Tải bản đầy đủ (.pdf) (322 trang)

Hướng tư duy luyện giải đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.83 MB, 322 trang )

NGUYỄN THÀNH HUÂN

Hướng tư duy
luyện giải dề thi vào lớp 10
mônĩlgữcán
Đề bài chọn lọc, hấp dẫn, nhiều đề biên soạn
theo hướng mở.
-ộ- Rèn luyện kĩ năng luyện đề theo cấu trúc:
Đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Nghị luận văn học.
Hình thành, phát triển tư duy lôgic, tăng
khả năng ngôn ngừ, lập luận, phản biện vấn đề.
Đầy đủ, cô đọng, bám sát chương trình và cấu
trúc đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 của các Sở Giáo dục
và Đào tạo trong cả nước.
^ Tài liệu dành cho học sinh khối 9 tự ôn tập,
kiểm tra và luyện thi vào lớp 10 các trường THPT
công lập, trường THPT chuyên.


B ản quyền tác p h ẩ m thuộc quyền sở hữu
cùa C ông ty TN H H Đ ầu tư và P hát triển Giáo dục S à i Gòn
N ghiêm cấm sao chép dưới m ọi hình thức


Hướng tư duy luyện giỏi đê thi vào lớp 10 môn Ngữ văn



r '7

to



/<

®

à

<

Các em học sinh thân mến!
Đối với mồi học sinh, tự học đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu và
rèn luyện tri thức. Hiểu được điều đó, chúng tôi xin giới thiệu cuốn Hướng tư duy
luyện giải đề thi vào lóp 10 với mục đích giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ
văn, phát triển tư duỵ cũng như nâng cao khả năng tự học. Đó chính là nền tảng giúp
các em học tốt, thi tốt môn Ngừ văn.
Chúng tôi hiểu được việc phát triển tư duy, trí tuệ con người để tạo nên sự thành
công như Bill Gates, Steve Jobs hay Zuckerberg... là nhờ 90% dựa vào việc tự học,
tự nghiên cứu đến say mê. Việc tự học giúp các em phát huy tiềm năng của bản thân,
nhận thấy những khả năng, sở trường của chính mình còn đang ẩn giấu đâu đó trong
tiềm thức mà các em chưa nhận ra. Ngoài ra, việc tự học còn giúp các em tăng khả
năng tư duy, xử lí các vấn đề nhanh nhạy không những trong sách vở mà còn ngoài
thực tiễn.
Bên cạnh đó, việc tự học sẽ giúp mỗi người có được thành công trong sự nghiệp
và cuộc sống. Một bác sĩ say mê nghiên cứu sẽ trở thành bác sĩ tài năng cứu chữa
nhiều người bệnh, một kĩ sư biết tự học sẽ tạo ra những công trinh vĩ đại, một giáo
viên tự nâng cao chuyên môn mồi ngày sẽ biến những giờ học nhàm chán thành
những tiết học sôi động và thú v ị... Bởi vậy, việc tự học sẽ giúp bất kì ai thành công
hơn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
Vai trò tự học của mồi đứa trẻ từ khi sinh ra đã biết tự học hỏi như việc CỊuan
sát, nhìn mọi vật xung quanh, nghe nhiều và rồi biết nói. Việc tự học diễn ra rất tự

nhiên. Đến trường là một phương pháp giúp kích thích sự tự học, thầy cô chỉ là
người hướng dẫn và tạo cảm hứng chứ không thể dạy ta mọi thứ.
Tập sách trên tay các em đã dung nạp nhừng yêu cầu của việc hệ thống các đề
thi minh hoạ với năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương; từ cơ sở những
gợi ý đầu tiên, các em có thể tự tìm ra con đường đến với thế giới chân - thiện - m ĩ
trong mỗi tác phẩm, mỗi hình tượng nghệ thuật. Cũng có thể coi những đề minh hoạ
trong tập sách này như những nguyên liệu đầu tiên, là gạch, đá, cát, xi măng, sắt...
giúp các em thiết kế những ngôi nhà phù họp với mình. Chúc các em xây được
những toà lâu đài ngày mai từ những viên gạch nhỏ hôm nay!
Lời cuối, vẻ đẹp văn chương không giới hạn, tuy chủng tôi đã có nhiều trải
nghiệm trong giảng dạy và ôn luyện thi, nhưng khiếm khuyết là điều khó tránh. Rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc gần xa để chất lượng của cuốn
sách lần tái bản được tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
■ _
Nguyễn Thành Huân

3


Nguyễn Thành Huân

PHƯƠNG PHÁP
ÔN LUYỆN ĐỈNH CAO
Các em học sinh thân m ến!
Đứng trước kì thi tuyển sinh vào lớp 10, hàng triệu học sinh trên cả nước đều có
chung nỗi lo lắng:
• Kiến thức quá nhiều, không biết bắt đầu từ đâu?
• Ôn sao để nhớ lâu, trọng tâm và bám sát?

• Đề thi sẽ có những câu hỏi, dạng bài nào?
• Có cách trình bày và “bí quyết” gì để đạt điểm cao?
• Viết sao để không lan man, dài dòng mà đủ ý?
• Phân bố thời gian thế nào cho hợp lí với mỗi câu?
Theo chia sẻ của rất nhiều thủ khoa và các bạn đã đạt điểm khá, giỏi; luyện đề
chính là phương pháp ôn luyện đỉnh cao trong giai đoạn nước rút. Với hơn bảy năm
kinh nghiệm luyện thi môn Ngữ văn cho hàng ngàn học sinh, thầy Thành Huân tại
Vũng Tàu, và cũng là tác giả của một số đầu sách ôn luyện thi THPT Quốc gia
khẳng định: việc luyện giải đề là vô cùng quan trọng và cần thiết bởi nó mang lại rất
nhiều lợi ích cho học sinh, cụ thể là:
• Hiểu rõ cấu trúc đề thi, xu hướng ra đề.
• Khoanh vùng được trọng tâm kiến thức và những câu hỏi, dạng bài chắc chắn
sẽ có ừong đề.
• Trau dồi kĩ năng làm bài, trình bày khoa học, sạch, đẹp.
• Làm quen với tâm lí thi cử, phân bố thời gian hợp lí.

4


Hướng tư duy luyện giỏi đề thi vào lớp 10 môn Ngữ vỏn

* Rút kinh nghiệm cho bán thân, biết rõ thế mạnh của mình để phát huy và
nhin ra hạn chế đê khắc phục.
* Hiểu rõ sức mình để chọn trường vừa sức.


Trong thời gian giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở cấp Trung học cơ sở và Trung học
phổ thông, thầy Thành Huân đã thấu hiểu những khó khăn mà học sinh của mình
phái đối mặt, nhất là với việc học môn Ngữ văn. Do đó, thầy đã dày công nghiên
cứu và biên soạn cuốn sách luyện thi vào lớp 10, có tên:


HƯỚNG Tư DUY LUYỆN GIẢI
ĐÊ THI VÀO LÓP 10
Giúp các em chinh
phục điểm 7 trở lên và
rút ngắn tối đa thời

Hướng dẫn ôn tập tại
fanpage

Cuốn sách
có gì đặc

Trực tiếp tư vấn, giải
đáp thắc mắc về học tập
cho các em tại fanpage


5

Phân tích cấu trúc đề
thỉ; chỉ ra những


Nguyễn Thành Huân

Cuộc đời giống như một cuốn sách, nó có thế ngắn, nhưng nhất định phải hay!
Để hoàn thành cuốn sách này, ngoài sự nồ lực, vượt lên chính mình của bản
thân, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Công ti Đầu tư và Phát triển Giáo
dục Sài Gòn - một thương hiệu, có uy tín trên thị'trường sách tham khảo Việt Nam

đã luôn tin tưởng, đồng hành, giúp đỡ để cuốn sách được ra đời sớm nhất, đắc
dụng nhất!
Điều đặc biệt hơn nữa là việc hiện thực hoá cuốn sách trong hành trình học tập
của các em học sinh cũng chính là cách tuyệt vời nhất đế chúng tôi thể hiện lòng biết
ơn chân thành của mình tới những con người khiến cuộc sống của chúng tôi sáng
hơn và trái tim của chúng tôi thêm hạnh phúc hơn. Đó chính là cha mẹ, anh chị em,
bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh, hay bất cứ ai đã tạo nên sự khác biệt và khiến
cuộc sống của chúng tôi trở nên có ích, có ý nghĩa!
Bằng tất cả tình yêu nghề, niềm đam mê và nhiệt huyết cũng như trách nhiệm
của một nhà giáo, thầy Thành Huân mong rằng cuốn sách này sẽ mang đến cho các
em chìa khoá của thành công, là người bạn đường tin cậy trên hành trình chinh phục
những ước mơ.
Nhân cuốn sách ra đời, nhưng vì không có điều kiện đế liên hệ với từng quý
thầy cô, tác giả rất mong muốn nhận được liên lạc từ những thầy, cô để gửi tặng
sách và nhuận bút, như một cách gửi tấm lòng cảm ơn chân thành nhất. Quý thầy, cô
và các tác giả vui lòng liên hện qua số điện thoại của Thành Huân: 0937.038.268;
Email:
Với bạn đọc nói chung, Thành Huân rất mong nhận được góp ý của các thầy cô,
bạn bè, đồng nghiệp và học trò, để cuốn sách được hoàn thiện hơn khi tái bản.
Trân trọng cảm ơn!

6


Hướng tư duy luyện giỏi đé thi vào lớp 10 môn Ngữ võn

Để hiện thực hoá ước md các em cằn phải làm những gì?
Như các em đã biết, ôn thi vào lớp 10 là một hành trình nhiều khó khăn, vất vả,
đòi hỏi nỗ lực không ngừng và kiên trì, bền bì. Với một nhiệm vụ quan trọng như
thế, việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch là vô cùng cần thiết. Vì vậy, trước tiên,

thầy muốn chia sẻ với các em lộ trình ôn tập “đúng hướng” ở môn Ngừ văn.

MụọHệụ
( Trường, đém số)

(.Đọc háụ, NạhỊ tụộn Xâ hội,
Nghỉ luận Vâm học)

7


Nguyền Thành Huân

Thầy đố các em!
Hình ảnh này gợi cho
các em nhớ đến câu
chuyện nào?
Dễ quá phải không nào!
Vậy

câu

chuyện

này

mang đến cho các em bài
học gì?
Thầy trò mình cùng nhau
đi tìm hiểu nhé!

ĐẶT MỤC TIÊU
Mục tiêu là gì? Tại sao các em cần đặt mục tiêu?
- Mục tiêu mà thầy đề cập đến chính là việc các em chọn trường cho mình.
Các em muốn trở thành người như thế nào? Các em muốn làm công việc
gì? Hãy tưởng tượng về cuộc sổng tương lai, về hình ảnh của chính các em
trong 5, 7, 10... năm tới. Từ đó, các em sẽ biết lựa chọn trường và khối
học. Việc làm này thật quan trọng, bởi được làm những điều mình yêu thích
sẽ là động lực lớn, thúc đẩy các em không ngừng cổ gắng trong học tập và
rèn luyện.
- Sau khỉ xác định được trường và khối học, chúng ta cần tham khảo điểm
ị của trường đó đê xác định sổ điêm minh cần đạt đế
Điểm chuẩn của trường mà các em chọn là 37,0 điểm/
nôn học cần đạt khoảng 7,5 điểm hoặc tuỳ năỊiậ lực của
nà các em đặt mục tiêu phù hợp.
” ốngnăỉn 2018 5 ° cốc 4

Web Sở

bổo

và phương pháp học riêng, hẩy lập kể hoạch riêng, hây
hoạch ôn luyện chi tiết nhé!
- Cấu trúc đề thi sẽ do từng Sờ Giáo dục định hướnẹ và ra đề. Nói là các
Sở ra đề nhưng các em cứ yên tâm và tự tin, vi: dù đe ra theo cấu trúc nào
đi chăng nữa thì vẫn bám sát nội dung kiến thức trong Sách giáo khoa
Ngữ văn 9. Các em cần học như thế nào để đạt điểm tối đa mỗi phần?
- Cuốn sách HƯỚNG TƯ DƯY LUYỆN GIẢI ĐỀ THI VÀO LỚP 10
sẽ giúp các em ôn luyện tốt nhất.



8


Hướng tư duy luyện giỏi đẻ thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

CHIẾN THUẬT LUYỆN ĐỄ THẨN
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng. Sau khi
có thức nền tảng về các chuyên đề, khoảng
tháng trước kì thi, các em cần luyện đề để rèn kĩ
năng phản xạ nhanh, biết cách vận dụng kiến thức
những “bí quyết” để giải đề nhanh và chính

VẾ ĐÍCH
Đây là giai đoạn cuối - khoảng một tuần trước
khi kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 chính thức bắt
đầu. Thời gian này các em sẽ bị áp lực tâm lí,
khó tập trung học hiệu quả được. Vì vậy, nếu có
lộ trình ôn tập đúng hướng và sự ôn luyện kĩ
lưỡng từ trước thì giờ đây các em chỉ cần thong
thả xem lại kiến thức, bổ sung và hoàn thiện nếu
cần. Với lộ trình như vậy, các em nhất định sẽ
hiện thực hoá được ước mơ của mình.
Chúc các em thành công! ~\
^

J

©

9



Nguyễn Thành Huân

CHIẾN LƯỢC LUYỆN ĐỀ
I---------------------------------------------------------------------- -------------------------------------- --------- --------------------

I CẤU TRÚC ĐÈ THI TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VẰN

___ ______ -í__________________________________________________________________ ___ ______________

Qua khảo sát đề thi của các tỉnh, thành phố trong nhiều năm gần đây, tác giả
tổng kết được những cấu trúc đề thi thường gặp là:
KIỂU 1 (Phổ biến nhất)

o

© Kiểm tra kiến thức ị
Đọc - hiểu văn bản I o Đọc - hiểu văn bản tích
Tiếng Việt và năng lực Ị (có thể tích hợp câu hỏi I hợp nghị luận xã hội (viết
cảm thụ (thông qua các Ị nhỏ về nghị luận xã hội I đoạn hoặc bài văn nghị
dạng đọc - hiểu văn bản hoặc không).
luận về vấn đề được đặt ra
hoặc làm các bài tập nhỏ).
I trong văn bản đọc hiểu).

I
:
I
I

I

© Nghị luận xã hội: Yêu
cầu thí sinh viết một đoạn
hoặc một bài văn ngắn.

© Nghị luận văn học.

© Đọc hiểu văn bản
hợp nghị luận văn
(viết đoạn hoặc bài
nghị luận về văn bản
hiểu).

tích
học
văn
đọc

^ Ví dụ: Đề thi Tuyển
sinh năm 2017 - 2018
© Nghị luận văn học: Yêu của các tỉnh: Bắc Kạn,
cầu thí sinh viết một bài Bình Định, Bến Tre, Cao
Bằng, Cà Mau, Gia Lai,
văn.
Ví dụ: Đề thi Tuyển
Hưng Yên, Kiên Giang, sinh năm 2017 - 2018 của
Ví dụ: Đề thi Tuyển Khánh Hoà, Kon Tum, các tỉnh: An Giang, Bình
sinh năm 2017 - 2018 của Long An, Ninh Bình, Phú Thuận, Cần Thơ, Đồng
các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Thọ, Phú Yên, Quảng Tháp, Hải Dương, Hải

Tàu, Bình Dương, Bắc Ngãi,
Tuyên
Quang, Phòng, Hà Nội, Ha Tĩnh,
Giang, Bắc Ninh, Bạc Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Nghệ An,
Liêu, Bình Phước, Hà Yên B ái...
Ninh Thuận, Quảng Trị,
Nam, Hoà Bình, Đà Năng,
Sóc Trăng, Tiền G iang...
ĐắkNông, Huế, Quảng
Bình, Quảng Ninh,
Thái Nguỵên, Thanh Hoá,
Thành phố Hồ Chí Minh,
Tây Ninh...
Ngoài ra, một số đề có cả phần trắc nghiệm như đề thi Tuyển sinh năm 2017 của
tinh Nam Định, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - Hà Nội, trường THPT
chuyên Nguyễn Tất Thành, trường THPT chuyên Lam Sơn - Thanh H oá...

10


Hướng tư duy luyện giỏi đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

“Hãy học khi người khác ngủ; lao động khi người
khác lười nhác; chuân bị khi người khác chơi bời;
và có giâc mơ khi người khác chi ao ước."
(William Arthur Ward)

NGUYÊN TẮC LUYỆN ĐỀ
Khi làm bài,
Đảm bảo hai

ngày - 01 đề,
cần phải
nghiêm túc
nêu thời gian
như đi thi:
còn ít thì tuỳ
Sau khi tụr
theo mà phan * Tự bấm thời
luyện và chầm
bổ để hoàn
gian làm bài,
Nên bắt đầu từ
Xem đáp(án
moi đề, các
thiện các đề
đung
120
phút
trước ngày thỉ,
và tự chẩm
em cần rút ra
trước ngày thi
thi dừng bút. điểm cho mình
các kinh
ít nhất Ịà 60
ít nhất ĩà một
ngày để làm
* Không sử theo từng phần nghiệm làm
tuần, tránh
30 đề luyện

trong hưóng bài vàghichú
căng thẳng khỉ dụng tài liệu
vào ôvuông
tập.
khi ìuyện đề.
đi thi và có
nhỏ ở cuối
thời gian ôn lại * Không làm
các kiến tỈỊức, bài theo kiểu
kĩ năng yà
lianli' ’
thích câu nào
tỈỊỈ^Iằtĩỉ;fi^|ẼỆ!
i;
____'J±ủL U
: VỊ

V' '




. . . I,.i

11


Nguyễn Thành Huân

1« S ơ Đ ỏ CẤU TRÚC ĐỂ THI TUYỂN

' *a * n f f r ° i n w i & T i r 4»

sin h v à o l ớ p

+* ■

10

<^ ẵ s ấ iỉ^ -

1. Sơ đồ cấu trúc
, ftiếu (2,0 điểm)

Kiến thức Vản học

Tác giả

Nảm tinh, nám mất
Phong cách tác già
Những đỏng góp cho nến vản học
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm
Giải thich nhan đề vả ỷ nghê nhan đề
Nội dung và nghệ thuật..

Các thành phần biệt Ịặp

Kiến thức Tiếng Việt


CÂUTRÚC ĐÈ THI
TUYẾN SINH VÀO LỚP 10

Phương thức biểu đạt
^

Các biện pháptu từ
Khờỉ ngữ..

Bàn luận về một hiện tượng, tự việc

Nghị luận xã hội (3,0 điềm)
Cảm nhện về nhần vịt hoậc phántích nhàn vịt

K

5
^ v ả n (8,0 điểm)

Nghị luận văn học (5,0 điểm)

(
t
t

Cảm nhặn, phán tích mẠtđoạnthơ hoặc bàỉ thơ
Đánh giá mộtý kỉến trong đoạn trích hoịc tác phím




So lánh hẳỉ vắn đề hai doạntrích hoặc tầc phỉm

2. Một số đề thi mẫu
ĐÊ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TP. HÀ NỘI 2015 - 2016
Phần I (7,0 điểm )

Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Huy Cận viết:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 139 - 140)

12


Hướng tư duy luyện giỏi đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Câu o Ghi tên bài thơ có những câu trên. Từ những câu thơ ấy, kết họp với
hiểu biết về tác phấm, em hãy cho biết mạch cam xúc của bài thơ được triển khai
theo trình tự nào?
Câu © Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ:
“Mặ/ trời xuông biên như hòn lừa".
Câu © Chép lại chính xác hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ mà anh (chị)
vừa xác định thể hiện rõ nhất lòng biết ơn của con người với biên cả quê hương.
C âu o Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử
I dụng phép thế để liên kết và một câu cảm thán, làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở

về trong buổi bình minh ở khổ thơ trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và
câu cảm thán).
Phần II (3,0 điểm)
Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê I
Minh Khuê:
... Vang lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đắt nóng. Khói đen vật vờ
từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xa cỏ nhìn thây
chủng tôi không? Chắc cô, các anh ấy có những cái ong nhòm có thê thu cả trái
đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấv có ảnh mắt cúc chiến s ĩ dõi
I theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái
kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(Trích Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 117)
C âu o Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
C âu © Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không
sợ nữa?
C âu © Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết 01 đoạn văn
(khoảng nửa trang giấỵ thi) trình bày suy nghĩ của mồi người trong mối quan hệ
giữa cá nhân và tập thê.

13


Nguyễn Thành Huân

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TP. HUẾ 2 0 16 - 2 0 17
I. Phần Đọc - Hiểu (3,0 điểm)
Đọc kĩ hai ngừ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngữ liệu 1:
I


Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau học
Đàn cò ảo trăng
Khiêng nắng
Qua sông
Chị gió chăn mày trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đinh núi.

I

(Trích Em kể chuyện này, Trần Đăng Khoa)
Ngữ liệu 2:
Tình trạng rác rưởi do khách vô ỷ thức vứt ra bừa bãi cũng làm đau đầu ban
quản lí các khu di tích, danh thang trong công tác x ử lí. Ngay cả di sản và kì quan
thế giới vịnh Hạ Long cũng bị du khách vô tư xả rác xuống mặt biển, mặc dù ban
quản lí đã tăng cường nhắc nhở, xử phạt. Không thế đổ hết trách nhiệm lên đầu
các cơ quan chức năng địa phương, bởi có những lúc so lượng khách đo về quá
đông mà lực lượng bảo vệ, thu gom rác lại mỏng, có làm việc hết công suất cũng
không xuể.
(Theo Nhandan.com.vn, ngày 09/11/2013)
C âu o Nêu nội dung chính của từng ngừ liệu trên.
C âu © Xác định biện pháp tu từ cơ bản của ngữ liệu 1 và phân tích hiệu quả
nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
C âu © Em có thái độ như thế nào trước hiện tượng được đề cập trong ngữ liệu
2? Thử nêu giải pháp để hạn chế hiện tượng đó.
II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm)
CUỐN SÁCH VÀ GIỎ ĐỰNG THAN
Có một câu chuyện kê rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông
bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu cùa mình. Moi buổi sảng, ông cụ
đểu dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức

cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào
\ ông quên đọc sách. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng CO gắng moi ngày đều
Ị ngồi đọc sách. Roi một ngày, cậu hỏi ông:

14


Hướng tư duy luyện giỏi đề thi vào lớp 10 môn Ngữ vỏn

- Ong ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiêu gì cả. Hoặc
là có những đoạn cháu hiêu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc
sách có gì tốt đâu mà ông đọc thườngxuvên thế ạ...
Ong cụ lúc đó đang đô than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang vê cho ông một giỏ \
Ị nước nhẻ!
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước Ị
Ị khi cậu bẻ quay vê đến nhà.
Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:
- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước.
Lần nờv cậu bẻ cổ chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khỉ cậu về đến nhà \
I thì cải giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào
cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấv một chiếc xô để múc nước. Nhung ông cụ
ngăn lại:
- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu
có thể làm được đẩy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bẻ đã biết rằng không
thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh
đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé
lại lấy nước, lại chạy nhanh hểt sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.

- Ông xem này - Cậu bẻ hụt hơi nói - Thật là vô ích!
- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư... - Ông cụ nói - Cháu thử nhìn cải giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bẻ nhận ra rằng cái giỏ trông
khác hằn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa
sạch sẽ.
- Cháu của ông, đỏ là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thế cháu không
hiêu hoặc không nhớ được mọi thử, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đôi cháu từ
bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.
(Theo Quà tặng cuộc sổng, NXB Trẻ, 2009) I
C âu o (1,0 điếm) Nêu nội dung chính của câu chuyện.

15


Nguyễn Thành Huân

C âu © (2,0 điểm ) Bằng một bài văn (dài không quá một trang rưỡi giấy thi),
trình bày suy nghĩ về bài học cuộc sống từ câu chuyện.
C âu © (4,0 điểm)
Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm
trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
*

(Trích Ỷ nghĩa văn chương, Hoài Thanh, SGK Ngữ văn 7, Tập hai, Ị
NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 61)

Từ cách hiểu về ý kiến trên, anh (chị) hãy chọn phân tích một tác phẩm thơ Ị
trong chương trình Ngừ văn 9 để làm sáng tô.

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TP. ĐÀ NẴNC 2 0 16 - 201 7

Câu 1. (1,0 điểm)
Chọn cách giải thích đúng:

I

la . Hậu quả là kết quả sau cùng,
lb . Hậu quả là kết quả xấu.
2a. Đoạt là chiếm được phần thắng.
2b. Đoạt là thu được kết quả tốt.
3a. Tinh tú là phần thuần khiết và quý báu nhất.
3b. Tinh tú là sao trên trời (nói khái quát).
4a. Nhược điểm là điểm thiếu sót.
4b. Nhược điểm là điểm yếu.
«■ L ư u ỷ: Khi làm bài, thí sinh chọn câu đúng và chỉ cần ghi: l a (hoặc lb ), 2a
(hoặc 2 b ...)
Câu 2. (1,0 điểm)
Xác định các phép tu từ trong câu thơ sau:
Nhừnẹ ngôi sao thức ngoài kia
Chang bằng mẹ đã thức vì chúng con.
(Theo Trần Quoc Minh, Ngữ Văn 6, Tập hai)
Câu 3. (3,0 điểm)
Ngạn ngừ có câu:
“Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được.
Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”.
(Theo Thời gian là vàng, Phương Liên, Ngừ vãn 9, Tập hai)

16


Hướng tư duy luyện giỏi đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn


Viêt đoạn văn hoặc bài văn ngẳn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Câu 4. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn trích sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trang điếm một vài bông hoa.
(Cảnh ngày xuân, trích Truvện Kiều, Nguyễn Du, Ngừ văn 9, Tập một, Ị
NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 84) I
Và:
Bông nhận ra hương ôi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đảm mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
(Trích Sang thu, Hữu Thinh, Ngữ văn 9, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 70) j

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TP. HỔ CHÍ MINH
2016-2017
Câu 1. (4,0 điểm)
Trong cuộc sổng, phải biết yêu mình thì mới biết yêu người,
phải biết làm đẹp cho mình thi mới biết làm đẹp cho đời,
phải biết tạo ra hạnh phúc cho mình thì mới biết tạo ra hạnh phúc cho người...
Bởi vì ta không thể trao cho người khác những điều mà ta chưa thể mang lại
cho mình.

Em đồng ý với suy nghĩ trên không? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của em.
Câu 2. (6,0 điểm)
Nhà văn Pháp Enxa Triole quan niệm: “Nhà văn là người cho máu.”. Nhà văn
Nguyễn Đình Thi cho ràng: “Nhà văn là người truyền sự song, người đốt lửa trong
lòng người đọc.".
Bằng những trải nghiệm về việc đọc các tác phẩm thơ và truyện, hãy trình bày ;
suy nghĩ của em vê các quan niệm trên.

17


Nguyễn Thành Huân

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TP. HỒ CHÍ MINH 2016 - 2 0 17
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Năm thảng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. K ể cả
những ước m ơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bat ổn định nhất. Nếu
bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nỏ sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn,
thậm chỉ dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?


Song một cuộc đời cũng giong như vẽ một bức tranh vậy. Neu bạn nghĩ thật lâu
về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tỉnh được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể
hiện, nếu bạn càng chắc chan về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực
tế càng giong với hình dung của bạn. Bằng không có thế nó sẽ là những màu mà
người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước m ơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ chảy bỏng nhất của I
mình, nó đang nằm ở nơi sâu tham trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ

được đánh thức...
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
a. Hãy tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng của
thành phần ấy. (0,5 điểm)
b. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Sổng một cuộc
đời, cũng giong vẽ một bức tranh vậ y' và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
(0,5 điểm)
c. Nêu nội dung văn bản trên. (1,0 điểm)
d. Theo anh (chị), có phải lúc nào cũng nên theo đuổi ước mơ? Trả lời trong
khoảng 3 - 5 dòng (1,0 điểm )
Câu 2. (3,0 điểm)
Phải chăng chỉ có những điểu ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 3. (4,0 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân
vật anh thanh niên như sau:
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rỗ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn k ĩ mới thấy một ngôi sao I
I xa, cháu cũng nghĩ ngay ng ôi sao kia lẻ loi một mình. Bây g iờ làm nghề này cháu j

18


Hướng tư duy luyện giỏi đé thi vào lớp 10 môn Ngũ văn

19


Nguyễn Thành Huân


Hai bức ảnh lịch sử ghi lại khoảnh khắc ngày ấy
và bây giờ giữa Michael Phelps và Joseph
Schooling (Ảnh: Reuters)

Hình ảnh Jack Nicholson đóng cùng Marlon
Brando trong một bộ phim. (Ảnh:imdb)

Chiến thắng của Schooling không
chỉ là phần thưởng ngọt ngào cho những
năm thảng miệt mài ngụp lặn trong bê
bơi, mà nó còn thắp lên trong trải tim
trẻ niềm tin: Khi làm bất cứ công việc gì,
nếu có đù ỷ chỉ và đam mê, một ngày
nào đó ta không chi thành công mà còn
có thể vượt qua chính thần tượng của
mình hôm nay.

(Trích Từ Phelps đến Schooling,
từ Marlon Brando đến Leonardo Di
Caprio. Lê Hồng Lâm - Thịnh Joey,
báo Tuổi trẻ ngày 16/8/2016)

(Dựa theo Hình ảnh Joseph Schooling
và thần tượng Michael Phelps lan truyền
chóng mặt, Lê Ái, báo Thanh niên ngày
13/08/2016)..........
a. Dựa vào văn bản trên, hãy cho biết những thành tích nào của Joseph
Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng. (0,5 điểm)
b. Chỉ ra một phép liên kết câu có trong đoạn đầu của văn bản 1. (0,5 điểm)
c. Xác định thông điệp chung của hai văn bản trên. (1,0 điểm)

d. Em có nhận xét gì về cách thể hiện sự hâm mộ của các bạn trẻ ngày nay đối
với thần tượng? Trả lời trong khoảng 4 - 6 dòng. (1,0 điểm)
Câu €>. (3,0 điểm)
Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?

(Hình ảnh minh hoạ)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên.

20


Hướng tư duy luyện giỏi để thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Câu ©. (4,0 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1
Mặt trời xuông biên như hòn lừa,
Sóng đã cài then, đêm sập cứa.
Đoàn thuyền đảnh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buôm cùng biên khơi.
(...)
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuvền chạv đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biên nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dậm khơi.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. Từ đó liên hệ với một tác phẩm khác
hoặc với thực tế cuộc sống để thấy được tình yêu, sự gắn bó của con người Việt
Nam với biển quê hương.
Đề 2

Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài
văn với nhan đề: “Đọc một tác p hẩm - Đi muôn dặm đường".

11. GIẢI THfCH CẤU TRÚC ĐỂ THI TUYỂN
.

....................... J

sin h v à o l ớ p

10

^ .......... .......................................... .............. ...

A. Đe thi tuyển sinh thường có ba phần:
- Phần ỉ (2,0 điểm)-. Kiểm tra kiến thức N g ữ văn
Phần này thường được tách ra thành hai câu:
1. Câu kiểm tra kiến thức về tác giả, tác phẩm (1,0 điểm)
Phần này đòi hỏi học sinh phải thuộc lòng và hiểu văn bản:
a. Tiểu sử tác giả (theo SGK).
Ví dụ: Trình bày thân thế và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du.
b. Các bài thơ, đoạn thơ (theo SGK) và viết đúng chính tả, dấu câu.
Ví dụ: Chép lại nguyên văn khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
c. Nắm vừng nghệ thuật và nội dung chính của tác phẩm.
Ví dụ: Nêu ý nghĩa chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương của
nhà văn Nguyền Dừ.

21



Nguyễn Thành Huân

d. Tóm tắt truyện.
Ví dụ: Tóm tắt văn bản Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.
e. Giải thích nhan đề văn bản.
Ví dụ: Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải
thích nhan đề của hai tác phẩm trên.
2. Câu kiểm tra kiến thức về Tiếng Việt (1,0 điểm)
Phần này đòi hỏi học sinh phải:
a. Nắm vững các khái niệm Tiếng Việt trong sách Ngữ văn 9 (Tập một + Tập hai).
b. Thực hành tất cả các bài tập trong sách Ngừ văn 9 (Tập một + Tập hai).
Ví dụ: Giải thích ý nghĩa của các thành ngừ sau và cho biết mỗi thành ngữ có
liên quan đên phương châm hội thoại nào:
Ông nói gà, bà nói vịt.
-ộ- Nói như đấm vào tai.
- Phần 2 (3,0 điểm): N ghị luận xã hội:
Viết một văn bản ngắn (khoảng 400 - 500 từ). Phần này đòi hỏi học sinh phải:
o Nắm vững khái niệm về văn nghị luận: Luận điểm, luận cứ (lí lẽ + dẫn
chứng), đoạn văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp, đoạn văn tổng - phân - hợp...
© Nắm vững dàn ý của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng và dàn ý
của một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Ví dụ: Viết một văn bản nghị luận (khoảng 500 từ) trình bày suy nghĩ của anh
(chị) về tình yêu thương trong cuộc sống.
- Phần 3 (5,0 điểm): Nghị luận văn học:
Viét một bài văn nghị luận văn học. Phần này đòi hỏi học sinh phải:
o Nắm vững nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích, tác phẩm.
© Nắm vững phương pháp viết:
+ Một bài vãn phân tích (hoặc cảm nhận, đánh giá, suy nghĩ, bàn luận...) về một
đoạn thơ, bài thơ.

+ Một bài văn phân tích (hoặc cảm nhận, đánh giá, suy nghĩ...) về một truyện ngắn.
+ Cảm nhận về một nhân vật trong đoạn trích, tác phẩm.
Ví dụ 1 : Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đúng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đâu súng trăng treo.
(Trích Đồng chí, Chính Hữu)

22


Hướng tư duy luyện giỏi đế thi vào lớp 10 môn Ngữ vân

Ví dụ 2: Phẩm chất và số phận cúa người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật
Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyền Dữ.
B. Đề thi Tuyển sinh vào lóp 10 Chuyên:
Đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên cũng có cấu trúc như đề trên nhưng được
cấu tạo ở mức độ cao hơn, đòi hỏi học sinh phải lí giải, đưa ra những suy nghĩ và
cảm nhận sâu sắc. Ví dụ như đề Tập làm văn thường mang tính tông hợp hoặc đánh
giá một nhận định về tác phẩm. Vì thế đòi hỏi học sinh phải tăng cường thêm phần lí
luận văn học.
í" Ví dụ 1: Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiêu đội xe không kính (Phạm
Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời
kì chống Pháp và chống Mĩ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài
thơ trên.
* Ví dụ 2: ‘T á c phàm nghệ thuật nào cũng xây dựng băng những vật liệu mượn
ở thực tại. Nhưng nghệ s ĩ không những ghi lại cái đã có roi mà còn muốn nói một •
điểu gì mới mẻ.” (Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn một số tác phẩm văn học
trong chương trình Ngừ văn Trung học cơ sở để làm sáng tỏ ý kiến trên.

* Ví dụ 3: Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các
tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9.
L ư u ý:
- Tuyển sinh vào lớp 10 THPT: không giới hạn chương trình Trung học cơ sở.
- Tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên: Nên xem lại một số tác phẩm trong chươnẹ
trình lớp Tám như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Nhật kí trong tù (Hô
Chí Minh), Khi con tu hú (Tố Hữu), Nhớ rừng (Thế Lữ), Quê hương (Te H anh)...
* Ví dụ: Nhân vật “tôi” - ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao)
không chỉ đơn thuần là “người kể chuyện” mà còn là nơi bộc lộ niềm băn khoăn về
nhân cách cùng những suy nẹẫm sâu xa về cách nhìn người của nhà văn. Hãy phân
tích nhân vật “tôi” để là rõ điêu đó.

23


Nguyễn Thành Huân

GIỚI THIỆU
MỘT SỐ ĐÊ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TỈNH BÁ RỊA - VŨNG TÀU
SỞ GIÁO DỤC VA ĐAO TẠO
IJNHBARIA __v ũ n g t ậ u
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 16 - 07 - 2009

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2009 - 2010
M ôn thi: NGỦ'VẮN
Thời gian làm bài: 150p hút không kể thời gian p h á t đề


c

ĐẾ THI

Câu 1 (1,0 điểm)
Trong các từ gạch chân ở hai văn cảnh sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang
nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa?
Đe huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, N gữ văn 9,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, N gữ văn 9,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 2 (2,0 điểm)
Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và nêu ý nghĩa
hình ảnh kết thúc bài thơ.
Câu 3 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (dài không quá 12 câu) nêu suy nghĩ của anh (chị)
về câu tục ngữ: “ uổng nước nhớ nguồn'".
Câu 4 (5,0 điểm)
Phân tích tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục
Việt Nam).

24


Hướng tư duy luyện giỏi đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn


* [ jHƯỚNG DẪN G1ẢĨ ĐỂ THÌ j]
Câu 1 (1,0 điểm)
Học sinh xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyền và phương thức chuyên nghĩa
của các từ gạch chân trong các câu thơ. Cụ thê là:
- Trường hợp thứ nhất:
Đe hue ỉưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
+ Từ chân được dùng theo nghĩa gốc. (0,25điếm )
- Trường hợp thứ hai:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mảy mặt đất một màu xanh xanh.
+ Từ chân được dùng theo nghĩa chuyên. (0,25 điêm )
+ Phương thức chuyền nghĩa: Ẩn dụ. (0,5 điểm)
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hừu. (0,5 điếm)
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
^ L ư u ý: Nếu sai 02 lỗi về chính tả trừ 0,25 điểm', chép thiếu hoặc sai 01 từ trở
lên không cho điểm.
b. Nêu ý nghĩa hình ảnh kết thúc bài thơ. (1,5 điểm)
Học sinh có thế trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý
cơ bản sau:
* Ý nghĩa tả thực:
- Khung cảnh núi rừng vào đêm trong thời chiến tranh thể hiện sự khắc nghiệt
qua các hình ảnh: “rừng hoang”, “sương muối”. (0,25 điêm)
- Người lính vẫn luôn sát cánh cùng đồng đội: “Đứng cạnh bên nhau” (0,25 điểnì)
* Ý nghĩa hình ảnh câu thơ cuối:
- Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu

tưẹng tình đồng đội và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ. (0,5 điểm )
- Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc chiến đấu, mơ ước đến tương lai hòa
bìrh. (0,25 điểm)
- Chất thép và chất tình hoà quyện trong tâm tưởng tạo nên hình tượng thơ đầy
sátg tạo của Chính Hữu. (0,25 điểm)

25


×