đà Nẵng 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.67 KB, 4 trang )

GỢI Ý BÀI GIẢI MÔN NGỮ VĂN
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT thành phố Đà Nẵng
Ngày thi 19-6-2008
Đề thi:
Câu 1: (1 điểm)
Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa
chuyển ?
- Ngang lưng thì thắt bao vàng, - Cái chân thoăn thoắt
Đầu
(1)
đội nón dấu, vai mang súng dài. Cái đầu
(3)
nghênh nghênh.
(Ca dao) (Tố Hữu, Lượm)
- Đầu
(2)
tường lửa lựu lập lòe đơm bông - Đầu
(4)
súng trăng treo.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) (Chính Hữu, Đồng chí)
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mỗi
thành phần biệt lập đó.
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở,
màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông
hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 3: (1 điểm)
Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong phần trích sau.
Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích


đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt,
trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn
nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 4: (2 điểm)
Mùa hè là thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò. Em sẽ làm gì để có được một mùa hè thực
sự vui tươi và bổ ích ?
(Viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá 20 dòng)
Câu 5: (5 điểm)
. . . .
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn – đinh tối ôm
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái nhìn rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
TP. Hồ Chí Minh. 1978
(Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một)
Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên .
Gợi ý giải:
Câu 1:
- Từ in đậm được dùng với nghĩa gốc: đầu
(1)

và đầu
(3)
- Từ in đậm được dùng với nghĩa chuyển: đầu
(2)
và đầu
(4)
Câu 2:
- cái giống hoa mà khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt : thành phần phụ chú
- có lẽ : thành phần tình thái
Câu 3:
- Phép liên kết câu : Phép lặp “trường học của chúng ta”
- Phép liên kết đoạn văn: Phép thế “như thế” ở đoạn sau thế cho câu cuối của đoạn
trước.
Câu 4:
Học sinh có thể nêu nhiều việc làm, nhiều hoạt động hè vui tươi, bổ ích. Tuy vậy cần
chú ý các nội dung cơ bản đảm bảo cho yêu cầu bài nghị luận ngắn về một sự việc, hiện tượng
đời sống :
- Mùa hè là thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò vì được nghỉ ngơi, giải trí sau chín tháng
học tập căng thẳng.
- Để mùa hè thật sự thú vị, vui tươi và bổ ích, có thể tổ chức hoặc tham gia các hoạt
động sau:
+ Tổ chức nhóm bạn đi picnic, dã ngoại ở những khu du lịch sinh thái, các thắng cảnh ở
địa phương, hoặc cùng gia đình đi du lịch trong và ngoài nước.
+ Tham gia các hoạt động hè ở địa phương cúng các bạn trẻ, các bạn học sinh ở những
trường khác trong phương (xã), trong quận (huyện)...Giải trí bằng các hoạt động thể dục thể
thao, các trò chơi lành mạnh khác
+ Sắp xếp thời gian cho việc ôn luyện kiến thức cũ, chuẩn bị cho năm học mới
Câu 5::
Học sinh có thể có nhiều cách tiếp cận, phân tích và trình bày khác nhau, nhưng cần đảm
bảo các nội dung chính sau:

- Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
cứu nước. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước. Một thế hệ người Việt Nam vừa trải qua bao gian khổ hi sinh, từng
gắn bó với thiên nhiên, núi rừng nay được sống trong hoà bình, với tiện nghi đầy đủ. Hoàn
cảnh sống thay đổi, con người dễ quên đi quá khứ gian khổ nhưng nghĩa tình đã trải qua. Nhà
thơ đứng giữa hôm nay mà nhìn lại, suy ngẫm về một thời đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng
thơ ông như một lời nhắc nhở, một lời cảnh tỉnh đối với tất cả mọi người.
- Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo thứ tự thời gian, từ quá khứ
đến hiện tại. Xuyên suốt cả thời gian đó là hình ảnh vầng trăng với ý nghĩa mang tính biểu
tượng. Ba khổ thơ đầu là những kỉ niệm đẹp giữa người lính với vầng trăng từ thuở ấu thơ cho
đến khi trở thành người chiến sĩ . Trăng và người lính là đôi bạn tri kỉ, nghĩa tình. Nhưng khi
hòa bình, người lính về thành phố, vầng trăng vô tình bị lãng quên. Ba khổ thơ sau tập trung
thể hiện rõ nhất ý nghĩa biểu tượng và chủ đề của bài thơ.
- Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước
ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, chủ đề của tác phẩm. Bốn câu thơ với các từ thình lình,
vội, đột ngột đầy biểu cảm, biểu đạt một sự thay đổi bất ngờ, nhanh chóng của hoàn cảnh, sự
ứng phó của con người với hành động khẩn trương và sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng.
Hai câu thơ cuối khổ thơ đối lập giữa hai cảnh : một căn phòng tối om với một bầu trời đầy
ánh trăng. Chính sự bất ngờ và đối lập đó gợi ra bao điều liên tưởng, gợi lại bao nhiêu quá khứ
nghĩa tình.
- Mặt người đối diện với mặt vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa thuở xưa. Cái tâm thế lặng im
ngửa mặt lên nhìn mặt có phần thành kính của con người bộc lộ một cảm xúc thiết tha. Quá
khứ chợt dậy, cả tuổi thơ rong chơi trên đồng, trên sông, trên bể với vầng trăng; cả thời chiến
tranh gian khổ ở rừng có vầng trăng bầu bạn, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước hiền hoà,
bình dị hiện về trong nỗi nhớ, trong nỗi xúc động rưng rưng đầy xót xa ân hận. Với biện pháp
so sánh, cách sử dụng điệp từ và điệp cấu trúc, hai câu thơ cuối khổ thơ song hành làm bật lên
tất cả cảm giác xốn xang, day dứt của con người đang sám hối để tự hoàn thiện, tự vươn lên,
hướng tâm hồn ra ánh sáng. Cảm xúc chân thành, giọng đầy tâm sự, ngôn ngữ hàm súc giúp
cho ý tưởng của đoạn thơ đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng mà thấm thía.
- Bài thơ kết thúc bằng một khổ thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo. Vầng trăng có ý

nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời
sống. Nó cứ tròn vành vạnh như quá khứ ân nghĩa, thuỷ chung mãi nguyên vẹn, đẹp đẽ chẳng
phai mờ, là biểu tượng cho tấm lòng bao dung độ lượng của nhan dân. Ánh trăng im phăng
phắc chính là người bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và
cả chúng ta về thái độ sống của mình. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên
nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
- Vận dụng ưu thế của thể thơ năm chữ, kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình,
với giọng điệu tâm tình, khi thì ngân nga, thiết tha cảm xúc, khi thì trầm lắng đầy chất suy tư,
ba khổ thơ cuối và bài thơ có sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh ở người đọc. Từ câu
chuyện riêng của nhà thơ, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với
những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hoà.
Bài thơ không chỉ có ý nghĩa đối với một thế hệ đã từng trải trong chiến tranh, từng gắn bó với
thiên nhiên, sống với nhân dân tình nghĩa giờ được sống trong hoà bình, được hưởng những
tiện nghi hiện đại dễ lãng quên quá khứ, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời,
bởi nó đặt ra vấn đề thái độ sống với quá khứ, với những người đã khuất và với cả chính mình.
Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn “ góp phần giáo dục đạo lí sống thuỷ
chung, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
TRẦN VĂN QUANG
(Giáo viên trường THCS Nguyễn Khuyến
TP Đà Nẵng)

×